*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam ngày 29/7.
Rạng sáng 29/7, lực lượng liên ngành TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke Anh Tươi tại tổ 2, khu 6, phường Hà Tu, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh do bà Bùi Thị Tươi (38 tuổi, người địa phương) làm chủ.
Cơ quan chức năng phát hiện tại 5 phòng của quán có 30 người đang sử dụng dịch vụ, không đeo khẩu trang. Ngoài ra, bà Tươi không xuất trình được giấy phép kinh doanh.
Nhóm khách sử dụng dịch vụ bị cảnh sát lập biên bản. Ảnh: CACC.
Theo công an, cơ sở của bà Tươi và những người trong quán vi phạm Nghị định 117 của Chính phủ về việc hạn chế tập trung đông người và chỉ thị của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc tạm dừng hoạt động dịch vụ không thiết yếu.
Lực lượng chức năng lập biên bản xử phạt chủ quán karaoke Anh Tươi 15 triệu đồng, 30 vị khách mỗi người bị phạt 2 triệu đồng.
Ngoài ra, những người vi phạm bị yêu cầu thực hiện cách ly y tế tại chỗ.
Bấm link để đọc bài viết nguồn:
Liên quan đến vụ việc hoa khôi báo chí khoe tiêm vaccine Pfizer tại Bệnh viện Hữu Nghị không qua đăng ký, hôm nay, ngày 29/7, VTV Online cho hay, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà V. P. A. (SN 1993, nghề nghiệp: Kinh doanh tự do) về hành vi thông tin sai sự thật trên trang thông tin điện tử cá nhân tạo lập trên mạng xã hội.
Theo đó, bà P. A. bị xử phạt 12,5 triệu đồng theo điểm a, khoản 3, Điều 99, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Bài viết sai sự thật của bà P.A sau đó đã gỡ
Bấm link đọc bài viết chi tiết:
Trước tình hình dịch bệnh căng thẳng, ông Phan Văn Sơn, phó chánh Văn phòng UBND TP Đà Nẵng, đề xuất các biện pháp chống dịch cao hơn chỉ thị 16 . Cụ thể như đóng cửa tất cả các hoạt động trên địa bàn trong vòng 14 ngày gồm cả dịch vụ bán hàng ăn uống mang đi và hoạt động xây dựng cơ bản đang được phép hiện nay.
Chỉ cho phép 4 hoạt động thiết yếu gồm: hoạt động của chợ và siêu thị (nhưng không quá 50% các quầy thiết yếu được hoạt động), cho phép hoạt động công vụ, công sở nhà nước (duy trì 50% số người làm việc, dừng tiếp nhận tại Tổ "1 cửa").
Hoạt động thứ 3 vẫn được duy trì là tại các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ thiết yếu có kèm theo danh mục và biện pháp kèm theo (đối với các doanh nghiệp sản xuất khác chỉ được hoạt động nếu đáp ứng được "3 tại chỗ").
Cuối cùng là hoạt động vận chuyển hàng hóa thiết yếu.
Hiện nay chúng ta chỉ cho phép người dân ra ngoài trong các trường hợp thiết yếu, nay tiếp tục yêu cầu người dân không ra khỏi nhà trừ khi tham gia 4 hoạt động trên. Đồng thời cấm người dân ra đường từ 20h đến 6h sáng hôm sau, trừ lực lượng làm nhiệm vụ, trường hợp đi cấp cứu, đưa tang
Bài viết dẫn nguồn từ:
Thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 17 của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, Công an Hà Nội đã lập chốt kiểm soát COVID-19 tại nhiều tuyến phố trung tâm Thủ đô để kiểm tra, xử phạt những trường hợp người dân ra ngoài không có nhu cầu thiết yếu, đi làm không có giấy tờ tùy thân...
Chủ tịch UBND phường Long Biên Nguyễn Đức Hùng sáng nay cho VietNamNet biết, đơn vị vừa lắp đặt 30 chốt cứng, hạn chế ra vào ở các cửa ngõ của phường. Song song với đó, có 8 chốt kiểm soát mềm được thiết lập.
Ghi nhận tại phường Long Biên, các chốt cứng được lắp đặt bằng việc huy động các xe tải cỡ lớn của người dân. Có nơi, chốt cứng được làm bằng thùng container chắn ngang lối ra vào. Ở khu vực đường đê, chính quyền phường xếp gạch để ngăn các phương tiện ra vào.
Hà Nội lập nhiều chốt chặn cứng ngăn người dân ra vào (Clip: Việt Hùng)
Trưa 29-7, ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM xác nhận thông tin có 240 ca dương tính COVID-19 tại Trung tâm điều dưỡng người bệnh tâm thần Thủ Đức.
Trung tâm điều dưỡng người bệnh tâm thần Thủ Đức (phường Tam Phú, TP Thủ Đức, TP.HCM) do Sở LĐ-TB&XH TP.HCM quản lý.
Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP Lê Minh Tấn thông tin, trung tâm có 1.103 người đang được quản lý, chăm sóc. Đến thời điểm hiện tại, có 240 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 qua test nhanh. Trong đó, 12 người là nhân viên làm việc tại trung tâm.
Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP cho biết đã có báo cáo với UBND TP.HCM, Sở Y tế TP, Trung tâm kiểm soát tật bệnh TP.HCM (HCDC) về tình hình dịch bệnh tại trung tâm để có phương án phòng, chống dịch.
Bài viết dẫn nguồn từ:
Trong ngày 29/7, Tiểu ban điều trị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thông báo, có 233 ca tử vong do COVID-19 (số 631-863) từ ngày 19-26/7/2021 tại 7 tỉnh, thành phố.
Cụ thể:
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 24-26/7: 189 ca
- Tại Tỉnh Khánh Hòa từ ngày 19-26/7: 14 ca
- Tại Tỉnh Long An từ ngày 25-26/7:10 ca
- Tại Tỉnh Đồng Nai từ ngày 23-26/7: 8 ca
- Tại Tỉnh Bến Tre từ ngày 20-25/7: 6 ca
- Tại Tỉnh Vĩnh Long từ ngày 20-26/7: 4 ca
- Tại Tỉnh Bình Dương từ ngày 20-22/7: 2 ca.
Bản tin dịch COVID-19 tối 29/7 của Bộ Y tế cho biết có 4.773 ca mắc COVID-19, trong đó TP Hồ Chí Minh có 2.877 ca. Tổng số mắc trong ngày là 7.594 ca. Có 4.323 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày.
Trong ngày 29/7 ghi nhận 7.594 ca mắc mới, trong đó 01 ca nhập cảnh và 7.593 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (4592), Bình Dương (1144), Long An (499), Đồng Nai (325), Bà Rịa - Vũng Tàu (185), Đồng Tháp (157), Tây Ninh (139), Bình Thuận (63), Hà Nội (59)...
Ngày 29/7, đại diện Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho hay cơ quan đã nhận được hơn 15.200 tài xế xe môtô hai bánh đăng ký vận chuyển hàng hóa. Trong đó, Sở Công Thương gửi danh sách 699 xe , Sở Thông tin và Truyền gửi thông tin 14.484 xe. Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã cấp mã xác nhận cho 14.270 xe, từ chối 275 xe do biển số không phải là môtô hai bánh, còn 663 xe chờ duyệt.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội xác nhận thông tin phương tiện được phép hoạt động cho shipper qua tin nhắn điện thoại. Các shipper có thể chụp ảnh màn hình tin nhắn và xuất trình khi lực lượng chức năng kiểm tra.
Các shipper được cấp phép là nhân viên vận chuyển hàng hóa thiết yếu, bưu phẩm, bưu chính của các siêu thị, sàn giao dịch thương mại. Các đơn vị đăng ký cho nhân viên phải quản lý và giám sát công tác phòng dịch và chịu trách nhiệm nếu để xảy ra lây nhiễm Covid-19.
Cũng trong ngày 29/7, Sở Giao thông Vận tải đã cấp phép cho 200 lái xe của Công ty Mai Linh hoạt động. Theo đó, hãng taxi này được bố trí 200 xe và người lái đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch, bố trí 3-5 xe trên địa bàn của mỗi quận, huyện, thị xã để vận chuyển hỗ trợ y tế cho người dân đến bệnh viện, trung tâm y tế.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây:
150 doanh nghiệp ở Bình Dương, 9 khu và cụm công nghiệp tại Tiền Giang sẽ dừng thực hiện phương án "3 tại chỗ" - ăn, ở, sản xuất do phát hiện nhiều ca nhiễm.
Trưa 29/7, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Mai Hùng Dũng cho biết quá trình tổ chức lao động ở lại nhà máy, 150 doanh nghiệp còn gặp khó khăn về thực phẩm, thiếu hụt nguyên vật liệu, công nhân hoang mang không chịu làm việc khi xuất hiện ca nhiễm. Doanh nghiệp muốn dừng phương án "3 tại chỗ" phải xét nghiệm cho tất cả lao động. Những người kết quả âm tính sẽ cách ly ở nhà máy ít nhất 3 ngày, sau đó test lại có kết quả an toàn mới trở về nơi ở.
Bài viết được trích dẫn từ nguồn:
Sáng 29-7, tại chốt kiểm soát Covid-19 trên tuyến phố Đào Tấn (Ba Đình, Hà Nội) lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, rà soát tất cả những người điều khiển cùng các phương tiện lưu thông trên đường.
Lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ tại chốt kiểm soát dịch Covid-19 trên phố Đào Tấn
Để qua chốt, người đi đường phải trình giấy tờ nêu lý do chính đáng, do cơ quan, công ty cấp có dấu đỏ.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều trường hợp người dân ra đường không có lý do chính đáng, trong đó có 2 cô gái trẻ ra ngoài đi với lý do đi mua điện thoại .
2 cô gái bị phạt 4 triệu đồng vì lý do đi ra ngoài mua điện thoại
Lực lượng chức năng tại chốt kiểm soát đã giải thích lại cho 2 trường hợp này về những trường hợp được phép đi ra ngoài, cũng như việc không thể có cửa hàng điện thoại nào mở bán trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội này. Sau đó, 2 cô gái bị lập biên bản, xử phạt hành chính 4 triệu đồng.
Bài viết dẫn từ nguồn:
Công ty cổ phần Vắc xin Việt Nam (VNVC) sáng 29-7 cho biết có thêm 659.900 liều vắc xin AstraZeneca được chuyển về Việt Nam vừa đến sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Đây là lần giao vắc xin thứ 6 theo hợp đồng đặt mua trước giữa VNVC và AstraZeneca Việt Nam, dưới sự hỗ trợ của Bộ Y tế.
Trước đó, cùng hợp đồng này có 117.600 liều được nhập về ngày 24-2; 288.000 liều nhập về từ ngày 25-5; 580.000 liều nhập về ngày 9-7; 921.400 liều nhập về ngày 15-7; 1.228.500 liều nhập về ngày 23-7.
Thông qua hợp đồng này, VNVC đã mang về cho Việt Nam gần 3,8 triệu liều, tương đương khoảng 41% tổng lượng vắc xin COVID-19 của AstraZeneca có mặt tại Việt Nam hiện nay.
Như vậy, tính đến nay có tổng cộng gần 9,3 triệu liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca được chuyển đến Việt Nam qua hợp đồng với VNVC, Cơ chế COVAX và viện trợ giữa chính phủ các nước, hiện chiếm 62% nguồn cung vắc xin COVID-19 trên cả nước.
Theo Bộ Y tế, tổng số liều vắc xin đã được tiêm trên cả nước là 5.321.839 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 4.825.209 liều, tiêm mũi 2 là 496.630 liều.
Ngày 29/7, lãnh đạo UBND phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội thông tin, đơn vị đang củng cố hồ sơ để xử lý cặp vợ chồng gây rối tại chốt kiểm soát dịch Covid-19 trên địa bàn. Danh tính hai người được xác định là Đ. K. H. (46 tuổi) và N. V. N. (50 tuổi, đều trú tại phường Phúc Xá, quận Ba Đình).
"Trước mắt, chúng tôi sẽ xử phạt ở mức kịch khung đôi vợ chồng này do vi phạm quy định về phòng, chống dịch Covid-19. Mức phạt đối với mỗi người là 3 triệu đồng. Ngoài ra, Công an phường Yên Phụ cũng đang củng cố hồ sơ, chuyển lên Công an quận Tây Hồ để xem xét xử lý hành vi Chống người thi hành công vụ", vị lãnh đạo phường Yên Phụ cho hay.
Bấm link đọc thông tin chi tiết:
Trưa 29/7, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, từ 6 giờ đến 12 giờ ngày 29/7 ghi nhận thêm 26 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 mới, trong đó, 7 ca tại cộng đồng và 19 tại khu cách ly tập trung.
Như vậy, từ 18 giờ ngày 28/7 đến 12 giờ ngày 29/7, ghi nhận tổng cộng 39 trường hợp mắc mới.
Chùm ca bệnh ho sốt thứ phát tại cộng đồng (10 trường hợp)
(1) N.V.T, nam, 1969.
(2) N.T.T.T, nữ, 1993.
Cả 2 cùng địa chỉ: Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai. Đây là F1(chồng và con) của BN N.T.M. Ngày 28/7 được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện)
(3) N.M.H, nam, 200, địa chỉ Giải Phóng, Thịnh Liệt, Hoàng Mai. Đây là F1 của BN101258 được cách ly tập trung và xét nghiệm 1 lần âm tính. Ngày 28/7 được lấy mẫu xét nghiệm lần 2 kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện)
(4) P.T.C, nữ, 2015, địa chỉ Vĩnh Hưng, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai. Là F1 BN101259 được cách ly tập trung và xét nghiệm 1 lần âm tính. Ngày 28/7 được lấy mẫu xét nghiệm lần 2 kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện)
Bấm link để đọc thông tin các ca dương tính:
Trưa 29-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, ngày 28-7, toàn thành phố đã có hơn 3.800 bệnh nhân xuất viện, nâng tổng số ca điều trị khỏi tính từ khi dịch bệnh bắt đầu là 25.189.
Hiện TP đang điều trị 36.771 bệnh nhân dương tính (bao gồm bệnh nhân có kết quả xét nghiệm PCR, xét nghiệm nhanh dương tính) trong đó có 875 bệnh nhân nặng đang thở máy và 30 bệnh nhân can thiệp ECMO. Tính cộng dồn từ đợt dịch thứ 4 đến nay, thành phố có 929 bệnh nhân tử vong vì COVID-19.
HCDC cho biết thêm, trong ngày phát hiện mới 1 chuỗi lây nhiễm tại khu vực dân cư tại quận 5. Hiện còn 30 chuỗi lây nhiễm đang diễn tiến đã được khoanh vùng, giám sát chặt. Có 14 ổ dịch ổn định, không phát hiện ca nhiễm mới và 8 chuỗi lây nhiễm đã kết thúc theo dõi.
Lâm Đồng ra văn bản hỏa tốc kiên quyết không tiếp nhận người dân tự ý về từ vùng dịch TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, chỉ đón người được ưu tiên và đã đăng ký theo quy định.
Tối 28-7, UBND tỉnh Lâm Đồng ra văn bản hỏa tốc về việc "hỗ trợ các đối tượng ưu tiên về địa phương" là người Lâm Đồng đang sống tại các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16.
Theo văn bản này, UBND tỉnh Lâm Đồng quy định những người ưu tiên gồm: người già yếu, tàn tật, phụ nữ mang thai, trẻ em, người ốm đau và người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Người được nằm trong danh sách đón về phải có xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong vòng 72 giờ trước khi về địa phương.
Người dân nghe hướng dẫn để làm thủ tục vào địa phận Lâm Đồng - Ảnh: M.VINH
Đáng chú ý, từ 12h ngày 29-7, tỉnh Lâm Đồng yêu các các huyện, thành phố thuộc địa phương tuyệt đối không tiếp nhận đối với các trường hợp tự ý về địa phương bằng phương tiện cá nhân hoặc các phương tiện khác (không liên hệ, đăng ký với chính quyền địa phương để tổ chức đón theo quy định) để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.
Bài viết được trích dẫn từ nguồn:
Ngày 29/7, Công an thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) cho biết đang phối hợp với công an xã Hoà Châu (huyện Hoà Vang, Đà Nẵng) để xử lý vi phạm hành chính đối với một người phụ nữ có hành vi gây rối, tại chốt kiểm soát dịch Covid-19 giáp ranh Quảng Nam – Đà Nẵng.
Trước đó trong ngày 28/7, một đoạn clip được chia sẻ trên mạng xã hội ghi lại cảnh 1 người phụ nữ chửi bới, chống đối lực lượng làm nhiệm vụ ở chốt kiểm soát dịch khu vực giáp ranh Đà Nẵng – Quảng Nam khiến dư luận bức xúc.
Đoạn clip dài hơn 15 phút được những người chứng kiến ghi lại và đăng tải lên facebook. Theo nội dung trong clip, người phụ nữ đi trên xe SH từ địa bàn xã Hoà Châu lưu thông trên đường ĐT 605 để đi vào tỉnh Quảng Nam.
Khi đến chốt kiểm soát, lực lượng công an làm nhiệm vụ đã yêu cầu người phụ nữ tiến hành khai báo y tế, viết rõ lý do đi vào tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, người phụ nữ không chấp hành mà liên tục thách thức, chửi bới các chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ.
Bấm link đọc bài viết chi tiết tại đây:
Ngày 29/7, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Nghệ An cho biết, trong 24h qua, tỉnh này ghi nhận thêm 5 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới.
Cụ thể, bệnh nhân H.T.C. (SN 1978. Lái xe buýt Đông Bắc; trú xóm 6, Quỳnh Lâm, Quỳnh Lưu). Anh C. là F1 của 1 bệnh nhân đã được công bố sáng 28/7.
Ngày 20/7, anh C. đi chăm vợ đẻ tại Bệnh viện đa khoa Minh An và có tiếp xúc với 1 bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2. Ngày 27/7, anh C. được cách ly tại Trường tiểu học Quỳnh Lâm, Quỳnh Lưu. Sáng ngày 28/7, anh C. được lấy mẫu xét nghiệm gửi CDC, chiều ngày 28/7 cho kết quả khẳng định Dương tính với vi rút SARS-CoV-2.
Cơ quan y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân ở huyện Quỳnh Lưu sau khi xuất hiện các ca mới.
Bệnh nhân Đ.T.T. (SN 1998. Công nhân. trú Xóm 2, Quỳnh Văn, Quỳnh Lưu). Ngày 7/7, bệnh nhân mang thai 39 tuần đến Bệnh viện đa khoa Minh An khám và nhập viện, tại đây có làm test nhanh kết quả âm tính.
Ngày 8/7- 19/7, bệnh nhân nằm theo dõi tại khoa Sản BVĐK Minh An và được mổ đẻ lấy thai. Ngày 19/7, bệnh nhân ra viện về nhà tại Quỳnh Văn, Quỳnh Lưu.
Ngày 22/7, bệnh nhân cùng chồng đến Bệnh viện đa khoa Minh An khám lại rồi về nhà trong ngày. Ngày 27/7, bệnh nhân xuất hiện ho, sổ mũi, không sốt. Ngày 28/7, bệnh nhân đến BVĐK Quỳnh Lưu làm test nhanh 2 lần đều cho kết quả dương tính. Sau đó, bệnh nhân được cách ly và lấy mẫu xét nghiệm gửi CDC cho kết quả khẳng định Dương tính với vi rút SARS - CoV-2.
Bấm link đọc bài viết chi tiết:
Trao đổi với Tiền Phong sáng 29/7, lãnh đạo huyện Nam Sách cho biết, địa phương vừa ghi nhận thêm 7 ca dương tính SARS-CoV-2, đều liên quan đến nữ bệnh nhân P.T.N, cùng trú tại xã Thái Tân.
Theo lãnh đạo huyện Nam Sách trước đó, tối 27/7 lực lượng chức năng huyện Nam Sách ghi nhận chị P.T.N (SN 1990, trú tại thôn Tân Thắng, xã Thái Tân) dương tính SARS-CoV-2. Nữ bệnh nhân là vợ chủ một nhà hàng tại khu dân cư Gia Bình, thị trấn Nam Sách và đang mang bầu tuần thứ 7.
Ngay sau đó, huyện Nam Sách đã huy động lực lượng truy vết F1, F2, phong tỏa toàn bộ khu dân cư Gia Bình, thôn Tân Thắng (xã Thái Tân) và Trung tâm y tế huyện Nam Sách.
Đồng thời, lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ người dân tại các khu vực liên quan bệnh nhân.
Hà Nội vắng lặng trong những ngày giãn cách xã hội (Clip: Nguyễn Việt Hùng)
Sáng 29/7, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến 6h sáng cùng ngày, thành phố tiếp tục ghi nhận thêm 13 trường hợp dương tính mới với SARS-CoV-2.
Trong đó có 9 ca tại cộng đồng gồm Hai Bà Trưng 3 ca, Cầu Giấy 2 ca, Thanh Trì 2 ca, Thường Tín 1 ca và 4 ca tại khu cách ly tập trung gồm Hai Bà Trưng 2 ca, Hoàng Mai 1 ca, Thanh Xuân 1 ca.
9 ca thuộc chùm ca bệnh ho sốt thứ phát tại cộng đồng
1. T.T.U, nữ, sinh năm 1975
2. L.T.S, nam, sinh năm 2005
Cả hai đều ở Trung Hòa, Cầu Giấy, và là F1 của N.T.K, ngày 28/7 được lấy mẫu xét nghiệm và chuyển cách ly tập trung. Ngày 29/7 có kết quả xét nghiệm dương tính.
Bấm link để đọc thông tin chi tiết:
Chiều 28.7, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM tổ chức họp báo cung cấp thông tin về các biện pháp ứng phó dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn trong bối cảnh bước sang ngày thứ 20 thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng.
Những ngày qua, số ca nhiễm tại TP.HCM liên tục đạt "đỉnh", ở mức 5.000 - 6.000 ca/ngày. Trao đổi với báo chí, ông Phan Văn Mãi, Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM, cho hay TP cần thêm thời gian để đánh giá các kịch bản dịch Covid -19 sau ngày 1.8.
Đường phố vắng vẻ về đêm trong những ngày TP.HCM hạn chế ra đường từ 18 giờ ẢNH: NGỌC DƯƠNG/TNO
Trong những ngày tới, TP.HCM sẽ thực hiện đồng bộ các biện pháp theo tinh thần Chỉ thị 12 của Thành ủy, Chỉ thị 16 của Thủ tướng và các chỉ đạo của UBND TP.HCM. "Sau ngày 1.8, TP.HCM sẽ đánh giá lại tình hình và có thể cần thêm thời gian để thực hiện các biện pháp, có thể là 1 - 2 tuần nữa", ông Mãi nhìn nhận.
Cũng theo ông Mãi, đường phố rất vắng về đêm nhưng lượng người di chuyển ban ngày (6 - 18 giờ) vẫn còn đông, người dân vẫn tiếp xúc nhiều. Do đó, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp cần tăng cường kiểm tra, nhắc nhở, hướng dẫn và xử lý các vi phạm. TP.HCM sẽ kiểm tra xuống tận cơ sở để chấn chỉnh, uốn nắn những nơi làm chưa nghiêm.
Sau ngày 1.8, TP.HCM sẽ đánh giá lại tình hình và có thể cần thêm thời gian để thực hiện các biện pháp, có thể là 1 - 2 tuần nữa
Bài viết được trích dẫn từ nguồn:
Bản tin dịch COVID-19 sáng ngày 29/7 của Bộ Y tế cho biết có thêm 2.821 ca mắc COVID-19, trong đó TP Hồ Chí Minh là 1.715 ca. Đã có hơn 5,3 triệu llều vắc xin COVID-19 được tiêm chủng tại Việt Nam.
Chiều 28/7, phát biểu tại Lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm các Phó thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ nguyện cống hiến hết sức mình phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân...
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến rất phức tạp trên toàn cầu và nhất là trong khu vực do biến thể mới hoành hành, Chính phủ xác định hai nhiệm vụ trọng tâm là chống dịch hiệu quả và thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã được Quốc hội thông qua, bảo đảm an sinh xã hội, an toàn cho nhân dân.
Phòng chống Covid-19 được coi là công việc quan trọng, cấp bách nhất hiện nay. Do đó, Chính phủ sẽ cùng cả hệ thống chính trị và nhân dân cùng nhau kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh bằng cách thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch và nhất là thực hiện Chiến lược vaccine. Chính phủ quyết tâm thực hiện hiệu quả Chiến lược vaccine với ba mũi nhọn: mua được vaccine nhiều nhất, nhanh nhất có thể.
Chính phủ cũng sẽ thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao công nghệ để chủ động sản xuất vaccine trong nước và tiêm chủng miễn phí cho toàn dân kịp thời, an toàn và hiệu quả. Mục tiêu đầu năm 2022, Việt Nam cố gắng đạt được tỷ lệ tiêm tạo miễn dịch cộng đồng và không để lỡ nhịp so với các nước khác trong quá trình phục hồi kinh tế sau dịch bệnh.
Chỉ có tinh thần đoàn kết, quyết tâm mới thành công. Chỉ có khát vọng trong suy nghĩ và hành động mới đưa đất nước tiến lên nhanh hơn, bền vững hơn.
Bài viết được trích dẫn từ nguồn:
Chiều tối 28/7, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM cho biết, tính đến chiều tối 28/7, TPHCM có hơn 78 nghìn trường hợp mắc COVID-19 được Bộ Y tế công bố. Các bệnh viện đang điều trị hơn 39 nghìn bệnh nhân dương tính, trong đó có 744 bệnh nhân nặng thở máy và 13 bệnh nhân can thiệp ECMO.
Đặc biệt, theo đại diện Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM trong ngày 27/7, có thêm 4.353 bệnh nhân xuất viện, tổng số ca điều trị khỏi tính từ khi dịch bệnh bắt đầu là 21.338.
Những tín hiệu lạc quan trong điều trị COVID-19 tại TPHCM đang tăng lên khi trước đó, trong ngày ngày 26/7, có thêm 1.955 bệnh nhân xuất viện. Đặc biệt, vào ngày 25/7, TPHCM cũng ghi nhận thêm 2.115 bệnh nhân xuất viện.
Ngoài ra, Thành phố xác định có 34 chuỗi lây nhiễm đang diễn tiến đã được khoanh vùng, giám sát chặt; có thêm 03 chuỗi lây nhiễm mới tại khu dân cư tại quận 10 và quận Tân Bình cũng đã được kiểm soát.
Ngày 28/7, Sở Y tế TP Cần Thơ cho biết, vừa ghi nhận 76 ca mắc mới COVID-19. Như vậy, tính từ ngày 8/7 đến nay, TP Cần Thơ đã có 1.023 người mắc COVID-19.
Các trường hợp vừa ghi nhận gồm: 13 ca phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc tại cơ sở y tế; 29 ca trong khu cách ly; 34 ca được phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc trọng điểm.
Qua rà soát, ngành chức năng truy vết được 173 F1, 69 F2.
Trong ngày, có 13 bệnh nhân COVID-19 được điều trị khỏi, xuất viện và tiếp tục cách ly tại nhà theo quy định. Ngoài ra trong ngày còn ghi nhận 3 bệnh nhân tử vong do COVID-19.
Bài viết được dẫn từ nguồn:
Sở Y tế Hà Nội tối 28/7 công bố ghi nhận 65 ca dương tính nCoV trong ngày, thuộc 9 chùm ca nhiễm hiện hành.
Số ca Hà Nội được Sở Y tế cập nhật từ 18h ngày 27/7 đến 18h tối 28/7.
Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội thông báo tìm người đến mua trứng tại dãy hàng trứng, cạnh nhà điều hành ban quản lý chợ đầu mối Đền Lừ, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, thời gian từ 4-12h, các ngày 20-27/7. Những người này cần tự cách ly tại nhà và khai báo với trạm y tế nơi cư trú, gọi điện đến số 02436332628 của Trung tâm Y tế quận Hoàng Mai, hoặc số 0949.396.115 của CDC Hà Nội.
Trong ngày 28/7 có 6.559 ca mắc mới, trong đó 04 ca nhập cảnh và 6.555 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (4449), Bình Dương (631), Đồng Nai (271), Đồng Tháp (244), Khánh Hòa (147), Tây Ninh (120)...