*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Cập nhật nhanh và chính xác nhất diễn biến dịch Covid-19 ở Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh thành trên cả nước ngày 27/11.
Theo thông báo về đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch Covid-19 vừa được Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Chử Xuân Dũng ký công bố cho thấy, kết quả đánh giá cấp độ dịch mới nhất cập nhật tới 9h ngày 26/11, thành phố có điều chỉnh cấp độ dịch thuộc cấp quận, huyện, thị xã và cấp xã, phường so với báo cáo đánh giá 7 ngày trước.
Theo đó, 14 ngày gần đây (tính đến sáng 26/11), trên địa bàn thành phố ghi nhận 3.292 ca mắc Covid-19, trong đó có 1.124 ca cộng đồng, tương ứng với tỷ lệ 20 ca cộng đồng/100.000 dân/tuần.
Như vậy, hiện thành phố vẫn ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình, tương ứng với màu vàng) trong phòng, chống dịch Covid-19 như cách đây 1 tuần (19/11).
Cùng với đó, 19 quận, huyện, thị xã ở cấp độ 1 (nguy cơ thấp tương ứng với màu xanh) (tăng 15 quận, huyện so với công bố vào ngày 19/11); 11 quận, huyện ở cấp độ 2 (giảm 15 quận, huyện).
Tối 27/11, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị này ghi nhận 22 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 2 ca cộng đồng trong 1 gia đình tại Yên Thành. Trong số 22 ca mới được ghi nhận thì có 8 ca có triệu chứng, 14 ca không có triệu chứng. Trong ngày cũng ghi nhận có 2 bệnh nhân tử vong.
2 trường hợp mắc Covid-19 trong cộng đồng được ghi nhận là chị N.T.H. (SN 1976, trú xóm Tây Hồ, Nam Thành, Yên Thành). Khoảng 1 tháng nay, chị H. có biểu hiện ho, rát họng, khó thở. Chị H. đã mua thuốc và về nhà tự uống nhưng không đỡ.
Bên trong phòng xét nghiệm Covid-19 ở Nghệ An.
Sáng 27/11, chị H. được chồng đưa đến Bệnh viện Phổi để khám. Tại đây 2 vợ chồng chị H. được lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả nhiễm SARS-CoV-2.
UBND TPHCM vừa ban hành quyết định về quy chế phối hợp về quản lý, tổ chức chăm sóc F0 tại nhà và tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 trên địa bàn TP Thủ Đức và các quận huyện.
Theo đó, trạm y tế phường xã phải sẵn sàng tiếp nhận, cập nhật danh sách người F0 trên địa bàn xã và phối hợp lập hồ sơ điều trị tại nhà cho các trường hợp F0 được chăm sóc tại nhà do trạm y tế xã và các trạm y tế lưu động đảm trách.
Trạm y tế phường xã chịu trách nhiệm phân bổ số lượng F0 đến các trạm y tế lưu động cũng như phải thường xuyên liên lạc với tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng để hỗ trợ và đảm bảo hoạt động chăm sóc F0 theo đúng quy định.
Bên cạnh đó, Trạm y tế phường xã chịu trách nhiệm rà soát, cập nhật danh sách, số điện thoại liên lạc của các hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ như người cao tuổi, có bệnh nền, béo phì, có thai...để có kế hoạch bảo vệ, chăm sóc phù hợp (tiêm vét vắc xin tại nhà đối với người không thể đến điểm tiêm được, cách ly tập trung người F0 thuộc các hộ gia đình này...).
Trạm y tế phường xã phải công bố số điện thoại của trạm và số điện thoại của các trạm y tế lưu động trên cùng địa bàn để người dân biết và gọi khi cần hỗ trợ.
Trạm y tế lưu động phải có 1 bác sĩ, 1-2 điều dưỡng do Sở Y tế điều động và ít nhất 3 nhân sự (không phải y tế) do địa phương điều động.
Mỗi trạm y tế lưu động quản lý từ 50-100 hộ có F0. Trong vòng 24 giờ sau khi nhận được danh sách F0 từ trạm y tế xã, trạm y tế lưu động phải tiếp cận hộ gia đình có F0 để đánh giá các điều kiện cách ly tại nhà, theo dõi sức khỏe F0 mỗi ngày, cập nhật diễn tiến vào phần mềm quản lý.
Chiều 27/11, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Đà Nẵng cho báo Kinh tế Đô thị biết, trong ngày, TP ghi nhận 66 ca dương tính SARS-CoV-2. Trong đó gồm 6 ca cách ly tập trung, 35 ca cách ly tại nhà, 3 ca trong khu phong tỏa, 1 ca tại chốt kiểm dịch và 21 ca cộng đồng.
Trong 21 ca cộng đồng gồm đáng chú ý có 1 ca đến Bệnh viện Bình Dân xét nghiệm, test nhanh dương tính, có đến đám tang ở số 33 Nhơn Hòa 21 có F0 N.H.T, B.T.K.P thuộc chuỗi bệnh nhân N.T.T.D.
Các ca cộng đồng còn lại gồm: 1 ca là nhân viên y tế Bệnh viện Ung bướu lấy mẫu định kỳ; 3 ca đến Phòng khám Thiện Nhân xét nghiệm (trong đó có 1 ca thuộc chuỗi Công ty TNHH Fujikura); 1 ca có triệu chứng đến Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu xét nghiệm; 3 ca đến Bệnh viện Hoàn Mỹ xét nghiệm (trong đó 1 ca chưa xác định nguồn lây).
Ảnh minh họa
Chiều 27-11, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Khánh Hòa, từ 7 giờ đến 17 giờ ngày 27-11, toàn tỉnh ghi nhận thêm 247 ca dương tính với SARS-CoV-2. Theo đó, Nha Trang 107 ca, Cam Ranh 13 ca, Ninh Hòa 80 ca, Vạn Ninh 3 ca, Diên Khánh 30 ca, Cam Lâm 5 ca, Khánh Sơn 9 ca. Trong các ca mắc mới, ghi nhận 71 ca mắc tại cộng đồng ở Nha Trang (10 ca), Cam Ranh (5 ca), Ninh Hòa ( 22 ca), Vạn Ninh (1 ca), Diên Khánh ( 15 ca), Cam Lâm ( 4 ca), Khánh Sơn (9 ca).
Theo CDC Khánh Hòa, từ ngày 23-6 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 13.028 ca mắc Covid-19. Trong đó, Nha Trang 6.409 ca, Ninh Hòa 2.807 ca, Diên Khánh 1.557 ca, Vạn Ninh 1.014 ca, Cam Ranh 695 ca, Cam Lâm 384 ca, Khánh Vĩnh 143 ca, Khánh Sơn 19 ca. Toàn tỉnh đã truy vết được 18.466 F1 và 17.245 F2; phong tỏa tạm thời 31địa điểm.
Ngày 27/11, Trung tâm Chỉ huy phòng chống Covid-19 TP. Vinh phát thông báo khẩn về địa điểm liên quan đến bệnh nhân Covid-19. Các địa điểm trong thông báo lần này gồm:
- Khoa Hồi sức sơ sinh, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, phường Hưng Dũng, TP. Vinh, Nghệ An từ 7h30p đến 17h các ngày 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25/11/2021.
- Khoa Mắt, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, phường Hưng Dũng, TP. Vinh, Nghệ An từ ngày từ 7h30p đến 17h các ngày 24, 25/11/2021.
- Đại lý Viettel số 63 đường Nguyễn Phong Sắc, phường Hưng Dũng. TP. Vinh, Nghệ An trong khoảng thời gian từ 12h - 14h00 ngày 23/11/2021.
Tối 26-11, xe khách 47B-029.87 của nhà xe Anh Phụng chở hơn 20 hành khách xuất bến từ huyện Ea H’leo (tỉnh Đắk Lắk) đi TP HCM.
Đến khoảng 21 giờ 30 phút cùng ngày, chiếc xe khách vào Bệnh viện Nhi Đức Tâm (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) để test nhanh SARS-CoV-2 cho những người trên xe.
Qua test nhanh, một hành khách trên xe được phát hiện dương tính với SARS-CoV-2. Ngay sau đó, hành khách này được đưa vào khu vực cách ly tạm thời của bệnh viện.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (1.773), Cần Thơ (954), Bình Dương (716), Bà Rịa - Vũng Tàu (697), Tây Ninh (672), Đồng Tháp (604), Bạc Liêu (574), Đồng Nai (567), Bình Thuận (562), Vĩnh Long (539), Sóc Trăng (449), Kiên Giang (427), Cà Mau (422), Trà Vinh (328), An Giang (324), Hà Nội (310), Hậu Giang (287), Bến Tre (265), Khánh Hòa (239), Bình Định (197), Hà Giang (165), Lâm Đồng (159), Bình Phước (139), Bắc Ninh (137), Nghệ An (124), Tiền Giang (121), Long An (109), Gia Lai (109), Thừa Thiên Huế (106), Vĩnh Phúc (104), Đắk Nông (85), Đà Nẵng (66), Hòa Bình (60), Quảng Nam (59), Quảng Ngãi (56), Thanh Hóa (55), Thái Nguyên (54), Ninh Thuận (46), Hải Dương (39), Phú Yên (36), Phú Thọ (33), Thái Bình (32), Tuyên Quang (29), Nam Định (29), Lạng Sơn (28), Quảng Bình (27), Quảng Trị (24), Hưng Yên (22), Hải Phòng (22), Quảng Ninh (15), Cao Bằng (10), Điện Biên (9), Bắc Giang (9), Hà Tĩnh (8 ), Sơn La (4), Bắc Kạn (4), Yên Bái (3), Kon Tum (2), Hà Nam (2), Lào Cai (1).
- Ngày 27/11/2021, Sở Y tế Tây Ninh đăng ký bổ sung thông tin trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 cho 3.004 ca nhiễm tại Tây Ninh đã được lấy mẫu từ những ngày trước đó sau khi rà soát đầy đủ thông tin.
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bến Tre (-236), Bình Phước (-132), An Giang (-63).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Gia Lai (+88), Bình Thuận (+66), Bình Định (+65).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 11.667 ca/ngày.
Xét nghiệm Covid-19 - Ảnh Việt Hùng.
Số F0 được phát hiện sau khi huyện này thực hiện xét nghiệm tầm soát cho toàn bộ 12.000 công nhân thuộc tất cả các doanh nghiệp, nhà xưởng. Chỉ tính riêng trong 1 tuần qua, huyện Tiên Lãng đã có gần 130 ca mắc Covid-19 .
Huyện Tiên Lãng đang tích cực khoanh vùng, truy vết các trường hợp F1 và F2 liên quan đến các ca mắc COVID-19 trên địa bàn; theo dõi, giám sát, cách ly các trường hợp F1 và F2 tại địa phương theo đúng quy định; tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm cho những công dân có biểu hiện sốt, ho, khó thở...
Thời gian vừa qua, khán giả vô cùng lo lắng trước tình trạng sức khỏe của Phạm Chí Thành - Quán quân cuộc thi Ngôi Sao Phương Nam vào năm 2015. Anh mắc bệnh viêm gan B, phổi thiếu máu cộng thêm suy dinh dưỡng nặng. Được biết hoàn cảnh gia đình nam ca sĩ vô cùng khó khăn, không có tiền chữa trị.
Bà Thư - cô ruột của Chí Thành - nói rõ: "Cậu của Thành là người chăm sóc cho em ấy. Nhưng trong khoảng thời gian đó, cậu của Chí Thành có ra ngoài nói chuyện, tiếp xúc với một số người nên trở thành F0, từ đó Thành cũng nhận kết quả 2 vạch. Còn bài đăng của Thành, tôi có bảo em ấy bị Covid như vậy sao người ta lại dám đi thăm, bạn bè đến cũng không thể vào được. Đến sáng nay tôi có mua kit cho test lại cho Thành thì nhận kết quả vạch thứ 2 mờ hơn rồi".
Liên lạc với diễn viên Trịnh Tú Trung, người anh - người bạn thân thiết của Chí Thành về tình hình nam ca sĩ, anh cho biết: "Thành yếu lắm rồi, chắc không qua khỏi. Thật ra Thành bị dính Covid 19 nên sức khoẻ yếu đi nhanh hơn, tôi không dám chia sẻ thông tin này nên phải giấu đi...".
Người thân cho biết Chí Thành nhiễm Covid-19 vì tiếp xúc với người thân là F0
Ngày 27/11, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong ngày, thành phố phát hiện thêm 272 ca mắc Covid-19, trong đó, 146 ca cộng đồng, 88 ca ở khu cách ly và 38 ca ở khu phong tỏa.
So với ngày hôm qua, tổng số ca mắc và số ca phát hiện trong cộng đồng đều tăng. Đây cũng là ngày có số ca mắc trong cộng đồng được phát hiện cao thứ 2 kể từ khi dịch phát hiện ở Hà Nội.
Đây cũng là ngày thứ 4 liên tiếp ở Hà Nội phát hiện số ca mắc trong cộng đồng ở mức 3 con số và là ngày thứ 11 liên tiếp, ghi nhận tổng hơn 200 ca mắc trong ngày.
Phân bố 272 ca mắc tại 27/30 quận, huyện gồm: Đống Đa (71); Đông Anh (26); Bắc Từ Liêm (19); Chương Mỹ, Cầu Giấy (14); Tây Hồ (12); Quốc Oai, Thanh Xuân (10); Sóc Sơn, Hà Đông (9); Nam Từ Liêm, Long Biên, Thanh Trì (8); Thanh Oai (7); Gia Lâm (6), Mê Linh, Thường Tín, Hoàn Kiếm (5); Hoài Đức, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai (4); Thạch Thất, Phú Xuyên (3); Mỹ Đức (2), Đan Phượng, Đống Đa (1).
Bệnh viện Bạch Mai chiều 27/11 cho biết, 2 học sinh sốc phản vệ nặng sau tiêm vaccine Covid-19 được chuyển đến từ Bắc Giang, hiện vẫn đang được theo dõi sát sao. Ngay khi được nhập viện trong đêm 24/11, 2 em học sinh được can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo), bỏ qua một số thủ tục tài chính. Mục tiêu là cải thiện chức năng tim phổi, kiểm soát để tình trạng bệnh không nặng thêm.
"Hiện các em chưa được cai ECMO, cần tiếp tục điều trị theo lộ trình. Để đánh giá tiến triển sức khoẻ, cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố và khoảng thời gian dài. Chúng tôi đang cố gắng hết sức", Bệnh viện Bạch Mai thông tin.
Theo đó, Sở Y tế tỉnh An Giang quyết định giảm cấp độ dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh từ vùng cam xuống vùng vàng. Đối với cấp huyện, An Giang có 4 huyện, thành phố thuộc cấp độ 1 - bình thường mới (vùng xanh) gồm: Thoại Sơn, Long Xuyên, Châu Phú, Phú Tân. Cấp độ 2 - nguy cơ trung bình (vùng vàng) gồm: Tân Châu, Chợ Mới, Tri Tôn. Có 2 huyện thuộc cấp độ 3 - nguy cơ cao (vùng cam) gồm: An Phú, Châu Thành. Cấp độ 4 - nguy cơ rất cao (vùng đỏ) gồm: Thành phố Châu Đốc và huyện Tịnh Biên.
Ngày 27/11, ngành Y tế Đắk Nông thông tin với Tiền Phong, tỉnh này ghi nhận thêm 43 trường hợp mắc COVID-19. Trong đó, 33 ca phát hiện trong cộng đồng, nâng tổng số ca bệnh tích lũy từ đầu đợt dịch thứ 4 đến nay lên 2.232 trường hợp.
Các ca mắc COVID-19 trong cộng đồng đều phát hiện tại 2 huyện Tuy Đức và Đắk Song. Đáng chú ý có gia đình 7 người mắc COVID-19, nhiều F0 là học sinh trên địa bàn.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, UBND tỉnh Đắk Nông nâng cấp độ dịch toàn tỉnh từ cấp độ 2 lên cấp độ 3, áp dụng từ ngày 26/11 đến khi có thông báo mới. Trong đó, huyện Krông Nô (địa phương ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19 trong thời gian qua) đang ở cấp độ 4 (nguy cơ rất cao, vùng đỏ).
Chiều 27/11, trao đổi với PV, lãnh đạo Phòng Y tế quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết, đã nhận được thông tin ban đầu về trường hợp là học sinh lớp 12 trường THPT Lê Lợi có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 vào tối 26/11.
Trước đó, trường hợp này có đến trường tiêm vắc xin vào ngày 24/11.
Theo lãnh đạo Trung tâm Y tế quận Hà Đông, sau khi phát hiện trường hợp này, lực lượng y tế đã tiến hành việc truy vết, xử lý dịch theo đúng quy định.
Bước đầu theo thông tin từ lãnh đạo trường THPT Lê Lợi, học sinh này sức khỏe bình thường, không thuộc diện F0, F1 hay F2 nên đến trường tiêm vắc xin theo lịch vào buổi sáng.
Trong quá trình tiêm vắc xin tại trường, học sinh này đeo khẩu trang trong suốt buổi và trường cũng thực hiện nghiêm túc việc giãn cách, 5K theo quy định.
Sau khi tiêm về, ngày 25/11, học sinh thấy biểu hiện ho sốt nên đi đã được y tế phường Phú La ( Hà Đông - nơi ở) lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.
Đến chiều tối ngày 26/11, kết quả báo về là dương tính với SARS-CoV-2.
Sáng 27/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19, chủ trì cuộc họp về nhập khẩu và sản xuất vắc xin, thuốc điều trị COVID-19 trong nước.
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, diễn biến dịch Covid-19 còn rất phức tạp cả trên thế giới và khu vực, trong đó có Việt Nam. Để thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19 thì một trong những yếu tố quan trọng là phải thực hiện phòng, chống dịch theo đúng công thức "5K + vắc xin, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các giải pháp khác". Trong đó vắc xin, thuốc điều trị có ý nghĩa quan trọng trong phòng, chống dịch.
Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm của Đảng, Nhà nước là sản xuất bằng được vắc xin, thuốc điều trị Covid-19 ở trong nước để chủ động phòng chống dịch bệnh, tiết kiệm ngân sách nhà nước, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, trí tuệ, của con người Việt Nam.
Theo Tuổi Trẻ
Trao đổi với Zing, PGS.TS Trần Đắc Phu (nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế) cho rằng số ca mắc tăng rất nhanh là điều đã được lường trước. Song, Hà Nội cần có chiến lược phù hợp hơn khi số ca mắc có thể lên đến 4 con số mỗi ngày.
TP đã nhận thức rất rõ vấn đề này khi lên kế hoạch, chuẩn bị điều trị với kịch bản 10.000, 40.000 và 100.000 ca nhiễm. Tuy nhiên, khi số ca nhiễm không triệu chứng và nhẹ chiếm tỷ lệ chủ yếu, y tế cơ sở sẽ phát huy vai trò chủ lực thay vì các bệnh viện tuyến Trung ương và TP.
"Trước mắt, cần huy động sự vào cuộc của y tế cơ sở khi năng lực của TP còn đảm bảo. Tuy nhiên, Hà Nội cần lường trước tình huống số ca mắc vượt 1.000 ca mỗi ngày. Khi đó cần chuyển ngay sang trạng thái điều trị F0 nhẹ, không triệu chứng tại nhà", ông Phu nêu ý kiến.
Ảnh minh hoạ
Theo nguồn tin trên báo Nam định, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch huyện Giao Thủy cho biết, sáng 27/11 huyện này ghi nhận thêm 5 ca dương tính Covid-19 tại tổ dân phố Lâm Hạ, thị trấn Quất Lâm. Đây là những ca F0 liên quan đến 3 trường hợp F0 ghi nhận ngày 25/11 tại Tổ dân phố Lâm Hạ, thị trấn Quất Lâm (là những trường hợp trở về từ Đồng Nai nhưng không thực hiện cách ly triệt để tại nhà).
Qua truy vết yếu tố dịch tễ, cơ quan chức năng nhận định đây là ổ dịch khá phức tạp do các F0 liên quan đến đám ma tại Tổ dân phố Lâm Hạ, thị trấn Quất Lâm có nhiều người tham dự; hiện lực lượng chức năng địa phương đang tích cực truy vết, xác minh các trường hợp đã tham dự. Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND huyện Giao Thủy đã ra thông báo khẩn số 257 tìm người liên quan đến các ca dương tính Covid-19 trên địa bàn thị trấn Quất Lâm.
Ngày 27.11, thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Thái Nguyên cho biết, sau khi phát hiện 2 ca nhiễm Covid-19 trong Công ty TNHH New One Vina và Công ty TNHH RFTech, đặt tại Khu công nghiệp Điềm Thụy, thống kê đến nay, các doanh nghiệp này đã xuất hiện 25 ca F0.
Trước diễn biến phức tạp ở các ổ dịch, cơ quan chức năng đã quyết định phong tỏa, khoanh vùng tạm thời đối với 2 doanh nghiệp này. Theo đó, khoảng 900 người của Công ty TNHH New One Vina và khoảng 600 người của Công ty TNHH RF Tech được cách ly để lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.
Sáng 27/11, Trường THCS Trưng Vương, Hoàn Kiếm, Hà Nội có 742 em học sinh khối 9 đăng ký tiêm vaccine Covid-19. Học sinh đến điểm tiêm chủng được đo thân nhiệt, sát khuẩn tay ngay từ cổng vào.
Để đảm bảo an toàn, Trường THCS Trưng Vương bố trí cho học sinh ngồi giãn cách theo thứ tự các lớp.
Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, thành phố tiếp tục triển khai tiêm cho học sinh lớp 9 và giảm dần độ tuổi đến 12 tuổi. Sở Y tế Hà Nội cũng đã phân bổ 137.724 liều vaccine Pfizer cho 30 quận, huyện, thị xã để thực hiện tiêm mũi một cho trẻ em 14 tuổi (tương đương khối lớp 9) đang học tập, sinh sống trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Theo VOV
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá ông Đầu Thanh Tùng cho hay, ngay sau khi xảy ra sự cố đáng tiếc này, tỉnh đã tổ chức thăm hỏi, động viên, chia sẻ với các gia đình có thân nhân tử vong; chỉ đạo ngành y tế triển khai mọi biện pháp để cấp cứu, điều trị, theo dõi sức khoẻ cho các trường hợp phải nhập viện; triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn…
Lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá cũng cho biết, tỉnh thống nhất với ý kiến của Hội đồng chuyên môn của tỉnh tạm dừng tiêm lô vắc xin này, chờ kết quả đánh giá và kiểm định. Với các lô vắc xin khác cũng như các loại vắc xin khác, tỉnh vẫn tiếp tục triển khai tiêm bình thường.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, trong công tác tiêm chủng, đặc biệt là tiêm vắc xin phòng Covid-19, đến nay chưa gặp sự cố đáng tiếc như vừa qua tại Thanh Hoá, do đó cần tiếp tục làm rõ nguyên nhân để rút kinh nghiệm, làm tốt hơn công tác tiêm chủng…
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn tới thăm các trường hợp gặp sự cố sau tiêm tại Thanh Hoá.
Bộ Y tế nhận định, số ca mắc cộng đồng đang có xu hướng gia tăng ở nhiều địa phương trên cả nước do mầm bệnh đã tồn tại trong cộng đồng, nhiều ca bệnh không có triệu chứng, không rõ nguồn lây và có liên quan đến người trở về từ vùng dịch. Các ổ dịch tập trung tại các địa bàn tập trung dân cư, lây nhiễm thứ phát ngoài cộng đồng, nhất là tại các địa phương có mật độ dân cư cao, giao thương, đi lại lớn.
Dự báo, trong thời gian tới, có thể sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, nhất là trong điều kiện thời tiết chuyển biến thuận lợi cho sự phát triển, lây lan của virus.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết: "Tôi hoàn toàn thông cảm với diễn biến dịch tại các địa phương. Khi "cửa" mở ra nhiều thứ có thể 'đi vào", nhất là với dịch bệnh lây lan rất nhanh như Covid-19. Nếu chúng ta không cẩn thận thì chắc chắn số ca mắc sẽ tăng cao tại một số địa phương".
Theo Dân Trí
Ảnh minh hoạ
Trao đổi với Tiền Phong sáng 27/11, bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Giám đốc Sở Y tế Bắc Giang cho hay, cho đến tối qua 26/11, hai trong bốn cháu bị sốc phản vệ khi tiêm vắc xin tại huyện Sơn Động đang được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai đã qua cơn nguy kịch. Hai cháu còn lại được điều trị tại Bắc Giang, đã hồi phục nhưng cơ quan y tế vẫn cho ở lại viện để theo dõi.
Về nguyên nhân, bà Nguyễn Thị Thu Hương cho hay: "Nguyên nhân các cháu bị sốc phản vệ chủ yếu là do cơ địa. Tỷ lệ sốc vắc xin rất thấp vì toàn tỉnh đã tiêm gần xong mũi 1 cho học sinh từ 15-18 tuổi, hầu như không sự cố".
Bác sĩ Hồ Hữu Đức, Phó giám đốc Bệnh viện đa tầng Dã chiến số 19 cho Vietnamnet biết, những ngày qua số ca F0 ngày càng tăng, số lượng bệnh nhân điều trị tại bệnh viện cao nhất từ lúc lập bệnh viện dã chiến đến nay gây áp lực cho khu điều trị. Hiện tại, bệnh viện đang tiếp nhận hơn 800 ca F0 ở các tầng.
Ông Nguyễn Văn Hoà, 60 tuổi, điều trị Covid-19 đã gần 2 tuần. Do ông thuộc diện F0 triệu chứng nhẹ sắp được xuất viện nên bệnh viện kê giường cho ông ra ngoài hành lang, nhường chỗ cho bệnh nhân có triệu chứng nặng hơn.
Bệnh viện quy mô 1.000 giường nhưng hiện chỉ có 720 giường. Khu vực điều trị F0 có triệu chứng nhẹ và trung bình đã kín chỗ.
Ông Nguyễn Bảo Cường, Trưởng Phòng Lao động - Tiền lương, Sở Lao động - Thương binh và xã hội TP HCM, cho biết vừa qua thành phố đã chi hỗ trợ theo Nghị quyết 97 của HĐND TP (đợt 3) cho hơn 6,2 triệu người trong tổng số hơn 7,9 triệu người được các quận, huyện và TP Thủ Đức phê duyệt, chiếm 78%. Còn lại gần 1,5 triệu người chưa nhận được hỗ trợ.
Nguyên nhân do địa phương thiếu kinh phí để chi hỗ trợ (hơn 1,3 triệu người); người nhận đang cách ly, điều trị bệnh tại các cơ sở y tế nên không có mặt tại địa phương (hơn 17.000 người); 2.617 người đã chết; không có mặt ở địa phương tại thời điểm chi trả (hơn 102.000 người) và hơn 47.000 người chưa nhận được hỗ trợ do địa phương không liên hệ được, không có giấy tờ tùy thân...
Theo Người lao động
Dân Trí dẫn thông tin từ thống kê của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, toàn thành phố đã giám sát 21.366 người về từ các tỉnh thành, trong đó có 11.250 người đi bằng máy bay, 4.005 người đi tàu hỏa, 3.826 người đi ô tô, xe khách, 2.285 người đi bằng phương tiện cá nhân.
Theo công bố của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, đến tối 26/11, Hà Nội ghi nhận 244 ca dương tính SARS-CoV-2 là người về từ các tỉnh có dịch, nhiều nhất là người về từ TPHCM. Bên cạnh đó, thành phố cũng phát hiện thêm 221 F0 là các ca bệnh thứ phát liên quan người về từ các tỉnh có dịch.
Ảnh minh hoạ
Sáng ngày 27/11, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Nghệ An thông tin: Trong 12 giờ qua (từ 18h00 ngày 26/11 đến 06h00 ngày 27/11), Nghệ An ghi nhận 48 ca dương tính mới với Covid-19 tại 12 địa phương (Quỳnh Lưu: 9, Quế Phong; 8, Quỳ Châu: 8, Tân Kỳ: 5, Hưng Nguyên: 4, Tương Dương: 4, Đô Lương: 4, Thanh Chương: 2, Diễn Châu: 1, Hoàng Mai: 1, Yên Thành: 1, Con Cuông: 1). Tất cả các ca đều được cách ly từ trước (8 ca trong khu phong tỏa, 24 ca là F1, 16 ca từ các tỉnh miền Nam về).
Ảnh minh hoạ
"Trong công tác tiêm chủng, đặc biệt là tiêm vaccine phòng Covid-19, đến nay chưa gặp sự cố đáng tiếc như vừa qua tại Thanh Hoá. Do đó, chúng ta cần tiếp tục làm rõ nguyên nhân để rút kinh nghiệm và làm tốt hơn công tác tiêm chủng…", VTC News dẫn lời ông Sơn nói tại buổi làm việc với UBND tỉnh Thanh Hoá và ngành y tế địa phương liên quan đến sự cố tiêm chủng vắc xin tại 1 điểm tiêm trên địa bàn huyện Nông Cống chiều 24/11.
Tại buổi làm việc, ông Sơn yêu cầu Cục Quản lý Khám chữa bệnh cùng các bệnh viện của Bộ lên kế hoạch cử đội chuyên gia vào hỗ trợ Thanh Hoá trong công tác tiêm chủng.
Ông Sơn cũng đồng tình với tỉnh về việc tạm dừng tiêm lô vắc xin liên quan đến sự cố tiêm chủng và lấy mẫu gửi ra Viện kiểm định Vắc xin và Sinh phẩm y tế để kiểm định.
Về công tác điều trị cho các bệnh nhân sau sự cố tiêm chủng, ông Sơn yêu cầu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá và Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống cần tiếp tục điều trị tốt nhất, theo dõi sát sao sức khoẻ của người bệnh.
Tối 26/11, Sở Y tế tỉnh An Giang đã có thông báo đánh giá cấp độ dịch mới trên địa bàn.
Cụ thể, toàn tỉnh được đánh giá cấp độ dịch cấp 2. Trong đó, có 4 địa phương gồm: TP Long Xuyên, huyện Thoại Sơn, Châu Phú, Phú Tân thuộc cấp độ 1; thị xã Tân Châu, huyện Chợ Mới, Tri Tôn thuộc cấp độ 2; huyện An Phú, Châu Thành cấp độ 3; TP Châu Đốc và huyện Tịnh Biên cấp độ 4.
Còn tại TP Cần Thơ, trong ngày 26/11 thành phố ghi nhận 1.067 ca nhiễm mới. Trong đó, có 94 trường hợp phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc cộng đồng; 185 trường hợp phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc tại cơ sở y tế; 46 trường hợp phát hiện trong khu cách ly, 53 trong khu phong toả và 689 trường hợp phát hiện trong thời gian cách ly tại nhà.
Theo Tiền Phong
Trong Chương trình "Dân hỏi - Thành phố trả lời" với chủ đề "Công tác chuẩn bị cho học sinh đi học trở lại và những lưu ý về tình hình dịch bệnh" diễn ra tối 26/11, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM Nguyễn Hữu Hưng và ông Dương Trí Dũng, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, đã đăng đàn trả lời những thắc mắc của người dân.
Liên quan đến vấn đề tiêm vắc xin cho học sinh, Tiền Phong dẫn lời Phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Dương Trí Dũng cho biết khi cho học sinh đi học lại, trẻ dưới 12 tuổi chưa được tiêm vắc xin cũng sẽ có phương án đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các em.
Theo ông Dương Trí Dũng, trong tháng 10 vừa qua, với quyết định bình thường mới và căn cứ tình hình dịch ở một số địa bàn, UBND TPHCM đã cho phép xã Thạnh An (huyện Cần Giờ) thí điểm cho học sinh trở lại trường. Học sinh khối lớp 1, 2, 9 và 12 của xã này qua thời gian thực hiện học tập trực tiếp đã cho kết quả khả quan.
"Có học sinh tiếp xúc F1, F0 nhưng trường đã xử lý tốt… Sau thời gian cách ly, chuyển trạng thái từ học trực tiếp sang trực tuyến, các em tiếp tục quay lại học trực tiếp. Hiện nay, 2 trường tại xã này chuyển trạng thái rất tốt, bảo đảm an toàn phòng chống COVID-19. Ngành giáo dục sẽ báo cáo UBND TPHCM đề xuất học tập trực tiếp cho các địa phương khác", ông Dũng cho hay.
Tối 26/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An ghi nhận 84 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 17 ca cộng đồng tại TP. Vinh, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Đô Lương. 33 ca là trong khu vực phong toả; 34 ca đã được cách ly từ trước (31 ca là F1, 03 ca từ các tỉnh miền nam).
Trước đó vào sáng cùng ngày, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An đã công bố 2 ca nhiễm cộng đồng chưa rõ nguồn lây tại khối Xuân Nam (phường Hưng Dũng, TP. Vinh) là một cặp vợ chồng làm bác sỹ của một bệnh viện trên địa bàn.
Các học sinh ở thị trấn Kim Sơn (Quế Phong, Nghệ An) được lấy mẫu xét nghiệm.
Cụ thể, 2 bệnh nhân T.L.T. (SN 1983) và chồng là P.Đ.T. (SN 1979) được lấy mẫu xét nghiệm định kỳ vào ngày 25/11 và cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Sau khi phát hiện 2 ca nhiễm này, cơ quan chức năng lập tức truy vết, lấy mẫu xét nghiệm những người thân trong gia đình và phát hiện thêm 7 người khác trong gia đình gồm: bố mẹ, anh trai, 2 con và 2 cháu đều dương tính với SARS-CoV-2.
Tối 26/11, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành Công điện số 25/CĐ-UBND về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.
Công điện nêu, giai đoạn thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, từ ngày 11/10/2021 đến ngày 25/11/2021, TP đã ghi nhận 4.817 ca mắc, trong đó số ca cộng đồng tăng nhanh với 1.704 ca mắc (chiếm tỷ lệ 35,43%), đồng thời số ca mắc do lây nhiễm thứ phát cũng tăng lên. Dịch bệnh xuất hiện trên 30/30 quận, huyện, thị xã trong đó nhiều chùm ca bệnh tại các khu dân cư mật độ cao, các khu chung cư, khu công nghiệp, từ các hoạt động tại chợ dân sinh, đám hiếu, hỷ, việc tụ tập ăn uống, các địa điểm công cộng và sự kiện tập trung đông người.
Khẩn trương hoàn thiện và đưa vào hoạt động các Cơ sở thu dung, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng, triệu chứng nhẹ theo mô hình Trạm Y tế lưu động theo Phương án số 263/PA-UBND ngày 23/11/2021 của UBND TP. Tiếp tục đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine, đặc biệt là tiêm mũi 2 với người trên 50 tuổi; tiếp tục thực hiện kế hoạch tiêm cho trẻ em từ 12-17 tuổi theo lộ trình hạ dần độ tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế; bảo đảm về thuốc điều trị, trang thiết bị y tế.
Tiếp tục thực hiện điều tra, truy vết thần tốc; việc khoanh vùng, cách ly được thực hiện trên phạm vị hẹp nhất có thể, tiếp tục thông điệp 5K và để cao ý thức phòng, chống dịch của người dân. Thực hiện nới lỏng, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, mở cửa lại nền kinh tế có lộ trình và ở những nơi an toàn, có đủ điều kiện.
Ảnh minh hoạ
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều 26/11, bà Nguyễn Thị Thu Hương - phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Giang - xác nhận có 4 học sinh THPT tại huyện Sơn Động bị sốc phản vệ sau tiêm vắc xin ngừa Covid-19, trong đó có 2 em phải chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai điều trị.
Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho Tuổi Trẻ hay, 2 học sinh ở Bắc Giang chuyển lên đang điều trị tại khoa hồi sức tích cực của bệnh viện, cả 2 em đều được can thiệp ECMO.
Trong đó, đến chiều 26/11, có 1 em có diễn biến khá hơn, nhưng 1 em đang trong tình trạng rất nặng.
Ngày 26/11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho Tuổi Trẻ biết sau 3 ngày điều trị, theo dõi tại bệnh viện, đến chiều 26-11, sức khỏe các bệnh nhân đã tương đối ổn định.
Hiện nay, bệnh nhân không phải thở oxy, đã tự vận động được. Các xét nghiệm trong giới hạn bình thường. Với diễn biến sức khỏe này, dự kiến các bệnh nhân có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Bộ Y tế cho biết từ 16 giờ ngày 25-11 đến 16 giờ ngày 26-11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 13.109 ca nhiễm mới. Có 15 ca nhập cảnh và 13.094 ca ghi nhận trong nước (tăng 665 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố, trong đó 7.288 ca ở cộng đồng.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP HCM (1.809), Cần Thơ (897), Bình Dương (707), Tây Ninh (655), Bà Rịa - Vũng Tàu (653), Đồng Tháp (601), Bạc Liêu (566), Đồng Nai (556), Vĩnh Long (536), Bến Tre (501), Bình Thuận (496), Sóc Trăng (493), Kiên Giang (418), An Giang (387), Cà Mau (374), Trà Vinh (309), Bình Phước (271), Hà Nội (253), Hậu Giang (238), Khánh Hòa (216), Đắk Lắk (181), Bắc Ninh (153), Hà Giang (143), Bình Định (132), Tiền Giang (123), Nghệ An (117), Thừa Thiên Huế (113), Lâm Đồng (112), Quảng Nam (95), Đắk Nông (92), Đà Nẵng (92), Quảng Ngãi (80), Long An (75), Vĩnh Phúc (62), Quảng Trị (57), Thanh Hóa (55), Hưng Yên (47), Lạng Sơn (44), Phú Thọ (38), Nam Định (38), Ninh Thuận (31), Phú Yên (30), Tuyên Quang (28), Quảng Bình (28), Quảng Ninh (25), Thái Bình (25), Thái Nguyên (22), Gia Lai (21), Hà Tĩnh (19), Ninh Bình (18), Bắc Giang (16), Hà Nam (10), Hải Dương (8 ), Cao Bằng (7), Kon Tum (6), Hải Phòng (4), Hòa Bình (4), Điện Biên (4), Lào Cai (2), Yên Bái (1).
Đồ hoạ: Tuệ Nhật