Bỏ 500.000 đồng, 'hack' xe Tesla giá 1,9 tỷ: VinFast, Ford, Mercedes có thể vào tầm ngắm!

Minh Đức |

Chuyên gia Sultan Qasim Khan đã sử dụng bộ thiết bị có giá quy đổi gần 500.000 đồng và 'bẻ khóa' chiếc Tesla có giá quy đổi gần 1,9 tỷ đồng.

Mới đây, kênh Youtube về xe với gần 7 triệu lượt đăng ký có tên Donut Media đã đăng tải một video thử 'trộm' xe qua các phương thức điện tử. Cụ thể, người dẫn video đã thử nghiệm các phương thức can thiệp vào giai đoạn chìa khóa gửi tín hiệu mã hóa đến chiếc xe với các công cụ khác nhau có thể tìm mua trên mạng; song, không cách thức nào mang tới kết quả như mong muốn.

Bỏ 500.000 đồng, 'hack' xe Tesla giá 1,9 tỷ: VinFast, Ford, Mercedes có thể vào tầm ngắm!

Ở đoạn sau của video, chuyên gia cấp cao về tư vấn bảo mật tại Tập đoàn NCC, Sultan Qasim Khan, đã tham gia vào video. Nhóm sử dụng các thiết bị phần cứng và phần mềm có sẵn với tổng chi phí chỉ khoảng 10 USD/thiết bị; 2 thiết bị đầu - cuối sẽ cần tổng 20 USD, tức khoảng 470.000 đồng.

Nhóm đã thử nghiệm và mở khóa thành công một chiếc Tesla được giới thiệu có giá 80.000 USD (tức gần 1,9 tỷ đồng) của một thành viên Donut Media; thậm chí, nhóm còn có thể khởi động và lái chiếc Tesla đi như thể đang giữ bên mình chiếc chìa khóa xe.

Bỏ 500.000 đồng, hack xe Tesla giá 1,9 tỷ: VinFast, Ford, Mercedes có thể vào tầm ngắm! - Ảnh 2.

LỖ HỔNG BẢO MẬT

Để có thể 'bẻ khóa' chiếc Tesla, cả nhóm đã áp dụng phương thức có tên Relay Attack (tạm dịch: Tấn công bằng cách khuếch đại sóng). Một bài đăng trên tờ Bloomberg cách đây khoảng 2 tháng cũng đã dẫn lời chuyên gia Sultan Qasim Khan, chỉ ra rằng có thể áp dụng Relay Attack với các mẫu Tesla Model 3 và Tesla Model Y (các sản phẩm thuộc phân khúc cận cao cấp của hãng), và nhiều mẫu xe khác không thuộc Tesla, cho phép kẻ trộm mở khóa, và lái chiếc xe đi.

Cách thức này lợi dụng chính công nghệ Bluetooth Năng lượng thấp (Bluetooth Low Energy - BLE), sẽ sử dụng 2 thiết bị khuếch sóng - một đặt gần thiết bị khóa (điện thoại hoặc chìa khóa), một đặt gần xe; thiết bị khuếch sóng sẽ đánh lừa cả chìa khóa và chiếc xe rằng cả 2 đang ở gần nhau thông qua việc tiếp sóng. Chiếc xe khi tưởng rằng chìa khóa ở gần thì sẽ mở khóa và cho phép khởi động.

Trộm công nghệ cao lợi dụng lỗ hổng đáng báo động của xe có chìa khóa thông minh.

Trên thực tế, đã có nhiều vụ trộm được xác định do áp dụng phương thức Relay Attack. Theo tìm hiểu, Relay Attack có thể áp dụng với cả phương thức mở xe không chìa khóa (Keyless Entry System) mà nhiều hãng xe hiện nay ứng dụng (như trên BMW, Volvo, Volkswagen...), cũng như công nghệ PAAK mà một số hãng xe trên thế giới đang ứng dụng, bao gồm Tesla, Ford, Mercedes hay VinFast.

Trong video, khi được hỏi các thiết bị cần phải ở cách nhau bao xa để có thể hack được, chuyên gia Sultan Qasim Khan cho rằng: "Với một vài thiết bị không đặt nặng độ trễ thì có thể là ở đầu kia của Trái Đất".

LỜI GIẢI TỪ THẾ KỶ 19

Bỏ 500.000 đồng, hack xe Tesla giá 1,9 tỷ: VinFast, Ford, Mercedes có thể vào tầm ngắm! - Ảnh 4.

Túi Faraday đựng chìa khóa có thể chặn tín hiệu phát đi từ chìa khóa.

Để ngăn chặn việc những tên trộm bắt được và khuếch sóng, một trong những phương pháp được khuyên dùng là sử dụng túi chìa khóa Faraday. Loại túi đựng này không khó để tìm kiếm, chỉ với cụm từ tìm kiếm đơn giản như "Túi Faraday đựng chìa khóa" là có thể có được nhiều lựa chọn để mua.

Túi Faraday ứng dụng phát minh Lồng Faraday (Faraday Case) từ năm 1836 của nhà vật lý học nổi tiếng người Anh cùng tên - Michael Faraday. Thiết kế của lồng Faraday khiến cho điện trường tại mọi điểm bên trong đều bằng 0, tức tạo ra một lớp tường ngăn không cho sóng điện tử đi từ ngoài vào hoặc từ trong ra. Các ứng dụng thường thấy khác của lồng Faraday chính là chiếc lò vi sóng (ngăn sóng viba từ bên trong lò thoát ra ngoài) hay phòng chụp cộng hưởng tại bệnh viện.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại