Bill Gates lấy vợ bằng SWOT nhưng rồi cũng tan vỡ, phải chăng ông đã chọn sai ''công thức'' phân tích: Lý giải thú vị đến ngỡ ngàng về hôn nhân qua con mắt của các nhà kinh tế học

Linh Hân |

Tình yêu là một phần của cuộc sống, là hai cuộc đời chạm đến nhau. Trong tình yêu, chúng ta có cảm xúc mãnh liệt, nhưng cũng có những suy nghĩ lý trí.

Suốt thời gian vừa qua, vụ ly hôn của vợ chồng Bill Gates đã tốn không ít giấy mực của truyền thông. Họ quyết định "đường ai nấy đi" sau 27 năm chung sống bên nhau với lý do "cuộc hôn nhân đã rạn nứt đến mức không thể hàn gắn".

Nhiều tin đồn cho rằng vụ ly hôn này không hề êm thấm như các thành viên trong gia đình vẫn tuyên bố. Thậm chí, có người còn nghi ngờ Bill Gates bị vợ bỏ. Còn có thông tin cả hai bên đã thuê đội ngũ luật từng xử lý vụ ly hôn của tỷ phú Jeff Bezos, để giải quyết việc phân chia khối tài sản khổng lồ trị giá hơn 134 tỷ USD.

Chưa bàn đến vấn đề kinh tế, phản ứng đầu tiên của mọi người khi nghe tin cặp vợ chồng quyền lực này ly hôn là: Liệu còn có thể tin tưởng vào tình yêu và hôn nhân nữa không?

Trong bộ phim tài liệu "Inside Bill's Brain" của Netflix, Melinda French đã đề cập đến một chi tiết: Khi bước vào phòng ngủ của Bill Gates trước ngày cưới, bà đã thấy ông liệt các ưu, nhược điểm của việc kết hôn lên một tấm bảng.

Dường như vị tỷ phú này đang sử dụng phương pháp SWOT (mô hình phân tích kinh doanh nổi tiếng nhằm đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) hoặc 5W2H (nguyên tắc điều tra thông tin và lập kế hoạch trong công việc).

Bill Gates đã khéo léo áp dụng một loạt "công thức" chặt chẽ để kiểm soát sự nghiệp và cuộc sống của mình. Điều này khiến nhiều người thắc mắc: Liệu có thể "số hóa" hôn nhân hay không?

Một nhóm các nhà kinh tế học trên thế giới tin rằng, câu trả lời là có.

Bill Gates lấy vợ bằng SWOT nhưng rồi cũng tan vỡ, phải chăng ông đã chọn sai công thức phân tích: Lý giải thú vị đến ngỡ ngàng về hôn nhân qua con mắt của các nhà kinh tế học - Ảnh 1.

Năm 2010, Peter Backus - một giáo sư kinh tế học tại London (Anh) - đã công bố bài báo "Tại sao tôi không có bạn gái?".

Để có luận cứ khoa học, ông đã trích dẫn và điều chỉnh "Phương trình Drake". Đây là phương trình vốn được dùng để ước tính số lượng các nền văn minh trí tuệ ngoài Trái đất trong Dải Ngân hà.

x fW x fL x fA x fU x fB x L

Trong đó, G là số bạn gái tiềm năng, R là tốc độ gia tăng dân số ở Anh trong vòng 60 năm, fW là tỷ lệ phụ nữ trong tổng dân số ở Anh, fL là tỷ lệ phụ nữ trên tổng dân số London, fA là tỷ lệ phụ nữ London đã kết hôn trong độ tuổi 24-34, và fU là tỷ lệ phụ nữ có trình độ đại học. Cuối cùng, cần thêm hai yếu tố: độ hấp dẫn lẫn nhau fB, và L là độ tuổi của bản thân.

Sau khi tính toán, Backus kết luận rằng chỉ có 26 phụ nữ London đáp ứng yêu cầu lựa chọn bạn đời của ông, với xác suất 1/285.000.

May mắn thay, hai năm sau khi bài báo được xuất bản, vị giáo sư trẻ đã thực sự tìm được một người bạn gái đủ tiêu chuẩn.

Khi áp dụng phương trình này tại các thành phố lớn, xác xuất này sẽ còn thấp hơn rất nhiều. Nếu xét thêm yếu tố nhan sắc, sự ủng hộ của gia đình, sự phù hợp về tam quan,... xác suất tìm thấy người đó với xác suất tìm được người ngoài hành tinh là như nhau.

Cũng có quan điểm cho rằng, bản chất của hành trình tìm kiếm một nửa lý tưởng là phải cân bằng giữa sức cạnh tranh thị trường và mục tiêu cá nhân. Tuy nhiên, hai khía cạnh này thường không tương xứng với nhau.

Điều này không khỏi khiến người ta liên tưởng đến truyện ngụ ngôn "Công chúa Ba Tư chọn chồng". Nhà vua yêu cầu công chúa chọn 1 trong 100 kỵ sĩ để làm chồng. Các ứng viên lần lượt được "phỏng vấn". Nếu 99 người trước không lọt vào mắt xanh, thì người cuối cùng dù xấu xí thế nào, công chúa sẽ bắt buộc phải lấy anh ta làm chồng.

Trên thực tế, nhiều người cũng mắc sai lầm tương tự. Một số chìm đắm trong ảo mộng, đánh giá quá cao khả năng cạnh tranh của mình; một số lại tìm kiếm sự bổ sung và hy vọng rằng đối phương sẽ vượt trội hơn họ về mọi mặt.

Cuối cùng, họ đành phải kết đôi với những ứng viên sót lại, hoặc không còn cách nào khác ngoài việc tìm kiếm một mục tiêu thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn.

Tuy nhiên, kinh tế học đã đưa ra một giải pháp khác, gọi là "Nguyên tắc 37%". Nói một cách đơn giản, khi tìm bạn đời, hãy phỏng vấn và phân tích trước 37% số ứng viên. Sau đó, trong số các ứng viên còn lại, hãy lựa chọn người đầu tiên có phẩm chất cao hơn nhóm 37% kia.

Dù vậy, chiến lược này vẫn tiềm tàng rủi ro. Nếu người phù hợp nằm ở nhóm 37%, bạn sẽ bỏ lỡ họ.

Bill Gates lấy vợ bằng SWOT nhưng rồi cũng tan vỡ, phải chăng ông đã chọn sai công thức phân tích: Lý giải thú vị đến ngỡ ngàng về hôn nhân qua con mắt của các nhà kinh tế học - Ảnh 3.

Khi đã tìm kiếm được bạn đời, hãy thử nhìn hôn nhân qua lăng kính của các nhà kinh tế học.

Giả sử bạn tìm được nửa kia phù hợp thông qua công thức của Backus hay "Nguyên tắc 37%", đừng vội vui mừng. Khi bước chân vào hôn nhân và cùng nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống, bạn vẫn phải đi tìm đáp án cho câu hỏi: Chính xác thì hôn nhân là gì?

Theo nhà kinh tế học Gary Becker, nền tảng của hôn nhân không phải là tình yêu, mà là lợi ích. Nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel này có cùng suy nghĩ với Bill Gates. Ông cho rằng hôn nhân là một phân tích SWOT hợp lý, nhằm tối đa hóa lợi ích.

Becker đã viết, hôn nhân thực sự là một liên minh lợi ích. Vợ và chồng tuân theo hợp đồng tinh thần để duy trì sự sống còn và lợi ích của đơn vị kinh tế nhỏ nhất trong xã hội, thông qua việc bù đắp, bổ sung cho nhau và tối đa hóa lợi ích.

Thời xa xưa, vai trò của người chồng là "săn bắn hái lượm" và "bảo vệ gia đình". Họ cung cấp thực phẩm, an ninh, sửa chữa,... với mục tiêu tối đa hóa năng suất. Vai trò của người vợ là "chăm con" và "lo việc nhà". Họ sinh sản để đảm bảo nòi giống, đồng thời đảm nhận nhiệm vụ nấu nướng, nội trợ, dệt vải, phụ hồ, giữ gìn trật tự trong sinh hoạt.

Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, khối liên minh lợi ích đã xuất hiện khủng hoảng: tỷ lệ ly hôn tăng cao, hợp thức hóa sinh con ngoài giá thú, quy mô gia đình bé lại... Kinh tế càng phát triển, tốc độ đô thị hóa càng cao, những hiện tượng này lại càng rõ ràng hơn.

Thay đổi cơ bản nhất là sự phân công lao động trong gia đình đã được xã hội hoá. Đàn ông có thể đi ăn ngoài và thuê người trông trẻ, trong khi phụ nữ có thể tìm thợ sửa chữa và thuê người chuyển nhà. Do đó, nền tảng của gia đình ngày một suy yếu.

Trong quá trình này, phụ nữ đã trở thành đối tượng thụ hưởng của phân công lao động xã hội. Khả năng cạnh tranh và thu nhập của họ có thể cao hơn nam giới. Khi đàn ông không còn vai trò lao động cao như trước và phụ nữ nắm chắc quyền sinh sản, hợp đồng hôn nhân mất đi tính ràng buộc.

Hôn nhân có thể biến mất, nhưng thứ duy nhất sẽ mãi tồn tại và không thể giải thích hay đo lường bằng kinh tế học chính là tình yêu. Nói cách khác, không có tình yêu trong thế giới lý trí. Tình yêu chỉ là "cảm xúc nhất thời", được điều khiển bởi hormone, adrenaline và dopamine.

Tuy nhiên, những hormone tạo thành sự đam mê và thôi thúc này sẽ giảm dần trong đời sống vợ chồng. Lúc này, một nhà kinh tế học hành vi khác tên là Daniel Kahneman lại cho rằng vẫn có cách để duy trì "cảm xúc nhất thời" đó.

Theo Kahneman, trí nhớ của con người chủ yếu được quyết định bởi hai yếu tố: một là cảm giác thăng hoa, hai là cảm giác khi kết thúc. Trong một trải nghiệm mà sự tẻ nhạt chiếm đến 99%, chỉ cần 1% giai đoạn thăng hoa và kết thúc còn lại tạo ra hạnh phúc, mọi người sẽ có xu hướng coi đó là một ký ức đẹp.

Bill Gates lấy vợ bằng SWOT nhưng rồi cũng tan vỡ, phải chăng ông đã chọn sai công thức phân tích: Lý giải thú vị đến ngỡ ngàng về hôn nhân qua con mắt của các nhà kinh tế học - Ảnh 5.

Khám phá của Kahneman được gọi là "Luật 1%". Nó không chỉ được áp dụng trong thương mại mà còn cả trong hôn nhân. Để tạo ra một kỷ niệm đẹp, bạn chỉ tốn mất 2-3 tiếng đồng hồ.

Chẳng hạn, để kỷ niệm ngày cưới hàng năm, bạn có thể viết một bài thơ và nhét trong khung ảnh. Sau này khi cãi nhau, hãy nhìn vào những bài thơ đã được đóng khung hàng năm, bạn sẽ cảm thấy hết giận và bình tĩnh trở lại.

Tình yêu bền lâu sẽ cần 1% ít ỏi đó.

Tình yêu và hôn nhân biến hóa khôn lường, vì thế chúng ta cứ cố gắng dùng lý trí để tìm ra các quy luật đơn giản nhằm lý giải chúng.

Thế nhưng, không ai có thể mô tả tình yêu bằng những thuật ngữ trừu tượng. Trong mắt người đời, tình yêu có địa vị cao hơn hôn nhân, ngang bằng với cái chết và không thể trao đổi.

Dù tình yêu đáng quý đến đâu, chúng ta cũng không nên vì thế mà hạ thấp hôn nhân. Nhà hiền triết Socrates đã nói: "Cuộc sống mà không có sự suy xét nghiêm túc thì không đáng sống".

Tình yêu là một phần của cuộc sống, là hai cuộc đời chạm đến nhau. Trong tình yêu, chúng ta có cảm xúc mãnh liệt, nhưng cũng có những suy nghĩ lý trí.

Theo thời gian, con người ai cũng sẽ thay đổi. Những người ban đầu giống nhau, sau này chưa chắc đã giống, thậm chí sẽ ngày càng nảy sinh thêm nhiều bất đồng.

Có lẽ đến một thời điểm nào đó, khi cả hai dần dần xa rời nhau, cuộc hôn nhân sẽ phải kết thúc. Điều đó không có nghĩa là tình yêu không thành, mà ngược lại, qua hôn nhân, đó chính là minh chứng cho thấy hai bên đã trưởng thành và tình yêu đã từng tồn tại.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại