Cập nhật lúc

"Thần đồng tiên tri Covid-19" bất ngờ nhắc khu vực có Việt Nam; TQ nói vaccine Sinopharm rất hiệu quả với biến thể Delta

Tình hình đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều nơi trên toàn thế giới.

"Thần đồng tiên tri Covid-19" bất ngờ nhắc khu vực có Việt Nam; TQ nói vaccine Sinopharm rất hiệu quả với biến thể Delta
22
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Trung Quốc nói vaccine Sinopharm rất hiệu quả với biến thể Delta

    Thần đồng tiên tri Covid-19 bất ngờ nhắc khu vực có Việt Nam; TQ nói vaccine Sinopharm rất hiệu quả với biến thể Delta - Ảnh 1.

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Ảnh: CGTN)

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 22/7 bình luận về kết quả nghiên cứu mới từ trường đại học Sri Jayewardenepura hàng đầu của Sri Lanka, nói rằng vaccine ngừa Covid-19 do hãng Sinopharm (Trung Quốc) sản xuất có hiệu quả cao chống lại biến thể Delta của virus SARS-Cov-2.

    "Vaccine được phát hiện là rất hiệu quả chống lại biến thể Delta. Các phản ứng của kháng thể đối với biến thể Delta và kháng thể trung hòa tương tự như các mức độ ghi nhận sau khi lây nhiễm tự nhiên," ông Triệu nói.

    Theo nghiên cứu, 95% người được tiêm hai mũi vaccine Sinopharm đã phát triển kháng thể tương tự như một người nhiễm bệnh tự nhiên. Kết quả nghiên cứu cho thấy hai liều vaccine Sinopharm tạo ra kháng thể trung hòa ở 81.25% người tiêm, và mức kháng thể này tương tự với kháng thể ở người vượt qua bệnh Covid-19 tự nhiên.

    Ông Triệu Lập Kiên nói ông nhận thấy "ngày càng có thêm các tiếng nói khoa học và lý trí bảo vệ vaccine Trung Quốc và 'gắn nhãn an toàn' cho các vaccine này".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Anh cảnh báo nguy cơ biến thể thoát miễn dịch

    Theo các nhà khoa học, khi càng có nhiều người trong cộng đồng miễn dịch thì virus nhiều khả năng phát triển để tránh miễn dịch đó. 

    Các nhà khoa học cảnh báo, Vương quốc Anh có nguy cơ xuất hiện những biến chủng mới làm suy yếu hiệu quả phòng bệnh của vaccine ngừa COVID-19, trong bối cảnh nước này dỡ bỏ các biện pháp hạn chế phòng dịch có thể khiến số ca mắc COVID-19 mới tăng nhanh.

    Theo các nhà khoa học Anh, tốc độ lây lan không phải là đặc điểm duy nhất của virus SARS-CoV-2. Khi càng có nhiều người trong cộng đồng miễn dịch nhờ tiêm chủng hoặc đã mắc COVID-19, virus nhiều khả năng phát triển để tránh miễn dịch đó. Hiện tượng này được gọi là thoát miễn dịch.

    Tiến sĩ Aris Katzourakis, nhà nghiên cứu phát triển của virus tại Đại học Oxford, cho rằng virus SARS-CoV-2 đang phát triển ở giai đoạn đỉnh cao và có khả năng xảy ra thoát miễn dịch.

    Giáo sư Jonathan Ball, một nhà virus học tại Đại học Nottingham, cho biết trong cộng đồng đã có miễn dịch một phần - đặc biệt nếu virus đang lây lan, khả năng xảy ra thoát miễn dịch là điều không tránh khỏi.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thần đồng tiên tri Ấn Độ gợi ý dùng phương pháp truyền thống để hỗ trợ chống lại Covid-19

    Abhigya Anand, cậu bé được mệnh danh là "Thần đồng tiên tri Ấn Độ", cho đến nay đã 5 lần dự đoán đúng diễn biến của đại dịch Covid-19 và các thảm họa thiên nhiên toàn cầu.

    Đáng chú ý, trong thời gian gần đây, Anand đã nhắc cụ thể tới Đài Loan (Trung Quốc) và nói rằng thế giới cần học theo các phương pháp chữa bệnh truyền thống để chống lại dịch bệnh bởi "đó là phương pháp đã được nhân loại làm theo trong hàng ngàn năm nay".

    Thần đồng tiên tri Covid-19 bất ngờ nhắc đến khu vực có Việt Nam; Phát hiện mới về sức mạnh vaccine AstraZeneca - Ảnh 1.

    "Thần đồng tiên tri" Ấn Độ Abhigya Anand.

    Trong đoạn video mới, Anand nêu cụ thể rằng người dân ở đảo Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc Đại lục và Đông Nam Á có thể dùng y học cổ truyền để chống lại bệnh tật. 

    Nói về vấn đề này, kênh truyền hình TVBS (Đài Loan) cho rằng Anand muốn nhắc tới các loại thuốc đông y chống viêm phổi, đồ uống thảo dược và một loại miếng dán giúp người khỏe mạnh tăng cường điều hòa miễn dịch.

    TVBS trích lời bác sĩ đông y Chu Tông Hàn ở Đài Bắc, nói rằng các bác sĩ Trung Quốc đã sử dụng các bài thuốc đông y từ đầu dịch Covid-19 và khuyến nghị một số cách thức củng cố hệ miễn dịch.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Malaysia báo cáo số ca tử vong kỷ lục

    Ngày 26/7, Malaysia báo cáo thêm 207 ca tử vong do mắc COVID-19, mức cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng lên tại quốc gia Đông Nam Á này, nâng tổng số ca tử vong do COVID-19 ở Malaysia lên 8.201 trường hợp.

    Trong 24 giờ qua, Malaysia ghi nhận 14.516 ca mắc Covid-19 mới, giảm hơn 2.500 ca mắc so với ngày trước đó. 

    Malaysia ngày 26/7 cũng lần đầu tiên báo cáo vượt mốc 1.000 ca số bệnh nhân COVID-19 phải điều trị tích cực, gồm 524 bệnh nhân phải dùng máy trợ thở.

    Malaysia đang trải qua giai đoạn 2 của làn sóng dịch COVID-19 thứ 3, bùng lên từ  tháng 9 năm ngoái. Nước này đã ghi nhận số ca mắc mới vượt 10.000 ca/ngày liên tiếp trong 14 ngày vừa qua.

    Kỷ lục vế số ca tử vong trong ngày gần nhất là hôm 21/7 với 199 ca.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tín hiệu đáng sợ từ Indonesia: Trẻ em không còn "an toàn" với Covid-19, hàng trăm ca đã tử vong

    Hàng trăm trẻ em tại Indonesia đã tử vong vì Covid-19 trong vài tuần trở lại đây, trong đó nhiều trẻ dưới 5 tuổi. Tỷ lệ này ở Indonesia cao hơn bất kỳ quốc gia nào và là tín hiệu thách thức quan điểm cho rằng trẻ em phải đối diện với nguy cơ rất thấp từ đại dịch, New York Times dẫn nguồn tin bác sĩ cho hay.

    Tình trạng tử vong ở trẻ em (hơn 100 ca/tuần trong tháng này) xảy ra giữa bối cảnh Indonesia phải đương đầu với làn sóng ca Covid-19 lớn nhất tính tới thời điểm hiện tại.

    "Các con số của chúng tôi là cao nhất thế giới", người đứng đầu Hiệp hội Nhi khoa Indonesia, bác sĩ Aman Bhakti Pulungan nói về số ca tử vong, "Vì sao chúng ta không trao cho con cái mình những điều tốt nhất?"

    Số ca tử vong tăng cao ở trẻ em tại Indonesia trùng hợp với thời điểm biến chủng Delta trở nên phổ biến và hoành hành khắp thế giới.

    Tháng này, Indonesia, đất nước đông dân đứng thứ tư thế giới, đã vượt qua Ấn Độ và Brazil về số ca nhiễm mới mỗi ngày và trở thành tâm điểm của địa dịch. Theo thống kê của chính phủ Indonesia, hôm qua nước này ghi nhận gần 40.000 ca nhiễm mới và hơn 1.200 ca tử vong.

    Dựa trên báo cáo từ các bác sĩ, trẻ em hiện chiếm 12,5% số ca dương tính với SARS-CoV-2 ở Indonesia, như vậy là tăng so với tháng trước. Bác sĩ Aman cho hay, hơn 150 trẻ em Indonesia đã tử vong do Covid-19 chỉ riêng trong tuần 12/7, phân nửa trong số ca tử vong gần đây rơi vào trẻ dưới 5 tuổi.

    Tổng cộng, Indonesia đã ghi nhận hơn 3 triệu ca bệnh và 83.000 ca tử vong nhưng các chuyên gia y tế cho rằng con số thực tế cao gấp nhiều lần bởi năng lực xét nghiệm hạn chế. Tính từ khi đại dịch bùng phát, đã có hơn 800 trẻ em Indonesia dưới 18 tuổi tử vong do mắc Covid-19.

    Mời độc giả theo dõi toàn bộ thông tin tại đây

    https://soha.vn/tin-hieu-dang-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc báo cáo số ca mắc Covid-19 kỷ lục từ đầu năm: Lo ngại bùng lên làn sóng dịch mới trên cả nước

    Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) ngày 26/7 thông báo nước này ghi nhận nhận 76 ca mắc COVID-19 trong ngày 25, bao gồm 40 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Đây là số ca nhiễm mới trong một ngày cao nhất kể từ tháng 1 tại Trung Quốc.

    Theo số liệu của NHC, trong số các ca lây nhiễm trong cộng đồng có 39 ca ở tỉnh Giang Tô và 1 ca ở tỉnh Liêu Ninh. Không có ca tử vong nào ghi nhận. 

    Do số ca mắc mới tăng vọt, giới chức tỉnh Giang Tô phải tiến hành xét nghiệm lần thứ hai cho hàng triệu người ở tỉnh này. Hàng chục nghìn người ở thủ phủ Nam Kinh đã phải thực thi lệnh phong tỏa. 

    Giới chức y tế địa phương đã phát hiện 57 ca dương tính với virus SARS-Cov-2 sau khi tổ chức đợt xét nghiệm quy mô lớn đầu tiên tại Nam Kinh. Kết quả truy vết phát hiện thêm 5 ca nhiễm tại tỉnh láng giềng An Huy và 3 tỉnh khác là những người từng đi qua sân bay Nam Kinh, làm dấy lên quan ngại ổ dịch Giang Tô có thể làm bùng lên làn sóng lây nhiễm mới trên cả nước.

    Tính đến hết ngày 25/7, Trung Quốc đã ghi nhận tổng cộng 92.605 bệnh nhân COVID-19, trong đó 4.636 người đã tử vong. NHC cho biết đến nay, nước này cũng đã phân phối được hơn 1,5 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19.

    Mời độc giả theo dõi tin gốc tại đây

    https://baotintuc.vn/the-gioi/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nghiên cứu mới nhất về hiệu quả của 1 liều vaccine AstraZeneca

    Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Canada, so sánh tỷ lệ tiêm chủng ở 70.000 người có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 từ tháng 12/2020 đến tháng 5/2021 tại nước này, nói rằng một liều vaccine AstraZeneca-Oxford phòng COVID-19 giúp gần 9/10 người mắc COVID-19 không phải nhập viện và ngăn ngừa 7/10 người mắc bệnh.

    Nói cách khác, nghiên cứu cho thấy liều đầu tiên của vaccine AstraZeneca ngăn ngừa 88% nguy cơ nhập viện và 70% nguy cơ mắc bệnh.

    Mene Pangalos, phó chủ tịch của công ty AstraZeneca cho biết: "Các biến thể khác nhau đang đe dọa làm gián đoạn lộ trình thoát khỏi đại dịch COVID-19 của chúng ta."

    "Bằng chứng thực tế này cho thấy vaccine AstraZeneca cung cấp mức độ bảo vệ cao chống lại các dạng nghiêm trọng nhất của bệnh COVID-19 ngay cả chỉ với một mũi tiêm".

    Nhưng các nhà khoa học nói rằng điều quan trọng là mọi người phải tiêm liều vaccine thứ hai để được bảo vệ tối đa.

    Vaccine AstraZeneca – Oxford đã được tiêm cho khoảng một nửa dân số Anh. Hiện vaccine này cũng đang được triển khai tiêm chủng tại Việt Nam.

    Nghiên cứu cũng cho thấy vaccine này có "hiệu quả cao" đối với các biến thể được phát hiện tại tại Nam Phi và Brazil. 

    Mời độc giả theo dõi toàn bộ thông tin tại đây

    https://soha.vn/1-lieu-vaccine...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cách Vũ Hán áp lệnh phong tỏa nghiêm ngặt bậc nhất thế giới

    Nhờ phong tỏa triệt để khi Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc đầu năm ngoái, Vũ Hán đã có thể tuyên bố "đánh bại virus" và hồi sinh mạnh mẽ.

    Sau khi phát hiện nhiều ca "viêm phổi lạ" và xác định đây là Covid-19, Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, quyết định áp lệnh phong tỏa toàn bộ thành phố 11 triệu dân từ ngày 23/1/2020. Nhiều hãng tin khi đó bình luận Trung Quốc đã hy sinh Vũ Hán và cả Hồ Bắc để ngăn dịch lan rộng khắp đất nước.

    Toàn cầu chăm chú quan sát xem liệu lệnh phong tỏa đầu tiên và nghiêm ngặt bậc nhất thế giới này có phát huy tác dụng trong việc ngăn cản một đại dịch có khả năng lây lan rất lớn hay không.

    Và sau hơn hai tháng "phong thành" nghiêm ngặt, ngày 8/4/2020, Vũ Hán tái mở cửa. Người dân, với chiếc khẩu trang giờ đây là vật bất ly thân, đổ ra đường phố. Các địa điểm công cộng, trung tâm thương mại bắt đầu nhộn nhịp trở lại, khi người dân ăn mừng thành phố "đã đánh bại virus".

    Vũ Hán, Trung Quốc và lệnh phong tỏa nghiêm bậc nhất thế giới; Đại họa mới dữ dội triệt đường sống của Ấn Độ - Ảnh 1.

    Đường phố Vũ Hán trong những ngày phong tỏa đầu năm 2020. Ảnh: AFP.

    Sự hồi sinh của Vũ Hán sau hai tháng rưỡi phong tỏa mang đến bài học về kinh nghiệm chống dịch cho nhiều quốc gia trên thế giới.

    Chỉ trong vòng vài giờ sau khi thông báo phong tỏa được đưa ra vào ngày 23/1/2020, mọi cửa ngõ giao thông ra vào thành phố đều bị đóng, không có bất kỳ ngoại lệ nào, ngay cả với những trường hợp khẩn cấp về y tế. Trường học lúc bấy giờ đang nghỉ Tết Nguyên đán và học sinh, sinh viên không thể ngờ rằng kỳ nghỉ này của họ lại kéo dài tưởng như vô tận.

    Tất cả cửa hàng trong thành phố đều đóng cửa, trừ những nơi bán thực phẩm và dược phẩm. Các phương tiện giao thông cá nhân bị cấm lưu thông trừ khi được cấp phép đặc biệt. Hầu hết các phương tiện giao thông công cộng cũng ngừng hoạt động, khiến đường phố trở nên vắng lặng. Vũ Hán trông không khác gì một "thành phố ma".

    Ban đầu, người dân vẫn có thể ra khỏi nhà, song các biện pháp hạn chế nhanh chóng được thắt chặt. Vài khu phố cho phép các hộ gia đình cử đại diện ra ngoài mua nhu yếu phẩm hai ngày một lần. Song tại nhiều nơi khác, người dân bị cấm tuyệt đối ra đường. Nhà chức trách yêu cầu họ đặt thực phẩm cùng những hàng hóa thiết yếu khác từ các ứng dụng giao hàng.

    Chưa dừng lại ở đó, theo thời gian, các biện pháp kiểm soát tiếp tục được siết chặt hơn nữa với việc nhân viên y tế gõ cửa từng nhà kiểm tra sức khỏe của người dân, bắt buộc bất kỳ ai có triệu chứng bệnh phải cách ly tập trung.

    Sau khi Vũ Hán bị "khóa cửa", các biện pháp kiểm soát cũng được tăng cường trên khắp Trung Quốc, một phần bởi nhà chức trách lo ngại rằng những người dân vội vã rời khỏi thành phố trước giờ phong tỏa sẽ mang mầm bệnh về địa phương, qua đó khiến virus lây lan rộng hơn.

    Trong thời gian phong tỏa, hầu hết các tòa nhà cao tầng ở Vũ Hán đều có nhân viên bảo vệ đứng gác và kiểm tra thân nhiệt người ra vào. Các chung cư "đóng cửa" hoàn toàn với khách viếng thăm.

    Phần lớn người dân Vũ Hán đều nghiêm túc chấp hành quy định phong tỏa, mặc dù cuộc sống của họ gặp muôn vàn khó khăn do các lệnh hạn chế nghiêm ngặt.

    Khi tới thăm Vũ Hán hồi tháng 3/2020, Phó thủ tướng Trung Quốc Tôn Xuân Lan đã gọi đây là "tình hình thời chiến", đồng thời nhấn mạnh giới chức không được phép "bỏ sót bất cứ người nào hay hộ gia đình nào" trong hệ thống kiểm tra, giám sát và cách ly để khống chế virus.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cuộc khủng hoảng thứ 2 đe dọa những người từng mắc Covid-19 ở Ấn Độ

    Thoát khỏi sóng thần Covid-19 khủng khiếp, hàng chục nghìn bệnh nhân ở Ấn Độ phải đối mặt với nguy cơ bị hủy hoại vĩnh viễn khuôn mặt, mất thị lực, thậm chí tử vong do một căn bệnh khác, bệnh nấm đen.

    Theo Bộ Y tế Ấn Độ, cũng giống như Srinivas, phần lớn những người nhiễm phải căn bệnh này, khoảng 85%, đều từng mắc Covid-19. Đến tháng 7, Ấn Độ có hơn 4.300 người tử vong do nấm đen.

    Phát hiện đáng mừng về sức mạnh của 1 vaccine có ở Việt Nam; Thảm họa khủng khiếp ập xuống bệnh nhân Covid-19 Ấn Độ - Ảnh 1.

    Hàng chục nghìn bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh ở Ấn Độ phải đối mặt với nguy cơ bị hủy hoại vĩnh viễn khuôn mặt, mất thị lực, thậm chí tử vong do nấm đen. Ảnh: CNN

    Yếu tố nào gây ra bệnh nấm đen?

    Theo các bác sỹ, có một số yếu tố đằng sau sự gia tăng các bệnh nhận bị nấm đen sau làn sóng Covid-19 thứ 2 của Ấn Độ, trong đó có cả các loại thuốc được sử dụng để điều trị Covid-19.

    Các quan chức y tế cấp cao thuộc lực lượng đặc trách ứng phó Covid-19 và Viện Y khoa Ấn Độ cho biết, việc sử dụng quá nhiều steroid để điều trị Covid-19 đã tác động đến hệ miễn dịch của bệnh nhân và khiến họ dễ bị nhiễm nấm đen.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tiến sĩ Fauci cảnh báo Mỹ đang đi sai hướng trong cuộc chiến chống Covid-19

    Tiến sĩ Anthony Fauci hôm 25/7 nói rằng, Mỹ đang “đi sai hướng” khi số ca mắc Covid-19 tiếp tục tăng, đặc biệt là ở những người chưa tiêm chủng.

    "Số ca mắc bệnh mới phần lớn nằm ở những người chưa được tiêm chủng. Với việc 50% dân số của đất nước chưa được tiêm chủng đầy đủ, đây thực sự là một vấn đề lớn", ông Fauci nói với CNN khi được hỏi về mô hình dự báo trường hợp xấu nhất là Mỹ có 4.000 ca tử vong mỗi ngày do Covid-19, nếu tỷ lệ tiêm chủng không cải thiện.

    Thần đồng tiên tri Ấn Độ đoán sự kiện chấn động nhất; Biên giới Campuchia báo động vì số ca nhiễm COVID-19 cao - Ảnh 1.

    Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ. Ảnh: Getty Images

    Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ nói thêm rằng, phần lớn những ca tử vong đó có thể nằm trong số những người chưa được tiêm vaccine.

    "Bởi vậy, như Tiến sĩ Rochelle Walensky tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) và tôi đã nói, Covid-19 thực sự là một đại dịch đối với những người chưa được tiêm chủng. Đây là vấn đề chủ yếu xảy ra ở người chưa được tiêm chủng, đó là lý do tại sao chúng tôi cầu mong những người chưa tiêm chủng hãy đi tiêm vaccine", ông Fauci nói.

    Tiến sĩ Fauci đưa ra lời cảnh báo trên trong bối cảnh biến thể Delta đang lây lan nhanh tại Mỹ. Theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins, mọi tiểu bang ở Mỹ đều báo cáo số ca mắc Covid-19 trong tuần cao hơn so với 1 tuần trước đó.

    Theo CDC, 30 tiểu bang tại Mỹ vẫn chưa tiêm chủng đầy đủ cho ít nhất 50% dân số.

    Chính quyền Tổng thống Biden đang thảo luận về việc có nên xem lại các hướng dẫn về việc đeo khẩu trang hay không và CDC đang xem xét lại yêu cầu đeo khẩu trang. Ông Fauci hôm 25/7 cho biết, việc sửa đổi hướng dẫn đeo khẩu trang cho người Mỹ đã tiêm chủng đang được xem xét.

    Ông Fauci cho biết thêm, việc một số nơi tại Mỹ có số ca mắc bệnh gia tăng, như hạt Los Angeles ở California, đã kêu gọi người dân dù đã tiêm chủng hay chưa tiêm chủng đều phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng, là không thống nhất với khuyến nghị chung của CDC.

    "Chúng tôi đang thấy điều đó ở Los Angeles hay ở New Orleans. Các quan chức ở đó nói rằng ngay cả khi bạn đã tiêm chủng, vẫn nên đeo khẩu trang khi ở trong nhà", ông Fauci nói./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dự đoán mới của "thần đồng tiên tri" Ấn Độ về COVID-19

    "Thần đồng tiên tri Ấn Độ" Abhigya Anand cho đến nay đã 5 lần dự đoán thành công đại dịch Covid-19 và các thảm họa thiên nhiên toàn cầu.

    Thần đồng tiên tri Ấn Độ đoán sự kiện chấn động nhất; Biên giới Campuchia báo động vì số ca nhiễm COVID-19 cao - Ảnh 1.

    "Thần đồng Ấn Độ" Abhigya Anand dự đoán rằng cao điểm dịch bệnh nghiêm trọng sẽ đạt đến vào tháng 4 năm sau, và thế giới sẽ đầy rẫy những thay đổi mạnh mẽ. (Ảnh: YouTube nhân vật)

    4 MỐC THỜI GIAN QUAN TRỌNG

    Vào giữa tháng 7/2021: lúc này thế giới sẽ phải đối mặt với thay đổi mạnh mẽ, phát sinh rất nhiều sự kiện, tuy nhiên đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Ngoài ra, sau khi sao Mộc bắt đầu di chuyển ngược vào ngày 21/7, tình huống xấu sẽ thể hiện càng rõ rệt.

    Từ tháng 6 đến tháng 11/2021: bất luận là quốc gia nào cũng đều sẽ phải đối mặt với làn sóng bệnh dịch lần thứ 3, nhưng quy mô của đợt dịch này sẽ nhỏ hơn làn sóng dịch lần thứ 2 đã diễn ra trước đó, vì đợt [dịch Covid-19 ] chấn động lớn nhất sẽ diễn ra vào khoảng tháng 4/2022 khi sao Mộc và sao Thổ gặp nhau, vì vậy có lẽ nó chỉ có thể được coi là làn sóng dịch thứ 2,5.

    Ngày 21/12/2021 (thời điểm sao Hỏa và sao Thổ gặp nhau): Sau khi bước vào mùa đông, tình hình dịch bệnh sẽ tồi tệ hơn. Nhưng tình hình kinh tế sẽ bắt đầu hồi phục và sẽ không phải đối mặt với một cú sốc khác cho đến khoảng tháng 4/2022 mới phải đối diện với những khó khăn mới.

    Tháng 4/2022 (thời điểm sao Mộc và sao Thổ gặp nhau): những biến động lớn chính thức bắt đầu, cả thế giới sẽ phải đối mặt với những sự kiện và thay đổi khác nhau, nền kinh tế cũng sẽ bị ảnh hưởng, và giai đoạn biến động này sẽ ảnh hưởng đến tình hình toàn cầu trong tương lai./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Biên giới Campuchia "nóng" vì biến thể Delta

    Theo Khmer Times, trong ngày 24/7, Campuchia đã phát hiện tổng cộng 423 trường hợp người nhập cảnh nhiễm COVID-19, chủ yếu nhập cảnh thông qua tỉnh O’Smach.

    O’Smach là Trạm Kiểm soát Biên giới Quốc tế duy nhất của Campuchia cho phép người lao động di cư Campuchia trở về qua cửa khẩu vì không có khả năng có người vượt biên trái phép do địa hình quá hiểm trở.

    Hôm 24/7, 161 lao động nhập cư vào Campuchia qua cửa khẩu O’Smach đã được xét nghiệm dương tính và trong số này, chưa rõ số lượng bệnh nhân nhiễm biến thể Delta.

    Oddar Meanchey, cũng như nhiều tỉnh biên giới khác, đang chật vật với số lượng lớn người quay trở lại hàng ngày. Hầu như tất cả các trung tâm kiểm dịch ở đây đều chật cứng và nhiều người buộc phải được gửi đi Siem Reap.

    Những bệnh nhân COVID-19 nguy kịch từ Oddar Meanchey cũng đang được gửi đến Siem Reap để điều trị và thường tử vong "trước cửa bệnh viện" do bệnh nặng, có bệnh lý nền và tuổi cao sức yếu.

    Biên giới Campuchia báo động vì số ca nhiễm COVID-19 cao, bệnh nhân nguy kịch chết trên đường cấp cứu - Ảnh 1.

    Biến thể Delta không chỉ dễ lây lan hơn nhiều so với các biến thể khác mà còn có vẻ gây tử vong cao hơn đối với mọi người ở mọi lứa tuổi và đây là biến thể chiếm đa số các ca nhiễm ở nước láng giềng Thái Lan, nơi hầu hết những người nhập cư Campuchia quay trở về.

    Theo Đại học Harvard, độc lực cao hơn của Delta có nghĩa là những người không được tiêm vaccine bị nhiễm bệnh sẽ bị bệnh nặng hơn và gánh nặng cho hệ thống y tế  sẽ lớn hơn. Ví dụ, bằng chứng cho thấy rằng một người chưa được tiêm vaccine bị nhiễm Delta có nguy cơ phải điều trị tại bệnh viện cao gấp 2 lần so với một người bị nhiễm các biến thể trước đó.

    Hiện chưa có thông tin chi tiết đầy đủ về số người Campuchia trở về từ Thái Lan có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Số trường hợp nhiễm biến thể Delta trong số này cũng vẫn còn là ẩn số.

    Bài viết được lược dịch từ:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hơn 200 triệu chứng kéo dài trong và sau khi mắc COVID-19

    Một nghiên cứu mới đã xác định 203 triệu chứng liên quan đến bệnh COVID-19 diễn ra trên 10 hệ thống cơ quan khác nhau trong cơ thể người.

    Kết quả nghiên cứu trên làm nổi bật mức độ lan rộng và đa dạng về triệu chứng của bệnh COVID-19, cũng như cách căn bệnh có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống hàng ngày.

    Với tổng số 3.762 người được hỏi tại 56 quốc gia, nghiên cứu mang tính quốc tế này cung cấp cái nhìn toàn diện và trên quy mô lớn nhất về việc người mắc bệnh có triệu chứng kéo dài tiếp tục gặp vấn đề như thế nào ngoài thời gian nhiễm COVID-19 thông thường.

    Campuchia báo tin nóng về COVID-19; Biến thể Delta lây lan mạnh gấp 1.000 lần bản gốc - Ảnh 1.

    Các triệu chứng được ghi nhận phổ biến nhất gồm mệt mỏi, khó chịu sau khi gắng sức (các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn sau nỗ lực thể chất hoặc tinh thần) và rối loạn chức năng nhận thức hoặc chứng "sương mù não". Các triệu chứng khác bao gồm một loạt các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần như ảo giác thị giác, run, rối loạn chức năng tình dục, mất trí nhớ và tiêu chảy.

    Các nhà nghiên cứu muốn thực hiện những kiểm tra về triệu chứng thần kinh và tâm thần, cũng như các bệnh tim mạch và hô hấp để tìm hiểu thêm về những người đang phải tiếp tục vật lộn với các triệu chứng của COVID-19.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Biến thể Delta lây lan mạnh gấp 1.000 lần bản gốc SARS-CoV-2

    Delta là biến thể có sức lây nhiễm mạnh nhất trong các phiên bản của virus SARS-CoV-2. Phiên bản gốc của virus này - được phát hiện đầu tiên ở Vũ Hán (Trung Quốc) đã bị chủng D614G có sức lây lan mạnh hơn vượt qua vào tháng 3/2020 và virus đó chịu trách nhiệm cho làn sóng Covid-19 thứ hai ở bang Victoria (Australia).

    Sang đến tháng 9/2020, biến thể Alpha xuất hiện ở Anh Quốc, biến thể này lại vượt mặt D614G về độ truyền nhiễm. Alpha dường như ngự trị thế giới vào đầu năm 2021 nhưng rồi lại xuất hiện thêm "quái vật" Delta - biến thể này đã càn quét cả thế giới. Biến thể này có những đột biến khiến nó vượt xa cả Alpha về độ lây nhiễm và có thể tránh né khả năng miễn dịch do các vaccine tạo ra.

    Nguy hiểm: Biến thể Delta lây lan mạnh gấp 1.000 lần bản gốc; Nhật thử nghiệm thuốc chữa Covid-19 có thể diệt virus trong 5 ngày - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế Australia tại một điểm xét nghiệm Covid-19. Ảnh: AFP.

    Một nghiên cứu chỉ ra rằng lượng virus văng ra từ người nhiễm Delta là cao gấp hơn 1.000 lần so với chủng virus gốc phát hiện ở Vũ Hán năm 2020. Một nghiên cứu khác lại cho thấy, Delta tăng gấp đôi nguy cơ nhập viện, điều trị cấp cứu, và tử vong.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ não đằng sau vắc-xin COVID-19 của Moderna

    Với Moderna , thành công của vắc-xin COVID-19 là kết quả của hàng loạt khám phá thầm lặng của các nhà khoa học vô danh từ ít nhất 15 năm trước. Đứng đầu là ông Barney Graham, 67 tuổi, người dành phần lớn thời gian nghiên cứu để tìm hiểu vì sao 2 trẻ sơ sinh chết trong thảm hoạ thử nghiệm vắc-xin năm 1966. 

    Graham, một tiến sĩ về miễn dịch học, hiện là phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu vắc-xin thuộc Viện Y tế quốc gia Mỹ, đi đầu trong nỗ lực xoá sổ Zika, khi bệnh lây lan qua muỗi đốt này bắt đầu xuất hiện ở Mỹ năm 2016. Hàng ngàn trẻ sơ sinh ra đời với bộ não bị teo nghiêm trọng, một kiểu dị tật được gọi là hội chứng đầu nhỏ. Vắc-xin Zika đạt tốc độ kỷ lục từ giai đoạn nghiên cứu ban đầu đến thử nghiệm lâm sàng vì chỉ mất 7 tháng. Nhưng dịch bệnh lắng xuống nhanh chóng khiến ông Graham không thể hoàn thành thử nghiệm quy mô nhỏ, vì vậy thế giới chưa có vắc-xin Zika.

    Khi Graham nhận được tin virus mới xuất hiện ở Trung Quốc có thể là virus corona, ông đã liên lạc với Stephane Bancel, CEO của Moderna vào ngày 6/1/2020. "Nếu đó đúng là virus corona giống SARS, chúng ta biết phải làm gì rồi. 

    Đây có thể là cuộc tập dượt để xem chúng ta có thể tạo ra vắc-xin nhanh như thế nào", Graham viết trong email. Có 2 loại virus corona xuất hiện từ năm 2003, nhưng cả SARS hay MERS đều không lây lan khủng khiếp đến mức tạo thành đại dịch.

    Nửa đêm 10/1/2020, Graham nhận được tin các nhà khoa học Trung Quốc đã công bố trình tự gien của cái họ gọi là "virus viêm phổi chợ hải sản Vũ Hán". Sáng hôm sau, Graham vào một trang web mà các nhà khoa học khắp thế giới sử dụng để chia sẻ thông tin. Hàng trăm dãy chữ cái a, c, g và t hiện ra, cho thấy trình tự gien độc nhất của virus corona mới.

    Graham liên hệ với một nhóm cộng sự, trong đó có Jason McLelan, nhà khoa học công tác tại ĐH Texas, và Kizzmekia Corbett, công tác tại phòng thí nghiệm của Graham từ năm 2014. Họ cùng nghiên cứu cách tốt nhất để đánh bại virus corona bằng vắc-xin. Họ đã cộng tác với Moderna nghiên cứu các loại vắc-xin phòng virus corona trên chuột trong mấy năm trước đó, nên chỉ mất vài giờ để điều chỉnh thành loại mới.

    Hai ngày sau, Graham gọi điện cho các nhà khoa học của Moderna để lên kế hoạch. Moderna sẽ sản xuất vắc-xin bằng mã gien mà Graham cung cấp, rồi tiến hành thử nghiệm sau vài tuần. Trong tâm trí Graham, cuộc đua vắc-xin đã bắt đầu. 8 ngày sau khi nhóm của ông đưa ra công thức vắc-xin, COVID-19 chính thức tấn công Mỹ.

    Bài viết được tham khảo từ https://tienphong.vn. Đọc bài viết nguồn tại đây 

    Bộ não đằng sau vắc-xin Covid-19 của Modernatienphong.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia: Chính quyền Phnom Penh xác nhận tình hình dịch có thuyên giảm

    Ngày 25/7, tình hình dịch COVID-19 tại thủ đô Phnom Penh có dấu hiệu giảm bớt, với chỉ 2 trong tổng số 14 quận nội thành còn ghi nhận mức độ lây nhiễm cao.

    Đô trưởng Phnom Penh Khuong Sreng đánh giá: "Tình hình các ca lây nhiễm ở toàn bộ các quận nội thành đang giảm, dù mức độ còn tương đối cao hơn ở hai quận Meanchey và Por Sen Chey". Đây là 2 quận có nhiều nhà máy và số lượng công nhân đông đảo.

    Lý giải thêm về nguyên nhân số ca mắc mới giảm, ông Khuong Sreng cho rằng điều này bắt nguồn từ chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở thủ đô, kết thúc từ ngày 8/7 vừa qua, cũng như do ý thức của người dân tuân thủ triệt để các biện pháp phòng dịch. 

    Tuy nhiên, người đứng đầu chính quyền thành phố Phnom Penh vẫn tỏ ra thận trọng, yêu cầu duy trì những biện pháp phòng ngừa.

    Tính đến ngày 22/7, Campuchia đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho khoảng 6,4 triệu người, tương ứng mục tiêu miễn dịch cho 64% tổng số người trưởng thành. Ngày 24/7, Quốc vụ khanh Bộ Y tế Campuchia Ngov Kang khẳng định dù nhu cầu đang tăng cao nhưng nước này có đủ nguồn cung ứng oxy cho các bệnh nhân trên khắp cả nước nói chung chứ không chỉ riêng những người mắc COVID-19. Tuy nhiên, quan chức cấp cao Bộ Y tế Campuchia cũng lưu ý để phá vỡ chuỗi lây nhiễm và tránh tình trạng thiếu oxy, người dân cần chung tay cùng chính phủ ngăn chặn nguy cơ dịch bùng phát trong cộng đồng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tín hiệu lạc quan từ cuộc đua vắc-xin COVID-19

    Trong bối cảnh nhiều nước châu Á vật lộn trong làn sóng lây nhiễm COVID-19 nghiêm trọng, dòng chảy vắc-xin chậm chạp trên khắp thế giới cuối cùng đã được đẩy nhanh hơn, mở ra hy vọng tăng tốc tiêm chủng để đối phó hiệu quả hơn với biến chủng Delta.

    Ba triệu liều vắc-xin Moderna được Mỹ chuyển đến Việt Nam ngày 24/7. Trước đó, 1,4 triệu liều vắc-xin Moderna được đưa đến Indonesia chiều 22/7. "Dường như đang có một cuộc chạy đua giữa vắc-xin và các biến thể virus, tôi hy vọng chúng ta sẽ thắng trong cuộc đua đó, không chỉ ở Indonesia", AP dẫn lời bà Sowmya Kadandale, trưởng bộ phận y tế của UNICEF ở Indonesia và là đơn vị chịu trách nhiệm phân phối vắc-xin thông qua COVAX.

    Mỹ gần đây đã viện trợ hàng chục triệu liều vắc-xin cho châu Á như một phần trong cam kết của Tổng thống Joe Biden về việc cung cấp 80 triệu liều cho các nước. Mỹ sẽ viện trợ thêm 200 triệu liều cho các nước trên thế giới vào cuối năm nay và 500 triệu liều trong năm sau.

    Ấn Ðộ sắp trở lại

    Dù các lô vắc-xin viện trợ cho Đông Nam Á gần đây chủ yếu từ Mỹ, các đồng minh của Mỹ gồm Nhật Bản, Úc, Pháp cũng tăng cường cung cấp và cam kết dành vắc-xin cho Đông Nam Á thông qua COVAX.

    Gavi, đối tác của COVAX, cho biết nguyên nhân của tình trạng thiếu vắc-xin thời gian qua là do Viện Huyết thanh Ấn Độ, nhà cấp chính của COVAX, dừng xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Theo Gavi, nguồn cung đang bắt đầu tăng mạnh và đang trên đà đạt được mục tiêu cung cấp 1,5 tỷ liều từ nay đến cuối năm, đủ bao phủ 23% nhu cầu của các nước thu nhập thấp và trung bình, và hơn 5 tỷ liều trước cuối năm 2022.

    Bài viết được tham khảo từ https://tienphong.vn. Bấm link để đọc bài biết nguồn tại đây 

    Tín hiệu lạc quan từ cuộc đua vắc-xin Covid-19tienphong.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ dùng phương pháp xét nghiệm Covid-19 mới

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ khuyến khích các phòng thí nghiệm cân nhắc phương pháp xét nghiệm cùng lúc nhiều đột biến nhằm "tiết kiệm thời gian và tài nguyên".

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) vừa công bố sẽ rút giấy phép sử dụng khẩn cấp đối với phương pháp xét nghiệm Covid-19 Real-Time PCR (xét nghiệm PCR) sau ngày 31-12-2021. "CDC thông báo sớm để các phòng xét nghiệm có đủ thời gian lựa chọn và thay thế PCR bằng một trong nhiều phương pháp xét nghiệm đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê chuẩn" - CDC thông tin hôm 21-7.

    CDC hối thúc các phòng xét nghiệm tích trữ kit test có thể phát hiện và phân biệt virus SARS-CoV-2 gây dịch Covid-19 với các virus gây bệnh cúm trong bối cảnh mùa cúm đang đến gần. CDC khuyến khích các phòng thí nghiệm cân nhắc phương pháp xét nghiệm cùng lúc nhiều đột biến (multiplex) nhằm "tiết kiệm thời gian và tài nguyên".

    Trong báo cáo được công bố hôm 15-7, các bác sĩ đến từ Học viện Khoa học Y khoa Anh (AMS) cảnh báo sự bùng phát của các virus gây bệnh hô hấp, như cúm và RSV - một loại virus phổ biến có thể đe dọa tính mạng của trẻ nhỏ và người lớn tuổi, nhiều khả năng gia tăng sức ép lên Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS). Họ nhấn mạnh phương pháp xét nghiệm cùng lúc nhiều đột biến khi đó sẽ đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là bởi bệnh cúm và Covid-19 có nhiều triệu chứng giống nhau.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Công ty Nhật Bản thử nghiệm thuốc điều trị COVID-19

    Tờ Wall Street Journal đưa tin Shionogi – công ty tham gia phát triển loại thuốc giảm cholesterol Crestor – thông báo đã điều chế ra thuốc diệt virus SARS-CoV-2. Với liều lượng uống chỉ 1 lần mỗi ngày, loại thuốc này sẽ vô cùng tiện lợi trong quá trình điều trị. Shionogi cho biết đang thử nghiệm thuốc cùng các phản ứng phụ của thuốc trên các tình nguyện viên. Cuộc thử nghiệm vừa diễn ra trong tháng 7 và nhiều khả năng sẽ kéo dài sang năm 2022.

    “Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một hợp chất uống qua đường miệng an toàn, giống như Tamiflu và Xofluza”, ông Isao Teshirogi - Giám đốc điều hành Shionogi – nói. Ông cho biết viên điều trị COVID-19 của hãng được thiết kế để vô hiệu hóa virus trong 5 ngày kể từ khi uống.

    Trong một tuyên bố mới đây, các nhà khoa học Israel thông báo đã tìm ra được 3 loại thuốc có sẵn trên thị trường có triển vọng tốt trong điều trị bệnh nhân COVID-19. Các thử nghiệm cấp độ phòng thí nghiệm cho thấy khả năng trị bệnh cao của ba loại thuốc này.

    Ba loại thuốc được các nhà khoa học Israel sử dụng trong thử nghiệm phòng thí nghiệm là darapladib - chuyên điều trị chứng xơ vữa động mạch, thuốc điều trị ung thư Flumatinib và một loại thuốc điều trị HIV.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Indonesia tiếp tục kéo dài các biện pháp hạn chế thêm 1 tuần

    Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết hôm Chủ nhật (25/7) rằng các biện pháp hạn chế hiện tại đang được áp dụng để ngăn chặn COVID-19 sẽ được gia hạn đến ngày 2/8, với một số điều chỉnh liên quan.

    Những ngày gần đây, Indonesia đang trở thành tâm dịch COVID-19 ở châu Á và nhiều chuyên gia cảnh báo rằng tình hình này đang tạo ra những điều kiện cho sự xuất hiện của một biến thể virus SARS-COV-2 còn nguy hiểm hơn Delta. 

    Trong bối cảnh đó, Indonesia quyết định gia hạn các biện pháp hạn chế cấp độ 4 đối với các hoạt động cộng đồng (PPKM) từ ngày 26/7-2/8/2021 với một số điều chỉnh quy định liên quan đến các hoạt động cộng đồng và đi lại để đảm bảo phòng dịch và duy trì hoạt động kinh tế, động lực xã hội của cộng đồng.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://baotintuc.vn/the-gioi/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lời khuyên lạ của giới chuyên gia dành cho Hồng Kông

    Các chuyên gia y tế tin rằng việc đạt miễn dịch cộng đồng với COVID-19 không còn là mục tiêu thực tế đối với đặc khu Hồng Kông (Trung Quốc).

    Theo các chuyên gia, trong bối cảnh xuất hiện các biến thể của SARS-CoV-2, Hồng Kông cần tiêm cho ít nhất 80% dân - tương đương 6 triệu người để giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong cộng đồng. Tuy nhiên đây sẽ là một nhiệm vụ khó khăn.

    Những diễn biến phức tạp của đại dịch đã khiến nhiều nhà khoa học nhận ra rằng mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng có thể không thực tế.

    Trợ lý giáo sư Kwok Kin-on của trường Y tế Cộng đồng thuộc Đại học Trung Quốc cho biết mục tiêu ban đầu của tỷ lệ tiêm chủng 70% được dựa trên giả định rằng 1 người nhiễm bệnh có thể lây cho 3 người khác - theo tỷ lệ lây nhiễm của chủng virus ban đầu - và cả 2 loại vaccine sẵn có sẽ duy trì tỷ lệ hiệu quả từ 60 đến 95%.

    Nhưng sự xuất hiện của các biến thể đã thay đổi tất cả. Các nhà khoa học ước tính rằng 1 người bị nhiễm biến thể Delta có thể lây nó cho ít nhất 5 người khác.

    Trợ lý giáo sư Kwok Kin-on của trường Y tế Cộng đồng thuộc Đại học Trung Quốc cho biết mục tiêu ban đầu của tỷ lệ tiêm chủng 70% được dựa trên giả định rằng 1 người nhiễm bệnh có thể lây cho 3 người khác - theo tỷ lệ lây nhiễm của chủng virus ban đầu - và cả 2 loại vaccine sẵn có sẽ duy trì tỷ lệ hiệu quả từ 60 đến 95%.

    Nhưng sự xuất hiện của các biến thể đã thay đổi tất cả. Các nhà khoa học ước tính rằng 1 người bị nhiễm biến thể Delta có thể lây nó cho ít nhất 5 người khác.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới vượt mốc 194,6 triệu người

    Theo số liệu của trang thống kê worldmeters.info, tính đến 23h59' ngày 25/7 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới đã vượt mốc 194,6 triệu người, trong đó bao gồm hơn 4,17 triệu người tử vong và hơn 176,61 triệu người đã bình phục.

    Ngày 26/7: Lời khuyên lạ của giới chuyên gia dành cho Hồng Kông; Indonesia tiếp tục gia hạn các biện pháp hạn chế - Ảnh 1.

    Theo số liệu của trang thống kê worldometers

    Biến thế Delta được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ hiện đang lây lan nhanh tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Đông Nam Á - và đang là biến thể gây lo lắng tại châu Âu.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại