Bloodhound SSC - Siêu xe nhanh nhất thế giới, chạy hơn 30% vận tốc âm thanh

Gabe |

Với chiếc siêu xe này, bạn sẽ thấy nó đến trước cả câu hát dù xuất phát tại cùng 1 điểm.

Năm 1997 có thể coi là năm quan trọng trong lịch sử nhân loại khi loài người chính thức chạm đến vận tốc 1.235km/h, chỉ kém vận tốc âm thanh duy nhất 1 đơn vị nữa thôi. Kỷ lục đó hiện thuộc về Andy Green cùng đội thiết kế khi anh thực hiện điều đó trên chiếc siêu xe Thrust SSC.

Tuy nhiên, sau gần 20 năm, chính Green và các đồng đội cũng như nhà đầu tư giấu mặt chưa thể cảm thấy hài lòng khi dừng lại ở vận tốc kỷ lục đó.

Họ nung nấu, họ làm việc, họ thiết kế và họ chế tạo ra chiếc xe có thể bỏ xa con số cũ, vượt trội so với cả vận tốc âm thanh. Đó chính là Bloodhound SSC.

Xem video:

Kỷ lục gia Thrust SSC của quá khứ và chiếc siêu xe Bloodhound dành cho tương lai

Siêu xe nhanh nhất thế giới trình làng

Andy và đội của anh tỉ mỉ thiết kế và chế tạo ra cỗ máy nhanh nhất từ trước đến nay. Theo kế hoạch, họ sẽ cho ra mắt bản thử nghiệm trong năm 2017. Với siêu xe này, Andy Green kỳ vọng sẽ vượt xa thành tích cũ với tốc độ 1000 dặm/giờ, tương đương với 1.609km/h.

Nếu thực sự làm được điều này 1 cách an toàn, đó sẽ chính thức là "con ngựa sắt" nhanh nhất hành tinh, vượt qua vận tốc âm thanh đến gần 30%.

Bloodhound SSC - Siêu xe nhanh nhất thế giới, chạy hơn 30% vận tốc âm thanh - Ảnh 2.

Siêu xe Bloodhound SSC.

Hơn 3.500 chi tiết phức tạp khác nhau được thiết kế, kiểm tra tỉ mỉ qua nhiều công đoạn để đảm bảo có thể lắp ráp chiếc xe theo cách hoàn hảo nhất.

Về thân xe được làm từ sợi carbon siêu nhẹ, giúp tăng tốc độ, giảm lực cản cho Bloodhound. Ngoài ra, những chi tiết nhỏ nhất cũng được thiết kế theo phom của người lái - cụ thể là Andy Green để tạo sự thoải mái tối đa trong quá trình chạy xe đầy căng thẳng.

Bloodhound SSC - Siêu xe nhanh nhất thế giới, chạy hơn 30% vận tốc âm thanh - Ảnh 3.

Từ ghế ngồi theo khuôn người Andy cho đến vô lăng cũng được chế tạo theo dáng tay cầm của anh.

Đối với động cơ, Bloodhound SSC có 3 phần chính. Nó sẽ chỉ sử dụng động cơ phản lực Rolls-Royce EJ200 (đây cũng là loại được thiết kế cho máy bay chiến đấu Eurofighter) thay vì 2 động cơ như chiếc Thrust SSC hồi năm 1997 nhằm giảm mức tiêu thụ nhiên liệu, chi phí cũng như lực cản từ không khí.

Phần thứ 2-2 lần lượt là tên lửa hybrid và cỗ máy 5.0 lít V8 của Jaguar (được sử dụng trên chiếc xe thể thao F-Type).

Bloodhound SSC - Siêu xe nhanh nhất thế giới, chạy hơn 30% vận tốc âm thanh - Ảnh 4.

Động cơ bên trong siêu xe Bloodhound SSC.

Khi thử nghiệm, động cơ phản lực EJ200 sẽ cho vận tốc tối đa 650 dặm/h, và lúc này nhiệm vụ của tên lửa hybird mới được phát huy, nó sẽ phụ trách việc đưa vận tốc của chiếc xe lên hơn 800 dặm/h. Cuối cùng, động cơ V8 - dung tích 5.0 lít sẽ cung cấp thêm 550 mã lực để xử lý nốt phần còn lại và giúp Bloodhound đạt kỷ lục 1000 dặm/h (1.609km/h).

Khi chúng ta kết hợp tất cả 3 phần trên trong cùng 1 chiếc xe, nó sẽ có sức mạnh khoảng 133.151 mã lực (tương đương 180 chiếc F1), có thể nói là mạnh nhất thế giới ở thời điểm hiện tại đối với 1 chiếc xe ô tô! Chúng giúp cho Bloodhound SSC có thể chạm ngưỡng 1000 dặm/h chỉ trong 55 giây.

Những vấn đề phải đối mặt

Tuy nhiên, sau khi nó đạt được vận tốc đó thì cũng đồng thời gây ra "tác dụng phụ". Tiếng ồn do Bloodhound tạo ra lớn gấp 15 lần so với 1 chiếc Boeing 747 khi cất cánh. Điều này đồng nghĩa với việc, Andy và đội của anh sẽ phải thiết kế sao cho siêu xe có khả năng xử lý tiếng ồn, giúp người lái không bị ảnh hưởng tiêu cực từ điều này!

Bloodhound SSC - Siêu xe nhanh nhất thế giới, chạy hơn 30% vận tốc âm thanh - Ảnh 5.

Andy Green và chiếc siêu xe kỷ lục.

Vấn đề hóc búa hơn nhiều so với tiếng ồn chính là việc điều khiển chiếc xe. Ngay cả đối với Andy Green - người từng có kinh nghiệm khi lái chiếc xe có tốc độ kỷ lục, ngang ngửa với âm thanh, cũng là khó khăn không nhỏ.

Nói dễ hiểu, khi chạm đến ngưỡng 1000 dặm/h, tương đương với tốc độ nhanh hơn 30% so với âm thanh thì việc tăng tốc khó 1, dừng xe lại sẽ khó 10!

Lúc này, chính vận tốc lớn sẽ tạo ra lực nâng ngày càng tăng, điều này rất dễ khiến chiếc xe bị lật. Mà nếu gặp sự cố ở tốc độ đó thì chỉ có kỳ tích mới giữ cho người lái còn sống chứ đừng nói là nguyên vẹn, không thương tích!

Đối mặt với vấn đề này, Andy sẽ phải kinh nghiệm cùng chiến thuật rõ ràng. Anh cần dùng phanh khí 1 cách hợp lý, kết hợp với 1 chiếc dù và bộ má phanh đặc biệt mới có thể làm Bloodhound SSC chậm lại dần theo 3 giai đoạn trước khi dừng hẳn.

Nếu tiếp tục thành công, Andy, đội thiết kế và chiếc Bloodhound sẽ đi vào lịch sử với kỷ lục vô tiền khoáng hậu này và chắc chắn rằng, nó sẽ tồn tại rất lâu trước khi có người phá vỡ!

Tham khảo nhiều nguồn

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại