*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Diễn biến khó lường được ghi nhận tại tâm dịch Indonesia. Trong khi đó, Trung Quốc phải chống chọi với làn sóng ca nhiễm gia tăng sau thời gian "sạch" Covid.
Ngày 30/7, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho biết nước này đang phối hợp cùng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhằm đạt được những bước cuối cùng trong việc chuẩn bị xây dựng Trung tâm sản xuất vaccine ngừa COVID-19 toàn cầu tại quốc gia Đông Nam Á này.
Bộ trưởng Budi cho biết dự kiến trung tâm này sẽ sản xuất vaccine dựa trên công nghệ DNA và mRNA. Việc lựa chọn các công nghệ này là do hệ thống y tế toàn cầu cần phát triển sản xuất cả hai công nghệ này trong hoạt động sản xuất vaccine ngừa COVID-19.
Trước đó, sáng kiến đưa Indonesia trở thành trung tâm sản xuất vaccine của khu vực và thế giới đã được Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi đề xuất tại cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị hồi tháng 4/2021. Bắc Kinh đã bày tỏ sự ủng hộ với đề xuất trên, đồng thời cam kết hỗ trợ Jakarta thực hiện sáng kiến này.
Một tài liệu nội bộ của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết biến thể Delta lây lan dễ dàng như các bệnh sởi, thuỷ đậu.
Chủng virus Delta có khả năng lây lan rất nhanh.
Tài liệu - được trình bày dưới dạng slide thuyết trình - đề cập đến những thông tin chưa từng công bố. Trong đó, CDC cho biết biến thể Delta có khả năng lây lan tương tự bệnh thuỷ đậu. Trung bình mỗi người nhiễm biến thể Delta sẽ lây nhiễm cho tám hoặc chín người khác. Trong khi đó, virus SARS-CoV-2 đời đầu chỉ có khả năng lây lan tương đương bệnh cảm cúm, trung bình mỗi người nhiễm bệnh sẽ truyền virus cho khoảng hai người khác. Chỉ số này gọi là R0.
Giám đốc CDC - bác sĩ Rochelle Walensky đã xác nhận tính xác thực của tài liệu được tiết lộ lần đầu bởi tờ Washington Post.
"Không có nhiều căn bệnh mà R0 lên tới tám hoặc chín. Tôi nghĩ mọi người cần hiểu rằng chúng tôi không hề nói quá. Đây thực sự là vấn đề nghiêm trọng", bà Walensky nói. "Đó là một trong những loại virus dễ lây lan nhất mà chúng tôi từng biết, tương tự bệnh sởi, bệnh thuỷ đậu."
Trước đó hôm thứ Ba, bà Walensky cho biết CDC khuyến nghị ngay cả những người đã tiêm phòng đầy đủ vẫn nên đeo khẩu trang ở những nơi có khả năng lây lan virus cao.
Tài liệu của CDC cũng ghi rõ vắc xin sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh nặng và nguy cơ tử vong gấp 10 lần, đồng thời giảm nguy cơ nhiễm bệnh gấp ba lần.
Chiều 30/7, trong cuộc tiếp Đại sứ Rumania Cristina Romila đến chào xã giao, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị lãnh đạo và chính phủ Ruamania xem xét nhượng lại cho Việt Nam số lượng vắc-xin dôi dư nhiều và sớm nhất có thể.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thay mặt Chính phủ Việt Nam trân trọng cảm ơn Chính phủ Rumania đã tặng 100.800 liều vắc-xin Astra Zeneca cho Việt Nam, khẳng định đây là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước và tình cảm chân thành, sự gắn bó sâu sắc giữa hai dân tộc.
Thủ tướng bày tỏ tin tưởng sự hỗ trợ kịp thời và quý báu mà Rumania dành cho Việt Nam chắc chắn sẽ góp phần thiết thực vào công cuộc phòng chống dịch bệnh COVID-19 của Việt Nam.
Thủ tướng đề nghị Lãnh đạo và chính phủ Rumania xem xét nhượng lại cho Việt Nam số lượng vắc-xin dôi dư nhiều và sớm nhất có thể. Đại sứ Rumania khẳng định sẽ chuyển ngay đề nghị này của Chính phủ Việt Nam đến các lãnh đạo cấp cao của Rumania để xem xét quyết định một cách tích cực.
Bài viết được tham khảo từ https://tienphong.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn
Một ổ dịch COVID-19 ở thành phố Nam Kinh thuộc tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) đã lây lan sang 5 tỉnh và thủ đô Bắc Kinh, buộc hàng trăm nghìn người phải sống trong cảnh phong tỏa trong bối cảnh giới chức nước này đang nỗ lực dập dịch.
Trung Quốc từng được xem là một trong những nước đạt thành công trong việc đẩy lùi dịch COVID-19. Tuy nhiên, quốc gia này đang đối mặt với đợt bùng phát dịch mới COVID-19 nghiêm trọng do sự xuất hiện của biến thể Delta.
Tính tới ngày 30/7, thành phố Nam Kinh đã ghi nhận tổng cộng 184 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng kể từ khi 9 nhân viên vệ sinh ở sân bay quốc tế Lộc Khẩu Nam Kinh có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Ít nhất 206 ca mắc trên toàn quốc có liên quan đến ổ dịch ở Nam Kinh, vốn được giới chức xác nhận là các trường hợp nhiễm biến thể Delta có khả năng lây lan cao.
Báo South China Morning Post đưa tin cụm dịch bùng phát từ sân bay quốc tế Lộc Khẩu Nam Kinh đã lây nhiễm cho hơn 200 người, trong đó có ít nhất 30 người ở 15 thành phố, bao gồm cả Bắc Kinh và Tứ Xuyên.
Ngày 30/7, cơ quan y tế thành phố Nam Kinh – thủ phủ tỉnh Giang Tô cho biết một chuyến bay từ Nga đã được xác định là nguồn gốc dẫn đến đợt lây nhiễm đại dịch COVID-19 mới nhất ở thành phố này. Các nhân viên sân bay bị nhiễm bệnh khi làm vệ sinh khoang máy bay.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày 29/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN.
Chính quyền địa phương cho biết, thành phố đã phát hiện trình tự gen của các bệnh nhân là nhân viên vệ sinh tại Sân bay Quốc tế Nam Kinh Lộc Khẩu phù hợp với các ca bệnh nhập cảnh trên chuyến bay mang số hiệu CA910, từ Nga đến Nam Kinh vào ngày 10/7.
Truyền thông Trung Quốc đưa tin, kể từ tháng 6 năm ngoái, khi Trung Quốc áp dụng các biện pháp "ngắt mạch" đối với các chuyến bay đến bị phát hiện có ca nhiễm COVID-19, chuyến bay CA910 đã bị đình chỉ 10 lần vì chở các hành khách có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Riêng trong tháng 7, chuyến bay này đã bị đình chỉ ba lần. Trong 10 chuyến bay bị áp dụng biện pháp "ngắt mạch", CA910 đã vận chuyển tổng cộng 69 bệnh nhân COVID-19 từ Moskva đến các thành phố của Trung Quốc bao gồm Nam Kinh, Thiên Tân và Trịnh Châu.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Nam Kinh (CDC Nam Kinh) dẫn thông cáo báo chí hôm 30/7 cho biết nhân viên vệ sinh rất có thể đã bị nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 do không tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu bảo vệ cá nhân trong khi hoàn thành quá trình làm sạch sau chuyến bay CA910.
Bài viết được tham khảo từ https://baotintuc.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn
Straits Times ngày 30/7 dẫn thông báo của Tiến sĩ Sean Tucker - Người đứng đầu mảng khoa học của Vaxart có trụ sở tại San Francisco, Mỹ khẳng định, vaccine được điều chế dưới dạng viên uống sẽ giải quyết được mọi thách thức về việc lưu trữ và vận chuyển khó khăn hiện nay.
Tiến sĩ Sean Tucker.
Ông Tucker hy vọng, vaccine dạng uống mới sẽ tạo nên bước đột phá trong việc thực hiện chiến dịch chủng ngừa ở các khu vực thời tiết nóng ẩm, thiếu nguồn lực cơ sở hạ tầng. Hiện nay, sản phẩm của Vaxart đang thử nghiệm giai đoạn 2.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine tại một trung tâm tiêm chủng ở thủ đô Kuala Lumpur ngày 5/5. Ảnh: Reuters.
Vào một ngày đầu tháng 7, Mandy Lam vừa chuẩn bị dùng bữa tối thì nhận được thông báo được đặt lịch hẹn tiêm chủng trên ứng dụng di động.
Nhưng lúc đó đã là 19h, trong khi thời gian Lam được đặt lịch là 18h. Không mảy may suy nghĩ, nữ giám đốc truyền thông vội vã lên đường đến trung tâm tiêm vaccine, cách nhà cô khoảng 45 phút lái xe.
"Tôi lái xe điên cuồng để tới trung tâm vì tôi được biết nó sẽ đóng cửa vào khoảng 20h", Lam kể.
Khi đến nơi, tay cô run lên vì căng thẳng xen lẫn hồi hộp. Cô liên tục cầu nguyện mình sẽ nhận được mũi tiêm đầu tiên trước khi trung tâm đóng cửa. Cuối cùng, mong ước của Lam đã thành hiện thực.
"Nếu tôi không lao đến đây, ai biết bao giờ tôi mới lại đủ điều kiện, có thể phải đợi đến tận năm sau? Vì thế, tôi thà đến trễ theo lịch hẹn còn hơn không chớp lấy cơ hội", Lam nói.
Mời quý độc giả bấm vào link để đọc bài đầy đủ:
Ngồi trong phòng bệnh tại Baton Rouge, bang Louisiana, Mỹ, Aimee Matzen luôn cảm thấy khó thở và mệt mỏi sau khi mắc Covid-19. "Bây giờ khi phải vào đây, tôi rất tức giận với chính bản thân mình bởi vì tôi đã không tiêm phòng", Aimee Matzen tâm sự trong lúc cố gắng thở từng hơi thở sâu và khó nhọc.
Bệnh nhân Aimee Matzen, 44 tuổi. Ảnh: CNN
Louisiana là một trong những bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất nước Mỹ. Ước tính chỉ có 37% dân số được tiêm phòng đầy đủ tính đến ngày 28/7, dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cho biết, Louisiana đứng thứ 5 trong danh sách những bang có tỷ lệ tiêm chủng dưới 38%. Trong tháng 7 này, hệ thống y tế lớn nhất của bang, Ochsner, đã chứng kiến sự gia tăng 700% số bệnh nhân so với tháng 6 vừa qua và tăng 75% so với tuần trước, các quan chức Louisiana cho biết trong một cuộc họp báo.
Warner Thomas, Giám đốc điều hành của Ochsner lưu ý, phần lớn các bệnh nhân, chiếm 88%, đều chưa tiêm vaccine. "Đó là những người mà chúng tôi thấy phần lớn phải nhập viện".
Bệnh nhân Matzen cho biết, cô không phản đối việc tiêm vaccine ngừa Covid-19, chỉ là cô chưa quan tâm đến điều đó. Mỗi khi có ý định đi tiêm, "một cái gì đó sẽ ngăn trở", Matzen nói. "Tôi có cảm giác là nếu tôi được tiêm phòng, tôi sẽ không phải nhập viện".
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) ngày 30/7 đưa tin, các biện pháp kiểm soát Covid-19 của Trung Quốc đứng trước sức ép căng thẳng sau khi cụm lây nhiễm do biến thể Delta ở sân bay Lộc Khẩu của thủ phủ Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, bị cho là đã lây lan và dẫn đến các vụ lây nhiễm ở 15 thành phố khác trên cả nước chỉ trong 1 tuần.
Phòng thí nghiệm tạm thời được dựng lên để phục vụ xét nghiệm Covid-19 ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc (Ảnh: AFP)
Giới chức Trung Quốc xác nhận biến thể Delta là nguyên nhân của đợt lây nhiễm nguy hiểm này.
Biện pháp quản lý kém hiệu quả được cho là tác nhân làm bùng ổ dịch ở sân bay Lộc Khẩu, với khả năng liên hệ đến các chuyến hàng quốc tế đến đây vào 2 tuần trước.
Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc (CCDI), cơ quan chống tham nhũng quyền lực hàng đầu của nước này với sự hậu thuẫn từ chính Chủ tịch Tập Cận Bình, phát đi thông cáo ngày 28/7, nhấn mạnh: "Sân bay [Lộc Khẩu] đối mặt với những vấn đề như tình hình giám sát nghèo nàn và quản lý yếu kém, cũng như các biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa đã không được thực thi hiệu quả."
Mời quý độc giả bấm vào link để đọc bài đầy đủ:
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ cho biết biến thể Delta của virus SARS- CoV-2 đang xuất hiện khắp nước Mỹ có khả năng khiến bệnh nhân chuyển bệnh nặng và lây lan dễ dàng như virus gây bệnh thủy đậu.
Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại một bệnh viện ở California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tài liệu nội bộ dự kiến công bố trong ngày 30/7, CDC Mỹ đưa ra những số liệu cho thấy những người đã tiêm đủ vaccine vẫn có thể lây truyền biến thể Delta với cùng tỷ lệ như người chưa tiêm phòng.
Phát biểu trên chương trình của CNN, Giám đốc CDC Mỹ, Tiến sĩ Rochelle Walensky cho biết với các biến thể trước đây, người đã tiêm phòng rất hiếm khi nhiễm virus và chúng tôi không thấy nguy cơ họ truyền virus cho người khác. Tuy nhiên, các cuộc điều tra trong vài tuần qua cho thấy cả những người đã tiêm chủng, nếu tiếp xúc với biến thể Delta "cũng có thể lây truyền cho người khác". Các bệnh nhân nhiễm biến thể Delta cũng có nguy cơ chuyển bệnh nặng.
Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài đầy đủ:
Hãng dược Pfizer (Mỹ) và các đối thủ đang chạy đua sản xuất thuốc kháng virus đầu tiên có thể uống ngay khi phát hiện dấu hiệu sớm của bệnh, giúp người mắc Covid-19 tránh bệnh nặng và nhập viện.
Pfizer đã tập hợp "nhóm SWAT" gồm các nhà khoa học và nhà hóa học để xác định phương pháp điều trị tiềm năng chống lại dịch Covid-19 kể từ khi virus SARS-CoV-2 bắt đầu lan rộng khắp thế giới vào đầu năm 2020.
Tập đoàn này đã bào chế một loại vắc-xin ngừa Covid-19, đồng thời đặt mục tiêu sản xuất thêm loại thuốc có thể ngăn chặn sự lây nhiễm, tương tự cách thuốc Tamiflu được sử dụng rộng rãi để trị bệnh cúm.
Pfizer cũng nhấn mạnh những thách thức trong việc phát triển phương pháp điều trị thông qua đường uống. Không giống vắc-xin chỉ cần kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể, thuốc kháng virus hiệu quả phải ngăn chặn được virus lây lan khắp cơ thể, đồng thời tránh tác động đến các tế bào khỏe mạnh.
Nhân viên làm việc tại Công ty sản xuất dược phẩm Nhật Bản Shionogi Ảnh: SHIONOGI
TS Rajesh Gandhi, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Harvard (Mỹ), cho biết: "Chúng ta cần một loại thuốc có thể giúp mọi người không phải đến bệnh viện". Theo Reuters, Giám đốc điều hành Pfizer Albert Bourla cho biết công ty có thể xin cấp phép sử dụng khẩn cấp viên uống trị Covid-19 tại Mỹ sớm nhất là vào cuối năm nay.
Hãng dược phẩm Merck (Mỹ) cùng đối tác Ridgeback Biotherapeutics (Mỹ) gần đây cũng thông báo thuốc uống Molnupiravir điều trị Covid-19 cho bệnh nhân từ nhẹ đến trung bình đã cho kết quả đầy hứa hẹn. Hiện nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 sắp kết thúc và dự kiến kết quả được công bố vào tháng 9 hoặc tháng 10 tới.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Trung Quốc ngày 29/7 đã đề xuất một phương án mới trong việc điều tra nguồn gốc của đại dịch Covid-19, sau khi phản đối kế hoạch của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gần đây.
Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 29/7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết, nước này đã gửi một đề xuất thay thế kế hoạch của WHO về tiến hành giai đoạn 2 cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên
Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định đề xuất mới là một kế hoạch chuyên nghiệp dựa trên căn cứ khoa học, những nghiên cứu đã được thực hiện ở giai đoạn 1, đặc biệt là những nghiên cứu đã có kết luận rõ ràng, sẽ không nên thực hiện lại ở giai đoạn 2.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Biến thể Delta chứa một vài đột biến từng được thấy trong những biến thể trước đó nhưng có một số thay đổi về gen để khiến nó có thể lây lan nhanh gấp đôi.
Trong cuộc kiểm tra đầu tiên, những đột biến trong biến thể Delta dường như không đáng lo ngại. Ban đầu, biến thể Delta cũng chỉ có một vài thay đổi về gen so với chủng virus ban đầu.
Tuy nhiên, những tính toán ban đầu đã đi sai hướng.
Biến thể Delta đã trở nên nguy hiểm hơn theo nhiều cách. Thời gian ủ bệnh của nó chỉ kéo dài 4 ngày thay vì 6 ngày, khiến cho mọi người dễ bị lây nhiễm hơn. Khi đại dịch mới bùng phát, một người mắc Covid-19 trung bình lây cho 2 - 3 người khác. Hiện nay, một người nhiễm biến thể Delta có thể lây nhiễm trung bình cho 6 người.
Sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta đặc biệt gây bất ngờ bởi nó không có 2 đột biến từng khiến các biến thể trước đó trở nên đáng sợ.
Đại sứ Anh cảnh báo Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc viễn cảnh 1/2 dân số Myanmar nhiễm nCoV sau hai tuần.
Tình nguyện viên đưa thi thể bệnh nhân Covid-19 đến một nghĩa trang tại Yangon, Myanmar. Ảnh: AFP.
Đại sứ Anh tại Liên Hợp Quốc Barbara Woodward ngày 29/7 đánh giá diễn biến dịch Covid-19 tại Myanmar đang nguy cấp. Tình hình đã xấu đi nhanh chóng kể từ khi quân đội giành quyền kiểm soát chính phủ vào tháng 2.
Anh đề nghị Hội đồng Bảo an tìm cách thực thi Nghị quyết 2565 tại Myanmar, yêu cầu ngừng bắn ở những vùng xung đột nhằm đảm bảo vận chuyển an toàn vaccine Covid-19. "Cách thức chúng ta thực thi nghị quyết sẽ mang ý nghĩa sống còn", bà nhận định.
Myanmar có khoảng 54 triệu dân. Theo cảnh báo của Woodward, số người nhiễm nCoV tại nước này trong vòng hai tuần tới có thể lên tới 1/2 dân số nếu tình hình không được cải thiện.
----------------------
Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài đầy đủ đăng trên VnExpress:
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân Trung Quốc. Ảnh: STR/AFP
Tại Trung Quốc, thành phố Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô, miền Đông nước này đã phát hiện 18 ca nhiễm mới, nâng tổng số bệnh nhân được xác nhận kể từ ngày 20/7 đến nay lên 171 trường hợp, cùng với 2 trường hợp không có triệu chứng. Đợt bùng phát dịch bệnh lần này cũng được cho là đã lan sang ít nhất 13 thành phố, trong đó có thủ đô Bắc Kinh, thành phố Thành Đô – thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên (Tây Nam Trung Quốc), và thành phố Đại Liên – thủ phủ tỉnh Liêu Ninh (Đông Bắc Trung Quốc).
Các ca bệnh mới được phát hiện tại Nam Kinh hôm 28/7 đều ở xung quanh phố Lộc Khẩu thuộc quận Giang Ninh. Trong cuộc họp báo ngày 29/7, các quan chức địa phương cho biết theo kết quả điều tra dịch tễ học, con phố này đã được xếp vào nhóm nguy cơ cao. Trong số 171 bệnh nhân kể trên, 3 trường hợp được chẩn đoán trong tình trạng nguy kịch. Trong khi đó, ít nhất một trường hợp liên quan đến ổ dịch Nam Kinh cũng đã được báo cáo ở Bắc Kinh hôm 28/7.
Xét về mặt địa lý, đợt bùng phát dịch bệnh lần này được cho là có quy mô lớn nhất trong vòng 7 tháng qua, thách thức nỗ lực kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc dù thực hiện các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt như xét nghiệm hàng loạt, phong tỏa và truy vết tiếp xúc nhanh chóng. Trước tình hình dịch bệnh ở Nam Kinh diễn biến phức tạp, nhà chức trách tỉnh Giang Tô đã phải tiến hành phong tỏa hàng trăm nghìn người dân, đồng thời đóng cửa các quán cà phê-Internet, phòng tập gym, rạp chiếu phim và quán bar-karaoke, thậm chí cả thư viện tại thành phố Nam Kinh. Thành phố này cũng đã thực hiện xét nghiệm cho toàn bộ 9,2 triệu dân lần thứ 2 trong bối cảnh biến thể Delta có khả năng lây lan cao đang cản trở nỗ lực ngăn chặn đại dịch tại Trung Quốc. Hiện biến thể Delta đã lây lan ra 3 tỉnh của Trung Quốc.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Vaccine COVID-19 gây chia rẽ ở bang Missouri, Mỹ tới mức một số người ở đây phải bí mật tiêm chủng vì sợ bị phản đối từ bạn bè, gia đình theo chủ nghĩa bài vaccine.
Theo kênh CNN, Tiến sĩ Priscilla Frase tại trung tâm y tế Ozarks ở West Plains, Missouri kể: “Họ trải qua một vài chuyện khiến họ thay đổi quan điểm so với người cùng gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp. Và họ tự quyết định đi tiêm vaccine”.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại New York, Mỹ, ngày 12/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Bà Frase cho biết những người này dù tự quyết định tiêm vaccine nhưng họ không muốn phải đối mặt với áp lực hoặc giận dữ từ những người xung quanh.
Trong một video, bà Frase cho biết một dược sĩ tại bệnh viện Ozarks nói rằng có một số người tới tiêm vaccine đã cố tình cải trang diện mạo và thậm chí còn van nài đừng cho ai biết họ đã tiêm vaccine. Theo bà Frase, nếu bệnh nhân đề nghị giữ bí mật chuyện tiêm vaccine, bệnh viện cố gắng đáp ứng nhu cầu. Họ sẽ tiêm cho bệnh nhân ở nơi mà bệnh nhân cảm thấy thoải mái, ví dụ như trong ô tô riêng.
Bà Frase nói: "Không phải nhiều người có yêu cầu như vậy, nhưng người nào muốn tiêm vaccine mà muốn giữ bí mật, chúng tôi có thể giúp họ. Đó là chiến thắng".
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 29/7, người phát ngôn Bộ Y tế Indonesia, bà Siti Nadia Tarmizi cho biết nước này đã phát hiện 923 ca mắc biến thể nội địa B14662 của virus SARS-CoV-2.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại trung tâm dã chiến ở Tangerang, Indonesia, ngày 17/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo bà Nadia, biến thể này được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 11/2020 tại một số tỉnh, thành của Indonesia và đã được đưa vào danh sách "cảnh báo cần theo dõi thêm" của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Biến thể này hiện không thuộc danh sách "biến thể đáng quan ngại" (VoC, gồm Alpha, Beta, Gamma và Delta), hay danh sách "biến thể đáng quan tâm (VoI, gồm Eta, Iota, Kappa và Lambda).
--------------------
Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài đầy đủ:
Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc vừa ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên sau gần 6 tháng qua khi giới chức nước này đang khẩn trương ngăn chặn biến thể Delta lây lan ở thành phố Nam Kinh.
Theo kênh CNN, chiều 29/7, cơ quan y tế Trung Quốc cho biết có hai ca mắc COVID-19 ở Bắc Kinh là cặp vợ chồng vừa từ Hồ Nam về. Đây là tỉnh có liên quan tới ổ dịch bùng phát mới nhất ở nước này. Những người tiếp xúc gần với hai vợ chồng này đã được cách ly.
Trung Quốc ghi nhận 49 ca mắc mới ngày 29/7, trong đó có 24 ca mắc trong cộng đồng tại 3 tỉnh, nâng tổng số ca mắc liên quan chùm ca bệnh mới lên 175 ca.
Mặc dù con số thống kê nói trên giảm nhẹ so với 86 ca mắc trong ngày 28/7 – ngày ghi nhận mức tăng ca mắc mới cao nhất kể từ tháng 1, nhưng tình trạng virus lây lan liên tỉnh đang khiến lãnh đạo Trung Quốc lo lắng. Nước này đã trải qua hơn một năm có số ca mắc mới thấp và đã nối lại cuộc sống thường nhật.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 29/7 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới có 197.031.601 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.209.389 ca tử vong. Số ca được điều trị khỏi là 178.352.546 ca.
Khu vực Đông Nam Á hiện đang là tâm dịch của thế giới khi số ca mắc mới và tử vong trong ngày luôn ở mức cao kỷ lục.
Từ nhiều ngày qua, Indonesia liên tục ghi nhận số ca mắc và tử vong trong ngày cao nhất thế giới. Trong vòng 24 giờ qua, quốc gia Đông Nam Á này đã ghi nhận 43.479 ca mắc và 1.893 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc và tử vong lên lần lượt là 3.331.206 và 90.552.
Trong khi đó, tại châu Âu, "hộ chiếu sức khỏe" đang được tăng cường sử dụng tại các quốc gia. Theo đó, "chứng chỉ xanh" COVID-19 đã bắt đầu có hiệu lực ở Đan Mạch, Pháp và sắp tới là Italy, cho phép người sở hữu là những người đã được tiêm chủng, khỏi bệnh hoặc xét nghiệm âm tính, được quyền tới một số địa điểm công cộng.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây