*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Tình hình đại dịch COVID-19 trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm dịch Indonesia vẫn rất "nóng".
Ông Joe Biden cẩn thận đeo khẩu trang khi gặp nhân vật đối lập Belarus - Svetlana Tikhanovskaya tại Nhà Trắng, nhưng lại bỏ khẩu trang khi đến Pennsylvania và gặp gỡ nhiều người. Gần như không có chiếc khẩu trang nào xuất hiện tại sự kiện của ông Biden ở Allentown (bang Pennsylvania).
Hình ảnh từ sự kiện cho thấy tổng thống Mỹ không đeo khẩu trang, vô tư trò chuyện, thậm chí còn thoải mái ôm chào hỏi một số người khác cũng không đeo khẩu trang.
Tổng thống Mỹ Joe Biden trong một sự kiện ngày 28/7. Ảnh: Reuters
Việc triển khai chiến dịch tiêm chủng chậm có thể khiến Mỹ Latin trở thành tâm chấn mới của các biến thể virus SARS-CoV-2, đặc biệt khi biến thể "đáng quan tâm" Lambda đang lây lan nhanh ở khu vực này.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã dán nhãn Lambda (trước đây được gọi là C.37) là một "biến thể đáng quan tâm" sau khi nó lây lan nhanh chóng ở một số quốc gia. Hầu hết các ca mắc Covid-19 mới tại Peru đều liên quan tới biến thể Lambda. Peru ghi nhận ca nhiễm biến thể này lần đầu tiên vào tháng 8/2020.
Biến thể Lamba chiếm hơn 80% số ca nhiễm SARS-CoV-2 mới vào tháng 6 năm nay tại Peru. Đồng thời, biến thể Lambda cũng đang lây lan nhanh chóng ở Chile, Argentina, Brazil, Colombia, Ecuador và Mexico.
Nhà virus học Pablo Tsukayama và nhóm nghiên cứu của ông tại Đại học Cayetano Heredia đã tìm hiểu sự phát triển của biến thể Lambda ở Peru trong nhiều tháng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, biến thể Lambda lây lan nhanh hơn so với các biến thể mà WHO đánh giá là nguy hiểm hơn, thậm chí có thể còn phổ biến hơn biến thể Gamma đang lan rộng ở Brazil.
Châu Mỹ Latin, với hơn 1,4 triệu ca tử vong do Covid-19, có thể trở thành tâm chấn mới của các biến thể virus SARS-CoV-2. Chẳng hạn, biến thể đáng quan tâm B.1.621, có khả năng lây lan nhanh, được phát hiện lần đầu tiên ở Colombia vào tháng 1, đang ngày càng lan rộng.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tờ South China Morning Post ngày 29-7 đưa tin nhiều phụ nữ đã lên mạng xã hội báo tin rằng ngực và các hạch bạch huyết của họ bị sưng lên sau khi được chích vắc-xin Pfizer nên gọi đây là tác dụng "nở ngực".
Tuy nhiên, một phát ngôn viên của bộ y tế cho biết MedSafe thông báo đến nay chưa có báo cáo nào về việc Pfizer làm tăng kích cỡ vòng 1 và đây không phải là tác dụng phụ của vắc-xin.
Trước đó, người dùng TikTok Elle Marshall là 1 trong nhiều người khẳng định vòng 1 đã to ra sau khi được tiêm Pfizer. Trong đoạn video đạt 1,9 triệu lượt xem trên TikTok, cô Marshall cho biết vòng 1 của cô đã tăng từ cup A lên C.
Một cư dân mạng viết trên Twitter rằng: "Tôi cảm thấy ngực tôi to lên nhờ Pfizer hay tôi đang tưởng tượng thế nhỉ". "Tôi có thể xác nhận từ trải nghiệm cá nhân rằng Pfizer thật sự giúp tăng kích cỡ vòng 1" - một người khác chia sẻ.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Mỹ bỏ quy định khẩu trang vào tháng 5, nhưng chưa đầy ba tháng sau phải khôi phục biện pháp này vì đối mặt biến chủng Delta dễ lây lan.
Sử dụng khẩu trang để ngăn ngừa lây nhiễm nCoV từ lâu là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Trong khi khẩu trang được sử dụng rộng rãi tại châu Á, các nước phương Tây tỏ ra chần chừ với khuyến nghị này.
Khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) thông báo hướng dẫn mới vào tháng 5, trong đó nêu rõ người đã tiêm chủng không cần đeo khẩu trang cả ở trong nhà và bên ngoài, Mỹ đã ghi mình vào danh sách những nước phương Tây muốn bỏ quy định khẩu trang trước khi đại dịch kết thúc, dù hiệu quả của biện pháp ngừa dịch này đã được chứng minh rõ ràng.
Chưa đầy ba tháng sau, ngày 27/7, CDC Mỹ một lần nữa thông báo thay đổi hướng dẫn về khẩu trang, khuyến nghị tất cả người Mỹ đeo khẩu trang trong không gian kín ở nơi công cộng. Thay đổi được đưa ra khi dữ liệu cho thấy người đã tiêm chủng vẫn có nguy cơ nhiễm biến thể Delta với tải lượng virus cao như người chưa tiêm chủng.
Giới chuyên gia cho rằng việc đảo ngược khuyến nghị của CDC không dễ dàng.
---------------------
Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài đầy đủ đăng tải trên Vnexpress:
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
"Việt Nam đang cố gắng đẩy nhanh việc triển khai vaccine. Theo số liệu của Bộ Y tế, Việt Nam cho đến nay đã nhận được hơn 10,7 triệu liều vắc xin và đang chờ thêm hàng triệu liều nữa thông qua Covax. Họ cũng đang đàm phán với các nhà sản xuất nước ngoài khác nhau để chuyển giao công nghệ vaccine, sản xuất vaccine trong nước và cho đến nay đã sản xuất một lô thử nghiệm Sputnik V của Nga", South China Morning Post viết.
Bà Bích Trần, Trợ lý tại Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington cho biết: "Điểm sáng chính là chính sách đối ngoại của Việt Nam, khi đã tặng khẩu trang và trang thiết bị y tế cho các nước khác từ khi mới bắt đầu đại dịch".
"Đổi lại, một số quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh và Đức, đã cung cấp hoặc hứa sẽ cung cấp cho Việt Nam hàng triệu liều vaccine phòng ngừa Covid-19" - bà Bích nói.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ổ dịch mới ở Trung Quốc bắt đầu sau khi 9 nhân viên làm việc ở sân bay của thành phố Nam Kinh được phát hiện mắc Covid-19 ngày 20/7 trong một đợt xét nghiệm thường xuyên. Chùm ca mắc này nhanh chóng lan rộng ra những người tiếp xúc gần với họ và sau đó là một số địa điểm khác, dẫn đến hơn 150 ca mắc mới được ghi nhận ngày 28/7. Đây là một trong những đợt bùng phát lớn nhất của Trung Quốc kể từ làn sóng dịch bệnh vào mùa đông ở khu vực đông bắc với hơn 2.000 ca.
Các nhà chức trách Trung Quốc xác nhận rằng đợt bùng phát mới này do biến thể Delta gây ra - thủ phạm cho sự gia tăng số ca mắc Covid-19 trên toàn thế giới hiện nay. Biến thể dễ lây nhiễm này đang cho thấy hạn chế của chiến lược "Không Covid" được một số chính phủ thực hiện từ Trung Quốc tới Australia. Biến thể mới đã lọt qua "hàng rào phòng thủ" nghiêm ngặt của Trung Quốc trong việc cách ly những người đến từ nước ngoài và tạo ra thách thức cho quốc gia này trong việc xét nghiệm và truy vết tiếp xúc diện rộng.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Trong thông báo ngày 29-7, GAVI ước tính các hãng dược Pfizer/BioNTech và Moderna đang tính giá bán vắc xin ngừa COVID-19 cho các chính phủ cao hơn 41 tỉ USD so với chi phí sản xuất ước tính.
"Các hãng dược đang đòi cả thế giới tiền chuộc vào thời điểm khủng hoảng toàn cầu chưa từng có. Đây có lẽ là một trong những vụ trục lợi lớn nhất lịch sử"- bà Anna Marriott - quản lý Chính sách Y tế của Oxfam, một thành viên của GAVI - nói.
Pfizer đề xuất mức giá đến 175 USD/liều vắc xin ngừa COVID-19 trong tương lai - Ảnh: REUTERS
Ví dụ, Colombia có thể đã phải trả nhiều hơn 375 triệu USD cho các liều vắc xin Pfizer/BioNTech và Moderna, so với giá thành ước tính. Đối với các nước giàu, Pfizer/BioNTech và Moderna đã bán hơn 90% số vắc xin của họ với giá cao gấp 24 lần chi phí sản xuất ước tính.
Cả hai hãng dược đều không đồng ý chuyển giao đầy đủ công nghệ vắc xin với bất kỳ nhà sản xuất có năng lực nào ở các nước đang phát triển dù nó có thể giúp tăng nguồn cung toàn cầu, hạ giá thành và cứu sống hàng triệu người.
Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài đầy đủ đăng trên báo Tuổi trẻ:
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 tại Hàn Quốc tăng cao kỷ lục do biến thể Delta, chiến dịch tiêm chủng diễn ra chậm chạp, nhiều người lo ngại đại dịch Covid-19 vẫn chưa có hồi kết tại quốc gia này.
Ở giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19, Hàn Quốc có lúc từng là điểm bùng phát dịch lớn nhất trên thế giới ngoài Trung Quốc. Nước này được đánh giá là hình mẫu của thế giới khi nhanh chóng kiềm chế được làn sóng đầu tiên thông qua chiến dịch xét nghiệm và truy vết mà không phải áp các biện pháp phong tỏa khắc nghiệt như bắt buộc các cơ sở kinh doanh phải đóng cửa.
Hơn 1 năm sau, giờ đây, Hàn Quốc lại đang phải đối mặt với làn sóng Covid-19 tồi tệ nhất từ trước đến nay, với 1.896 ca mắc mới được ghi nhận trong ngày 28/7, con số cao nhất từ trước tới nay tại nước này.
Theo Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), biến thể Delta là nguyên nhân khiến số ca Covid-19 tăng đột biến ở khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận. Trong tuần thứ 3 của tháng 7, có tới 48% số bệnh nhân Covid-19 được xác nhận nhiễm biến thể Delta, trong khi tỷ lệ này trong tuần thứ 4 của tháng 6 chỉ ở mức 3,3%. KDCA cho rằng biến thể Delta sẽ sớm là nguyên nhân gây ra hơn 50% số ca mới mắc Covid-19 ở Hàn Quốc.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Cuộc khủng hoảng đại dịch ở Indonesia đang trở nên nghiêm trọng, nhiều người nước ngoài đã tìm cách rời khỏi quốc gia vạn đảo, trong đó công dân Australia thậm chí sẵn sàng chi nhiều tiền thuê thuyền buồm và máy bay riêng về nước.
Hàng ngàn người Australia bị mắc kẹt ở Indonesia trong hơn 1 năm kể từ khi đại dịch bùng phát. (Nguồn: Indeksnews)
Đi thuyền buồm hoặc thuê máy bay riêng đã trở thành lựa chọn của nhiều người Australia ở Indonesia trong bối cảnh đại dịch nước này đang gia tăng đột biến. Số người Australia bị mắc kẹt ở Indonesia ước tính lên đến hàng nghìn người. Giờ đây, họ gặp khó khăn khi trở về nước vì không có chuyến bay thẳng nào từ Indonesia kể từ tháng 1/2020.
Trong khi đó, Singapore và nhiều quốc gia khác hiện đang cấm nhập cảnh hoặc quá cảnh đối với những người có lịch sử di chuyển từ Indonesia. Một số người Australia đã thuê các máy bay riêng để về nước với số lượng hạn chế 25 người trên một chuyến bay. Giá thuê máy bay riêng hiện đã lên tới 7.000 USD một người. Tuy nhiên lịch bay liên tục bị trì hoãn và giá cả tiếp tục tăng lên.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Vaccine phòng COVID-19 có tên Soberana 02 (giữa) do Cuba tự nghiên cứu, sản xuất. Ảnh: The Nature
Hãng tin Reuters ngày 29/7 dẫn truyền thông Nhà nước Cuba cho biết, trong tuần tới, Iran sẽ bắt đầu sản xuất vaccine phòng COVID-19 có tên Soberana 02 do các nhà khoa học Cuba nghiên cứu phát triển.
Cả Iran và Cuba đều đang hứng chịu các lệnh trừng phạt nặng nề của Mỹ, mà hai nước cáo buộc đã cản trở việc tiếp cận thuốc men, các nguồn cung y tế, thúc đẩy họ phải tự chủ. Hai nước đã sản xuất một loạt vaccine COVID-19 thử nghiệm, trong đó có vaccine Soberana 02 (Chủ quyền 02) của Cuba
Dữ liệu sơ bộ từ các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối cho thấy vaccine Soberana 2 và loại vaccine COVID-19 tiên tiến nhất của Cuba là Abdala nằm trong số những loại vaccine hiệu quả nhất thế giới, với trên 90%.
Đầu năm nay, Viện Pasteur của Iran đã đồng ý hợp tác với Viện Finlay của Cuba, nơi đã phát triển vaccine Soberana 2, để thực hiện các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba của loại vaccine này ở Iran, cho phép Tehran đi đến quyết định phê duyệt sử dụng khẩn cấp Soberana 2 vào đầu tháng 7.
Trong chuyến thăm Tehran tuần này, Giám đốc Viện Finlay, Vicente Vérez Bencomo cho biết, Iran và Cuba sẽ sản xuất hàng triệu liều Soberana 02 ở quốc gia Trung Đông với tên gọi PastuCovac.
Ông Bencomo nói: "Thông thường bạn cần 15 năm để phát triển một loại vaccine từ số 0 đến giai đoạn công nghiệp hóa nhưng chúng tôi đã thực hiện tất cả các bước trong một năm, và bằng chứng là nó có hiệu quả rất tốt".
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://baotintuc.vn/the-gioi/...
Myanmar đang phải đối mặt với đợt bùng phát Covid-19 nghiêm trọng nhất kể từ đầu đại dịch, bên cạnh cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị sâu sắc do cuộc đảo chính hồi tháng 2. Kể từ đó, chương trình tiêm chủng và việc xét nghiệm của Myanmar đã bị đình trệ, trong khi các bệnh viện hầu như không hoạt động do đội ngũ bác sĩ đình công.
Tom Andrews, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tình hình nhân quyền ở Myanmar, cho biết: "Chúng tôi biết rằng có tình trạng gia tăng đột biến số ca mắc Covid-19. Một sự gia tăng nhanh chóng và đáng báo động".
Nhiều thành phố trên khắp Myanmar đang đối mặt với tình trạng thiếu oxy, thiết bị y tế và thuốc men nghiêm trọng. Bên ngoài các ngôi nhà, người dân treo cờ vàng và trắng để báo hiệu rằng họ cần thực phẩm hoặc thuốc men. Đồng thời, trên mạng xã hội tràn ngập những lời cầu cứu và thông báo về các ca tử vong.
Ông Andrews cho biết, chính phủ quốc tế, bao gồm cả các nước láng giềng của Myanmar, cần phải hành động nhanh chóng, nếu không quốc gia này sẽ chứng kiến của một đợt bùng phát Covid-19 không thể kiểm soát ở khu vực biên giới.
"Myanmar đang trở thành nơi siêu lây lan Covid-19 với những biến thể rất nguy hiểm, gây chết người và dễ lây lan như Delta. Điều này cực kỳ nguy hiểm", ông Andrews nói.
"Thực tế là đại dịch Covid-19 không phân biệt quốc gia, biên giới, hệ tư tưởng hoặc đảng phái chính trị. Nguy cơ tử vong ở mọi nơi là như nhau. Myanmar đang có nguy cơ trở thành một quốc gia siêu lây nhiễm", báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc nhấn mạnh.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://vov.vn/the-gioi/lien-h...
Ảnh: Reuters
Giới chức Trung Quốc hôm thứ Năm (29/7) thông báo, trong vòng 24h qua, nước này đã ghi nhận thêm 49 ca mắc COVID-19 mới, giảm so với con số 86 ca nhiễm được ghi nhận vào 1 ngày trước đó trong bối cảnh thành phố Nam Kinh của nước này chứng kiến đợt bùng phát mới có liên quan đến biến thể Delta.
Trong số 49 ca nhiễm mới, có 24 ca COVID-19 trong cộng đồng và hầu hết ở tỉnh Giang Tô.
Hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin, việc truy vết các ca nhiễm tại Nam Kinh chỉ ra nguồn lây là các nhân viên làm sạch máy bay sau các chuyến bay quốc tế không được bảo hộ đầy đủ.
Ngày 28/7, tờ The Australian cho hay ông Brendan Nuir - công dân Australia sở hữu một công ty kinh doanh du lịch đường biển tại Lombok, tỉnh Tây Nusa Tenggara - cho biết đã được yêu cầu trợ giúp sơ tán các đồng hương từ Indonesia. Theo Brendan, các đồng hương của ông không ngần ngại chi tới 3.500 AUD cho mỗi vé hồi hương bằng thuyền buồm với hải trình kéo dài 67 giờ từ Kupang (thủ phủ của tỉnh Tây Nusa Tenggara) đến Darwin (Australia), thay vì phải chờ đợi ở Indonesia trong bối cảnh hỗn loạn như hiện nay.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, năm ngoái, từng có một số người muốn thuê thuyền của ông Brendan để trở về Australia, nhưng Chính phủ Indonesia không cho phép. Hiện trở ngại duy nhất cho chuyến hải trình này là giấy phép nhập cảnh Darwin.
Lựa chọn đi thuyền buồm hoặc thuê máy bay riêng là phương án cuối cùng mà hầu hết công dân Australia tại Indonesia lựa chọn khi mà các hãng hàng không quốc tế ngừng bay đến Indonesia do số ca mắc COVID-19 tăng đột biến. Tuy nhiên, giá vé máy bay thuê riêng cũng liên tục tăng cao, lên tới 7.000 AUD, trong khi có khá đông người xếp hàng chờ đợi.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://baotintuc.vn/the-gioi/...
Một nhóm thương mại đại diện cho nhiều thương hiệu thời trang toàn cầu bao gồm Gap, Adidas và nhiều doanh nghiệp trong ngành khác đang đề nghị Chính phủ Mỹ và Việt Nam giúp hỗ trợ cho công tác tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho người lao động ngành dệt may Việt Nam.
Theo báo Nikkei, trong lá thư gửi đến Tổng thống Mỹ vào ngày thứ Ba, Hiệp hội Dệt may và da giày Mỹ đã đề nghị Tổng thống Mỹ Joe Biden chuyển thêm vắc xin ngừa Covid-19 đến Việt Nam, đồng thời kêu gọi Chính phủ Việt Nam ưu tiên vắc xin cho người lao động trong ngành dệt may và da giày. Gần đây có thông tin cho thấy một số nhà máy đã phải đóng cửa do số lượng ca nhiễm Covid-19 tăng cao...
Nhập khẩu sản phẩm dệt may và da giày của Việt Nam chiếm khoảng 15% trong tổng nhập khẩu của ngành hàng này vào Mỹ.
Nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử tại Việt Nam đã ứng phó với tình hình gián đoạn chuỗi cung ứng bằng cách cho công nhân sinh hoạt và làm việc tại chỗ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may không đủ khả năng làm điều này bởi không đủ khả năng tài chính. Việt Nam là nước xuất khẩu hàng dệt may và da giày lớn thứ 2 vào Mỹ chỉ sau Trung Quốc.
Panjiva, một chi nhánh của S&P Global, trong báo cáo gần đây nhấn mạnh rằng nguồn cung giày của hãng Nike có thể sẽ thấp do gián đoạn sản xuất tại Việt Nam.
Người tiêu dùng Mỹ đang phụ thuộc ngày một nhiều hơn vào hàng hóa sản xuất tại Việt Nam dù rằng chính quyền trước đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rất cố gắng tăng cường sản xuất tại Mỹ.
So với cùng kỳ, nhập khẩu hàng dệt may và da giày từ Việt Nam sang Mỹ đã tăng 20% trong năm nay, theo Bộ Thương mại Mỹ. Nhập khẩu sản phẩm dệt may và da giày của Việt Nam chiếm khoảng 15% trong tổng nhập khẩu của ngành hàng này vào Mỹ. Tỷ trọng của Trung Quốc là 28%.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Ấn Độ, tối 28/7, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có cuộc gặp với Thủ tướng chủ nhà Narendra Modi tại Thủ đô New Delhi, nơi hai bên đã trao đổi nhiều định hướng quan trọng trong quan hệ hai nước.
Ngoại trưởng Mỹ Blinken đánh giá cao sự hội tụ về lợi ích ngày càng tăng giữa Ấn Độ và Mỹ trên cả khía cạnh song phương và đa phương, đồng thời cam kết để chuyển sự hội tụ này thành những hợp tác cụ thể và thiết thực. Nhân dịp này, Mỹ cũng công bố dành tặng Ấn Độ 25 triệu USD để hỗ trợ chương trình tiêm chủng vaccine Covid-19 của nước này, giúp củng cố chuỗi cung ứng vaccine trên toàn quốc.
Cơ quan Y tế cấp cao Pháp ngày 28/7 đã "bật đèn xanh" cho phép trẻ em từ 12 - 17 tuổi tại nước này được tiêm vaccine ngừa Covid-19 của hãng dược phẩm Moderna, 5 ngày sau khi Cơ quan dược phẩm châu Âu ra quyết định tương tự.
Trong thông cáo chính thức công bố chiều 28/7, Cơ quan Y tế cấp cao Pháp cho biết, cơ quan này phê chuẩn việc sử dụng vaccine ngừa Covid-19 của hãng dược phẩm Moderna cho trẻ em từ 12-17 tuổi tại Pháp, do hiện tại nước Pháp đang ghi nhận sự lây lan mạnh mẽ của biến thể virus Delta, khiến số ca nhiễm bùng phát và số người nhập viện bắt đầu tăng cao trở lại trong những ngày qua.
Quyết định này của cơ quan y tế Pháp được đưa ra 5 ngày sau khi Cơ quan dược phẩm châu Âu (EMA) phê chuẩn việc sử dụng vaccine Moderna cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi tại các nước Liên minh châu Âu. Trước đó, chỉ có duy nhất vaccine của Pfizer/BioNTech là được dùng để tiêm cho trẻ vị thành niên các nước châu Âu, dù vaccinecủa Pfizer và Moderna có công nghệ giống nhau.
Tuy nhiên, đối với việc tiêm vaccine cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi, Cơ quan y tế Pháp vẫn khuyến cáo, nên ưu tiên việc tiêm vaccine cho những trẻ em có các yếu tố sức khỏe dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh nặng khi nhiễm Covid-19, hoặc các trẻ em sinh sống trong môi trường có nhiều người già hoặc dễ bị tổn thương vì Covid-19.
Cùng với vaccine, các nhà khoa học trên thế giới đang bước vào cuộc đua phát triển các loại thuốc chữa Covid-19 nhằm gia tăng công cụ đối phó với virus SARS-CoV-2 và giúp những người mắc bệnh có thể điều trị ở nhà.
Một công ty Nhật Bản đã bắt đầu cuộc thử nghiệm trên người loại thuốc điều trị Covid-19 đầu tiên dùng 1 lần/ngày, đồng thời cùng với Pfizer và Merck tham gia vào cuộc đua tìm kiếm thuốc chữa bệnh dịch này.
Ảnh minh họa
Công ty Shionogi có trụ sở ở Osaka, Nhật Bản cho biết, công ty này dự định phát triển một loại thuốc tấn công vào virus SARS-CoV-2. Theo Shionogi, loại thuốc dùng 1 lần/ngày này sẽ thuận tiện hơn. Công ty này đang thử nghiệm loại thuốc trên và các phản ứng phụ của nó trong những cuộc thử nghiệm đã bắt đầu vào tháng này và có thể sẽ tiếp tục cho tới năm sau.
Shionogi đã đi sau Pfizer và Merck nhiều tháng, những công ty đã bắt đầu bước vào các cuộc thử nghiệm giai đoạn sau của thuốc chữa Covid-19. Pfizer cho biết loại thuốc dùng 2 lần/ngày mà công ty này phát triển sẽ ra thị trường sớm nhất vào năm nay. Công ty này cũng đang chuẩn bị cho cuộc thử nghiệm thuốc chống virus trên hơn 2.000 bệnh nhân.
Cả 3 công ty trên đều hướng đến việc lấp đầy một trong những khoảng trống lớn nhất trong cuộc chiến đối phó với Covid-19. Vaccine vẫn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các ca bệnh trở nặng sau khi nhiễm các biến thể của virus SARS-CoV-2, trong đó có cả biến thể Delta dễ lây nhiễm. Tuy nhiên, một số người không muốn tiêm vaccine và thậm chí cả những người đã tiêm vaccine vẫn có thể mắc bệnh.
Các loại thuốc điều trị hiện nay, bao gồm cả thuốc remdesivir chống virus của công ty Gilead Sciences nhìn chung đều phải được thông qua ở các bệnh viện và chỉ được sử dụng trong một vài thời điểm. Các loại thuốc khác có thể được sử dụng trong các bệnh viện gồm có các loại thuốc kháng thể đơn dòng như loại thuốc của công ty Regeneron Pharmaceuticals và steroid dexamethasone, một loại thuốc chống viêm và dị ứng.
Bài viết được tham khảo từ https://vov.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn
Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, ngày 28/7/2021, Chính phủ Anh công bố viện trợ 415 nghìn liều vaccine cho Việt Nam.
Trước đó, ngày 26/7/2021, Chính phủ Séc cũng đã công bố viện trợ cho Việt Nam 250 nghìn liều vaccine.
Đây là những sự hỗ trợ rất kịp thời và quý báu của các nước dành cho Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam đang tập trung nguồn lực phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Covid-19, thể hiện quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện Việt Nam – Cộng hòa Séc và quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Vương quốc Anh.
Đây cũng là kết quả tích cực của công tác ngoại giao vaccine do Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan Việt Nam triển khai theo tinh thần chỉ đạo của của Lãnh đạo cấp cao.
Cuba đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm dịch bệnh cực kỳ nặng nề với việc liên tiếp ghi nhận các ca nhiễm trong ngày cao kỷ lục và số ca tử vong do mắc COVID-19 cũng ngày càng cao.
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, báo cáo cập nhật tình hình dịch bệnh hàng ngày do Bộ Y tế Cuba (Minsap) công bố ngày 28/7 cho biết chỉ trong 24 giờ qua đảo quốc Caribe này đã ghi nhận 9.323 ca mắc mới với COVID-19 và 68 người không qua khỏi, nâng tổng số ca nhiễm kể từ đầu mùa dịch (tháng 3/2020) lên 358.378 trường hợp và tổng số người tử vong do nhiễm căn bệnh này là 2.560 người.
Đáng chú ý, thủ đô La Habana sau một thời gian ghi nhận mức độ lây nhiễm giảm, trong ngày vừa qua đã lại trở thành địa phương có số người mắc COVID-19 cao nhất cả nước với 1.583 trường hợp, tiếp theo là tỉnh miền Tây Matanzas với 1.314 ca và tỉnh miền Đông Guantanamo với 936 ca.
Cuộc khủng hoảng y tế công cộng COVID-19 ở Mỹ đòi hỏi chính quyền phải có quyết định nhanh chóng, nhưng các thẩm phán phe Cộng hòa lại muốn ngăn chặn điều đó.
Theo tờ Vox, các quyết định của tòa án Mỹ gần đây có thể làm hạn chế khả năng chống dịch bệnh của chính quyền Mỹ.
Trong vụ kiện Branch v. Newsom, Tòa Phúc thẩm Liên bang khu vực 9 đã làm giới chức California bị hạn chế nghiêm trọng trong đóng cửa các trường học tư nhân để phòng dịch. Thẩm phán Dadiel Collin cho rằng các biện pháp đóng cửa này làm ảnh hưởng tới quyền nuôi dạy và giáo dục con cái của các bậc cha mẹ.
Trong vụ kiện Florida v. Becerra, Tòa án Phúc thẩm Liên bang khu vực 11 đã khôi phục một lệnh của tòa án cấp thấp, theo đó ngăn chặn một loạt quy định mà Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) áp dụng để ngăn các tàu du lịch bị biến thành lò ấp COVID-19.
Trước đó, tháng 5/2020, bốn thẩm phán Cộng hòa tại Tòa án Tối cao Wisconsin đã tước bỏ phần lớn thẩm quyền của Sở Dịch vụ Y tế bang, ngăn sở này đóng cửa doanh nghiệp và hạn chế tụ tập đông người. Đáng lưu ý là trong vụ kiện Wisconsin Legislature v. Palm, thẩm phán Daniel Kelly vừa mất ghế và đang phục vụ nốt những ngày cuối cùng.
Ngay sau phán quyết của tòa, các quán bar khắp Wisconsin mở cửa trở lại và nhiều quán bar đông kín người không đeo khẩu trang trong không gian kín. Tới tháng 10/2020, Wisconsin là một trong những bang bùng dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất Mỹ.
Tòa án Tối cao cũng hạn chế nghiêm ngặt thẩm quyền của nhiều cơ quan y tế bang và liên bang. Tòa án Tối cao bắt đầu đưa ra những quyết định ngăn chặn các chính quyền bang hạn chế tụ tập trong nhà thờ và các cơ sở tôn giáo khác.
Bài viết được tham khảo từ https://baotintuc.vn. Bấm link để đọc bài viết chi tiết
Tổng thống Mỹ Joe Biden
Theo thống kê của Worldometers, chỉ sau một tháng, số ca mắc mới COVID-19 mỗi ngày ở Mỹ đã tăng gấp hơn năm lần, từ 11.299 ca vào ngày 26/6 lên 61.581 ca vào ngày 27/7.
Bác sĩ Tom Frieden, người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ từ năm 2009 đến năm 2017, cảnh báo rằng số ca bệnh ở nước này có thể tăng nhanh giống như Anh, nơi Delta cũng đang là biến thể trội.
"Chúng ta đang bước vào một thời kì khó khăn. Có khả năng - nếu quỹ đạo của chúng ta giống với Anh - thì số ca mắc mới mỗi ngày ở Mỹ có thể lên tới 200.000 ca", ông Frieden nói, đồng thời dự đoán điều này có thể sẽ xảy đến trong khoảng bốn đến sáu tuần tới.
Dữ liệu thống kê cho thấy lần cuối cùng nước Mỹ ghi nhận khoảng 200.000 ca mắc mới mỗi ngày là vào tháng Một năm nay. Thời điểm đó, mỗi ngày Mỹ có thêm khoảng 3.000 - 4.000 ca tử vong.
Theo bác sĩ Frieden, Mỹ có thể sẽ không phải tiếp tục chứng kiến "những cái chết kinh hoàng" như thời kì trước, vì nhiều đối tượng dễ nhiễm bệnh đã được tiêm chủng. "Nhưng bạn vẫn sẽ thấy số người chết tăng đều đặn. Đây là những cái chết có thể phòng ngừa được."
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, thông báo của Bộ Y tế Lào nêu rõ cấm việc tiêm kết hợp các loại vaccine ngừa COVID-19 khác nhau và không nên tiêm vaccine nhiều hơn chỉ định do hiện nay chưa có thông tin hoặc hướng dẫn của WHO cũng như Bộ Y tế về mức độ an toàn và hiệu quả của việc tiêm kết hợp.
Bộ Y tế Lào cũng cho biết các loại vaccine được WHO phê duyệt sử dụng khẩn cấp đều chỉ định tiêm hai mũi cùng loại để đảm bảo người được tiêm có kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2. Chính vì vậy, Bộ Y tế Lào tiếp tục khuyến khích người dân đi tiêm vaccine ngừa COVID-19, đồng thời khuyến nghị người dân tuân thủ các quy định phòng chống dịch như thường xuyên đeo khẩu trang, giữ khoảng cách khi tiếp xúc và rửa tay thường xuyên.
Tình hình dịch COVID-19 tại Đông Nam Á tiếp tục đáng quan ngại trước sự lây lan của biến thể Delta của virus SARS-CoV-2.
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Lào và Philippines. Đông Nam Á đang là điểm dịch nóng nhất châu Á.
Ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia. Số ca tử vong trong ngày tại Indonesia chiếm tới trên 50% số người chết của cả châu Á và Indonesia hiện là tâm dịch của cả thế giới.
Trong khi đó, tại Philippines những ngày gần đây chứng kiến số ca tử vong và ca mắc thấp hơn khá nhiều các nước thành viên khác, báo hiệu dịch có dấu hiệu chững lại ở quốc gia này.
Malaysia hiện là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia và đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh và mạnh suốt mấy tuần vừa qua, trong khi số người chết vì COVID-19 cũng ở mức báo động. Trước làn sóng dịch nguy hiểm mới, Chính phủ Malaysia đã quyết định gia hạn phong tỏa toàn quốc với hy vọng đảo chiều đồ thị dịch bệnh.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Selangor, Malaysia ngày 21/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Thái Lan trong ngày 28/7 ghi nhận thêm trên 16.533 ca bệnh mới, trong khi số ca tử vong là 133 người. So với 1 tuần trước, số ca mắc mới tại Thái Lan đang chứng kiến đà tăng mạnh, số ca tử vong cũng ở mức cao một cách đáng ngại. Thủ đô Bangkok tiếp tục bị áp lệnh giới nghiêm.
Campuchia dịch bệnh cũng nghiêm trọng và đáng ngại khi nước này có 766 bệnh nhân mới và 15 ca tử vong trong một ngày qua. Nhiều tỉnh thành của Campuchia bị phong tỏa, trong đó thủ đô Phnom Penh vẫn là điểm dịch nặng nhất.
Đọc đầy đủ nội dung bài viết của Báo Tin tức tại đây:
Theo số liệu của trang thống kê worldometers.info, tính đến 0h30' ngày 29/7 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 196.267.832 ca mắc COVID-19, trong đó bao gồm 4.197.327 ca tử vong. Tính đến nay số bệnh nhân đã khỏi bệnh là 177.881.075 người.