*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Tính đến 18h ngày 09/12: Việt Nam có tổng cộng 693 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay: 553 ca.
Tính đến 18h ngày 09/12: Việt Nam có tổng cộng 693 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay: 553 ca.
- Tính từ 18h ngày 08/12 đến 18h ngày 09/12: 4 ca mắc mới, đều là các ca nhập cảnh được cách ly ngay.
Ngày 09/12/2020 là ngày thứ 08 liên tiếp không ghi nhận ca mắc ở cộng đồng.
Thông tin ca mắc mới: 4 ca mắc mới (BN1378-1381) là các ca nhập cảnh, được cách ly ngay tại Ninh Bình (2), Quảng Nam (1) và Đà Nẵng (1). Cụ thể:
- CA BỆNH 1378 (BN1378) tại Ninh Bình: nữ, 47 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại xã Tam Văn, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.
- CA BỆNH 1379 (BN1379) tại Ninh Bình: nữ, 32 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.
Ngày 06/12, các bệnh nhân trên từ Vương quốc Arab Saudi nhập cảnh Sân bay Vân Đồn trên chuyến bay QH9302, được cách ly ngay, lấy mẫu xét nghiệm tại tỉnh Ninh Bình. Kết quả xét nghiệm ngày 07/12, dương tính với SARS-CoV-2.
Hiện các bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Phòng khám Đa khoa Khu vực Cầu Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
- CA BỆNH 1380 (BN1380) tại Quảng Nam: nam, 26 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại phường 14, quận 10, TP. Hồ Chí Minh.
Ngày 06/12, bệnh nhân trên từ Nhật Bản nhập cảnh Sân bay Đà Nẵng trên chuyến bay VN319, được cách ly ngay, lấy mẫu xét nghiệm tại tỉnh Quảng Nam.
Kết quả xét nghiệm ngày 08/12 dương tính với SARS-CoV-2.
Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Quảng Nam.
- CA BỆNH 1381 (BN1381) tại Đà Nẵng: nam, 25 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại xã An Phú Trung, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
Ngày 28/11, bệnh nhân trên từ Nhật Bản nhập cảnh Sân bay Đà Nẵng trên chuyến bay VN319, được cách ly ngay, lấy mẫu xét nghiệm tại Đà Nẵng.
Kết quả xét nghiệm ngày 08/12 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.
Chiều nay, Hội đồng đạo đức nghiên cứu y sinh học quốc gia đã họp thẩm định và thông qua hồ sơ nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1-2 đối với vắc xin ngừa Covid-19 của công ty Nanogen sản xuất.
Từ ngày mai (10/12), Học viện Quân y sẽ bắt đầu tuyển tình nguyện viên thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1.
Hội đồng đạo đức nghiên cứu y sinh học quốc gia thông qua số lượng 60 tình nguyện khỏe mạnh từ 18 đến 50 tuổi tham gia thử nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu.
60 người sẽ được chia thành 3 nhóm, tiêm 3 hàm lượng vắc xin lần lượt là 25 mcg, 50 mcg và 75 mcg.
Vắc xin ngừa Covid-19 của Nanogen được đặt tên là Nanocovax sẽ bắt đầu thử nghiệm trên người từ 17/12 tới
Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu giai đoạn 1 sẽ được tiêm bắp 2 mũi vắc xin, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 28 ngày.
Để đảm bảo an toàn, sau khi khám sàng lọc các tình nguyện viên, từ ngày 17/12, nhóm nghiên cứu sẽ tiêm vắc xin cho 3 tình nguyện viên đầu tiên liều 25 mcg.
Sau theo dõi 72 giờ, nếu kết quả không có có gì bất thường, nghiên cứu sẽ tiếp tục tiêm với 57 tình nguyện viên còn lại.
Thời gian nghiên cứu cho mỗi người tham gia là 56 ngày, tuy nhiên tất cả tình nguyện viên sẽ được theo dõi đến tháng thứ 6 kể từ mũi đầu tiên.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tính đến 18h ngày 09/12: Việt Nam có tổng cộng 693 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay: 553 ca.
- Tính từ 18h ngày 08/12 đến 18h ngày 09/12: 4 ca mắc mới, đều là các ca nhập cảnh được cách ly ngay.
Ngày 09/12/2020 là ngày thứ 08 liên tiếp không ghi nhận ca mắc ở cộng đồng.
Thông tin ca mắc mới: 4 ca mắc mới (BN1378-1381) là các ca nhập cảnh, được cách ly ngay tại Ninh Bình (2), Quảng Nam (1) và Đà Nẵng (1). Cụ thể:
- CA BỆNH 1378 (BN1378) tại Ninh Bình: nữ, 47 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại xã Tam Văn, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.
- CA BỆNH 1379 (BN1379) tại Ninh Bình: nữ, 32 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.
Ngày 06/12, các bệnh nhân trên từ Vương quốc Arab Saudi nhập cảnh Sân bay Vân Đồn trên chuyến bay QH9302, được cách ly ngay, lấy mẫu xét nghiệm tại tỉnh Ninh Bình. Kết quả xét nghiệm ngày 07/12, dương tính với SARS-CoV-2.
Hiện các bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Phòng khám Đa khoa Khu vực Cầu Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
- CA BỆNH 1380 (BN1380) tại Quảng Nam: nam, 26 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại phường 14, quận 10, TP. Hồ Chí Minh.
Ngày 06/12, bệnh nhân trên từ Nhật Bản nhập cảnh Sân bay Đà Nẵng trên chuyến bay VN319, được cách ly ngay, lấy mẫu xét nghiệm tại tỉnh Quảng Nam.
Kết quả xét nghiệm ngày 08/12 dương tính với SARS-CoV-2.
Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Quảng Nam.
- CA BỆNH 1381 (BN1381) tại Đà Nẵng: nam, 25 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại xã An Phú Trung, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
Ngày 28/11, bệnh nhân trên từ Nhật Bản nhập cảnh Sân bay Đà Nẵng trên chuyến bay VN319, được cách ly ngay, lấy mẫu xét nghiệm tại Đà Nẵng.
Kết quả xét nghiệm ngày 08/12 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.
Theo Báo Quảng Bình, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh thông tin, trên địa bàn huyện Tuyên Hóa có 5 trường hợp tiếp xúc gần (F1) với bệnh nhân tái dương tính với SARS-CoV-2. Hiện, CDC và Trung tâm Y tế (TTYT) Tuyên Hóa đang triển khai các biện pháp cách ly y tế các trường hợp này để theo dõi sức khoẻ, lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2.
Lực lượng chức năng đưa các trường hợp đi cách ly tập trung.
Theo đó, ngày 3-12, các trường hợp trên bắt xe khách An Bình trở về Quảng Bình (trên chuyến xe này có chở bệnh nhân 1291 đã điều trị lành). Đến 18 giờ ngày 4-12, các trường hợp này về tới Quy Đạt, sau đó bắt taxi trở về nhà ở xã Kim Hóa, Lê Hóa.Trong 5 trường hợp nói trên có 3 trường hợp ở xã Kim Hóa và 2 trường hợp ở xã Lê Hóa.
Trong thời gian ở nhà, có 3 trường hợp đi phát thiệp mời cưới cho khoảng hơn 200 người ở các xã: Sơn Hóa, Đồng Hóa, TT. Đồng Lê, Kim Hóa, Lê Hóa. Trong quá trình phát thiệp cưới, những người này đều đeo khẩu trang và đứng cách xa khoảng 1,5m.
Sáng 8-12, sau khi nhận được thông tin về trường hợp bệnh nhân số 1291 tái dương tính và các trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh 1291, TTYT Tuyên Hóa đã chỉ đạo Trạm y tế xã Kim Hóa, Lê Hóa cử cán bộ nhanh chóng về phối hợp điều tra, khai thác thông tin dịch tễ, lập danh sách các trường hợp tiếp xúc gần với F1, F2.
Trưa ngày 8-12, 5 trường hợp đã được đưa đi cách ly tập trung tại Trung tâm cách ly của tỉnh và lấy mẫu xét nghiệm.
Sức khỏe của các trường hợp đều bình thường, không sốt, ho, khó thở hay có dấu hiệu của viêm đường hô hấp cấp. TTYT huyện cũng đã tiếp tục mở rộng điều tra, truy vết F2, F3, phun khử khuẩn ở tất cả các địa điểm đi lại của F1, tổ chức cách ly y tế phù hợp.
Hiện tại, lực lượng chức năng Tuyên Hóa đã xác định 63 trường hợp có liên quan đến 5 trường hợp F1 nói trên.
Ngày 9/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM cho biết, trong những ngày qua, trung tâm đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 ngẫu nhiên trong cộng đồng tại Bến xe miền Đông, trong đó có cả các tài xế Grab, tài xế xe khách công cộng.
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 ngẫu nhiên trong cộng đồng tại Bến xe miền Đông, trong đó có cả các tài xế Grab, tài xế xe khách công cộng. Ảnh HCDC
Cụ thể, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố (HCDC) phối hợp cùng Trung tâm Y tế quận Bình Thạnh đã lấy mẫu cho 71 trường hợp là nhân viên văn phòng, người lao động thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Bến xe miền Đông và những người chạy xe Grab, tài xế phương tiện giao thông công cộng trong khu vực này.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây:
Sáng nay (9/12), ông Nguyễn Ngô Quang - Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ đào tạo (Bộ Y tế), Chánh Văn phòng Chương trình Quốc gia nghiên cứu phát triển vaccine cho biết, hôm nay, Hội đồng Đạo đức, Ban Đánh giá các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu y sinh học sẽ họp phê duyệt bước cuối cùng trong thử nghiệm lâm sàng COVID-19 trên người của Công ty Nanogen và Học viện Quân y.
Để chuẩn bị cho toàn bộ quá trình tiêm thử nghiệm vaccine, Học viện Quân y chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt như thiết bị xét nghiệm, giường lưu cho cho các tình nguyện viên. Ngoài ra, Học viện cũng có các bác sĩ cấp cứu sẽ liên tục theo dõi sức khoẻ của những trường hợp tiêm vaccine để sẵn sàng có biện pháp xử lý kịp thời nếu có những phản ứng không mong muốn.
Đại diện Công ty Nanogen cho biết, dự kiến, nếu mọi việc diễn ra tốt, thì khoảng 4 tháng nữa sẽ hoàn tất việc thử nghiệm lâm sàng vaccine. Sau đó, các nhà nghiên cứu sẽ tính đến phương án đưa vào vaccine vào tiêm chủng.
Ngày mai (10/12), vaccine COVID-19 của Nanogen sẽ vào giai đoạn 2, tuyển tình nguyện viên tiêm thử nghiệm.
Sở Y tế TP.HCM cho biết, ngày mai 10/12, Việt Nam chính thức thử nghiệm vắc xin lâm sàng trên người. Đây là một bước tiến đáng ghi nhận trong hành trình sản xuất vắc xin ngừa Covid-19 do Việt Nam sản xuất.
Ngay khi có thông tin trên, rất nhiều người dân sống tại TP.HCM mong muốn được đăng ký làm tình nguyện viên tiêm thử vắc xin ngừa Covid-19 này.
Anh N.T.B. (51 tuổi, ngụ Q.9, TP.HCM), một người đăng ký để được tiêm thử vắc xin ngừa Covid-19 cho biết:
"Sức khoẻ tôi tốt, tôi sống lành mạnh, thể dục thể thao hằng ngày, gia đình tôi ủng hộ, tôi hoàn toàn không e ngại khi đăng ký tiêm thử vắc xin ngừa Covid-19".
Đọc toàn bộ bài viết tại đây:
Ở giai đoạn 3 của quá trình thử nghiệm lâm sàng vaccine COVID-19, Việt Nam sẽ cần ít nhất 10 nghìn người thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao hoặc dương tính với SARS-CoV-2. Vậy làm thế nào để đạt đủ số mẫu?
TS Nguyễn Ngô Quang
TS Nguyễn Ngô Quang - Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế, Chánh Văn phòng Chương trình Quốc gia nghiên cứu phát triển vaccine cho hay
"Trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã thực phòng chống dịch COVID-19 rất tốt. Vì vậy, khi nói đến vấn đề số lượng mẫu để thử nghiệm lâm sàng vaccine giai đoạn 3, chúng ta cần đối tượng nghiên cứu thuộc nhóm nguy cơ cao hoặc dương tính với COVID-19 thì chúng tôi rất quan ngại vì ở Việt Nam không đủ số lượng.
Do vậy sau khi xin ý kiến của Bộ trưởng và vừa qua, trong cuộc họp Thường trực Chính phủ thì Bộ trưởng cũng đã công bố là Việt Nam sẽ chính thức phối hợp cùng với 3 quốc gia trong đó có Indonesia, Ấn Độ, Bangladesh để triển khai nghiên cứu đa trung tâm".
Đọc toàn bộ bài viết tại đây:
Kết luận tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 vừa được tổ chức, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng dù cần tiếp tục theo dõi nhưng có thể nói đến nay tình huống lây nhiễm COVID-19 ở TPHCM cơ bản được kiểm soát.
“Chúng ta đã xác định các nguy cơ nguồn bệnh chủ yếu là từ người nhập cảnh (hợp pháp, trái phép), cộng đồng, thực phẩm nhập khẩu từ nước có dịch. Để thực hiện mục tiêu kép, chúng ta vừa chống dịch, vừa phải đón chuyên gia, lao động, kỹ thuật và phục vụ các dự án phát triển kinh tế-xã hội, đón bà con người Việt ở các vùng dịch, vì vậy, nguồn bệnh từ người nhập cảnh hợp pháp là nguy hiểm nhất…”- Phó Thủ tướng nêu rõ.
Qua vụ việc lây nhiễm ở TPHCM, Phó Thủ tướng yêu cầu tiếp tục siết chặt các quy định phòng chống dịch trên các chuyến bay đón chuyên gia, công dân Việt Nam về nước.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây:
Dự kiến, vắc xin ngừa COVID-19 có tên Nanocovax sẽ có mặt trên thị trường vào quý 2/2021 nếu quá trình thử nghiệm lâm sàng thành công. Mức giá của vắc-xin này không quá 500.000 đồng/người, mỗi người sẽ tiêm 2 mũi, cách nhau 28 ngày.
Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen (trụ sở tại Khu công nghệ cao, quận 9, TPHCM) là 1 trong 4 đơn vị ở Việt Nam đang thực hiện đề án nghiên cứu sản xuất vắc-xin phòng chống COVID-19. Công ty đã nghiên cứu sản xuất thành công 4 loại kháng thể dựa trên trình tự của 4 loại kháng thể được phân lập từ các bệnh nhân COVID-19 đã phục hồi.
Đại diện công ty Nanogen cho biết, sẽ cố gắng phối hợp với các cơ quan liên quan để đưa vắc-xin vào danh mục thuốc bảo hiểm y tế nên mức giá dự kiến không quá 500.000 đồng/người. Vắc-xin này có thể bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh thông thường (2-8 độ C).
Trường hợp đưa vào sử dụng đại trà, đơn vị này có thể sản xuất được 2 triệu liều/năm trong giai đoạn đầu. Sau đó, trong quá trình vận hành, công suất sẽ được nâng lên mức 30-50 triệu liều/năm.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây:
Theo kế hoạch, ngày 10-12, tại Học viện Quân y (Hà Nội), vaccine Nanocovac sẽ được tiêm thử nghiệm cho 40 tình nguyện viên trong giai đoạn 1.
Nghiên cứu sản xuất vaccine ngừa COVID-19 tại Công ty cổ phần Công nghệ dược Nanogen (Khu công nghệ cao TP.HCM). Ảnh: HOÀNG GIANG
“Chúng tôi khá tự tin về độ an toàn của vaccine ngừa COVID-19 do Công ty cổ phần Công nghệ dược Nanogen (TP.HCM) sản xuất khi nghiên cứu trên động vật. Tuy nhiên, để khẳng định độ an toàn đạt 100%, cần chờ kết quả nghiên cứu lâm sàng trên người”, ông Trần Thế Vinh, trợ lý kỹ thuật tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ dược Nanogen.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo ông Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục khoa học và Công nghệ (Bộ Y tế), Chánh Văn phòng Chương trình Quốc gia nghiên cứu phát triển vaccine, về nguyên tắc thì giai đoạn 1 là giai đoạn sẽ lựa chọn người tình nguyện hoàn toàn.
Đây là những người được cung cấp thông tin về nghiên cứu, theo nguyện vọng của cá nhân, không có áp lực nào về mặt sức khỏe. Người đó phải đọc được thông tin và khẳng định đã đọc những thông tin của nghiên cứu thử nghiệm.
Tình nguyện tham gia nghiên cứu thì phải ký vào văn bản chính thống mà ngày 9/12 Hội đồng sẽ thông qua. Đối với các trường hợp không đủ các hành vi về mặt pháp luật, ví dụ trẻ em dưới 18 tuổi hoặc là những người không có người bảo trợ thì bắt buộc phải có những người bảo vệ về mặt pháp lý, đứng ra đại diện về nguyên tắc là không được tham gia trực tiếp.
Bên cạnh việc tình nguyện thì phải đảm bảo những tiêu chí về mặt y tế, phải là người khỏe mạnh. Tham gia vào nghiên cứu giai đoạn 1 này, người khỏe mạnh được định nghĩa là những người không mắc các bệnh, kể cả bệnh cấp tính hay bệnh mãn tính (không có tiền sử mới được tham gia thử nghiệm giai đoạn 1).
Thứ hai, là các chỉ số liên quan đến huyết học, sinh hóa và hoàn toàn bình thường, không có các bệnh mãn tính bệnh tiềm tàng và được cơ quan y tế xác nhận là hoàn toàn khỏe mạnh. Về nguyên tắc người tham gia thử nghiệm không phân biệt về địa lý, chủng tộc, dân tộc. Tuy nhiên, có những đối tượng mang tính chất nhạy cảm thì không được phép tham gia, ví dụ phụ nữ đang có thai hay người đang phụ thuộc về mặt tài chính (tham gia thử nghiệm để được tiền).
https://vov.vn/xa-hoi/thu-nghiem-vaccine-giai-doan-1-khong-tuyen-nguoi-tung-mac-covid-19-822823.vov
Chiều 8/12, Sở Y tế tỉnh Quảng Bình thông tin, tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo cơ quan y tế các huyện, công an, quân đội các địa phương truy vết những người thuộc diện F1, có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân 1291 tái dương tính với SARS-CoV-2.
Cũng trong ngày, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình đã đưa bệnh nhân 1291 tái dương tính với SARS-CoV-2 từ Minh Hóa về cách ly, điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới và đưa các trường hợp F1 vào cách ly tập trung.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây:
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, HCDC thực hiện triển khai thực hiện cung cấp xét nghiệm SARS-CoV-2 có thu phí cho người xuất cảnh.
Theo HCDC, đơn vị này được Bộ Y tế thẩm định và cho phép thực hiện xét nghiệm khẳng định bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) theo quyết định số 1635/QĐ-BYT ngày 09 tháng 4 năm 2020.
Đến nay, Trung tâm triển khai thực hiện cung cấp xét nghiệm SARS-CoV-2 có thu phí cho người xuất cảnh. Cụ thể như sau:
- Đối tượng: Người xuất cảnh có nhu cầu xét nghiệm SARS-CoV-2.
Hình thức đăng ký:
+ Người xuất cảnh có nhu cầu xét nghiệm SARS-CoV-2 liên hệ đăng ký bằng hai hình thức: điện thoại 0869.559.453; hoặc qua Email: [email protected] và được xếp lịch hẹn đến cơ sở 121 Lý Chính Thắng, Quận 3 để lấy mẫu xét nghiệm.
+ Kết quả sẽ được trả trực tiếp tại cơ sở 125/61 Âu Dương Lân, Phường 3, Quận 8 (trong giờ hành chính).
+ Trong trường hợp người xuất cảnh có nhu cầu lấy mẫu tại nơi cư trú, xin vui lòng liên hệ trực tiếp số điện thoại trên để thỏa thuận
Chi phí: 734.000 VNĐ/lần. Người xuất cảnh có thể nhận kết quả và đóng phí trực tiếp hoặc qua hình thức chuyển khoản.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây: