*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Số người nhiễm Covid-19 trên thế giới vẫn tiếp tục gia tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Giới chức Thụy Điển cho biết, nước này đang có gần 3.000 ca tử vong vì COVID-19. Cơ quan Y tế Cộng đồng của Thụy Điển cho hay, hiện có 23.918 ca bệnh được ghi nhận và 2.941 trường hợp tử vong do nhiễm virus corona chủng mới.
"Chúng tôi đang bắt đầu tiến gần tới mốc 3.000 ca tử vong, một con số lớn tới mức đáng sợ", nhà dịch tễ học quốc gia Thụy Điển Anders Tegnell phát biểu trong cuộc họp báo.
Thụy Điển không áp dụng bất cứ hình thức phong tỏa nghiêm ngặt như một vài nơi khác ở châu Âu, thay vào đó quốc gia này đi theo phương pháp dựa trên "tinh thần trách nhiệm".
Quán cafe vẫn được mở cửa ở Thụy Điển trong dịch COVID-19. Ảnh: Anders Wiklund/ALI LORESTANI /TT NYHETSBYRÅN
Tại Thụy Điển, các trường học dành cho trẻ dưới 16 tuổi, quán cafe, bar, nhà hàng và cơ sở kinh doanh vẫn mở cửa trong khi nhà nước hối thúc người dân và các cơ sở kinh doanh tôn trọng các hướng dẫn giãn cách xã hội.
Hiện tỷ lệ tử vong do COVID-19 của Thụy Điển là 291/một triệu dân, cao hơn nhiều so với tỷ lệ này ở các nước láng giềng như: Na Uy (40/một triệu), Đan Mạch (87/một triệu), Phần Lan (45/một triệu).
Giới chức Thụy Điển vẫn khẳng định rằng kế hoạch của họ mang tính bền vững về lâu về dài.
Ít nhất 90.000 nhân viên chăm sóc y tế trên toàn thế giới được cho là đã mắc COVID-19 và có thể gấp đôi con số này, Hội đồng Y tá Thế giới (ICN) cho hay.
"Số trường hợp nhân viên y tế nhiễm bệnh đã tăng từ 23.000 lên mức chúng tôi cho là hơn 90.000, nhưng đó vẫn là con số ước tính bởi dữ liệu không được thu thập ở mọi quốc gia", Howard Catton, giám đốc điều hành ICN chia sẻ với Reuters.
Con số 90.000 được đưa ra dựa trên thông tin thu thập ở 30 nước, từ các hiệp hội quốc gia, số liệu chính phủ và truyền thông.
Số liệu gần nhất mà WHO đưa ra về nhân viên chăm sóc sức khỏe là từ ngày 11/4. Theo số liệu của WHO, khoảng 22.000 nhân viên y tế được cho là đã nhiễm bệnh.
Mặc dù hơn 1 tháng thực hiện lệnh giãn cách xã hội, song vùng Washington vẫn trở thành điểm nóng mới của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Mỹ, trong đó những người Mỹ gốc Latinh hoặc gốc Phi là những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện Trường đại học George Washington ở Washington DC., ngày 27/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo số liệu thống kê, Washington và các bang láng giềng như Maryland và Virginia đã ghi nhận số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 vượt quá 50.000 ca và khoảng 2.300 ca tử vong.
Trước đó, đầu tháng 4 vừa qua, Thống đốc bang Maryland Larry Hogan từng dự báo rằng vùng thủ đô sẽ là điểm nóng dịch bệnh tiếp theo, chậm hơn khoảng 2 tuần sau New York , đang là tâm dịch của nước Mỹ.
Mặc dù các biện pháp đóng cửa toàn bộ trường học và những doanh nghiệp không thiết yếu cùng lệnh phong tỏa được áp đặt từ cuối tháng 3, nhưng số ca nhiễm mới, nhập viện và tử vong tiếp tục gia tăng tại khu vực này.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 6/5/2020, tại Văn phòng Chính phủ, theo đề nghị của phía Hoa Kỳ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Tại cuộc điện đàm, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đánh giá cao năng lực ứng phó với dịch bệnh của Việt Nam và cảm ơn Việt Nam đã tạo điều kiện cung cấp và vận chuyển trang thiết bị y tế cũng như trao tặng khẩu trang cho phía Hoa Kỳ.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đánh giá cao năng lực ứng phó với dịch bệnh của Việt Nam và cảm ơn Việt Nam đã tạo điều kiện cung cấp và vận chuyển trang thiết bị y tế cũng như trao tặng khẩu trang cho phía Hoa Kỳ
Tổng thống Trump nhờ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chuyển lời chào tới nhân dân Việt Nam.
Tổng thống Trump thông báo sẵn sàng tặng Việt Nam một số máy thở để hỗ trợ điều trị bệnh nhân COVID-19; đồng thời đề nghị hai nước tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong phòng chống dịch bệnh.
Tổng thống Trump lấy làm tiếc Hội nghị Cấp cao đặc biệt Hoa Kỳ - ASEAN đã bị hoãn do dịch Covid-19 và bày tỏ mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ Hoa Kỳ - ASEAN trong thời gian tới.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cập nhật về tình hình kiểm soát dịch Covid-19 ở Việt Nam, đồng thời chia sẻ những mất mát, khó khăn mà người dân Hoa Kỳ đang phải gánh chịu, tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, Hoa Kỳ sẽ sớm kiểm soát thành công dịch bệnh và tái khởi động nền kinh tế.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự hợp tác giữa hai nước trong đối phó với dịch Covid-19, cảm ơn thiện chí của Tổng thống Trump tặng máy thở cho Việt Nam; đồng thời cảm ơn Hoa Kỳ đã hỗ trợ tài chính cho ASEAN, trong đó gần 10 triệu USD dành riêng cho Việt Nam để nâng cao năng lực y tế và phục hồi kinh tế sau dịch bệnh.
Đọc toàn bộ bài viết trong link dưới
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 6/5 đã tiếp tục lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về cách nước này xử lý dịch COVID-19 và cho rằng, Bắc Kinh có thể đã cứu được hàng trăm nghìn mạng sống và giúp thế giới tránh suy thoái kinh tế nếu minh bạch hơn.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: Reuters
Trước báo giới, ông Pompeo đã tìm cách tránh né câu hỏi về phát ngôn ông mới đưa ra hôm 3/5 rằng có "bằng chứng to lớn" virus corona chủng mới rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở Trung Quốc.
"Họ đã biết. Trung Quốc đã có thể ngăn được cái chết của hàng trăm nghìn người trên toàn thế giới", ông Pompeo nói, "Trung Quốc đã có thể giúp thế giới tránh rơi vào một cuộc bất ổn kinh tế toàn cầu. Họ đã có lựa chọn nhưng - Trung Quốc lại giấu dịch ở Vũ Hán".
Lời chỉ trích của ông Pompeo là phát ngôn mới nhất mà chính quyền Trump đưa ra để chỉ trích Trung Quốc về đại dịch COVID-19, hiện đã khiến hơn 255.000 người tử vong trên toàn thế giới.
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã công bố một loạt các bước đi nhằm nới lỏng phong tỏa và cho rằng giai đoạn đầu của đại dịch đã qua, mặc dù vẫn còn chặng đường dài phía trước. Các bước đi này đã có được sự nhất trí của 16 lãnh đạo liên bang.
Chúng tôi đang ở thời điểm đạt được mục tiêu giảm thiểu sự lây lan của virus và chúng tôi đã có thể bảo vệ hệ thống y tế của mình... vì vậy có thể thảo luận và nhất trí về các biện pháp nới lỏng rộng rãi hơn.
Người dân từ 2 hộ gia đình sẽ được phép gặp gỡ và sẽ có thêm hàng quán được mở, miễn là các biện pháp giữ gìn vệ sinh được áp dụng, tuy nhiên quy định giữ khoảng cách 1,5m và đeo khẩu trang che mũi, miệng trên phương tiện giao thông công cộng vẫn sẽ được duy trì.
Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 của LB Nga cho biết tính đến trưa 6/5, nước này ghi nhận thêm 10.599 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đưa tổng số người nhiễm bệnh lên 165.929 người.
-
Có khoảng 40% số bệnh nhân mới không có biểu hiện lâm sàng. Cũng trong vòng 24 giờ qua đã có 1.462 bệnh nhân khỏi bệnh, đưa tổng số người khỏi bệnh lên 21.327 người, và 86 ca tử vong, đưa tổng số người tử vong lên 1.537 trường hợp.
Đây là ngày thứ 4 liên tiếp số ca nhiễm COVID-19 tại Nga tăng trên 10.000 ca.
Thủ đô Moskva vẫn là địa phương có đông người nhiễm COVID-19 nhất với 5.858 trường hợp nhiễm mới, đưa tổng số người nhiễm virus SARS-CoV-2 tại thủ đô lên 85.973 người. Trong vòng 24 giờ qua có 588 người xuất viện, đưa tổng số người khỏi bệnh lên 8.458 người, và 50 ca tử vong, đưa tổng số người tử vong lên 866 trường hợp.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
CNN đưa tin, Tổng thống Mỹ Donald Trump có vẻ đã thay đổi quyết định giảm thiểu lực lượng đặc nhiệm chống dịch COVID-19 của Nhà Trắng. Ông Trump đăng tải trên Twitter rằng nhóm cố vấn này sẽ "tiếp tục vô thời hạn" và chuyển sang tập trung vào "An toàn và Mở cửa Đất nước Một lần nữa".
"Nhóm đặc nhiệm chống virus corona Nhà Trắng, do Phó Tổng thống Mike Pence dẫn đầu, đã làm một việc tuyệt vời khi tập hợp được các nguồn lực phức tạp quy mô lớn, đặt ra tiêu chuẩn cao cho những người tiếp bước trong tương lai", ông Trump tweet.
The White House CoronaVirus Task Force, headed by Vice President Mike Pence, has done a fantastic job of bringing together vast highly complex resources that have set a high standard for others to follow in the future. Ventilators, which were few & in bad shape, are now being....
— Donald J. Trump (@realDonaldTrump) May 6, 2020
....gloves, gowns etc. are now plentiful. The last four Governors teleconference calls have been conclusively strong. Because of this success, the Task Force will continue on indefinitely with its focus on SAFETY & OPENING UP OUR COUNTRY AGAIN. We may add or subtract people ....
— Donald J. Trump (@realDonaldTrump) May 6, 2020
Tổng thống Mỹ đã khen ngợi thành công của chính quyền Mỹ trong việc tập hợp thiết bị bảo hộ và tiến hành xét nghiệm, mặc dù nhiều chuyên gia cho rằng năng lực xét nghiệm vẫn còn thiếu hụt.
Ông Trump cho hay, các thành viên trong nhóm này có thể được bổ sung hoặc giảm bớt "khi thích hợp" và cũng sẽ "rất tập trung vào Vaccine và Liệu pháp".
Mới đây đã xuất hiện một ca Covid-19 mắc bệnh từ tháng 2, nhưng trong một đợt kiểm tra xét nghiệm lại của cơ quan y tế địa phương, người này lại cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2 hôm 30/4.
Bệnh nhân là nam, 63 tuổi ở thành phố Hóa Châu, tỉnh Quảng Đông, làm nghề buôn bán rau quả tại Vũ Hán. Đây là trường hợp "tái dương tính" sau ra viện có thời gian dài nhất được Trung Quốc công bố tính đến thời điểm hiện nay.
Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh tỉnh Quảng Đông, 14% ca Covid-19 của địa phương này xuất hiện tình trạng dương tính trở lại, nhưng chưa lây sang người khác.
Thông tin được tham khảo từ VOV. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây:
Trong cuộc họp báo ngày 5/5 tại Bắc Kinh, ông Nghiêm Hiểu Vĩ, Phó Chủ nhiệm Khoa Nội Bệnh viện Hiệp Hòa Bắc Kinh - người tới Vũ Hán chi viện đợt dịch bệnh bùng phát vừa qua - đã có một số chia sẻ về tình trạng đặc trưng của các bệnh nhân Covid-19.
Theo ông Nghiêm, tại ICU ở Vũ Hán, có khoảng 50%-60% bệnh nhân nhiễm Covid-19 bị lạnh và bầm tím chân tay. Ngón tay và ngón chân của một số bệnh nhân thậm chí chuyển sang màu đen và hoại tử. Thực tế, đây là một biểu hiện của hiện tượng thiếu máu trong cơ thể bệnh nhân.
Chúng tôi đã điều trị chống đông máu nên hiện tượng chân tay bị đen và hoại tử đã thuyên giảm đáng kể ở người bệnh. Đối với một số bệnh nhân thể nặng, chúng tôi đã đạt được kết quả tốt hơn bằng cách kết hợp thuốc chống đông máu và kháng tiểu cầu".
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Mới đây, Trung Quốc đã lên tiếng phản bác Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, khẳng định rằng ông không hề có bằng chứng cho giả thuyết virus gây COVID-19 rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, nơi được cho là địa điểm đầu tiên phát hiện dịch bệnh, Bloomberg đưa tin.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho rằng, việc Mỹ công kích Trung Quốc là một phần trong chiến dịch năm tranh cử bởi Đảng Cộng hòa của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Bà Hoa Xuân Oánh viện dẫn nhận định mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra trước đó rằng virus nhiều khả năng không phải do con người tạo ra và lặp lại lời phủ nhận của một quan chức làm việc tại phòng thí nghiệm Vũ Hán hồi tháng trước.
"Ông Pompeo không thể đưa ra bất kỳ bằng chứng nào bởi ông ấy không hề có", Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát biểu trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, "Vấn đề này nên được các nhà khoa học và chuyên gia xử lý, thay vì chính trị gia với những nhu cầu chính trị trong nước của mình".
"Vấn đề này nên được các nhà khoa học và chuyên gia xử lý, thay vì chính trị gia với những nhu cầu chính trị trong nước của mình".
Bà Hoa Xuân Oánh cũng cho biết, Trung Quốc sẽ ủng hộ công tác đánh giá về nguồn gốc của virus "vào thời điểm thích hợp".
"Chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ WHO và việc xem lại, tổng kết kinh nghiệm vào thời điểm thích hợp để ủng hộ nỗ lực hợp tác y tế toàn cầu, để chúng tôi có thể xử lý tốt hơn trước các đại dịch như thế này trong tương lại", bà Hoa nói.
Trước đó, hồi cuối tuần, ông Pompeo đã lên tiếng khẳng định, có "bằng chứng to lớn" rằng virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm virus học an ninh cao ở Trung Quốc. Ông Pompeo thúc đẩy giả thuyết nói trên mặc dù Bắc Kinh đã phủ nhận và thiếu sự nhất trí trong những cơ quan tình báo Mỹ đang điều tra nguồn gốc virus.
Một phân tích mới đây về gen của virus SARS-CoV-2 được lấy mẫu từ hơn 7.600 bệnh nhân khắp thế giới cho thấy dịch Covid-19 đã lây lan từ cuối năm ngoái và chắc chắn đã lan ra nhanh chóng sau đợt lây nhiễm đầu tiên.
Các nhà nghiên cứu tại Anh đã xem xét các biến chủng của virus SARS-CoV-2 và tìm thấy bằng chứng về sự lây nhiễm nhanh chóng song chưa tìm ra bằng chứng nào cho thấy virus này đang ngày càng dễ lây nhiễm hơn hoặc có khả năng gây ra tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
"Virus này đang thay đổi nhưng điều này không có nghĩa là dịch bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn", nhà nghiên cứu di truyền Francois Balloux tại Viện Di truyền Cao đẳng Hoàng gia London nhận định với CNN.
Balloux và các đồng nghiệp đã tập hợp trình tự gen của virus từ một cơ sở dữ liệu khổng lồ trên toàn cầu. Họ đã xem xét các mẫu được lấy vào những thời điểm và những nơi khác nhau và phát hiện ra rằng virus SARS-CoV-2 bắt đầu lây nhiễm lần đầu tiên vào cuối năm ngoái.
"Điều này đã loại bỏ bất kỳ nhận định nào cho rằng virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện một thời gian trước khi nó được phát hiện và vì vậy đã lây nhiễm cho một số lượng lớn dân số", đội ngũ của Balloux viết trong báo cáo đăng tải trên tạp chí Genetics and Evolution.
Điều này là một tin tốt nhưng ở một khía cạnh nào đó cũng là một tin xấu. Một số bác sĩ cho rằng nếu virus đã xuất hiện nhiều tháng và âm thầm lây nhiễm cho nhiều người thì điều đó sẽ đem tới hy vọng rằng sự miễn dịch đã được hình thành ở một số bộ phận dân số.
"Mọi người đang hy vọng về điều đó. Tôi cũng vậy", Balloux cho biết.
Dù vậy, trên thực tế, phát hiện của các nhà khoa học trên đã "dội gáo nước lạnh" vào ý tưởng này. Balloux ước tính, nhiều nhất là 10% dân số toàn cầu đã và đang tiếp xúc với virus SARS-CoV-2.
Nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ dơi nhưng đã lây nhiễm sang một loài động vật khác trước khi truyền sang con người. Các trường hợp mắc bệnh đầu tiên được ghi nhận tại Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối tháng 12 năm ngoái.
Mỗi lần nhân bản, virus này sẽ tạo ra những phiên bản không hoàn hảo khác nhau và các biến chủng này có thể được sử dụng như cái gọi là ‘đồng hồ phân tử" để theo dõi virus theo thời gian và địa lý.
"Những kết quả của chúng tôi phù hợp với những ước tính trước đó và cho thấy rằng tất cả các trình tự gen đều có một "tổ tiên" chung xuất hiện vào cuối năm 2019. Điều đó cho thấy đây có thể là quãng thời gian virus SARS-CoV-2 đã lây truyền sang con người", đội ngũ các nhà khoa học viết trong báo cáo.
"Việc này xảy ra rất gần đây. Chúng tôi thực sự tự tin khẳng định rằng việc virus truyền sang vật chủ đã xảy ra từ cuối năm ngoái".
Điều đó được lý giải là bởi các mẫu virus được lấy từ nhiều nơi trên toàn cầu có nhiều loại biến chủng và chúng đều có những biến chủng tương tự nhau.
"Nó xuất hiện ở gần như mọi quốc gia", Balloux cho biết.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh. Ảnh: Getty
CNN đưa tin, trong cuộc họp báo thường kỳ ngày hôm nay (6/5), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã đưa ra bình luận về những phát biểu gần đây của Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo liên quan tới các giả thuyết về việc virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.
Bà Hoa cho rằng những lời cáo buộc này là một chiến lược chính trị của đảng Cộng hòa trước thềm bầu cử Tổng thống năm 2020.
"Chúng tôi kêu gọi Mỹ ngừng lan truyền các thông tin sai lệch hoặc gây hiểu lầm cho cộng đồng quốc tế. Mỹ cần giải quyết các vấn đề của riêng họ và đối phó với đại dịch trên lãnh thổ của mình. Tôi tin rằng chiến lược của đảng Cộng hòa trước thềm bầu cử đã quá rõ ràng... Ông Pompeo đã không cung cấp bất cứ bằng chứng nào bởi ông ấy không hề có bằng chứng. Vấn đề này nên được giao cho giới khoa học, không phải các chính trị gia và cần được tách biệt khỏi các nhu cầu về chính trị nội bộ của họ".
Trả lời về bình luận của Tổng thống Trump về việc đánh thêm thuế quan trả đũa, bà Hoa cho biết: "Thực tế đã chứng minh thuế quan không phải thứ vũ khí tốt, chúng tác động tiêu cực tới tất cả carc bên, và trong bối cảnh hiện nay, thuế quan không nên được sử dụng làm vũ khí".
Khi phóng viên đề cập tới một báo cáo của Reuters về nguy cơ Trung Quốc-Mỹ sẽ kết thúc xung đột bằng biện pháp vũ trang, bà Hoa khẳng đỉnh: "Tất nhiên đó không phải là điều chúng ta muốn thấy. Trung Quốc là quốc gia yêu hòa bình, và chúng tôi tin rằng sự hợp tác trong cuộc chiến chống đại dịch sẽ giúp mối quan hệ hợp tác thêm sâu sắc".
Về các cáo buộc Trung Quốc "trục lợi" từ đại dịch, bà Hoa cho biết đây là những cáo buộc "vô căn cứ", cụ thể: "Tính đến ngày 1/5, Trung Quốc đã cung cấp cho Mỹ 5,3 tỉ khẩu trang, 330 triệu găng tay phẫu thuật, 38,8 triệu bộ quần áo bảo hộ và 5,98 triệu kính bảo hộ và 7.500 máy thở".
Nhà nghiên cứu gốc Trung Quốc Bing Liu
Theo NBC News, nhà nghiên cứu gốc Trung Quốc Bing Liu, 37 tuổi, làm việc tại Trường Y của Đại học Pittsburgh, đã tử vong tại nhà ở Ross Township, phía bắc Pittsburgh.
Theo khám nghiệm, ông Bing Liu bị bắn vào đầu và cổ.
Một tiếng sau khi phát hiện thi thể của ông Liu, cảnh sát cũng phát hiện thi thể người thứ 2 tên là Hao Gu, 46 tuổi, trong một chiếc xe cách đó khoảng 2km.
Trả lời NBC News, thanh tra Brian Kohlhepp của sở cảnh sát Ross Township cho biết hai người này quen biết nhau. Các điều tra viên cho rằng Gu đã giết Liu trước khi quay về xe và tự sát bằng súng.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tổng thống Trump để 'mặt mộc' khi đến thăm nhà máy khẩu trang
Tổng thống Mỹ Donald Trump đến thăm một nhà máy sản xuất khẩu trang ngày 5/5, tuy nhiên bản thân ông lại không đeo chiếc khẩu trang nào.
Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết đây là chuyến đi hiếm hoi của nhà lãnh đạo Mỹ rời khỏi Washington giữa thời điểm người dân nước này được khuyến khích hạn chế đi lại tránh lây lan COVID-19.
Tổng thống Trump đã đến thăm nhà máy của công ty Honeywell sản xuất khẩu trang N95. Cơ sở này đã nhanh chóng đi vào hoạt động bởi tình trạng thiếu hụt thiết bị bảo hộ y tế.
Đến nơi sản xuất khẩu trang nhưng Tổng thống Trump lại không đeo bất cứ chiếc khẩu trang nào mặc dù người lao động ở cơ sở này đều chấp hành nghiêm túc. Thậm chí còn có cả một biển hiệu tại nhà máy với dòng chữ: "Chú ý: Yêu cầu đeo khẩu trang tại khu vực này. Cảm ơn!".
Tuy nhiên lãnh đạo của Honeywell là ông Darius Adamczyk khi tháp tùng Tổng thống Trump cũng không hề đeo khẩu trang.
Chính quyền liên bang đã khuyến khích người dân Mỹ đeo khẩu trang để tránh lây lan virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, ngay cả khi không có triệu chứng bệnh. Nhưng từ trước tới nay, Tổng thống Trump vẫn không đeo khẩu trang.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo The Guardian, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã tuyên bố kế hoạch mở cửa lại các doanh nghiệp để vực lại nền kinh tế bị thiệt hại nặng nề do đại dịch COVID-19.
Đặc khu Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc và Australia đều đã công bố kết hoạch nới lỏng các lệnh hạn chế và cho phép học sinh đến trường, người lao động trở lại doanh nghiệp, nhà máy trong những ngày tới. Đây đều là những nơi đã kiểm soát tốt dịch bệnh.
Chính phủ đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn hỗ trợ sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Văn Minh
Đối với Việt Nam, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 diễn ra ngày 5/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu rõ nhiệm vụ khởi động lại nền kinh tế sau khi dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam về cơ bản đã được kiểm soát.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng, trong bối cảnh dịch bệnh đã được kiểm soát, nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là phải sớm phục hồi, phát triển các hoạt động kinh tế- xã hội, đây là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế, của cộng đồng và nhân dân cả nước.
Có tăng trưởng mới giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội tốt nhất. Thủ tướng lưu ý việc giải ngân nguồn vốn đầu tư công khoảng 700.000 tỷ đồng trong năm nay là vô cùng quan trọng.
"Các đồng chí phải xông vào trận, nếu có vướng mắc thì báo cáo kịp thời, bám ngày, bám đêm để triển khai cho được. Phải chuẩn bị sẵn sàng, nhất là với tinh thần tiến công, không có ngành nào, địa phương nào không giải ngân hết số vốn. Không để tình trạng trì trệ xảy ra trong các cấp, các ngành."
Nội dung được tham khảo từ bài viết https://soha.vn/thu-tuong-nguy...
CÓ THỂ CHO PHÉP CÁC DỊCH VỤ KHÔNG THIẾT YẾU ĐƯỢC MỞ CỬA TRỞ LẠI BÌNH THƯỜNG (TRỪ KARAOKE, VŨ TRƯỜNG)
Đây là một trong những nội dung (kèm điều kiện phải giữ khoảng cách tối thiểu 1 m) được Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 thống nhất đề xuất tại cuộc họp sáng nay. BCĐ cũng đề xuất các vấn đề khác như:
Bỏ giới hạn về số chỗ trên các phương tiện giao thông công cộng (máy bay, xe buýt, xe lửa…) nhưng hành khách bắt buộc phải đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên.
️️ Một số hoạt động thể thao, sự kiện tập trung đông người… được tổ chức nhưng phải bảo đảm các điều kiện phòng, chống dịch.
---
Tại cuộc họp trên, các chuyên gia cũng cho rằng vừa qua một số trường học có các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cứng nhắc, máy móc, thậm chí cực đoan như yêu cầu học sinh vừa đeo khẩu trang, vừa đeo mặt nạ chống giọt bắn, lớp học không được bật điều hoà...
Những biện pháp này không những không cần thiết mà còn hại cho sức khoẻ của các cháu.
Khuyến nghị của chuyên gia là các cháu học sinh trong lớp học:
- Không bắt buộc đeo khẩu trang, phải giữ vệ sinh cá nhân, chịu khó rửa tay nhưng giờ ra chơi thì phải đeo khẩu trang
- Tránh tiếp xúc với các bạn lớp khác để tránh xác suất lây nhiễm, dù rất nhỏ.
- Các phòng học có thể bật điều hoà nhưng định kỳ mở cửa sổ, cửa chính để thông thoáng khí.
- Các phụ huynh cũng không nên cho con đi ra nơi công cộng khi không cần thiết.
Tiến sĩ Michael Osterholm. Ảnh: AP
Cụ thể, theo Tiến sĩ Michael Osterholm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách về Bệnh Truyền nhiễm tại Đại học Minnesota, nếu coi đại dịch COVID-19 là một trò chơi có 9 hiệp, thì nước Mỹ mới ở hiệp 2.
Ông này ước tính rằng hiện nay mới chỉ có 5-15% dân số Mỹ nhiễm bệnh, đồng thời cho biết dịch bệnh có thể sẽ lây nhiễm cho 60% đến 70% dân số Mỹ trước khi tốc độ lây lan chậm lại.
"Tất cả những biện pháp chúng ta đã áp dụng để kiểm soát dịch bệnh sẽ có tác dụng, nhưng tình hình sẽ tiếp tục diễn biến như vậy", ông Osterholm nói. Do đó, nước Mỹ vẫn còn một chặng đường dài trước khi đạt được miễn dịch cộng đồng.
Một công dân Anh trở về nước để tránh đại dịch COVID-19 cho biết anh "lẽ ra không nên rời Trung Quốc", sau khi tình hình tại thành phố Vũ Hán - tâm dịch COVID-19 đầu tiên của thế giới - dần được khôi phục bình thường, hãng tin BBC (Anh) đưa tin.
Matt Raw là một công dân đến từ Cheshire, vùng Tây Bắc nước Anh. Khi dịch bệnh khởi phát, Raw đang sinh sống cùng vợ và mẹ ruột ở thành phố Vũ Hán. Anh cùng gia đình đã rời Trung Quốc và trở về Anh vào cuối tháng 1 vừa qua.
Chia sẻ với BBC, Raw cho biết gia đình anh đã lâm vào tình cảnh "tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa" sau khi 2 tuần cách ly kết thúc.
Khi tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc diễn biến phức tạp, Raw và gia đình đã lựa chọn phương án hồi hương để "thoát khỏi loại virus nguy hiểm này", tuy nhiên sau khi Trung Quốc bắt đầu kiểm soát được dịch bệnh, thì nhiều nước châu Âu - trong đó có Anh - bắt đầu ghi nhận sự lây nhiễm gia tăng chóng mặt trong lãnh thổ của mình.
Chia sẻ với BBC, Raw cho biết anh nghĩ rằng Trung Quốc đã làm "mọi điều đúng đắn" và hành động nhanh chóng hơn so với Vương Quốc Anh để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.
Raw nói rằng khi gia đình anh rời Trung Quốc thì dịch COVID-19 vẫn chưa xuất hiện ở Anh.
"Tôi nghĩ rằng ca nhiễm đầu tiên nằm trong số những người cách ly tập trung với gia đình tôi ở Arrowe Park. Khi đó tôi đã tự nhủ: 'Họ [chính quyền Anh] đã chứng kiến những điều đã xảy ra tại Trung Quốc, chắc hẳn họ sẽ hành động ngay lập tức'. Nhưng họ chẳng làm gì hết"
Hàn Quốc ngày 6/5 ghi nhận số ca nhiễm mới trong 7 ngày liên tiếp ở mức dưới 10 và là ngày thứ 3 liên tiếp không có ca nhiễm ở trong nước. Thời điểm Hàn Quốc ghi nhận có số ca nhiễm cao nhất là ngày 29/2 vừa qua với 909 ca.
Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC), tính tới 10 giờ sáng 6/5 (giờ địa phương), với 2 ca mới được phát hiện khi làm thủ tục nhập cảnh, số ca mắc COVID-19 ở Hàn Quốc là 10.806 người.
Tổng số ca tử vong là 255, trong đó hơn 50% là bệnh nhân trên 80 tuổi và có ít nhất một bệnh nền từ trước.
Số bệnh nhân được điều trị khỏi hoàn toàn tăng thêm 50 người, nâng số người hồi phục lên thành 9.333 người, chiếm 86,3%.
Tính đến thời điểm hiện tại, Hàn Quốc đã xét nghiệm SARS-CoV-2 cho 640.237 người, trong đó 97% có kết quả âm tính.
Trước tình hình dịch bệnh có xu hướng giảm khi các ca nhiễm mới duy trì liên tục ở mức dưới 10 ca/ngày kể từ ngày 30/4 vừa qua, bắt đầu từ ngày 6/5, Hàn Quốc sẽ tiến hành nới lỏng các biện pháp "giãn cách xã hội" và chuyển sang giai đoạn "sinh hoạt phòng dịch" tức là "thực hiện giãn cách song song với duy trì nhịp sống bình thường."
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun
Phát biểu tại phiên họp chính phủ sáng cùng ngày, Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun nhấn mạnh cuộc chiến chống dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc cho dù chính phủ đã quyết định nới lỏng biện pháp giãn cách xã hội, đây mới là những bước đi tối thiểu để chuẩn bị cho việc trở lại giới hạn bình thường.
Ông Chung cam kết tiếp tục cuộc chiến nhằm kiềm chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2 vì có khả năng xuất hiện nhiều ca mắc COVID-19 sau khi những quy định giãn cách xã hội được nới lỏng.
Đọc bài viết nguồn tại đây https://www.vietnamplus.vn/han...
Anh vượt qua Ý trở thành quốc gia có số ca tử vong liên quan dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (Covid-19) cao nhất châu Âu hôm 5-5, diễn biến làm gia tăng áp lực lên chính quyền Thủ tướng Boris Johnson về cách xử lý cuộc khủng hoảng.
Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab hôm 5-5 cho biết 29.427 người đã qua đời vì Covid-19 kể từ khi dịch bệnh bùng phát, nhiều hơn ở Ý và chỉ thấp hơn Mỹ. Số liệu trên bao gồm 693 trường hợp tử vong mới được ghi nhận trong 24 giờ qua.
Quan chức này cho rằng: "Tôi không nghĩ chúng ta sẽ có kết luận thật sự về việc những quốc gia nào xử lý tốt cho đến khi đại dịch Covid-19 kết thúc và đặc biệt là khi chúng ta có được dữ liệu toàn diện về tỉ lệ tử vong vì mọi nguyên nhân".
Theo số liệu được thu thập bởi Trường ĐH Johns Hopkins, Ý ghi nhận 29.315 ca tử vong trong khi con số này ở Mỹ hơn 70.000.
Ý và Tây Ban Nha, trước đây bị xem là hai quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của châu Âu, đã tạm dỡ bỏ một số hạn chế phong tỏa. Số ca tử vong được ghi nhận tại Anh cao nhất châu Âu diễn ra trong bối cảnh Thủ tướng Johnson dự kiến có bài phát biểu vào ngày 10-5 về các bước tiếp theo được cho là nới lỏng lệnh phong tỏa.
Các chính trị gia phe đối lập cho rằng số liệu mới chứng minh chính phủ quá chậm trong việc cung cấp đủ thiết bị bảo hộ cho bệnh viện và tiến hành xét nghiệm hàng loạt.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Raab cho rằng còn quá sớm để so sánh ca tử vong do Covid-19 giữa các nước. Ông Raab lý giải có nhiều cách khác nhau để thống kê số ca tử vong ở các quốc gia và điều này cũng phụ thuộc vào cách quốc gia thu thập số liệu.
Trong khi đó, GS Neil Ferguson, 51 tuổi, nhà khoa học từng đưa ra lời khuyên khiến thủ tướng Anh ban bố các biện pháp phong tỏa ngăn dịch Covid-19, đã từ chức sau khi vi phạm quy định để gặp bạn gái. Ông Neil Ferguson đã cho phép bà Antonia Staats đến London thăm mình bất chấp lệnh phong tỏa.
Bà Staats, 38 tuổi, đang sống cùng chồng, người trong độ tuổi 30, và hai con trong ngôi nhà 1,9 triệu euro ở Nam London. Người phụ nữ này đã đến thăm nhà khoa học ít nhất 2 lần sau khi lệnh phong tỏa có hiệu lực từ 23-3.
Hiện tổng ca nhiễm và tử vong trên toàn cầu liên quan đến Covid-19 lần lượt là 3,7 triệu và hơn 257.000.
Trong cuộc phỏng vấn với ABC News, tổng thống Mỹ Donald Trump thừa nhận rằng ông không thể ngủ được khi suy nghĩ về những nạn nhân tử vong do virus corona.
"Gửi tới tất cả những người đã mất người thân, tôi đã mất ngủ nhiều đêm khi nghĩ về những người tử vong do COVID-19 , không ai thấy đau đớn vì chuyện đó hơn tôi," ông Trump nói.
"Tới những gia đình có người qua đời, tôi muốn nói rằng: Tôi yêu các bạn," ông Trump nói thêm. "Tôi muốn nói rằng chúng ta đã làm mọi điều có thể. Tôi cũng muốn nói rằng chúng tôi đang cố gắng bảo vệ những người ngoài 60 tuổi".
"Chúng tôi yêu các bạn, chúng tôi sát cánh cùng các bạn, chúng tôi làm việc vì các bạn, những người mất người thân và những người đã vượt qua căn bệnh nguy hiểm này".
"Chúng ta có làm tốt thế nào vào năm sau đi chăng nữa thì cũng không thể thay thế được những người thân yêu đã mất," ông Trump nhấn mạnh vào vấn đề kinh tế.
Trong đợt phong tỏa, một số người Mỹ đã tử vong vì lí do không liên quan tới COVID-19, bao gồm tự tử và dùng sai thuốc. Ông Trump nhấn mạnh rằng giãn cách xã hội và các phương pháp kiểm soát dịch bệnh vẫn sẽ được áp dụng trong thời gian tới.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Italy hiện là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 . Nước này là ổ dịch lớn nhất châu Âu và là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về số ca nhiễm bệnh.
Trả lời VTC News, bà Nguyễn Thị Bích Huệ, Đại sứ Việt Nam tại Italy cho biết, tình hình dịch COVID-19 tại Italy diễn biến khó lường, có tác động tiêu cực đến cộng đồng người Việt sở tại và ảnh hưởng tới quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Italy trong thời gian qua.
Đại sứ Italia tại Việt Nam Antonio Alessandro nhận quà hỗ trợ từ Việt Nam.
Kết quả đáng kinh ngạc
- Việt Nam vừa hỗ trợ hơn 500.000 khẩu trang phòng khuẩn cho 5 nước châu Âu bị thiệt hại nặng nề bởi COVID-19, trong đó có Italy. Điều này rất có ý nghĩa, thiết thực đối với người dân Italy hiện nay, thưa Đại sứ?
Dư luận Italy đánh giá cao sự giúp đỡ của Việt Nam. Thủ tướng Giuseppe Conte đã gửi thư cảm ơn tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ngoại trưởng Italy Luigi Di Maio (hôm 17/4) cũng bày tỏ sự cảm ơn Việt Nam, sau khi chuyến bay VN9054 vận chuyển thiết bị y tế hỗ trợ của Việt Nam cho Italy hạ cánh tại sân bay Malpensa, Milan.
Bộ Ngoại giao Italy nhấn mạnh sự hỗ trợ này, đồng thời khẳng định ý nghĩa thiết thực của mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Italy, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tại Italy hiện vẫn đang diễn biến phức tạp.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Italy thông báo, lô hàng 88.000 khẩu trang và các vật dụng y tế do các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam quyên góp, ủng hộ cũng đã được chuyển tới Italy.
Ngày 10/4, Đại sứ Nguyễn Thị Bích Huệ tặng khẩu trang cho bệnh viện trẻ em Fate Bene.
Ngoài số khẩu trang mà Chính phủ ta trao tặng, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy, Hội Hữu nghị Việt Nam - Italy cũng vận động các hiệp hội, doanh nghiệp, cá nhân (như công ty Prowtech International Vina, công ty Sunflower, Cơ quan Du học Uni Italy tại Việt Nam...) ủng hộ Italy gần 30.000 khẩu trang và một số vật tư y tế chống dịch như màng chắn mica, đồ bảo hộ… là những vật dụng thiết yếu, hữu ích nhất trong lúc này.
Người Việt Nam chúng ta thường nói "của ít, lòng nhiều", "một miếng khi đói bằng một gói khi no", chúng ta đã ủng hộ, bày tỏ đoàn kết và chia sẻ với Italy trong những ngày khó khăn nhất trong lịch sử Italy, kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II.
Hiện vật ủng hộ đã được chuyển trực tiếp tới Cơ quan Bảo vệ dân sự các địa phương, các bệnh viện, nhà dưỡng lão, sở cảnh sát... những nơi tuyến đầu chống dịch nơi dễ bị tổn thương nhất bởi dịch COVID-19.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây:
Quỹ Bill và Melinda Gates sẽ tài trợ 10 triệu AUD cho một nhóm nghiên cứu của các nhà khoa học Australia nhằm mở rộng việc thử nghiệm vaccine phòng lao để tìm hiểu sâu hơn về tác động vaccine này đối với bệnh Covid-19.
Bill Gates. Ảnh: KT
Giáo sư Nigel Curtis, bác sỹ lâm sàng và là nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu sức khỏe trẻ em Murdoch và trường Đại học Melbourne cho biết, trong nhiều tuần qua, Quỹ Bill và Melinda Gates đã liên lạc với nhóm nghiên cứu của ông để tìm hiểu về việc thử nghiệm vaccine phòng lao ở những người có nhiều nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
Sau đó, Quỹ này đã quyết định sẽ tài trợ 10 triệu AUD cho nhóm nghiên cứu của ông để mở rộng thử nghiệm này ra khoảng 10.000 nhân viên y tế tại một số bệnh viện ở Australia và trong đó có 4.000 nhân viên y tế ở Hà Lan và Tây Ban, nơi tình hình dịch Covid-19 vẫn diến biến phức tạp.
Giáo sư Nigel Curtis cho biết, "trong thập kỷ qua, chúng ta biết rằng vaccine phòng lao làm tăng cường hệ thống miễn dịch, làm cho phản ứng ban đầu nhanh và mạnh hơn".
Nhóm nghiên cứu của giáo sư Nigel Curtis đang tiến hành thử nghiệm sử dụng vaccine này lên các nhân viên y tế, nhóm dễ bị lây nhiễm Covid-19. Việc tài trợ của Quỹ Bill và Melinda Gates sẽ giúp cho thử nghiệm này được mở rộng hơn để từ đó cho được kết quả chính xác hơn.
Giáo sư Nigel Curtis cho biết, ông hy vọng "việc thử nghiệm sẽ cho thấy sử dụng vaccine phòng lao sẽ giúp cho những người bị Covid-19 ít bị biến chứng nặng, hồi phục nhanh hơn và có thể sớm quay trở lại làm việc".
Giáo sư Nigel Curtis cho biết khó có thể dự đoán chính xác khoản thời gian thử nghiệm để cho kết quả chính xác song quá trình này sẽ diễn ra ít nhất từ 3 đến 6 tháng./.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây. https://vov.vn/the-gioi/austra...
Nghệ An đang tiếp tục tiếp nhận hàng trăm công dân trở về từ nước ngoài đưa vào khu cách ly tập trung và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm Covid-19.
Ngày 6/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An cho biết, 2 ngày qua lực lượng chức năng của tỉnh đã tiếp nhận gần 400 người trở về từ Lào để đưa vào khu cách ly tập trung trên địa bàn phòng chống Covid-19.
Cụ thể, đây là kế hoạch đợt 2 tiếp nhận các công dân trở về từ nước ngoài để đưa đi cách ly tập trung. Cơ quan chức năng hiện đã chuẩn bị 8 địa điểm để tiếp nhận hàng nghìn công dân trở về từ nước ngoài vào cách ly.
2 ngày qua, lực lượng chức năng đã tiếp nhận gần 400 người trở về từ Lào và đưa vào khu cách ly.
Ngoài việc cách ly tập trung trong vòng 14 ngày, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh sẽ lấy toàn bộ mẫu bệnh phẩm của các công dân này để xét nghiệm Covid-19, đảm bảo việc phát hiện sớm và an toàn trong phòng chống dịch.
"Ngày 5/5 cơ quan chức năng đã tiếp nhận 215 người, rạng sáng hôm nay đã tiếp nhận thêm 182 người. Những người này về qua cửa khẩu Nậm Cắn (Nghệ An) và cả cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh). Trong những ngày tới, tỉnh sẽ còn tiếp nhận nhiều người từ nước ngoài về để đưa đi cách ly.
Chúng tôi sẽ lấy hết mẫu bệnh phẩm của những người này gồm lấy lúc vừa về và trước khi hết thời gian cách ly để xét nghiệm Covid-19, đảm bảo an toàn", ông Nguyễn Văn Định - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An nói.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây:
Người phát ngôn của Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi các quốc gia điều tra lại bất cứ ca nghi ngờ nhiễm Covid-19 nào trong khoảng thời gian vài tháng qua.
Sẽ là rất tuyệt vời nếu các quốc gia cho kiểm tra lại các ca nghi nhiễm viêm phổi không xác định được nguyên nhân trong vài tháng qua, kể cả từ tháng 11 và 12/2019, để xem họ có mắc Covid-19 hay không. Đây là điều rất quan trọng và là các tin tức rất đáng chú ý vì có thể nó sẽ mang lại một bức tranh hoàn toàn khác
Người phát ngôn của WHO
Trước đó, một bác sỹ tại một bệnh viện ở ngoại ô thủ đô Paris – Pháp xuất hiện trên kênh truyền hình BFMTV của Pháp và thông tin cho biết, bệnh viện của ông đã tiến hành xét nghiệm lại mẫu bệnh phẩm của các ca nghi ngờ mắc Covid-19 từ cuối năm 2019 và đã phát hiện một bệnh nhân dương tính với virus Sars-CoV-2 từ ngày 27/12/2019, tức gần 1 tháng trước khi nước Pháp công bố các ca nhiễm bệnh đầu tiên vào cuối tháng 1/2020.
Thông tin này đang gây chấn động giới khoa học tại nhiều nước châu Âu bởi điều này cho thấy, dịch Covid-19 trên thực tế đã xuất hiện tại các nước châu Âu từ cuối năm 2019, trước cả thời điểm mà Trung Quốc công bố các ca nhiễm đầu tiên ở thành phố Vũ Hán.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://vov.vn/the-gioi/who-ke...
Số tử vong do Covid-19 hàng tuần của California đã giảm lần đầu tiên kể từ khi dịch bệnh bùng phát.
Dữ liệu do Sở Y tế Công cộng California cung cấp cho thấy, số ca tử vong tăng nhanh vào tháng 3 và đầu tháng 4, và số lượng bắt đầu giảm xuống trong ba tuần qua, chỉ có hơn 500 ca tử vong được ghi nhận mỗi tuần.
Tuần vừa qua, bang này xác nhận 505 ca tử vong, giảm nhẹ so với báo cáo của tuần trước đó với 527 ca tử vong.
Phát biểu ngày 4/5, Thống đốc Gavin Newsom cho biết, ông cảm thấy lạc quan nhờ sự ổn định rõ ràng của những con số này, nhưng cũng cảnh báo các ghi nhận về số ca tử vong thường không kịp thời so với các ca lây nhiễm.
Hôm nay là một ngày lạc quan, vì chúng ta nhìn thấy được tia nắng phía chân trời
Dịch bệnh Covid-19 không chỉ gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng đối với Nga, mà còn làm sụt giảm tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Putin.
Trong một phát biểu trên truyền hình vào tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết, ông chưa từng chứng kiến cuộc khủng hoảng nào như đại dịch Covid-19.
"Tôi chưa từng chứng kiến bất cứ điều gì như vậy", ông Anton Siluanov nói, và cho biết thêm giá dầu mỏ trên toàn cầu đã giảm mạnh. Dầu mỏ vốn là 1 trong những nguồn thu chính của Nga, từng tạo ra "cú hích lớn" cho nền kinh tế của nước này.
Tổng thống Putin đang phải đối mặt với sức ép ngày càng gia tăng do thiệt hại lớn về mặt kinh tế khi biện pháp phong tỏa kéo dài.
Bộ trưởng Lao động Nga tuần trước dự báo sẽ có khoảng 6 triệu người thất nghiệp tại quốc gia này. Nhiều người trong số này sẽ chỉ đủ điều kiện nhận trợ cấp tối đa 200 USD mỗi tháng. Những người khác tự điều hành công việc kinh doanh có thể không nhận được bất cứ khoản trợ cấp nào.
"Họ không thể "sống sót" trong tình hình này nếu biện pháp phong tỏa kéo dài", chính trị gia đối lập Dmitry Gudkov cho biết.
Theo tờ Washington Post, kinh tế Nga đang phải hứng chịu khủng hoảng kép do ảnh hưởng của dịch bệnh và giá dầu thô sụt giảm.
Nga đang phải chịu một cú sốc chưa từng có. Giá dầu vốn đã xuống mức thấp chưa từng có và đây là biến cố hoàn toàn mới. Sau đó là ảnh hưởng của đại dịch, rồi đến cuộc khủng hoảng kinh tế
Nhà kinh tế Sergei Guriev, giáo sư tại Viện nghiên cứu chính trị Paris
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Lạc đà Winter
Theo các nhà khoa học Mỹ và Bỉ, chú lạc đà không bướu có tên Winter có thể có ích trong việc tìm kiến phương pháp điều trị COVID-19, hãng tin Reuters đưa tin.
Hôm 5/5, các nhà khoa học từ trung tâm VIB-UGent - nghiên cứu công nghệ sinh học y tế của Bỉ và Đại học Texas của Mỹ đã công bố một nghiên cứu này trên tạp chí Cell.
Từ bốn năm trước, nhóm đã bắt đầu tìm kiếm các kháng thể có thể chống lại virus gây SARS năm 2003 và virus gây bệnh MERS bùng phát vào năm 2012.
"Đây là một dự án phụ từ năm 2016. Chúng tôi nghĩ điều này thật thú vị. Sau đó, chủng virus mới xuất hiện và nó [dự án nghiên cứu] trở nên mấu chốt, quan trọng hơn"
Xavier Saelens, lãnh đạo dự án
Chú lạc đà Winter được cấy các phiên bản an toàn của virus gây bệnh SARS và MERS và mẫu máu của nó sau đó được lấy để phục vụ nghiên cứu.
Các dòng lạc đà, bao gồm lạc đà không bướu, có khả năng tạo ra các kháng thể tiêu chuẩn và các kháng thể nhỏ hơn, giúp ích rất nhiều cho các nhà khoa học trong nghiên cứu khoa học về bệnh truyền nhiễm.
Một người đàn ông mặc đồ bảo hộ đặt thi thể của người cha qua đời do Covid-19 xuống mộ tại một nghĩa địa ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 2/5. Ảnh: REUTERS
Một người đàn ông cầu nguyện cho tang lễ cho sĩ quan Lực lượng Cảnh sát Dự trữ Trung ương (CRPF) tại một nghĩa địa ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 29/4. Ảnh: REUTERS
Các nạn nhân qua đời được chôn cất tập thể tại nghĩa trang Công viên Taruma ở Manaus, Brazil, ngày 28/4. Ảnh: REUTERS
Một nạn nhân được chôn cất ở Jakarta, Indonesia, ngày 22/4. Ảnh: REUTERS
Các thi thể được chôn cất trên đảo Hart của New York, ngày 9/4. Ảnh: REUTERS
Các ngôi mộ được mở rộng tại nghĩa trang Vila Formosa, Brazil, ngày 2/4. Ảnh: REUTERS
Người thân đau buồn khi chôn cất người quá cố ở Grinon, Tây Ban Nha, ngày 8/4. Ảnh:REUTERS
Các tình nguyện viên và thành viên đội y tế mặc đồ bảo hộ, cầu nguyện trước một thi thể ở Iraq. Ảnh: Reuters
Nhiều túi thi thể bên ngoài Bệnh viện Carod Teodoro Maldonado ở Guayaquil, Ecuador, ngày 3/4. Ảnh: REUTERS
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí "Nature Communications", kháng thể vừa được tìm ra trong phòng thí nghiệm đã vô hiệu hóa được chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2), mở ra khả năng ngăn chặn và điều trị căn bệnh COVID-19 nguy hiểm này.
Tác giả nghiên cứu trên đã thực hiện tiêm vào tế bào của chuột thí nhiệm những phiên bản tinh lọc những protein tăng đột biến trong các chủng virus Corona khác nhau, trong đó bao gồm cả những chủng gây Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS) và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS). Một trong những kháng thể trên đã ngăn chặn được cả mầm bệnh và nguồn bệnh nhiễm vào tế bào.
Hình ảnh nhìn qua kính hiển vi cho thấy virus SARS-CoV-2 (vật thể tròn màu xanh) nổi lên trên bề mặt tế bào bệnh nhân nhiễm COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Hãng tin Reuters đưa tin, trong phát biểu hôm 5/5, Tổng thống Donald Trump cho biết Mỹ sẽ công bố báo cáo chi tiết về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2, tuy nhiên, ông không đưa ra các chi tiết khác hoặc thời gian công bố cụ thể.
"Chúng tôi sẽ công bố rõ ràng '[nguồn gốc của SARS-CoV-2] trong thời gian tới", Tổng thống Mỹ nói với các phóng viên tại Nhà Trắng.
Chúng tôi muốn họ minh bạch. Chúng tôi muốn tìm hiểu những gì đã xảy ra để nó không bao giờ xảy ra nữa
Theo Reuters, sau những cáo buộc Trung Quốc giấu dịch, ông Trump luôn hối thúc Trung Quốc - nơi dịch bệnh bùng phát đầu tiên - minh bạch dữ liệu thông tin về đại dịch lần này.
Trước đó, Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo từng khẳng định, có bằng chứng cho thấy, chủng virus corona mới xuất phát từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.
Tuy nhiên, tại Mỹ cũng có ý kiến trái chiều về vấn đề này. Phát biểu vào ngày 5/5, Tướng Mark Milley cho biết, hiện chưa có chứng cứ về việc liệu virus SARS-CoV-2 khởi phát từ một phòng thí nghiệm virus hay một khu chợ đồ tươi sống ở Vũ Hán và nhiều cơ quan dân sự thuộc chính phủ Mỹ đang điều tra điều này.
Ông cũng kêu gọi Trung Quốc hợp tác nhằm điều tra nguồn gốc thực sự của chủng viurs này.
Chiến lược gia quân sự Trung Quốc, Thiếu tướng Kiều Lương cảnh báo rằng, Bắc Kinh không nên coi đại dịch Covid-19 là cơ hội để giành lại Đài Loan bằng vũ lực.
"Mục tiêu sau cùng của Trung Quốc không phải là thống nhất Đài Loan, mà là đạt được giấc mơ chấn hưng quốc gia - để 1,4 tỷ người Trung Quốc có thể có một cuộc sống tốt đẹp", tướng Kiều Lương, Giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc phát biểu trong một cuộc phỏng vấn ngày 4/5.
Có thể đạt được [giấc mơ chấn hưng] bằng cách giành lại Đài Loan không? Dĩ nhiên là không. Vì vậy, chúng ta không nên lấy điều này là ưu tiên hàng đầu. Nếu Bắc Kinh muốn thống nhất Đài Loan trở lại bằng vũ lực, Trung Quốc sẽ cần phải huy động tất cả các nguồn lực và sức mạnh. Không nên bỏ tất cả trứng vào một giỏ, quá tốn kém
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
🏢 Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 34.097, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 245
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 10.293
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 23.559
Tổng số ca mắc:
- Tính từ 6h ngày 16/4 đến 6h ngày 6/5: 20 ngày Việt Nam không có ca mắc mới do lây nhiễm trong cộng đồng.
- Tính đến 6h ngày 6/5: Việt Nam có tổng cộng 131 ca mắc được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
- Tính từ 18h ngày 5/5 đến 6h ngày 6/5: 0 ca mắc mới.
💊 Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: khỏi bệnh: 232; đang điều trị: 39, trong đó:
- Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 12 ca.
- Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2: 9 ca.
- Số ca vẫn còn dương tính: 18
Tính đến thời điểm hiện tại, toàn thế giới ghi nhận 3.625.817 ca nhiễm Covid-19, với 254.681 ca tử vong.
Mỹ vẫn là nước đứng đầu cả về số ca nhiễm lẫn ca tử vong, còn Anh trở thành nước có số ca tử vong cao nhất châu Âu.
Trong khi đó, các ca nhiễm ở châu Á cũng tăng mạnh vào ngày 5/5 do sự bùng phát ở Singapore, Pakistan và Ấn Độ, bất chấp Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đang làm chậm đáng kể sự lây lan của dịch bệnh này.
Tuy nhiên, về cơ bản, châu Á hiện kiểm soát dịch bệnh tốt hơn khu vực Bắc Mỹ và châu Âu, theo SCMP.
Một số nước có số ca nhiễm và tử vong cao nhất thế giới hiện nay:
Mỹ: 1.199.238 ca nhiễm và 70.646 ca tử vong
Tây Ban Nha: 218.011 ca nhiễm và 25.428 ca tử vong
Italy: 213.013 ca nhiễm và 29.315 ca tử vong
Anh: 196.239 ca nhiễm và 29.502 ca tử vong
Pháp: 169.583 ca nhiễm và 25.204 ca tử vong