Bộ lạc sống ở thung lũng cao 3000m nổi tiếng sống thọ, 1 loại quả họ hay ăn lại rất phổ biến ở Việt Nam

Tuấn Minh |

Thật không ngờ loại quả bé nhỏ này lại là 'thuốc' trường thọ, là bí quyết sống thọ rất riêng của người Hunza.

Bộ lạc sống ở thung lũng cao 3000m so với mực nước biển nổi tiếng sống thọ

"Thung lũng trường thọ", "thung lũng bất tử" là những cái tên mỹ miều mà người ta dành để gọi thung lũng Hunza.

Thung lũng Hunza - một khu vực biệt lập của dãy Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya), cao 3000 mét so với mực nước biển, được bao quanh bởi những ngọn núi lớn và gần như biệt lập với thế giới.

Thung lũng Hunza ở miền Bắc Pakistan nổi tiếng thế giới bởi tuổi thọ trung bình của người dân nơi đây có thể đạt đến 145 tuổi. Đặc biệt không ai bị bệnh tật. Hơn nữa, phụ nữ ở vùng đất này còn đặc biệt xinh đẹp và khỏe mạnh. Đến 60 tuổi, họ vẫn có thể dễ dàng thụ thai và sinh con.

Bộ lạc sống ở thung lũng cao 3000m nổi tiếng sống thọ, 1 loại quả họ hay ăn lại rất phổ biến ở Việt Nam - Ảnh 1.

Có rất nhiều sách vở, tài liệu xuất bản trong thế kỷ 20 đề cập đến vấn đề trường thọ của người Hunza. Năm 1960, tờ tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ còn đăng một bài viết ca ngợi sự ưu việt của chế độ dinh dưỡng Hunza, cho rằng đây là niềm hi vọng cho tuổi thọ con người và y học hiện đại.

Trong khi tuổi thọ trung bình của một người Pakistan là 67 tuổi, người Hunza lại có một chế độ ăn uống, lối sống riêng biệt để giữ gìn sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của mình lên tới 145 tuổi. Bác sĩ quân y người Scotland, Robert McCarrison, là một trong những người tiếp xúc với bộ lạc Hunza đầu thế kỷ 20. Vị bác sĩ này kể rằng, ông quan sát thấy dù sống trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, người Hunza sống rất khỏe mạnh và hầu như không có bệnh tật.

Để có được tuổi thọ cao như vậy, người Hunza không chỉ sống trong môi trường trong lành, yên bình mà còn do chế độ ăn lành mạnh của họ. Thay vì ăn nhiều thịt, người dân Hunza rất chuộng trái cây hoa quả trong vườn, đặc biệt là quả mơ.

Bộ lạc sống ở thung lũng cao 3000m nổi tiếng sống thọ, 1 loại quả họ hay ăn lại rất phổ biến ở Việt Nam - Ảnh 2.

Ngoài ăn trực tiếp, người ta còn lọc bỏ hạt, phơi khô rồi ép lấy nước uống. Hạt mơ cũng được tận dụng tối đa. Rất nhiều người không biết rằng hạt mơ ngon như hạt hạnh nhân và có thể ép thành dầu uống chống lạnh. Đây là bí quyết sống thọ rất riêng của người Hunza.

Trong khi đó, quả mơ lại được trồng nhiều ở Việt Nam. Ngay trong thời điểm này, mơ đang vào giai đoạn chính vụ. Sẽ là ý tưởng rất hay nếu bạn biết tận dụng quả mơ để làm đồ uống, thuốc chữa bệnh, sống khỏe mạnh hơn.

Quả mơ có nhiều công dụng sức khỏe, được dùng để làm thuốc chữa bệnh gì trong Đông y?

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền, Hội Đông y Việt Nam), trong Đông y, quả mơ có vị chua, nếu chế biến với muối sẽ có vị chua mặn, tính ấm, đi vào 3 kinh can, tì, phế, có công dụng liễm phổi, thông đờm, sát khuẩn, làm tăng bài tiết tân dịch, giải nhiệt, cầm máu, ra mồ hôi.

Bộ lạc sống ở thung lũng cao 3000m nổi tiếng sống thọ, 1 loại quả họ hay ăn lại rất phổ biến ở Việt Nam - Ảnh 3.

Y học hiện đại cũng cho thấy, thịt mơ có chừng 2,5% axit, chủ yếu là axit citric, axit tactric, khoảng 27% đường (chủ yếu là đường sacaroza), có chút ít dextrin, tinh bột quexetin, izoquexetin, caroten, lycopen, vitamin C, tanin, pectin, metylsalicylat, men peroxydaza và ureaza.

Theo lương y, chúng ta có thể sử dụng mơ để chữa những bệnh như ho lâu ngày, tiêu chảy lâu ngày, đi ngoài ra máu, tiểu ra máu, băng huyết, giun đũa gây nôn mửa, người mệt mỏi.

Bạn có thể sử dụng nước quả mơ ngâm đường sẽ giúp giải khát, thanh nhiệt, giảm mồ hôi, giảm mất nước… Mơ ngâm rượu thành rượu mơ giúp đỡ khát, ăn cơm ngon miệng hơn, mơ ngâm muối tạo thành ô mai mơ chữa ho, trừ đờm, hen suyễn, thở khó, phù thũng… Bạn cũng có thể sử dụng mơ để chữa giun chui ống mật, chai chân, bệnh trĩ... Cụ thể:

Bộ lạc sống ở thung lũng cao 3000m nổi tiếng sống thọ, 1 loại quả họ hay ăn lại rất phổ biến ở Việt Nam - Ảnh 4.

- Giun chui ống mật: Ô mai tẩm muối 2 quả, cho vào 300ml nước đun sôi 15 phút, thêm đường cho vừa đủ ngọt. Uống hỗn hợp vào buổi tối trước khi đi ngủ.

- Tẩy giun đũa: Mơ 10g, xuyên tiêu 6g, gừng 3 lát, tất cả đem sắc lấy nước uống.

- Băng huyết: Ô mai 7 quả, đem tồn tính rồi tán nhỏ, chia làm 3 lần, uống trong ngày, hòa với nước cơm để uống.

- Ho lâu ngày: Quả mơ muối 20g, cát cánh 10g, mạch môn 10g, cam thảo 5g, trần bì 10g, hoàng kỳ 20g, đổ 2 bát nước vào sắc đến khi còn 1/2 bát, chia làm 2 lần đem uống trong ngày.

- Ra mồ hôi trộm: Quả mơ muối, hoàng kỳ, ma hoàng căn, đường quy, mỗi thứ 10g đem sắc uống.

Bộ lạc sống ở thung lũng cao 3000m nổi tiếng sống thọ, 1 loại quả họ hay ăn lại rất phổ biến ở Việt Nam - Ảnh 5.

- Miệng khô, khát phiền nhiệt: Quả mơ muối, thiên hoa phấn, ngọc trúc, thạch hộc, mỗi loại 6g đem sắc uống.

- Giải rượu: Dùng mơ nấu với trà đem uống.

- Chữa ho viêm họng: Ô mai (lấy thịt bỏ hạt) 6g, vỏ rễ dâu tẩm mật sao thơm 12g, cam thảo dây 6g, sắc với 200ml nước còn 100ml, uống trong ngày.

- Đau nhức răng: Mơ chín giã nát, đem đắp vào răng.

Mặc dù rất tốt cho sức khỏe nhưng khi sử dụng mơ, bạn đừng bỏ qua những lưu ý quan trọng. Cụ thể, người bị trướng đầy, chưa hết cảm, con gái chưa đến tuổi hành kinh, chị em phụ nữ mới sinh đẻ xong thì không nên dùng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại