*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Cập nhật thông tin mới nhất về dịch COVID-19 ở Hà Nội, TP HCM và các tỉnh thành ngày 16/8.
Thêm hơn 1,1 triệu liều vắc xin AstraZeneca cho miền Nam
Trong buổi họp báo thông tin, tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP trưa 16/8, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết TP đã tiêm hơn 200.000 liều vắc xin của Sinopharm.
Ông Đức cho biết từ đầu đợt 5 (ngày 22/7) đến nay, TP chính thức nhận hơn 4,4 triệu liều vắc xin qua 20 đợt cấp phát của Bộ Y tế. Đối với vắc xin Vero Cell đã nhận 2 đợt, mỗi đợt 1 triệu liều, riêng đợt 2 đang chờ Bộ Y tế kiểm định để tiếp tục tiêm cho người dân.
Tính đến nay, TP đã tiêm hơn 200.000 liều vắc xin của Sinopharm, tất cả an toàn tuyệt đối.
Đã có 4 quận, huyện gồm huyện Cần Giờ, quận 5, 11 và Phú Nhuận đã chính thức tiêm xong mũi 1. Những quận, huyện này tiếp tục rà soát, tiếp cận những đối tượng còn lại chưa được tiêm đợt 1, đồng thời đang tiến hành mũi 2.
Hiện các quận huyện còn lại đang tổ chức tiêm vắc xin và chủ động đến từng nhà, từng khu, tạo điều kiện cho người không có điều kiện đi đến điểm tiêm để được tiêm vắc xin.
Người dân Tp HCM đội mưa đi tiêm vaccine Sinopharm (Clip: Phú Tuấn)
Chiều 16/8, một lãnh đạo Công an huyện Gia Lâm, Hà Nội cho biết, cơ quan này vừa chỉ đạo Công an xã Đặng Xá lập hồ sơ, tham mưu UBND cùng cấp ra quyết định xử phạt ông Nguyễn Đ. (38 tuổi, tạm trú Khu đô thị Đặng Xá) về các hành vi vi phạm trong công tác phòng, chống dịch.
"Tại thời điểm làm việc, người đàn ông này thừa nhận hành vi sai phạm của mình, xin lỗi lực lượng chức năng và rất ân hận, xấu hổ khi có hành động như vậy. Chúng tôi xác định hành vi của anh này chưa đến mức xử lý hình sự mà chỉ xử phạt hành chính", đại diện Công an huyện Gia Lâm cho hay. Được biết, ông Nguyễn Đ. là Giám đốc maketing của một Công ty có trụ sở ở Tp Hà Nội.
Đọc thông tin chi tiết tại đây:
Ngày 16/8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 368 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (315), Bình Dương (29), Long An (8), Tiền Giang (4), Hà Nội (2), Bình Định (1), Bình Thuận (1), Đắk Lắk (1), Đồng Nai (1), Đồng Tháp (1), Hưng Yên (1), Khánh Hòa (1), Sóc Trăng (1), Tây Ninh (1), Thừa Thiên Huế (1).
Trong ngày 16/8, có 4.473 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
Tính từ 18h ngày 15/8 đến 18h ngày 16/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 8.652 ca nhiễm mới, trong đó 08 ca nhập cảnh và 8.644 ca ghi nhận trong nước.
Trong đó: tại TP. Hồ Chí Minh (3.341), Bình Dương (2.522) và Hà Nội (50).
Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 930 ca. Tại TP. Hồ Chí Minh giảm 1.175 ca, Bình Dương tăng 164 ca, Long An tăng 85ca, Đồng Nai tăng 42 ca, Khánh Hòa tăng 96.
Chiều 16/8, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, từ 12h đến 18h ngày 16/8, thành phố chỉ ghi nhận thêm 1 ca dương tính SARS-CoV-2 mới và phát hiện tại cộng đồng.
Cũng theo CDC Hà Nội, ca bệnh này thuộc chùm sàng lọc ho sốt và phát hiện tại huyện Đông Anh.
Trước đó, sáng 16/8, CDC Hà Nội thông báo 20 ca dương tính và trưa cùng ngày công bố 25 ca dương tính SARS-CoV-2. Như vậy, từ 18h ngày 15/8 đến 18h ngày 16/8, Hà Nội ghi nhận tổng cộng 46 ca dương tính (trong đó, 19 ca ghi nhận tại cộng đồng, 27ca ghi nhận tại khu cách ly).
Thông tin cụ thể 1 ca dương tính thuộc chùm sàng lọc ho sốt là T.T.H, nữ, SN 1981, địa chỉ TT Đông Anh, Hà Nội.
Chợ Hàng Bè hay còn được gọi là "chợ nhà giàu" trên phố cổ hạn chế người ra vào, tiểu thương treo biển buôn bán ngay tại rào barie để phục vụ nhu cầu người dân.
Chợ Hàng Bè (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là chợ dân sinh nổi tiếng ở khu phố cổ Hà Nội. Trước khi giãn cách xã hội, chợ luôn đông đúc người mua kẻ bán.
photo-1 Những ngày này, "chợ nhà giàu" bị rào lại, hạn chế người dân đi chợ để phòng dịch COVID-19. |
Cách mua hàng kiểu mới tại "chợ nhà giàu" Hà Nội (Clip: Việt Hùng)
Bài viết trích dẫn từ nguồn:
Bộ Y tế vừa ban hành công văn hỏa tốc về việc điều tra, xử lý trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, gửi UBND tỉnh Bắc Ninh và UBND TP Hà Nội. Công văn này được đưa ra sau khi Bắc Ninh phát hiện chùm ca bệnh 9 người là nhân viên giao hàng tại tỉnh này sau 3 tuần không có thêm ca nhiễm mới.
Theo đó, Bộ Y tế đề nghị UBND TP Hà Nội, Bắc Ninh tiếp tục mở rộng điều tra dịch tễ, lập danh sách tất cả người tiếp xúc gần (F1) có liên quan các ca bệnh. Lãnh đạo Hà Nội và Bắc Ninh có trách nhiệm thông báo danh sách các trường hợp trên cho địa phương liên quan để phối hợp truy vết, cách ly y tế kịp thời, đảm bảo không để lọt các trường hợp tiếp xúc gần.
Khoanh vùng khử khuẩn tại khu vực Công ty VIETTEL Post huyện Lương Tài, Bắc Ninh - Ảnh: V.T.
Lấy mẫu xét nghiệm diện rộng các trường hợp nguy cơ (người thân, đồng nghiệp, ca tiếp xúc gần…), xét nghiệm khẳng định và trả lời kết quả nhanh nhất.
Bộ Y tế yêu cầu tiếp tục mở rộng điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm diện rộng các trường hợp nguy cơ cao, giám sát chặt chẽ hàng ngày tình hình sức khỏe và cách ly y tế.... Nếu phát hiện bất kỳ trường hợp nào có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở, ngành y tế cần lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
Bấm link đọc bài viết nguồn tại đây:
Ngày 16-8, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) đã thông tin về việc công chức Cục QLTT TP HCM tử vong vì mắc Covid-19 khi thực hiện công vụ tăng cường trực chốt phòng, chống dịch.
Đó là trường hợp ông Nguyễn Thành Vang, công chức thuộc Đội QLTT số 8, Cục QLTT TP HCM. Được sự phân công của lãnh đạo, từ đầu năm 2020 đến nay, ông Vang đã tham gia nhiều lượt trực chốt kiểm soát Covid-19.
Ông Nguyễn Thành Vang tử vong vì mắc Covid-19 khi làm nhiệm vụ chống dịch
Riêng trong tháng 7-2021,ông Nguyễn Thành Vang tham gia 4 lượt trực chốt vào các ngày 12-7; 17-7; 22-7 và 26-7. Trong khi thực hiện nhiệm vụ tại chốt, đã xuất hiện nhiều trường hợp nhiễm Covid-19.
Ngày 27-7, sau khi test nhanh có kết quả dương tính SARS-CoV-2, ông Nguyễn Vang được hướng dẫn cách ly tại nhà. Do có các triệu chứng chuyển nặng nên ngày 4-8, ông được chuyển đến Bệnh viện dã chiến số 4, huyện Bình Chánh điều trị và được hỗ trợ thở máy.
Đến chiều ngày 14-8, triệu chứng bệnh của bệnh nhân Nguyễn Thành Vang trở nặng. Mặc dù được cấp cứu kịp thời nhưng ông Vang đã qua đời lúc 18 giờ 30 phút ngày 14-8 tại Bệnh viện dã chiến số 4.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây:
Ngày 16-8, thông tin từ UBND quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) cho biết cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ vụ một người đàn ông tử vong tại nhà hàng Slovilla số 16 Lý Thường Kiệt, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm.
Theo UBND quận Hoàn Kiếm, vào hồi 7 giờ sáng nay 16-8, UBND và Công an phường Phan Chu Trinh nhận được tin báo về về việc một công dân tử vong tại số 16 Lý Thường Kiệt. Theo đó, UBND quận đã chỉ đạo Công an quận Hoàn Kiếm, Trung tâm Y tế quận phối hợp với UBND và Công an phường Phan Chu Trinh tiến hành kiểm tra, xác minh, bảo vệ hiện trường.
Qua xác minh, trường hợp tử vong là ông V.V.K. (SN 1970, quê quán phường Quỳnh Xuân, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An), nhân viên bảo vệ của nhà hàng Slovilla. Khi lực lượng chức năng phát hiện, nạn nhân đã tử vong chưa rõ nguyên nhân.
UBND quận Hoàn Kiếm đã chỉ đạo lực lượng chức năng triển khai phun khử khuẩn phía ngoài, dựng rào chắn bảo vệ hiện trường, đồng thời triển khai lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 đối với ông V.V.K. và người cháu ở cùng là Nguyễn Quang N. (SN 2006, quê tại Thái Nguyên). Hiện, Nguyễn Quang N. đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2; Đồng thời, đã lấy mẫu PCR, hiện đang chờ kết quả.
Bài viết dẫn nguồn từ:
Dòng phương tiện trên đường Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa) lúc 7h ngày 16/8. Cùng thời điểm này, các phố Nguyễn Trãi, Nguyễn Lương Bằng, Kim Mã, Nguyễn Thái Học... cũng khá đông người qua lại.
Hà Nội đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, dự kiến đến 6h ngày 23/8. Chính quyền yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết. Ghi nhận trong các tuần qua, lượng người ra đường ở Hà Nội đã giảm hẳn so với trước đây, song nhiều tuyến phố vẫn khá đông phương tiện qua lại.
Bấm link đọc bài viết nguồn:
Trên mạng xã hội vừa lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh một người đàn ông có biểu hiện say xỉn, liên tục chửi bới, xúc phạm lực lượng chức năng tại chốt kiểm dịch khi được yêu cầu dừng xe, kiểm tra giấy tờ trong đêm.
Theo đó, sự việc diễn ra tối 15-8, tại chốt kiểm dịch số 12, khu đô thị Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội.
Người đàn ông tự xưng là tiến sĩ, chửi bới cán bộ trực chốt - Ảnh cắt từ clip
Vào thời điểm trên, một người đàn ông có biểu hiện say rượu, không đeo khẩu trang, mặc áo trắng, ngồi trên chiếc xe máy màu đỏ đi qua chốt kiểm soát dịch thì bị lực lượng trực chốt yêu cầu dừng xe kiểm tra giấy tờ và nhắc nhở đeo khẩu trang.
Thấy cán bộ trực chốt nhắc nhở, người đàn ông này quát lớn: "Tao là tiến sĩ đấy, đừng có chỉ vào mặt tao. Bây giờ như nào? Cần giấy tờ gì? Nói!".
Trưa 16/8, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, đến 12h trưa nay, toàn thành phố ghi nhận thêm 25 ca dương tính SARS-CoV-2 mới. Trong đó 16 ca phát hiện tại cộng đồng và 9 ca phát hiện trong khu cách ly.
Trước đó, sáng nay, CDC Hà Nội thông tin về 20 ca dương tính. Như vậy, số mắc trong ngày đến trưa 16/8 là 45 ca, bao gồm 18 ca tại cộng đồng và 27 ca tại khu cách ly.
Số bệnh nhân mắc mới tại 7 quận, huyện là Đông Anh (12), Thanh Trì (5), Đống Đa (3), Hoàn Kiếm (2), Hà Đông (1), Cầu Giấy (1), Ba Đình (1). Tất cả số bệnh nhân mới ghi nhận đều thuộc chùm ho, sốt thứ phát.
Sau hơn 2 ngày, các quận huyện tiêm khoảng 200.000 liều vaccine Vero Cell (hãng Sinopharm) và thành phố vừa tiếp nhận thêm một triệu liều vaccine này.
Thông tin được Phó chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức nói tại buổi họp báo cung cấp thông tin về công tác phòng chống Covid-19 trên địa bàn trưa 16/8. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh TP HCM bước sang ngày thứ 39 giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và đã ghi nhận hơn 149.200 ca nhiễm trong đợt dịch thứ tư.
Theo ông Đức, đến nay thành phố đã có 2 đợt nhận vaccine Vero Cell, mỗi đợt một triệu liều. Trong đó, một triệu liều nhận hôm 31/7 đã được kiểm định xong và đang đưa vào tiêm; còn một triệu liều nhận hôm 14/8, đang được Bộ Y tế kiểm định. Sau khi được đánh giá đủ điều kiện, vaccine đợt hai sẽ hòa vào chung số vaccine đang có để tiêm cho người dân.
"Một lọ vaccine Astrazeneca chứa 10 liều còn một lọ vaccine Sinopharm chứa chỉ 1-2 liều, nên nó chiếm không gian nhiều hơn, tốc độ kiểm đếm cũng chậm hơn các loại khác", ông Đức nói và cho biết hôm nay các địa phương sẽ tiếp tục tiêm đồng loạt cho người dân.
Bấm link đọc bài viết nguồn tại đây:
Ngày 15/8, Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp về nghiên cứu, sản xuất vaccine, thuốc phòng chống Covid-19 trong nước hôm 12/8.
Theo người đứng đầu Chính phủ, tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, khó dự báo, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của nhân dân và ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. Đặc biệt lúc này, nguồn cung ứng vaccine còn hạn chế, trước mắt chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, Chính phủ đã yêu cầu tiêm vaccine Covid-19 để sớm miễn dịch cộng đồng, giúp giảm chuyển bệnh nặng và giảm tử vong, giảm quá tải cho hệ thống y tế.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khắc phục ngay tâm lý phân biệt đối xử với các loại vaccine. Ảnh: VGP.
Thủ tướng nhấn mạnh việc thực hiện mục tiêu bảo vệ tính mạng nhân dân, tạo điều kiện sớm chuyển sang "bình thường mới" phải được coi là nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm, hàng đầu của các cấp, các ngành, các địa phương.
Thủ tướng muốn truyền đi thông điệp "vaccine tốt nhất là vaccine đã được cấp phép lưu hành và đến sớm nhất, kịp thời nhất" vì chúng ta đang rất cần vaccine ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh.
Đặc biệt, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu khắc phục ngay tâm lý phân biệt đối xử với các loại vaccine của các nhà sản xuất, loại bỏ tâm lý lựa chọn, chờ đợi vaccine.
Theo Thủ tướng, việc tiêm vaccine sẽ giảm nguy cơ nhiễm bệnh, nếu đã nhiễm sẽ không bị bệnh nặng, nếu đã có bệnh nặng thì khả năng gây tử vong thấp, kể cả đối với biến thể Delta.
Tiêm vaccine ở quận 11, TP HCM (Ảnh: Sơn Phượng)
Bài viết lược dẫn từ nguồn:
Từ sáng 16.8, các chốt kiểm soát Covid-19 trên nhiều tuyến đường như Phan Đăng Lưu, Lê Văn Duyệt, Đinh Bộ Lĩnh (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) và nhiều chốt tại Q.Gò Vấp liên tục xảy ra tình trạng ùn ứ .
Mặc dù hôm nay (16.8) các chốt không yêu cầu khai báo di biến động dân cư nhưng việc siết chặt thời hạn giấy đi đường khiến nhiều người dân buộc phải quay đầu xe, không thể qua chốt.
Tình trạng ùn ứ xảy ra tại chốt kiểm soát Covid-19 trên đường Lê Văn Duyệt (Q.Bình Thạnh) khi có quy định mới về giấy đi đường ẢNH: TRẦN TIẾN/TNO
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên tại chốt kiểm soát Covid-19 trên đường Lê Văn Duyệt (đoạn gần cầu Bông, Q.Bình Thạnh), người dân xếp hàng kéo dài vài chục mét tại chốt để chờ đến lượt xuất trình giấy đi đường. Tại đây, tổ công tác yêu cầu người dân xuất trình giấy tờ tùy thân cũng như giấy đi đường nhưng phải có hiệu lực trong 7 ngày .
Để đảm bảo công tác phòng chống dịch, tổ công tác yêu cầu những trường hợp có giấy phép không hợp lệ phải quay đầu và chỉ ra đường khi có giấy tờ hợp lệ.Do có quy định mới về thời hạn sử dụng giấy đi đường, nhiều người dân tỏ ra không hài lòng vì chưa được thông tin từ trước, dẫn đến bị động.
Tổ công tác tại 1 chốt phòng dịch Covid-19 kiểm tra kỹ địa chỉ nơi đến cũng như hiệu lực ngày ký giấy thông hành của người đi đường. ẢNH: TRẦN TIẾN/TNO
Bấm link đọc bài viết nguồn chi tiết tại đây:
Ngày 15-8, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online xác nhận Công an TP Thủ Đức, TP.HCM đang tạm giữ bà Phạm Thị Thùy D. (43 tuổi, ngụ phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức) để xử lý về hành vi chống người thi hành công vụ.
Theo nguồn tin, khoảng 9h cùng ngày, bà D. đi xe máy từ nhà ở đường Đồng Văn Cống, phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để xét nghiệm COVID-19.
Khi đến chốt kiểm soát dịch trên đường Nguyễn Duy Trinh, phường Bình Trưng Tây (đoạn gần giao lộ đường Nguyễn Duy Trinh - Nguyễn Thị Định), tổ công tác yêu cầu bà khai báo y tế và xuất trình giấy tờ theo quy định.
Tuy nhiên, bà D. không hợp tác, có lời lẽ xúc phạm lực lượng đang thi hành công vụ và cho xe tăng ga định vượt qua chốt kiểm soát. Cán bộ tại chốt đã ngăn, giữ xe bà D. lại.
Bà D. đã cắn vào tay chiến sĩ công an đang giữ xe, kéo rơi kính chống giọt bắn và đánh vào mặt chiến sĩ.
Lực lượng chức năng tại chốt đã cưỡng chế bà D. đưa về trụ sở làm việc.
Bấm link đọc bài viết nguồn tại đây:
Sáng 16/8, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, từ 18h ngày 15/8 đến 6h ngày 16/8, thành phố ghi nhận 20 ca dương tính SARS-CoV-2 mới, trong đó 2 ca phát hiện tại cộng đồng và 18 ca phát hiện trong khu cách ly.
Phân bố bệnh nhân theo quận, huyện thì Đông Anh (13), Đống Đa (2), Hoàn Kiếm (2), Hà Đông (1), Tây Hồ (1), Thanh Trì (1). Phân bố bệnh nhân theo chùm ca bệnh thì chùm Sàng lọc khu vực nguy cơ cao (2); Chùm sàng lọc ho sốt (2); Chùm ho sốt thứ phát (16).
Thông tin cụ thể 20 ca dương tính mới như sau:
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong vừa ký văn bản số 2718 về tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn thành phố.
Theo đó, hiện nay tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, từ ngày 27-4 đến nay đã có 142.618 trường hợp nhiễm COVID-19, đang điều trị 32.149 bệnh nhân, trong đó có 1.851 bệnh nhân nặng đang thở máy.
TP.HCM giãn cách xã hội thêm 1 tháng - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Thực hiện nghị quyết số 86 của Chính phủ, nhằm tăng cường triệt để kiểm soát dịch bệnh COVID-19, UBND TP yêu cầu tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn thành phố theo tinh thần chỉ thị số 16 từ 0h ngày 16-8 đến hết ngày 15-9 với nguyên tắc "ai ở đâu thì ở đó".
UBND TP yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao, tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt và có hiệu quả các chỉ đạo; chỉ thị số 12 của Thành ủy, kế hoạch số 2715 của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.
Bấm link đọc bài viết nguồn chi tiết:
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Ninh Thuận, trong ba ngày (từ ngày 13 đến 15-8), ghi nhận có 38 trường hợp dương tính COVID-19 từ Đồng Nai trở về tỉnh. Các trường hợp này đều được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận để điều trị.
Chỉ trong chiều tối 15-8, tỉnh Ninh Thuận đã ghi nhận 22 ca dương tính COVID-19, trong đó có 11 trường hợp trở về từ vùng dịch Đồng Nai.
Do lượng người trở về từ Đồng Nai quá đông, nên ngày 15-8, ông Lê Huyền, phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, ký công văn hỏa tốc gửi tỉnh Đồng Nai đề nghị tạo điều kiện để công dân Ninh Thuận tiếp tục ở lại Đồng Nai.
Bài viết dẫn nguồn từ:
Ngay sau khi kết thúc chiến dịch tiêm chủng đợt thứ 5, TPHCM nhanh chóng thực hiện chiến dịch tiêm chủng đợt thứ 6 với quyết tâm đến hết tháng 8/2021 sẽ chích xong mũi thứ nhất vắc-xin ngừa COVID-19 cho khoảng 70% dân số từ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, thành phố đang đối mặt với nguy cơ gián đoạn chiến dịch tiêm chủng do nguồn cung ứng vắc-xin hạn chế.
Thông tin từ ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, thời gian qua thành phố đã đẩy mạnh tiêm vắc-xin cho cộng đồng. Hiện có 87 bệnh viện và 1.200 đội tại các quận huyện tham gia tiêm chủng cho cộng đồng.
Hình thức tiêm được triển khai linh động, các đội tiêm di động có khả năng len lỏi vào từng ngóc ngách, tới từng nhà có người già, người bệnh không tự di chuyển được. Ngoài ra, thành phố còn tổ chức tiêm cho người nước ngoài đang sinh sống trên địa bàn, tạo sự công bằng và hỗ trợ tất cả mọi người được tiếp cận vắc-xin.
Cộng dồn tất cả các chiến dịch đến ngày 13/8, thành phố đã tiêm cho hơn 4,3 triệu người, trong đó có 100.000 người đã tiêm đủ 2 mũi. Đến nay, đối tượng trọng tâm của hoạt động tiêm chủng là những người mắc bệnh nền và trên 65 tuổi; đã tiêm được 456.391 người với số lượng thống kê toàn thành phố có khoảng 650.000 người
Bài viết trích dẫn từ nguồn:
Cả 3 bộ (Bộ Công an, Bộ Y tế , Bộ TT-TT) đã thống nhất sẽ sử dụng chung 1 mẫu tờ khai y tế để thuận tiện cho công dân trong quá trình khai báo, di chuyển, đồng thời thống nhất 1 mã QR Code sử dụng chung...
Hàng trăm người dân ùn ứ tại chốt kiểm soát Covid-19 Đinh Bộ Lĩnh (Q.Bình Thạnh) vào trưa 15.8 ẢNH: TRẦN TIẾN
Theo Bộ Công an, sau 2 ngày triển khai ứng dụng "di biến động dân cư" do Bộ Công an xây dựng tại các chốt nội thành của TP.HCM, hệ thống phần mềm ghi nhận 96.347 tờ khai y tế online qua các trạm kiểm soát (trong đó 95.118 tờ khai được chấp nhận, 1.229 tờ khai bị từ chối do sai, lệch thông tin).
Công an các địa phương cũng đã tạo 1.891 trạm kiểm soát, mở 4.016 tài khoản cán bộ từ tỉnh, huyện, xã để sử dụng tại trạm kiểm soát.
Cả 3 bộ cũng đã thống nhất sẽ sử dụng chung 1 mẫu tờ khai y tế để thuận tiện cho công dân trong quá trình khai báo, di chuyển. Đồng thời thống nhất 1 mã QR Code sử dụng chung cho từng công dân liên thông giữa các nền tảng, hệ thống, phần mềm và đang khẩn trương điều chỉnh để thực hiện, tạo thuận lợi cho người dân.
Bài viết được trích dẫn từ nguồn:
Chiều 15-8, sau khi thông tin về việc TP.HCM sẽ giãn cách xã hội thêm 1 tháng (đến ngày 15-9), Thường trực Thành ủy TP.HCM đã yêu cầu các quận, huyện và TP Thủ Đức khẩn trương rà soát các trường hợp công nhân lao động, học sinh sinh viên, những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn để hỗ trợ tiền nhà trọ, lương thực thực phẩm.
Chủ trương của Thành ủy TP.HCM là không để ai thiếu đói và sẽ hỗ trợ gói an sinh xã hội bằng tiền mặt. Thời gian hỗ trợ là tháng 8 và 9-2021. Đồng thời, các địa phương tổ chức để bà con tiêm vắc xin. Kế hoạch hỗ trợ sẽ được các quận, huyện và TP Thủ Đức thông báo sớm đến người dân.
Trước đó, trong ngày 15-8, ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, tại khu vực các chốt ở khu du lịch Suối Tiên và trước cổng bến xe Miền Đông mới (TP Thủ Đức), hàng trăm người dân đi xe máy cá nhân mang đồ lỉnh kỉnh, nhiều người còn chở theo con nhỏ có ý định về quê các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên…
Bấm link để đọc bài viết chi tiết:
Tối 15/8, ông Trần Hữu Phước, Chủ tịch MTTQ TP Thủ Đức cho biết, với hơn 500 người về quê bằng xe máy sáng nay chạy qua địa bàn, hầu hết sống ở Thủ Đức và các quận lân cận. Sau khi bị chặn ở chốt gần khu du lịch Suối Tiên, xa lộ Hà Nội, được chính quyền vận động, phần lớn đã trở về nơi ở, phòng trọ.
Với 26 người hoàn cảnh khó khăn, đã trả phòng thuê, lực lượng chức năng phối hợp địa phương đưa về và vận động chủ nhà trọ cho ở miễn phí. Sáu người ở An Giang, Long An được UBND phường Long Bình tìm giúp nhà trọ, nhận phần quà trị giá 800.000 đồng (300.000 đồng lương thực và 500.000 đồng tiền mặt).
Trong chiều hôm nay, gần 300 người chạy xe máy về quê tụ tập ở quốc lộ 1 khu vực quận 12, Bình Tân, được UBND phường Tân Thới Nhất (quận 12) sắp xếp chỗ nghỉ ngơi ở một trường học 6 tầng. Cảnh sát sau đó thống kê từng trường hợp và liên hệ địa phương đến đưa người trở về. Mỗi người được hỗ trợ 5 kg gạo, 10 gói mì.
Hiện, các địa phương ở TP Thủ Đức triển khai các gói an sinh giúp đỡ người dân khó khăn, nhất là ở các khu trọ. Địa phương cần làm tốt việc này để người dân yên tâm ở lại thành phố
Bấm link đọc bài viết nguồn chi tiết:
Theo thông tin từ Bộ Y tế, đây là số liệu tính từ 18h ngày 14/8 đến 18h ngày 15/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19.
Các bệnh nhân được ghi nhận tại TP.HCM (4.516), Bình Dương (2.358), Đồng Nai (546), Long An (514), Đồng Tháp (271), Tiền Giang (209), Cần Thơ (170), Khánh Hòa (166), Tây Ninh (159), Đà Nẵng (83), Sóc Trăng (82)... Hà Nội (39).
Trong bản tin tối 15/8, Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cũng công bố 336 ca tử vong tại TP.HCM (282), Bình Dương (20), Long An (9), Tiền Giang (6), Đồng Nai (5), Bà Rịa - Vũng Tàu (3), Đồng Tháp (2), Sóc Trăng (2), Trà Vinh (2), Cần Thơ (1), Bến Tre (1), Bình Phước (1), Khánh Hòa (1), Quảng Nam (1).
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tính đến 15/8 là 5.774, xếp thứ 66/222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tính theo tỷ lệ tử vong trên một triệu dân, Việt Nam xếp vị trí 158/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân một triệu dân có 59 người tử vong do Covid-19).
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 275.044 ca nhiễm. Từ 27/4 đến nay, số ca nhiễm là 271.037, trong đó, 99.730 bệnh nhân đã được công bố khỏi Covid-19.