*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Dịch bệnh ở khu vực Đông Nam Á tiếp tục diễn biến phức tạp.
Ngày 01/10/2021, Viện Kiểm định Quốc gia Vaccine và Sinh phẩm y tế đã cấp Giấy chứng nhận xuất xưởng bảy lô vaccine Hayat-Vax được sản xuất tại UAE trước khi đưa vào sử dụng cho Công ty cổ phần y dược phẩm Vimedimex.
Bảy lô vaccine Hayat-Vax này, tương đương với một triệu liều vaccine Hayat-Vax sản xuất tại UAE được nhập khẩu về Việt Nam sáng ngày 29/9/2021 vừa qua. Đây là loại vaccine SARS-CoV-2 bất hoạt (Vero Cell) được tạo ra từ chủng SARS-CoV-2. Sản phẩm là dung dịch bán trong suốt, hộp 1 lọ chứa 2 liều, hàm lượng 0,5ml, chứa 6.5U kháng nguyên SARS-CoV-2, bất hoạt và 0,3-0,6 mg/ml tá dược nhôm hydroxyd được sản xuất tại UAE. Với hiệu quả bảo vệ đạt 78,89% tỷ lệ tạo ra kháng thể trung hòa chống lại virus SARS-CoV-2 đạt 99,52%, không có rủi ro liên quan đến sự nhân lên của virus trong cơ thể, vì đó là virus đã chết. Thời hạn sử dụng 12 tháng.
Kết luận của Viện Kiểm định Quốc gia về Vaccine và sinh phẩm y tế cho biết: 07 lô vaccine Hayat-Vax sản xuất tại UAE đạt yêu cầu về các thử nghiệm kiểm định theo tiêu chuẩn đăng ký của nhà sản xuất được Bộ Y tế phê duyệt; đạt yêu cầu về soát xét hồ sơ và bảo quản dây chuyển lạnh trong quá trình nhập khẩu, được phép xuất xưởng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 1/10, Bộ Y tế cho biết cả nước ghi nhận gần 7.000 ca mắc mới Covid-19, trong khi số ca ra viện nhiều kỷ lục với hơn 27.000 ca. Các ca tử vong do Covid-19 cũng đang giảm xuống.
Tính từ 17h ngày 30/9 đến 17h ngày 01/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 6.957 ca nhiễm mới, trong đó 16 ca nhập cảnh và 6941 ca ghi nhận trong nước (giảm 996 ca so với ngày trước đó) tại 37 tỉnh, thành phố (có 3.897 ca trong cộng đồng).
Xét nghiệm Covid-19 cho người dân Hà Nội (Ảnh: Đỗ Quân).
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy vaccine của Pfizer-BioNTech có hiệu quả đáng chú ý với biến chủng Mu - từng được WHO cảnh báo có nguy cơ kháng vaccine.
Biến chủng Mu (B.1.621) - được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào dạng biến chủng cần quan tâm - gần đây gây lo ngại sau khi nổi lên các báo cáo chỉ ra khả năng thoát miễn dịch gia tăng so với các biến chủng khác.
Nhóm chuyên gia Nhật Bản từ Đại học y thành phố Yokohama và Bệnh viện Đại học thành phố Yokohama đã thực hiện nghiên cứu cho thấy vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer-BioNTech đạt hiệu quả 76% trong việc vô hiệu hóa biến chủng Mu, theo News Medical.
Hỗn hợp kháng thể đơn dòng chứa casirivimab và imdevimab cũng có tác dụng hiệu quả với biến chủng gây nhiều chú ý này.
Nhà khoa học Kei Miyakawa cùng cách đồng nghiệp tham gia nghiên cứu nói rằng dù biến chủng Mu có thể trở thành vấn đề một khi nó thay thế vị trí thống trị của biến chủng Delta (B.1.617.2), nhưng các vaccine phòng ngừa Covid-19 hiện nay cùng hỗn hợp kháng thể đơn dòng gồm casirivimab và imdevimab vẫn tạo hiệu quả tốt trong bảo vệ đa số người dân.
Vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer-BioNTech đạt hiệu quả 76% trong việc vô hiệu hóa biến chủng Mu. Ảnh: NIAID.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Lô hàng vaccine, thiết bị và vật tư y tế phòng, chống dịch COVID-19 được chuyển từ chuyên cơ Chủ tịch nước xuống phương tiện vận chuyển. (Ảnh minh họa: Nguyễn Điệp/TTXVN)
Ngày 1/10, Quỹ Nhi đồng của Liên hợp quốc ( UNICEF ) thông tin cho biết 300 tủ lạnh bảo quản vaccine phòng COVID-19 do chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua UNICEF đã về đến Việt Nam, trong đó có 100 tủ đã cập cảng ở Thành phố Hồ Chí Minh và 200 tủ đến cảng Hải Phòng.
Các tủ lạnh bảo quản vaccine phòng COVID-19 này sẽ được chuyển đến 300 cơ sở y tế tuyến tỉnh và huyện ở Việt Nam để lưu trữ vaccine trong những ngày tiêm chủng. Lô tủ lạnh này thuộc chương trình hỗ trợ của UNICEF cho Việt Nam nhằm cải thiện dây chuyền thiết bị lạnh cho chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 toàn quốc.
Chính phủ Nhật Bản đã và đang hỗ trợ Việt Nam thực hiện quyền trẻ em, đặc biệt trong cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ khủng hoảng.
"Với những hỗ trợ này, chúng tôi mong muốn góp phần đưa vaccine đến với mọi người dân ở khắp mọi miền Việt Nam, tiếp thêm cho những nỗ lực của Cơ chế tiếp cận toàn cầu với vaccine phòng COVID-19 ( COVAX ). Nhật Bản sẽ tiếp tục mở rộng hỗ trợ cho Việt Nam trong các nỗ lực triển khai tiêm vaccine cho mọi người dân nhằm ngăn chặn COVID-19 càng nhanh càng tốt," Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Takio Yamada cho biết.
Trong khuôn khổ các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực của hệ thống y tế và tiêm chủng nhằm quản lý hiệu quả vaccine phòng COVID-19, UNICEF đã cùng với Bộ Y tế tiến hành đánh giá năng lực dây chuyền thiết bị lạnh, xác định nhu cầu về tủ lạnh, tủ đông, xe tải lạnh và hộp lạnh để vận chuyển, lưu trữ vaccine an toàn.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Từng bị châu Âu và Mỹ bỏ xa về tốc độ tiêm chủng, khu vực châu Á - Thái Bình Dương những tháng gần đây đã bắt đầu tăng tốc ấn tượng, khiến nhiều người hy vọng về một cuộc sống “bình thường mới” sau nhiều đợt phong toả kéo dài.
Sự bứt phá này, theo New York Times, là minh chứng cho thành công của khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong việc đảm bảo nguồn cung vắc-xin và xử lý các vấn đề của chương trình tiêm chủng. Hàn Quốc, Nhật Bản và Malaysia thậm chí đã vượt qua Mỹ về tỷ lệ số liều vắc-xin được tiêm trên 100 người. Ở một số vùng nông thôn Nhật Bản, tỷ lệ tiêm chủng đã đạt gần 100%.
Trái ngược với Mỹ, vắc-xin gần như chưa bao giờ là vấn đề gây tranh cãi ở châu Á - Thái Bình Dương. Người châu Á tin tưởng chính phủ của họ sẽ làm điều đúng đắn, và họ sẵn sàng đặt lợi ích của cộng đồng lên trên quyền tự do cá nhân.
Các chuyên gia đánh giá châu Á vẫn đối mặt với nhiều rủi ro khi hầu hết các quốc gia đều chưa thể tự sản xuất vắc-xin. Nguồn cung vắc-xin của châu Á có thể sẽ bị ảnh hưởng nếu ngày càng có nhiều nước triển khai tiêm mũi tăng cường. Nhưng nhìn chung, những thành công về tiêm chủng đã tạo ra sự thay đổi rõ rệt.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sau 7 ngày số ca mắc mới COVID-19 liên tục ở trên mức 800 ca/ngày, Campuchia ngày 1/10 ghi nhận số ca mắc mới giảm mạnh, xuống mức thấp nhất kể từ trung tuần tháng 4 vừa qua, với trên 200 ca.
Trong thông cáo ngày 1/10, Bộ Y tế Campuchia xác nhận có 232 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua, trong đó có 45 ca nhập cảnh, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này kể từ đầu dịch đến nay lên 112.883 ca. Bộ Y tế Campuchia cũng ghi nhận thêm 17 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số lên 2.336 người.
Lần đầu tiên số ca nhiễm mới COVID-19 theo số liệu do Chính phủ Campuchia cung cấp có ghi chú kết quả xét nghiệm PCR. Đây có thể là cách mới thống kê số ca mắc COVID-19 tại Campuchia.
Ngày 30/9, tỉnh Siem Reap của Campuchia đã dỡ bỏ Vùng Đỏ. Ngày 1/10, tỉnh Oddar Meanchey cũng bỏ phân giới Vùng Đỏ và Vùng Vàng đậm. Tuy nhiên, chính quyền Siem Reap cảnh báo có thể nối lại phong tỏa và thiết lập lại Vùng Đỏ nếu người dân không tuân thủ hướng dẫn an toàn phòng dịch.
Lo ngại kỳ nghỉ Lễ Pchum Ben kéo dài 3 ngày, từ 5 - 7/10 tới, có thể làm tăng tình trạng lây nhiễm COVID-19, Bộ Y tế Campuchia đã đưa ra cảnh báo việc lơ là thực hiện các biện pháp phòng dịch có thể dẫn đến mất kiểm soát tình hình. Người phát ngôn Bộ Y tế Campuchia khuyến cáo người dân về thăm gia đình nhân dịp nghỉ lễ này nên ở yên trong nhà và nếu đi đến điểm du lịch chỉ nên đi với người trong gia đình, tránh đi chung với những người khác trên cùng phương tiện.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Mới đây, hãng dược phẩm Takeda của Nhật Bản đã lên tiếng cho biết: Lô vaccine Moderna bị nhiễm tạp chất kim loại là do lỗi ở con người. Hiện các liều vaccine này đã bị thu hồi.
Theo thông tin từ Reuters, vấn đề nảy sinh từ "thao tác đóng ống không đúng và do lỗi ở con người, cụ thể là nhìn nhầm khoảng cách 1mm cần thiết giữa bánh răng và nút chặn" của máy đóng nắp ống vaccine.
Ảnh: Reuters
Trước đó, đơn vị chịu trách nhiệm nhập khẩu và phân phối vaccine ở Nhật Bản Takeda và Moderna cho biết, một nhà sản xuất Tây Ban Nha đã phát hiện tạp chất trong một số ống vaccine hồi tháng 7 nhưng sản phẩm từ lô sản xuất đó vẫn được vận chuyển tới Nhật Bản.
Nhật Bản hồi tháng 8 đã phải ngừng sử dụng 3 lô vaccine Moderna với 1,63 triệu liều vì phát hiện tạp chất. Moderna đã tiến hành điều tra phối hợp với Takeda và nhà sản xuất Tây Ban Nha Rovi, nơi vận hành cơ sở gây nhiễm tạp chất.
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, ngày 1/10, cơ quan quản lý dược phẩm Malaysia đã phê duyệt có điều kiện đối với việc sử dụng vaccine CoronaVac ngừa COVID-19 của công ty dược phẩm Sinovac Biotech (Trung Quốc) cho lứa tuổi từ 12-17.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng Sinovac Biotech (Trung Quốc). Ảnh: AFP/TTXVN
Quan chức cấp cao Bộ Y tế Malaysia, ông Noor Hisham Abdullah nêu rõ việc sử dụng vaccine CoronaVac ưu tiên các đối tượng không có vấn đề về sức khỏe và không có bệnh nền, trong khi chờ nghiên cứu thêm về vaccine này.
Tháng 7 vừa qua, Malaysia thông báo ngừng sử dụng vaccine của Sinovac do hết nguồn cung và nước này có đủ các loại vaccine khác cho chương trình tiêm chủng toàn quốc. Tuy nhiên, ngày 27/9 vừa qua, Bộ Ngoại giao Malaysia cho hay Trung Quốc đã đồng ý viện trợ thêm 1 triệu liều vaccine của Sinovac.
Trong những tháng gần đây, Malaysia đã đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine ngừa COVID-19. Hiện 72,1% dân số nước này đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine. 62% đã tiêm đủ hai mũi. Riêng trong ngày 30/9 có 329.163 mũi vaccine đã được tiêm.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 1/10, Nhật Bản chính thức dỡ bỏ hoàn toàn tình trạng khẩn cấp áp dụng tại thủ đô Tokyo và 18 tỉnh tại nước này, đồng thời dỡ bỏ tình trạng bán khẩn cấp tại các vùng còn lại trên cả nước.
Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 4/2021, toàn bộ 47 tỉnh tại Nhật Bản không phải áp dụng lệnh tình trạng khẩn cấp ở bất kỳ hình thức nào. Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch nới lỏng từng bước các biện pháp hạn chế để nối lại các hoạt động kinh tế và xã hội song song với các biện pháp phòng chống làn sóng dịch bệnh COVID-19 tiếp theo. Khi lệnh tình trạng khẩn cấp dần được dỡ bỏ, lĩnh vực du lịch của Nhật Bản cũng có dấu hiệu khởi sắc với số lượng đặt chỗ các chương trình du lịch trong nước bắt đầu tăng, trong khi các nhà hàng và các công viên chủ đề chuẩn bị đón số lượng khách dự kiến sẽ tăng.
Người dân di chuyển trên đường phố tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 28/9/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Các bác sĩ ở Idaho, Mỹ đang van nài các sản phụ tiêm vaccine Covid-19 vì tỷ lệ chết non, mẹ tử vong nhiều khả năng liên quan tới SARS-CoV-2 gia tăng.
Theo WaPo, trong hội thảo mới đây, nhiều bác sĩ ở Idaho cho rằng, tỷ lệ nhiễm virus tăng cao ở bang này đang dẫn tới các biến chứng khi mang thai, sinh non và làm nhiều sản phụ mắc bệnh nghiêm trọng.
Ảnh: Reuters
"Chúng tôi đã mất đi nhiều đứa trẻ, nhiều bà mẹ và điều đó thực sự kinh hoàng", giám đốc Hệ thống Y tế St.Luke's chia sẻ.
"Chúng tôi đang van nài và khẩn cầu tất cả các bà mẹ và gia đình tin tưởng vào chúng tôi và tin vào thông tin mà chúng tôi đưa ra cho họ, rằng mọi thứ chúng ta có theo như dữ liệu đều an toàn khi chủng ngừa trong giai đoạn mang thai".
Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ khuyến cáo phụ nữ mang thai "hành động nhanh chóng", tiêm vaccine phòng Covid-19.
Phó thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký quyết định số 1644/QĐ-TTg ngày 30-9-2021 về kinh phí mua, vận chuyển và tiếp nhận 5 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 Abdala do Trung tâm Kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học Cuba sản xuất.
Vắc xin phòng COVID-19 Abdala - Ảnh: AFP
Quyết định nêu rõ, sử dụng kinh phí từ Quỹ vắc xin phòng COVID-19 Việt Nam để mua, vận chuyển và tiếp nhận 5 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 Abdala do Trung tâm Kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học Cuba sản xuất như đề nghị của Bộ Y tế.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính xuất quỹ theo quy định.
Vắc xin Abdala có liệu trình tiêm 3 mũi, khoảng cách giữa các mũi là 14 ngày. Cuba cho biết vắc xin này đạt hiệu quả 92,28% trong ngăn ngừa COVID-19 có triệu chứng.
----------
Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài đầy đủ từ nguồn:
Thử nghiệm lâm sàng về tiêm cùng lúc vaccine cúm, Pfizer và AstraZeneca chỉ báo cáo các tác dụng phụ từ nhẹ đến trung bình.
Một liều vaccine cúm. Ảnh: AFP
The Guardian ngày 30.9 đưa tin, kết quả thử nghiệm lâm sàng đầu tiên điều tra việc tiêm cùng lúc vaccine cúm và vaccine COVID-19 cho thấy, vaccine ngừa cúm có thể tiêm cùng lúc với vaccine COVID-19 Pfizer hoặc AstraZeneca.
Một số người gặp phải nhiều tác dụng phụ hơn khi kết hợp mũi tiêm phòng cúm và COVID-19. Các tác dụng phụ phổ biến nhất bao gồm đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi tạm thời, nhức đầu hoặc đau cơ.
Các xét nghiệm máu của các tình nguyện viên thử nghiệm cho thấy không có tác động tiêu cực đến các phản ứng miễn dịch đối với vaccine cúm hoặc COVID-19 khi các mũi này được tiêm lần lượt.
----------
Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài đầy đủ từ nguồn:
Bộ Y tế Singapore thông báo có 2.478 ca mắc COVID-19 mới trong ngày 30/9, mức cao nhất kể từ khi dịch bệnh xuất hiện tại quốc đảo này.
Singapore đặt hạn chế không quá 2 người trong nhà hàng. Nguồn: Reuters
Trong ngày 30/9 cũng có 2 trường hợp tử vong do COVID-19. Như vậy, trong 3 ngày qua, số ca mắc mới tại Singapore liên tục lập mốc cao nhất từ trước tới nay.
Các ca mắc mới tăng nhanh gần đây sau khi Singapore nới lỏng các hoạt động hạn chế dịch bệnh, với hơn 80% dân số Singapore đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, trong tuần này Singapore tiếp tục phải áp đặt các hạn chế như giới hạn không được tụ tập quá 2 người và yêu cầu người dân làm việc tại nhà./.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Khi Covid-19 bùng phát vào năm ngoái, công ty của Travis Warner trở nên bận rộn hơn bao giờ hết khi người dân bỗng nhiên phải làm việc ở nhà. Warner chuyên lắp đặt mạng và hệ thống video ở Texas.
Travis Warner và nhân viên đã áp dụng các biện pháp cẩn trọng như đeo khẩu trang và giãn cách. Nhưng việc đến nhà khách hàng mỗi ngày đồng nghĩa với nguy cơ lây nhiễm tăng cao.
Anh Travis Warner
Tháng 6/2020, một nhân viên dương tính với virus SARS-CoV-2 và điều này khiến Warner cùng vợ anh phải lùng tìm xét nghiệm.
Vì năng lực xét nghiệm có hạn vào thời điểm đó, họ lái xe từ nhà ở Dallas tới một phòng cấp cứu ở Texas để test PCR và xét nghiệm nhanh kháng nguyên.
Nhận được kết quả âm tính, Warner thở phào và quay trở lại công việc. Nhưng rồi hóa đơn được gửi tới với tổng số tiền là 56.384 USD (tương đương 1,3 tỷ đồng), trong đó phí xét nghiệm PCR lên tới 54.000 USD (tương đương hơn 1,2 tỷ đồng).
Theo trang NPR, trong suốt đại dịch Covid-19 ở Mỹ vẫn thi thoảng xuất hiện những câu chuyện về giá xét nghiệm tăng cao. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chính sách y tế cho rằng hóa đơn của Warner là "quá đà".
Dù vậy, hóa đơn này là hợp pháp. Giống như nhiều nơi ở Mỹ, với xét nghiệm Covid-19 thì đơn giá các nhà cung cấp đưa ra không có mức trần, Loren Adler từ trung tâm Brookings chia sẻ.
Hiện nay vì các nhà lập pháp lo ngại người dân sẽ tránh đi xét nghiệm vì sợ tốn nhiều tiên nên họ đã thông qua luật yêu cầu bên bảo hiểm chi trả cho các xét nghiệm ở Mỹ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình yêu cầu các cơ quan tăng cường giám sát những phòng thí nghiệm nghiên cứu các mầm bệnh nguy hiểm trên cả nước, cho rằng an ninh sinh học là một phần quan trọng của an ninh quốc gia.
Phòng thí nghiệm bên trong Viện Virus học Vũ Hán -AFP
Ông Tập nhấn mạnh phải tăng cường giám sát các phòng thí nghiệm có những mầm bệnh nguy hiểm, gồm việc xử lý mẫu thí nghiệm, động vật và rác thải. Đồng thời, nhà lãnh đạo yêu cầu thực thi nghiêm ngặt quy trình đánh giá đạo đức.
Theo South China Morning Post, những phát biểu của ông Tập gợi ý rằng giới lãnh đạo Trung Quốc nhận thấy nguy cơ từ các tai nạn phòng thí nghiệm.
Trong phiên thảo luận, ông Tập cũng cho rằng cần thúc đẩy việc truy tìm nguồn gốc virus gây Covid-19 nhưng phải dựa trên nguyên tắc khoa học. Ông kêu gọi cải thiện hệ thống cảnh báo sớm các bệnh truyền nhiễm mới nổi và hợp tác tốt hơn với quốc tế về an toàn sinh học.
----------
Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài đầy đủ từ nguồn:
Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn ThaiBev Thapana Sirivadhanabhakdi đã đánh giá cao các biện pháp kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ Việt Nam, đồng thời thể hiện sự đoàn kết và chia sẻ với nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến chống COVID-19.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Phan Chí Thành ngày 29/9 đã có buổi làm việc với Tập đoàn đồ uống hàng đầu Thái Lan - ThaiBev để trao đổi về các biện pháp thúc đẩy đầu tư của tập đoàn tại Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Tập đoàn ThaiBev tặng Chính phủ Việt Nam 3 triệu khẩu trang phẫu thuật cao cấp do tập đoàn sản xuất, trị giá khoảng 10 tỷ VND. Ảnh: TTXVN phát
Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc tập đoàn ThaiBev Thapana đã cập nhật về chiến lược đầu tư của ThaiBev tại Việt Nam và các biện pháp duy trì sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh.
Ông Thapana khẳng định ThaiBev cam kết mạnh mẽ tiếp tục đầu tư tại Việt Nam trong dài hạn, không chỉ tập trung trong lĩnh vực đồ uống, mà còn trong lĩnh vực nông nghiệp, bất động sản, du lịch, tài chính bảo hiểm.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Hôm qua, tại một cuộc họp của Hội đồng Giám hộ trong lĩnh vực xã hội, Phó Thủ tướng Nga Tachiana Golikova thông báo, nước này lại bước vào giai đoạn khó khăn. Tỷ lệ mắc bệnh Covid-19 đang tăng lên. Bà đề nghị mọi người cẩn thận, tuân thủ tất cả các biện pháp hạn chế, chăm sóc bản thân và những người thân yêu của mình.
Cũng trong ngày 30/9, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết, tình hình dịch Covid-19 ở Nga đang căng thẳng, trong hai tuần qua số người nhập viện đã tăng 25%.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Trong một bài viết trên báo Los Angeles Times ngày 29/9, các tác giả Bài viết David Heymann, Ashish Jha và Edward Kelley đã trích dẫn lời phát biểu này của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon hồi tháng 4/2015 trước các nhà lãnh đạo thế giới về cuộc khủng hoảng dịch Ebola ở Tây Phi.
Các nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ bắt đầu ca trực tại một trung tâm điều trị Ebola ở Beni, Congo, hồi tháng 7/2019. Ảnh: AP
Nhóm tác giả chỉ ra thêm rằng, tại hội nghị Covid-19 tuần trước, khi Tổng thống Joe Biden và nhóm của ông yêu cầu các nguyên thủ quốc gia và các lãnh đạo ngành công nghiệp hãy đưa ra cam kết mới để chấm dứt đại dịch Covid-19, họ dường như đã quên đi chính vấn đề mà ông Ban Ki-moon đã nêu ra 6 năm trước: dặm đường cuối cùng.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ít nhất 3 loại thuốc kháng virus trị Covid-19 đầy hứa hẹn đang được thử nghiệm lâm sàng, theo đài ABC News (Mỹ) hôm 29-9.
Các ứng viên hàng đầu này là Molnupiravir của 2 hãng Merck và Ridgeback Biotherapeutics (đều của Mỹ), PF-07321332 của hãng Pfizer (Mỹ) và AT-527 của Atea Pharmaceuticals (Mỹ) và Roche (Thụy Sĩ). Ông Carl Dieffenbach, chuyên gia tại Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ, cho biết kết quả thử nghiệm của 3 loại thuốc dạng viên uống nói trên sẽ được công bố trong vài tháng tới.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Các dãy nhà trong khu cách ly. (Ảnh: CNN)
Khi các quốc gia trên thế giới bắt đầu mở cửa biên giới và nới lỏng hạn chế, Trung Quốc lại tăng cường chiến lược không COVID-19. Ví dụ mới nhất là khu cách ly 5.000 phòng trị giá 260 triệu USD dành cho khách nhập cảnh sắp được khai trương ở Quảng Châu.
Khu cách ly này gồm nhiều dãy nhà 3 tầng được xây theo lối kiến trúc truyền thống của Trung Quốc, "trải dài trên khu đất rộng tương đương diện tích 46 sân vận động", theo CNN. Chỉ mất 3 tháng để khu đất hoang vu ở ngoại ô này trở thành khu nhà cách ly quy mô lớn.
Tổ hợp này sẽ thay thế các khách sạn được chỉ định để làm nơi cách ly cho những du khách quốc tế từ nước ngoài, nhằm giảm tiếp xúc của người dân địa phương đối với những người có thể mang bệnh từ bên ngoài vào.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Molnupiravir có thể có hiệu quả với bất cứ biến thể nào
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy Molnupiravir - một loại thuốc kháng virus SARS-CoV-2 dạng uống đang thử nghiệm của hãng Merck & Co - có thể có hiệu quả đối với bệnh nhân nhiễm bất cứ biến thể nào của virus SARS-CoV-2, kể cả biến thể Delta có mức độ lây nhiễm cao.
Kết quả này được các nhà nghiên cứu trình bày tại hội nghị thường niên trực tuyến IDWeek 2021 của các tổ chức bệnh truyền nhiễm vào ngày 29-9.
Sự thay đổi số phận tế bào
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu tại Trường Y Weill Cornell Medicine ở New York cho biết khi virus SARS-CoV-2 nhiễm vào các tế bào, nó không chỉ làm suy yếu hoạt động của tế bào mà còn có thể làm thay đổi chức năng của tế bào.
Ví dụ khi các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy bị nhiễm virus SARS-CoV-2, chúng không chỉ sản xuất ít insulin hơn bình thường mà còn bắt đầu sản xuất glucose và các enzyme tiêu hóa, vốn không phải là chức năng của các tế bào này.
Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vắc xin COVID-19 cho người dân tại một trung tâm tiêm chủng ở Surabaya, Indonesia ngày 30-9 - Ảnh: AFP
Một số gene nhất định có thể bảo vệ người mắc COVID-19
Một nghiên cứu của Đại học Sao Paulo (Brazil), công bố trên tạp chí Frontiers in Immunology hôm 28-9, tập trung vào các cặp vợ chồng đều phơi nhiễm với COVID-19, nhưng chỉ có một người nhiễm bệnh. Nghiên cứu này giúp làm rõ tại sao một số người có khả năng chống chọi tự nhiên với virus SARS-CoV-2.
Các nhà nghiên cứu cho rằng các trường hợp như vậy rất hiếm.
Kết quả cho thấy những người chống chọi tốt với virus thường có các gene góp phần kích hoạt hiệu quả hơn các tế bào tiêu diệt tự nhiên (gọi là tế bào NK), vốn là một phần của phản ứng ban đầu của hệ miễn dịch với mầm bệnh.
Khi các tế bào NK được kích hoạt đúng, chúng có thể nhận biết và phá hủy các tế bào bị nhiễm virus, ngăn chặn bệnh phát triển.
------------
Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài viết đầy đủ từ nguồn:
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 30/9, thế giới ghi nhận tổng cộng 234.240.846 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.791.252 ca tử vong. Trên 211,04 triệu bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục trong khi vẫn còn trên 18,4 triệu bệnh nhân đang điều trị.
Tại khu vực Đông Nam Á, tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Lào, Malaysia, Campuchia, Singapore, Hàn Quốc.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN
Malaysia ghi nhận thêm 12.735 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca bệnh ở nước này lên 2.245.695. Theo Bộ trưởng Nội vụ Hamzah Zainudin, Malaysia vẫn đang ở giai đoạn coi COVID-19 là đại dịch và việc nước này có sẵn sàng chuyển sang giai đoạn coi COVID-19 là bệnh đặc hữu hay không dựa trên quyết định của Bộ Y tế.
Tại Campuchia, nước này có thêm 978 ca mắc mới và 17 ca tử vong, nâng tổng số ca bệnh đến nay lên 112.651 ca, trong đó có 2.319 ca tử vong.
Singapore cũng ghi nhận thêm 2.268 ca mắc mới COVID-19, cao hơn mức kỷ lục ghi nhận 1 ngày trước đó 32 ca. Như vậy, trong 2 ngày qua, số ca mắc mới tại Singapore liên tục lập mốc cao nhất từ trước tới nay. Tình hình dịch bệnh tại Singapore diễn biến phức tạp trong bối cảnh nước này vừa nới lỏng các hạn chế sau khi được ghi nhận là một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng cao trong khu vực và thế giới, với hơn 80% dân số đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Tại châu Âu, Nga và Ukraine ghi nhận số ca tử vong và ca mắc tăng mạnh. Cụ thể, Nga ghi nhận thêm 867 ca tử vong do COVID-19 - cao nhất từ trước tới nay, và 23.883 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca bệnh lên 7.511.026 ca, trong đó có 207.255 ca tử vong.
Ukraine cũng ghi nhận số ca mắc mới tăng mạnh với 11.757 ca mắc mới. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 4 vừa qua, số ca mắc mới tại Ukraine tăng gần 12.000 ca/ngày. Nước này cũng ghi nhận thêm 194 ca tử vong.