*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Cập nhật nhanh và chính xác nhất diễn biến dịch Covid-19 tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh thành trên cả nước ngày 29/12.
Cụ thể, theo báo cáo kết quả tổ chức học tập trực tiếp tại trường học từ 13.12 đến 26.12 của Sở GD-ĐT TP.HCM, trong 2 tuần qua cấp độ dịch của TP.HCM luôn ở mức 2.
Tính đến 26.12, có 60 ca nhiễm Covid-19 mới là giáo viên, nhân viên và học sinh đang dạy học trực tiếp và phát hiện tại trường. Tất cả những trường hợp này đã được xử lý theo quy định.
Theo Thanh Niên
Tối 29/12, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh Quảng Nam cho VTC News biết, ngành y tế địa phương vừa ghi nhận thêm 291 ca mắc COVID-19 mới, gồm 211 ca cộng đồng (Tam Kỳ 73 ca, Hội An 27 ca, Phú Ninh 25 ca, Duy Xuyên 24 ca, Đại Lộc 21 ca, Điện Bàn 18 ca, Thăng Bình 7 ca, Núi Thành 4 ca, Hiệp Đức 3 ca, Quế Sơn 3 ca, Tiên Phước 3 ca, Phước Sơn 1 ca, Bắc Trà My 1 ca, Nam Giang 1 ca) và 80 ca đã được giám sát, cách ly từ trước.
Đáng chú ý, trong số 291 ca trên có 39 trường hợp là tiểu thương tại chợ Tam Kỳ.
Ngày 29/12, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong ngày, thành phố phát hiện thêm 1.882 ca mắc Covid-19, trong đó, 661 ca cộng đồng, 1.034 ca tại khu cách ly và 187 ca ở khu phong tỏa.
So với ngày hôm qua, ngày hôm nay, số ca mắc ở Hà Nội có giảm nhưng vẫn ở mức rất cao với gần 1.900 ca. Số ca cộng đồng tại thành phố hôm nay cũng tăng cao hơn so với hôm qua, ở mức 661 ca.
Tính từ đầu dịch thì đây là ngày thứ 4, thành phố ghi nhận hơn 1.800 ca mắc Covid-19.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.766), Tây Ninh (938), Vĩnh Long (917), Khánh Hòa (793), TP. Hồ Chí Minh (702), Phú Yên (686), Đồng Tháp (595), Bạc Liêu (593), Bình Định (432), Thừa Thiên Huế (390), Lâm Đồng (347), Trà Vinh (337), Quảng Nam (291), Hải Phòng (271), Bắc Ninh (263), Hưng Yên (249), Tiền Giang (214), Đồng Nai (213), Đắk Lắk (213), Thanh Hóa (206), Sóc Trăng (200), Kiên Giang (185), Đà Nẵng (180), Hà Giang (174), An Giang (172), Bình Thuận (159), Quảng Ninh (158), Cần Thơ (137), Hậu Giang (132), Gia Lai (128), Ninh Bình (120), Đắk Nông (120), Bình Dương (119), Quảng Ngãi (119), Quảng Trị (106), Vĩnh Phúc (98), Bến Tre (92), Hà Nam (92), Nghệ An (88), Nam Định (85), Bắc Giang (81), Long An (59), Sơn La (58), Ninh Thuận (57), Bình Phước (55), Thái Nguyên (54), Bà Rịa - Vũng Tàu (52), Hòa Bình (52), Phú Thọ (51), Thái Bình (42), Kon Tum (40), Lào Cai (37), Tuyên Quang (37), Cà Mau (35), Quảng Bình (31), Yên Bái (21), Hà Tĩnh (12), Điện Biên (7), Cao Bằng (7), Lai Châu (5).
Từ 17h30 ngày 28/12 đến 17h30 ngày 29/12 ghi nhận 245 ca tử vong tại:
+ Tại TP. Hồ Chí Minh (40) trong đó có 3 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Đồng Nai (1), Long An (1), Bình Dương (1).
+ Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang (28), Đồng Nai (21), Đồng Tháp (15), Tiền Giang (15), Bình Dương (14), Vĩnh Long (14), Cà Mau (14), Cần Thơ (13), Hà Nội (11), Tây Ninh (11), Kiên Giang (11), Bà Rịa - Vũng Tàu (11), Khánh Hòa (5), Bạc Liêu (4), Trà Vinh (3), Bình Thuận (3), Long An (3), Đắk Lắk (2), Hậu Giang (2), Bắc Ninh (1), Quảng Nam (1), Bình Định (1), Phú Yên (1), Đà Nẵng (1).
Với tình trạng F0 tăng nhanh tại Hà Nội, trong đó nhiều bệnh nhân chuyển nặng, các bệnh viện tầng 3 chuẩn bị sẵn sàng về trang thiết bị cũng như nhân lực để đảm bảo việc điều trị F0.
BS.CKII Nguyễn Thu Hường - trưởng đơn nguyên phòng, chống dịch Covid-19, Bệnh viện Thanh Nhàn - cho biết bệnh viện đã chuẩn bị hệ thống oxy cho 250 giường ICU; các loại máy thở; xây dựng danh mục thuốc và dự trù số lượng thuốc phục vụ công tác điều trị.
Tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, bệnh viện cũng đang đảm bảo thiết bị điều trị cho 300 F0. Hiện tại về trang thiết bị, máy móc của bệnh viện vẫn đảm bảo, bệnh viện đã chuẩn bị 300 giường để chăm sóc, điều trị F0.
"Nhân lực cũng đã được đào tạo, chuẩn bị để đảm bảo chăm sóc cho 300 F0. Hiện việc điều trị, chăm sóc F0 chưa vượt quá năng lực của bệnh viện" - giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang khẳng định.
Theo Tuổi Trẻ
Đây là khuyến cáo của ThS.BS Nguyễn Đình Tỉnh - giảng viên Bộ môn nhi, Khoa Y học lâm sàng, Trường đại học Y tế Công cộng.
Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, bác sĩ Tỉnh cho biết trong quá trình tư vấn cho F0 tại nhà, bác sĩ nhận thấy gần đây khi ca F0 tại Hà Nội tăng cao, nhiều người dân tự bổ sung vitamin C để nâng cao hệ miễn dịch, phòng tránh COVID-19. Bác sĩ Tỉnh nhận được nhiều cuộc gọi của bệnh nhân gặp những triệu chứng rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, …
"Khi tôi hỏi thì biết được các bệnh nhân này đã bổ sung quá nhiều loại vitamin C. Có nhiều người bổ sung cả vitamin C dạng sủi và dạng viên.
Điều đáng nói là sử dụng nhiều hơn liều lượng mà nhà sản xuất khuyến cáo. Việc đưa lượng vitamin C quá nhiều vào cơ thể trong một thời gian ngắn sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, buồn nôn. Thậm chí có thể dẫn đến ứ sắt, sỏi thận" - bác sĩ Tỉnh khuyến cáo.
Ngày 29/12, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An cho biết, hiện cơ quan chức năng đã điều tra, truy vết và giám sát chặt 5 công dân đi chung chuyến bay với ca nhiễm Covid-19 chủng Omicron đầu tiên tại Việt Nam.
5 người này trú tại TP. Vinh, Quỳnh Lưu, Yên Thành và huyện Hưng Nguyên (Nghệ An).
Được biết, hiện cả 5 người đều có kết quả xét nghiệm 3 lần âm tính với SARS-CoV-2. Trong thời gian tới, các công dân sẽ tiếp tục được lấy mẫu xét nghiệm để theo dõi.
Ảnh minh họa những công dân được tỉnh đón về từ vùng tâm dịch trước đó.
"Những người này đã hoàn thành thời gian cách ly tập trung và tiếp tục được theo dõi y tế tại nhà. Hiện sức khỏe của họ đang ổn định, không có dấu hiệu bất thường", lãnh đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An nói.
Để bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng lưu ý, máy đo SpO2 chỉ là một trong những phương tiện giúp nhận biết sớm các trường hợp F0 có dấu hiệu chuyển nặng. Chỉ số SpO2 cần được đo nhiều lần để theo dõi và không chỉ dựa vào SpO2 để chẩn đoán bệnh hoặc loại trừ Covid-19. Người tiêu dùng vẫn cần theo dõi sát các triệu chứng khác của cơ thể, khi có bất thường cần báo nhân viên y tế ngay.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng cần lựa chọn loại máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 phù hợp với mục đích sử dụng. Mỗi hãng, mỗi dòng máy sẽ có cấu tạo, chất liệu đầu dò khác nhau dẫn tới độ chính xác, độ bền cũng khác nhau. Các loại máy dùng ở bệnh viện được kiểm định kĩ thuật và độ chính xác cao so với các máy cá nhân có thể tự mua ở nhà thuốc. Các thiết bị điện tử có tích hợp đo SpO2 như đồng hồ thông minh, thiết bị theo dõi luyện tập thể dục thể thao thường không được kiểm định y khoa, không dùng được trong các mục đích y khoa như chẩn đoán và theo dõi bệnh.
Trước khi mua, người tiêu dùng cần tìm hiểu kĩ nguồn gốc xuất xứ của các loại máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2. Theo đó, người tiêu dùng có thể chụp tem của sản phẩm, khảo sát trên mạng để tìm hiểu thông tin sản phẩm bao gồm: nhà sản xuất, hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, phản hồi của những người tiêu dùng khác…
Theo báo Công Thương
PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, trong số ca mắc tại nước ta chỉ có 6% là bệnh nhân nặng; 8,3% ở mức trung bình; tỷ lệ bệnh nhân nhẹ và không có triệu chứng cao nhất với 85,7%.
Theo thống kê 10 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bệnh nhân tử vong cao nhất cả nước là TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, TP Cần Thơ, Đồng Tháp và Kiên Giang.
Qua phân tích số ca bệnh tử vong cho thấy người trên 65 tuổi chiếm 47,67% là người có bệnh nền; 36,58% là người từ 50-56 tuổi; 18-49 là 15,34%; nhóm từ 0- 17 tuổi là 0,42%.
"Con số trên cho thấy tổng số ca tử vong từ 50 tuổi trở lên chiếm đến 84%, vì vậy việc triển khai mạnh mẽ, quyết liệt các giải pháp bảo vệ nhóm đối tượng nguy cơ này là rất cần thiết"- PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho hay.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Ngày 29/12, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tính đến nay toàn tỉnh có 12.106 ca F0. Tổng số bệnh nhân được điều trị khỏi là 7.874 người. Riêng trong ngày 28/12, trên địa bàn có 365 ca bệnh khẳng định dương tính SARS-CoV-2 có mã bệnh của Bộ Y tế.
Thừa Thiên Huế cũng đã ghi nhận 49 ca bệnh tử vong, trong đó có 47 ca là già yếu, lão suy, mắc bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, suy tim mạn, suy thận mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn, ung thư giai đoạn cuối...
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định triển khai áp dụng phương án thực hiện điều trị F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại nhà từ ngày 28/12.
Theo đó, các địa phương cấp huyện sẽ cho tổ chức, vận hành các Tổ Y tế lưu động kết hợp với Tổ chăm sóc người nhiễm cộng đồng và Tổ COVID-19 cộng đồng sẽ đáp ứng được nhiệm vụ chăm sóc F0 không triệu chứng tại nhà có điều kiện khi Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh quyết định áp dụng theo tình hình dịch trên địa bàn.
Các điều kiện F0 được quản lý tại nhà gồm người nhiễm COVID-19 (là người được khẳng định dương tính với virus SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Real-time RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên) có đủ các điều kiện được các cơ quan có trách nhiệm xem xét cho cách ly, theo dõi tại nhà. Đó là người hội đủ 2 tiêu chí lâm sàng về mức độ bệnh và đặc điểm của người nhiễm COVID-19: không triệu chứng hoặc triệu chứng mức độ nhẹ (không có suy hô hấp: SpO2 ≥ 96%, nhịp thở ≤ 20 lần/phút đối với người lớn); tuổi lớn hơn 3 tháng và không quá 49 tuổi.
Nhân viên y tế điều trị bệnh nhân COVID-19 tại thị xã Hương Trà.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, có 165 người đi cùng chuyến bay với bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron đầu tiên tại Việt Nam. Trong đó chủ yếu là người ở Hà Nội và 3 địa phương khác. Bộ Y tế đã có công điện gửi các địa phương có người đi cùng chuyến bay để thực hiện quản lý theo quy định.
"Với các biện pháp quản lý người nhập cảnh chúng ta đang áp dụng, không có khả năng ca nhiễm biến thể Omicron lây lan ra cộng đồng", Vietnamnet dẫn thông tin từ Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhận định.
Ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa ký ban hành chỉ thị về việc tổ chức đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 an toàn, vui tươi, lành mạnh, nghĩa tình và tiết kiệm.
Theo đó, để chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ nhân dân trong tỉnh đón mừng năm mới 2022 và vui Xuân, đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần an toàn, Quảng Nam yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Các địa phương phải chủ động dự báo, đánh giá nguy cơ dịch COVID-19 xâm nhập vào địa bàn tỉnh và từng địa phương để xây dựng, thực hiện kịp thời, quyết liệt, hiệu quả các phương án, kịch bản phòng, chống dịch bệnh.
Quảng Nam vận động người dân ở vùng dịch không về quê dịp Tết
Đặc biệt, Chủ tịch tỉnh Quảng Nam yêu cầu tuyên truyền nhân dân vận động người thân đang sinh sống, làm việc ở nơi có dịch không trở về địa phương này trong dịp Tết, khi không thật sự cần thiết.
Ngày 29/12, Bộ Công an vẫn đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc nâng khống giá kit test Covid-19 xảy ra tại Công ty Việt Á và CDC Hải Dương.
Liên quan đến vụ việc này, trước đó Bộ Công an đã mời 11 người tại tỉnh Nghệ An ra Hà Nội để phối hợp làm việc.
Trong số 11 người này có 8 người tại CDC Nghệ An, gồm Giám đốc CDC Nghệ An và các thuộc cấp khác. 3 người còn lại làm việc ngoài CDC và trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Bộ kit test Covid-19 của Công ty Việt Á.
Nguồn tin của phóng viên cho biết, ngoài 11 người tại Nghệ An được Bộ Công an mời ra làm việc trước đó thì còn có thêm 2 cán bộ của CDC Nghệ An được cơ quan công an mời ra sau.
Trong 2 cán bộ CDC Nghệ An được mời ra làm việc sau có một Phó Giám đốc và một cán bộ. Sau khi làm việc thời gian ngắn thì 2 người này đã được cho về cơ quan làm việc bình thường. Những người còn lại hiện vẫn đang tiếp tục phối hợp với Bộ Công an để làm rõ vụ việc.
Sáng 29.12, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong ngày hôm qua (28.12), toàn thành phố ghi nhận thêm 1.920 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó cộng đồng (449), khu cách ly (1360), khu phong tỏa (111). Như vậy, tính trong đợt dịch lần thứ 4 từ ngày 29.4 đến nay, toàn thành phố đã có 43.277 ca mắc, trong đó có 15.440 ca cộng đồng và 27.837 ca đã được cách ly.
Tổng số bệnh nhân đã điều trị từ năm 2020 đến nay là 46.973, trong đó đã có 26.677 người khỏi bệnh, 131 người tử vong (tăng 11 người so với ngày 27.12). Thành phố hiện có 20.156 F0 đang điều trị, trong đó có 14.226 F0 đang điều trị, cách ly tại nhà. Số còn lại điều trị tại bệnh viện, các cơ sở thu dung, điều trị của thành phố và của các quận, huyện.
Về công tác tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, trong ngày 27.12, toàn thành phố tiêm được 73.415 mũi, nâng tổng số mũi tiêm do thành phố Hà Nội thực hiện được là 11.841.106.
Khả năng tái nhiễm của COVID-19 và vấn đề tiêm phòng mũi thứ 3 ở người đã tiêm đủ 2 mũi và đã từng nhiễm bệnh
Trước tình hình biến chủng Omicron của vi rút SAR-CoV-2 gây dịch Covid-19 xâm nhập vào Việt Nam qua ca nhập cảnh từ Anh (đã cách ly từ đầu), Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản gửi tất cả cơ sở y tế công lập đề nghị thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch năm 2022.
Theo đó, ngành y tế và các lực lượng tham gia phòng chống dịch Covid-19 đảm bảo 100% quân số trong các ngày nghỉ lễ để thực hiện công tác phòng chống dịch.
Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm công tác phòng chống dịch Covid-19 tại đơn vị, xây dựng phương án tuyên truyền, ứng phó với dịch bệnh, không tổ chức liên hoan tất niên, gặp mặt đầu xuân, dừng các hoạt động lễ hội, sự kiện tập trung đông người chưa cần thiết; phân công trực và đảm bảo cấp cứu 24/24.
Ngoài ra, lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM cũng đã đi thăm, động viên các y bác sĩ đang làm việc tại một số bệnh viện dã chiến trên địa bàn.
Trao đổi với Zing News, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho biết để tránh nguy cơ "vỡ trận" như từng xảy ra ở TP.HCM, ông Nga nhấn mạnh Hà Nội phải duy trì tỷ lệ tử vong dưới ngưỡng 1-1,5%. Thủ đô cần xác định rõ mục tiêu chống dịch hiện tại. Thành phố chỉ có thể ưu tiên một đến hai nhiệm vụ, không thể dồn toàn bộ lực để đạt Zero Covid-19 như trước.
"Có thể nhận thấy ngăn chặn lây nhiễm không khả thi lúc này, dấu hiệu nhận biết người mang virus đã không còn như trước. Hầu hết F0 đã tiêm vaccine đều khoẻ mạnh như người không nhiễm bệnh", ông Nga nói.
Chuyên gia nhìn nhận cần căn cứ vào số liệu ca thở máy, tử vong thay vì số liệu ca nhiễm hàng ngày để xác định các nhiệm vụ phòng chống dịch. "Số liệu ca nhiễm hàng ngày không còn là căn cứ quan trọng để xác định các nhiệm vụ chống dịch trong giai đoạn này", ông Nga nói.
Ông cũng kiến nghị Hà Nội chú trọng công tác điều trị, phòng bệnh cho nhóm nguy cơ tử vong cao, như người già, người nhiều bệnh nền, người không đủ sức khoẻ, điều kiện để tiêm vaccine. Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ phải tìm cách hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng chuyển tầng, phát hiện sớm F0 điều trị tại nhà diễn biến nặng để kịp thời điều trị.
Tối 28/12, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn cho biết, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Ninh yêu cầu các địa phương tăng cường biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn toàn tỉnh, thời gian thực hiện từ 29/12/2021 đến hết 12/1/2022, tùy thuộc diễn biến dịch bệnh có thể tiếp tục kéo dài.
Người dân được yêu cầu không ra ngoài từ 22h hôm trước đến 4h hôm sau, trừ các trường hợp như thực hiện công vụ, đưa người đi cấp cứu, đi làm ca đêm, đi làm về… nhưng phải có giấy tờ liên quan là thẻ, giấy xác nhận của cơ quan, doanh nghiệp hoặc giấy tờ chứng minh khác.
Các hoạt động ngoài trời tập trung không quá 10 người, bảo đảm giãn cách tối thiểu 2m giữa người với người. Các nhà hàng, các quán ăn, cửa hàng dịch vụ ăn, uống, cà phê không phục vụ ăn, uống tại chỗ, chỉ bán hàng mang về.
Tỉnh Bắc Ninh tiếp tục dừng hoạt động đối với các dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường, massage, phòng tập thể hình, yoga, spa, phòng game, quán bi-a, rạp chiếu phim…; không tổ chức tụ tập đông người liên hoan tất niên.
Trường hợp nhiễm biến thể Omicron đầu tiên ghi nhận tại Việt Nam là người trở về từ Anh, đã được cách ly, quản lý kịp thời ngay sau khi nhập cảnh tại sân bay Nội Bài (Hà Nội).
Bệnh nhân đang được cách ly tại phòng riêng biệt tại Bệnh viện 108 và điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Tình trạng sức khỏe bện nhân này ổn định, chưa có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc COVID-19 không triệu chứng, nguy cơ thấp.
Bộ Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.
Về đề xuất sử dụng kết quả xét nghiệm kháng nguyên để xác định tình trạng khỏi bệnh và cho ra viện, theo Bộ Y tế, với người bệnh Covid-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ đủ điều kiện cách ly, điều trị tại nhà theo quy định sẽ được dỡ bỏ cách ly, điều trị tại nhà khi thời gian cách ly, điều trị đủ 10 ngày và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên âm tính. Trạm Y tế nơi quản lý chịu trách nhiệm xác nhận khỏi bệnh cho người bệnh.
Với người bệnh điều trị các cơ sở thu dung, điều trị, nếu là người bệnh Covid-19 đơn thuần hay người có bệnh nền/bệnh kèm theo, thì các triệu chứng lâm sàng cần phải hết trước ngày ra viện từ 3 ngày trở lên; có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính hoặc Ct từ 30 trở lên hoặc test nhanh âm tính vào trước ngày ra viện.
Người bệnh Covid-19 đơn thuần sau khi ra viện cần ở tại nhà, tự theo dõi trong 7 ngày, tuân thủ 5K. Đồng thời, đo thân nhiệt 2 lần/ngày. Nếu thân nhiệt cao hơn 38 độ C ở 2 lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào thì cần báo cho y tế cơ sở để thăm khám và xử trí kịp thời.
Theo CDC Sơn La, từ ngày 5/10 đến ngày 28/12, Sơn La đã phát hiện 703 trường hợp dương tính là công dân trở về từ các địa phương, lây nhiễm thứ phát và tại cộng đồng; 14.267 người được theo dõi, cách ly, theo dõi sức khỏe.
Đáng chú ý, trong các ngày 26, 27 và 28/12, tỉnh Sơn La ghi nhận thêm hàng trăm trường hợp F0, trong đó có nhiều ca mắc tại cộng đồng.
Để kịp thời ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, các địa phương trong tỉnh Sơn La hiện đang khẩn trương truy vết những trường hợp tiếp xúc gần với các F0; khoanh vùng các địa điểm có nguy cơ cao. Cùng với đó là triển khai lấy mẫu xét nghiệm diện rộng để xác định nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Theo PGS Đỗ Văn Dũng – Chuyên gia về y tế công cộng trường Đại học Y Dược TP.HCM, biến chủng mới xuất hiện có thể là tín hiệu tốt. PGS Dũng cho biết từ trước tới nay những đại dịch cũ chấm dứt khi xuất hiện chủng mới làm bệnh nhẹ hơn. Ví dụ như cúm Tây Ban Nha kết thúc khi xuất hiện biến chủng làm người dân mắc bệnh nhiều hơn nhưng bệnh nhẹ hơn.
PGS TS Đỗ Văn Dũng
Giả sử chủng này lây lan nhanh nhưng không khiến người bệnh trở nặng và tử vong, nó có khả năng là tín hiệu tốt. Tuy nhiên chúng ta vẫn không thể chủ quan vì nếu dịch lây lan nhanh ở đối tượng người già cũng có thể nguy hiểm.
PGS Dũng cho rằng chúng ta vẫn cần ngăn chặn chủng này để có chuẩn bị phù hợp. Các nhà khoa học nên nghiên cứu chủng mới này có tác động tới vắc xin như thế nào.
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.920), Tây Ninh (923), Vĩnh Long (911), Khánh Hòa (790), Cần Thơ (763), TP. Hồ Chí Minh (671), Đồng Tháp (610), Hải Phòng (597), Trà Vinh (585), Bạc Liêu (485), Bình Định (436), Bắc Ninh (434), Lâm Đồng (365), Thừa Thiên Huế (362), Thanh Hóa (346), Bình Thuận (286), Hải Dương (260), Kiên Giang (250), Sóc Trăng (229), Hưng Yên (195), An Giang (191), Tiền Giang (188), Cà Mau (184), Quảng Ninh (182), Hà Giang (140), Quảng Ngãi (140), Đà Nẵng (135), Gia Lai (128), Đồng Nai (124), Bình Dương (109), Vĩnh Phúc (97), Hà Nam (96), Hậu Giang (95), Nam Định (85), Quảng Nam (82), Nghệ An (79), Bến Tre (72), Đắk Lắk (60), Lạng Sơn (59), Thái Bình (59), Phú Thọ (57), Long An (57), Kon Tum (52), Sơn La (51), Quảng Trị (50), Hòa Bình (50), Thái Nguyên (48), Đắk Nông (47), Ninh Thuận (47), Cao Bằng (44), Bắc Giang (43), Tuyên Quang (25), Bình Phước (24), Quảng Bình (23), Lào Cai (18), Yên Bái (18), Phú Yên (15), Lai Châu (12), Hà Tĩnh (8 ), Bắc Kạn (5), Điện Biên (4).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (-334), Cà Mau (-249), Bến Tre (-209).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Dương (+260), Bình Thuận (+146), TP. Hồ Chí Minh (+111).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.580 ca/ngày.