*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Cập nhật thông tin dịch Covid-19 hôm nay, ngày 10/9 tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh thành trên cả nước.
Quận Thanh Xuân phong tỏa chung cư Rivera Park số 69 Vũ Trọng Phụng, phường Thanh Xuân Trung, với hơn 2.600 dân sau khi xác định 4 ca dương tính.
17h30 ngày 10/9, cảnh sát dựng rào chắn hai lối vào tòa nhà. Tất cả cư dân ở 666 căn hộ được yêu cầu ở trong nhà. Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người dân trong khu vực.
Đại diện Ban quản lý chung cư cho hay, ca dương tính là nữ, 38 tuổi, sống tại tầng 21, bán hàng online thực phẩm cho người dân trong khu vực. Ngày 3/9, chị xuất hiện triệu chứng bệnh; ngày 8/9 được lấy mẫu diện rộng có kết quả gộp dương tính với nCoV và công bố ca bệnh sáng 10/9.
Ban quản lý đã bố trí người hỗ trợ chuyển nhu yếu phẩm cho người dân trong thời gian tạm thời phong tỏa với khung giờ từ 7h đến 9h và 16h đến 18h hàng ngày.
Bấm link đọc bài viết nguồn tại đây:
Chiều 10/9, Công an Hà Nội cho biết, Công an phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân đang lập hồ sơ, xử lý vụ việc cháu bé 10 tuổi tử vong theo quy định của pháp luật.
Khoảng 11h cùng ngày, Công an phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân nhận tin báo tại số 43 ngõ 475/20/63 đường Nguyễn Trãi, Hạ Đình xảy ra vụ việc điện giật chết người.
Nạn nhân là cháu H. H. D. sinh năm 2011, học sinh lớp 5 trường tiểu học Thái Thịnh, quận Đống Đa.
Theo Công an Hà Nội, nguyên nhân tử vong xác định do cháu D dùng que ngoáy tai bằng sắt chọc một đầu vào dây nguồn của laptop rồi cầm chọc vào ổ điện, dẫn đến điện giật tử vong.
Phát hiện sự việc, gia đình lập tức đưa cháu D vào cấp cứu tại Bệnh viện Đống Đa nhưng cháu không qua khỏi.
Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho hay, theo báo cáo ban đầu khi xảy ra sự việc, cháu D. ở nhà cùng em gái, bố vừa đi ra ngoài có việc riêng. Bé đã dùng vật dụng bằng kim loại chọc vào ổ điện dẫn đến hậu quả đau lòng.
Từ sự việc này, Công an Hà Nội khuyến cáo, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, học sinh, trẻ nhỏ phải học online tại nhà, nhiều gia đình đã để trẻ nhỏ tự quản, tự sinh hoạt tại nhà mà không có sự kèm cặp của người lớn, hoặc có nhiều gia đình cho con nhỏ tự do chơi tại khuôn viên nhà.
Bấm link đọc bài viết chi tiết tại đây:
Theo lộ trình của TPHCM, địa bàn sẽ chia làm 3 giai đoạn thực hiện nhằm mở cửa lại tất cả hoạt động của nền kinh tế sau ngày 15/1/2022. Việc mở lại các hoạt động dựa trên công cụ là "thẻ Covid".
Chiều 10/9, UBND TPHCM tổ chức hội nghị tiếp thu ý kiến đóng góp từ cộng đồng doanh nghiệp, hoàn thiện dự thảo kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế thành phố sau ngày 15/9.
Tại hội nghị, lãnh đạo UBND TPHCM cùng các sở, ngành đã nêu rõ những quan điểm, nguyên tắc của địa phương trong quá trình mở lại, phục hồi và phát triển nền kinh tế. Theo đó, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 của địa bàn có nhiều nét khả quan và phù hợp với kế hoạch phòng, chống dịch bệnh của ngành y tế, địa phương sẽ tiến tới mở cửa tất cả hoạt động của nền kinh tế sau ngày 15/1/2022.
"Hiện tại, mục tiêu của TPHCM là phấn đấu đến ngày 15/9, địa bàn cơ bản kiểm soát dịch bệnh, nới lỏng, phục hồi kinh tế, đưa thành phố về trạng thái bình thường mới"
Bấm link đọc bài viết nguồn đầy đủ:
Những ngày này, nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức tiêm chủng cả ngày lẫn đêm nhằm đẩy nhanh tiến độ phủ vắc xin phòng Covid-19 cho tất cả người dân trên địa bàn.
Ghi nhận tại địa điểm tiêm chủng ở Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt-Xô, rất đông người dân đã tập trung ngoài sân lớn xếp hàng chờ tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Tất cả người dân tới tiêm vắc xin đều được yêu cầu ngồi giãn cách, điền vào phiếu điều tra thông tin y tế để thuận lợi cho việc liên lạc nếu có vấn đề xảy ra.
Sau khi điền thông tin điều tra, người dân sẽ di chuyển vào vị trí chờ tiêm, tại đây mọi người cũng được bố trí ngồi vào các ghế đã được xếp sẵn và giữ đúng khoảng cách an toàn dịch.
Khâu tiếp theo, người dân sang vị trí khám sàng lọc trước khi tiêm, việc đo huyết áp là điều bắt buộc, đối với những người có chỉ số huyết áp không đạt yêu cầu sẽ được đưa ra nghỉ và đo lại ít phút sau đó.
Loại vắc xin được sử dụng để tiêm cho người dân tối nay là AstraZeneca. Tất cả người dân sau khi tiêm xong sẽ được đưa ra vị trí nghỉ ngơi, theo dõi sau tiêm. Sau thời gian nghỉ mà không có phản ứng gì đặc biệt, nhân viên y tế sẽ lần lượt gọi từng người lên nhận giấy xác nhận tiêm chủng và cho phép trở về nhà.
Nhằm đáp ứng yêu cầu sớm phủ vắc xin phòng Covid-19 nhanh nhất cho người dân, quận Hoàn Kiếm đã tổ chức tiêm cho tất cả người dân từ 18 tuổi trở lên, ngày đầu thực hiện sẽ bố trí tiêm cả vào ban đêm tính từ 17h chiều cho tới khi hết vắc xin.
Hà Nội: Ngày đêm "phủ xanh" tiêm phòng Covid-19 cho người dân (Clip: Việt Hùng)
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và địa phương đề xuất thí điểm khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc, Kiên Giang. Trả lời, lãnh đạo Chính phủ cơ bản đồng ý với phương án đưa ra.
Cụ thể, văn bản số 6345 do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan hôm nay, 10/9/2021, nêu rõ, Bộ Chính trị đã có chủ trương nghiên cứu cho thí điểm sử dụng "hộ chiếu vắc xin" với khách quốc tế đến một số trung tâm du lịch có thể kiểm soát được dịch bệnh, như Phú Quốc, Kiên Giang (Kết luận số 07 ngày 11/6/2021).
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ cơ bản đồng ý với đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phương án thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc.
"Hộ chiếu vắc xin" được xem là giải pháp để mở cửa lại, khôi phục hoạt động du lịch tại Việt Nam.
Bấm link để đọc bài viết nguồn:
Tính từ 17h ngày 09/9 đến 17h ngày 10/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 13.321 ca nhiễm mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 13.306 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (7.539), Bình Dương (3.563)... Hà Nội (29).
Tối 10/9, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến 18h cùng ngày, thành phố ghi nhận thêm 11 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó, 2 ca tại cộng đồng, 9 ca tại khu cách ly.
Phân bố theo quận/huyện gồm Thanh Xuân (5), Thanh Trì (3), Tây Hồ (1), Hai Bà Trưng (1), Hà Đông (1). Trong đó, có 2 bố con ở 'ổ dịch' Thanh Xuân Trung.
Như vậy tính đến 18h ngày 10/9, thành phố ghi nhận tổng cộng 29 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó 10 ca tại cộng đồng, 19 ca tại khu cách ly. So với các ngày trước đó, ngày hôm nay, số ca dương tính mới đã giảm mạnh.
Ngày 10/9, ông Lê Văn Lịch, UBND huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định), cho biết vừa ký quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Đặng Văn Hợp, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thành.
Theo đó, ông Hợp đã có vi phạm khi lập danh sách gồm 20 người thân của cán bộ xã trong đó có "chồng bí thư, vợ chủ tịch" được ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19 dù không thuộc đối tượg ưu tiên. Ngoài ra, huyện Phù Mỹ cũng yêu cầu tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với ông Phùng Đông Quang, cán bộ UBND xã Mỹ Thành.
Ông Quang được xác định đã có hành vi vi phạm, lập danh sách theo yêu cầu của Chủ tịch UBND xã Mỹ Thành và mời thân nhân một số cán bộ công chức xã tiêm vắc xin sai quy định, không làm tốt trách nhiệm tham mưu Chủ tịch xã lập danh sách người đủ điều kiện được tiêm vắc xin.
Sự việc người nhà cán bộ không thuộc đối tượng ưu tiên được ưu ái tiêm vắc xin Covid-19 bị người dân phát hiện báo cáo lên chính quyền huyện Phù Mỹ. Trả lời dư luận, ông Hợp cho biết không có sự ưu ái mà vì có nhiều người trong danh sách tiêm, nhưng không đến nên gọi người nhà đến tiêm để đỡ phí vắc xin.
Ông Nguyễn Phi Long, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, đã yêu cầu UBND huyện Phù Mỹ kiểm tra, xác minh làm rõ sự việc. Kết quả kiểm tra cho thấy, ông Hợp đã có kế hoạch ưu ái tiêm vắc xin cho người thân các cán bộ.
Bấm link đọc bài chi tiết:
Trưa 10-9, Phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài trao đổi với báo chí về công tác ứng phó với cơn bão số 5 để đạt mục tiêu vừa phòng chống thiên tai, vừa phòng chống dịch COVID-19.
Theo ông Hoài, hiện nay việc phòng chống bão đang hết sức khó khăn do các địa phương đang tập trung vào phòng chống COVID-19, nhưng không vì thế mà sao nhãng.
Hiện nay, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai cùng các bộ, ngành, địa phương đang bám sát, theo dõi, điều chỉnh các kịch bản phòng chống bão trong điều kiện dịch COVID-19.
"Lo lắng nhất nếu bão đổ bộ vào đất liền thì vấn đề đảm bảo an toàn cho người dân ở nơi đang có dịch COVID-19 triển khai thế nào? Hiện nay cơ quan phòng chống thiên tai cùng với các địa phương đã xây dựng và tổng hợp chi tiết từng thôn, xã, huyện, tỉnh"
Bấm link đọc bài viết nguồn tại đây:
Sáng 10/9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đến thị sát, kiểm tra, động viên công tác phòng dịch tại 2 điểm tiêm chủng vaccine ở quận Đống Đa và Long Biên.
Chủ tịch Chu Ngọc Anh lưu ý các điểm tiêm chủng phải bố trí đầy đủ lực lượng, nhắc nhở, phân luồng người dân từ xa để đảm bảo giãn cách.
Chủ tịch TP Hà Nội Chu Ngọc Anh thị sát, kiểm tra, động viên công tác phòng dịch tại điểm tiêm chủng vaccine.
Ông Chu Ngọc Anh cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và Thường trực Thành ủy, UBND thành phố đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện với những yêu cầu cụ thể, rõ mục tiêu, tiến độ, giám sát sát sao.
Từ đó, thành phố đặt ra mục tiêu đến 15/9 hoàn tất tầm soát xét nghiệm diện rộng, tiêm vaccine COVID-19 mũi 1 cho toàn bộ người dân trên 18 tuổi (nếu tiến độ cung cấp vaccine được đảm bảo); thông qua đó cơ bản kiềm chế tình hình dịch bệnh, làm cơ sở để xem xét nới lỏng các biện pháp giãn cách, mở rộng các hoạt động xã hội, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp.
Bấm link đọc bài viết chi tiết:
Liên quan đến ca dương tính SARS-CoV-2 tại chung cư Rivera Park, 69 Vũ Trọng Phụng (Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân), người dân trong chung cư cho biết, theo thông báo của toà nhà, trong hơn 1 tuần qua, người này giao hơn 100 đơn hàng đến các cư dân trong chung cư, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh lớn.
Như đã thông tin, trưa 10/9, Sở Y tế Hà Nội thông báo ghi nhận trường hợp P.T.T, nữ, sinh năm 1983, địa chỉ tại chung cư Rivera Park, 69 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân.
Phong toả tạm thời khu vực chung cư Rivera Park, 69 Vũ Trọng Phụng. Ảnh: CTV
Theo đó, ngày 3/9, bệnh nhân có xuất hiện triệu chứng. Ngày 8/9 lấy mẫu diện rộng có kết quả mẫu gộp dương. Ngày 10/9 có kết quả khẳng định dương tính.
Theo người dân sinh sống tại chung cư, ngay từ tối 9/9, toà nhà đã bị cách ly tạm thời để rà soát, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp liên quan.
Đáng chú ý, người dân sinh sống tại chung cư này cho biết, theo thông báo từ Ban quản lý toà nhà, trường hợp dương tính SARS-CoV-2 có tham gia buôn bán trên xóm chợ của toà nhà.
Nhân viên y tế lẫy mẫu xét nghiệm tại nhà bên trong chung cư 69 Vũ Trọng Phụng. Ảnh: CTV
Qua công tác truy vết, trường hợp F0 này đã giao hơn 100 đơn hàng cho cả hai toà A, B của chung cư, dự kiến có thể có khá nhiều các trường hợp liên quan.
Bấm link để đọc bài viết nguồn:
Trao đổi với PV Dân trí chiều nay (10/9), ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết đang xác minh sự việc học sinh tiểu học tử vong khi đang học trực tuyến.
Cũng theo ông Tiến, theo báo cáo ban đầu của UBND Phường Hạ Đình, nạn nhân là cháu Hoàng Hải D., sinh năm 2012, địa chỉ tại phố Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Cháu Hải D. hiện là học sinh của Trường tiểu học Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội. Cũng theo báo cáo trên, cháu D. ở nhà cùng em gái, bố vừa đi ra ngoài có việc riêng.
Trường tiểu học Thái Thịnh, nơi học sinh D. theo học.
Trong khi học, cháu dùng kéo (không có cán nhựa- PV) chọc vào ổ cắm điện và bị điện giật tử vong.
Trao đổi với PV Dân trí chiều nay , đại diện BGH Trường tiểu học Thái Thịnh xác nhận có sự việc trên.
Chia sẻ thêm với PV, đại diện BGH nhà trường cho hay, thông thường lớp trưởng và cô giáo chủ nhiệm sẽ điểm danh vào đầu giờ học trực tuyến.
Tuy nhiên, ở buổi học trực tuyến sáng nay của lớp em D., do mạng lỗi nên nhiều học sinh bị "văng" ra rồi đăng nhập lại nhiều lần nên việc điểm danh rất khó khăn. Vì thế, đến khoảng 11h trưa, cô giáo chủ nhiệm mới biết được sự việc.
"Hiện BGH nhà trường đang đến nhà của học sinh trên nhưng do gia đình đang bối rối nên lãnh đạo nhà trường cũng đang chờ đợi và chưa nắm cụ thể nguyên nhân tại sao"
Bài viết dẫn nguồn từ:
Trưa 10/9, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến 12h cùng ngày, thành phố ghi nhận thêm 9 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó 2 ca tại cộng đồng, 5 ca tại khu cách ly, 2 ca khu vực phong tỏa.
Phân bố theo quận/huyện gồm Thanh Xuân (3), Hai Bà Trưng (3), Đống Đa (2), Phú Xuyên (1). 9 ca này thuộc các chùm gồm: chùm sàng lọc khu vực nguy cơ (2), chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng (6), chùm liên quan TP.HCM (1).
2 ca cộng đồng đều thuộc quận Thanh Xuân.
Như vậy tính đến 12h ngày 10/9, thành phố ghi nhận tổng 18 ca; trong đó, 8 ca tại cộng đồng, 10 ca tại khu cách ly.
Thông tin cụ thể 9 ca dương tính ghi nhận như sau:
Ngày 10/9, thiếu tướng Vũ Hồng Văn - Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai - cho biết: Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an TP. Biên Hòa (Đồng Nai) vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam Trịnh Đình Hải (sinh năm 1988, ngụ phường Tam Hiệp, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) để điều tra về tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác theo điều 339, Bộ Luật Hình sự.
Hải là đối tượng đã có hành vi dùng giấy tờ giả để ra vào các khu vực phong tỏa ở các phường tại TP.Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
Như tin đã phản ánh, chiều 31/8, tại chốt kiểm soát phong tỏa cầu Săn Máu, khu phố 5, phường Trảng Dài, TP.Biên Hòa, xuất hiện hai đối tượng yêu cầu lực lượng tại đây cho qua chốt.
Giấy tờ của đối tượng - Ảnh: Công an cung cấp
Trong đó, một đối tượng mặc trang phục thanh tra, xuất trình thẻ "Vụ trưởng Thanh tra Chính phủ" và giấy xác nhận đi lại, do yêu cầu công việc do UBND phường Trảng Dài cấp để ra vào khu vực phong tỏa.
Thấy có dấu hiệu nghi ngờ, lực lượng công an làm nhiệm vụ tại chốt mời đối tượng trên làm việc.
Bấm link đọc bài viết chi tiết:
Ngày 10/9, Công an thành phố Hà Nội thông tin, Công an quận Ba Đình vừa lập hồ sơ xử phạt một trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội Facebook.
Thông tin sai sự thật trên mạng xã hội về công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Trước đó, qua công tác nắm tình hình trên không gian mạng, Công an quận Ba Đình phát hiện tài khoản Facebook "Teddy A.N." đăng tải nội dung sai sự thật, gây hoang mang dư luận về công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.
Cụ thể, tài khoản trên đăng thông tin: "Cái phường này ăn chặn vắc xin, giờ bị khui ra mới ồ ạt cho dân đi tiêm. Các line phường khác không có bóng người, mà phường này vẫn cứ dài cả cây số, nắng nóng xếp hàng mãi không được tiêm, đứng chửi nhau ầm ĩ cả lên mới giải quyết cho tiêm nốt…".
Bài viết trên kèm theo 3 bức ảnh chụp tại điểm tiêm chủng Trường Tiểu học Hoàng Diệu, quận Ba Đình.
Quá trình xác minh, ngày 7/9, Đội An ninh - Công an quận Ba Đình phối hợp Công an phường Vĩnh Phúc mời chủ tài khoản là N.T.A. (SN 1995, trú tại Ba Đình) đến làm việc.
Ngày 9-9, ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương đã ký ban hành văn bản chỉ đạo các sở ban ngành, huyện, thị và thành phố về việc khôi phục các hoạt động kinh tế- xã hội trong trạng thái bình thường mới.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp khóa chặt vùng đỏ, điểm đỏ; mở rộng vùng xanh; thực hiện thần tốc xét nghiệm sàng lọc "bóc tách" F0 ra khỏi cộng đồng nhanh chóng.
UBND tỉnh Bình Dương quy định những người chưa tiêm vắc - xin; những người đã tiêm mũi 1 dưới 14 ngày sẽ không được ra đường . Đối tượng là người già, người có bệnh lý nền và trẻ em thì được khuyến cáo không tham gia lưu thông khi không cần thiết.
Người dân đã được tiêm ít nhất 1 mũi vắc-xin sau 14 ngày được phép tham gia lưu thông. Người lao động cần có thêm giấy xác nhận làm việc tại doanh nghiệp để di chuyển từ nơi ở đến nơi sản xuất khi đi qua các chốt kiểm soát. Đặc biệt, chưa cho phép các trường hợp người và phương tiện từ vùng đỏ đi vào vùng xanh, ngoại trừ các đối tượng ưu tiên đã được quy định.
Người dân tiêm vắc-xin sau 14 ngày sẽ được phép ra đường
Giao UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện, hướng dẫn và cung cấp thiết bị cho gia đình, khu phố, doanh nghiệp và nhà trọ tự xét nghiệm.
Trong quá trình xét nghiệm, nếu phát hiện F0, người dân phải đến ngay cơ sở y tế địa phương gần nhất để được chữa trị.
Bấm link để đọc bài viết chi tiết:
Trong đợt dịch thứ 4 kéo dài từ ngày 29/4 đến nay, Hà Nội phát hiện gần 3.700 ca, trong đó số mắc ngoài cộng đồng là 1.578 ca, còn lại là các đối tượng đã được cách ly. Trong đó, đến ngày 4/7 (trong hơn 2 tháng), TP thêm gần 260 ca. Tuy nhiên, bắt đầu từ giữa tháng 7 số mắc của TP bắt đầu tăng đáng kể, có ngày nhiều nhất lên đến hơn 200 ca. Đáng chú ý, nhiều ổ dịch được phát hiện từ các trường hợp được sàng lọc ngoài cộng đồng với biểu hiện ho, sốt…
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết những ngày gần đây số ca mắc mới ngoài cộng đồng của TP đã giảm nhiều, chủ yếu là các ca trong khu phong tỏa, khu cách ly tập trung. Dịch bệnh tại Hà Nội đang trong tầm kiểm soát được nhưng TP vẫn thuộc diện nguy cơ cao, khó lường.
Biểu đồ số ca mắc tại Hà Nội trong ngày và trung bình 7 ngày.
Lý giải việc vì sao dịch tại TP kéo dài, TS Phu cho biết: "Điều này chúng tôi đã dự báo ngay từ đầu, Hà Nội giống như "vùng trũng", khi các địa phương xung quanh còn có dịch thì TP không thể "an toàn". Trong khi đó, biến thể Delta lại lây lan nhanh, nên việc khống chế dịch không thể ngày một ngày hai".
Bấm link để đọc bài viết nguồn chi tiết:
8 ngày đầu tháng 9, thành phố ghi nhận trung bình mỗi ngày 237 F0 tử vong - giảm 38 ca so với trung bình 8 ngày trước đó.
Trước khi bước vào đợt siết chặt giãn cách, ngày 22/8 TP HCM ghi nhận 340 F0 tử vong. Một tuần sau, 245 trường hợp được ghi nhận - giảm 95 ca. Ngày 30 và 31/8, số ca tử vong tăng lên 335 và 303, sau đó giảm nhiều trong tuần qua. Tính từ đầu năm đến nay, tổng số ca tử vong là 11.409.
Trong tờ trình gửi UBND TP HCM về Kế hoạch phòng chống dịch Covid-19 sau ngày 15/9, Sở Y tế cho biết các ca tử vong chủ yếu tập trung ở độ tuổi trên 50, đa số có bệnh nền (87%), trong khi số ca mắc trên 50 tuổi chỉ chiếm 1/3 tổng số người bệnh Covid-19. Tỷ lệ tử vong cộng dồn đến nay là 4,16% (chỉ tính trên tổng số F0 được xác định bằng kết quả PCR, chưa tính các trường hợp F0 có kết quả test nhanh dương tính đang cách ly tại nhà).
Trong số tử vong tại bệnh viện, tổng số ca ở các bệnh viện thuộc tầng 2 nhiều hơn tầng 3. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong ở tầng 3 cao hơn tầng 2 (chiếm 33,3% so với 4,5%).
Sáng 10/9, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, số ca mắc mới gồm quận Hai Bà Trưng (6), Thường Tín (2), Thanh Xuân (1). Phân bố theo chùm ca bệnh gồm: chùm Sàng lọc ho sốt (6), chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng (1), chùm liên quan TP.HCM (2).
Trong đó, 6 bệnh nhân đều sống cùng nhà tại địa chỉ Hòa Bình 4, Minh Khai, Hai Bà Trưng. Ngày 9/9, các bệnh nhân được xét nghiệm test nhanh dương tính, sau đó được lấy mẫu xét nghiệm khẳng định, kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).
Thông tin cụ thể 9 bệnh nhân dương tính mới như sau:
Ngày 9-9, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về công tác phòng chống dịch trên địa bàn thời gian qua và kế hoạch, phương án của tỉnh trong thời gian tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ đối với 4 địa phương: TP Vũng Tàu, TP Bà Rịa, thị xã Phú Mỹ và huyện Long Điền.
Tại cuộc họp, phóng viên Báo Người Lao Động đã đặt câu hỏi về trách nhiệm của Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigon Tourist ( SCTV ) tại TP Vũng Tàu trong việc để nhân viên đi thu tiền cước truyền hình cáp trong thời điểm giãn cách xã hội khiến nhiều khách hàng trở thành F1, vì nhân viên này sau đó được xác định dương tính với SARS-CoV-2.
Ông Trần Văn Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu - thông tin tại cuộc họp báo
Ông Lê Văn Tuấn, Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông (TT-TT) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thừa nhận một phần lỗi thuộc về sở này khi đã có thiếu sót trong quá trình ra văn bản, cho phép SCTV căn cứ vào đó đi thu tiền trực tiếp. Theo ông Tuấn, dù văn bản không sai nhưng trong bối cảnh như hiện nay thì không nên. Do đó, sau khi nhận được thông tin, lãnh đạo sở đã có cuộc họp trực tuyến với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông trên địa bàn, đề nghị không được ngừng cung cấp dịch vụ của khách hàng cũng như thu tiền trực tiếp trong thời điểm giãn cách xã hội.
Trả lời câu hỏi về trách nhiệm của SCTV, ông Trần Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nói sẽ ghi nhận để làm rõ mức độ sai phạm đến đâu, đồng thời chỉ đạo các cơ quan liên quan làm rõ trách nhiệm của SCTV trong vụ việc này.
Bấm link đọc bài viết nguồn:
Theo dự thảo điều kiện sử dụng "thẻ xanh COVID-19" của Sở Y tế TP.HCM, khi thực hiện chỉ thị 16, người tiêm đủ 2 mũi vắc xin dưới 65 tuổi, không bệnh nền được đi siêu thị, bệnh viện, đi học, đi làm và công tác nội địa.
Ngày 8-9, Sở Y tế TP.HCM có tờ trình gửi UBND TP.HCM về việc ban hành kế hoạch phòng chống dịch sau 15-9. Theo tờ trình, Sở Y tế đưa phương án giãn cách xã hội gắn liền với "thẻ xanh COVID-19".
Cụ thể là TP từng bước nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội dựa trên đánh giá mức độ nguy cơ, số liệu giám sát dịch tễ và khả năng đáp ứng của ngành y tế để phục hồi sản xuất, cung ứng dịch vụ thiết yếu, lưu thông hàng hóa.
Người dân sử dụng "thẻ xanh COVID-19" tham gia các hoạt động lao động sản xuất và sinh hoạt xã hội tùy theo mức độ kiểm soát dịch.
Nhờ đó, TP sẽ phân loại các ngành nghề, đơn vị theo khả năng xuất hiện và bùng phát dịch, theo các tiêu chí an toàn để từng bước khôi phục hoạt động.
Theo dự thảo điều kiện sử dụng "thẻ xanh COVID-19" mà Sở Y tế đưa ra, đối tượng được áp dụng là người đã được tiêm chủng đầy đủ theo khuyến nghị của hãng vắc xin và đủ thời gian để tạo kháng thể. Ví dụ là 2 tuần sau mũi 2 với vắc xin Pfizer, Moderna và AstraZeneca. Bên cạnh đó, người nhiễm bệnh trong vòng 6 tháng cũng là đối tượng được sử dụng "thẻ xanh COVID-19".
Bấm link để đọc bài viết nguồn chi tiết:
Để kiểm tra khu vực mình sinh sống thuộc "vùng xanh" hay "vùng đỏ", người dân có thể tra cứu thông qua bản đồ Covid-19 do từng địa phương cung cấp.
Đối với những người dân đang sinh sống tại Hà Nội, bạn có thể kiểm tra bằng cách truy cập bản đồ https://covidmaps.hanoi.gov.vn/. Tại đây, bản đồ sẽ hiển thị đầy đủ các phân vùng xanh, vàng, cam và đỏ theo từng quận, huyện và phường, xã.
Bản đồ Covid-19 tại Hà Nội.
Bảng thông tin bên phải cung cấp một số thông tin bao gồm số liệu ca dương tính, mẫu xét nghiệm trong ngày và tổng số ca nhiễm từ ngày 29/4. Khi chọn vào từng phân vùng, bản đồ sẽ hiển thị một số thông tin về khu vực, số ca dương tính tại khu vực lựa chọn, số F1, F2...
Bên cạnh đó, người dân cũng có thể tra cứu danh sách bệnh nhân, tìm kiếm các khu vực đang bị phong tỏa...
Trong khi đó, nếu sinh sống tại TPHCM, người dân có thể truy cập vào bản đồ Covid-19 theo địa chỉ https://bando.tphcm.gov.vn/ogis/. Sau khi truy cập vào trang web, người dân sẽ chọn phần menu mở rộng ở góc trên bên trái, tiếp tục chọn "Bản đồ vùng xanh theo tổ dân phố" (dòng thứ 3 từ trên xuống).
Bấm link đọc bài viết nguồn chi tiết tại đây:
Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung vừa ký ban hành quyết định về việc hỗ trợ trẻ em ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Theo đó, trẻ em mồ côi cha mẹ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn mồ côi cha hoặc mẹ do đại dịch COVID-19 từ ngày 27-4 đến ngày 31-12 được hỗ trợ 2 triệu đồng/trẻ.
Đồng thời, trẻ em là con của sản phụ bị nhiễm COVID-19 được sinh ra trong khoảng thời gian từ ngày 27-4 đến 31-12 cũng được hỗ trợ với mức 1 triệu đồng/trẻ. Nguồn kinh phí hỗ trợ được trích từ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
Nội dung quyết định nêu rõ dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 ở nước ta đã và đang tác động nghiêm trọng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội và sức khỏe người dân, đặc biệt trẻ em và phụ nữ đang mang thai. Trong bối cảnh dịch bệnh, trẻ em bị ảnh hưởng nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần do nhiều em phải học trực tuyến dài ngày, bị suy giảm nguồn nuôi dưỡng.
"Thậm chí nhiều trẻ em rơi vào tình trạng không có cha, mẹ hoặc người thân chăm sóc do cha, mẹ phải điều trị, cách ly hoặc tử vong do nhiễm COVID-19"
Bấm link để đọc bài viết chi tiết:
Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin mũi 1 cho 100% người trên 18 tuổi trước 15-9, nhiều nguồn lực đã được huy động để tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho người dân.
Tuy nhiên, ghi nhận của Tuổi Trẻ Online chiều 9-9, tại nhiều điểm tiêm chủng ở Hà Nội xảy ra tình trạng đông đúc, nhiều người chen lấn để được tiêm vắc xin, không tuân thủ khuyến cáo của Bộ Y tế về đảm bảo an toàn phòng dịch.
Điểm tiêm chủng ở Trường THCS Thượng Thanh (phường Thượng Thanh, Long Biên) đông nghẹt người chiều 9-9 - Ảnh: NAM TRẦN
Tại điểm tiêm chủng Trường THCS Thượng Thanh (phường Thượng Thanh, Long Biên) có hàng trăm người tụ tập chờ lượt tiêm chủng. Nhiều người chen lấn, xô đẩy để "tranh" lượt tiêm.
Trước tình trạng trên, bảo vệ trường phải đóng cổng, chia một nửa ở ngoài cổng, một nửa vào trong để tránh tình trạng xô đẩy, chen lấn. Tuy nhiên lượng người tụ tập ở bên ngoài cổng trường chờ đến lượt vẫn rất đông.
Người dân chen chúc chờ nộp phiếu tiêm chủng - Ảnh: NAM TRẦN
Anh Bùi Văn Khoa (29 tuổi, quận Long Biên) cho biết anh phải đợi từ đầu giờ chiều đến gần tối vẫn chưa đến lượt vì lượng người đến tiêm quá đông.
"Người dân chen lấn kinh lắm, đặc biệt thời điểm đầu giờ chiều, hết tốp này vào lại tốp khác lũ lượt kéo đến làm mình rất e ngại, lỡ có F0 thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra", anh Khoa nói.
Bài viết được trích dẫn từ nguồn:
Lúc 18h30 ngày 9/9, người dân 3 phường Cửa Nam, Hai Bà Trưng và Hàng Gai đăng kí tiêm vaccine tại điểm tiêm sân Cung văn hoá hữu nghị Việt - Xô.
TP Hà Nội đang phấn đấu hoàn thành tiêm mũi 1 cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên trước ngày 15/9, với tổng số khoảng 1.500 dây chuyền tiêm chủng, ngày cao điểm có thể tiêm được hơn 268.000 mũi trên toàn địa bàn.
Bấm link để đọc bài viết nguồn chi tiết:
Chiều 9/9, phường Long Biên, quận Long Biên (Hà Nội) bắt đầu tổ chức tiêm vắc xin Vero Cell sau khi đã sử dụng hết lượng vắc xin AstraZeneca. Đây là những liều vaccine đầu tiên trong số gần một triệu liều vaccine Vero Cell được phân bổ cho Hà Nội.
Trước khi tiêm, các nhân viên y tế đều khám sức khoẻ và tư vấn về loại vắc xin sẽ được sử dụng. Bác sĩ Nguyễn Công Nga, người vừa tình nguyện từ Bắc Giang đến Hà Nội để tiêm vắc xin cho biết: Khi tôi tư vấn về loại Vero Cell của Trung Quốc, một vài người còn đắn đo, chưa thực sự yên tâm. Nhưng đa số mọi người đều tin tưởng đồng ý vì loại này cũng rất tốt, đã được Bộ Y tế và WHO cấp phép và đã được sử dụng rộng rãi.
Vắc xin Vero Cell sẽ dùng để tiêm mũi 1 cho những người 18 tuổi trở lên trên địa bàn. Tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian theo quy định.
Anh Nguyễn Văn Nghĩa làm nghề sửa xe cho biết đã được phường thông báo về loại vắc xin này. Và nếu chính quyền đã cấp phép sử dụng thì anh tin là nó đảm bảo an toàn.
Người dân Hà Nội đi tiêm vắc xin Vero Cell (Clip: Nguyễn Việt Hùng)
Sở Y tế TP.HCM vừa có tờ trình (ký ngày 8.9) gửi UBND TP.HCM về việc ban hành kế hoạch phòng chống dịch Covid-19 giai đoạn sau 15.9, trong đó đề cập tới hình thức áp dụng Thẻ xanh Covid.
Theo đánh giá của Sở Y tế TP.HCM, căn cứ vào tình hình trong giai đoạn đầu khi dịch mới bùng phát với biến chủng Delta, số ca mắc tăng nhanh trong khoảng thời gian ngắn gây quá tải hệ thống điều trị của TP.HCM, do đó số ca nặng và tử vong tăng cao.
Tuy nhiên với việc triển khai nhiều giải pháp quyết liệt và đồng bộ như hoàn thiện hệ thống điều trị hình tháp 3 tầng, triển khai thí điểm cách ly F0 tại nhà , xây dựng gói thuốc mẫu cho F0 tại nhà và sử dụng các thuốc mới trong điều trị Covid-19 và nhất là tăng nhanh độ phủ tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong bối cảnh tăng cường giãn cách xã hội, thì dự báo số ca nặng và tử vong sau ngày 15.9.2021 sẽ giảm.
Bấm link để đọc bài viết nguồn:
Ngày 9/9, Công an TP Biên Hòa cho biết đã phát hiện và đưa trở lại khu cách ly đối với 2 đối tượng dương tính với COVID-19 trước đó đã bỏ trốn.
Hai đối tượng Nghĩa và Tài
Theo đó, 2 đối tượng Nguyễn Trung Nghĩa (39 tuổi, ngụ phường Trung Dũng) và Đặng Thanh Tài (39 tuổi, ngụ phường An Hòa) bỏ trốn khỏi khu cách ly y tế tập trung tại Trường Tiểu học Tân Tiến (TP.Biên Hòa) vào ngày 2/9. Thời điểm vào khu cách ly này, Nghĩa và Tài đều đã có kết quả test nhanh dương tính với SARS-C0V-2.
Cả 2 đối tượng đã bị lực lượng trinh sát Đội Cảnh sát hình sự Công an TP.Biên Hòa phát hiện và bắt giữ khi đang đi lang thang ở khu vực ngã tư Bồn nước (phường An Bình, TP Biên Hòa) và trên đường Vũ Hồng Phô (phường Bình Đa, TP.Biên Hòa).
Cả 2 đối tượng được đưa trở lại khu cách ly tập trung ở Trường Tiểu học Tân Tiến để tiếp tục theo dõi, chờ xét nghiệm PCR, đồng thời lực lượng công an cũng củng cố hồ sơ để xử lý theo quy định.
Bấm link đọc bài viết nguồn:
Hà Nội tiếp nhận 1 triệu liều vaccine Vero Cell của Sinopharm từ Bộ Y tế, hôm nay đưa về các quận, huyện bắt đầu triển khai tiêm chủng.
Ông Vũ Cao Cương, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, sáng 9/9 trao đổi với VnExpress như trên và cho biết thêm, Hà Nội chưa được phân bổ thêm vaccine loại khác.
Một tuần trước, Hà Nội được phân bổ 161.460 liều vaccine Pfizer, 800.700 liều vaccine AstraZeneca. Tổng cộng, Hà Nội tiếp nhận 1.962.160 liều cho cả 3 loại vaccine, triển khai tiêm trong đợt này, dự kiến hoàn thành tiêm chủng trước 15/9.
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội, vaccine Vero Cell sẽ được sử dụng để tiêm mũi một cho người từ 18 tuổi trở lên và thuộc nhóm ưu tiên nhưng chưa được tiêm chủng, đồng thời để dành tiêm mũi hai cho người đã tiêm một mũi Vero Cell từ 3 tuần trở lên.
Trong 12.420 ca nhiễm Bộ Y tế công bố ngày 9/9 có 12.399 ca ở 36 tỉnh thành, giảm 264 ca so với hôm qua; 12.523 người khỏi bệnh; 345 ca tử vong trong đó 73 ca các tỉnh Đồng Nai, Kiên Giang, Bình Thuận bổ sung.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 12.750 ca một ngày.
Ngày 9/9, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM trình UBND thành phố phương án mở cửa trường học tại địa phương được xác định an toàn phòng chống Covid-19. Việc này thực hiện theo chỉ đạo của Thường trực UBND thành phố xây dựng chiến lược, kế hoạch phòng chống dịch và phục hồi kinh tế sau ngày 15/9.
Sở Giáo dục và Đào tạo đề xuất, việc mở cửa ưu tiên lớp nhỏ (mầm non, lớp 1, 2) và cuối cấp (lớp 9, 12), tiếp đó các lớp 5, 6, 10 và lớp còn lại. Lớp sẽ được chia nhỏ, chỉ học một buổi, ưu tiên khối ngoài công lập do không vướng tham gia phòng, chống dịch. Cở sở ngoại ngữ, tin học, tư vấn du học, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục ngoài nhà trường được mở cửa khi địa bàn lân cận an toàn.
Muốn mở cửa, các trường phải đảm bảo điều kiện: Được đánh giá theo bộ tiêu chí an toàn phòng chống dịch, giáo viên tiêm đủ 2 mũi vaccine trước ngày đến trường ít nhất 2 tuần. Việc dạy trực tiếp cho học sinh trên tinh thần tự nguyện; dạy trực tuyến, qua truyền hình vẫn duy trì cho những em không thể đến trường.
Bài viết trích dẫn từ nguồn: