Hi sinh đời bố, hy vọng tương lai con xán lạn
Theo khảo sát của các ban ngành liên quan, 80% học sinh sẽ lựa chọn các nước nói tiếng anh để du học. Hơn nữa, số lượng học sinh tiểu học và trung học chọn du học tại Mỹ đang tăng lên mỗi năm. Có thể thấy, hiện nay ngày càng nhiều gia đình cho con đi du học.
Một gia đình ở Hàng Châu cũng có câu chuyện tương tự, điều kiện kinh tế của gia đình họ rất bình thường chứ không hề khá giả. Nhưng vì muốn cho con du học nên vợ chồng họ đã bán đi căn nhà của mình, họ dùng toàn bộ số tiền 2 triệu NDT (68 tỷ VND) bán nhà đó cho con ra nước ngoài. Nhưng sau khi du học xong thì con trai không hề đạt được thành công ở trời Tây, về nước tìm việc cũng không có lợi thế hơn là bao.
Cậu con trai này học tại một trường đại học trung bình ở nước ngoài, danh tiếng không cao. Tuy nhiên vì là du học sinh nên anh hi vọng sẽ tìm được một công việc có mức lương cao. Nhưng những công việc như vậy rất khó tìm, kinh nghiệm du học hoàn toàn không phải là điểm cộng, cuối cùng anh lựa chọn một công việc tương đối bình thường, bắt đầu làm từ cấp thấp, tiền lương mỗi tháng là 2 nghìn NDT (khoảng 7 triệu VND).
Nghĩ lại trước kia tích góp toàn bộ tài sản cho con đi du học, bây giờ lại nhận được kết quả thế này, hai vợ chồng họ không khỏi chạnh lòng. Nếu lúc trước con họ học đại học trong nước, gia đình không cần phải bán nhà thì cuộc sống bây giờ có lẽ đã tốt hơn đôi chút. Nhưng hối hận cũng chẳng có ích gì, việc đã xảy ra rồi cũng không thể cứu vãn được nữa. Qua câu chuyện này cũng nhắc nhở nhiều phụ huynh rằng cho con đi du học chưa chắc đã tốt, trước khi quyết định phải suy nghĩ thật cẩn thận.
Du học sinh về nước và ánh hào quang giả
Trước kia, du học quả thật là một điều đáng tự hào, du học sinh trở về như khoác lên mình một vầng hào quang, đi đến đâu cũng được người khác kính trọng và ngưỡng mộ, hơn nữa hầu hết các doanh nghiệp đều thích tuyển những người du học trở về, vì thế du học sinh vô cùng được trọng dụng. Nhưng với số lượng người du học ngày càng nhiều, việc du học đã trở nên quá phổ biến thì giá trị của du học sinh đã thay đổi.
Trong mắt nhiều người, du học sinh ở các trường trung bình chẳng khác gì sinh viên đại học trong nước. Thậm chí, nhiều sinh viên trong nước còn có thành tích học tập tốt hơn nhiều so với du học sinh ở các trường này. Nếu không thể bước chân vào các trường nổi tiếng thế giới thì việc du học cũng trở nên vô nghĩa bởi vì những trường tầm trung hầu như không có tính cạnh tranh, sau này trở về cũng chỉ có thể tìm một công việc bình thường, không thể mong ước vượt trội hơn người khác được.
Sự thật cần hiểu rõ
Nhiều người lựa chọn du học không chỉ vì ở đó có môi trường giáo dục tốt. Có người du học vì dự định tương lai sẽ phát triển ở nước ngoài. Có người vì muốn nâng cao sức cạnh tranh của bản thân, sau này sẽ thuận lợi hơn trong công việc. Còn một số khác bởi vì bạn bè xung quanh đều đã đi du học nên bản thân cũng muốn bắt kịp xu hướng, cảm thấy làm vậy rất "ngầu".
Nhưng cuộc đời là những sự lựa chọn, nếu cứ đi một bước tính một bước, không lên kế hoạch cho bản thân, không tính toán đến tương lai thì rất có thể sẽ gặp khó khăn và mất phương hướng.
Vì vậy, nếu có dự định du học, trước hết phải suy nghĩ thật cẩn thận, đừng chạy theo trào lưu một cách mù quáng, cũng đừng mong rằng sau khi du học nhất định sẽ đạt được mục tiêu, phải bình tĩnh trong mọi quyết định của mình. Ngoài ra, phụ huynh cũng đừng nên nghĩ du học rất đơn giản, ngoài tiền học phí, ăn ở, còn phải xem xét đến chất lượng giáo dục của trường học. Nếu không tìm hiểu và lựa chọn kỹ lưỡng sẽ rất dễ bị phản tác dụng, như vậy du học cũng chẳng còn tác dụng gì.
Tất nhiên du học không hẳn là chuyện xấu, nếu con trẻ thực sự muốn đi học, thích nghi tốt với môi trường nước ngoài và chuyên tâm học tập thì sau khi du học khả năng đạt được thành công sẽ rất cao. Nhưng vẫn phải cân nhắc kĩ vì du học không phải là chuyện nhỏ.
Cô gái cố gắng tiết kiệm, chỉ tiêu 50.000 đồng/tháng, lên kế hoạch làm "lịch đếm ngược nghỉ hưu trước 40 tuổi": Sống tối giản, sớm nghỉ hưu hưởng thụ bên gia đình.