*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Cập nhật dịch Covid-19 hôm nay, ngày 30/9 tại Hà Nội, TP HCM và các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Tối 30/9, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) quyết định ban hành hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải hành khách của 5 lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Đối với các địa phương, vùng có nguy cơ rất cao (cấp 4), hướng dẫn nhấn mạnh dừng hoạt động vận chuyển hành khách bằng phương tiện giao thông công cộng (trừ xe taxi, xe công nghệ dưới 9 chỗ có vách ngăn với khách, thanh toán điện tử).
Trường hợp phương tiện vận tải hành khách có hành trình bắt buộc phải đi qua thì không được dừng, đỗ. Các cảng hàng không, ga đường sắt được hoạt động để tiếp nhận hành khách và phải đảm bảo các yêu cầu y tế.
Ở địa phương, vùng có nguy cơ cao (cấp 3), các phương tiện giao thông công cộng đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải được hoạt động dưới hoặc bằng 50% công suất (chuyến/lượt hoặc số chỗ trên phương tiện). Riêng đối với đường hàng không áp dụng theo tần suất khai thác của 4 giai đoạn đã xây dựng phương án cụ thể.
Tại địa phương, vùng có nguy cơ thấp (cấp 1) và trung bình (cấp 2), các phương tiện giao thông được hoạt động bình thường.
"Hành khách tham gia giao thông bằng phương tiện vận tải hàng không, đường sắt, hàng hải (trừ tuyến từ bờ ra đảo) phải tuân thủ 5K; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế. Xét nghiệm SARS-CoV-2 có kết quả âm tính trong vòng 72 giờ bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh. Không yêu cầu xét nghiệm đối với người đã tiêm một liều vắc xin sau 3 tuần hoặc đã tiêm đủ liều vắc xin, đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng"
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1639/QĐ-TTg ngày 29-9-2021 về bổ sung kinh phí mua và tiếp nhận 20 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 Vero Cell của Tập đoàn Sinopharm, Trung Quốc.
Tiêm vắc-xin Vero Cell cho người dân ở Hà Nội - Ảnh:Ngô Nhung
Quyết định nêu rõ bổ sung 3.231,698 tỉ đồng cho Bộ Y tế để mua và tiếp nhận 20 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 Vero Cell của Tập đoàn Sinopharm, Trung Quốc như đề nghị của Bộ Tài chính tại văn bản ngày 28-9 và Bộ Y tế tại văn bản ngày 29-9.
Trong đó, sử dụng 1.237 tỉ đồng từ nguồn kinh phí chi sự nghiệp y tế còn lại năm 2020 của Bộ Y tế đã được Quốc hội đồng ý cho chuyển nguồn để mua vắc-xin phòng Covid-19 và quyết toán vào chi ngân sách nhà nước năm 2021 theo nghị quyết của Quốc hội.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tối 30/9, chương trình Dân hỏi - Thành phố trả lời đã thu hút hàng chục nghìn lượt theo dõi. Tham gia livestream, ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM đã trực tiếp giải đáp những thắc mắc của người dân về chủ đề Chỉ thị của UBND TP về giai đoạn từ ngày 1/10 và chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 đợt 3.
Theo đó, kể từ ngày 1/10, người dân TP.HCM khi lưu thông trên đường sẽ phải chuẩn bị mã QR khai báo di chuyển tại ứng dụng VNEID. Đồng thời, người đi đường cần có lịch sử tiêm chủng vắc xin hoặc là F0 đã khỏi bệnh để đủ điều kiện lưu thông.
Ông Hoan cũng cho biết thêm, sắp tới đây, TP.HCM không kiểm soát lưu thông bằng các chốt cố định. Tuy nhiên, thành phố sẽ tổ chức các chốt kiểm soát lưu động, đội tuần tra đột xuất ngẫu nhiên trên đường.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết: "Nếu khi kiểm tra, người nào ra đường không có lý do chính đáng thì vẫn bị xử lý theo quy định".
Hiện tại, thành phố cũng mong muốn mở tất cả lĩnh vực nhưng phải từng bước, đảm bảo an toàn cho người dân.
Ngày 30-9, tại hàng loạt "cửa ngõ" của Bình Dương đã xuất hiện tình trạng người dân tụ tập thành đoàn để về quê.
Liên tục trong hai ngày qua, công an và lực lượng chức năng các địa phương như thị xã Bến Cát, Phú Giáo, Tân Uyên, Dĩ An... đã tăng cường tuần tra trên các tuyến đường lớn để ngăn chặn các đoàn tự ý về quê, vận động người dân quay đầu xe.
Chỉ tính riêng tại thị xã Bến Cát, ít nhất khoảng 400 người với trên 200 xe máy là người dân có ý định về quê ở Tây Nguyên và các tỉnh miền Tây đã bị chặn lại...
Đa phần các đoàn đi thành nhóm gồm nhiều xe máy, có hẹn nhau từ trước. Đây là những công nhân, người lao động đã "kẹt" tại Bình Dương những tháng bị dịch bệnh vừa qua. Họ hy vọng trở về lại quê nhà khi nghe tin "nới lỏng" các biện pháp giãn cách từ sau ngày 30-9. Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh Bình Dương khẳng định đây là sự hiểu lầm, "ngộ nhận" về quy định phòng chống dịch bệnh.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Chiều 30/9, trao đổi với Zing, một lãnh đạo UBND quận Bình Thạnh (TP.HCM) cho biết quận này đã yêu cầu phường 22 thu hồi số gạo phát cho cư dân Vinhomes Central Park trước đó. Đây là số gạo từ Chính phủ hỗ trợ người dân TP.HCM gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19.
Sau khi thu hồi gạo, quận chỉ đạo phường giao chung cư rà soát, lên danh sách những ai thực sự khó khăn để đề xuất lên UBND phường 22 chứ không phát đại trà.
"Chung cư Vinhomes Central Park cũng có người khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 cần giúp đỡ. Do vậy, phải rà soát lại danh sách để cấp phát gạo đúng đối tượng", người này nói.
Số gạo chính quyền phường 22 (quận Bình Thạnh) phát cho chung cư Vinhomes Central Park được thu hồi chiều 30/9. Ảnh: NVCC.
Theo vị lãnh đạo quận Bình Thạnh, có thể do phường 22 muốn hỗ trợ những cư dân khó khăn một cách nhanh chóng nhưng cách làm chưa phù hợp dẫn đến gạo không đến đúng người nhận và tạo dư luận không tốt. Quận đã yêu cầu phường giải trình vụ việc này.
Đại diện Trung tâm An sinh phường 22 xác nhận số gạo phát ra khoảng 22 tấn và đơn vị đang tiến hành thu hồi. Tuy nhiên, người này không trả lời thêm thông tin về lý do phát gạo.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Cụ thể, trường hợp này là C.H.N, nam, sinh năm 1998. Địa chỉ: Phủ Doãn, Hàng Trống, Hoàn Kiếm. Ngày 29/9 bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt.
Ngày 30/9 đi khám tại BV Medlatec được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Trước đó, CDC Hà Nội đã thông báo 1 ca dương tính SARS-CoV-2 là người thân đi chăm bệnh nhân ở Khoa Ung bướu, Bệnh viện Việt Đức. Ca bệnh này thuộc chùm sàng lọc ho sốt.
Bệnh nhân này là P.Đ.T, nam, sinh năm 1972, quê quán Phù Lưu, Lộc Hà, Hà Tĩnh.
Bệnh nhân là người nhà vào chăm sóc người bệnh điều trị tại khoa Ung Bướu Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ ngày 19/9. Ngày 30/9 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).
Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm của người dân ở phố Phủ Doãn.
Sau khi phát hiện một ca F0 tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), lực lượng chức năng tạm thời phong tỏa tòa nhà D và lấy mẫu toàn bộ bệnh nhân, y bác sĩ, người nhà lên tới gần 1.400 người tại đây.
Chiều 30/9, CDC Hà Nội thông tin ghi nhận một ca dương tính với SARS-CoV-2 tại Hà Nội. Bệnh nhân là P.Đ.T., nam, sinh năm 1972, ở xóm 6 thôn Mỹ Hòa (Phù Lưu, Lộc Hà, Hà Tĩnh). Đây là người nhà vào chăm sóc em rể điều trị tại khoa Ung Bướu Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ ngày 19/9. Khi vào có test kháng nguyên âm tính tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh.
Người dân xếp hàng dài bên ngoài phố Phủ Doãn để chờ xét nghiệm SARS-CoV-2.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, lực lượng chức năng phường Hàng Bông đã tiến hành phong tỏa tạm thời khu phố Phủ Doãn hướng vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để lấy mẫu xét nghiệm những người có liên quan.
Theo một lãnh đạo quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, trong sáng ngày 30/9 các nhân viên y tế đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm cho 806 người liên quan. Bước đầu cơ quan chức năng xác định có khoảng 90 F1.
"Trong ngày hôm nay chúng tôi sẽ lấy mẫu xét nghiệm cho khoảng 1.400 người và tạm thời phong tỏa khu phố Phủ Doãn"
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tính từ 17h ngày 29/9 đến 17h ngày 30/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 7.940 ca nhiễm mới, trong đó 03 ca nhập cảnh và 7.937 ca ghi nhận trong nước (giảm 807 ca so với ngày trước đó) tại 36 tỉnh, thành phố (có 4.550 ca trong cộng đồng).
Cập nhật bổ sung mã và thông tin cho 3.417 ca dương tính phát hiện bằng kỹ thuật test nhanh kháng nguyên tại TP. Hồ Chí Minh đã được thông tin vào ngày 28/9/2021 (như vậy tổng số ca nhiễm mới của TP. Hồ Chí Minh vào ngày 28/9/2021 là 3.794 ca).
Để từng bước nới lỏng giãn cách xã hội, dần mở cửa nền kinh tế, dự kiến từ ngày mai 1-10 TP.HCM sẽ cho mở lại trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, tạp hóa... Bên cạnh đó, TP cũng cho phép các tiệm cắt tóc, gội đầu được mở cửa đón khách, nhưng chỉ phục vụ một nửa công suất.
Chia sẻ với P.V, chị Đ.H, chủ một salon làm tóc trên đường Vĩnh Viễn (quận 10) cho biết: "Trưa 30/9, sau khi có thông tin TP.HCM sẽ nới lỏng giãn cách, nhà tôi đã dọn dẹp, chuẩn bị đón khách vào ngày mai. Vừa có thông báo được 1 giờ, tiệm đã kín lịch rồi".
Tôi không dám nhận nhiều hay hứa trước với khách, bởi mình chỉ hoạt động được 50% công suất thôi. Hiện tại, cửa hàng có 3 tầng, mỗi tầng có thể ngồi được 5-7 khách, nhưng giờ phải giãn ra. Điều tôi lo lắng nhất là các thợ phụ đã về quê hết rồi, một số bị kẹt lại do không thể lên TP.HCM được. Ngày mai, vợ chồng tôi phải tự xoay sở để làm tóc cho khách"
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đề nghị người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội có đến làm việc, khám chữa bệnh hoặc chăm sóc người bệnh tại tầng 8, nhà D, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 40 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội kể từ ngày 19/9 đến 30/9.
Người đến địa chỉ trên liên hệ ngay với Trạm Y tế, Trung tâm Y tế trên địa bàn hoặc gọi điện thoại đến số 0969.082.115/ 0949.396.115 để được tư vấn hỗ trợ.
Chiều 30/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội có thông tin về 1 ca dương tính với SARS-CoV-2 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Cụ thể: Ca dương tính là P.Đ.T., nam, sinh năm 1972, địa chỉ: xóm 6, Mỹ Hòa, xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh. Bệnh nhân là người nhà vào chăm sóc người nhà điều trị tại Khoa Ung bướu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ ngày 19/9, khi vào có test kháng nguyên âm tính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh.
Ngày 29/9, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức làm xét nghiệm PCR trước khi ra viện, kết quả nghi ngờ, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội khẳng định dương tính với SARS-CoV-2 .
Hiện tại, tòa nhà D, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tạm thời phong tỏa. Đồng thời, tiến hành lấy mẫu toàn bộ người nhà, bệnh nhân, nhân viên y tế trong tòa nhà, khoảng 1.400 người.
Trưa 30/9, TP.HCM đã tổ chức họp báo công bố Chỉ thị của UBND về việc tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 để từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, một số các hoạt động y tế, sản xuất, thương mại, kinh doanh, dịch vụ sẽ được hoạt động. Trong đó, có các trung tâm thương mại, siêu thị, siêu thị mini; cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa; chợ đầu mối, chợ truyền thống, tất cả các công trình giao thông...
Thông tin này đã khiến nhiều người dân phấn khởi, vui mừng. Theo Phó chủ tịch TP HCM - ông Lê Hòa Bình, thành phố sẽ dỡ các chốt nội đô, bỏ giấy đi đường, người dân có thể đi lại nhưng không tự ý ra khỏi thành phố.
Trưa 30/9, theo ghi nhận của PV, một số con hẻm, tuyến đường nhỏ trong thành phố đã được tháo dỡ rào chắn, dây phong tỏa.
Tuy nhiên, các tuyến đường lớn như đường An Dương Vương, đường Trần Bình Trọng (quận 5), đường Võ Văn Kiệt rẽ vào Nguyễn Tri Phương (quận 5) vẫn còn các chốt chặn được rào kẽm gai.
Toàn bộ hàng rào sắt, kẽm gai được lực lượng chức năng tháo dỡ và đưa về trụ sở UBND phường (Ảnh: Người lao động)
Đường Phạm Ngọc Thạch (quận 1) đã thông thoáng trở lại. (Ảnh: Người lao động)
TPHCM cho phép 14 nhóm hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ được mở lại sau ngày 30/9 gồm:
Nguồn: Người lao động
Sau ngày 30/9, người dân TPHCM sẽ sử dụng ứng dụng thống nhất là PC-Covid để thay thế giấy đi đường. Mã QR chung cũng từng bước được sử dụng trong mọi hoạt động của đời sống.
Tại buổi họp báo công bố Chỉ thị mới của TPHCM sáng 30/9, ông Lê Hòa Bình, Phó Chủ tịch UBND thành phố, cho biết thành phố sẽ không tiếp tục cấp giấy đi đường. Thay vào đó, các ứng dụng công nghệ thông tin sẽ được sử dụng để giảm phiền hà cho người dân.
Cụ thể, người dân sẽ sử dụng mã QR của ứng dụng VNEID và ứng dụng Y tế HCM để xuất trình tại các chốt kiểm soát lưu động. Các chốt, trạm kiểm soát lưu động của thành phố sẽ thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên người lưu thông trên đường.
Trường hợp người lưu thông không có mã QR cần xuất trình giấy xác nhận là F0 khỏi bệnh dưới 180 ngày; đã tiêm chủng ít nhất một mũi vắc xin Covid-19 sau 14 ngày khi được lực lượng chức năng yêu cầu.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 28/9, nhân viên y tế của Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai tại TP Hồ Chí Minh kiểm tra đồ đạc của bệnh nhân không may qua đời vì COVID-19; nhận thấy túi đồ của bệnh nhân có 60 triệu đồng, Phòng Công tác xã hội Bệnh viện đã lập tức tìm cách liên lạc với người thân trong gia đình để trao trả lại số tiền và kỷ vật của người đã mất.
Qua xác minh, tìm hiểu, Phòng Công tác xã hội đã liên lạc được với chị T.H.T ở phường 6, Quận 8, TP Hồ Chí Minh (là em gái của bệnh nhân) và mời chị đến nhận lại số tiền và kỷ vật của người anh trai không may qua khỏi vì dịch COVID-19.
Người nhà đến nhận lại những kỷ vật từ người thân đã qua đời vì COVID-19. Ảnh: BV
Đến nhận lại kỷ vật và số tiền 60 triệu đồng mà anh trai không may qua khỏi vì COVID-19 để lại, chị T.H.T bùi ngùi xúc động, cảm ơn các y bác sĩ đã tận tâm chăm sóc cho anh trai mình trong những giây phút cuối đời và còn bảo quản kỷ vật cùng số tiền lớn để trao lại cho gia đình.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngay sau khi phát hiện 11 người liên quan trong một gia đình tại TX Cửa Lò, Nghệ An dương tính với SARS-CoV-2 lực lượng chức năng đã tiến hành họp khẩn ngay trong đêm để khoanh vùng, dập dịch.
Sáng 30-9, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Nghệ An cho biết trong 12 giờ qua (từ 18 giờ ngày 29-9 đến 6 giờ ngày 30-9), trên địa bàn tỉnh này ghi nhận 13 ca dương tính SARS-CoV-2 ở cộng đồng tại thị xã Cửa Lò 12 ca và huyện Nghi Lộc 1 ca.
Lãnh đạo Sở Y tế họp khẩn với thị xã Cửa Lò sau khi phát hiện nhiều ca mắc Covid-19 trong cộng đồng - Ảnh: Sở Y tế cung cấp
Trường hợp thứ nhất là chị N.T.L.C. (SN 2001), trú khối Hải Giang 2, phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò. Ngày 29-9, chị C. có triệu chứng sốt, mệt không đỡ nên cùng bố là ông N.T.H. đến trung tâm y tế phường Nghi Hải làm test nhanh cho kết quả 2 lần dương tính. Ngay sau đó, chị C. được cách ly và lấy mẫu PCR gửi CDC Nghệ An, tối ngày 29-9 cho kết quả khẳng định dương tính SARS-CoV-2.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Chỉ thị mới của TP.HCM đặt ra 3 mục tiêu. Thứ nhất là tăng cường kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên toàn thành phố; kéo giảm số ca nhập viện và số ca tử vong đến mức thấp nhất; ưu tiên bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân là trên hết, trước hết; củng cố, phục hồi hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở.
Thứ hai, từng bước khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội an toàn, hiệu quả; quan tâm mở các hoạt động của khu vực sản xuất, dịch vụ; đảm bảo an sinh xã hội bền vững cho người dân thành phố.
Thứ ba, đưa sinh hoạt của người dân bước sang trạng thái bình thường mới.
"Sau ngày 30/9 sẽ thấy không còn chốt chặn như trước nhưng Công an TP vẫn duy trì chốt lưu động, kiểm tra, giám sát và tuần tra để đảm bảo an toàn"
Theo kế hoạch tổ chức họp báo của Trung tâm Báo chí TPHCM, lúc 9h ngày 30/9, ông Lê Hòa Bình, Phó Chủ tịch UBND thành phố, chủ trì buổi công bố thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn. Thời gian tổ chức buổi họp báo được thực hiện theo chỉ đạo của Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM.
Dự kiến, thành phố sẽ công bố những thay đổi về phương án giãn cách xã hội từ 18h ngày 30/9.
Ảnh minh họa: Báo Chính Phủ
Ông Lê Hòa Bình nhấn mạnh, trong thời gian tới, hoạt động phòng, chống dịch vẫn là then chốt của TPHCM. Trong đó, thành phố sẽ đa dạng hóa nguồn vắc xin, huy động mọi nguồn lực để đạt bao phủ vắc xin toàn dân sớm nhất.
Từ 18h ngày 30/9, TPHCM sẽ từng bước nới lỏng giãn cách xã hội theo lộ trình tương ứng với diễn biến tình hình dịch bệnh.
TPHCM quy định, người dân tham gia lưu thông sẽ sử dụng mã QR của ứng dụng VNEID và ứng dụng Y tế HCM. Những ứng dụng này sẽ được triển khai cho đến khi phần mềm PC-COVID chính thức được đưa vào hoạt động.
Trường hợp người lưu thông không có mã QR cần xuất trình giấy xác nhận là F0 khỏi bệnh dưới 180 ngày; đã tiêm chủng ít nhất một mũi vắc xin Covid-19 sau 14 ngày.
Thành phố quy định người dân không tự ý đi lại giữa các tỉnh, thành phố khác. Trong trường hợp cần thiết, việc đi lại liên tỉnh cần tuân theo những quy định cụ thể.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Khi nhập viện điều trị Covid-19, Phi Nhung luôn giữ tinh thần lạc quan. Ngay cả khi mệt, đeo ống thở, cô vẫn cất cao tiếng hát.
Phi Nhung trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM sau hơn một tháng điều trị Covid-19. Chia sẻ với Zing, đại diện gia đình cho biết đang hoàn thành các thủ tục theo yêu cầu của Sở Y tế TP.HCM đồng thời chờ thông tin hướng dẫn từ UBND TP.HCM mới có thể làm lễ tang cho nữ ca sĩ.
Trao đổi với Zing, một bác sĩ ở Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết trước khi mất, Phi Nhung được chẩn đoán bị biến chứng nặng của Covid-19 khiến phổi đông đặc, suy đa cơ quan kèm cơn bão Cytokine (tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với virus gây bệnh và dẫn đến phản ứng viêm toàn hệ thống).
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo đó, đối với hoạt động giáo dục , Chỉ thị của UBND TP.HCM nêu rõ, tiếp tục tổ chức dạy, học gián tiếp, trên môi trường internet, qua truyền hình. Từng bước củng cố các điều kiện để có thể kết hợp dạy - học trực tiếp đối với giáo viên, học sinh .
Các loại hình đào tạo cho người đã được tiêm đủ liều vắc xin, có thể dạy - học trực tiếp nếu đảm bảo các tiêu chí an toàn theo quy định.
Bố trí các hoạt động lệch ca, lệch giờ, không tổ chức các hoạt động tập trung đông người, giãn cách tối đa, đảm bảo giới hạn về số người tập trung theo quy định.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo đó, mức giá xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2 quy định tại hướng dẫn này được Bộ Y tế xây dựng trên cơ sở chi phí trực tiếp và tiền lương, liên quan đến việc lấy mẫu, bảo quản, trả kết quả xét nghiệm và chi phí test kit xét nghiệm thực hiện thực thanh thực chi áp dụng đối với từng phương pháp thực hiện xét nghiệm.
Cụ thể, mức giá xét nghiệm nhanh kháng nguyên tối đa 32.000đ/xét nghiệm cộng với chi phí mua kit test nhanh (tính theo giá test nhanh trúng thầu vào bệnh viện).
Nếu giá test trúng thầu là 135.000đ/test (thị trường có nhiều loại test có giá công bố rẻ hơn), bệnh nhân có bảo hiểm sẽ được chi trả 80% của 167.000đ, bệnh nhân không bảo hiểm trả 167.000đ.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Nghệ An, Hà Tĩnh tiếp tục không ghi nhận trường hợp mắc Covid-19, nhiều bệnh viện dã chiến dừng hoạt động; Quảng Bình số ca mắc ngày càng giảm, bệnh nhân ra viện tăng nhanh.
Sáng nay Hà Nội không ghi nhận F0
Tính từ ngày 29/4 đến nay, trên địa bàn Thủ đô có 3.973 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó số F0 ghi nhận trong cộng đồng là 1.601 ca, số F0 là đối tượng đã được cách ly là 2.372 ca.
Hà Nội đã đưa 700 người dân ổ dịch Thanh Xuân Trung trở về nhà sau nhiều ngày cách ly. Đặc biệt, từ ngày 25/9 đến nay, Hà Nội không ghi nhận F0 trong cộng đồng.
Thanh Hóa: Ghi nhận một ca mắc mới
Thông tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Thanh Hóa, ngày 29/9, địa phương ghi nhận một ca mắc Covid-19. Trường hợp mắc mới là lái xe container có địa chỉ huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương đang di chuyển từ Nam ra Bắc.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Dự kiến 9h sáng 30-9, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM tổ chức họp báo thông tin về tình hình dịch bệnh và biện pháp phòng chống dịch tại TP.HCM từ ngày 1-10.
Có 11 địa phương tại TP HCM công bố kiểm soát được dịch Covid-19 gồm quận 7, huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè, quận 5, quận Gò Vấp, quận Phú Nhuận, TP Thủ Đức, quận Tân Bình, quận 1 và quận 3.
Tối 29-9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) cho biết TP vừa ghi nhận thêm 4.699 ca nhiễm mới tính từ 17g ngày 28-9 đến 17g ngày 29-9.
Như vậy trong đợt dịch thứ 4 đến nay, TP đã có tổng cộng 380.870 trường hợp mắc Covid-19 được Bộ Y tế công bố.
Theo HCDC, đã có 11 địa phương tại TP HCM công bố kiểm soát được dịch Covid-19 gồm quận 7, huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè, quận 5, quận Gò Vấp, quận Phú Nhuận, TP Thủ Đức, quận Tân Bình, quận 1 và quận 3.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 29/9, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký quyết định bổ sung kinh phí mua và tiếp nhận 20 triệu liều vắc xin Vero Cell của Tập đoàn Sinopharm, Trung Quốc.
Quyết định nêu rõ, bổ sung kinh phí cho Bộ Y tế để mua và tiếp nhận 20 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 Vero Cell của Tập đoàn Sinopharm, Trung Quốc như đề nghị của Bộ Tài chính và Bộ Y tế.
Khoảng 1 triệu liều vắc xin Vero Cell đã được tiêm ngừa Covid-19 trên địa bàn Hà Nội.
Bộ Tài chính, Bộ Y tế chịu trách nhiệm về nội dung và số liệu báo cáo. Việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán số kinh phí nêu trên thực hiện theo đúng quy định, đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch.
Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc sử dụng số kinh phí nêu trên theo quy định.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Đến tối 29/9, Ban chỉ đạo PCDB TP.Thuận An (Bình Dương) thông tin về cuộc họp liên quan đến việc cưỡng chế người dân đi xét nghiệm tại khu chung cư Ehome 4, phường Vĩnh Phú, TP.Thuận An xảy ra vào trưa ngày 28/9.
“Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng cũng như xét về tình và lý, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh thành phố thống nhất kiểm điểm, phê bình ông Quan về cách cưỡng chế chị L. đi xét nghiệm Covid-19; đồng thời, đề nghị xử phạt chị L. về hành vi không chấp hành quy định phòng chống dịch bệnh để răn đe, không để xảy ra các trường hợp tương tự".
Tính từ 17h ngày 28/9 đến 17h ngày 29/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 8.758 ca nhiễm mới, trong đó 14 ca nhập cảnh và 8.744 ca ghi nhận trong nước (tăng 4.161 ca so với ngày trước đó) tại 33 tỉnh, thành phố (có 4.984 ca trong cộng đồng).
Trong ngày ghi nhận 162 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (113), Bình Dương (33), Đồng Nai (3), An Giang (3), Kiên Giang (2), Long An (2), Đồng Tháp (2), Cần Thơ (1), Cà Mau (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Tiền Giang (1).
- Trung bình số ca tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 188 ca.
Trong văn bản góp ý với Bộ GTVT, đáng chú ý là Bộ Y tế khẳng định không yêu cầu xét nghiệm đối với người đã tiêm 1 liều vaccine sau 3 tuần hoặc đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng.