Black Friday à? Tỉnh lại đi hỡi dân "nghiền" shopping!

Hoa Hướng Dương |

Nghe cái tên "Black Friday" là chúng ta nghĩ ngay đến cái gì đó có lợi cho mình. Nhưng không phải vậy đâu, bạn đang bị "đưa vào tròng" đấy!

Chắc ai cũng tự hỏi: Tại sao giảm giá tới 90%, tức là lỗ nặng, mà các doanh nghiệp vẫn "cắm đầu cắm cổ" dụ bạn đến mua hàng vào ngày Black Friday? 

Nhưng cũng gần như chắc chắn, hầu hết tặc lưỡi cho qua vì... cái lợi "nhìn thấy được" vẫn vô cùng hấp dẫn. Thế là, xách ba lô lên và... đi shopping, hay đúng hơn là đi... chen lấn xô đẩy!

Bây giờ thì bạn nên dành vài phút xem "sự thật phũ phàng" về Black Friday rồi hãy quyết định có "lao vào đám đông" không nhé!

Nguồn lợi khổng lồ cho doanh nghiệp

Theo các chuyên gia, Black Friday giúp kích cầu và mang tính quyết định tới nền kinh tế trong năm vì có tới 30% các sản phẩm bán lẻ được tiêu thụ chỉ trong... một ngày! 

Với những nhà bán lẻ vàng bạc, đá quý, trang sức... con số này còn khủng hơn, lên tới 40%.

Black Friday à? Tỉnh lại đi hỡi dân nghiền shopping! - Ảnh 1.

Bảng giảm giá bủa vây bạn. Ảnh internet.

Khảo sát hàng năm của NRF cho thấy có tới 99,8 triệu người Mỹ sẽ đổ xô đi mua sắm trong ngày đặc biệt trước Giáng Sinh năm 2016.

Con số này vượt trội so với các năm trước (74,2 triệu năm 2015, 87 triệu năm 2014, 92 triệu năm 2013, 89 triệu năm 2012 và 85 triệu năm 2011).

Black Friday à? Tỉnh lại đi hỡi dân nghiền shopping! - Ảnh 2.

Bảng thống kê việc mua sắm vào Thứ sáu Đen hằng năm. Ảnh thebalance.com.

Còn theo Liên đoàn bán lẻ quốc gia Mỹ (National Retail Federation) thống kê, giá trị bán lẻ trong khoảng 10 năm gần đây đều tăng cao trong ngày này.

Black Friday à? Tỉnh lại đi hỡi dân nghiền shopping! - Ảnh 3.

Giá trị bán lẻ các năm đều tăng cao. Ảnh thebalance.com.

Hiếm có thời điểm nào mà đồng tiền lại lưu thông mạnh mẽ như ngày Black Friday.

Năm 2015, mỗi giây trôi qua có khoảng 18.000 USD được chi ra trong ngày Black Friday.

59 tỉ USD là số tiền kỉ lục thu được tại Mỹ vào năm 2012. Năm 2014, tuy giảm còn 51 tỷ USD nhưng khoản thu khổng lồ này cho thấy đây thật sự là cơ hội vàng của doanh nghiệp.

Những cái "bẫy khôn ngoan" hay bạn tự "chui vào tròng"?

Black Friday à? Tỉnh lại đi hỡi dân nghiền shopping! - Ảnh 4.

Cuộc chiến ngày Thứ sáu Đen. Ảnh Internet.

Bạn nghĩ rằng Thứ sáu Đen là lễ hội mua sắm dành cho mình? Thực tế nó là món quà cho các cửa hàng bán lẻ đấy! 

Tại sao ư?

Nắm bắt được tâm lý mua sắm cuối năm, những cửa hàng đồng loạt giảm giá hay ưu đãi sốc. 

Nhưng thật ra sản phẩm họ bán lại không phải là sản phẩm chất lượng, hay nói đúng hơn, đây là cơ hội để các cửa hàng bán lẻ thanh lý các sản phẩm kém chất lượng, sản phẩm lỗi hay không hợp thời mà họ không có cơ hội bán được trong năm.

Chuyên gia về hợp đồng Dan de Grandpre nói trên tờ New York Times: "Black Friday chỉ toàn những đồ "rẻ tiền" và ý tôi là "rẻ" về mọi mặt."

Black Friday à? Tỉnh lại đi hỡi dân nghiền shopping! - Ảnh 5.

Đây thật sự là ngày thứ Sáu đen tối!

Theo như thuyết "tối ưu hóa bán hàng" thì dòng người đổ xô đi mua sắm sẽ tạo nên hiệu ứng đám đông và giúp kích cầu mua sắm.

Tâm lý cho rằng Thứ sáu Đen là thời điểm giảm giá mạnh nhất trong năm khiến bạn như lạc vào mê hồn trận các chiêu trò câu kéo mà người bán giăng sẵn.

Họ nói với bạn rằng "Món hàng này đáng ra bán với giá 100 đôla thì hôm nay tôi sẽ bán với giá 80 đôla, cầm lấy đi". "Sự chênh lệch giá" đưa ra khiến bạn nghĩ rằng bạn đang có được món hàng rẻ mà bình thường không thể mua được.

Mặc dù không có ý định mua nó, bạn vẫn có thể sẽ mở ví tiền và bất ngờ vớ được món hàng "béo bở". Họ nói với bạn nó đã được giảm nhưng thật sự bạn vẫn bị lố vì bạn đâu biết giá trị thật sự của món hàng.

Ngoài ra họ còn đánh vào tâm lý mua sắm bằng lý do "sức ép hàng tồn kho", bạn hãy mua giúp chúng tôi đi, chúng tôi sẽ bán rẻ cho bạn!

Nếu không chúng sẽ thành hàng tồn kho và điều này ảnh hưởng doanh thu của chúng tôi trong năm này mất. Bạn nghĩ rằng họ đang bị sức ép này khiến họ phải giảm giá và bán rẻ cho mình, nhưng thực tế bạn đang bị cho vào "tròng" đấy!

Chưa kể rằng, giá trị món hàng mà bạn mua còn không được ghi trên hóa đơn, đó là chi phí bạn phải trả cho việc đi lại, ship, chi phí phát sinh, thời gian bạn phải bỏ ra để chờ chực cánh cửa mở ra hay mắc kẹt trong dòng người...

Bạn đang bị ánh sáng giảm giá hấp dẫn che mờ đi mà không để ý những mặt tối phía sau nó.

Chiêu trò đội mác miễn phí cũng được cửa hàng bán lẻ sử dụng, bạn sẽ sẵn sàng mua một món hàng nào đó mà bạn không cần đến chỉ bởi vì họ nói rằng sẽ "miễn phí" giao hàng!

Một nghiên cứu gần đây của đại học Havard và Columbia chỉ ra rằng, suy nghĩ ngắn hạn sẽ thúc đẩy người mua chọn món hàng giảm giá mà không quan tâm chất lượng, còn suy nghĩ dài hạn sẽ giúp khách hàng quan tâm tới chất lượng và giá trị sử dụng của món hàng.

Trong một ngày lễ như Thứ sáu Đen, với dòng người đổ xô đi mua sắm tạo nên hiệu ứng đám đông cùng vô vàn băng rôn, bảng quảng cáo, miễn phí, đại hạ giá,...

Bạn hẳn sẽ bị những hiệu ứng này tác động mà chỉ có thể suy nghĩ ngắn hạn, cố gắng mua được nhiều đồ "hạ giá" nhất có thể, còn việc sử dụng sẽ tính sau.

Một hiệu ứng được các nhà bán hàng sử dụng là đặt 2 món hàng cùng loại nhưng giá trị chênh lệch nhau rất nhiều, ví dụ một chiếc áo 100 đôla đặt cạnh 80 đôla. Bình thường, chiếc áo 80 đôla rất khó bán, nhưng khi đặt cạnh món hàng đắt hơn, bạn hẳn sẽ chọn nó đúng không nào?

Vậy nên hãy nhớ Thứ sáu Đen là cơ hội vàng cho doanh nghiệp bán lẻ chứ không phải dành cho bạn đâu nhé!

Nguồn tham khảo: Thebalance, Usnews.com

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại