Bộ Nội vụ đề xuất 7 trường hợp tạm đình chỉ công tác với công chức

Luân Dũng |

Bộ Nội vụ đề xuất 7 trường hợp tạm đình chỉ công tác đối với công chức, bổ sung thêm 2 trường hợp so với dự thảo ban đầu.

Sau khi xin ý kiến, Bộ Nội vụ đã xây dựng dự thảo mới về Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 138/2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và nghị định 06/2023 về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

So với dự thảo được xin ý kiến trước đó, nội dung liên quan đến quy định tạm đình chỉ công tác với công chức đã có sự sửa đổi, bổ sung.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: QH

Trong đó, Bộ Nội vụ đề xuất tạm đình chỉ công tác trong 7 trường hợp. Như vậy, dự thảo mới đã bổ sung thêm 2 trường hợp, cụ thể bao gồm:

Có hành vi vi phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống gây ảnh hưởng tiêu cực , bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng xấu đến uy tín tổ chức, cá nhân.

Có hành vi nhũng nhiễu , tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực thi công vụ.

Cố tình trì hoãn, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, không thực hiện công việc thuộc thẩm quyền theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Đang bị xem xét, xử lý kỷ luật mà cố ý không thực hiện yêu cầu của cấp có thẩm quyền trong quá trình xem xét, xử lý vi phạm của bản thân, hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình, của người khác để tác động, gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý kỷ luật.

Đã bị xử lý kỷ luật đảng và đang trong thời gian chờ xem xét, xử lý chức vụ chính quyền mà nếu tiếp tục công tác sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Có văn bản đề nghị tạm đình chỉ công tác của cơ quan thanh tra , kiểm tra, kiểm toán, các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc của cơ quan khác có thẩm quyền.

Cuối cùng là quy định về các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Về thẩm quyền tạm đình chỉ công tác cũng có sửa đổi, bổ sung theo hướng, đối với công chức lãnh đạo, quản lý do người đứng đầu cấp có thẩm quyền bổ nhiệm và quản lý thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Đối với công chức chuyên môn, nghiệp vụ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng công chức quyết định.

Quyết định tạm đình chỉ công tác hết hiệu lực thi hành khi hết thời hạn tạm đình chỉ công tác.

Về quy trình xem xét tạm đình chỉ công tác, dự thảo mới quy định, khi xác định có căn cứ tạm đình chỉ, trong thời hạn 2 ngày làm việc, bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ có trách nhiệm báo cáo, đề xuất người đứng đầu ra quyết định tạm đình chỉ.

Chậm nhất sau 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất của bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ, người đứng đầu ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với công chức.

Trường hợp tạm đình chỉ công tác không đúng quy định hoặc khi có kết luận công chức không vi phạm, chậm nhất sau 3 ngày làm việc kể từ ngày có đủ cơ sở, người đứng đầu ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác đối với công chức, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý công chức.

Cũng theo dự thảo, quyết định tạm đình chỉ công tác và quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác (nếu có) phải được công bố trong cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức và gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Liên quan đến quy định từ chức với công chức lãnh đạo, quản lý, dự thảo nghị định mới quy định 5 trường hợp:

Công chức lãnh đạo tự nguyện thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ sức khỏe, uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.

Để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng.

Có trên 50% nhưng không quá 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Vì các lý do chính đáng khác.

Bộ Nội vụ đề xuất 7 trường hợp tạm đình chỉ công tác với công chức - Ảnh 2.Truy đuổi kẻ dùng súng bắn công an, bỏ chạy vào nhà dân

Đối tượng Oanh đi ra phía sau nhà rồi chĩa súng vào lực lượng chức năng bóp cò nhưng không phát nổ nên hắn chạy vào trong phòng nhà dân.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại