Bloomberg: Việt Nam bứt phá điện mặt trời, nhưng năng lượng sạch toàn cầu vẫn suy giảm vì Trung Quốc

Hoàng An |

"Brazil, Việt Nam và một số nước châu Âu là những điểm sáng trên thế giới", BNEF cho biết. Việt Nam đã thu hút 5,9 tỷ USD đầu tư cho năng lượng sạch năm 2018, tăng gấp 10 lần so với năm 2017, đứng thứ 3 về đầu tư cho năng lượng sạch trong nhóm nước đang phát triển.

Sự chậm lại của năng lượng mặt trời ở Trung Quốc đang có tác động tiêu cực đến thị trường năng lượng sạch trên toàn thế giới.

Cho dù việc triển khai điện mặt trời trên toàn thế giới vẫn được dự báo sẽ tăng trong năm nay, BloombergNEF đã hạ 6% triển vọng toàn cầu so với dự báo trước đó, vì sự bùng nổ của loại năng lượng sạch này đã không xảy ra ở Trung Quốc - thị trường năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới.

BNEF hiện kỳ vọng rằng 121 gigawatt năng lượng mặt trời sẽ được lắp đặt mới trên toàn cầu trong tương lai.

Đầu tư mới vào các dự án năng lượng gió, mặt trời và năng lượng sạch khác ở các quốc gia đang phát triển được cho biết là đã giảm mạnh vào năm 2018, phần lớn là do Trung Quốc trì trệ hơn.

Theo Climatescope, một cuộc khảo sát hàng năm tại 104 thị trường mới nổi do công ty nghiên cứu BloombergNEF (BNEF thực hiện), các phát hiện cho thấy các quốc gia đang phát triển đang hướng tới năng lượng sạch hơn, nhưng không đủ nhanh để hạn chế khí thải CO2 toàn cầu hay hậu quả của biến đổi khí hậu.

Nếu không xét đến Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil, đầu tư năng lượng sạch của các quốc gia còn lại đã tăng vọt lên 34 tỷ USD trong năm 2018 (từ 30 tỷ USD năm 2017). Đáng chú ý nhất là Việt Nam, Nam Phi, Mexico và Ma-rốc dẫn đầu bảng xếp hạng với tổng đầu tư lên đến 16 tỷ USD vào năm 2018.

Ông Jenny Chase, một nhà phân tích tại BNEF, cho biết trong một cuộc phỏng vấn: "Việc để thị trường năng lượng mặt trời phụ thuộc hoàn toàn vào một hay hai quốc gia là không lành mạnh".

Những nỗ lực để cân bằng ngành năng lượng mặt trời của Trung Quốc đã có tác động tiêu cực ngành công nghiệp này trên toàn cầu. Sau khi cắt giảm đột ngột các khoản trợ cấp cho điện mặt trời và tạm dừng phê duyệt một số dự án vào năm ngoái, các nhà quản lý đã cố gắng khôi phục các khoản ưu đãi nói trên trong năm nay. Tuy nhiên, đến tận tháng 7 các khoản hỗ trợ mới quay trở lại, vì thế tình trạng suy giảm vẫn xảy ra.

Trung Quốc sẽ lắp đặt khoảng 28 gigawatt công suất mới trong năm nay, giảm gần 37% so với năm trước, theo ước tính mới của BNEF trong báo cáo có tựa đề là A Wobble Market.

"Nhu cầu yếu đã tạo áp lực giảm giá điện mặt trời trong quý IV", BNEF phân tích. "Hầu như tất cả các thành phần linh kiện, đặc biệt là các tấm pin và bảng điều khiển, đang phải đối mặt với tình trạng dư cung trong năm nay và năm tới".

"Polysilicon, nguyên liệu thô để sản xuất pin mặt trời, chưa bao giờ rẻ đến vậy", BNEF đánh giá. "Giá bảng điều khiển, hiện ở mức khoảng 23 UScent mỗi watt cho các sản phẩm đơn tinh thể, và sẽ tiếp tục giảm thêm vài xu".

"Brazil, Việt Nam và một số nước châu Âu là những điểm sáng trên thế giới", BNEF cho biết. Việt Nam đã thu hút 5,9 tỷ USD đầu tư cho năng lượng sạch năm 2018, tăng gấp 10 lần so với năm 2017.

Bloomberg: Việt Nam bứt phá điện mặt trời, nhưng năng lượng sạch toàn cầu vẫn suy giảm vì Trung Quốc - Ảnh 1.

Xuất khẩu năng lượng mặt trời từ các công ty Trung Quốc đạt 13,6 tỷ đô la cho cả năm 2018, và đã chạm mốc 13,2 tỷ USD trong 8 tháng 2019.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại