Các nhà phân tích đang dự đoán điều gì sẽ xảy đến với nền kinh tế tiền số khi không có đồng tiền mới nào được phát hành.
Không giống bất kỳ loại tiền nào khác, trong đó có các loại tiền tệ hợp pháp có thể in tiếp theo chỉ định của ngân hàng trung ương, nhà phát minh Satoshi Nakamoto đã giới hạn nguồn cung Bitcoin ở mức 21 triệu đồng. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ có 21 triệu Bitcoin tồn tại trong thế giới tiền số.
Hiện Bitcoin là đồng tiền kỹ thuật số có giá trị thị trường cao nhất thế giới. Ảnh: RT
Theo dữ liệu của trang web tài chính Investopedia, tính đến tháng 8/2021, người ta đã khai thác xấp xỉ 18,7 triệu đồng, chỉ còn lại khoảng 2,3 triệu đồng chưa được đào.
Giới hạn nguồn cung khiến đồng tiền số lâu năm nhất của thế giới trở thành một loại hàng hóa hạn chế, đồng thời kiểm soát tình trạng lạm phát có thể xuất phát từ nguồn cung không giới hạn của đồng tiền này.
Investopedia ước tính đồng Bitcoin cuối cùng sẽ được khai thác vào năm 2140. Do đó, vấn đề được quan tâm là liệu mạng lưới của Bitcoin có còn hoạt động sau thời gian này hay không.
Nó cũng đưa ra các ước tính hiện tại cho năm mà Bitcoin cuối cùng sẽ được khai thác vào năm 2140. Điều này đã đặt ra câu hỏi về việc liệu mạng lưới của Bitcoin có còn hoạt động sau thời gian đó hay không.
Giới phân tích dự đoán rằng nền kinh tế tiền số sẽ thay đổi để duy trì hoạt động, hoặc đưa ra một số biện pháp thích ứng khác.
Cụ thể, nhiều người tin tưởng “hệ sinh thái” tiền số sẽ biến đổi, giống như danh tính của nó vậy. Ban đầu nó được giới thiệu như một phương tiện trao đổi cho các giao dịch hàng ngày nhưng thay vào đó, giờ đây, nó trở nên phổ biến hơn như một tài sản đầu tư.
Họ cũng nói rằng những người khai thác bitcoin có thể hình thành liên minh giống những tổ chức kiểm soát các mặt hàng khác, chẳng hạn như Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) kiểm soát thị trường sản xuất dầu.
Một khả năng khác, Bitcoin có thể trở thành tài sản dự trữ. Điều này sẽ làm giảm số lượng giao dịch trên mạng của tiền số khi các nhà giao dịch bán lẻ và các công ty giao dịch nhỏ được thay thế bằng các tổ chức và người giao dịch lớn. Họ sẽ tiến hành ít giao dịch hơn, song trị giá cao hơn để kéo dài thời gian khai thác Bitcoin cuối cùng.
Và khả năng cuối cùng, giao thức của tiền số có thể được sửa đổi để cho phép Bitcoin tiếp tục sản xuất sau khi nó đạt đến giới hạn 21 triệu đòng. Nhưng việc đó sẽ làm giảm giá trị của những đồng Bitcoin đã được khai thác, khiến những người sở hữu đồng xu này khó có thể chấp nhận.
Tuy nhiên, hiện nay, sự khan hiếm cùng giá trị leo thang của Bitcoin đã và đang thu hút các nhà đầu tư đầu cơ. Hành động của họ dẫn đến sự biến động về giá, khiến các nhà đầu tư nghiêm túc tránh xa tiền số. Giá Bitcoin năm nay đã sụt từ đỉnh cao 60.000 USD hồi tháng 2 còn một nửa vào tháng 5, sau đó tăng trở lại mức 55.000 USD trong tuần này.
Hiện Bitcoin là đồng tiền số có giá trị thị trường cao nhất thế giới. Chủ sở hữu Quỹ quản lý Soros, tỷ phú George Soros xác nhận rằng quỹ này đang giao dịch bằng đồng Bitcoin.
Một số quốc gia như El Salvador và Cuba đã nhìn thấy tiềm năng của đồng tiền này và chấp thuận sử dụng nó như một loại tiền tệ hợp pháp. El Salvador là quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận đồng Bitcoin là tiền tệ hợp pháp trong giao dịch, sau khi
Quốc hội nước này thông qua Luật bitcoin vào ngày 9/6 vừa qua. Tuy nhiên, ngay sau đó tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã hạ xếp hạng tín dụng của El Salvador và trái phiếu bằng USD của nước này cũng chịu nhiều áp lực.