*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Số bệnh nhân Covid-19 nặng đang điều trị là 6.304 ca. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 222 trường hợp.
(nguồn đồ họa: TTXVN/Vietnam+)
Theo Sở Y tế tỉnh Bắc Giang, đến thời điểm hiện tại có 193 ca mắc liên quan đến chùm ca bệnh tại trường Tiểu học Ngô Sĩ Liên, TP Bắc Giang. Ca khởi điểm là một nam giáo viên tiếng Anh quốc tịch Ireland.
Người này chưa tiêm vắc xin Covid-19. Vào ngày 25/12, nam giáo viên đi TP Bắc Ninh chơi và một vài nơi ở tỉnh này, nhưng không báo cáo với Trung tâm Anh ngữ. Sau khi phát hiện 1 học sinh nhiễm Covid-19 thì ngày 30/12, giáo viên này có kết quả dương tính.
Hiện Bắc Giang đã yêu cầu tạm thời dừng việc dạy học Tiếng Anh với giáo viên người nước ngoài cho trẻ em.
Theo Thanh niên online, có ít nhất 6 cán bộ thuộc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bình Phước đã được các lực lượng thuộc Bộ Công an mời làm việc. Cụ thể, ngoài bác sĩ Nguyễn Văn Sáu (Giám đốc CDC Bình Phước) còn có thêm 5 người khác cùng cơ quan này cũng được mời làm việc, gồm kế toán trưởng, 3 cán bộ khoa dược và 1 cán bộ khoa xét nghiệm.
Công an tỉnh Bình Phước chia sẻ với báo Tuổi trẻ, vụ việc CDC Bình Phước mua kit test của Công ty Việt Á do Cục Cảnh sát kinh tế (C03, Bộ Công an) thụ lý. Công an tỉnh Bình Phước chỉ phối hợp thực hiện trong thời gian cảnh sát làm việc ở tỉnh.
Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM Nguyễn Hồng Tâm chiều nay cho biết tại họp báo, TP.HCM ghi nhận thêm 1 ca mắc chủng Omicron là người nhập cảnh.
Trường hợp này là người Đài Loan, tiếp viên của hãng hàng không nước ngoài. Khi nhập cảnh vào TP đã được cách ly ngay, ngày 29/12/2021 có kết quả dương tính. Ngày 31/2 được chuyển đến Bệnh viện dã chiến số 12.
Đến ngày 3/1, kết quả giải trình tự gene cho thấy người này nhiễm biến chủng Omicron.
Trước đó, TP.HCM phát hiện 5 người nhập cảnh dương tính với biến chủng Omicron.
Ngày 4/1, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong ngày, thành phố phát hiện thêm 2.578 ca mắc, trong đó 723 ca trong cộng đồng, 1.853 ca ở khu cách ly và 2 ca ở tại khu phong tỏa.
Đây là ngày thứ 3 liên tiếp, Hà Nội ghi nhận hơn 2.000 ca mắc Covid-19 trong vòng 24h và cũng là ngày có số ca mắc cao nhất kể từ đầu dịch ở Hà Nội.
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021): 57.409 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 18.667 ca, số mắc là người đã được cách ly 38.742 ca.
Ảnh: Người lao động
Theo bản tin của Bộ Y tế, hôm nay, Sở Y tế Trà Vinh đăng ký bổ sung 6.867 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin tại Trà Vinh.
Từ 17h30 ngày 03/01 đến 17h30 ngày 04/01 ghi nhận 224 ca tử vong tại:
Tại TPHCM (26) trong đó có 5 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Tiền Giang (2), Cà Mau (2), Long An (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (26 ca trong 02 ngày), An Giang (18), Đồng Tháp (15), Vĩnh Long (15), Cần Thơ (11), Hà Nội (10), Sóc Trăng (10), Tây Ninh (10), Tiền Giang (10), Bến Tre (9), Kiên Giang (9), Bạc Liêu (8 ), Bình Dương (7), Long An (7), Huế (6), Hậu Giang (5), Cà Mau (5), Bình Thuận (4), Bà Rịa - Vũng Tàu (4), Hải Dương (2), Khánh Hòa (2), Lâm Đồng (2), Gia Lai (2), Trà Vinh (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 223 ca.
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 33.245 ca, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.
Tính từ 16h ngày 03/01 đến 16h ngày 04/01, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 14.861 ca nhiễm mới, trong đó 32 ca nhập cảnh và 14.829 ca ghi nhận trong nước (giảm 1.087 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 10.864 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.499), Tây Ninh (916), Khánh Hòa (797), TP. Hồ Chí Minh (664), Bình Định (608), Hải Phòng (602), Bình Phước (593), Cà Mau (450), Vĩnh Long (431), Bến Tre (420), Đắk Lắk (367), Bắc Ninh (342), Thanh Hóa (286), Thừa Thiên Huế (285), Hưng Yên (276), Đà Nẵng (253), An Giang (232), Quảng Ninh (227), Bạc Liêu (225), Thái Nguyên (220), Hải Dương (203), Lâm Đồng (202), Bắc Giang (202), Cần Thơ (196), Trà Vinh (196), Quảng Nam (194), Hà Giang (179), Gia Lai (171), Phú Yên (166), Quảng Ngãi (157), Đắk Nông (152), Đồng Tháp (138), Vĩnh Phúc (137), Ninh Bình (134), Nam Định (134), Bình Thuận (119), Hòa Bình (107), Sóc Trăng (103), Kiên Giang (97), Nghệ An (94), Tiền Giang (85), Hà Nam (79), Thái Bình (78), Phú Thọ (75), Sơn La (68), Cao Bằng (66), Bình Dương (65), Lào Cai (65), Kon Tum (63), Điện Biên (62), Đồng Nai (51), Bà Rịa - Vũng Tàu (42), Long An (41), Quảng Bình (40), Yên Bái (36), Hậu Giang (35), Ninh Thuận (33), Tuyên Quang (30), Hà Tĩnh (23), Lai Châu (18).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.687 ca/ngày.
Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 24 ca mắc Covid-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (14), TP. Hồ Chí Minh (5), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2).
Chiều nay, ông Quách Ái Đức, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Phước trả lời Người lao động, Bộ Công an vẫn đang tiếp tục làm việc với ông Nguyễn Văn Sáu, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Bình Phước, liên quan đến việc ông này thực hiện các hợp đồng mua kít test Covid-19 của Công ty Việt Á.
Khi PV Người lao động hỏi "quà" là gì, ông Đức đáp: "Tôi chưa kịp mở phần quà đó ra thì đã bị Công an niêm phong rồi.
... Do ông Nguyễn Văn Sáu đang làm việc với Bộ Công an nên đã khóa máy không thể liên lạc được để nắm thông tin".
> Mời xem thêm tại đây:
Ảnh: Người lao động
Chính phủ đã có báo cáo Quốc hội về tình hình phòng, chống dịch bệnh Covid-19, trong đó có nội dung liên quan vụ Việt Á thổi giá kit test.
Chính phủ đánh là đây "vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng" đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an tiến hành điều tra và khởi tố các cá nhân vi phạm. Công ty Việt Á đã lợi dụng tình trạng dịch bệnh để trục lợi, đồng thời một số cá nhân đã vi phạm các quy định trong tổ chức thực hiện mua sắm, đấu thầu và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Vụ án đã được Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đưa vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi. Thủ tướng Chính phủ đã có các văn bản chỉ đạo khẩn trương tiến hành điều tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật, lợi dụng dịch bệnh để trục lợi bất chính.
Hiện nay, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ đang khẩn trương rà soát toàn bộ quá trình nghiên cứu, nghiệm thu, chuyển giao, cấp phép, quản lý giả... để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra và điều tra của các cơ quan chức năng, làm rõ các sai phạm và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty Việt Á
TP Hải Phòng đã ghi nhận ca dương tính SARS-CoV-2 mang biến chủng Omicron. Đây là 1 cầu thủ nước ngoài thuộc CLB bóng đá Hải Phòng từ Mỹ nhập cảnh vào Việt Nam.
Cụ thể, cầu thủ R.A.G (SN 1988, quốc tịch Mỹ), nhập cảnh từ Mỹ vào Việt Nam ngày 24/12/2021 qua Sân bay Nội Bài, được đưa về cách ly tại một khách sạn ở huyện Thủy Nguyên. Ngày 31/12/2021, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thông báo người này mắc biến chủng Omicron.
Theo CLB bóng đá Hải Phòng, cầu thủ này đã tiêm 3 mũi vắc xin Covid-19 trước khi nhập cảnh vào Việt Nam.
*Theo Sở Y tế Hải Phòng, tính từ 18h ngày 2/1 đến 18h ngày 3/1, TP Hải Phòng ghi nhận 578 ca mắc mới. Trong đó có 281 ca diện F1, 285 ca là người dân tự đi làm xét nghiệm, còn lại là trường hợp sàng lọc ở các khu công nghiệp tại An Dương.
Tổng số ca mắc trên toàn thành phố hiện là 11.518 ca.
Á hậu Kim Duyên chia sẻ với Vietnamnet, cô đã nhiễm Covid-19 và hiện đang được điều trị ngay sau khi trở về Việt Nam sau cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2021 và đi lưu diễn của Dubai.
Kim Duyên có các biểu hiện sốt và đau họng từ lúc về Việt Nam ngày 3/1/2022, được theo dõi và vừa test nhanh dương tính với SARS-CoV-2.
Trước đó, khi trước khi bay ở Dubai và transit ở Hà Nội cô đều có kết quả âm tính. Hiện tại, mọi người trong đoàn đi cùng Kim Duyên vẫn đang theo dõi sức khoẻ tại nhà 3 ngày theo yêu cầu.
"Duyên đã được uống thuốc điều trị và nghỉ ngơi nên sức khoẻ đã ổn định hơn rồi", cô chia sẻ trên trang cá nhân.
Á hậu Kim Duyên. Ảnh: Tiền phong
Ảnh: Vietnamnet
Tính đến hiện tại, nước ta ghi nhận 24 trường hợp nhiễm biến chủng Omicron, đều là người nhập cảnh được cách ly ngay. Trong đó, Hà Nội: 1 (ca phát hiện đầu tiên), Quảng Nam: 14, TP.HCM: 5, Thanh Hóa: 2, Hải Dương, Hải Phòng mỗi nơi 1 ca.
Theo thuật lại của VnExpress, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn nói, 24 ca đã ghi nhận là quá ít để có thể đưa ra đánh giá cụ thể về biến chủng mới. Thế giới đã ghi nhận số ca nhiều, song các đánh giá vẫn còn ít ỏi.
"Còn quá ít dữ liệu để so sánh với biến chủng Delta, tuy nhiên các ca Omicron đang cách ly và điều trị tại Việt Nam phần lớn không có triệu chứng, có thể chủng này ít gây tổn thương phổi, chủ yếu tác động đến đường hô hấp trên"
ThS-BS Hoàng Đình Hữu Hạnh (Khoa Thăm dò chức năng hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) chia sẻ trên tờ Người lao động, mỗi ngày, khoa tiếp nhận trung bình khoảng 100 bệnh nhân khỏi Covid-19 đến thăm khám hậu Covid-19, trong đó có 50% bệnh nhân bị mất ngủ. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi, rụng tóc nhiều.
Nếu được chữa trị kịp thời, người bệnh phối hợp tốt với bác sĩ thì có thể chữa khỏi triệu chứng mất ngủ trong vòng từ 3-6 tháng.
Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM đã ký công văn khẩn về việc cho phép một số loại hình kinh doanh dịch vụ mở cửa trở lại. Theo đó, các cơ sở kinh doanh vũ trường, quán bar, karaoke, câu lạc bộ khiêu vũ, massage được phép mở lại từ ngày 10/1.
Các dịch vụ được mở cửa phải đảm bảo tuân thủ Bộ Tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch Covid-19 đối với từng lĩnh vực. Các địa phương thẩm định, cho phép hoạt động và kịp thời điều chỉnh hoạt động theo cấp độ dịch của từng địa phương.
Ảnh: Báo Giao thông
Theo báo cáo của Bộ Y tế, số ca cộng đồng và tử vong cao trong thời gian qua. Có một số nguyên nhân như: Các hoạt động xã hội trở lại bình thường khi thực hiện Nghị quyết 128; mầm bệnh đã lưu hành trong cộng đồng; biến thể Delta lây nhanh, đã có ca nhiễm biến thể Omicron và có khả năng lây lan rộng; có tâm lý chủ quan của người dân.
Ngoài ra, những người tiêm vắc xin giai đoạn đầu miễn dịch sau tiêm sẽ giảm dần theo thời gian, còn những người mới tiêm cần có thời gian để sinh miễn dịch. F0 tử vong tập trung chủ yếu ở người cao tuổi, có bệnh nền, chưa tiêm đủ liều. Việc mở cửa chuyến bay thương mại, người Việt từ nước ngoài về đón Tết, có nguy cơ xâm nhập biến thể Omicron trong cộng đồng.
Khu vực lấy mẫu test nhanh cho toàn bộ người nhập cảnh tại Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất, TP.HCM. Ảnh: HCDC
Tại buổi họp báo thông báo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2021 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2022, diễn ra sáng nay, ông Huỳnh Thuận, Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam cho biết, ngành y tế không mua kit test xét nghiệm Covid-19 của Công ty Việt Á. Trước năm 2021, có mượn máy xét nghiệm của công ty này để sử dụng và đến đầu năm 2021 đã trả lại. Thông tin được thuật lại trên Thanh niên online.
Còn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân nêu: "Trong quá trình sử dụng máy xét nghiệm của Công ty Việt Á, kit test được nhà tài trợ hỗ trợ. Tỉnh đưa ra đấu thầu kit test công khai, đơn vị nào trúng thầu sẽ được thông báo".
Theo Tuổi trẻ, tại bài phát biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV vào sáng 4/1, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất với Chính phủ gửi báo cáo bổ sung về tình hình phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay, nhất là việc ứng phó với biến chủng mới Omicron; những vấn đề liên quan đến công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý các sai phạm, tiêu cực trong công tác phòng, chống dịch nói chung và tại Công ty Việt Á; Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội, tính đến 18h ngày 3/1, TP ghi nhận 55.346 ca mắc, trong đó 18.852 ca được phát hiện tại cộng đồng. Hiện 32.253 F0 đang được điều trị.
Theo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Hà Nội có 363 F0 diễn biến nặng, nguy kịch (khoảng 1,1% tổng số F0); 1.658 bệnh nhân Covid-19 ở mức độ trung bình; số còn lại diễn biến nhẹ, không triệu chứng.
Theo tờ Pháp luật TP.HCM, thanh tra Chính phủ vừa có báo cáo gửi Thủ tướng, Chính phủ về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng năm 2021.
Trong đó, đáng chú ý, liên quan đến việc thực hiện các nghị quyết của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ cho hay đối với nhiệm vụ "Có kế hoạch thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm phục vụ phòng, chống dịch vừa qua để chống lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm", cơ quan này đã tham mưu Thủ tướng phê duyệt định hướng chương trình thanh tra năm 2022.
Trong đó, giao Thanh tra Chính phủ thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 tại Bộ Y tế và UBND TP Hà Nội, TP.HCM.
Tổng Thanh tra Chính phủ đã xây dựng, phê duyệt ba cuộc thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 tại Bộ Y tế và UBND TP Hà Nội, UBND TP.HCM.
Đồng thời, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thanh tra việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ, việc mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Theo báo cáo, Thanh tra Chính phủ sẽ triển khai các cuộc thanh tra nói trên ngay trong Quý I-2022.
Tỉnh Hà Tĩnh vừa ghi nhận thêm 29 ca mắc Covid-19, trong đó có 8 ca cộng đồng.
Sau khi ghi nhận ca mới, ngành y tế đã xét nghiệm 332 mẫu bằng kỹ thuật RT-PCR, trong đó có 29 mẫu cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Đồng thời test nhanh 2.636 người để sàng lọc nguy cơ dịch trong cộng đồng.
Ông Quách Ái Đức (Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Phước) sáng nay thông tin trên Thanh niên online, Bộ Công an đang làm việc với Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) Bình Phước liên quan đến thông tin ông Nguyễn Văn Sáu (Giám đốc CDC Bình Phước) nhận "quà" từ Công ty Việt Á .
Theo ông Đức, chiều hôm qua, Bộ Công an đã làm việc tại CDC Bình Phước và niêm phong các tài liệu, giấy tờ có liên quan. Sở Y tế tỉnh không thể thành lập hội đồng để xem xét việc ông Sáu nhận quà của Công ty Việt Á như dự kiến trước đó.
Theo Lao động, quà hay vật phẩm liên quan công an đã niêm phong và đang điều tra làm rõ.
Ông Nguyễn Văn Sáu. Ảnh ghép có sử dụng nguồn của Tuổi trẻ, Lao động (Tuệ Nhật)
Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.773.170 ca, trong đó có 1.394.340 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (504.859), Bình Dương (290.996), Đồng Nai (98.132), Tây Ninh (77.921), Hà Nội (51.731).
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.778.976 ca nhiễm. Tổng số ca tử vong tính đến nay là 33.021 trường hợp. 6.427 F0 nặng đang điều trị.
Người dân chờ lấy mẫu xét nghiệm ở TP.HCM. Ảnh: Vietnamnet
Theo ghi nhận của Tuổi trẻ, trong bối cảnh sống chung với dịch Covid-19, đã có trường hợp không ít người trẻ có suy nghĩ "trước sau gì cũng bị Covid-19"; người đã nhiễm thì được trấn an "sau khỏi bệnh sẽ bất tử với Covid-19".
PGS Trần Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam cho rằng, những câu nói, lời nhắn nhủ trên cũng có hiệu quả về mặt tâm lý, giúp trấn an, động viên, hỗ trợ tinh thần cho người bệnh Covid-19 trong thời gian cách ly, điều trị. Thế nhưng, nếu dùng câu này truyền thông rộng rãi cho cộng đồng thì lại rất nguy hiểm vì đã có rất nhiều người sau khi khỏi bệnh vẫn tái nhiễm. Đồng thời virus dễ xảy ra đột biến, xuất hiện các biến chủng mới khi lây nhiễm từ người này sang người khác.
"Virus thụ động, chúng không đủ thông minh mà đi tìm người để gây bệnh. Sự lây lan dịch bệnh là do sự chủ quan, lơ là của con người, nhất là bộ phận giới trẻ vì họ năng động, phải đi làm, học tập, gặp gỡ nhiều người...
Nguy cơ người trẻ nhiễm bệnh sau này ngày càng nhiều là điều khó tránh khỏi, nếu có suy nghĩ trên. Người dân cần tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng và chống lây nhiễm Covid-19", PGS Ngọc nói.
Còn TS Nguyễn Ngọc Minh (giảng viên bộ môn tai - mũi - họng, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) cho rằng, gánh nặng sau nhiễm không Covid-19 thể bỏ qua khi hiện có rất nhiều người gặp các di chứng hậu Covid-19 và khó trị. Vì vậy quan điểm, suy nghĩ trên của một số người là không nên, phải tự bảo vệ mình.
Tính đến 16h ngày 3/1, TP.HCM có tổng cộng 37 ca nhập cảnh nhiễm Covid-19 đang chờ giải mã gene virus để xác định biến thể (chưa kể 5 ca nhiễm biến thể Omicron đã âm tính trước đó). Thông tin được đưa trên tờ Thanh niên online.
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), từ ngày 1/1, TP.HCM đã test nhanh tất cả hành khách nhập cảnh vào sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất để phát hiện người nghi nhiễm Covid-19. Tất cả người dương tính với Covid-19 được đưa về cách ly tại Bệnh viện dã chiến số 12 để điều trị, giải mã gene.
Người nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất TP HCM. Ảnh minh họa: Người lao động
Từ ngày 3/1, bộ phim "Phố trong làng" dừng phát lúc 21h trên kênh VTV1. Rất nhiều khán giả bày tỏ sự bất ngờ. Bộ phim hiện nhận được rất nhiều sự quan tâm, theo dõi.
Trên fanpage của VTV thông tin, vì một số lý do, tuần này bộ phim "Phố trong làng" sẽ tạm hoãn phát sóng.
Trả lời trên Tuổi trẻ online, Đạo diễn Nguyễn Mai Hiền (thực hiện phim) nói: "Đoàn phim tạm ngưng quay vì diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại Hà Nội trong giai đoạn này, chứ không phải vì diễn viên chính bị thương không thể quay".
Hiện bộ phim đã phát sóng đến tập 38. Dự kiến phim tạm ngưng phát sóng trong 2 tuần. Đến ngày 13/1 sẽ tiếp tục trở lại với khán giả.
Một số hình ảnh trong phim "Phố trong làng"
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Bình Phước Nguyễn Văn Sáu chia sẻ với báo giới, vào đầu tháng 12/2021, đại diện Công ty Việt Á có lên gặp và gửi quà cho ông. Sau khi nhân viên của Công ty Việt Á về, đến tối ông kiểm tra thì đó là quà của công ty gửi cho. Việc này ông đã báo cáo với tổ chức.
Ông Sáu cho biết trên Tiền phong, đó chỉ là quà đơn thuần, nhưng sau khi Công ty Việt Á xảy ra nhiều lùm xùm, ông thấy nên trả lại. Tuy nhiên, ông Sáu chưa tiết lộ bên trong hộp quà biếu là gì.
Từ tháng 5/2021, Bình Phước 3 lần ký hợp đồng mua kit xét nghiệm và bộ tách chiết của Công ty Việt Á với tổng kinh phí hơn 41,5 tỷ đồng.
Trong ngày 3/1, tỉnh Hải Dương ghi nhận ca nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên. Đây là bệnh nhân nữ, sinh năm 1982, trú tại phường Kỳ Bá (TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình), lao động xuất khẩu tại Ucraina.
Trước khi về Việt Nam, người này có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 và đã tiêm 2 mũi vắc xin Covid-19. Trường hợp này từ Ucraina nhập cảnh qua Đức, về Việt Nam vào ngày 21/12/2021 tại sân bay Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, nhưng không nhớ tên chuyến bay.
> Xem thêm tại đây:
*Ở diễn biến khác, UBND TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương tối qua đã có quyết định điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Cụ thể, từ 0 giờ ngày 4/1/2022, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được phép hoạt động khi đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch, không phục vụ quá 50% công suất và không quá 20 người trong một phòng; phải đóng cửa trước 21 giờ hằng ngày; thực hiện nghiêm việc khai báo y tế hoặc quét mã QR-code.
Chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống có trách nhiệm tổ chức xét nghiệm nhanh hoặc kiểm tra kết quả xét nghiệm Realtime-PCR của khách hàng (có thời hạn trong 72 giờ); kết quả âm tính mới được vào ăn, uống.
(nguồn đồ họa: TTXVN/Vietnam+)