Cập nhật lúc

COVID-19: Ấn Độ phong tỏa toàn quốc trong 3 tuần; Nhật Bản chính thức hoãn Olympic 2020

Dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và nghiêm trọng trên toàn thế giới.

undefined
49
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Thêm 87 ca tử vong do COVID-19 ở Anh

    Theo Bộ Y tế Anh, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 87 ca tử vong do virus corona.

    Tổng cộng, Anh đang có 422 ca tử vong và 8.077 ca dương tính.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sợ COVID-19, một số người ở Scotland quyết định "trốn chạy" đến đảo xa: Nơi vắng vẻ có thực sự là chốn an toàn?

    COVID-19: Ấn Độ phong tỏa toàn quốc trong 3 tuần; Nhật Bản chính thức hoãn Olympic 2020 - Ảnh 1.

    Nhiều đảo nhỏ tại Scotland đã tuyên bố "đóng cửa", không chào đón những "người ngoài" vì lo sợ nguy cơ dịch COVID-19 lây lan, theo CNN.

    Trong bối cảnh dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới ( COVID-19 ) diễn biến ngày càng phức tạp, chính phủ nhiều nước đã đề nghị người dân hạn chế ra ngoài, hạn chế tụ tập và tiếp xúc với người khác, thậm chí là phong tỏa trên diện rộng nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

    Tuy nhiên, khi phải đối diện với yêu cầu "ở nhà tránh dịch" của chính phủ, nhiều người đang sinh sống tại những thành phố đông dân cư hẳn sẽ nghĩ tới những vùng đất xa xôi, hoang vắng, với không khí trong lành và sự tự do mà thành phố không thể mang lại.

    Và điều đó thực sự đã xảy ra tại một số khu vực, như vùng cao nguyên của Scotland, Vương Quốc Anh - một trong những địa điểm du lịch đẹp nhất nước Anh. Nơi này có rất ít người sinh sống, và cảnh vật vẫn giữ được nét đẹp tự nhiên, hoang sơ hiếm có, theo CNN.

    Tình trạng những chuyến xe ùn ùn kéo đến những địa điểm như vậy - trong thời điểm hết sức nhạy cảm như hiện nay - đã khiến những người dân bản địa hết sức lo lắng về nguy cơ lây nhiễm bệnh khi dịch vụ y tế địa phương có nhiều hạn chế và bất cập.

    Giới chức địa phương thậm chí đã phải ban hành những lời cảnh báo, nhắc nhở những "người ngoài" rằng họ "không được chào đón" trong thời điểm hết sức phức tạp này.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Báo Anh: Việt Nam đã cho thấy mô hình hiệu quả trong việc ngăn chặn Covid-19 ở một quốc gia có nguồn lực hạn chế nhưng có quyết tâm của các nhà lãnh đạo

    COVID-19: Ấn Độ phong tỏa toàn quốc trong 3 tuần; Nhật Bản chính thức hoãn Olympic 2020 - Ảnh 1.

    "Việt Nam là một xã hội đồng lòng", Giáo sư Carl Thayer - giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales Canberra nói. "Đây là một quốc gia thống nhất; có lực lượng an ninh công cộng lớn, một chính phủ nhất quán, hiệu quả trong việc ứng phó với dịch bệnh".

    Khi hầu hết 96 triệu dân Việt Nam đang ăn mừng Tết Nguyên đán, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có mặt tại một cuộc họp của Chính phủ - tuyên bố chống dịch Covid-19. Căn bệnh đang hoành hành ở biên giới Trung Quốc và ông Phúc cảnh báo sẽ có nguy cơ lan sang Việt Nam. "Chống dịch như chống giặc!", Thủ tướng Phúc nói vào cuối tháng 1.

    COVID-19: Ấn Độ phong tỏa toàn quốc trong 3 tuần; Nhật Bản chính thức hoãn Olympic 2020 - Ảnh 2.

    Kể từ đó, Việt Nam đã cho thấy mô hình hiệu quả trong việc ngăn chặn Covid-19 ở một quốc gia có nguồn lực hạn chế nhưng có quyết tâm của các nhà lãnh đạo.

    Thay vì bắt tay vào kiểm dịch hàng loạt - vốn là cách phản ứng của một quốc gia giàu có như Hàn Quốc đối với dịch bệnh - thì Việt Nam đã tập trung vào việc cách ly người nhiễm bệnh, và theo dõi các trường hợp tiếp xúc gián tiếp, kể cả gián tiếp lần thứ hai và thứ ba.

    Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng: Kiểm dịch hàng loạt là tốt, nhưng nó còn phụ thuộc vào nguồn lực của từng quốc gia. Điều quan trọng là cần biết số người có thể đã tiếp xúc với căn bệnh này hoặc trở về từ vùng dịch bệnh, sau đó thực hiện các xét nghiệm với các đối tượng này.

    Ngoài việc lần theo thông tin và lịch trình của những người bị nhiễm bệnh, các biện pháp của Việt Nam còn bao gồm việc cách ly bắt buộc 14 ngày, vận động sự góp sức của các sinh viên y khoa, các bác sĩ và y tá đã nghỉ hưu tham gia vào cuộc chiến chống Covid-19.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bản tin bảo hộ công dân (Ngày 24/03/2020)

    Ngày 24/03/2020, ngay sau khi nhận được thông tin khoảng 100 công dân Việt Nam trên đường về nước bị "kẹt" khi quá cảnh tại các sân bay quốc tế của Thái Lan và Singapore, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại Thái Lan và Singapore khẩn trương liên hệ với các nhóm công dân nói trên để tìm hiểu thông tin, chủ động trao đổi với các cơ quan chức năng sở tại, các hãng hàng không để tìm chuyến bay phù hợp, đưa công dân về nước. 

    Các cơ quan đại diện đã kiên trì trao đổi với các hãng Hàng không Singapore Airlines và Thái Airways, đưa các công dân về đến Việt Nam ngay trong ngày.

    Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, nhiều quốc gia/vùng lãnh thổ đã tiến hành hạn chế hoặc đóng cửa các đường bay quốc tế, không cho quá cảnh (transit), nhiều hãng hàng không nước ngoài ngừng nhận khách, hủy chuyến, cũng như thay đổi các quy định về vận chuyển hàng hóa. 

    Để đảm bảo an toàn và sức khỏe của công dân, tránh những khó khăn trong quá trình di chuyển, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam hạn chế tối đa đi lại giữa các nước và về Việt Nam trong thời điểm hiện nay, tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch của nước sở tại, thường xuyên kiểm tra, cập nhật quy định của nước sở tại và các hãng hàng không, đảm bảo có đủ các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu để thực hiện chuyến đi (đặc biệt là các giấy tờ xác nhận tình trạng sức khỏe nếu có). 

    Trường hợp không có đầy đủ giấy tờ cần thiết có thể bị phía nước ngoài từ chối cho quá cảnh hoặc xuất nhập cảnh.

    Trường hợp cần trợ giúp, đề nghị công dân liên hệ theo số đường dây nóng bảo hộ công dân được đăng tải trên website chính thức của các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao hoặc số điện thoại của Tổng đài Bảo hộ công dân Cục Lãnh sự là: +84.9 81.84.84.84 ./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ấn Độ phong tỏa toàn quốc trong 3 tuần

    Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã yêu cầu phong tỏa toàn quốc 21 ngày bắt đầu từ đêm ngày 25/3.

    Tất cả 36 bang và vùng lãnh thổ của Ấn Độ sẽ bị phong tỏa hoàn toàn để đối phó với sự lây lan của virus corona.

    COVID-19: Ấn Độ phong tỏa toàn quốc trong 3 tuần; Nhật Bản chính thức hoãn Olympic 2020 - Ảnh 1.

    Ông Modi nói về việc này trên truyền hình: 

    "Mọi người đã thấy tình hình dịch bệnh do virus corona gây ra trong các bản tin. Mọi người cũng thấy các quốc gia mạnh mẽ trên thế giới bất lực trong đại dịch. Không phải là những nước này không cố gắng hoặc đang thiếu các nguồn lực. Mà bởi vì virus corona đang lây lan quá nhanh bất kể các nỗ lực, thách thức đang gia tăng. Kết quả nghiên cứu trong 2 tháng qua tại các nước và những gì các chuyên gia đã nói cho thấy giữ khoảng cách xã hội là lựa chọn duy nhất trong cuộc chiến chống lại virus corona. Hãy cách xa nhau và chỉ ở trong nhà của mình. Không còn cách nào khác để giữ an toàn trước viurs corona. Nếu muốn chấp dứt sự lây lan, chúng ta buộc phải phá vỡ vòng lây lan của bệnh".

    "Tôi yêu cầu mọi người ở yên tại nơi mình đang ở. Theo tình hình hiện tại, lệnh phong tỏa sẽ được áp dụng trong 21 ngày, tức là 21 ngày tới rất quan trọng đối với chúng ta," ông Modi tiếp tục.

    Các dịch vụ thiết yếu vẫn sẽ hoạt động như bình thường, bao gồm: điện, nước, dịch vụ y tế, cứu hỏa và thực phẩm.

    Tất cả các cửa hàng, công ty thương mại, nhà máy, xưởng sản xuất, văn phòng, nơi thờ cúng đều được đóng cửa. Các tuyến xe buýt và tàu liên thông các bang sẽ đóng cửa. Các hoạt động xây dựng cũng sẽ tạm dừng trong thời gian này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    CNN: Cứ 4 người trên thế giới thì có 1 người chịu ảnh hưởng do các lệnh hạn chế liên quan đến virus corona

    COVID-19: Tây Ban Nha ghi nhận hơn 500 ca tử vong trong 1 ngày; Nhật Bản chính thức hoãn Olympic 2020 - Ảnh 1.

    Tính tới nay, khoảng 2 tỉ người trên thế giới đang bị ảnh hưởng bởi lệnh phong tỏa 1 phần hoặc toàn phần, bởi lệnh hạn chế di chuyển hoặc giờ giới nghiêm do virus corona.

    Điều đó đồng nghĩa với việc 1/4 dân số thế giới đã bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp với COVID-19.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: 'Để lỡ thời gian vàng chống dịch là có lỗi với đất nước'

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ trưởng Tô Lâm: Quyết liệt, khẩn trương thực hiện 8 mệnh lệnh phòng chống COVID-19

    Đây là nhiệm vụ trọng tâm của công an các đơn vị, địa phương và vô cùng quan trọng, hết sức cấp bách cần thực hiện ngay và rất quyết liệt theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “chống dịch như chống giặc”. Do vậy, lãnh đạo Bộ Công an yêu cầu Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động để chỉ đạo thực hiện nghiêm túc mệnh lệnh công tác.

    COVID-19: Tây Ban Nha ghi nhận hơn 500 ca tử vong trong 1 ngày; Nhật Bản chính thức hoãn Olympic 2020 - Ảnh 1.

    Ngày 24/3, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Công điện số 01 chỉ đạo Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương quyết liệt thực hiện nghiêm túc, khẩn trương các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 .

    Nội dung Công điện nêu rõ: Tiếp theo Điện số 328/ĐK-HT, ngày 23/3/2020 của Bộ về phòng, chống dịch COVID-19; thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về kiểm tra, rà soát không để người nhiễm, nghi nhiễm COVID-19 từ nước ngoài về nước lan rộng ra cộng đồng, Bộ trưởng Bộ Công an yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương quyết liệt thực hiện nghiêm túc, khẩn trương mệnh lệnh công tác sau:

    Thứ nhất, Thủ trưởng, Giám đốc Công an các địa phương chỉ đạo Công an phường, thị trấn, Công an xã tổ chức rà soát từng nhà, từng hộ dân, quản lý từng tổ dân, khu phố, "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để lập danh sách người nước ngoài và công dân Việt Nam từ nước ngoài nhập cảnh về nước hiện đang cư trú tại địa phương kể từ ngày 7/3/2020 đến ngày 24/3/2020 (thay bằng số liệu thống kê từ ngày 10/3/2020 đến ngày 23/3/2020 theo Điện số 328/ĐK-HT, ngày 23/3/2020 của Bộ) và báo cáo về Bộ trước 18 giờ ngày 25/3/2020 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Nhật Bản và IOC đồng ý hoãn Thế Vận Hội Olympic 2020

    Thủ tướng Nhật Bản Shinza Abe và Chủ tịch Ủy ban Olympic Thế giới (IOC) Thomas Bach đã đồng ý hoãn kì thế vận hội khoảng 1 năm, tức là mùa hè năm 2021.

    Tuy nhiên, sự kiện này vẫn sẽ có tên gọi Olympic Tokyo 2020.

    "Thủ tướng Nhật Bản và chủ tịch IOC đã kết luận rằng thời gian tổ chức Olympic sẽ được dời sang một ngày không ở trong năm 2020 nhưng không muộn hơn mùa hè năm 2021. Việc này nhằm để đảm bảo sức khỏe cho vận động viên, những người tham gia Olympic và khán giả quốc tế," thông báo từ IOC và ủy ban tổ chức cho biết.

    COVID-19: Tây Ban Nha ghi nhận hơn 500 ca tử vong trong 1 ngày; Nhật Bản chính thức hoãn Olympic 2020 - Ảnh 1.

     "Các nhà lãnh đạo đã nhất trí rằng Olympic Tokyo sẽ là biểu tượng hi vọng cho thế giới trong suốt những khoảng thời gian khó khăn và ngọn lửa Olympic sẽ là ánh sáng ở cuối đường hầm".

    "Vì vậy, mọi người đồng thuận rằng ngọn lửa Olympic sẽ ở lại Nhật Bản".

    IOC đã phải đối diện với áp lực to lớn trogn việc hoãn kì Thế Vận Hội, vốn được lên kế hoạch diễn ra từ ngày 24/7 tới ngày 9/8.

    Thời gian tổ chức Olympic chưa bao giờ được thay đổi trong thời bình. Năm 1916, năm 1940 và năm 1944, Olympic bị hủy bỏ vì chiến tranh thế giới. 

    Ngày 17/3, một quan chức Nhật Bản phụ trách tổ chức Olympic nói nước này đã sẵn sàng tổ chức "toàn diện" kì Thế vận hội, tức là Olympic sẽ "diễn ra đúng ngày với đủ những người tham gia".

    Sau đó một tuần, IOC cho biết đang cân nhắc các phương án khác nhau bao gồm hoãn hoặc thay đổi Olympic để kì đại hội vẫn có thể diễn ra theo kế hoạch vào tháng 7.

    Đã có nhiều quốc gia phản đối tổ chức kì đại hội này giữa thời kì phòng chống dịch bệnh do virus corona gây ra.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày đau buồn ở Tây Ban Nha: Kỉ lục 514 người tử vong

    Tây Ban Nha ghi nhận kỉ lục 514 ca tử vong do virus corona vào ngày hôm nay (24/3), con số cao nhất từ trước tới nay tại nước này. 

    Hiện tại, tổng số người tử vong ở Tây Ban Nha là 2.696 trường hợp trong khi con số hôm qua là 2.182. Tổng số ca dương tính cũng tăng mạnh từ 33.089 lên 39.673 ca.

    Thủ tướng Pedro Sanchez đã cảnh báo rằng những giai đoạn nguy hiểm nhất vẫn chưa qua và kêu gọi người dân Tây Ban Nha "phải mạnh mẽ'.

    Tây Ban Nha đang trong tuần thứ hai phong tỏa. Lệnh này sẽ được áp dụng tới ngày 11/4 với những hạn chế nghiêm ngặt về việc di chuyển. Cảnh sát sẽ tuần hành các con phố và quân đội sẵn sàng hỗ trợ di chuyển bệnh nhân.

    Trung Quốc sắp dỡ bỏ lệnh phong tỏa Vũ Hán; EU đổ lỗi cho Nga về COVID-19 - Ảnh 1.

    Ảnh: Comunidad de Madrid /Getty Images

    Tại Madrid, khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi COVID-19, chính quyền địa phương và thành phố đã thiết lập các bệnh viện dã chiến ở khách sạn và các trung tâm công cộng nhằm giảm tải áp lực lên hệ thống y tế nước này.

    Mặc dù tình hình ở Tây Ban Nha không nghiêm trọng như ở Italy, nhưng quốc gia này đã trở thành nước châu Âu thứ 2 có hơn 1.000 người tử vong do bệnh.

    Nhằm giảm ảnh hưởng tiêu cực của COVID-19 tới kinh tế, chính phủ Tây Ban Nha đã thông báo một gọi hỗ trợ tài chính trị giá 20% GDP của đất nước, cung cấp 100 tỉ EUR để đảm bảo các khoản nợ của công ty cũng như 17 tỉ EUR nhằm viện trợ tài chính trực tiếp giúp các doanh nghiệp hoạt động trong đợt phong tỏa.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nguyên nhân sâu xa khiến người Mỹ và phương Tây không chịu đeo khẩu trang

    Cheryl Man, một du học sinh 20 tuổi gốc Trung Quốc đang sống tại TP New York - Mỹ, vẫn thường nhận lấy những ánh nhìn chằm chằm trên tàu điện ngầm vì đeo khẩu trang.

    Vào sáng 10-3, cô còn bị một nhóm thiếu niên chế nhạo và ho về phía mình. "Tôi cảm thấy bị xúc phạm và bị hiểu lầm" - nữ sinh viên kiêm trợ lý nghiên cứu kể. Cô Man còn nhận thấy sự kỳ thị ở văn phòng khi đeo khẩu trang. Không đồng nghiệp nào của cô làm điều này và một số người còn hỏi cô rằng cô có bị ốm không.

    Trung Quốc sắp dỡ bỏ lệnh phong tỏa Vũ Hán; EU đổ lỗi cho Nga về COVID-19 - Ảnh 1.

    "Tại sao họ lại nghĩ rằng tôi đeo khẩu trang là vì bản thân mình nhỉ? Đây là nghĩa vụ với cộng đồng. Nếu lỡ tôi bị nhiễm virus thì việc đeo khẩu trang có thế cứu được rất nhiều người" - cô Man chia sẻ.

    Đây là lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe ở Hồng Kông, nơi cô Man sinh ra và lớn lên, và cô tin điều này. Gần như tất cả cư dân ở Hồng Kông đều đeo khẩu trang từ khi có thông tin về loại virus bí hiểm đang lây lan ở TP Vũ Hán - Trung Quốc. Chính quyền Hồng Kông và các chuyên gia sức khỏe hàng đầu ở đây còn khuyến khích đeo khẩu trang để hạn chế virus SARS-CoV-2 lan rộng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    EU đổ lỗi cho Nga về COVID-19

    Một tài liệu gần đây của Liên minh châu Âu (EU) cho rằng phương tiện truyền thông Nga đã triển khai một "chiến dịch gây nhiễu thông tin quan trọng" chống lại phương Tây để làm trầm trọng tác động của coronavirus, gây hoang mang và gây mất lòng tin.

    Điện Kremlin đã bác bỏ các cáo buộc hôm thứ Tư, nói rằng chúng là vô căn cứ và thiếu ý thức chung, vô trách nhiệm, theo tường thuật của Business Insider.

    Tài liệu của EU nói chiến dịch của Nga - đẩy lên mạng các tin tức giả bằng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý, tiếng Đức và tiếng Pháp - sử dụng các báo cáo mâu thuẫn, khó hiểu và độc hại để khiến EU khó khăn hơn trong việc truyền đạt phản ứng của mình trước đại dịch.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lào ghi nhận 2 ca nhiễm Covid-19 đầu tiên

    Lào vừa ghi nhận 2 ca nhiễm virus Corona chủng mới đầu tiên, Reuters đưa tin, dẫn lời Bộ trưởng Y tế Lào.

    2 ca này bao gồm 1 nam nhân viên khách sạn 28 tuổi và một hướng dẫn viên du lịch nữ 36 tuổi, đều ở thủ đô Vientiane.

    Cả 2 người nhiễm đều từng du lịch nước ngoài và tiếp xúc chặt chẽ với người nước ngoài. Hiện cả 2 người nhiễm đang được điều trị tại bệnh viện.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tín hiệu hi vọng cho Italy khi ca nhiễm Covid-19 giảm xuống

    Cơ quan y tế Italy đã thông báo ngày 23/3, nước này có khoảng 4789 ca nhiễm mới trong 24 giờ, giảm so với ngày Chủ Nhật (5560 ca) và ngày thứ Bảy (6557 ca). Số ca nhiễm mới ở Italy cũng thấp hơn so với các ngày thứ Sáu và thứ Năm tuần trước.

    Lần đầu tiên số trường hợp nhập viện ở Lombardy – tâm điểm bùng phát dịch bệnh cũng giảm xuống kể từ khi dịch bệnh bùng phát.

    "Ngày hôm nay (23/3) có lẽ là ngày lạc quan đầu tiên của chúng tôi sau thời gian rất khó khăn và căng thẳng. Đây không phải là lúc để chúng ta ăn mừng chiến thắng nhưng Italy đang bắt đầu có điểm sáng ở cuối con đường. Hi vọng cho ngày mai tươi sáng trong cuộc chiến chống dịch bệnh", một quan chức y tế đứng đầu ở Lombardy cho biết.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Người đàn ông Mỹ tử vong sau khi tự ý dùng "thuốc chống sốt rét" để phòng COVID-19

    Trả lời NBC News, vợ của người đàn ông nói trên cho biết bà đã xem chương trình tivi và thấy tổng thống Donald Trump nói về tác dụng của chloroquine. Trong đó, ông Trump nói Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) đồng ý cho sử dụng thuốc điều trị sốt rét để chữa trị cho những trường hợp bị bệnh COVID-19 nặng.

    Tuy hiện tại chưa có loại thuốc đặc trị cho COVID-19, nhưng một số nghiên cứu cho thấy thuốc có chloroquine có thể có tác dụng trong một số ca bệnh nặng do COVID-19.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ông Trump đổi giọng, thôi gọi tên 'virus Trung Quốc'

    Khi được hỏi tại sao không sử dụng tên gọi "virus Trung Quốc" nữa, ông Trump dẫn ra tình trạng gia tăng sử dụng "ngôn ngữ thô tục" nhằm vào cộng đồng người Mỹ gốc Á và nói ngụ ý rằng việc đổ lỗi cho Trung Quốc gây ra đại dịch toàn cầu này là không đúng.

    "Có vẻ đang có những từ ngữ xấu xí nhằm vào cộng đồng người Mỹ gốc Á ở đất nước chúng ta và tôi không thích điều đó", nhà lãnh đạo Mỹ nói.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Anh thực hiện 'bế quan tỏa cảng' nhằm ngăn dịch Covid-19

    "Tôi bắt buộc phải thông báo cho người dân Anh một yêu cầu, rằng các bạn bắt buộc phải ở trong nhà kể từ tối ngày hôm nay", Thủ tướng Anh Boris Johnson đã nói trong bài phát biểu gửi tới toàn bộ người dân nước này vào tối ngày hôm qua 23/3 (theo giờ Anh).

    Ông Johnson cũng cảnh báo người dân Anh nên chấp hành việc ở trong nhà của mình hoặc sẽ phải đóng phạt khi lực lượng an ninh tại xứ sở sương mù sẽ được trao các quyền hạn nhất định để thực thi yêu cầu này.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc bỏ lệnh cấm đi lại với Hồ Bắc vào đêm nay; Vũ Hán tiếp tục bị phong tỏa

    Giới chức Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ kết thúc lệnh phong tỏa kéo dài 2 tháng với phần lớn tỉnh Hồ Bắc vào đêm nay. Những người trong điều kiện sức khỏe tốt sẽ được phép rời khỏi thành phố. Hồ Bắc là địa phương chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ dịch bệnh Covid-19.

    Hiện tại, Hồ Bắc không ghi nhận ca nhiễm mới nào trong hơn 1 tuần.

    Trong khi đó, thành phố Vũ Hán nơi dịch bệnh bùng phát vào tháng 12 năm ngoái, sẽ vẫn trong tình trạng phong tỏa đến 8/4. Trung Quốc cấm người dân ở Vũ Hán ra, vào thành phố kể từ đêm 23/1. Các phương tiện di chuyển như máy bay và tàu điện đều bị hủy, các trạm kiểm soát được thiết lập tại nhiều con đường dẫn đến thành phố.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nước Mỹ vắng vẻ lạ thường giữa đại dịch Covid-19

    Myanmar ghi nhận 2 ca nhiễm COVID-19 đầu tiên; số ca tử vong do virus corona tại Italy gần gấp đôi TQ - Ảnh 1.

    Quảng trường Thời Đại im ắng và rất ít người qua lại - một hình ảnh cực kỳ hiếm gặp ở địa danh nổi tiếng này

    Myanmar ghi nhận 2 ca nhiễm COVID-19 đầu tiên; số ca tử vong do virus corona tại Italy gần gấp đôi TQ - Ảnh 2.

    Đường phố vắng người ở Manhattan giữa đại dịch Covid-19

    Myanmar ghi nhận 2 ca nhiễm COVID-19 đầu tiên; số ca tử vong do virus corona tại Italy gần gấp đôi TQ - Ảnh 3.

    Cảnh chụp từ trên cao sân trường tiểu học Longfellow ở San Francisco, lệnh giới nghiêm và hạn chế đi lại đã được ban hành ở thành phố vùng vịnh thuộc bang California này

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Virus corona sống sót đến 17 ngày trên du thuyền Nhật Bản

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Giáo sư đoạt giải Nobel từng dự báo khá chính xác về dịch COVID-19: Sự lây lan của dịch bệnh sẽ sớm dừng lại

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngay lập tức ngừng bắn toàn cầu

    Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres hôm 23/3 vừa qua đã kêu gọi toàn thế giới thực hiện lệnh "ngừng bắn toàn cầu ngay lập tức" trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhằm bảo vệ những người dân thường tại các vùng chiến sự.

    "Sự lây lan mạnh của dịch COVID-19 đã cho thấy sự điên rồ của chiến tranh... Ngày hôm nay, tôi xin kêu gọi một lệnh ngừng bắn toàn cầu ngay lập tức, ở mọi ngõ ngách trên thế giới", ông Guterres phát biểu.

    Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Syria - quốc gia Trung Đông vốn đã rất khó khăn do cuộc chiến tranh kéo dài - xác nhận những trường hợp nhiễm COVID-19 đầu tiên.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tokyo có thể phong tỏa toàn thành phố nếu dịch COVID-19 diễn biến nghiêm trọng

    Thị trưởng thành phố Tokyo Yuriko Koike vừa đưa ra lời cảnh báo trong buổi sáng ngày hôm nay (24/3) rằng thủ đô của Nhật Bản có thể sẽ phải phong tỏa nếu số ca nhiễm COVID-19 tăng mạnh.

    Bà Koike cho biết khoảng thời gian 3 tuần tới rất quan trọng, và kêu gọi người dân cùng các nhà tổ chức sự kiện nên tránh những cuộc tụ tập đông người, cố gắng kiềm chế, giữ khoảng cách với người khác để ngăn virus lay lan và tránh viễn cảnh Tokyo bị phong tỏa.

    Tuyên bố trên của bà Koike được đưa ra sau khi Tokyo ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại Nhật Bản. Hiện Tokyo đã ghi nhận 154 ca nhiễm bệnh.

    Trong một diễn biến có liên quan, trong ngày hôm qua (23/3), nhiều người dân Nhật Bản vẫn tập trung tại các địa điểm ngắm hoa anh đào, bất chấp lời kêu gọi cách ly xã hội của chính phủ. Nhiều người thậm chí còn vô tư không đeo khẩu trang tại các địa điểm công cộng này.

    Myanmar ghi nhận 2 ca nhiễm COVID-19 đầu tiên; số ca tử vong do virus corona tại Italy gần gấp đôi TQ - Ảnh 1.
    Myanmar ghi nhận 2 ca nhiễm COVID-19 đầu tiên; số ca tử vong do virus corona tại Italy gần gấp đôi TQ - Ảnh 2.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Singapore ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại nước này

    CNN trích dẫn thông cáo của Bộ Y tế Singapore cho biết nước này đã xác nhận thêm 54 ca nhiễm COVID-19 mới vào cuối ngày 23/3 vừa qua. Đây cũng là số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất được ghi nhận tại quốc gia Đông Nam Á này kể từ khi dịch bệnh bùng phát.

    Trong số 54 trường hợp nói trên, có 48 trường hợp là ca nhiễm "nhập khẩu" từng có lịch sử đi lại tới châu Âu, Bắc Mỹ và các quốc gia thuộc khối Đông Nam Á.

    Như vậy, tính đến ngày hôm nay (24/3), Singapore đã có tổng cộng 509 ca nhiễm, trong đó gồm 2 ca tử vong, 152 ca đã được xuất viện và 355 ca vẫn đang được điều trị tại bệnh viện.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số người tử vong ở Italy gần gấp đôi Trung Quốc

    Trong ngày thứ Hai (23/3), Italy đã có thêm 601 người qua đời vì nhiễm Covid-19, nâng tổng số nạn nhân tử vong lên 6.077 người - cao gần gấp đôi Trung Quốc với 3.153 người tử vong.

    Dù vậy, mức gia tăng 601 người này đã thấp hơn so với ngày 22/3 (tăng 651 nạn nhân) và ngày 21/3 (tăng kỷ lục 793 nạn nhân). Con số tử vong có chiều hướng giảm dần khiến giới chức y tế Italy bày tỏ niềm lạc quan dù vẫn còn rất thận trọng.

    Số ca nhiễm mới đã tăng thêm 3.780 người, tỷ lệ tăng thấp hơn so với ngày hôm trước (3.957 người). Ngoài ra, đã có thêm 480 người phục hồi, nâng tổng số bệnh nhân bình phục lên 7.432 người.

    Tổng kết lại, Italy đã có 63.927 người nhiễm Covid-19. Trong đó bao gồm: 7.432 người phục hồi, 6.077 người tử vong, còn lại 50.418 trường hợp đang được theo dõi.

     Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://kenh14.vn/my-ghi-nhan-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hình ảnh về các tình nguyện viên Việt Nam tham gia chống dịch COVID-19 khiến bạn bè quốc tế xúc động gọi 2 tiếng "anh hùng"

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phát hiện ổ dịch COVID-19 tại một khách sạn ở Campuchia

    Bộ Y tế Campuchia thông báo phát hiện thêm 31 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 gồm 29 người là du khách từ Pháp và 2 người Campuchia là hướng dẫn viên du lịch.

    Như vậy, trong đoàn du khách Pháp gồm 37 người đến Preah Sihanouk vào ngày 18/3 có đến 31 người nhiễm COVID-19 . Hiện nay lực lượng chức năng nước này đã tiến hành phong tỏa toàn bộ khách sạn, giữ lại toàn bộ nhân viên, các hành khách và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm để kiểm tra.

    Chính phủ Campuchia cũng đã lập tức chỉ đạo các địa phương phải xác định thông tin những người mới trở về từ Thái Lan để nhân viên y tế theo dõi và thực hiện cách ly tại nhà trong thời gian 14 ngày.

    Nội dung được trích dẫn từ bài viết https://soha.vn/phat-hien-o-di...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ vượt mốc 46.000 người

    Theo số liệu được cập nhật trên trang thống kê worldometers.info, tính đến 10h10 ngày hôm nay (24/3 - theo giờ Việt Nam), số ca nhiễm COVID-19 được xác nhận tại Mỹ đã tăng lên 46.116 người, số ca tử vong tăng lên 579 người. Hiện tại, Mỹ là quốc gia có số người nhiễm virus cao thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Italy.

    Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày hôm qua (23/3), Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng thừa nhận tình hình dịch bệnh đang có chiều hướng xấu đi, tuy nhiên ông khẳng định rằng chính quyền Mỹ đang làm mọi cách để tình hình không trở nên quá tồi tệ, đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng con số sẽ giảm xuống.

    Myanmar ghi nhận 2 ca nhiễm COVID-19 đầu tiên; TT Trump bỏ cụm từ virus TQ trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Myanmar ghi nhận 2 ca nhiễm COVID-19 đầu tiên

    Myanmar ghi nhận 2 ca nhiễm COVID-19 đầu tiên; TT Trump bỏ cụm từ virus TQ trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng - Ảnh 1.

    Ảnh: AFP

    Thông tin trên đã được công bố trên tờ báo nhà nước của Myanmar, Global New Light.

    Hai trường hợp nhiễm COVID-19 đầu tiên được xác nhận tại nước này là một người đàn ông 26 tuổi và một người đàn ông 36 tuổi, cả 2 đều từng di chuyển đến nước khác trong thời gian gần đây.

    Được biết, cả 2 trường hợp này đều không có triệu chứng ho và sốt, và hiện đang được cách ly.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ những tổn thất do dịch Covid - 19 gây ra tại Nhật Bản

    Ngày 23/3/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gửi thư tới Thủ tướng Nhật Bản A-bê Sin-dô (Abe Shinzo), chia sẻ những khó khăn, tổn thất mà dịch Covid-19 đã gây ra cho nhân dân Nhật Bản, đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ và nhân dân Nhật Bản trong việc kiểm soát dịch, đề nghị tăng cường hợp tác phòng, chống dịch bệnh này.

    Trên tinh thần quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản, với tư cách là nước điều phối quan hệ ASEAN - Nhật Bản giai đoạn 2018 - 2021, Chủ tịch ASEAN 2020, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hai nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ để phát triển mạnh mẽ quan hệ ASEAN - Nhật Bản, thúc đẩy hiệu quả quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, đầu tư, thương mại, giao lưu nhân dân… cũng như trên các diễn đàn quốc tế và khu vực. 

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây http://toquoc.vn/thu-tuong-chi...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc ghi nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ở tỉnh Hồ Bắc trong 6 ngày

    Lần đầu tiên sau 6 ngày, Trung Quốc tiếp tục ghi nhận thêm một ca nhiễm Covid-19 mới tại tỉnh Hồ Bắc, theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc.

    Ca nhiễm mới là một trong số 78 ca nhiễm trên toàn quốc trong ngày 23/3, trong đó 74 ca nhiễm còn lại là "nhập khẩu".

    Như vậy, cho đến nay, Trung Quốc đại lục có tổng cộng tới 81.171 ca nhiễm. Trong tổng số này, 73.159 bệnh nhân đã hồi phục và được xuất viện.

    Trong những tuần gần đây, số lượng các ca lây nhiễm tại địa phương Trung Quốc đã giảm trong khi các ca nhiễm nhập khẩu tăng lên. Tổng số ca nhiễm nhập khẩu của Trung Quốc đại lục hiện nay là 427.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TT Trump bỏ cụm từ 'virus Trung Quốc' trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, kêu gọi bảo vệ người Mỹ gốc Á

    "Việc bảo vệ cộng đồng người Mỹ gốc Á của chúng ta ở Mỹ và trên toàn thế giới là rất quan trọng", Tổng thống Donald Trump nói trong một cuộc họp ngắn tại Nhà Trắng.

    "Họ là những người tuyệt vời và sự lây lan của virus không phải là lỗi của họ dưới bất kỳ hình thức hay cách thức nào", ông nói. "Họ đang hợp tác chặt chẽ với chúng tôi để ngăn chặn nó. Chúng ta sẽ cùng chiến thắng. Điều này rất quan trọng". 

    Trong cuộc họp báo, khi được hỏi về lý do tại sao ngừng sử dụng cụm từ "virus Trung Quốc", ông chủ Nhà Trắng giải thích rằng, ngày càng nhiều ngôn ngữ khó chịu chống lại người Mỹ gốc Á và dường như việc đổ lỗi cho Trung Quốc về đại dịch là sai.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Covid-19: Kế hoạch tuyệt mật của Mỹ

    Ngay cả khi Tổng thống Donald Trump khẳng định ông âm tính với virus corona chủng mới (SARS-CoV-2), đại dịch Covid-19 vẫn làm gia tăng nỗi lo về việc hàng loạt quan chức Mỹ bị nhiễm, khiến nhánh hành pháp hay thậm chí quốc hội và Tòa án Tối cao tê liệt.

    Trong trường hợp đó, Washington buộc phải triển khai các kế hoạch tuyệt mật đã được chuẩn bị từ sau sự kiện khủng bố ngày 11-9-2001 để bảo đảm chính phủ tiếp tục hoạt động.

    Theo tạp chí Newsweek, các kế hoạch này bao gồm sơ tán Washington và ủy quyền điều hành đất nước cho các quan chức bậc cao thứ hai ở những địa điểm hẻo lánh.

    Tuy nhiên, một quan chức cấp cao giấu tên khẳng định Covid-19 là "một vùng lãnh thổ mới", nơi mà ngay cả bản thân quân đội Mỹ cũng không bảo đảm được sức mạnh. Trong quá khứ, gần như mọi tình huống giả lập liên quan đến sự chuẩn bị khẩn cấp của Mỹ đều có yếu tố trợ giúp dân sự và quân sự từ bên ngoài. Nhưng với Covid-19, quan chức nêu trên dự báo: "Trong trường hợp tồi tệ nhất, có thể sẽ chẳng có sự trợ giúp đến từ bên ngoài". Theo ông này, trong số kịch bản thảm họa liên quan đến Covid-19 có rủi ro bạo lực diện rộng vì thiếu thốn lương thực và điều này đang buộc các nhà hoạch định xem xét lại "những tình huống bất thường".

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Brazil chứng kiến sự tăng vọt của gần 400 ca nhiễm mới trong một ngày

    Brazil đã ghi nhận gần 400 ca nhiễm mới chỉ trong ngày 23/3, nâng tổng số ca nhiễm lên 1.891.

    Trong đó, 9 ca tử vong mới được xác nhận, nâng tổng số ca tử vong lên 34 (30 người ở Sao Paulo và 4 người ở Janeiro, theo Bộ Y tế nước này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TT Trump thừa nhận dịch bệnh có khả năng diễn biến xấu

    Tổng thống Mỹ Donald Trump thừa nhận hôm 23/3 rằng, dịch bệnh Covid-19 có khả năng sẽ diễn biến theo chiều hướng xấu trong thời gian tới.

    "Chắc chắn điều này [dịch bệnh] sẽ trở nên tồi tệ", Tổng thống Trump đồng ý với nhận định của bác sĩ riêng đã được đưa ra trước đó cùng ngày, dự đoán một diễn biến xấu có khả năng xảy ra trong tuần này.

    "Chúng tôi đang cố gắng để khiến dịch bệnh bớt tồi tệ hơn", ông nói. "Rõ ràng là các con số sẽ tăng theo thời gian và sau đó sẽ giảm".

    Ông chủ Nhà Trắng cũng nhận định, các biện pháp hạn chế được chính quyền liên bang đề xuất sẽ không kéo dài trong ba hoặc bốn tháng bởi ông muốn khởi động lại nền kinh tế Mỹ.

     

    "Chúng tôi đang cố gắng để khiến dịch bệnh bớt tồi tệ hơn. Rõ ràng là các con số sẽ tăng theo thời gian và sau đó sẽ giảm".

    Tổng thống Donald Trump

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ và Châu Âu đau đầu với những người dân trốn cách ly, tụ tập ăn chơi, nhảy múa bất chấp lệnh phong tỏa giữa đại dịch Covid-19

    Một bộ phận thanh niên ở Đức đang tổ chức những ‘bữa tiệc corona" và ho thẳng vào mặt người lớn tuổi. Từ Pháp cho tới Florida (Mỹ) và Australia, đám đông sinh viên đại học tụ tập ở bãi biển để tiệc tùng, bất chấp lệnh hạn chế đi lại trong đại dịch Covid-19.

    Sự coi thường lệnh phong tỏa và những khuyến cáo của họ đã khiến các nhà chức trách phải mạnh tay hơn với nhóm người này, những người đang cố lách luật, thoát ra khỏi việc cách ly. Trong một số trường hợp, họ còn kháng cự lại với các sĩ quan cảnh sát đang làm nhiệm vụ hạn chế tụ tập đông người nhằm giảm bớt nguy cơ lây lan virus corona.

    "Một vài người tự cho rằng họ là những anh hùng khi họ tự ý phá vỡ các luật lệ." – Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Pháp, ông Christophe Castaner cho biết.

    "Nhưng, không đâu, các bạn chỉ là những kẻ ngu ngốc và đặc biệt là đang đặt bản thân vào sự nguy hiểm." – ngài Bộ trưởng nói thêm.

    Số ca nhiễm Covid-19 ở Mỹ tăng cao, cán mốc 40.000; Anh phong tỏa toàn quốc sau khi có hơn 6.000 ca nhiễm - Ảnh 1.

    Ảnh chụp các bạn sinh viên đang tụ tập, vui chơi tại bãi biển Pompano, tiểu bang Florida (Mỹ) hôm 17/03 (ảnh: AP)

    Trong khi đó, chính quyền tiểu bang Florida (Mỹ) đã cho đóng cửa tất cả các bãi biển thuộc bang này, sau khi những bức ảnh đám đông sinh viên tụ tập xuất hiện đầy trên TV, trong những ngày mà số ca tử vong trên toàn cầu tăng đến mức chóng mặt. Nước Úc cũng cho đóng cửa bãi biển nổi tiếng Bondi ở Sydney do lo ngại sự lan rộng của Covid-19.

    Thống đốc bang New York, Andrew Cuomo phát biểu hôm thứ 7 rằng phân nửa số ca nhiễm ở bang này là nhóm người từ 18 đến 49 tuổi và ngài Thống đốc cũng cảnh báo họ "không phải là siêu nhân". Nhiều người đã không tuân thủ khoảng cách xã hội và phớt lờ lệnh cấm tụ tập ở tiểu bang New York, một trong 3 bang có số ca nhiễm Covid-19 nhiều nhất nước Mỹ.


    Bài viết được tham khảo từ kenh14.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://kenh14.vn/my-va-chau-a...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tại sao Nga có tới 146 triệu dân nhưng chỉ 0,0001% người nhiễm bệnh giữa cơn bão Covid-19 đang càn quét khắp châu Âu?

    Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu, trong tuần qua nước Nga đã ngăn chặn được sự lây lan của virus corona chủng mới (SARS-CoV-2), và tình hình trong nước đã được kiểm soát - theo thông tin từ CNN. Tất cả là nhờ những biện pháp quyết liệt được thực hiện từ rất sớm, nhằm ngăn không để nhiều người có nguy cơ tiếp xúc với dịch bệnh.

    Theo thông tin chính thức do Nga ban hành, chiến lược của tổng thống Putin có vẻ đã mang lại hiệu quả. Số lượng các ca dương tính được xác nhận tại Nga đang ở mức cực kỳ thấp, bất chấp việc quốc gia này có chung đường biên giới rất dài với Trung Quốc, và ca nhiễm bệnh đầu tiên được ghi nhận từ tháng 1/2020.

    Trên thực tế, số lượng người nhiễm mới tại Nga vẫn đang tăng lên, nhưng với tốc độ chậm. Vấn đề nằm ở chỗ, dân số của Nga lên tới 146 triệu, mà chỉ có 253 người nhiễm bệnh, tỉ lệ 0,00017% tính đến ngày 23/3. Trong khi đó thì Luxembourg - đất nước nhỏ bé phía Tây Âu với vỏn vẹn hơn 628.000 dân, mà đã có 670 ca nhiễm cùng 8 người tử vong.

    Lý do là gì? Một số chuyên gia tin rằng phản ứng sớm của Nga - như việc đóng cửa biên giới dài hơn 4100 km với Trung Quốc từ ngày 30/1, hay thiết lập các khu cách ly quyết liệt - đã góp phần làm chậm quá trình lây lan của virus, từ đó giúp họ kiểm soát dịch bệnh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Du học sinh TQ: "Tôi chọn ở lại vì không muốn gây thêm phiền phức cho tổ quốc"

    Miller - du học sinh Trung Quốc tại Anh cho biết, cô cũng chú ý đến tình hình hiện tại ở Trung Quốc, khi biết rằng phần lớn các trường hợp mới là các trường hợp "nhập khẩu" từ nước ngoài. "Tôi thực sự không muốn trở thành trường hợp dó, làm tăng số ca nhiễm mới của Trung Quốc, cũng không muốn gây thêm phiền phức cho tổ quốc".

    Theo Miller, nhiều sinh viên Trung Quốc chọn ở lại cũng vì lý do này.

    Số ca nhiễm Covid-19 ở Mỹ tăng cao, cán mốc 40.000; Anh phong tỏa toàn quốc sau khi có hơn 6.000 ca nhiễm - Ảnh 1.

    Trong khi đó, Giả Lỗi đến Ý để tham gia chương trình học ngắn hạn vào sáu tháng trước. Trường học của anh nằm ở thành phố Perugia, miền trung nước Ý, là một thành phố núi. So với Milan và Rome, thành phố này không lớn bằng nhưng cũng rất náo nhiệt.

    Một số bạn học của Giả Lỗi vào cuối tháng 2 nhận ra tình hình, vì vậy họ đã nộp đơn để kết thúc chương trình học sớm và trở về nước. Nhưng Giả Lỗi quyết định ở lại đây.

    "Ở đâu thì cũng đều là nhà, tại sao không xem chính phủ và người dân ở đây phản ứng như thế nào. Thật thú vị khi nghĩ như vậy", anh chia sẻ.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cuba sẽ thắt chặt đảo vì lo ngại về Covid-19

    Giới chức Cuba ngày 23/3 tuyên bố sẽ hạn chế việc đi trên đảo và ra nước ngoài, đóng cửa tất cả các trường học bắt đầu từ thứ Ba trong khoảng một tháng để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19

    Tuần trước, giới chức nước này thông báo, các hoạt động liên quan đến du lịch sẽ bị cấm bắt đầu từ thứ Ba và tất cả công dân Cuba, người nước ngoài trở về từ nước ngoài sẽ phải cách ly 14 ngày.

    Thủ tướng Manuel Marrero Cruz cho biết, bất chấp lệnh cấm đó, hơn 32.000 khách du lịch nước ngoài vẫn ở trên đảo. Ông khẳng định, bắt đầu từ thứ Ba, khách du lịch sẽ bị cấm rời khỏi khách sạn cho đến khi chính phủ làm việc để đưa họ trở về nước.

    Số ca nhiễm Covid-19 ở Mỹ tăng cao, cán mốc 40.000; Anh phong tỏa toàn quốc sau khi có hơn 6.000 ca nhiễm - Ảnh 1.

    Cuba tăng cường biện pháp phòng chống Covid-19. Ảnh: Getty

    "Không ai [khách du lịch] có thể đi ra đường", ông Marrero nói.

    Các trường học sẽ đóng cửa bắt đầu từ thứ Ba cho đến ít nhất là ngày 20/4, Thủ tướng Cuba tuyên bố, tất cả học sinh sinh viên được yêu cầu học tại các trường công.

    Cho đến nay, Cuba ghi nhận 40 trường hợp nhiễm Covid-19 và 1.036 người đã phải nhập viện để theo dõi y tế.

    Thủ tướng Marrero yêu cầu người dân cần giữ khoảng cách ít nhất một mét nếu xuất hiện ở địa điểm công cộng.

    Ông cho biết, lực lượng cảnh sát bổ sung sẽ được triển khai khắp đảo để thực thi các biện pháp mới.  

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tiểu bang Washington yêu cầu cư dân ở nhà trong 2 tuần tới

    Thống đốc tiểu bang Washington Jay Inslee đã ban hành một lệnh cấm mới vào tối 23/3,  yêu cầu người dân ở nhà trong hai tuần tới.

    Lệnh cấm có hiệu lực ngay lập tức với ngoại lệ là những đối tượng làm các công việc quan trọng và việc đi mua sắm thực phẩm. 

    "Vũ khí này - cách ly xã hội - là vũ khí duy nhất chúng ta có dùng để chống lại virus này", ông Inslee nói trong một tuyên bố trên truyền hình.

    Số ca nhiễm Covid-19 ở Mỹ tăng cao, cán mốc 40.000; Anh phong tỏa toàn quốc sau khi có hơn 6.000 ca nhiễm - Ảnh 1.

    Ông Jay Inslee. Ảnh: AP

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca nhiễm ở Mỹ cán mốc 40.000

    Theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins (Mỹ), tính đến ngày 23/3, nước này ghi nhận tổng cộng 41.026 ca nhiễm và 479 ca tử vong.

    Cùng ngày, số ca nhiễm tại bang New York, nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh tăng lên 20.875. Trước đó, Tổng thống Mỹ đã tuyên bố New York, Washington và California là "khu vực thảm họa quan trọng" do sự bùng phát vì dịch bệnh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sự thật về việc Nga thả 500 con sư tử để người dân không ra khỏi nhà trong dịch COVID-19

    Gần đây, nhiều người dùng mạng xã hội chia sẻ hình ảnh một "bản tin" có cảnh một con sư tử bước đi trên đường và có dòng chữ ghi rằng "Nga thả hơn 500 con sư tử trên đường phố để đảm bảo mọi người đều ở trong nhà trong đợt đại dịch".

    Dòng chữ bên dưới ghi thêm: "Ông Vladimir Putin đã thả 500 con sư tử để người dân ở trong nhà". 

    Thông tin này đã được nhiều người lan truyền trên Twitter, Facebook, WhatsApp. Một số còn "cải biên" thông tin thành "Tổng thống Nga Putin thả 800 con sư tử và hổ trên khắp nước Nga để tấn công bất kì ai dám ra đường".

    Số ca tử vong ở Italia sắp gấp đôi TQ, Anh phong tỏa toàn quốc sau khi có hơn 6.000 ca nhiễm - Ảnh 1.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phu nhân Melania Trump âm tính với SARS-CoV-2

    Đệ nhất phu nhân Melania Trump đã được xét nghiệm SARS-CoV-2 và âm tính, Tổng thống Donald Trump nói trong cuộc họp báo ngắn ngày thứ Hai.

    Đây là lần đầu tiên Tổng thống xác nhận vợ ông đã được làm xét nghiệm với Covid-19.

    Trước đó, Tổng thống Trump, Phó Tổng thống Mike Pence và phu nhân Karen Pence đều đã được xét nghiệm và tất cả đều âm tính.

    Đệ nhất phu nhân Melani được xét nghiệm cùng thời điểm với Tổng thống Trump vào ngày 13/3 vừa qua.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hy vọng ở Italia tăng cao

    Vào ngày 23/3, Italia ghi nhận 602 ca tử vong, mức tăng thấp nhất trong bốn ngày liên tiếp, trong khi số ca nhiễm mới cũng chậm lại, điều này làm tăng hy vọng rằng nước này đã vượt qua đỉnh dịch, theo Reuters.

    Số liệu từ Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italia cho biết, số người tử vong do lây nhiễm trong một tháng tăng lên 6.077, trong khi tổng số ca lây nhiễm được xác nhận là 63.927, tăng 4.789 ca trong 24 giờ qua. 

    Đáng chú ý, số ca tử vong của Italia sắp gấp đôi Trung Quốc dù dịch bệnh tại đất nước hình chiếc ủng bùng phát sau và diễn ra trong thời gian ngắn hơn Bắc Kinh. Số ca tử vong tại quốc gia đông dân nhất thế giới hiện là 3.270 ca.

    Số ca tử vong ở Italia sắp gấp đôi TQ, Anh phong tỏa toàn quốc sau khi có hơn 6.000 ca nhiễm - Ảnh 1.

    Các binh sĩ quân đội tuần tra trên đường phố để thực thi việc phòng chống lại sự lây lan của COVID-19 tại Milan. Ảnh: Reuters

    Ông Giulio Gallera, quan chức y tế hàng đầu vùng Bologna, nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh này nhận định: "Hôm nay có lẽ là ngày tích cực đầu tiên sau khi chúng ta trải qua một giai đoạn khó khăn trong suốt một tháng qua. Tuy đây chưa phải là lúc để cất lên bài ca chiến thắng, nhưng chúng ta đang bắt đầu thấy ánh sáng ở cuối đường hầm".

    Bên cạnh đó, người đứng đầu Viện Sức khỏe Quốc gia của Ý, Silvio Brusaferro, cho rằng còn quá sớm để tin rằng tín hiệu tích cực sẽ tiếp tục do điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố và điều quan trọng là phải tiếp tục các biện pháp kiểm soát dịch, tránh nguy cơ dịch bùng phát ở miền trung và miền nam Italia.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Anh phong tỏa toàn bộ đất nước

     Trong cuộc họp báo tối 23/3, Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố phong tỏa toàn bộ quốc gia trong ba tuần, yêu cầu người dân ở trong nhà, hạn chế các hoạt động công cộng nhằm tránh sự lây lan của Covid-19.

    “Bắt đầu từ tối nay, tôi buộc phải gửi đến người dân Anh một yêu cầu đơn giản, tất cả phải ở lại trong nhà. Bởi lẽ điều quan trọng sống còn bây giờ là ngăn dịch lây lan giữa các gia đình. Chúng tôi sẽ theo dõi thường xuyên các lệnh hạn chế và sau 3 tuần nữa có thể sẽ nới lỏng nếu có thể. Nhưng hiện tại, không có một lựa chọn dễ dàng nào nữa”, ông nói.

    WHO cảnh báo đại dịch Covid-19 đang tăng tốc, Anh phong tỏa toàn quốc sau khi có hơn 6.000 ca nhiễm - Ảnh 1.

    Hai đứa trẻ xem cuộc họp báo của Thủ tướng Boris Johnson ở Anh. Ảnh: Reuters

    "Không Thủ tướng nào muốn công bố biện pháp này nhưng tôi biết biện pháp phong tỏa này đang và sẽ cứu nhiều người", Thủ tướng Anh nhấn mạnh.

    Lệnh cấm yêu cầu người dân không được ra ngoài, trừ phi đi mua những nhu yếu phẩm cần thiết, cần hỗ trợ y tế và di chuyển tới nơi làm nếu không thể làm việc trực tuyến.

    Các cửa hàng bán vật dụng không cần thiết, bao gồm thời trang, đồ điện tử, thư viện, công viên, phòng tập ngoài trời và nhà thờ đều bị đóng cửa.

    Tính đến thời điểm hiện tại, nước Anh đã ghi nhận 6.650 ca nhiễm với 335 ca tử vong, cao gấp 6 lần so với thời điểm cách đây 1 tuần.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sân bay Tân Sơn Nhất dừng tiếp nhận chuyến bay từ 25/3

    Bộ GTVT vừa có văn bản hoả tốc về việc tạm dừng vận chuyển công dân Việt Nam từ nước ngoài đến Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất do khu cách ly tại đây đã quá tải.

    Văn bản do Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn ký nêu rõ: Thực hiện Thông báo số 118/TP-VPCP, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu "Tiếp tục hạn chế kịp thời, tối đa và giãn cách các chuyến bay vận chuyển hành khách từ nước ngoài vào Việt Nam, kể cả đối với các hãng hàng không nước ngoài (vì dễ dẫn đến quá tải các khu cách ly), Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo ngành hàng không thực hiện ngay, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyến bay chở hành khách là người nước ngoài rời khỏi Việt Nam".

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chia sẻ của 1 bác sĩ người Mỹ về tầm quan trọng của "cách ly xã hội" trong mùa dịch Covid-19: "Dù việc cách ly có chán đến mấy thì chán còn hơn chết"

    Dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) do chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) gây ra tiếp tục diễn biến phức tạp và chưa có bất cứ dấu hiệu suy giảm nào. Đặc biệt là tại các nước châu Âu (EU) như Italy và Pháp liên tục ghi nhận số ca nhiễm mới tăng kỷ lục.

    Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 , bác sĩ Anita Sircar (Los Angeles, Mỹ) chia sẻ: "Dù việc các ly có chán đến mấy thì chán còn hơn chết. Xin hãy lắng nghe lời khuyên từ cơ quan chức năng. Ở nhà, chơi ô chữ, xếp logo, nấu ăn hay dọn tủ quần áo, cái gì cũng được, nhưng xin nhớ, xin nhớ, xin nhớ hãy hạn chế giao tiếp xã hội"".

      

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng: 10-15 ngày tới sẽ quyết định thất bại hay thành công trong chống dịch Covid-19

    Chiều 23/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống dịch Covid-19.

    Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng nêu rõ, trong 10-15 ngày tới sẽ quyết định thất bại hay thành công trong chống dịch Covid-19.

    Vì vậy, các cấp, các ngành, hệ thống chính trị "đã quyết liệt rồi, chặt chẽ rồi thì càng quyết liệt, chặt chẽ hơn, phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân".

    "Phải thành công chứ không thất bại, không để lây lan lũy thừa, nhiều người mắc, người chết tại Việt Nam", Thủ tướng nhấn mạnh.

    Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam kiên trì nguyên tắc chống dịch "ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng dập dịch".

    Đặc biệt, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp không cách ly, không khai báo, gây hậu quả phải xử lý hình sự.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO: Số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu cán mốc hơn 300.000

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tính đến 10h sáng ngày 23/3 (giờ Thụy Sĩ), số ca nhiễm Covid-19 đã cán mốc hơn 330.000 ca với 14.510 ca tử vong, trải rộng khắp 189 quốc gia và vùng lãnh thổ.

    "Hơn 300.000 trường hợp nhiễm Covid-19 đã được báo cáo cho WHO, đến từ hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đại dịch đang tăng tốc.

    Phải mất 67 ngày để ghi nhận 100.000 ca nhiễm đầu tiên nhưng chỉ mất 11 ngày cho 100.000 ca nhiễm thứ hai và chỉ cần 4 ngày cho 100.000 ca nhiễm thứ ba", theo Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus.

    WHO cảnh báo đại dịch Covid-19 đang tăng tốc, số ca nhiễm trên toàn cầu cán mốc hơn 300.000 ca - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại