*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Một sĩ quan cấp cao của Iran vừa hé lộ tình tiết đầy bất ngờ trong vụ tàu chiến Iran bắn nhầm tên lửa vào quân mình.
- Đặc phái viên Mỹ về Syria cáo buộc chính quyền Damascus cung cấp vũ khí hóa học cho lực lượng dân quân Hezbollah.
- Người dân địa phương chặn một đoàn xe quân sự Mỹ gần Tell Tamra.
- Hai chiến binh được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn bị giết gần al-Rai.
- Lực lượng dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lãnh đạo tuyên bố bắt giữ 20 thường dân tham gia chặn đoàn xe quân sự Mỹ ở gần Tell Tamra.
- Một binh sĩ Syria thiệt mạng trong vụ nổ IED gần Al-Sabkha.
- Đặc phái viên Mỹ về Syria cáo buộc chính quyền Damascus cung cấp vũ khí hóa học cho lực lượng dân quân Hezbollah.
- Người dân địa phương chặn một đoàn xe quân sự Mỹ gần Tell Tamra.
- Hai chiến binh được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn bị giết gần al-Rai.
- Lực lượng dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lãnh đạo tuyên bố bắt giữ 20 thường dân tham gia chặn đoàn xe quân sự Mỹ ở gần Tell Tamra.
- Một binh sĩ Syria thiệt mạng trong vụ nổ IED gần Al-Sabkha.
Theo South Front, giao tranh giữa Quân đội Syria (SAA) và phiến quân đã nổ ra trên khắp Idlib vào sáng nay 13/5.
Các báo cáo từ chiến trường cho biết, quân khủng bố đã phát động một cuộc tấn công lớn nhắm vào các vị trí của SAA gần thị trấn Hizareen ở Nam Idlib. Cuộc tấn công bị đẩy lùi ngay sau đó.
Đáp lại, Quân đội Syria tiến hành pháo kích vào phòng tuyến của phiến quân tại thị trấn Kabani ở núi Kurd ở vùng nông thôn phía bắc Lattakia
Tuần trước, phiến quân Idlib có liên hệ al-Qaeda đã phát động một cuộc tập kích bất ngờ vào các vị trí của SAA ở phía tây bắc Hama. Hơn 30 binh sĩ Syria đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ. Một chiếc xe tăng cũng bị các chiến binh bắt giữ .
Quân chính phủ sau đó đã pháo kích dữ dội vào một loạt mục tiêu nằm sâu bên trong Idlib.
- Các bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn ở al-Hudaydah.
- Liên quân Ả Rập thực hiện ít nhất 19 cuộc kích vào các mục tiêu của phiến quân Houthi ở tỉnh Hajjah, Majzar, Sawadiya và Qaniya.
- Giao tranh giữa Houthi và liên quân Ả Rập vẫn diễn ra ác liệt ở al-Boqa và al-Baydha.
Quân đội Quốc gia Libya (LNA) trong một tuyên bố mới đây cho biết, LNA đã bắn hạ một máy bay Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời đẩy lùi một cuộc phản công của lực lượng Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya (GNA) ở phía Nam Tripoli vào hôm nay 13/5.
Cũng theo thông báo trên, máy bay Thổ Nhĩ Kỳ (chưa rõ chủng loại) bị phòng không LNA bắn hạ gần thành phố Al-Shweref.
Tuy nhiên, LNA không đưa ra được bất cứ thông tin nào để chứng minh cho tuyên bố trên.
Tiêu diệt máy bay Thổ Nhĩ Kỳ đang trở thành ưu tiên hàng đầu của phòng không LNA trong những ngày qua. Quân đội của Tướng Khalifa Haftar đã tung ra mọi vũ khí mà họ có để "săn" bằng được chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ đang làm nhiệm vụ hỗ trợ cho lực lượng GNA trên bầu trời Tripoli.
Lực lượng của GNA với sự hậu thuẫn của Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng tái chiếm nhiều khu vực xung quanh Tripoli và Căn cứ không quân Al-Watiyah trong vài tuần qua, nhưng không đạt được bước tiến nào.
Theo syria.liveuamap, Lực lượng dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lãnh đạo đã tiến hành bắt giữa 20 dân thường tham gia vụ chặn đoàn xe quân sự Mỹ ở phía Bắc thành phố Al-Hasaka hôm nay 13/5.
Phía SDF hiện vẫn chưa có bất cứ bình luận nào về vụ bắt giữ trên.
Binh sĩ Israel Amit Ben-Yigal, 21 tuổi, đã bị một tảng đá trúng vào đầu dẫn tới tử vong. Tảng đá này được ném từ phía một nóc nhà ở làng Yabad trong lúc đơn vị đặc nhiệm của Amit rút lui sau khi bắt giữ được 4 người Palestine mà họ truy lùng.
Thông tin về việc Amit Ben-Yigal thiệt mạng khi đang làm nhiệm vụ.
Quân đội Israel cho biết họ đã điều động lực lượng quay trở lại ngôi làng này để tìm kiếm thủ phạm. Trên Twitter, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố Israel sẽ trả thù cho Amit.
Sau tuyên bố trên, nhiều cuộc tấn công của Israel đã được tiến hành trên khắp bờ Tây nhằm vào người Palestine.
Trong cuộc giao tranh vào ban đêm ở tây Jenin, một số người Palestine đã bị thương do súng gây ra. Chiến dịch nhằm tìm ra thủ phạm giết hại binh sĩ Israel đã được tiến hành suốt đêm ở khu vực này.
Binh sĩ Israel thiệt mạng vì bị ném đá vào đầu khi đang làm nhiệm vụ chống người Palestine
Đại diện thường trực của Nga tại Liên Hiệp Quốc Vassily Nebenzia cho biết, Nga đang tiến hành cuộc điều tra riêng về các cáo buộc tấn công hóa học ở Syria.
"Chúng tôi đang tiến hành các cuộc điều tra chuyên môn riêng, và chúng tôi sẽ chia sẻ kết quả với các bạn, cũng như cộng đồng quốc tế.
Ảnh minh họa. Nguồn: Al-Masdar News
Trước đó, vào cuối tháng 4, Bộ Ngoại giao Nga lên án Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) đã "hy sinh" danh dự của mình để phục vụ cho mục đích địa-chính trị của phương Tây ở Syria, sau khi tổ chức này công bố bản báo cáo đầu tiên về cuộc điều tra mới tiến hành gần đây, trong đó quy kết các cuộc tấn công hóa học tại thị trấn Al Lataminah, tỉnh Hama, Syria hồi tháng 3/2017 là do chính phủ Syria tiến hành.
Phía Nga cho rằng đây là một sự dàn dựng vi phạm Hiệp ước Các vũ khí hóa học. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Syria chỉ trích bản báo cáo của OPCW là thêu dệt, đồng thời cáo buộc rằng các tài liệu mà OPCW sử dụng là do tổ chức khủng bố Hayat Tahrir al-Sham (HTS) cung cấp.
Theo tờ Times of Israel, "nội các an ninh cấp cao" của Israel gần đây đã lên án cuộc tấn công mạng của Iran nhằm vào cơ sở hạ tầng nước sinh hoạt của Tel Aviv. Các thành viên tham dự cuộc họp buộc phải ký vào cam kết bảo mật.
Lực lượng vũ trang Israel. Ảnh minh họa (Al-Masdar News)
Cuộc tấn công trên được cho là diễn ra vào cuối tháng 4 vừa qua. Một quan chức Israel gọi đó là "bước leo thang" chính thức của Iran khi đã "vượt lằn ranh đỏ", nhằm mục tiêu vào các cơ sở dân sự.
Phía Israel cho biết vụ tấn công chỉ gây ra thiệt hại nhẹ, một số hội đồng địa phương đã ghi nhận các vấn đề nhỏ phát sinh.
Trong khi đó, Tehran đã bác bỏ trách nhiệm đối với cuộc tấn công này.
"Chính phủ Iran không tham gia vào cuộc tấn công mạng" - Alireza Miryousefi, người phát ngôn của Iran tại Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh.
Lần thứ 2 trong hai tuần qua, một chiếc máy bay bay từ Iran tới Syria đã hạ cánh xuống căn cứ không quân Nga Hmeymim, tây nam Latakia.
Theo bản báo cáo từ tỉnh Latakia, chiếc máy bay vận tải Syria đã bay từ thủ đô của Iran tới căn cứ Hmeymim - nơi chúng có thể yên tâm hạ cánh và tháo dỡ hàng hóa mà không lo sợ bị chiến đấu cơ Israel nã bom.
Ảnh minh họa. Nguồn: Al-Masdar News
Nguồn tin tại Damascus nói với tờ Al-Masdar News rằng, chiếc máy bay này hạ cánh tại căn cứ Hmeymim là để tránh các cuộc không kích tương tự như những đợt tấn công mà Israel từng tiến hành nhằm vào sân bay quốc tế Damascus.
Israel không che giấu việc họ đang theo dõi từng động thái của Iran tại Syria. Tel Aviv đã nhiều lần tấn công lực lượng và đồng minh bán quân sự của Iran tại Syria, một số cuộc tấn công thậm chí diễn ra tại Iraq.
Đặc phái viên Mỹ về Syria James Jeffrey tuyên bố, thậm chí sự hiện diện, dù nhỏ nhoi, của Mỹ tại Syria cũng có thể biến tình hình tại quốc gia Cộng hòa Ả Rập này thành "vũng lầy" dành cho Nga.
"Sự hiện diện quân sự của chúng tôi, dù nhỏ, vẫn rất quan trọng đối với các tính toán toàn diện. Do đó, chúng tôi kêu gọi Quốc hội, người dân Mỹ và Tổng thống duy trì lực lượng, nhưng một lần nữa phải nhắc lại rằng đây không phải Afghanistan, không phải Việt Nam, không phải 'vũng lầy' [với Mỹ]" - ông Jeffrey phát biểu trong sự kiện của Viện Hudson.
Ảnh minh họa. Nguồn: Al-Masdar News
Vị đặc phái viên đồng thời nhấn mạnh: "Nhiệm vụ của tôi là khiến Syria trở thành 'vũng lầy' dành cho Nga".
Ông Jeffrey cam kết rằng Mỹ sẽ tiếp tục ngăn Nga đạt được những mục tiêu mà họ "thèm muốn" nhất ở Syria, như khoản tài trợ quốc tế cho việc tái thiết sau chiến tranh của Syria và sự công nhận tính hợp pháp của chính quyền Tổng thống Bashar Al-Assad trên đất nước này.
Theo Avia-Pro, cách đây vài giờ, một chiếc máy bay của Bộ Quốc phòng Nga đã bay ngay trên các căn cứ Mỹ ở đông Syria, thể hiện thái độ phớt lờ sự hiện diện của lực lượng Mỹ tại đây. Điều tương tự cũng diễn ra với các căn cứ Mỹ trên lãnh thổ quốc gia láng giềng Iraq.
Dữ liệu thu được cho thấy, máy bay của Bộ Quốc phòng Nga đã cất cánh từ lãnh thổ Nga nhưng không đi qua không phận Biển Đen và Thổ Nhĩ Kỳ mà bay trên biển Caspi, qua lãnh thổ Iran. Theo một số nguồn tin, chiếc máy bay đã đáp xuống Iran để tiếp nhiên liệu, sau đó bay qua lãnh thổ Iraq.
Nguồn ảnh: Avia-Pro
Các nhà quan sát chỉ theo dõi được một phần lộ trình của chiếc máy bay ở đông Syria nhưng theo Avia.Pro, trong trường hợp này, có thể thấy chiếc máy bay này đã bay qua khu vực mà Washington gọi là "do quân đội Mỹ kiểm soát".
"Bộ Quốc phòng Nga đã tuyên bố rõ ràng với Mỹ rằng họ sẽ không chấp nhận sự hiện diện của các căn cứ Mỹ tại khu vực này, và cân nhắc theo sự hiện diện chính thức của mình tại Syria, Nga sẽ có những hành động phù hợp. Điều này chắc chắn sẽ khiến Mỹ khó chịu, bởi máy bay Mỹ không được phép bay vào không phận Syria từ Địa Trung Hải" - Một chuyên gia nhận định.
Một số nguồn tin cho biết thêm rằng, trong toàn bộ hành trình bay, máy bay của Bộ Quốc phòng Nga đã được các phi cơ quân sự hộ tống.
Ngày 12/5, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc (LHQ) Vassily Nebenzia đã bác bỏ việc Mỹ khẳng định vẫn là một bên tham gia thỏa thuận hạt nhân Iran.
Ông Vassily Nebenzia cho biết, "nực cười" khi cho rằng, Mỹ vẫn là một bên tham gia thỏa thuận hạt nhân Iran sau hai năm họ rút khỏi thỏa thuận, vì vậy Washington có thể kích hoạt trở lại tất cả các lệnh trừng phạt của LHQ đối với Tehran. Ông nêu rõ: "Họ không phải là một bên tham gia và không có quyền kích hoạt".
Nga gọi việc Mỹ khẳng định vẫn là một bên tham gia thỏa thuận hạt nhân Iran là 'nực cười'. (Nguồn: Reuters)
Đại sứ Nga cũng khẳng định, Moscow sẽ phản đối bất kỳ nỗ lực nào của Mỹ nhằm mở rộng lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran và áp dụng các biện pháp trừng phạt của LHQ đối với nước Cộng hòa Hồi giáo này
Năm 2015, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Đức, Anh và Pháp đã ký với Iran Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA - tên gọi chính thức của thỏa thuận hạt nhân) nhằm ngăn chặn Tehran phát triển vũ khí hạt nhân đổi lấy sự nới lỏng trừng phạt, trong đó có việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí. Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi JCPOA vào năm 2018 và mô tả thỏa thuận được ký kết dưới thời Tổng thống Barack Obama là "thỏa thuận tồi tệ nhất từng có".
Chiều 12/5, các nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tổ chức phiên đối thoại tương tác không chính thức về vấn đề vũ khí hóa học tại Syria , với sự tham gia của Phó Tổng Thư ký kiêm Đại diện cao cấp của Liên hợp quốc về Giải trừ quân bị Izumi Nakamitsu, Tổng Giám đốc Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học (OPCW) Fernando Arias và Điều phối viên của Nhóm Điều tra và Xác minh của OPCW Santiago Onate.
Phó Tổng Thư ký kiêm Đại diện cao cấp của Liên hợp quốc về Giải trừ quân bị Izumi Nakamitsu. (Nguồn: news.un.org)
Theo phóng viên TTXVN thường trú tại New York, phát biểu tại phiên đối thoại, bà Nakamitsu và các đại diện OPCW thông tin tới Hội đồng Bảo an về hợp tác giữa OPCW và Syria trong vấn đề vũ khí hóa học thời gian qua, đáng chú ý là việc tất cả các hoạt động trên thực địa cũng như các phiên tham vấn giữa OPCW và Syria đang phải tạm hoãn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 .
Tại cuộc trao đổi, các thành viên Hội đồng Bảo an cũng trình bày quan điểm về Báo cáo mới ban hành ngày 8/4 vừa qua của Nhóm Điều tra và Xác minh về vấn đề sử dụng vũ khí hóa học tại Syria.
Một số nước đề cập tới các kết luận của Báo cáo về việc có những cơ sở song không thể kết luận chắc chắn rằng Không quân Syria đã tiến hành 3 vụ tấn công hóa học tại Ltamenah vào tháng 3/2017.
Một số nước khác công khai bác bỏ quy chế của Nhóm Điều tra và Xác minh cũng như Báo cáo của nhóm này.
Avia.Pro dẫn một số nguồn tin Syria cho biết, các phần tử cực đoan Thổ Nhĩ Kỳ đã tấn công một chiếc xe bọc thép của Nga bằng súng chống tăng [được cho là do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất]. Vụ việc xảy ra tại cửa ngõ thành phố Ariha nhưng rất may là những kẻ khủng bố đã bắn trượt mục tiêu.
Cảnh quay người biểu tình ném đá vào xe bọc thép Nga-Thổ trong lúc đoàn xe rút lui khỏi khu vực vụ nổ diễn ra trên cao tốc M4.
Theo thông tin ban đầu, trên lộ trình di chuyển của đoàn xe quân sự Nga trong khuôn khổ đợt tuần tra chung Nga-Thổ, một thiết bị nổ tự chế đã phát nổ gần xe bọc thép Nga. Song, theo những nguồn tin tại Syria nắm rõ vụ việc thì các phần tử cực đoan đã bắn tên lửa chống tăng nhằm vào một trong số các xe quân sự Nga tại đây.
Một số hư hại vật chất đã được ghi nhận, tuy nhiên nguồn tin không nói rõ là xe quân sự Nga hay cơ sở vật chất trên đường cao tốc M4 bị hư hại.
Bộ Quốc phòng Nga hiện chưa đưa ra thông tin chính thức nào về vụ việc lần này.
Theo hãng thông tấn SANA, các cư dân của làng Dishishah và Al-Qahirah ở vùng nông thôn Tal Tamr đã chặn đường một đoàn xe quân sự Mỹ, ngăn họ tiến vào hai ngôi làng này, buộc lực lượng Mỹ phải quay đầu.
Nguồn ảnh: SANA
Bản tin của SANA cho biết, những người biểu tình đã từ chối rời khỏi con đường cho tới khi phía Mỹ quay đầu xe và tìm một lộ trình khác để tới được điểm đến mà họ muốn.
Kể từ khi bắt đầu rút quân khỏi một số khu vực ở bắc Syria, lực lượng Mỹ đã nhiều lần gặp phải tình huống tương tự.
Bên cạnh đó, việc quân chính phủ Syria tiến vào nhiều ngôi làng và thị trấn quanh Al-Hasakah cũng thúc đẩy nhiều người dân Syria biểu tình phản đối lực lượng Mỹ trở lại các khu vực này.
Kíp thủy thủ trên tàu tên lửa cỡ nhỏ Orekhovo-Zuyevo của Hạm đội Biển Đen đã tiến hành bài diễn tập phòng không tại Địa Trung Hải.
Văn phòng báo chí của Hạ đội Biển Đen cho biết: "Theo kịch bản diễn tập, các đơn vị phòng không của tàu đã phát hiện thấy một nhóm máy bay địch [giả định] đang bay về phía tàu Orekhovo-Zuyevo. Trước tình hình đó, họ đã thực hành các biện pháp nhằm đầy lùi những loại vũ khí tấn công đường không của đối phương".
Ảnh minh họa. Nguồn: Al-Masdar News
Trong cuộc tập trận, trung tâm thông tin tác chiến của tàu Orekhovo-Zuyevo đã phát hiện và xác định các mục tiêu giả định, trong khi đơn vị phòng không trên tàu phá hủy chúng bằng các đợt tấn công điện tử.
Tàu Orekhovo-Zuyevo là chiếc thứ 7 thuộc đề án 21631 lớp Buyan-M. Nó đã thực hiện các nhiệm vụ được chỉ định cùng với nhóm tàu đặc nhiệm của Hải quân Nga ở Địa Trung Hải từ tháng 4 năm nay.
Tờ Al-Jarida tại Kuwait mới đây tiết lộ, tàu hậu cần Konarak của Hải quân Iran - con tàu vừa gặp nạn ở cảng Jack gần eo biển Hormuz hôm Chủ Nhật - thực chất đã bị chìm trong lúc nó đang rải mìn, chứ không phải sau khi trúng tên lửa từ một tàu chiến của Hải quân Iran.
"Tàu Konarak của hải quân [Iran] đã chìm sau khi một quả mìn mà nó vừa rải phát nổ, không phải do trúng tên lửa do khinh hạm Jamaran phóng ra" - Tờ Al-Jarida dẫn một nguồn tin cấp cao trong Bộ tham mưu các lực lượng vũ trang Iran cho hay.
Tàu chiến Iran bắn nhầm tên lửa vào đồng đội khiến 19 người thiệt mạng
Tàu Konarak được quân đội Iran mua từ Hà Lan để đảm nhiệm vai trò cung ứng hậu cần. Theo nguồn tin trên, sau này con tàu được sửa chữa để có thể mang tên lửa hành trình và rải mìn mà không bị phát hiện từ đường không.
Ngày 10/5, một cuộc thử nghiệm đã được tiến hành để kiểm tra xem tàu Konarak có thể rải mìn mà không bị radar hoặc các phương tiện khác của đối phương phát hiện hay không.
"Tuy nhiên, thiết bị dùng để thực hiện nhiệm vụ này đã gặp trục trặc, khiến một trong những quả mìn tự kích nổ. Quả mìn đã phát nổ và khiến cho một tên lửa hành trình (mục tiêu thử nghiệm) cũng phát nổ theo" - Vị sĩ quan cấp cao giải thích.
Trước đó, truyền thông Iran cho biết tàu Konarak đã bị đánh chìm do trúng tên lửa từ khinh hạm Jamaran, khến 19 thủy thủ thiệt mạng.
"Iran muốn rải mìn ở vùng Vịnh nhanh chóng trong trường hợp nổ ra đối đầu với Hải quân Mỹ. Do đó, giới chức Iran đã quyết định tuyên bố rằng tàu Konarak bị trúng hỏa lực của quân mình" - Nguồn tin của tờ Al-Jarida cho hay.