*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Thảm kịch Iran bắn trúng tàu chiến của chính mình hôm Chủ Nhật cuối tuần qua có thể là do tên lửa đã bị chiếm quyền điều khiển lúc khai hỏa.
Một chiến dịch quân sự mới chuẩn bị bùng nổ tại tỉnh Daraa khi Quân đội Syria tăng cường lực lượng quy mô lớn tới mặt trận Tafas.
Theo một nguồn tin chiến trường tại tỉnh này, các lực lượng tăng cường của Quân đội Syria đã đổ về Daraa sau khi nhận lệnh tái triển khai từ tỉnh Al-Sweida và Thủ đô Damascus.
Nguồn tin này cho biết lực lượng tăng cường của SAA có một số đơn vị thuộc Sư đoàn cơ giới số 4, họ sẽ tham gia chiến dịch giải phóng thị trấn Tafas quan trọng.
Một số tay súng phiến quân hiện đang cố thủ bên trong thị trấn này và một số tên đã tham gia vào cuộc đột kích, hành hình 9 binh sĩ Quân đội Syria đang ẩn náu tại đây.
Lực lượng tăng cường của Quân đội Syria đã tới Daraa.
Quân đội Yemen do Saudi Arabia hậu thuẫn đã có một bước tiến lớn ở miền Nam Yemen sau khi tấn công các vị trí của lực lượng Hội đồng chuyển tiếp Miền Nam (STC) do UAE hậu thuẫn tại tỉnh Abyan.
Theo các báo cáo, Quân đội Yemen đã tấn công khu vực Sheikh Salim ở trung tâm tỉnh Abyan, và họ đã chiếm được nhiều vị trí từ tay lực lượng STC cũng như bắt sống 8 xe quân sự của đối phương trong trận chiến quyết liệt.
Hồi tháng trước, Hội đồng chuyển tiếp miền Nam tuyên bố họ đã kiểm soát hoàn toàn Aden, thành phố thủ phủ miền Nam nhưng tuyên bố này đã bị Saudi và chính phủ Yemen phủ nhận.
Kể từ đó, 2 bên liên tục có những trận giao tranh tại nhiều khu vực ở miền Nam Yemen.
Lực lượng Quân đội Yemen do Saudi hậu thuẫn.
- Chuyến tuần tra chung thứ 11 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trên đường M4 đã được 2 bên triển khai;
- Phiến quân nã đạn vào các vị trí của Quân đội Syria ở gần Hizareen;
- Quân đội Syria đã tập kích hỏa lực vào các vị trí của phiến quân tại khu vực Kabani;
- Quân đội Syria đã đẩy lùi một đợt tấn công của khủng bố IS ở khu vực vùng núi Bishri;
- Một sĩ quan của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tại đường cao tốc nối giữa Khanaser và Ithriyah;
- Các lực lượng giải phóng Afrin tuyên bố một loạt đợt tấn công nhằm vào lực lượng do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn;
- Một tay súng lạ mặt đã tấn công vào vị trí của Quân đoàn Sham ở gần Kafriya.
Diễn biến ciến sự Syria tính tới chiều nay 14/05/2020.
Một máy bay vận tải quân sự Tupolev Tu-154M số hiệu RFF7001 của Không quân Nga tới Syria từ Iran. Hiện chưa rõ chiếc Tu-154M này quá cảnh tiếp nhiên liệu ở Iran hay đón khách hoặc chở hàng gì đặc biệt từ Tehran đi Syria.
Đường bay của máy bay vận tải Không quân Nga từ Iran tới Syria.
Ngày 14/5, Ngoại trưởng Iran Mohammad Zarif đã lên tiếng chỉ trích lời đe dọa mới đây của Mỹ về việc đơn phương khôi phục mọi lệnh cấm vận trước đây của Liên hợp quốc đối với quốc gia Hồi giáo nếu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc không gia hạn lệnh cấm vũ khí chống Tehran.
Trước đó một ngày, Đặc phái viên Mỹ về Iran Brian Hook đã công khai khẳng định kế hoạch trên trong bài viết đăng trên báo Wall Street Journal, hai tuần sau khi một quan chức Mỹ giấu tên cho hay chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo với Anh, Pháp và Đức về thông tin này.
Ông Hook cho biết Washington sẽ đảm bảo lệnh cấm vận vũ khí vẫn được duy trì "bằng cách này hay cách khác."
Theo quan chức này, Washington đã soạn thảo một nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và sẽ thúc đẩy việc thông qua văn bản này "bằng ngoại giao và tạo dựng sự ủng hộ."
Phát biểu trước báo giới, Ngoại trưởng Zarif tuyên bố những phát biểu của các quan chức Mỹ "không có gì mới" và "không đáng ngạc nhiên" trong khi Washington không còn tham gia thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện, vốn được Iran ký kết với Nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) hồi năm 2015.
Quân đội Syria đang điều động lực lượng ồ ạt và chuẩn bị tấn công lớn tại tỉnh miền Nam Daraa.
Các đơn vị tăng cường đã tới những khu vực như các thị trấn Ibtta, Khirbet Ghazaleh ở Bắc vùng nông thôn Daraa; khu vực Panorama ở phần phía Bắc Trung tâm thành phố Daraa vốn được biết tới dưới cái tên Daraa al-Mahatah.
Các nhà hoạt động ủng hộ chính phủ Syria đã công bố các video ghi lại hình ảnh những đoàn quân lớn của Sư đoàn cơ giới số 4 tới Daraa, trong đó có nhiều xe tăng T-72 Adra nâng cáp đặc biệt cho tác chiến đô thị.
Lực lượng tăng cường của Quân đội Syria tới Daraa.
Một chiến dịch quân sự mới chuẩn bị bùng nổ tại tỉnh Daraa khi Quân đội Syria tăng cường lực lượng quy mô lớn tới mặt trận Tafas.
Theo một nguồn tin chiến trường tại tỉnh này, các lực lượng tăng cường của Quân đội Syria đã đổ về Daraa sau khi nhận lệnh tái triển khai từ tỉnh Al-Sweida và Thủ đô Damascus.
Nguồn tin này cho biết lực lượng tăng cường của SAA có một số đơn vị thuộc Sư đoàn cơ giới số 4, họ sẽ tham gia chiến dịch giải phóng thị trấn Tafas quan trọng.
Một số tay súng phiến quân hiện đang cố thủ bên trong thị trấn này và một số tên đã tham gia vào cuộc đột kích, hành hình 9 binh sĩ Quân đội Syria đang ẩn náu tại đây.
Lực lượng tăng cường của Quân đội Syria đã tới Daraa.
Ngày 14/5, hãng thông tấn nhà nước SANA của Syria đưa tin các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn tên lửa vào các khu vực dân sinh ở thành phố Aleppo thuộc tỉnh cùng tên ở Tây Bắc nước này.
Các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ cùng nhóm phiến quân đã nã một số quả tên lửa vào ngôi làng Maraanaz, phía Bắc Aleppo. Hiện chưa có báo cáo thương vong do vụ tấn công , trong khi SANA cho biết có thiệt hại về vật chất.
Trong nhiều năm qua, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã chiến đấu với lực lượng người Kurd ở miền Bắc Syria. Chính quyền Damacus kiên quyết phản đối sự hiện diện của Ankara tại nước này, gọi đây là sự vi phạm luật pháp quốc tế.
Cách đây ít hôm, Mỹ đã ra quyết định khiến giới quan sát quân sự choáng váng đó là rút các tổ hợp phòng thủ tên lửa Patriot khỏi Saudi Arabia, bất chấp việc đồng minh thân thiết này của họ đang phải hứng chịu nguy cơ bị lực lượng Houthi và thậm chí là cả Iran có thể tấn công bằng tên lửa và UAV tự sát.
Saudi đã được nếm mùi đòn tập kích đồng thời bằng 2 loại vũ khí khủng khiếp này hồi tháng 9/2019. Khi đó, các hệ thống phòng thủ tên lửa, trong đó có cả Patriot của nước này bó tay, không đánh chặn được mục tiêu, hậu quả là các cơ sở lọc hóa dầu trọng yếu của họ bị thiệt hại nặng.
Sau đó, Mỹ đã điều các hệ thống Patriot tới quốc gia này để bảo vệ đồng minh, tuy nhiên, chưa được bao lậu thì họ lại rút về trong khi nguy cơ một đòn tập kích tương tự vẫn đang treo lơ lửng trên đầu.
Dường như quyết đỉnh "bỏ rơi" đồng minh của Mỹ khiến Saudi rất lo sợ, và họ buộc phải đẩy nhanh việc mua sắm nhanh và nhiều vũ khí phòng thủ và răn đe từ chính Mỹ. Saudi đã đúng khi quyết định phải tự cứu mình trước, đừng quá trông cậy vào ai.
Theo đó, Tập đoàn Boeing của Mỹ vừa giành được 2 hợp đồng trị giá tới gần 2,7 tỷ USD, cung cấp cho Saudia Arabia hơn 1.000 quả tên lửa không đối đất và tên lửa chống hạm.
Những chuyến "hàng nóng" dồn dập chuyển hướng tới một địa điểm bất khả xâm phạm ở Syria đang khiến Israel tức tối, lồng lộn, nhưng chắc chắn họ không dám chọc giận "Gấu Nga".
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tập đoàn Boeing của Mỹ đã giành được 2 hợp đồng trị giá tới 2 tỷ USD, cung cấp cho Saudia Arabia hơn 1.000 quả tên lửa không đối đất và tên lửa chống hạm.
Trong thông báo ngày 14/5, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết với gói hợp đồng đầu tiên trị giá 1,97 tỷ USD, Boeing sẽ hiện đại hóa tên lửa hành trình SLAM-ER, một loại tên lửa không đối đất có hệ thống định vị GPS dẫn đường với tầm bắn lên tới khoảng 290km và chuyển giao 650 tên lửa này cho phía Saudi Arabia.
Boeing sẽ phải hoàn thành quá trình chuyển giao số tên lửa này vào tháng 12/2028.
Trong gói hợp đồng thứ 2 trị giá 650 triệu USD, Boeing sẽ chuyển giao 467 tên lửa chống hạm Harpoon Block II, trong đó có hơn 400 tên lửa sẽ được chuyển giao cho Saudi Arabia.
Số tên lửa còn lại sẽ được chuyển cho Brazil, Qatar và Thái Lan. Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ cung cấp các thiết bị hỗ trợ.
Boeing cho biết các hợp đồng mới sẽ đảm bảo việc tập đoàn tiếp tục chương trình phát triển tên lửa Harpoon tới năm 2026 cũng như khôi phục lại dây chuyền sản xuất loại tên lửa SLAM-ER.
Lần gần đây nhất tập đoàn cung cấp hệ thống vũ khí SLAM-ER là vào năm 2008 và tổng giá trị xuất khẩu hệ thống này vào khoảng 3,1 tỷ USD.
Nước Mỹ đã công khai đe dọa sẽ kích hoạt trở lại tất cả các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc (LHQ) với Iran nếu Hội đồng Bảo an LHQ không kéo dài cấm vận vũ trang với Tehran sẽ hết hiệu lực vào tháng 10 tới đây theo Thỏa thuận Hạt nhân năm 2015.
Đặc phái viên Mỹ phụ trách Iran Brian Hook đã xác nhận chiến lược này hai tuần sau khi một quan chức giấu tên Mỹ nói rằng Washington đã trao đổi với Anh, Pháp và Đức về kế hoạch của mình.
Theo Jane's Defence Weekly, Iran dường như đang phát triển một phiên bản phóng trên không từ một trong các hệ thống tên lửa dẫn đường của nước này.
Trong đoạn video công bố ngày 9/5, người xem có thể nhìn thấy quả tên lửa được phóng đi từ máy bay chiến đấu Su-22.
Tiêm kích bom Su-22 đã mang theo tên lửa dưới cánh phải và phóng đi từ giá treo ở đây. Động cơ tên lửa không được nhìn thấy lúc phát nổ mặc dù video cho thấy nó đã bắn trúng một mục tiêu.
Hiện chưa có thông tin chi tiết nào được công bố nhưng dường như tên lửa này giống với tên lửa dẫn đường Fajr-4 vốn là tên lửa phóng từ mặt đất được trưng bày ở Teran vào tháng Giêng năm 2019.
Đại sứ Israel tại Liên Hợp Quốc, ông Danny Danon tuyên bố Tel Aviv sẽ thực hiện bất cứ hành động nào cần thiết để ngăn chặn Iran xây dựng các căn cứ quân sự trên Cao nguyên Golan.
Ông Danon cũng nhấn mạnh, Israel sẽ ngay lập tức tấn công bất cứ khi nào họ nhận được thông tin tình báo Iran đang vận chuyển vũ khí tới Syria.
Về vấn đề Syria, ông Danon nói rằng Israel không quá quan tâm tới Tổng thống Bashar al-Assad và chính trị nội bộ của Syria nhưng Tel Aviv sẽ hành động nếu an toàn của các công dân Israel bị đe dọa.
Liên quan tới Nga, Đại sứ Danon cho biết Israel đôi khi cũng gặp khó khăn trong mối quan hệ với Nga: "Đôi khi họ không hài lòng với những gì chúng tôi làm nhưng an ninh của công dân Israel phải được đặt lên trên hết”.
Ngày 13/5, nhiều vụ đụng độ lớn đã xảy ra khi lực lượng phiến quân nổi dậy tấn công vào các vị trí của Quân đội Chính phủ Syria (SAA) ở vùng Đồng bằng al-Ghab.
Cụ thể, các tay súng thánh chiến đã nã pháo vào chiến tuyến của SAA ở phía Bắc Đồng bằng al-Ghab buộc quân đội Syria phải khải hỏa đáp trả.
Sự vụ diễn ra chỉ vài ngày sau khi các phần tử khủng bố thuộc tổ chức cực đoan Hurras al-Deen phát động một đợt tập kích bất ngờ khiến hơn 30 binh sĩ Quân đội Chính phủ Syria tử vong ở thị trấn al-Tanjara.
Đây được xem là vụ tấn công gây thương vong lớn nhất đối với Quân đội Syria kể từ sau thỏa thuận ngừng bắn được ký kết giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hôm 5/3 vừa qua.
Ngày 13/5, các tay súng không rõ danh tính đã liều lĩnh tấn công trực diện vào lực lượng Quân đoàn Sham (Sham Corps) do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở phía Tây Bắc vùng Idlib mở rộng.
Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), số tay súng giấu mặt này đã tập kích vào một sở chỉ huy của Sham Corps ở gần hai thị trấn al-Fu’ah và Kafriya thuộc Idlib.
Đây là lần thứ hai Sham Corps bị tấn công chỉ trong vòng 3 ngày qua. Hôm 10/5 một trung tâm điều hành của tổ chức này nằm gần thị trấn Binnish phía Đông Idlib cũng đã bị tập kích theo cách tương tự.
Nhóm vũ trang cực đoan Hay’at Tahrir al-Sham (HTS) cấu kết với tổ chức khủng bố Al-Qaeda bị nghi ngờ đứng sau các vụ tấn công này bởi chúng hiện vẫn kiểm soát phần lớn diện tích vùng Idlib mở rộng.
Hassan Nasrallah, lãnh đạo phong trào vũ trang Hezbollah ở Lebanon ngày hôm qua đã gọi các cuộc không kích của Israel vào Syria là “cuộc chiến giả tưởng” nhằm chống lại các mục tiêu của Iran tại đây.
“Ở Syria hiện nay đang có một cuộc chiến tranh tự tưởng tượng do Israel phát động nhằm thực hiện cái gọi là không cho phép sự hiện diện quân sự của Iran tại đây”, ông Nasrallah cho biết trong một bài phát biểu trên truyền hình ngày 13/5, đồng thời cũng nhấn mạnh “tại Syria chỉ có các cố vấn và chuyên gia quân sự người Iran”.
Quân đội Chính phủ Syria (SAA) ngày 13/5 đã phát động một đợt tấn công ác liệt phá hủy các chiến tuyến của lực lượng phiến quân nổi dậy ở phía Tây Nam tỉnh Idlib.
Nguồn tin chiến trường của Al Masdar News cho biết, SAA mở màn cuộc tấn công của mình bằng cách phóng một loạt tên lửa và đạn pháo vào các thành lũy và trận địa cố thủ của phiến quân ở khu vực vùng núi Jabal Al-Zawiya, trong đó có mặt trận tiền tiêu Al-Bara’a, địa bàn giao tranh chính giữa quân chính phủ Syria và các tay súng cực đoan hiện nay ở phía Nam Idlib.
Kể từ sau vụ tấn công gây thương vong lớn do phiến quân tiến hành ở thị trấn Al-Tanjara, Quân đội Chính phủ Syria đã tập trung hỏa lực tiêu diệt khủng bố tại đây.
Mỗi vài giờ, SAA lại nã pháo uy hiếp ngăn chặn nhóm khủng bố Hay’at Tahrir Al-Sham (HTS) và lực lượng đồng minh của chúng, không cho phép chúng cố thủ ở khu vực.
Ảnh minh họa: AMN
Trong bài phát biểu trên truyền hình hôm thứ Tư, ông Hassan Nasrallah, lãnh đạo phong trào vũ trang Hezbollah ở Lebanon được Iran hậu thuẫn cho biết, Israel hiện nay đang tập trung các cuộc tấn công của họ vào những địa điểm sản xuất tên lửa ở Syria, đồng thời phủ nhận sự hiện diện của binh lính Iran tại đây ngoại trừ “các cố vấn và chuyên gia quân sự”.
Kể từ thời điểm cuộc nội chiến ở Syria bùng phát năm 2011, Israel đã tiến hành hàng trăm cuộc tấn công vào lãnh thổ quốc gia láng giềng này đồng thời tuyên bố bất kỳ sự hiện diện nào của Hezbollah và Iran tại đây vẫn đều là mối đe dọa chiến lược với Tel Aviv.
Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do tướng Khalifa Haftar chỉ tiếp tục bắn rơi thêm một máy bay không người lái (UAV) Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ vào đêm qua ở gần Thủ đô Tripoli.
Vài ngày trước đây, LNA cũng đã bắn bắn hạ một số UAV của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang tham gia các chiến dịch quân sự ở Libya.
Ngày 10/5, Ahmed Al-Mismari, phát ngôn viên của LNA cho biết các hệ thống phòng không của họ đã bắn hạ chiếc UAV TB-2 của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở Ayn Zara sau khi phát hiện thấy nó di chuyển về hướng các căn cứ của LNA.
Thời điểm đó, Cục Thông tin Quân sự của Quân đội Quốc gia Libya cho biết, đây là chiếc UAV thứ ba của Thổ Nhĩ Kỳ bị LNA bắn rơi chỉ trong vòng 24 giờ.
Nhà lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei đã yêu cầu các chỉ huy quân đội nước này tiến hành điều tra vụ “phóng nhầm” tên lửa khiến 19 binh sĩ Iran thiệt mạng trong cuộc tập trận hải quân trên Vịnh Oman gần Eo biển Hormuz hôm Chủ Nhật cuối tuần qua.
Trong tuyên bố của mình, lãnh đạo tối cao Iran Khamenei đã đề nghị các quan chức Tehran phải làm sáng tỏ vụ việc, “xác định nghi phạm” và tiến hành những biện pháp cần thiết để tránh xảy ra bất cứ thảm kịch nào tương tự trong tương lai.
Vụ tai nạn “bắn nhầm đồng đội” xảy ra hôm Chủ Nhật (10/5) ở gần cảnh Jask trên Vịnh Oman, địa điểm nằm cách Thủ đô Tehran khoảng 1.270km về phía Đông Nam, khi một quả tên lửa của Iran phóng đi bắn trúng tàu hậu cần Konarak đang ở gần mục tiêu giả định trong cuộc tập trận hải quân.
Vụ việc đã khiến 19 thủy thủ Iran thiệt mạng cùng 15 người khác bị thương. Iran vẫn thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận ở Vịnh Oman gần Eo biển Hormuz, nơi được xem là tuyến vận tải dầu mỏ quan trọng nhất của thế giới.
Ảnh vệ tinh cho thấy tàu hậu cần Konarak thời điểm trước khi nó bị bắn nhằm. Ảnh: Reuters
Công ty Image Sat International (ISI) của Israel vừa công bố những bức ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy Iran đang xây dựng một đường hầm cất giữ các hệ thống vũ khí tiên tiến tại căn cứ quân sự Imam Ali ở Al-Bukamal thuộc phía Đông Syria, khu vực tiếp giáp biên giới với Iraq.
Các bức ảnh vệ tinh chụp ngày 12/5 cho thấy có nhiều máy ủi đất ở cửa vào công trình này, trong khi đó hình ảnh chụp hôm 1/4 cũng ghi nhận rõ một máy xúc cùng nhiều máy ủi ở gần nơi xây dựng đường hầm.
Ảnh vệ tinh chụp ngày 12/5 cho thấy có nhiều máy ủi đất ở cửa hầm mới đào của Iran. Ảnh: ISI
Theo phân tích của ISI, kích thước đường hầm hoàn toàn có khả năng cất trữ các phương tiện vận chuyển những hệ thống vũ khí tiên tiến. Kết luận này dựa trên những phân tích về các đường hầm tương tự được đào trong 9 tháng qua ở cùng một quần thể.
Một đường hầm như vậy nằm cách địa điểm mới 2 dặm đã bị đánh bom hồi tháng 2 vừa qua khiến Iran phải ngay lập tức ngừng các họat động xây dựng.
Sự tồn tại của căn cứ Imam Ali được tiết lộ vào tháng 9 năm ngoái, chỉ vài ngày trước khi nó bị tấn công trong một chiến dịch không kích được cho là do Không quân Israel thực hiện.
Theo Al Masdar News, trang web chính thức của Quân đội Iran vừa cho đăng tải một đoạn video clip về vụ tai nạn xảy ra với tàu hậu cần Konarak khi nó bị chính tên lửa Iran bắn trúng trên Vịnh Oman hôm Chủ Nhật cuối tuần qua khiến 19 thủy thủ thiệt mạng cùng 15 người khác bị thương.
Thông tin từ đoạn video cho thấy tàu hậu cần Konarak được giao nhiệm vụ vận chuyển mục tiêu tới khu vực biển trên Vịnh Oman nơi diễn ra cuộc tập trận hải quân thì vô tình bị một quả tên lửa phóng đi từ tàu khu trục Jamaran bắn trúng.
Theo đoạn video này, nguyên nhân vụ việc là do tên lửa đã mắc lỗi kỹ thuật trong quá trình phóng. Cụ thể, trục trặc kỹ thuật đã xảy ra với hệ thống dẫn đường của tên lửa. Điều này cho thấy có thể nó đã bị chế áp điện tử, nguyên nhân chính dẫn tới vụ tai nạn thảm khốc.
Bình luận về vụ việc này, trang web "Iran Era", kênh thông tin có mối liên hệ gần gũi với Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho rằng, sự kiện bắn nhầm tên lửa có khả năng liên quan tới những lời đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump cách đây 3 tuần.
Ngày 22/4, ông Trump đã ra lệnh cho Hải quân Mỹ khai hỏa tấn công bất cứ tàu chiến nào của Iran có hành động gây hấn hay quấy nhiễu các tàu quân sự Mỹ trên vịnh Ba Tư.
"Tôi đã ra lệnh cho Hải quân Mỹ tiêu diệt và phá hủy bất kỳ tàu chiến Iran nào nếu họ dám quấy nhiễu tàu của chúng tôi trên biển", Tổng thống Trump tuyên bố trên Twitter cá nhân.
Vì vậy, trang web "Iran Era" cho biết Quân đội Iran đang cân nhắc tới khả năng Mỹ đã xâm nhập hệ thống điều khiển điện tử của tên lửa khiến nó bắn nhầm tàu đồng đội. Ngoài ra còn có một giả định khác là chính Hải quân Mỹ đã tấn công con tàu này.
Iran công bố video vụ tên lửa bắn nhầm tàu hải quân của chính mình