*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Theo WHO, trong 24 giờ trước đó, 85% số ca nhiễm Covid-19 mới là ở Châu Âu và Mỹ, trong đó, ở Mỹ chiếm 40%.
Phó Thủ tướng Tây Ban Nha Carmen Calvo
Thông báo từ Văn phòng Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez đã xác nhận việc Phó Thủ tướng Carmen Calvo có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19.
Trước đó, vào chiều ngày 23/3, bà Calvo đã phải nhập viện vì "nhiễm trùng đường hô hấp". Trong những lần xét nghiệm đầu tiên, bà Calvo đều nhận kết quả âm tính, tuy nhiên các bác sĩ vẫn tiếp tục tiến hành xét nghiệm thêm để chắc chắn về kết quả thu được.
Hiện bà Calvo đang được cách ly tại một bệnh viện, được các bác sĩ điều trị tích cực và đã có tiến triển tốt.
Phó Thủ tướng Tây Ban Nha Carmen Calvo
Thông báo từ Văn phòng Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez đã xác nhận việc Phó Thủ tướng Carmen Calvo có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19.
Trước đó, vào chiều ngày 23/3, bà Calvo đã phải nhập viện vì "nhiễm trùng đường hô hấp". Trong những lần xét nghiệm đầu tiên, bà Calvo đều nhận kết quả âm tính, tuy nhiên các bác sĩ vẫn tiếp tục tiến hành xét nghiệm thêm để chắc chắn về kết quả thu được.
Hiện bà Calvo đang được cách ly tại một bệnh viện, được các bác sĩ điều trị tích cực và đã có tiến triển tốt.
Theo thông tin được cập nhật trên trang thống kê worldometers.info, tính đến thời điểm hiện tại (23h50 ngày 25/3 - theo giờ Việt Nam), nước Mỹ đã ghi nhận tổng cộng 60.642 ca nhiễm COVID-19 và 816 trường hợp tử vong do dịch bệnh này tại 50 tiêu bang và các vùng lãnh thổ của Mỹ. Số liệu này cũng bao gồm các trường hợp công dân Mỹ hồi hương từ nước ngoài.
Phần lớn người dân Italy đều tuân thủ lệnh phong tỏa và giới nghiêm nghiêm ngặt của chính phủ. Nhiều người trong số đó đã bước sang tuần cách ly thứ 2, thậm chí là thứ 3, và chỉ ra khỏi nhà nếu cần mua thực phẩm.
Tuy nhiên, chia sẻ với báo Corriere, ông Attilio Fontana, thống đốc vùng Lombardia - nơi bị dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề nhất Italy - cho biết ông vẫn nhìn thấy nhiều người ra ngoài đường. "Tôi thấy một số người ra ngoài để đi tản bộ, và cũng có một số người trông giống như không thở được".
Trong vòng 2 tuần qua, các nhà chức trách địa phương đã phát hiện hơn 100.000 trường hợp tự ý ra đường vì lý do không cần thiết hoặc kê khai gian dối trong lá đơn đem theo người. Hôm 24/3 vừa qua, chính phủ Italy đã bắt đầu cân nhắc nâng mức phạt lên khoảng 500 Euro đến 4.000 Euro (540 USD - 4.300 USD).
Tuy nhiên, hành vi của những "kẻ phá luật" không chỉ gây phẫn nộ trong dư luận, mà còn khiến những người ra đường với lí do chính đáng - như các nhân viên siêu thị, cửa hàng tạp hóa hay hiệu thuốc - phải chịu vạ lây, phải hứng chịu lời mắng chửi của những người đang chịu lệnh giới nghiêm ở trong nhà.
Để răn đe những "kẻ phá luật", thị trưởng các thành phố đã dùng đến nhiều biện pháp như trực tiếp lên án các trường hợp bị bắt gặp hoặc ghi hình và chia sẻ lên mạng internet, theo Quartz.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Hôm 24/3 vừa qua, tỷ phú Bill Gates đã tham gia một cuộc phỏng vấn, thảo luận trực tuyến với người đứng đầu tổ chức phi lợi nhuận TED, ông Chris Anderson. Trong đó, vị tỷ phú này đã trả lời những thắc mắc của công chúng liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, hệ thống y tế, lệnh phong tỏa, cũng như thể hiện quan điểm về mối lo ngại của mọi người trong thời kỳ dịch bệnh.
Mặc dù ông Gates không trực tiếp nhắc tới tên của bất cứ nhà lãnh đạo hay nguyên thủ quốc gia nào, nhưng có thể thấy rõ rằng phần lớn câu trả lời của ông tập trung vào tình hình tại Mỹ và một phát biểu gần đây của Tổng thống Donald Trump về khả năng dỡ bỏ lệnh phong tỏa sớm, theo MSN.
Tỷ phú Bill Gates
Cụ thể, ông Gates cho rằng nước Mỹ "lẽ ra nên làm nhiều điều hơn" từ đầu tháng 2, khi họ bắt đầu biết về tình hình dịch bệnh lây lan. Theo vị tỷ phú này, chính việc hành động chậm trễ đã khiến tình hình nước Mỹ hiện nay không còn hy vọng kiềm chế được dịch bệnh nhanh chóng như Hàn Quốc, và nhằm tránh xảy ra "viễn cảnh tồi tệ nhất" giống như Italy, nước Mỹ "phải đóng cửa".
Hiện nay, nước Mỹ vẫn chưa phong tỏa toàn bộ, mà mới chỉ có một số bang tự ban bố lệnh giới nghiêm, cách ly xã hội. Về vấn đề này, ông Gates nói rằng mặc dù việc phong tỏa vừa ảnh hưởng tới người dân, vừa gây thiệt hại nặng nề đối với nền kinh tế, nhưng "càng phong tỏa sớm và nghiêm ngặt thì [nước Mỹ] càng có thể sớm gỡ bỏ lệnh này và trở lại trạng thái bình thường".
"Một ai đó nói rằng chúng ta có cách xử lý để được 'vẹn cả đôi đường' - đây là suy nghĩ vô cùng thiếu trách nhiệm. Điều chúng ta cần ngay lúc này là một lệnh đóng cửa triệt để trong vòng từ 6 đến 10 tuần; và nếu mọi việc thuận lợi, thì chúng ta có thể mở cửa trở lại sau khoảng thời gian đó", ông Gates dường như muốn phản bác một tuyên bố trước đó của Tổng thống Trump về việc nới lỏng lệnh phong tỏa ở Mỹ và khởi động lại nền kinh tế nước này trong vòng 3 tuần.
Khi được hỏi về điều ông Gates sẽ làm (giả sử) trên cương vị Tổng thống Mỹ, vị tỷ phú này cho biết ông sẽ phát đi "thông điệp rõ ràng rằng chúng ta không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục cách ly" và "chúng ta phải chuẩn bị tinh thần để làm điều đó thật tốt".
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Phát biểu trong cuộc họp báo tại thủ đô Jakarta ngày hôm nay (25/3), ông Achmad Yurianto, phát ngôn viên đặc trách về COVID-19 của Indonesia, đã cho biết nước này đang nghiên cứu biện pháp cách ly xã hội mà Việt Nam đã thực hiện để ngăn chặn COVID-19 lây lan.
"Có rất nhiều bài học mà chúng tôi đã học được từ các quốc gia đã thành công trong vấn đề này. Một ví dụ điển hình là Việt Nam. Ở Việt Nam chú trọng tới việc thực hiện giãn cách về con người tức là mọi người giữ khoảng cách với nhau.
Việt Nam cũng thành công nhờ rất có kỉ luật trong việc cách ly công dân của mình. Đây là một điều tuyệt vời được thực hiện bởi tất cả cộng đồng để ngăn chặn sự lây lan của dịch này. Đừng đợi cho đến khi ốm mới chữa bệnh, mà hãy ngăn ngừa để không bị mắc bệnh", ông Yurianto nói.
Nội dung được tham khảo, trích dẫn từ bài viết https://vov.vn/the-gioi/chinh-...
Theo The Paper (Trung Quốc), trước vấn đề trên, nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Jennifer Beam Dowd tại Đại học Oxford (Anh) đã tiến hành phân tích từ góc độ dân số. Nghiên cứu của họ đã chứng minh tác động giữa cấu trúc tuổi và tương tác giữa các thế hệ đối với sự lây lan và tỷ lệ tử vong do Covid-19.
Nhóm nghiên cứu cho biết, dữ liệu hiện tại cho thấy nguy cơ tử vong do Covid-19 tập trung cao ở người cao tuổi, đặc biệt là những người trên 80 tuổi. Điều này được chứng minh qua số liệu từ Trung Quốc và Italia tính đến ngày 13/3.
Tại Trung Quốc, tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở độ tuổi 40-49 là 0,4% nhưng với độ tuổi trên 80, tỷ lệ này đạt 14,8%.
Tại Italia, tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở độ tuổi 70-79 là 10,8%, ở độ tuổi 80-90 là 17,5%, từ 90 tuổi trở lên là 21,1% và ở độ tuổi dưới 50, số ca tử vong chỉ là 6. Cho đến nay chỉ có 3% số ca tử vong xảy ra ở độ tuổi dưới 60.
Cấu trúc tuổi của dân số có thể giải thích cho sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ tử vong giữa các quốc gia và tại sao các quốc gia như Italia bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.
Italia là một trong những quốc gia có tình trạng già hóa dân số nghiêm trọng nhất thế giới. Tỷ lệ dân số trên 65 tuổi đạt 23,3%, trong khi ở Trung Quốc là khoảng 12%.
Theo nhóm nghiên cứu, Italia cũng là một quốc gia có sự tương tác thường xuyên giữa các thế hệ, tức cha mẹ sống gần con cái đã trưởng thành là tình trạng phổ biến. Ngay cả khi họ không sống cùng nhau thì việc tiếp xúc hàng ngày giữa con cái và cha mẹ vẫn mang tính thường xuyên. Nhiều người Italia thích sống gần gia đình và đi làm hàng ngày, thói quen này ảnh hưởng đến hơn một nửa dân số ở miền Bắc Italia.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, hình thức tương tác giữa các thế hệ, sắp xếp nơi ăn chốn ở và phương pháp đi lại như vậy có thể làm tăng nguy cơ tiếp xúc với người nhiễm bệnh, do đó đẩy nhanh sự bùng phát.
Sự khác biệt về cấu trúc tuổi và biện pháp kiểm soát và điều trị thời kỳ đầu cũng có thể giải thích tại sao những nước như Hàn Quốc, Singapore có ít ca tử vong hơn Italia.
Mặc dù số ca nhiễm được ghi nhận ở Hàn Quốc là rất lớn nhưng hầu hết các trường hợp tập trung ở các tín đồ trung tuổi của giáo phái Tân Thiên Địa và chỉ 3,3% xảy ra ở nhóm người cao tuổi - trên 80 tuổi. Trong số 200 trường hợp được xác nhận tại Singapore, chỉ có một trường hợp trên 80 tuổi, 10 trường hợp trên 70 tuổi và chưa có ca tử vong, số liệu tính đến ngày 13/3.
Theo nghiên cứu, nếu virus corona mới lây nhiễm từ nhóm người trẻ tuổi thì số lượng ca nhiễm thể nặng sẽ thấp hơn, điều này khiến nó khó bị phát hiện dẫn đến tốc độ phản ứng chậm tương ứng của các quốc gia đó.
Ví dụ, tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở Anh hiện khá thấp, (chỉ 0,01%), có thể cho thấy cấu trúc tuổi của người nhiễm bệnh là tương đối trẻ. Một ví dụ khác, tại Mỹ, mặc dù kết quả của giải trình tự gen virus cho thấy virus corona đã được truyền nhiễm trong vài tuần trước đó nhưng nó chỉ được chú ý khi 19 trường hợp tử vong xảy ra tại một viện dưỡng lão ở Kirkland.
Và một khi nó lây nhiễm trong cộng đồng thì các quốc gia có sự tương tác giữa các thế hệ rất thường xuyên hay chung sống cùng nhau có thể gặp phải tình huống tương tự như Italia.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 23/3, Nhật Báo Nhân Dân đăng tải cuộc phỏng vấn với nhà dịch tễ học Lý Lan Quyên. Bà cho biết, hiện tại không chỉ mỗi Vũ Hán mà cả nước cũng đã hoàn thành nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, tình hình vẫn rất nghiêm trọng, cần theo dõi kỹ.
Nhưng liệu có thể ngăn chặn dịch bệnh bùng phát trở lại hay không là một "bài kiểm tra đặc biệt" trước mắt. Bà lo lắng những người trở về từ nước ngoài sẽ dẫn đến đợt bùng phát dịch lớn thứ 2 ở Trung Quốc.
Cảnh báo được đưa ra khi chính quyền Trung Quốc gỡ bỏ các hạn chế đi lại ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc sau 2 tháng "phong tỏa".
Tính đến 24 giờ ngày 22/3, Trung Quốc đã ghi nhận hơn 350 trường hợp mắc COVID-19 từ những người trở về từ nước ngoài, sau khi tâm dịch chuyển từ Hồ Bắc sang Châu Âu.
Trong một cuộc họp gần đây, Tổng cục Hải quan, Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc và Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Trung Quốc đã báo cáo cụ thể tình hình kiểm tra sức khỏe của những người nhập cảnh Trung Quốc. Những người khai báo không trung thực sẽ không được phép nhập cảnh.
Sân bay quốc tế Bắc Kinh đang đối mặt với rủi ro lớn chưa từng có, trở thành tuyến đầu của trận chiến chống lại dịch bệnh từ nước ngoài.
Nội dung được trích dẫn từ bài viết sau đây https://afamily.vn/bao-trung-q...
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres. Ảnh: AFP
Kế hoạch này sẽ tập trung hỗ trợ các quốc gia nghèo nhất thế giới, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres tuyên bố trong ngày hôm nay (25/3).
"Dịch COVID-19 đang đe dọa toàn bộ nhân loại - vì thế nên toàn bộ nhân loại đang phải chống đỡ. Phản ứng của từng quốc gia riêng lẻ sẽ không đủ. Hiện nay, các quốc gia giàu có với hệ thống y tế phát triển cũng đang oằn mình trước áp lực.
Theo ông Guterress, đây là lúc các quốc gia vốn đã chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề từ các cuộc khủng hoảng nhân đạo khác như thiên tai, xung đột, biến đổi khí hậu. Đây là vấn đề đoàn kết cơ bản của nhân loại, Tổng thư ký LHQ kết luận.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trong nước và trên thế giới, Tổng thống Putin đã kêu gọi người dân Nga không nên có suy nghĩ "virus sẽ chừa mình ra".
"Các bạn đừng nghĩ rằng 'điều này sẽ không ảnh hưởng đến mình'. [COVID-19] có thể ảnh hưởng tới bất kỳ ai", ông Putin nói. Theo lời nhà lãnh đạo Nga, chính tâm lý thờ ơ trước cuộc khủng hoảng là một phần lý do khiến nhiều quốc gia phương Tây trở tay không kịp trước dịch bệnh, và nước Nga cũng đứng trước nguy cơ ấy nếu người dân Nga có suy nghĩ tương tự.
Ông Putin yêu cầu người dân Nga cần "hết sức chú ý" các khuyến nghị của y bác sĩ và chính quyền về việc ứng phó với dịch COVID-19, đặc biệt là đối với những đối tượng dễ tổn thương là người cao tuổi và người có bệnh mãn tính.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Nhân viên an ninh Israel đeo khẩu trang y tế khi tiến hành tuần tra. Ảnh: ITN
Chính phủ Israel ban bố lệnh hạn chế đi lại trên toàn quốc để ngăn dịch COVID-19 lây lan, trong đó yêu cầu người dân không di chuyển xa hơn 100m tính từ cửa nhà.
Quyết định hạn chế đi lại được chính phủ Israel chấp thuận sáng sớm 25/3 và có hiệu lực từ đêm cùng ngày. Ngoài việc yêu cầu người dân không đi xa quá 100m khỏi nhà, chính quyền Israel cũng quyết định dừng hoạt động của các phương tiện giao thông công cộng, theo JPost.
Hầu hết nhà hàng, quán xá tại Israel sẽ tạm thời đóng cửa. Tuy nhiên, siêu thị, nhà thuốc, trạm xăng, ngân hàng được yêu cầu tiếp tục hoạt động như bình thường.
Israel hiện là quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 cao thứ hai khu vực, sau Iran. Tính đến sáng 25/3, Israel có 1.930 ca dương tính với dịch, 3 ca tử vong và 34 ca trong tình trạng nguy kịch.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ca bệnh 135 (BN135): Bệnh nhân nữ, 27 tuổi, địa chỉ của bố mẹ: đường Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, TP Hải Phòng. Ngày 19/3/2020 bệnh nhân khởi hành từ Copenhagen, Đan Mạch, quá cảnh tại Doha và Bangkok, nhập cảnh Việt Nam ngày 21/3/2020 tại Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng trên chuyến bay số hiệu PG947, số ghế 16A.
Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được cách ly tập trung tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng Quân khu 5, kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 và hiện trong tình trạng ổn định.
Ca bệnh 136 (BN136); Bệnh nhân, nữ, 23 tuổi, địa chỉ ở: Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội. Bệnh nhân học sinh từ Mỹ, nhập cảnh về Nội Bài ngày 16/2/2020. Sau khi nhập cảnh, BN về nhà tự cách ly. Ngày 21/3/2020, Bệnh nhân có sốt, ngày 22/3/2020, Trung tâm Y tế Hoàng Mai đến lấy mẫu làm xét nghiệm và cho kết quả dương tính với Covid-19.
Ngày 24/3, mẫu bệnh phẩm đã được gửi sang Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cũng cho kết quả dương tính với Covid-19. Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, tình trạng sức khoẻ ổn định.
Ca bệnh 137 (BN137): Bệnh nhân nam, 36 tuổi, địa chỉ ở: Yên Thành, Nghệ An. Bệnh nhân là du khách từ Đức, nhập cảnh về Nội Bài ngày 15/3/2020. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân đã được đưa về khu cách ly của Hà Nội và lấy mẫu làm xét nghiệm. Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, tình trạng sức khoẻ ổn định.
Ca bệnh 138 (BN138): Bệnh nhân nam, 23 tuổi, địa chỉ ở: Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội. Bệnh nhân là học sinh từ Anh, nhập cảnh về Nội Bài ngày 21/3/2020 trên chuyến bay VN0054. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân đã được đưa về khu cách ly của Hà Nội và lấy mẫu làm xét nghiệm. Ngày 24/3, mẫu bệnh phẩm đã được gửi sang Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, tình trạng sức khoẻ ổn định.
Ca bệnh 139 (BN139): Bệnh nhân nữ, 24 tuổi, địa chỉ: Trần Khát Chân, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Bệnh nhân là du học sinh tại Anh, là vợ của bệnh nhân dương tính với SARS CoV-2, nhập cảnh về Nội Bài ngày 21/3/2020 trên chuyến bay VN0054. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân đã được đưa về khu cách ly tại Khu nhà ở sinh viên Tứ Hiệp và lấy mẫu làm xét nghiệm. Mẫu bệnh phẩm đã được gửi sang Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, tình trạng sức khoẻ ổn định.
Ca bệnh 140 (BN140): Bệnh nhân nam, 21 tuổi, địa chỉ : Đặng Thai Mai, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội. Bệnh nhân là du học sinh từ Anh, nhập cảnh về Nội Bài ngày 21/3/2020 trên chuyến bay VN0054. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân đã được đưa về khu cách ly của Hà Nội và lấy mẫu làm xét nghiệm sàng lọc. Mẫu bệnh phẩm đã được gửi sang Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, tình trạng sức khoẻ ổn định.
Ca bệnh 141 (BN141): Bệnh nhân là bác sỹ, 29 tuổi, làm việc tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh. Bệnh nhân bị lây khi thao tác thiết lập máy thở cho BN28, bị phơi nhiễm cùng ngày với một bác sĩ khác cùng làm việc tại Khoa này (BN116).
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Quyết định nói trên đã được Tổng thống Putin chính thức xác nhận trong bài phát biểu trước toàn quốc, được phát sóng trên truyền hình Nga vào tối ngày hôm nay (25/3).
Theo đó, cuộc bỏ phiếu được dự định tổ chức vào khoảng cuối tháng 4 sẽ được hoãn lại để chính phủ tập trung giải quyết mối đe dọa của dịch bệnh COVID-19.
Thay vì chịu cách ly cùng người dân Mỹ, các sinh viên này đã chấp nhận tham gia hành trình bay kéo dài 60 giờ, quá cảnh nhiều nước để xuyên qua Thái Bình Dương trở về Trung Quốc.
Ông Jeff Gong, một luật sư ở Thượng Hải, đã hỏi con gái mình, một học sinh trung học ở bang Wisconsin: "Với số tiền 180.000 nhân dân tệ (21.541,59 bảng Anh), con muốn sử dụng để tiêu xài trong những ngày này ở Mỹ hay muốn mua vé máy bay trở về nhà?".
"Con gái tôi đã cầu xin tôi đưa nó trở về nhà. Con bé nói: "Không cha ơi, con không muốn tiền, con chỉ muốn về nhà" - ông nói với hãng tin Reuters.
Các sinh viên Trung Quốc đang học tập tại Mỹ đang tranh giành tấm vé máy bay để trở về nhà khi Mỹ đang trở thành một trong những nơi có số ca nhiễm hàng đầu, trong lúc tại Trung Quốc dịch virus đã tạm lắng.
Mong muốn được trở về nhanh chóng của du học sinh càng lên cao độ khi các chuyến bay ngày càng bị cắt giảm. Chỉ trong ngày 24-3, có 3.102 trên tổng số 3.800 chuyến bay thương mại theo kế hoạch đến và đi từ Trung Quốc đã bị hủy, theo nhà cung cấp dữ liệu hàng không VariFlight.
Ông Annelies Garcia, giám đốc thương mại của Private Fly - một dịch vụ đặt vé toàn cầu - cho biết: "Các đại lý bán vé và trường học là những người liên lạc thay mặt cho các gia đình Trung Quốc tìm cách bàn bạc với chúng tôi để sắp xếp những chuyến bay thuê bao riêng".
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ảnh: WPA Pool/Getty Images
Theo một nguồn tin của hoàng gia, Thái tử Charles được cho là đã bị nhiễm COVID-19 vào ngày 13/3, một ngày sau khi ông có cuộc gặp với Nữ hoàng Elizabeth II vào ngày 12/3.
Trong thông cáo trước đó, Cung điện Buckingham cho biết Thái tử đang tự cách ly tại Scotland và sức khỏe của Nữ hoàng "vẫn tốt", tuy nhiên họ không nêu rõ liệu Nữ hoàng đã xét nghiệm COVID-19 hay chưa.
Thái tử Charles là thành viên hoàng gia thứ 2 trên thế giới được xác nhận dương tính với virus corona chủng mới.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha Margarita Robles hôm 24-3 cho biết nước này huy động quân đội giúp khử trùng các viện dưỡng lão sau khi dịch bệnh Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề.
Phát biểu trên chương trình The Ana Rosa, bà Robles nói các binh sĩ tìm thấy nhiều cụ già bị bỏ rơi, bao gồm cả người sống lẫn người chết. Thậm chí có cụ già qua đời ngay tại giường, trong điều kiện bẩn thỉu.
Bà Robles từ chối tiết lộ quân đội Tây Ban Nha phát hiện bao nhiêu trường hợp như vậy cũng như nguyên nhân khiến họ tử vong. Bà chỉ tuyên bố chính phủ sẽ mở cuộc điều tra các viện dưỡng lão liên quan.
Thảm cảnh của những người cao tuổi tại các viện dưỡng lão ở Tây Ban Nha chỉ ra thách thức lớn mà chính phủ nước này phải đối mặt trước dịch bệnh Covid-19.
Bình thường, các viện dưỡng lão sẽ đưa thi thể người quá cố vào kho lạnh cho tới khi đơn vị tổ chức tang lễ đến tiếp nhận. Nhưng bây giờ, họ bị bỏ rơi, phải tự chăm sóc bản thân mặc dù một số cụ già bị mắc bệnh nặng.
Theo bà Robles, nhân viên ở vài viện dưỡng lão đã rời đi sau khi phát hiện có người nhiễm virus SARS-CoV-2. Bà nhấn mạnh sẽ không tha thứ cho hành vi đối xử tàn tệ như vậy, đồng thời cam kết xử lý những người chịu trách nhiệm. Các công tố viên Tây Ban Nha cũng mở cuộc điều tra về các trường hợp đó.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ảnh: AFP
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha ngày hôm nay (25/3) vừa chính thức ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để ứng phó với dịch COVID-19, theo CNN. Lệnh này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày mai (26/3) và kéo dài đến hết ngày 30/4.
Thủ tướng Prayut Chan-o-cha cho biết các nguồn cung thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân sẽ được đảm bảo đầy đủ, đồng thời kêu gọi người dân tuân thủ các biện pháp ngăn chặn virus lây lan trong cộng đồng.
"Những biện pháp này là để bảo vệ các bạn và mọi gia đình của Thái Lan. Nếu mọi người hiểu và tuân thủ nghiêm túc, thì tôi tin rằng chúng ta sẽ sớm vượt qua cuộc khủng hoảng này", ông Prayut Chan-o-cha nói.
Ảnh: AP
Theo phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov, ông Putin đã hủy chuyến bay tới St. Petersburg để chuẩn bị cho nội dung của bài phát biểu này.
Dự kiến ông Putin sẽ bắt đầu phát biểu vào lúc 3 giờ chiều ngày hôm nay (theo giờ Moskva).
Độc giả theo dõi video livestream bài phát biểu của Tổng thống Putin tại đây:
Nữ hoàng Elizabeth II và Thái tử Charles. Ảnh: AFP
Cung điện Buckingham đã xác nhận thông tin trên sau khi Thái tử Charles, con trai cả của Nữ hoàng Elizabeth II và Thân vương Philip được xác nhận dương tính với COVID-19.
Hiện Nữ hoàng và Thân vương đang ở Windsor, ngoại ô London, còn Thái tử Charles ở Aberdeen, Scotland.
Được biết, lần gần đây nhất Nữ hoàng gặp gỡ và tiếp xúc với con trai bà là trong một buổi lễ ngày 12/3, theo CNN.
Ảnh: Getty
Theo thông cáo ngày hôm nay (25/3) của Bộ Y tế Tây Ban Nha, nước này đã ghi nhận tổng cộng 3.434 ca tử vong do COVID-19 kể từ khi dịch bệnh bùng phát, tăng 27% so với ngày hôm qua (24/3).
Như vậy, Tây Ban Nha đã chính thức vượt qua Trung Quốc (3.281 ca tử vong) và trở thành quốc gia có số ca tử vong do dịch bệnh nhiều thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Italy (6.820 ca tử vong).
Tính đến thời điểm hiện tại, Tây Ban Nha đã xác nhận tổng cộng 47.610 ca nhiễm COVID-19 và sự lây lan của dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại.
Sau Thân vương Monaco, Thái tử Charles là thành viên hoàng gia thứ 2 trên thế giới được xác nhận nhiễm COVID-19.
Theo hãng tin CNN, Thái tử Charles, con trai của Nữ hoàng Anh Elizabeth II và là người đứng đầu trong danh sách kế vị đã có kết quả xét nghiệm dương tính với chủng virus corona mới gây dịch bệnh Covid-19.
Tuyên bố từ Clarence House thông báo:
"Thân vương xứ Wales đã xét nghiệm dương tính với virus corona. Ông xuất hiện các triệu chứng nhẹ nhưng vẫn trong tình trạng sức khỏe tốt và làm việc bình thường ở nhà trong vài ngày qua.
Nữ công tước xứ Cornwall cũng đã được xét nghiệm nhưng có kết quả âm tính. Theo lời khuyên của cơ quan chính phủ và y tế, Thái tử và Nữ công tước hiện đang tự cách ly tại nhà ở Scotland. Các xét nghiệm được NHS thực hiện ở Aberdeenshire - nơi đáp ứng đủ các tiêu chí cần thiết về xét nghiệm virus".
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Đó chính là chiến lược "4 sẵn sàng": Chuẩn bị luật pháp, ngân sách; hậu cần cung ứng vật tư thiết bị y tế; chuẩn bị cơ sở hạ tầng bệnh viện và năng lực hồi sức cấp cứu; tâm lý dân chúng.
Bị lây nhiễm nhiều nhất sau Vũ Hán ở giai đoạn đầu của dịch, Hàn Quốc lúc đó được thế giới minh họa là phản ứng uể oải với dịch. Thế nhưng, đến ngày 20-3, Hàn Quốc chỉ còn hơn 8.600 ca, sau Ý, Mỹ, Tây Ban Nha, Đức, Iran và Pháp. Từ đầu dịch đến giờ chỉ 111 người chết.
Rõ ràng Hàn Quốc đã gây ấn tượng với cả thế giới về chiến lược quản trị khủng hoảng cực kỳ hiệu quả. Một chiến dịch test khổng lồ, đến ngày 19-3 thực hiện được 290.000 test cho phép nhận diện 8.000 ca dương tính, bình quân xét nghiệm 20.000 ca/ngày trong một nước có 50 triệu dân.
Bức tranh tương phản ở Mỹ: 327 triệu dân nhưng chỉ làm được 111.000 test tính đến ngày 16-3. (Tuy nhiên, đến cuối tuần vừa rồi, diễn biến ở Mỹ hoàn toàn khác, số lượng ca dương tính tăng ồ ạt, chứng tỏ lượt test tăng. Nền kinh tế và khoa học Mỹ hết sức cơ động). Pháp 2.500 test/ngày, 36.000 test từ ngày 24-2 đến 15-3.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin (trái) cùng Giám đốc pháp lý Nhà Trắng Eric Ueland (phải) và quyền Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows trao đổi với truyền thông trước khi đến gặp lãnh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnell tại Capitol Hill, Washington, ngày 24/3/2020 (Ảnh: AP/Patrick Semansky)
Theo The Hill, gói hỗ trợ này sẽ đưa khoảng 2 nghìn tỉ USD vào nền kinh tế, bao gồm các khoản giảm thuế, gia hạn 4 tháng cho trợ cấp thất nghiệp cùng một loạt các điều khoản giảm thuế kinh doanh nhằm mục đích bảo vệ tài chính cá nhân, gia đình và doanh nghiệp.
Gói hỗ trợ bao gồm 500 tỉ USD cho các chương trình thanh khoản lớn thông qua Cục Dự trữ Liên bang, 367 tỉ USD cho các chương trình vay vốn dành cho doanh nghiệp nhỏ, 100 tỉ USD cho bệnh viện và 150 tỉ USD cho chính quyền bang và chính quyền địa phương.
Ngoài ra, gói hỗ trợ sẽ cung cấp 1.200 USD cho những công dân Mỹ có thu nhập dưới 75.000 USD/1 năm. Những cá nhân không có hoặc có ít nghĩa vụ thuế sẽ nhận được khoản tương tự trong khi đề xuất ban đầu chỉ là cung cấp 600 USD cho mỗi người.
Các khoản tiền được cung cấp thêm bao gồm 30 tỉ USD cho quỹ giáo dục khẩn cấp, 25 tỉ cho quỹ chuyển giao khẩn cấp, 25 tỉ USD hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các hãng hàng không, 4 tỉ USD cho các hãng vận chuyển hàng không.
Thỏa thuận này đã đạt được sau 5 ngày thảo luận căng thẳng. Lãnh đạo Đảng Cộng hòa chiếm đa số ở Thượng viện, ông Mitch McConnell, nói: "Ít nhất chúng ta đã có thỏa thuận. Thượng Viện đã đạt được thỏa thuận lưỡng đảng".
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ và Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung nghe báo cáo về công trình bệnh viện dã chiến Mê Linh. Ảnh: HNM/Tiền Phong
Kiểm tra công trình Bệnh viện dã chiến Mê Linh, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ đã yêu cầu Sở Y tế sẵn sàng đưa vào sử dụng ngay sau khi nhận bàn giao để khám, điều trị Covid-19.
Sáng 25/3, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ đi kiểm tra tình hình triển khai Dự án cải tạo cơ sở cũ của Bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh để khám và điều trị Covid-19 (Bệnh viện dã chiến Mê Linh - PV).
Cùng đi có ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP và lãnh đạo thành phố.
Bệnh viện dã chiến Mê Linh thành lập trên cơ sở cũ Bệnh viện Đa khoa Mê Linh đã bỏ không sử dụng từ giữa năm 2018, với hiện trạng gồm 2 tòa nhà (4 tầng và 3 tầng); tổng diện tích 12 ha và có tường rào bao quanh.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Thị trưởng Moskva ông Sergei Sobyanin vừa báo cáo với Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng số ca nhiễm virus corona ở thủ đô nước này vượt xa con số chính thức. Ông Putin trước đó được trông thấy trong trang phục bảo hộ kín mít khi đến thăm một bệnh viện.
"Tình hình nghiêm trọng đang diễn ra", ông Sobyanin nói với ông Putin tại cuộc họp. Quan chức này nói rằng chưa rõ số ca nhiễm thực sự là bao nhiêu nhưng đang gia tăng nhanh chóng.
Ông Sobyanin cũng cho biết việc xét nghiệm không được triển khai rộng. Nhiều người Moskva trở về từ nước ngoài đang tự cách ly ở nhà hoặc đi nghỉ ở các vùng nông thôn và chưa được xét nghiệm.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Thượng nghị sĩ Dân chủ Ben Cardin, ủy viên Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, ngày 24/3 kêu gọi ngoại trưởng Mike Pompeo cùng các quan chức Bộ ngoại giao Mỹ ngưng sử dụng cụm từ "virus Vũ Hán" để đề cập virus SARS-Cov-2.
"Tôi cần phải chỉ ra rằng khi đề cập đại dịch toàn cầu này, ngoại trừ sử dụng tên y học phù hợp, bất kỳ tên gọi nào khác đều là vô ích. Trong tình huống tồi tệ nhất, khi đối diện với thời điểm nguy cơ về sức khỏe, điều này còn có thể làm trầm trọng thêm ấn tượng thành kiến, hoang mang và thù địch," ông Cardin viết trong lá thứ ngày 24.
Thượng nghị sĩ Dân chủ Ben Cardin (Ảnh: The Hill)
"Thái độ mà ông (Mike Pompeo) cùng đội ngũ cấp cao của ông đặt ra cho các nhân viên của Bộ ngoại giao Mỹ là rất quan trọng.
Uy tín ngoại giao của Mỹ ở nước ngoài không thể bị tổn hại bởi sự sử dụng vô trách nhiệm cụm từ 'virus Vũ Hán'," thượng nghị sĩ Mỹ gửi thông điệp đến ngoại trưởng Pompeo, yêu cầu ông Pompeo "thận trọng" và chỉ sử dụng "những tên gọi được công nhận cho dịch COVID-19 và virus gây ra dịch bệnh này: SARS-Cov-2".
Vào rạng sáng ngày 25/3 (giờ miền Đông), Nhà Trắng cùng các lãnh đạo Thượng viện Mỹ đã đạt thỏa thuận về gói cứu trợ kinh tế 2.000 tỉ USD, nhằm tạo "cú hích" cho nền kinh tế Mỹ vượt qua khủng hoảng đại dịch COVID-19.
Gói lập pháp đạt được sau chuỗi ngày đàm phán "marathon" cho phép chi trả trực tiếp và trợ cấp thất nghiệp đến các cá nhân bị ảnh hưởng. Đây là gói kích thích kinh tế lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ hiện đại - theo New York Times.
Gói cứu trợ cũng hướng đến hỗ trợ tài chính quan trọng cho các doanh nghiệp buộc phải đóng cửa, cũng như cứu trợ cho các gia đình và bệnh viện Mỹ đang phải chất vật vì sự lây lan nhanh chóng của dịch COVID-19 cùng sự gián đoạn của nền kinh tế.
"Chúng ta đã đạt được thỏa thuận," Giám đốc pháp lý Nhà Trắng Eric Ueland thông báo lúc 1h sáng.
Lãnh đạo đa số Thượng viện, thượng nghị sĩ Mitch McConnel dự kiến sẽ thông báo trước Thượng viện Mỹ về thỏa thuận đạt được với Nhà Trắng.
Những chi tiết của thỏa thuận về gói cứu trợ chưa được công bố toàn bộ, song dự kiến sẽ được kích hoạt chỉ trong vài ngày tới.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin đến gặp Lãnh đạo thiểu số Thượng viện, thượng nghị sĩ Dân chủ Chuck Schumer vào ngày 24/3/2020 (Ảnh: NYT)
Tổng thống Donald Trump ngày 24/3 khiến báo chí cùng giới chức chính phủ Mỹ bất ngờ khi tuyên bố ông sẽ sớm tái khởi động nền kinh tế và mở cửa các doanh nghiệp vào dịp Lễ Phục sinh sắp tới, ngày 12/4.
Trong nỗ lực nới lỏng các biện pháp phong tỏa được áp đặt nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, ông Trump cảnh báo các giải pháp này có thể phá hủy đất nước.
Trump thông báo, vào tuần tới ông sẽ tiến hành đánh giá khả năng dỡ bỏ các biện pháp cách ly và duy trì cách ly xã hội hay không, nhằm đưa nền kinh tế Mỹ trở lại quỹ đạo vận hành.
Nhóm chỉ đạo chống dịch COVID-19 của Nhà Trắng, do phó tổng thống Mike Pence đứng đầu, đã nhận được nhiều phản hồi từ các chuyên gia y tế cộng đồng, cảnh báo về ý định nới lỏng các chỉ dẫn cách ly xã hội trong tuần tới của tổng thống - đài CNN dẫn nguồn thạo tin cho hay.
Nguồn tin tiết lộ, dù đã đề cập mục tiêu mở cửa đất nước trở lại vào dịp Phục sinh, tổng thống Trump vẫn chưa có quyết định cuối cùng về thời điểm nới lỏng các chỉ dẫn của chính phủ. Theo đó, ông chủ Nhà Trắng đã được các cố vấn thúc giục để đặt thời điểm lễ Phục sinh như một "mốc thời gian lý tưởng", và tổng thống hiểu rằng điều này giống như một mong muốn hơn là mục tiêu thực tế.
Giới quan sát và nhà đầu tư Mỹ cho rằng việc ông Trump cân nhắc mở cửa trở lại nền kinh tế Mỹ, khi thời gian đóng cửa kéo dài 15 ngày sẽ kết thúc vào tuần tới, có thể sẽ phản tác dụng nếu số ca tử vong do COVID-19 tại nước này tăng cao hơn và khiến người dân không muốn ra ngoài.
Chiều 24/3, tại Hà Nội, Thường vụ Quân ủy Trung ương đã tổ chức họp để nghe báo cáo kết quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Bộ Quốc phòng. Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.
Sau khi nghe báo cáo của cơ quan thường trực Ban chỉ đạo và các ý kiến, đề xuất của các đại biểu, Đại tướng Ngô Xuân Lịch đã phát biểu kết luận hội nghị.
Thường vụ Quân ủy Trung ương biểu dương các cơ quan, đơn vị toàn quân, nhất là Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch các cấp và lực lượng quân y đã tận tụy làm việc, tăng cường theo dõi, thăm khám cho hàng vạn công dân được cách ly, phối hợp nghiên cứu chế tạo thành công bộ sinh phẩm phát hiện virus Corona chủng mới, thiết thực phục vụ công tác phòng chống dịch.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch cũng lưu ý, thời gian tới, tình hình dịch COVID-19 sẽ tiếp tục diễn biến rất phức tạp, khó lường, vì vậy, với tinh thần "chống dịch như chống giặc", Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng yêu cầu các cơ quan, đơn vị toàn quân tiếp tục quán triệt nghiêm túc chỉ đạo của các cấp, xác định nhiệm vụ phòng chống dịch là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm hiện nay, là nhiệm vụ chiến đấu của quân đội trong thời bình, từ đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, bảo đảm cao nhất lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất, hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ phòng chống dịch; khẳng định trong bất luận tình huống nào, quân đội cũng sẵn sàng đi đầu.
Các đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận cách ly và giám sát sức khỏe phải quán triệt và thực hiện đúng quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng; tiếp tục phát huy phẩm chất tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc; tuân thủ nghiêm ngặt, triển khai quyết liệt, có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch; bảo đảm tốt nhất về điều kiện ăn ở, sinh hoạt cho người cách ly.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Bộ Quốc phòng thường xuyên nắm chắc diễn biến tình hình dịch bệnh, xây dựng kịch bản xấu nhất có thể xảy ra để có phương án tốt nhất; chống tư tưởng chủ quan, thỏa mãn, lơ là, giản đơn hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Một video được đăng tải trên mạng xã hội cho thấy Tổng thống Nga mặc trang phục bảo hộ đặc biệt màu vàng với một mặt nạ phòng độc, các nhân viên bệnh viện vây quanh ông.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov trước đó cho biết Phó Thủ tướng Tatyana Golikova, Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin và Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko đã tổ chức một cuộc họp với sự có mặt của Tổng thống Putin.
Trong cuộc họp này, ông Putin đã thông báo rằng ông sẽ đến Kommunarka để kiểm tra trình trạng của cơ sở y tế.
Tổng thống Putin thị sát bệnh viện chống COVID-19 trong bộ áo đặc biệt
Giám đốc Trung tâm điều phối về Cảnh báo y tế, thuộc Bộ Y tế Tây Ban Nha, ông Fernando Simon, ngày 24/3 xác nhận nước này đã có hơn 5.000 nhân viên y tế bị lây nhiễm virus corona mới (SARS-Cov-2).
Xu hướng gia tăng số ca nhiễm [COVID-19] từng ngày vẫn tiếp tục, nhưng đã có sự trì hoãn quan trọng khoảng 7 đến 10 ngày giữa thời điểm xác định triệu chứng và xác nhận lây nhiễm. Đây là một tuần khó khăn khi chúng ta phải chờ đợi xem các giải pháp đã thực thi có phát huy tác dụng hay không.
Ông Simon cho hay khoảng 5.400 nhân viên y tế trên toàn quốc đã bị nhiễm COVID-19, chiếm khoảng 14% tổng số ca nhiễm tại Tây Ban Nha. Các công đoàn của y, bác sĩ tuyên bố đã nộp đơn kiện chính phủ và yêu cầu thực thi biện pháp khẩn cấp nhằm cung ứng vật tư bảo hộ cho đội ngũ y tế trong vòng 24 giờ.
Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Tây Ban Nha, tướng Miguel Ángel Villarroya, cho biết quân đội nước này đã tiến hành "khử trùng tại 135 khu vực, 92 nhà cao cấp, và không loại trừ phương án tiếp tục trong những ngày tới". Ông cho biết quân đội cũng hỗ trợ vận chuyển bệnh nhân cũng như vật tư y tế bằng đường hàng không".
Thông tin về mức độ lây lan virus corona trong đội ngũ y tế đã gây ra lo ngại rất lớn tại Tây Ban Nha. Thống kê của ĐH John Hopkins cho thấy, tính đến nay Tây Ban Nha đã xác nhận hơn 42.000 ca nhiễm COVID-19 và có gần 3.000 người tử vong.
Mỹ đã tìm kiếm sự hỗ trợ từ Hàn Quốc và các nước khác nhằm có đủ nguồn cung vật tư trong nỗ lực đẩy lùi dịch COVID-19.
Thông cáo của Nhà Xanh mô tả cuộc điện đàm giữa tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In với đồng cấp Mỹ Donald Trump hôm thứ Ba (24/3) là cuộc trao đổi tập trung vào vấn đề dịch bệnh COVID-19. Ông Trump đã đưa ra "yêu cầu khẩn cấp", đề nghị Hàn Quốc hỗ trợ cung ứng vật tư y tế cho Mỹ.
Trong cuộc gọi kéo dài 23 phút, ông Trump bảo đảm với ông Moon rằng sẽ giúp các nhà sản xuất của Hàn Quốc có được phê duyệt của Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) để thực hiện việc hỗ trợ vật tư nêu trên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 23/3/2020 (Ảnh: Reuters)
Ông chủ Nhà Trắng bày tỏ quan tâm tới xu hướng dịch COVID-19 tại Hàn Quốc và cho rằng nước này "đang làm rất tốt". Tổng thống Moon Jae In đnahs giá việc tạo ra dòng trao đổi tiền tệ 60 tỉ USD giữa Mỹ-Hàn vào đầu tuần này là giải pháp "kịp thời" giúp đổn định thị trường tài chính quốc tế.
Tạp chí Foreign Policy đưa tin, Bộ ngoại giao Mỹ cũng cử các đại sứ tại châu Âu và khu vực Âu-Á tới đề nghị chính quyền sở tại "đẩy mạnh xuất khẩu và sản xuất vật tư y tế và trang thiết bị bảo hộ cho Mỹ".
Thống kê của Đại học John Hopkins (Hoa Kỳ) cho thấy, tính đến 18h47 ngày 24/3 (giờ địa phương, tức 6h47 ngày 25/3 theo giờ Việt Nam), nước Mỹ ghi nhận ít nhất 53.660 trường hợp lây nhiễm COVID-19, tăng 10.446 ca so với một ngày trước đó.
Cũng theo bảng thống kê này, tính đến 18h16 chiều ngày 23/3 (giờ địa phương), tổng số ca nhiễm ở Mỹ là 43.214 người, tăng 10.497 trường hợp so với báo cáo lúc 18h của ngày 22/3 (32.717 ca nhiễm).
Với các số liệu kể trên, Mỹ đã trở thành quốc gia đầu tiên có số ca nhiễm tăng hơn 10.000 người/ngày trong 2 ngày liên tiếp.
Chính phủ Iran ngày 24/3 đã khước từ lời đề nghị hỗ trợ ứng phó dịch COVID-19 từ tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF), có trụ sở tại Pháp.
Cố vấn cấp cao Bộ trưởng Y tế Iran, ông Alireza Vahabzade, thông báo trên Twitter cho hay, "Nhờ có sự động viên toàn quốc chống lại virus [corona] cùng sự tận dụng đầy đủ năng lực y tế của các lực lượng vũ trang, [Iran] không cần có thêm giường bệnh do các lực lượng nước ngoài thực hiện, và sự hiện diện của họ không được xét đến."
Trước đó, MSF hôm 22/3 cho biết đã lên kế hoạch cử một nhóm gồm 9 thành viên cùng trang thiết bị tới Iran để hỗ trợ tổ chức một bệnh viện dã chiến 50 giường. Giới lãnh đạo Iran phản đối đề nghị này và cáo buộc các nhân viên của MSF là gián điệp.
Phát ngôn viên Bộ Y tế Iran, ông Kianoush Jahanpour, ngày 24/3 thông báo nước này xác nhận 1.762 ca nhiễm mới COVID-19 trong vòng 24 giờ - con số ca nhiễm gia tăng kỷ lục ở Iran.
Thống kê của Đại học John Hopkins (Hoa Kỳ) cho thấy, tính đến nay Iran đã có tổng cộng hơn 24.800 ca nhiễm COVID-19 .
New Zealand đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, trong bối cảnh số ca lây nhiễm COVID-19 tiếp tục gia tăng tại nước này - Cơ quan quản lý khẩn cấp quốc gia (NEMA) thông báo ngày thứ Tư, 25/3 (giờ địa phương).
Động thái trên song song với việc New Zealand nâng mức cảnh báo lên Cấp 4 - mức cao nhất - kể từ 23h59 ngày 25/3.
Quyết định này được đưa ra hoàn toàn không dễ dàng. Nếu chúng ta nỗ lực thực hiện tốt phần việc của mình và ở trong nhà, thì chúng ta sẽ bảo vệ được nhiều sinh mạng.
Tình trạng khẩn cấp tại New Zealand có ý nghĩa gì?
Người dân được yêu cầu ở nhà: NEMA cho biết, bất kỳ người nào "không làm việc trong những ngành dịch vụ trọng yếu thì phải ở trong nhà và ngừng toàn bộ tương tác với mọi người bên ngoài nơi cư trú".
Dịch vụ trọng yếu sẽ vận hành: Các dịch vụ y tế và cửa hàng thực phẩm như siêu thị sẽ tiếp tục hoạt động trong mùa dịch. Tuy nhiên, tất cả hoạt động trong nhà và ngoài trời khác sẽ bị cấm, và trường học sẽ đóng cửa.
Hạn chế giao thông công cộng: Giao thông công cộng chỉ phục vụ nhân viên làm việc trong các dịch vụ thiết yếu, hoặc để di chuyển tới siêu thị và vì các lý do y tế.
Lưu thông nội địa: Di chuyển hàng không trong nước sẽ bị giới hạn và chỉ phục vụ những người đang làm các dịch vụ trọng yếu.
Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cáo cáo, từ 0h đến 24h ngày 24/3, trên 31 tỉnh thành của Trung Quốc Đại lục ghi nhận thêm 47 trường hợp nhiễm mới COVID-19. Tất cả ca bệnh mới đều là những người nhập cảnh vào nước này.
Đến nay, Trung Quốc đã xác nhận tổng cộng 81.218 ca nhiễm COVID-19 (gồm 474 bệnh nhân nhập cảnh), tổng số người đã tử vong do dịch bệnh là 3.281.
Tỉnh Hồ Bắc, vùng dịch bùng phát ban đầu ở Trung Quốc, cũng không xác nhận thêm ca nhiễm mới nào trong ngày 24.
Ngoài ra, tổng cộng 73.650 bệnh nhân ở Trung Quốc Đại lục được NHC báo cáo đã điều trị khỏi và được xuất viện, chiếm 90.68% tổng số ca nhiễm.
New Zealand vừa ghi nhận số ca nhiễm virus Corona chủng mới tăng 30% trong bối cảnh quốc gia này sắp tiến hành lệnh phong tỏa vào cuối ngày thứ Tư, theo Bộ trưởng Y tế New Zealand Ashley Bloomfield.
Hiện đã có thêm 47 ca nhiễm mới được ghi nhận và 3 ca nghi nhiễm, nâng tổng số người nhiễm ở quốc gia này lên con số 205 ca, ông Bloomfield nói trong cuộc họp báo hôm thứ Tư. Bộ trưởng Y tế New Zealand cũng dự đoán, số ca nhiễm trong 10 ngày nữa sẽ tiếp tục tăng lên trước khi chững lại.
Thành phố lắp đặt mạng lưới camera này ngay trước lúc bị dịch bệnh tấn công.
Từ tháng trước, hàng ngàn người dân Mátxcơva phải ở cách ly bắt buộc 14 ngày tại nhà sau khi trở về từ các nước có dịch, tiếp xúc với người nhiễm bệnh hoặc có triệu chứng nhẹ.
Cảnh sát ghi lại thông tin chi tiết và cảnh báo họ rằng bất kỳ ai lẻn ra ngoài thành phố với đến 16 triệu dân và du khách có thể bị phạt 5 năm tù giam hoặc bị trục xuất nếu là người nước ngoài.
"Chúng tôi liên tục kiểm tra xem quy định có được tuân thủ hay không, trong đó có việc sử dụng các hệ thống nhận diện khuôn mặt", Thị trưởng Mátxcơva Sergei Sobyanin viết trên blog hồi tháng 2.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về việc xử lý sự bùng phát của virus Corona chủng mới, cho rằng Bắc Kinh vẫn tiếp tục từ chối cung cấp những thông tin cần thiết cho thế giới để ngăn chặn các ca lây nhiễm tiếp theo.
Trong một cuộc phỏng vấn với chương trình phát thanh của Washington Watch, ông Pompeo đã nhắc lại cáo buộc trước đây rằng Bắc Kinh chậm trễ trong việc chia sẻ thông tin về virus Corona chủng mới là nguyên nhân tạo ra rủi ro cho toàn thế giới. Điều này "thực sự gây nguy hiểm cho hàng ngàn người", ông Pompeo nói thêm.
Ông Pompeo cũng cáo buộc Iran và Nga đã tiến hành các chiến dịch đưa thông tin sai lệch về virus này.
Chiến dịch thông tin sai lệch từ Nga và Iran cũng như Trung Quốc vẫn tiếp tục, ông nói. Các nước này nói về việc virus đến từ quân đội Mỹ và có lẽ bắt đầu ở Ý, tất cả điều này nhằm "đổ vấy" trách nhiệm, Ngoại trưởng Mỹ nói.
Người đứng đầu cơ quan thu thập dữ liệu ở Ý cho biết hôm 24-3 số ca nhiễm virus corona chủng mới gây dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) ở Ý có thể cao gấp 10 lần so với số liệu chính thức trong bối cảnh chính phủ chuẩn bị các biện pháp mới nhằm buộc người dân ở nhà.
Ý hiện chứng kiến số trường hợp tử vong do Covid-19 cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Khoảng 743 người chết được ghi nhận trong ngày 24-3, mức cao nhất thứ hai trong một ngày kể từ khi dịch bệnh xuất hiện ở khu vực phía Bắc nước này vào ngày 21-2, nâng tổng ca tử vong lên 6.820 và tăng trở lại sau hai ngày ghi nhận ca tử vong giảm.
Mỹ đã có một ngày ghi nhận số ca tử vong vì Covid-19 cao kỷ lục với 160 người tử vong trên toàn bộ 50 bang. Đây là số ca tử vong cao nhất tại Mỹ kể từ khi đại dịch này bắt đầu. Hiện tại Mỹ có ít nhất 52.869 ca nhiễm virus Corona chủng mới và 701 người tử vong.
Mỹ trở thành nước bị ảnh hưởng nặng nề thứ 3 thế giới bởi dịch Covid-19, sau Trung Quốc và Ý.
Hôm thứ Ba, WHO cho biết, Mỹ có thể trở thành tâm dịch Covid-19 mới.
Tại Geneva, phát ngôn viên của WHO Margaret Harris cho biết các ca nhiễm bệnh ở Mỹ đã gia tăng rất nhiều. Trong 24 giờ qua, 85% các trường hợp nhiễm bệnh mới là ở Châu Âu và Mỹ, và trong số đó, 40% là ở Mỹ.
Khi được hỏi liệu Mỹ có thể trở thành tâm dịch mới hay không, bà Harris cho biết: "Hiện tại chúng tôi đang chứng kiến sự gia tăng rất nhanh về các trường hợp nhiễm bệnh ở Mỹ. Vì vậy, điều này có khả năng".
Dịch bệnh Covid-19 tới nay đã xuất hiện tại 196 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong vòng 24 giờ qua có thêm 2.091 người thiệt mạng và 38.816 ca bệnh mới, nâng tổng số ca mắc bệnh trên toàn thế giới lên trên 417.600 người và khiến 18.605 người tử vong.