Bộ ảnh quyền lực: Mỹ "thâu tóm" kỳ tích không gian khiến thế giới kinh ngạc

Trang Ly |

Tháng 9/2023, chỉ riêng tại Mỹ đã diễn ra những sự kiện vũ trụ có tiếng vang khắp thế giới.

Sir Bernard Williams, một triết gia người Anh cho biết tháng 9/2023 khép lại với những sự kiện vũ trụ nổi bật, mở ra một tương lai khám phá không gian bận rộn của loài người.

Sau 7 năm chờ đợi, NASA nắm trong tay mẫu tiểu hành tinh Bennu quý như báu vật; Phi hành gia Mỹ, Nga cùng được đưa về nhà sau thời gian "mắc kẹt" tại Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS); Công ty vũ trụ tư nhân Mỹ thử nghiệm thành công động cơ tên lửa mới... là 3 trong những sự kiện tối quan trọng trong hành trình chinh phục không gian của con người nói chung và nước Mỹ nói riêng trong thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21.

Cùng điểm qua những sự kiện vũ trụ nổi bật khác của Mỹ trong tháng 9/2023 qua bộ ảnh sau:

Ảnh 1:

Bộ ảnh quyền lực: Mỹ thâu tóm kỳ tích không gian khiến thế giới kinh ngạc - Ảnh 1.

Ảnh: NASA/Keegan Barber

Vào Chủ Nhật, ngày 24/9 lúc 10:52 sáng theo giờ ET, một khoang vũ trụ chứa đá và bụi từ tiểu hành tinh Bennu, được sứ mệnh OSIRIS-REx của NASA thu thập, đã hạ cánh thành công xuống Khu thử nghiệm và Huấn luyện Utah của Bộ Quốc phòng Mỹ gần Thành phố Salt Lake, bang Utah, Mỹ.

Trong vòng 90 phút, khoang vũ trụ được vận chuyển bằng trực thăng đến phòng sạch tạm thời của Khu thử nghiệm.

Các nhà khoa học NASA hiện đang cẩn thận lấy mẫu tiểu hành tinh Bennu tại Trung tâm Vũ trụ Johnson (JSC) của NASA ở Houston. Cơ quan vũ trụ Mỹ sẽ nghiên cứu các mẫu với hy vọng hiểu rõ hơn về Hệ mặt trời sơ khai, nguồn gốc sự sống trên Trái đất và các nguồn tài nguyên tiềm năng có sẵn trên các tiểu hành tinh để khám phá trong tương lai.

Ảnh 2:

Bộ ảnh quyền lực: Mỹ thâu tóm kỳ tích không gian khiến thế giới kinh ngạc - Ảnh 2.

Nguồn: Stoke Space

Stoke Space đã chia sẻ những bức ảnh mới tuyệt đẹp từ chuyến bay thử nghiệm ngày 17/9 của tên lửa Hopper có thể tái sử dụng của công ty.

Chuyến bay thử nghiệm, được gọi là Hopper2 - thực hiện tại địa điểm Hồ Moses, bang Washington, Mỹ - bao gồm màn trình diễn cất cánh thẳng đứng và hạ cánh thẳng đứng, trong đó tên lửa giai đoạn hai có thể tái sử dụng đã nâng thành công cách mặt đất khoảng 9 mét và sau đó hạ cánh an toàn xuống vùng hạ cánh mục tiêu sau 15 giây bay.

Chuyến bay thử nghiệm nhằm chứng minh một số hệ thống và yếu tố thiết kế của Hopper, bao gồm động cơ hydro/oxy mới, tấm chắn nhiệt dựa trên chất làm mát và hệ thống động cơ đẩy điều khiển tên lửa.

Ảnh 3:

Bộ ảnh quyền lực: Mỹ thâu tóm kỳ tích không gian khiến thế giới kinh ngạc - Ảnh 3.

Ảnh: C&J Images

Vào ngày 10/9 lúc 8:47 sáng theo giờ ET, một tên lửa ULA Atlas V đã cất cánh từ Tổ hợp phóng-41 của Trạm Lực lượng Vũ trụ Cape Canaveral, Florida, Mỹ, mang theo sứ mệnh Silent Barker được phân loại NROL-107 lên quỹ đạo.

Silentbarker/NROL-107 là dự án chung hợp tác giữa Bộ Chỉ huy Hệ thống Không gian của Lực lượng Không gian Mỹ (SSC) và Văn phòng Trinh sát Quốc gia, nhằm mục đích nâng cao nhận thức về tình huống không gian của quốc gia và giám sát các mối đe dọa tiềm ẩn trên quỹ đạo.

Ảnh 4:

Bộ ảnh quyền lực: Mỹ thâu tóm kỳ tích không gian khiến thế giới kinh ngạc - Ảnh 4.

Ảnh: SpaceX

Hình ảnh được chụp tại địa điểm Starbase của SpaceX ở Boca Chica, Texas, Mỹ ngày 5/9 cho thấy quá trình lên bệ phóng của tên lửa Starship. Starship đã sẵn sàng bay nhưng vẫn phải chờ "cái gật đầu" của cơ quan quản lý.

Trong khi Cục Hàng không Liên bang Mỹ đang hợp tác chặt chẽ với SpaceX để phê duyệt lần phóng tiếp theo của Starship, một cơ quan liên bang khác - là Cơ quan Cá và Động vật hoang dã - đang yêu cầu đánh giá môi trường của phương tiện này trong nhiều tháng nữa.

Ảnh 5:

Bộ ảnh quyền lực: Mỹ thâu tóm kỳ tích không gian khiến thế giới kinh ngạc - Ảnh 5.

Hình ảnh được tạo từ LROC (Camera của Tàu trinh sát Mặt trăng) và ShadowCam với hình ảnh do NASA/KARI/ASU cung cấp.

Lần đầu tiên 2 máy ảnh LROC và ShadowCam đã hợp tác để chụp những bức ảnh chi tiết về miệng núi lửa Shackleton gần khu vực cực Nam của Mặt trăng.

LROC chụp những bức ảnh rõ ràng về những phần sáng của Mặt trăng nhưng lại gặp khó khăn với những vùng tối, bóng tối. Trong khi đó ShadowCam, siêu nhạy với ánh sáng, ghi lại những phần bóng tối.

Bằng việc khéo léo sử dụng cả 2 camera này, các nhà khoa học đã thu được hình ảnh đầy đủ, chi tiết về bề mặt một phần khu vực cực Nam Mặt trăng.

Ảnh 6:

Bộ ảnh quyền lực: Mỹ thâu tóm kỳ tích không gian khiến thế giới kinh ngạc - Ảnh 7.

Ảnh: NASA/Joel Kowsky

Hình ảnh này cho thấy các đội hỗ trợ đang tiếp cận tàu vũ trụ SpaceX Dragon Endeavour ngay sau khi nó hạ cánh xuống Đại Tây Dương gần Jacksonville, bang Florida, Mỹ vào thứ Hai, ngày 4/9.

Trên tàu có 4 người, gồm 2 phi hành gia NASA Stephen Bowen và Warren “Woody” Hoburg; phi hành gia người UAE Sultan Alneyadi, và phi hành gia Roscosmos Andrey Fedyaev. Các phi hành gia đã trở về sau gần 6 tháng trên vũ trụ, phục vụ trong Đoàn thám hiểm 69 trên Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS).

Ảnh 7:

Bộ ảnh quyền lực: Mỹ thâu tóm kỳ tích không gian khiến thế giới kinh ngạc - Ảnh 8.

Nguồn: Trung tâm bay không gian Goddard của NASA/Đại học bang Arizona, Mỹ

Vài ngày sau khi tàu đổ bộ thuộc sứ mệnh Chandrayaan-3 của Ấn Độ hạ cánh gần cực Nam Mặt trăng, Tàu quỹ đạo trinh sát Mặt trăng (LRO) của NASA đã chụp được hình ảnh về địa điểm hạ cánh của tàu Ấn Độ. Khung vuông trăng cho thấy tàu đổ bộ Vikram có quầng sáng đặc biệt khi đổ bộ Mặt trăng.

Ảnh 8:

Bộ ảnh quyền lực: Mỹ thâu tóm kỳ tích không gian khiến thế giới kinh ngạc - Ảnh 9.

Ảnh: NASA/JPL-Caltech/SwRI/MSSS Image processing by Alain Mirón Velázquez

Ngay trước chuyến bay gần sao Mộc lần thứ 53, tàu vũ trụ Juno của NASA đã chụp được cảnh quan tuyệt đẹp của hành tinh này và mặt trăng núi lửa của nó, Io.

Hình ảnh được nhà khoa học Alain Mirón Velázquez xử lý từ dữ liệu thô của JunoCam cho thấy bề mặt năng động của Io với nhiều ngọn núi lửa đang hoạt động. Khi hình ảnh được chụp, tàu vũ trụ Juno cách Io khoảng 51.770 km và cách đỉnh mây của sao Mộc khoảng 395.000 km.

Ảnh 9:

Bộ ảnh quyền lực: Mỹ thâu tóm kỳ tích không gian khiến thế giới kinh ngạc - Ảnh 11.

Ảnh: NASA/Bill Ingalls

Phi hành gia NASA Frank Rubio đã vô tình lập kỷ lục mới về thời gian ở trong vũ trụ dài nhất của một phi hành gia Mỹ sau hơn một năm trên Trạm ISS.

Phi hành gia Frank Rubio cùng với các phi hành gia Roscosmos Sergey Prokopyev và Dmitri Petelin đã quay trở lại Trái đất và hạ cánh xuống Kazakhstan vào ngày 27/9 bằng tàu vũ trụ Soyuz MS-23 sau 371 ngày trên quỹ đạo.

Nguồn: Gizmodo, Space

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại