Cập nhật lúc

Điều bất thường sau lý do Thổ Nhĩ Kỳ chưa kích hoạt S-400 vì Covid-19; Nga điêu đứng với số ca mắc tăng kỷ lục

Tính tới 6h sáng 26/4, thống kê cho thấy đã có 2.911.168 người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó 202.873 người tử vong.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin trả lời báo chí rằng ông tin tưởng nền kinh tế sẽ bắt đầu hồi phục vào thời điểm nào đó trong mùa hè năm nay, nhờ các hoạt động kinh tế mà ông hy vọng sẽ diễn ra trong tháng 5 và tháng 6, giữa bối cảnh một số bang của Mỹ bắt đầu xúc tiến việc tái mở cửa.

"Đây là một tình huống chưa từng có tiền lệ. Đây không phải là một cuộc khủng hoảng tài chính, đây là việc chúng ta đóng cửa. Các mô hình kinh tế truyền thống có thể không hiệu quả," ông Mnuchin phát biểu tại Nhà Trắng.

 

Suy nghĩ của tôi là, khi chúng ta mở cửa nền kinh tế vào tháng 5 và tháng 6, mọi người sẽ bắt đầu chứng kiến kinh tế hồi phục trong tháng 7, 8, 9. Lý giải của tôi là mọi người sẽ thấy tỉ lệ tăng trưởng đi lên trong ba tháng đó.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin

Cục quản lý doanh nghiệp nhỏ của Mỹ đã nhanh chóng dùng hết nguồn tiền cho Chương trình bảo vệ thanh toán - cung cấp khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ - không lâu sau khi chương trình bắt đầu.

Vòng cứu trợ tiếp theo dự kiến thông qua vào ngày 27/4 (giờ miền Đông), sau khi Quốc hội Mỹ phê duyệt từ tuần trước. Đề cập vấn đề gói cứu trợ bổ sung sẽ duy trì được trong bao lâu, Mnuchin nói ông mong rằng "chúng ta tiêu hết tiền một cách nhanh chóng, như vậy chúng ta có thể đưa tiền đến túi người lao động".

39
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Bộ trưởng Tài chính Mỹ dự đoán kinh tế bắt đầu hồi phục trong mùa hè

    Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin trả lời báo chí rằng ông tin tưởng nền kinh tế sẽ bắt đầu hồi phục vào thời điểm nào đó trong mùa hè năm nay, nhờ các hoạt động kinh tế mà ông hy vọng sẽ diễn ra trong tháng 5 và tháng 6, giữa bối cảnh một số bang của Mỹ bắt đầu xúc tiến việc tái mở cửa.

    "Đây là một tình huống chưa từng có tiền lệ. Đây không phải là một cuộc khủng hoảng tài chính, đây là việc chúng ta đóng cửa. Các mô hình kinh tế truyền thống có thể không hiệu quả," ông Mnuchin phát biểu tại Nhà Trắng.

     

    Suy nghĩ của tôi là, khi chúng ta mở cửa nền kinh tế vào tháng 5 và tháng 6, mọi người sẽ bắt đầu chứng kiến kinh tế hồi phục trong tháng 7, 8, 9. Lý giải của tôi là mọi người sẽ thấy tỉ lệ tăng trưởng đi lên trong ba tháng đó.

    Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin

    Cục quản lý doanh nghiệp nhỏ của Mỹ đã nhanh chóng dùng hết nguồn tiền cho Chương trình bảo vệ thanh toán - cung cấp khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ - không lâu sau khi chương trình bắt đầu.

    Vòng cứu trợ tiếp theo dự kiến thông qua vào ngày 27/4 (giờ miền Đông), sau khi Quốc hội Mỹ phê duyệt từ tuần trước. Đề cập vấn đề gói cứu trợ bổ sung sẽ duy trì được trong bao lâu, Mnuchin nói ông mong rằng "chúng ta tiêu hết tiền một cách nhanh chóng, như vậy chúng ta có thể đưa tiền đến túi người lao động".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc phát hiện gần 90 triệu chiếc khẩu trang giả, kém chất lượng

    Theo thông tin từ Tổng cục Quản lý giám sát thị trường Quốc gia Trung Quốc, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, do nhu cầu đối với đồ dùng phòng hộ, như khẩu trang, thiết bị đo thân nhiệt... tăng cao, không ít các phần tử phạm pháp của nước này đã sản xuất và tung ra thị trường nhiều sản phẩm giả mạo, kém chất lượng, gây tổn hại đến sức khỏe của người dân, đảo lộn trật tự thị trường và gây bất ổn trong xã hội.

    Tính đến ngày 24/4, Trung Quốc đã phát hiện và xử lý gần 30.000 vụ việc liên quan tới sản xuất và tiêu thụ đồ dùng phòng hộ phi pháp, như khẩu trang, quần áo phòng hộ, cồn y tế, dung dịch diệt khuẩn..., trong đó riêng khẩu trang giả mạo, kém chất lượng là hơn 89 triệu chiếc.

    Ngoài ra, còn có một số vụ án liên quan đến sản xuất, kinh doanh các bộ kit xét nghiệm SARS-Cov-2 không phép. Số tiền phạt và tịch thu được từ các vụ án lên tới 350 triệu nhân dân tệ (hơn 50 triệu USD).

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thổ Nhĩ Kỳ chưa thể kích hoạt S-400 vì Covid-19?

    Dù đã nhận chuyển giao từ Nga, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ chưa thể kích hoạt hệ thống S-400 vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

    Vào năm ngoái, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố những hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân này sẽ đi vào hoạt động trong tháng 4/2020. Khi thời hạn tháng 4 dần qua đi, các tổ hợp S-400 vẫn ở trạng thái nguyên kiện, đặt tại Trung tâm chỉ huy không quân Murted.

    Điều bất thường sau lý do Thổ Nhĩ Kỳ chưa kích hoạt S-400 vì Covid-19; Nga điêu đứng với số ca mắc tăng kỷ lục - Ảnh 1.

    Ankarra được cho là phát đi thông điệp "trì hoãn" không chính thức, khi một quan chức giấu tên tiết lộ với Reuters rằng "không có bất kỳ thay đổi nào về kích hoạt các hệ thống S-400. Nhưng do dịch COVID-19, nên kế hoạch đưa vào vận hành trong tháng 4 sẽ được lùi lại".

    Tuy nhiên, lý do thực sự khiến Ankara trì hoãn kích hoạt trung đoàn S-400 với bốn khẩu đội tên lửa trị giá 2.5 tỉ USD được cho là không nằm ở vấn đề kỹ thuật hay bệnh dịch, mà ở yếu tố chính trị, bởi đại dịch COVID-19 không ngăn cản các chiến dịch của Thổ ở trong nước và Syria.

    Tình hình kinh tế ngày một tệ được coi là yếu tố chủ chốt khiến chính quyền Erdogan phải trì hoãn. Thực chất, bất kỳ lệnh cấm vận nào trong phạm vi của Đạo luật chống đối thủ của Mỹ thông qua biện pháp trừng phạt (CAATSA) cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ kinh tế nghiêm trọng trong bối cảnh COVID-19 tấn công Thổ Nhĩ Kỳ.

    Ankara đã tìm cách tiếp cận Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) về một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ, với mục đích tìm kiếm khoản vay 10 tỉ USD từ Mỹ tại thời điểm dự trữ ngoại hối suy kiệt.

    Vì những quan ngại chính trị trong nước, Thổ Nhĩ Kỳ không muốn tìm kiếm trợ giúp từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Việc kích hoạt các tổ hợp S-400 có thể sẽ gây ra tổn thất kinh tế lớn đối với Ankara, giống với khủng hoảng đồng nội tệ hồi mùa hè năm 2018 khi Washington tung đòn trừng phạt để trả đũa vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ một mục sư người Mỹ.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dân Mỹ lũ lượt đổ ra biển như chưa hề có COVID-19

    Reuters ngày 26/4 cho biết, các tiệm làm tóc và cửa hàng đã mở cửa tại Georgia, Oklahoma và một số tiểu bang khác sau một tháng phong tỏa theo yêu cầu của chính phủ Mỹ để đối phó với đại dịch COVID-19. Các bãi biển cũng không nằm ngoại lệ.

    Tại quận Volusia, nơi nổi tiếng với bãi biển Daytona,nhiều công viên ven biển đã được phép mở cửa trong ngày 25/4 với một số nhóm khách giới hạn, từng bước đưa bãi biển trở lại hoạt động bình thường.

    Trong một cuộc họp báo, đại diện quận Volunsia, ông George Recktenwald cho biết, người dân đều được khuyến cáo giữ khoảng cách kể cả tại bãi đỗ xe và cấm tụ tập theo nhóm trên bãi biển để hạn chế lây nhiễm. Nhưng, theo Reuters, không có nhiều người dân chấp hành điều này.

    Mỹ tố hacker Trung Quốc trộm dữ liệu về Covid-19, Tổng biên tập Hoàn Cầu nói TQ không trộm rác - Ảnh 1.

    Con đường ven biển Huntington đông đúc người qua lại. Ảnh: Reuters

    "Tôi biết chính quyền đưa ra quy tắc và hạn chế, nhưng mọi người không lắng nghe đâu", John Overchuck, một người dân sống ven biển Daytona cho biết. Ông lo ngại về sự trở lại của hàng nghìn du khách nhân kỳ nghỉ xuân, cùng với việc mùa hè đang đến gần sẽ khiến người dân đến biển nghỉ dưỡng theo thói quen. Thậm chí, một số người đã dựng lều ngay trên bãi biển.

    Trong khi đó, đợt nắng nóng tại Mỹ cũng đã khiến hàng nghìn người dân California đổ ra các bãi biển tại Newport và Hungtington bất chấp các khuyến nghị ở trong nhà của các quan chức y tế. Reuters ghi nhận nhiều nhóm người đã tụ tập tại các bãi biển trong ngày 25/4.

    Mỹ tố hacker Trung Quốc trộm dữ liệu về Covid-19, Tổng biên tập Hoàn Cầu nói TQ không trộm rác - Ảnh 2.

    Ảnh: Reuters

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    G20 nỗ lực thu hẹp khoảng cách tài chính để chống đại dịch

    Nhóm các nền kinh tế G20 ngày 26/4 đưa ra 1 sáng kiến quốc tế để đẩy nhanh việc cung cấp các thiết bị y tế cần thiết để chống lại dịch Covid-19.

    Bộ trưởng Tài chính Saudi Arabia Mohammed Al-Jadaan, cho biết các nước này này đang nỗ lực về tài chính để chống lại đại dịch với ước tính cần 8 tỷ USD.

    Mỹ tố hacker Trung Quốc trộm dữ liệu về Covid-19, Tổng biên tập Hoàn Cầu nói TQ không trộm rác - Ảnh 1.

    Saudi Arabia kêu gọi quốc tế nỗ lực cùng G20 thu hẹp khoảng cách tài chính chống dịch Covid-19. Ảnh: RT.

    Trước đó, Ban thư ký G20 tuyên bố rằng các quốc gia, các tổ chức từ thiện và các tổ chức khu vực tư nhân đã quyên góp 1,9 tỷ USD trong khuôn khổ mục tiêu huy động 8 tỷ USD để phòng chống đại dịch Covid-19.

    Saudi Arabia- quốc gia hiện đang giữ chức Chủ tịch G20, cho rằng cần tăng tốc cung cấp các thiết bị y tế phòng đại dịch và khẳng định G20 sẽ tiếp tục nỗ lực hợp tác toàn cầu trên tất cả các mặt, trong đó quan trọng nhất là thu hẹp khoảng cách tài chính trong lĩnh vực y tế.

    Saudi Arabia cam kết trong tháng này sẽ cung cấp 500 triệu USD để hỗ trợ quốc tế chống lại đại dịch và kêu gọi tới tất cả các nước, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức từ thiện cùng hỗ trợ phòng dịch.

    Các nhà lãnh đạo G20 ngày 25/4 cũng đã cam kết bơm 5.000 tỷ USD vào nền kinh tế toàn cầu để đối mặt với những ảnh hưởng của đại dịch và hỗ trợ các nước đang phát triển chống lại dịch bệnh.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    G20 nỗ lực thu hẹp khoảng cách tài chính để chống đại dịchvov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Philippines: Hơn 1.100 nhân viên y tế mắc Covid-19

    Cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 tại Philippines bắt đầu từ ngày 30/1, khi ca nhiễm đầu tiên được phát hiện. Sau gần 3 tháng, đã có 26 nhân viên y tế thiệt mạng, trong số hơn 1.100 nhân viên y tế Philippines lây nhiễm trong cuộc chiến khốc liệt này.

    Tân Hoa Xã dẫn lời Thứ trưởng Y tế Philippines Maria Rosario Vergeire cho biết trong cuộc họp báo tối 25/4 rằng, số nhân viên y tế mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở nước này đã lên đến 1.101 người.

    Gần một nửa số ca mắc bệnh là bác sĩ, với 434 trường hợp. Thống kê của Philippines cũng cho thấy, 400 y tá, 55 trợ lý điều dưỡng, 32 kỹ thuật viên y tế và 21 kỹ thuân viên chụp X-quang đã bị lây nhiễm trong quá trình điều trị và hỗ trợ bệnh nhân.

    Tính đến ngày 25/4, Philippines cũng đã ghi nhận 26 trường hợp tử vong vì COVID-19 là nhân viên y tế, bao gồm 20 bác sĩ và 6 y tá. Thực tế đau lòng phản ánh sự khốc liệt trong cuộc chiến chống COVID-19 tại Philippines, nhất là với các thành viên chống dịch tuyến đầu.

    Hiện, chính phủ Philippines đang tiến hành tuyển dụng khẩn cấp bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên y tế và nhân viên y tế hỗ trợ để tăng cường nhân lực tiếp tế cho tuyến đầu, trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 tại nước này đã tăng lên hơn 7.200 người.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Hơn 1.100 nhân viên y tế Philippines nhiễm COVID-19cand.com.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Giải ngân "hộ" chính phủ, các ngân hàng Mỹ bỏ túi 10 tỷ USD mà không phải chịu rủi ro

    Theo báo cáo của tổ chức NPR, các ngân hàng Mỹ đã nhanh chóng kiếm được 10 tỷ USD nhờ xử lý các khoản vay dành cho các doanh nghiệp nhỏ bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

    Chương trình cứu trợ trị giá 350 tỷ USD cung cấp tiền cho các doanh nghiệp nhỏ có hoạt động kinh doanh bị gián đoạn nghiêm trọng vì dịch bệnh.

    Chỉ trong hai tuần, các ngân hàng hàng đầu tại Mỹ gồm JP Morgan, Bank of America và PNC Bank đã xét duyệt hàng nghìn đơn xin vay tiền, có khoản vay có giá trị lên tới 10 triệu USD. Phí giao dịch cho các khoản vay dưới 350.000 USD ở mức 5%, còn các khoản vay từ 2 triệu USD đến 10 triệu USD thì mức phí là 1%.

    Các khoản vay này do chính phủ bảo lãnh và theo các quy định của Bộ Tài chính, các khoản vay không đòi hỏi nhiều yêu cầu như các khoản vay thông thường. Ngân hàng đơn thuần chỉ đóng vai trò trung gian nên không chịu rủi ro gì.

    Các ngân hàng đã lên tiếng lý giải cho các khoản lệ phí ở trên và cho rằng quy trình xét duyệt cho mỗi khoản vay vẫn đòi hỏi nhiều công sức. Trong một thông cáo của ngân hàng Bank of America, quy trình kiểm tra bao gồm "thu thập dữ liệu, kiểm tra và lưu trữ " cho từng đơn xin vay tiền.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Giải ngân 'hộ' chính phủ, các ngân hàng Mỹ 'bỏ túi' 10 tỷ USD mà không phải chịu rủi rosoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    EU sửa báo cáo Covid-19 vì sức ép từ Trung Quốc?

    Khối Liên minh châu Âu (EU) đã xóa bỏ một phần trong báo cáo Covid-19 về chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc vì lo sợ Bắc Kinh sẽ đáp trả bằng việc giữ lại thiết bị y tế, báo South China Morning Post (SCMP) dẫn các nguồn thạo tin tiết lộ ngày 25-4.

    Bản gốc của báo cáo có phần mô tả Trung Quốc "tiến hành một chiến dịch lan truyền thông tin sai lệch trên toàn thế giới", sử dụng "các chiến thuật công khai lẫn bí mật" để "làm chệch hướng" những lời đổ lỗi nhằm vào họ về nguồn gốc của virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra đại dịch Covid-19.

    Tuy nhiên, phần này đã bị xóa bỏ sau khi Bắc Kinh can thiệp và cảnh báo các nhà ngoại giao của EU tại Trung Quốc về hậu quả. Các nhà ngoại giao EU lo rằng phần báo cáo này có thể làm căng thẳng quan hệ EU-Trung Quốc, khiến việc tiếp nhận thiết bị y tế chống Covid-19 trở nên khó khăn hơn, theo một nguồn tin.

    Theo SCMP, loạt sự kiện này thể hiện rõ nỗi lo của Trung Quốc về sự nhìn nhận của cộng đồng quốc tế đối với công tác ứng phó đại dịch của họ song cũng cho thấy khả năng của Bắc Kinh trong việc gây sức ép lên các chính phủ nước ngoài – kể cả những tổ chức chính trị quyền lực như EU – vì họ là nhà xuất khẩu chính của các sản phẩm chiến lược.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ đi làm từ ngày mai, 27/4

    Mỹ tố hacker Trung Quốc trộm dữ liệu về Covid-19, Tổng biên tập Hoàn Cầu nói TQ không trộm rác - Ảnh 1.

    Thủ tướng Anh Boris Johnson (Ảnh: Reuters)

    Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ quay lại làm việc vào ngày mai (27/4), thông tin được đưa ra chỉ vài giờ sau khi số ca tử vong vì Covid-19 tại nước này vượt mốc 20.000 ca. Anh cũng đã điều động các đơn vị cơ động để tăng cường xét nghiệm

    Cơ quan thông tấn Press Association cho biết Thủ tướng Boris Johnson sẽ quay lai làm việc tại văn phòng ở số 10 phố Downing vào ngày 27-4 sau khi đã khỏi bệnh.

    Theo một nguồn tin từ văn phòng chính phủ nói với đài Sky News, ông Boris Johnson rất muốn bắt đầu lại công việc. Thủ tướng Anh đã phục hồi sức khỏe tại trang viên Chequers dành cho thủ tướng ở ngoại ô London sau khi ông được xuất viên hôm 12-4.

    Ông Boris Johnson đã bị xác nhận nhiễm virus Sars-Cov-2 và đã mất 3 ngày để điều trị tích cực, sau 10 ngày tự cách ly tại nhà.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Thủ tướng Boris Johnson sẽ tái xuất vào ngày mai, 27-4nld.com.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Gửi viện trợ chống Covid-19 khắp thế giới, Trung Quốc vẫn bị nghi ngờ thiện chí

    Mỹ tố hacker Trung Quốc trộm dữ liệu về Covid-19, Tổng biên tập Hoàn Cầu nói TQ không trộm rác - Ảnh 1.

    Các binh sĩ Myanmar nhận hàng viện trợ y tế từ Trung Quốc tại sân bay quốc tế Yangon. Ảnh: EPA-EFE

    Trong hơn 2 tháng qua, Bắc Kinh đã gửi đội ngũ y tế tới 16 quốc gia trên thế giới để chia sẻ kinh nghiệm và chuyên môn trong việc chữa trị và kiểm soát sự nguy hiểm của virus corona. Trong hầu hết các chuyến thăm, Trung Quốc đều đem theo các trang thiết bị y tế hỗ trợ cần thiết, bao gồm bộ xét nghiệm và thiết bị bảo hộ cá nhân.

    Theo Bộ Ngoại giao nước này, Trung Quốc đã cung cấp trang bị y tế cho 125 quốc gia và 4 tổ chức quốc tế, cũng như tổ chức hơn 70 cuộc hội thảo trực tuyến với các chuyên gia từ 150 quốc gia khác nhau.

    Ngày 23/5 vừa qua, Bắc Kinh cũng đóng góp thêm 30 triệu USD cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sau khi đã đóng 20 triệu USD vào hồi đầu tháng 3.

    Nicholas Thomas, phó giáo sư tại Khoa Nghiên cứu Châu Á và Quốc tế tại Trường Khoa học Xã hội và Nghệ thuật Tự do thuốc Đại học Hồng Kông, cho rằng Trung Quốc hiện đang hưởng "lợi thế người đi đầu" do là nơi đầu tiên bùng phát và kiểm soát được dịch bệnh.

    Daniel Lynch, một giáo sư tại Khoa Nghiên cứu Châu Á và Quốc tế của Đại học Hong Kong, lại cho rằng Trung Quốc có mục đích khác.

    "Nếu Trung Quốc không hỗ trợ các nước khác chặn đứng đại dịch, có thể dịch bệnh sẽ quay trở lại Trung Quốc".

    Ngoài ra, theo bà Lynch, hơn một nửa số quốc gia mà Trung Quốc gửi đội ngũ y tế khác đều là đối tác trong sáng kiến Vành đai Con đường.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ nghi hacker Trung Quốc trộm dữ liệu về vắc xin Covid-19, Tổng biên tập Hoàn Cầu nói Trung Quốc không trộm "rác"

    Tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc), ông Hu Xijin, ngày 26/4 phản ứng trước các báo cáo về việc chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump nghi ngờ Trung Quốc đang cố trộm thông tin nghiên cứu về Covid-19.

    "Có thông tin gì về nghiên cứu virus corona ở Mỹ đáng để lấy cắp khi sự kiểm soát dịch bệnh của họ quá nghèo nàn? Các quna chức Mỹ không cảm thấy xấu hổ khi bịa chuyện như vậy sao? [Trung Quốc] ăn cắp dữ liệu chống dịch của Mỹ? Người Trung Quốc không thu thập rác," ông Hu tuyên bố trên Twitter.

    Mỹ cho biết thời gian qua xảy ra nhiều vụ tấn công mạng vào các cơ quan chính phủ và viện y học tại nước này vốn đảm nhận nhiệm vụ phản ứng trước đại dịch.

    Đài CNN cho biết nhiều phòng thí nghiệm, bệnh viện, công ty dược của nước này đã trở thành nạn nhân bị tấn công mạng. Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (HHS) đối mặt với tình trạng bị tấn công mạng hàng ngày.

    Một quan chức giấu tên tiết lộ với CNN rằng chỉ có 2 quốc gia trên thế giới có thể tấn công mạng nhằm vào HHS với quy mô như vậy, đó là Nga và Trung Quốc. Nhiều quan chức an ninh Mỹ sau đó nhận định thủ phạm tấn công mạng bắt nguồn từ Trung Quốc.

    Ngày 23/4, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói với Fox News rằng mối đe dọa lớn nhất là đảm bảo nguồn lực để bảo vệ Mỹ trước các cuộc tấn công mạng của Trung Quốc.

    Bộ Tư Pháp Mỹ cho biết đặc biệt quan ngại về tin tặc Trung Quốc tấn công mạng nhằm vào các bệnh viện, phòng thí nghiệm Mỹ nhằm đánh cắp nghiên cứu liên quan đến Covid-19.

    Bài viết được tham khảo từ 

    Mỹ nghi tin tặc Trung Quốc trộm dữ liệu về vắc-xin COVID-19baotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ấn Độ: "Cải trang" bằng 28 tấn hành để lái xe vượt 1.400 km giữa lệnh phong tỏa

    Trong nỗ lực nhằm trở về quê nhà khi lệnh phong tỏa nghiêm ngặt áp đặt trên toàn Ấn Độ, Prem Murti Pandey - nhân viên sân bay Mumbai - đã lái một xe tải chở 28 tấn hành và di chuyển 1.400 km từ Mumbai đến nhà mình ở Prayagraj, miền Bắc Ấn Độ.

    "Tôi bị mắc kẹt tại Mumbai. Số ca nhiễm được báo cáo trong thành phố khiến tôi sợ hãi và không có phương án nào ngoài trở về nhà," Pandey - hiện đang ở trong trung tâm cách ly - nói với CNN.

     Để thực hiện kế hoạch táo bạo, anh này đã thuê một xe tải cùng tài xế, và ngụy trang bản thân. 

    "Chúng tôi mua hành từ chợ gần Mumbai, và bằng lý do vận chuyển hàng hóa, chúng tôi đã vượt qua 3 bang để tới được nhà tôi hôm thứ Sáu (24/4), sau khi di chuyển 3 ngày."

    Quy định phong tỏa ở Ấn Độ vẫn cho phép phương tiện vận chuyển lương thực thực phẩm đi qua biên giới các bang. Pandey đã được đưa vào trung tâm cách ly sau khi vụ việc bị lộ vào ngày 25 - theo lời sĩ quan cảnh sát cấp cao ở Prayagraj, ông Arvind Kumar Singh.

    "Anh ta không có triệu chứng nhiễm virus corona, nhưng vẫn phải cách ly trong vòng 2 tuần tại trung tâm cách ly như một biện pháp phòng ngừa."

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam hai ngày liên tiếp không có ca mắc mới Covid-19

    Bộ Y tế cho biết, chiều nay (26/4), Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới, tổng số ca mắc dừng ở 270 trường hợp.

    Như vậy, đã hai ngày liên tiếp trôi qua, Việt Nam không có ca mắc mới Covid-19.

    Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 52.196, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 325; Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 9.836; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 42.035.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng du lịch G20: Chính phủ Việt Nam đã triển khai giải pháp cấp bách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca tử vong ở Tây Ban Nha giảm xuống dưới 300 lần đầu tiên sau nhiều tuần

    Giới chức Y tế Tây Ban Nha bắt đầu lên kế hoạch xúc tiến "thường thái mới", khi số ca tử vong do Covid-19 trong 1 ngày ở nước này lần đầu tiên giảm xuống dưới 300 sau nhiều tuần.

    Vào ngày Chủ nhật, 26/4, trẻ em dưới 14 tuổi lần đầu được phép ra ngoài trời để rèn luyện sức khỏe kể từ giữa tháng 3. Thủ tướng Pedro Sanchez nói rằng người trưởng thành cũng có thể được cho phép tập thể dục ngoài trời từ cuối tuần tới nếu những nỗ lực ngăn chặn virus corona có hiệu quả.

    Trong vòng 24 giờ qua, Tây Ban Nha ghi nhận 1.729 ca mắc Covid-19 mới, 288 người tử vong, và 3.024 trường hợp được điều trị khỏi. Trước đó, số ca tử vong thông báo trong thống kê ngày 25/4 là 378 người.

    Đến nay, Tây Ban Nha đã xác nhận tổng cộng 207.634 ca nhiễm Covid-19 và 23.190 ca tử vong. Tỉ lệ gia tăng ca nhiễm hàng ngày đang ở mức 0.8%, giảm xuống so với mức 3% từ vài tuần gần đây, và mức 38% khi nước này mới ban bố tình trạng khẩn cấp hôm 14/3.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga: Covid-19 diễn biến phức tạp, số ca mắc vượt 80.000

    Nhà chức trách Liên bang Nga ngày 26/4 xác nhận tăng thêm 6.361 ca mắc Covid-19 trong vòng 24 giờ, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 80.949 trường hợp. 

    Số ca tử vong mới được ghi nhận là 66, nâng tổng số người chết vì dịch bệnh ở Nga lên 747.

    Thủ đô Moskva - địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất - vẫn chưa đạt đỉnh dịch và đối diện với những tuần thách thức phía trước. 

    Thị trưởng Moskva Sergei Sobyanin nói với kênh truyền hình nhà nước Russia 24:

    Thật không may là tôi không thể nói rằng chúng ta đã đạt tới đỉnh dịch hay đã có một số động lực tích cực. Hơn nữa, tôi thấy rằng chúng ta còn chưa đi được nửa đường [tới đỉnh dịch].

    Theo ông Sobyanin, tình hình dịch bệnh ở Moskva không đến mức leo thang kịch tính, nhưng vẫn chứng kiến tỉ lệ gia tăng ca nhiễm ở mức 8-10-12%, đôi khi ở mức 15%. "Và đó mới chỉ là những người chẩn đoán nhiễm virus corona được xác nhận từ 1 phòng thí nghiệm," ông nói.

    Các bệnh viện ở Moskva đang nỗ lực ứng phó thách thức do Covid-19 mang đến, trong khi giới chức y tế tìm cách gia tăng gấp đôi số giường bệnh trong vòng hơn 1 tuần tiếp theo.

    Thủ đô nước Nga cũng không có kế hoạch siết chặt hơn nữa các quy định hạn chế đang được thực thi. Vào tuần trước, Moskva đã giới thiệu hệ thống thông hành bằng mã QR dùng cho tất cả hình thức giao thông tại đây.

    Covid-19: Nga vượt 80.000 ca mắc, thị trưởng Moskva thừa nhận chưa được nửa đường; LHQ cảm ơn Việt Nam - Ảnh 2.

    (Ảnh: Reuters)

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Liên hợp quốc cảm ơn Việt Nam ủng hộ 50 nghìn USD cho Quỹ ứng phó Covid-19

    Tài khoản Twitter của Liên hợp quốc tại Việt Nam (UN in Viet Nam) ngày 24/4 đã đăng tải thông điệp cảm ơn Việt Nam đóng góp 50.000 USD để ủng hộ Quỹ ứng phó Covid-19 của WHO và chung tay đoàn kết với toàn cầu nhằm chấm dứt đại dịch này.

    Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, chiều 24/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung đã trao tượng trưng khoản đóng góp 50.000 USD của Chính phủ và Nhân dân Việt Nam ủng hộ Quỹ ứng phó với Covid-19 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhằm góp phần chung tay phòng chống và đẩy lùi đại dịch Covid-19.

    Tham dự buổi lễ có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao; Ông Kidong Park, Đại diện WHO tại Việt Nam, Đại diện Văn phòng Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc và một số cán bộ của WHO.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bài hát hợp tác chống dịch Covid-19 của Trung Quốc gây phẫn nộ ở Philippines

    Bài hát có tên Iisang Dagat (tạm dịch: Một Biển), mới đây được đại sứ quán Trung Quốc tại Manila phát hành rộng rãi trên mạng xã hội, đã khiến người dân Philippines vô cùng không hài lòng.

    MV của bài hát phải nhận hàng chục nghìn lượt dislike (không thích) trên các trang mạng xã hội. Người Philippines cho rằng, hình ảnh trong bài hát thể hiện một vùng biển yên bình, được chia sẻ giữa Philippines và Trung Quốc là hoàn toàn trái với tình hình thực tế khi 2 nước đang tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

    COVID-19: WHO và Anh công nhận bộ xét nghiệm của Việt Nam; TQ tuyên bố toàn bộ bệnh nhân ở Vũ Hán xuất viện - Ảnh 1.

    Bài hát “một biển” do Trung Quốc phát hành gây phẫn nộ tại Philippines (ảnh: SCMP)

    Theo giải thích của đại sứ quán Trung Quốc, bài hát này có nội dung chủ yếu là tri ân những người đã đóng góp sức lực vào cuộc chiến Covid-19 của 2 nước. Tuy nhiên, giải thích này nhận về phản ứng giận dữ của người Philippines thay vì đồng tình.

    Lời bài hát được viết bởi đại sứ Trung Quốc Huang Xilian và được thể hiện bởi nhóm quan chức ngoại giao, một ca sĩ người Philippines gốc Hoa và một diễn viên Trung Quốc.

    Tính đến trưa ngày 25.4 theo giờ địa phương, MV “Một Biển” của đại sứ quán Trung Quốc đã nhận được hơn 45.000 lượt dislike trên Youtube.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Xuất hiện ảnh vệ tinh được cho là đoàn tàu của ông Kim Jong Un "tránh Covid-19" ở Wonsan

    Đoàn tàu nghi của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã xuất hiện tại một thị trấn nghỉ mát, theo hình ảnh vệ tinh của 38 North.

    38 North hôm qua, 25/4, cho biết đoàn tàu nghi của ông Kim Jong-un đã dừng đỗ tại một nhà ga VIP ở thành phố Wonsan vào ngày 21/4 và 23/4.

    Nhà ga này vốn chỉ phục vụ việc đi lại của gia tộc họ Kim. Tuy nhiên, Reuters cho biết chưa thể xác nhận đây là đoàn tàu của ông Kim Jong-un, cũng chưa rõ ông Kim có ở Wonsan hay không.

    "Thông tin về sự xuất hiện của đoàn tàu không cho thấy bất cứ điều gì về vị trí hay tình hình sức khỏe của Chủ tịch Kim. Nhưng nó cho thấy ông Kim có thể đang lưu trú tại một khu vực nằm trên bờ biển phía Đông", 38 North nhận định.

    COVID-19: WHO và Anh công nhận bộ xét nghiệm của Việt Nam; TQ tuyên bố toàn bộ bệnh nhân ở Vũ Hán xuất viện - Ảnh 1.

    Đoàn tàu nghi của ông Kim xuất hiện ở Wonsan. Ảnh: 38 North

     Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Đoàn tàu riêng xuất hiện ở Wonsan, ông Kim Jong-un đang 'né' dịch COVID-19?www.tienphong.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc thông báo toàn bộ bệnh nhân điều trị ở Vũ Hán đã xuất viện

    Phát ngôn viên Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC), ông Mi Feng, ngày hôm nay 26/4 thông báo toàn bộ bệnh nhân điều trị Covid-19 trong các bệnh viện ở Vũ Hán - tâm dịch của nước này - đã được xuất viện.

    "Nhờ nỗ lực chung của đội ngũ y tế chuyên nghiệp từ Vũ Hán và trên khắp đất nước, đến ngày 26/4, toàn bộ bệnh nhân Covid-19 nhập viện ở Vũ Hán đã được ra viện," ông Mi nói.

    Tính đến thứ Bảy, 25/4, thành phố Vũ Hán ghi nhận tổng cộng 46.452 ca mắc Covid-19. Đây là thành phố đầu tiên trên thế giới ban hành lệnh phong tỏa toàn thành để chống dịch bệnh từ ngày 23/1. Biện pháp phong tỏa được dỡ bỏ từ cuối tháng 3, sau 76 ngày, và nơi này đang dần chở lại nhịp sống bình thường.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca Covid-19 tăng mạnh, Singapore dựng bệnh viện dã chiến tại trung tâm triển lãm

    Singapore đang khẩn trương dựng thêm một số bệnh viện dã chiến tại các khu trung tâm triển lãm trong bối cảnh số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tăng mạnh tại nước này.

    Một trong những cơ sở đó là Trung tâm triển lãm Changi, nơi thường tổ chức Triển lãm hàng không Singpore - triển lãm hàng không lớn nhất châu Á - có thể phục vụ tới trên 4.000 bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và đang phục hồi. Khu trong nhà cung cấp giường bệnh cho 2.700 người, trong khi khu ngoài trời đang được mở rộng với 1.700 giường bệnh.

    Ngày 25/4, những bệnh nhân đầu tiên, chủ yếu là lao động người Bangladesh và Ấn Độ, đã được chuyển đến trung tâm triển lãm rộng lớn này.

    COVID-19: WHO và Anh công nhận bộ xét nghiệm của Việt Nam; Quốc gia 1.3 tỷ dân báo cáo số ca nhiễm tăng kỷ lục - Ảnh 1.

    Trung tâm triển lãm Changi có thể phục vụ trên 4.000 bệnh nhân. Ảnh: straitstimes.com

    Tại cơ sở y tế tạm thời này, các phòng được ngăn vách và trang bị vật dụng cơ bản với mỗi phòng dành cho 8 - 10 bệnh nhân. Mỗi phòng cũng trang bị máy đo huyết áp cũng như một số thiết bị y tế khác để bệnh nhân tự kiểm tra sức khỏe 3 lần/ngày. Trong khi đó, những chú robot được điều khiển từ xa giúp mang đồ ăn và cung cấp dịch vụ điện tín để giảm thiểu việc tiếp xúc với bệnh nhân. Nhà chức trách cũng đang thử nghiệm tại cơ sở này chú chó robot của hãng Boston Dynamics để đưa thuốc cho bệnh nhân hoặc đo thân nhiệt.

    Theo thành viên Ban tổ chức của trung tâm, Joseph Tan, lực lượng chức năng đã mất 6 ngày để thiết lập cơ sở hạ tầng tại đây. Ngoài ra, trung tâm triển lãm EXPO gần đó cũng đang phục vụ hàng trăm bệnh nhân COVID-19.

    Đến nay, Singapore xác nhận 12.693 ca mắc, trong đó có 12 ca tử vong, trở thành một trong những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh tại châu Á, đứng đầu Đông Nam Á về số bệnh nhân. Dịch bùng phát mạnh tại đảo quốc này do các ổ dịch tập trung tại những khu nhà ở chật chội của lao động nhập cư với trên 300.000 người chủ yếu đến từ Nam Á.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO và Anh công nhận bộ xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam

    Ngày 24/4, Cơ quan chuyên môn về thẩm định sản phẩm y tế của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã gửi thư thông báo việc công nhận kit xét nghiệm "LightPower iVA SARS-CoV-2 1st RT-rPCR" của Việt Nam, do Học viện Quân y và Công ty Việt Á phối hợp nghiên cứu và sản xuất.

    Đây là thư trả lời của WHO sau khi phía Việt Nam đề nghị cơ quan chức năng WHO thẩm định bộ xét nghiệm LightPower iVA SARS-CoV-2 1st RT-rPCR theo Quy trình danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL).

    Theo thư thông báo trên, cơ quan thẩm định của WHO công nhận sản phẩm bộ xét nghiệm LightPower iVA SARS-CoV-2 1st RT-rPCR của Việt Nam sản xuất theo Quy trình danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) và cấp mã số EUL 0524-210-00.

    Với việc được WHO công nhận, bộ xét nghiệm COVID-19 nêu trên của Việt Nam đã đạt chuẩn quốc tế.

    Trước đó, Bộ Y tế và Chăm sóc xã hội Anh cũng đã cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn châu Âu (CE) và cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) cho bộ sản phẩm xét nghiệm COVID-19 LightPower iVA SARS-CoV-2 1st RT-rPCR nêu trên. Cơ quan Quản lý thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe Anh (MHRA) đã gửi chứng nhận cho công ty Việt Á.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    WHO và Anh công nhận bộ xét nghiệm COVID-19 của Việt Nambaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ấn Độ: Bệnh viện lớn ở thủ đô đóng cửa vì 1 y tá dương tính với SARS-Cov-2

    Hindu Rao, một trong số bệnh viện lớn nhất tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ, đã được đóng cửa để tiến hành khử trùng kỹ lưỡng sau khi một y tá có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-Cov-2.

    "Do nữ y tá đã làm nhiệm vụ tại nhiều địa điểm trong khuôn viên bệnh viện trong vòng hai tuần vừa qua, chúng tôi sẽ đóng cửa bệnh viện cho đến khi khử trùng hoàn toàn và hoàn thành truy nguồn tiếp xúc," đại diện nhà chức trách địa phương cho hay, bổ sung rằng quy trình điều tra toàn diện sẽ được thực thi.

    Bệnh viện nói trên sẽ chỉ đi vào hoạt động trở lại sau khi hoàn thành các công tác liên quan theo chỉ dẫn của Bộ Y tế Ấn Độ.

    New Delhi hiện ghi nhận 3.424 ca nhiễm Covid-19 và 53 trường hợp tử vong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm mới Covid-19 tăng cao nhất từ khi dịch bùng phát

    COVID-19: Quốc gia 1.3 tỷ dân báo cáo số ca nhiễm tăng kỷ lục; Rộ tin Bộ trưởng Y tế Mỹ sắp bị thay thế - Ảnh 1.

    Một cảnh sát Ấn Độ làm công tác giám sát lệnh yêu cầu người dân ở nhà trong thời gian phong tỏa tại thành phố Hyderabad (Ảnh: Mahesh Kumar A./AP)

    Đất nước có dân số 1.3 tỉ người - Ấn Độ - ngày hôm nay, 26/4, xác nhận thêm 1.990 ca nhiễm Covid-19 mới. Thống kê của Bộ Y tế nước này cho thấy đây là số ca nhiễm gia tăng trong 1 ngày cao nhất ở Ấn Độ kể từ khi đại dịch bùng phát, nâng tổng số ca nhiễm lên 26.496 trường hợp.

    Tổng cộng 824 người đã tử vong tại Ấn Độ liên quan đến Covid-19. bang Maharashtra - nơi có trung tâm tài chính Mumbai - là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 7.628 ca mắc và 323 ca tử vong.

    Theo Hội đồng nghiên cứu Y tế Ấn Độ (ICMR), tổng số 625.309 mẫu bệnh phẩm đã được xét nghiệm tính đến hôm nay.

     

    Người dân đất nước chúng ta đang chiến đấu trong cuộc chiến này cùng với chính quyền. Chúng ta cũng đang chống lại đói nghèo. Tôi tự hào rằng tất cả chúng ta đều là một phần của điều này. Toàn bộ chúng ta là những chiến sĩ trong cuộc chiến.

    Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi

    Bang đông dân nhất của Ấn Độ Uttar Pradesh ngày 25 thông báo gia hạn lệnh cấm tụ tập nơi công cộng đến ngày 30/6. Đây là bang đầu tiên kéo dài lệnh cấm tụ tập hơn cả thời gian kết thúc phong tỏa toàn quốc vào 3/5 tới.

    Ấn Độ bước vào phong tỏa toàn quốc từ ngày 25/3 nhằm ngăn chặn Covid-19 lây lan. Chính phủ đã nơi lỏng một số hạn chế để cho phép người dân thu hoạch mùa màng, cũng như cho phép một số cửa hàng thuộc nhóm không thiết yếu được mở cửa trở lại.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    [VIDEO] Trung Quốc: Phòng gym vẫn phải đóng cửa vì Covid-19, ông chủ nghĩ ra cách ứng phó mới lạ

    Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đa số phòng gym tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc vẫn đang đóng cửa. Việc này ảnh hưởng đến những người yêu thích rèn luyện sức khoẻ, cũng như gây sức ép cho các chủ phòng gym. Một ông chủ phòng tập đã nghĩ ra cách mới để giải quyết vấn đề này.

    Trung Quốc: Phòng gym vẫn đóng cửa vì Covid-19, người dân tập thể dục tại các địa điểm công cộng (Nguồn: CRI)

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    3/4 nền kinh tế lớn nhất thế giới muốn các nhà máy tháo chạy khỏi Trung Quốc, lưỡng đảng Mỹ hiếm hoi thống nhất ý kiến

    Chỉ trong hai tuần, các chính khách thuộc ba trong số bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới đã thảo luận kế hoạch rút các doanh nghiệp khỏi Trung Quốc, sau khi nguồn cung từ Trung Quốc bị giảm sút nghiêm trọng do dịch COVID-19.

    Tờ Politico đưa tin, ngày 21/4 vừa qua, Ủy viên thương mại Liên minh châu Âu Phil Hogan cho biết, tổ chức này sẽ tìm cách "giảm bớt sự phụ thuộc thương mại" sau đại dịch. 

    Tuần trước, chính phủ Nhật Bản đã công bố một quỹ trị giá 2,2 tỷ USD để khuyến khích các công ty sản xuất Nhật Bản chuyển hoạt động kinh doanh về trong nước hoặc thậm chí chuyển đến các nước Đông Nam Á, miễn là họ rời khỏi Trung Quốc.

    Một dự luật do Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio đề xuất tháng trước yêu cầu nước Mỹ giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng từ Trung Quốc. Dự luật này đã thu hút được sự ủng hộ từ ba thượng nghị sĩ đảng Dân chủ.

    Theo SCMP, một lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc là một vấn đề hiếm hoi được cả hai phe Dân chủ và Cộng hòa thống nhất quan điểm trong những ngày này. "Khi nước Mỹ hồi phục sau cuộc khủng hoảng chưa từng có này, chúng ta sẽ giải quyết những rủi ro mang tính hệ thống và rủi ro từ chuỗi cung ứng mà đại dịch mang đến. Thật không may là phải cần đến một đại dịch mới để thấy rõ hậu quả của việc chuyển các cơ sở công nghiệp của chúng ta sang các nước như Trung Quốc", Thượng nghị sĩ Rubio phát biểu.

    Mời độc giả theo dõi toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Truyền thông Mỹ loan tin Nhà Trắng thảo luận kế hoạch thay thế Bộ trưởng Y tế

    Đài CNN đưa tin, các quan chức Nhà Trắng đang thảo luận phương án thay thế Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh (HHS) Alex Azar, sau một loạt chỉ trích nhằm vào chính phủ liên bang liên quan đến những phản ứng trong giai đoạn đầu của dịch bệnh Covid-19.

    CNN dẫn nguồn quan chức cấp cao trong chính quyền Trump tiết lộ, bất kỳ động thái nào nhằm thay thế ông Azar sẽ được xúc tiến phụ thuộc vào quyết định của  tổng thống Donald Trump. Nguồn tin nhấn mạnh hiện nay Nhà Trắng không có ý định gây ra sự xáo trộn lớn trong giai đoạn đại dịch hoành hành. Người này khẳng định không có chuyện gì sắp xảy ra, nhưng các cuộc thảo luận về việc thay thế Bộ trưởng Y tế đang được tiến hành.

    Theo CNN, các thảo luận trên được đưa ra sau khi ông Trump chỉ định Phó tổng thống Mike Pence - chứ không phải Bộ trưởng Azar - làm lãnh đạo ban chỉ đạo phản ứng đại dịch Covid-19 của Nhà Trắng. Ông Trump được cho là thất vọng về sự thiếu trao đổi của ông Azar trong các vấn đề then chốt, với vai trò người đứng đầu lực lượng phản ứng Covid-19.

    Azar cũng được cho là có mâu thuẫn với bà Seema Verma - người đứng đầu Trung tâm dịch vụ Medicare và Medicaid về trợ cấp và bảo hiểm y tế cho dân Mỹ và là đồng minh của ông Pence.

    Trong thông cáo báo chí vào tối 25/4 (giờ địa phương), phó phát ngôn viên Nhà Trắng Judd Deere nói: Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh - dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Azar, tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt một số ưu tiên của Tổng thống. Bất kỳ đồn đoán nào về nhân sự đều là vô trách nhiệm và chệch hướng khỏi nỗ lực toàn chính phủ nhằm ứng phó với Covid-19."

    Trong khi dịch Covid-19 tiếp tục lây lan phức tạp trên khắp nước Mỹ, chính phủ liên bang bị các thống đốc thuộc cả hai đảng phàn nàn trong vấn đề khan hiếm nguồn cung các vật tư thiết yếu tại địa phương, và ông Trump xúc tiến việc tái mở cửa nhiều bang vào ngày 1/5 tới.

    Thống kê cho thấy hơn 97% dân số Mỹ đang chịu ảnh hưởng bởi quy định quản lý yêu cầu người dân không ra khỏi nhà, nhằm ngăn virus SARS-Cov-2 lây lan. 

    Số liệu của ĐH John Hopkins cho thấy, tính đến 22h ngày 25/4 (giờ miền Đông), nước Mỹ ghi nhận ít nhất 938.072 ca mắc Covid-19 và 53.751 ca tử vong do đại dịch.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Anh thất bại trong mục tiêu giữ số nạn nhân Covid-19 dưới mốc 20.000 người

    Với 813 bệnh nhân thiệt mạng vì dịch Covid-19 trong 24 giờ qua, nước Anh không chỉ tiếp tục là quốc gia đang có diễn biến dịch nghiêm trọng nhất tại châu Âu mà còn đã thất bại trong mục tiêu đề ra cách đây 6 tuần là giữ số người thiệt mạng dưới mốc 20.000 người.

    Tổn thất nhân mạng hàng ngày vì dịch Covid-19 tại Anh tiếp tục duy trì ở mức cao nhất trong số các nước châu Âu. Trong ngày 25/04, Anh có thêm 813 bệnh nhân tử vong vì Covid-19 trong hệ thống bệnh viện, đưa tổng số nạn nhân tại nước này lên 20.319 người.

    Đây được xem là thất bại chính thức đầu tiên của chính quyền Anh trong việc ngăn chặn đại dịch Covid-19 do vào hôm 17/03, Cố vấn trưởng khoa học của chính phủ Anh Patrick Vallance đã tuyên bố rằng "chính phủ Anh sẽ được coi là làm tốt nếu hạn chế được số ca tử vong dưới mức 20 ngàn người".

    Với diễn biến của dịch Covid-19 hiện nay tại Anh, nhiều mô hình dự đoán của giới khoa học đã nhận định rằng Anh sẽ là nước chịu thiệt hại nhân mạng vì dịch lớn nhất tại châu Âu và số người thiệt mạng tối đa có thể lên tới 60 ngàn người.

    Hiện tại, số ca tử vong thực tế cũng được cho là cao hơn khoảng 40% so với công bố bởi nhiều ca tử vong tại nhà riêng và các trung tâm dưỡng lão chưa được thống kê.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Trump hủy họp báo Nhà Trắng về Covid-19

    Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 25-4 khẳng định cuộc họp báo hằng ngày của ông về virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra đại dịch Covid-19 không đáng để tổ chức vào thời điểm này.

    Tổng thống Trump dường như xác nhận thông tin ông đang cân nhắc tạm ngưng các buổi họp báo về Covid-19 tại Nhà Trắng, vốn luôn nhận được sự quan tâm lớn của người xem trong thời gian qua.

    "Tổ chức họp báo Nhà Trắng làm gì khi truyền thông lỗi thời chỉ hỏi những câu hỏi thù địch và không chịu đưa tin sự thật một cách chính xác. Họ đạt được thứ hạng truyền hình cao kỷ lục trong khi người dân Mỹ chẳng nhận được gì ngoài tin giả. Không xứng đáng với thời gian và công sức bỏ ra!" – ông chủ Nhà Trắng nói, 2 ngày sau khi gây phẫn nộ vì đề xuất tiêm chất khử trùng vào các bệnh nhân nhiễm Covid-19 để tiêu diệt virus.

    Một ngày sau đề xuất trên, Tổng thống Trump hôm 24-4 khẳng định chỉ nói đùa nhưng giới hạn buổi họp báo ngày hôm đó xuống còn 19 phút. Đến ngày 25-4, sau 50 buổi họp báo trong hơn 2 tháng qua, Nhà Trắng không tổ chức buổi nào.

    Bài viết được tham khảo từ báo Người lao động. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Covid-19: Tổng thống Trump bỏ họp báo sau phát ngôn gây sửng sốtnld.com.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Pháp, Ý, Tây Ban Nha chuẩn bị nới lỏng phong tỏa

    Chính phủ Pháp đang nỗ lực chuẩn bị cho quá trình dỡ bỏ phong tỏa toàn quốc kể từ sau ngày 11/5. Thủ tướng nước này, ông Edouard Philippe, dự kiến sẽ trình Quốc hội Pháp bản kế hoạch chi tiết cho việc dỡ bỏ phong tỏa toàn quốc vào ngày thứ Ba tuần sau. Quốc hội Pháp sẽ tiến hành bỏ phiếu để thông qua kế hoạch này.

    Trong buổi làm việc ngày thứ ba, 28/4 tới, Quốc hội Pháp cũng sẽ xem xét biện pháp kiểm soát, theo dõi người bệnh nhiễm virus Sars-CoV-2 do Chính phủ Pháp đề xuất. Trước đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đề cập tới việc sử dụng ứng dụng Stopcovid (tạm dịch: ngăn chặn dịch Covid) trên điện thoại di động để ghi lại lộ trình tiếp xúc của những người nhiễm vi rút, từ đó có phương án kiểm soát dịch bệnh hiệu quả hơn.

    Trong khi đó, 2 quốc gia vùng dịch lớn nhất tại châu Âu là Italia và Tây Ban Nha đang đẩy nhanh việc nới lỏng các biện pháp phong toả khi số ca nhiễm bệnh và thiệt mạng vì Covid-19 tại hai nước này duy trì đà giảm trong nhiều ngày qua.

    Sau hơn 1 tháng rưỡi duy trì các lệnh phong toả toàn quốc nghiêm khắc nhất châu Âu, chính quyền hai nước Italia và Tây Ban Nha bắt đầu đẩy nhanh việc nới lỏng các biện pháp hạn chế, cho phép người dân ra ngoài nhiều hơn.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc lo ngại đợt bùng phát mới ở phía Bắc

    Ngày 25/4, Trung Quốc đã ghi nhận 11 trường hợp mắc mới Covid-19 mới và không có trường hợp tử vong, theo Ủy ban Y tế Quốc gia.

    11 trường hợp nhiễm mới bao gồm 5 ca từ nước ngoài trở về và 6 trường hợp trong nội địa Trung Quốc. 5/6 các ca lây mới trong nước đều ở tỉnh Hắc Long Giang, phía đông bắc Trung Quốc, biên giới Nga.

    Trung Quốc hiện lo ngại ngày càng tăng đối với các trường hợp nhiễm đến từ Nga có thể châm ngòi cho một đợt bùng phát dịch bệnh mới ở miền bắc Trung Quốc khi hầu hết các địa phương khác trong cả nước trở lại bình thường.

    Ngoài 11 trường hợp đã được xác nhận, 30 ca khác không có triệu chứng cũng được báo cáo. Khoảng 1.000 bệnh nhân không có triệu chứng vẫn đang được theo dõi y tế trên toàn quốc. 

    Tổng số ca nhiễm được xác nhận cho đến nay là 82.827. Trong số những trường hợp được xác nhận, 77.394 bệnh nhân đã hồi phục và được xuất viện.

    Số người tử vong ở Trung Quốc hiện nay là 4.632.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyến bay đưa người Việt ở Indonesia về nước sẽ hạ cánh chiều 26/4

    Theo thông báo của Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia, chuyến bay số hiệu VJ882 của Hãng hàng không Vietjet Air sẽ đưa công dân về nước, khởi hành lúc 13h00 ngày 26/4/2020 tại Terminal 3, sân bay quốc tế Soekarno – Hatta, thủ đô Jakarta.

    Chuyến bay dự kiến sẽ hạ cánh tại Cần Thơ và các công dân sẽ được cách ly tập trung theo quy định ngay sau khi hạ cánh xuống sân bay.

    Trước đó, Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia đã ra hai thông báo khẩn lưu ý công dân Việt Nam tại Indonesia tuân thủ các chỉ định của cơ quan y tế địa phương, chấp hành các quy định về phòng  dịch Covid-19  của nước sở tại, hạn chế đi lại hoặc về nước nếu không có lí do đặc biệt.

    Trước tình hình dịch Covid-19 tại Indonesia diễn biến phức tạp, Đại sứ quán Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước để tổ chức chuyến bay đưa công dân  Việt Nam  ở Indonesia về nước vì lí do đặc biệt cần thiết. Các đối tượng ưu tiên bao gồm trẻ em dưới 18 tuổi, người cao tuổi, người có các bệnh lí nền, sinh viên không có nơi cư trú do các ký túc xá đóng cửa, những người hết hạn thị thực nhưng bị kẹt lại do ảnh hưởng của dịch Covid-19./.


    Bài viết được tham khảo từ https://vov.vn/. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại 

    Chuyến bay đưa người Việt ở Indonesia về nước sẽ hạ cánh chiều 26/4vov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ không tham gia sáng kiến toàn cầu của WHO về chống dịch Covid-19

    Liên Hợp Quốc và Tổ chức Y tế thế giới ngày 24/04 đã công bố sáng kiến toàn cầu nhằm thẩy mạnh việc phát triển, sản xuất và phân phối thuốc và vaccine chống Covid-19.

    Tuy nhiên, Mỹ tuyên bố sẽ không tham gia chương trình này. Một phát ngôn viên của phái đoàn của Mỹ tại Geneva cho biết Mỹ muốn tìm hiểu thêm về sáng kiến này nhằm hỗ trợ hợp tác quốc tế trong việc phát triển vaccine chống Covid-19 sớm nhất có thể.

    Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố ngừng cấp kinh phí cho Tổ chức y tế thế giới nơi Mỹ là nước đóng góp tài chính nhiều nhất. Quyết định này đã vấp phải sự chỉ trích của nhiều tổ chức và cá nhân trên toàn thế giới khi tổ chức này hiện đang dẫn dắt nỗ lực toàn cầu chống lại đại dịch Covid-19./.


    Bài viết được tham khảo từ https://vov.vn/. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Mỹ không tham gia sáng kiến toàn cầu của WHO về chống dịch Covid-19vov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Năm phản bác về suy đoán SARS-CoV-2 thoát từ phòng thí nghiệm Trung Quốc

    Tờ Vox đã phỏng vấn nhiều nhà khoa học, trong đó có những người đã làm việc nhiều với các nhà nghiên cứu tại Viện Virus học Vũ Hán, và đưa ra những phản bác cho thấy suy đoán virus SARS-COV-2 xuất phát từ phòng thí nghiệm Trung Quốc là không có cơ sở. Các nhà khoa học đều thừa nhận không thể loại trừ lý thuyết virus thoát khỏi phòng thí nghiệm. Nhưng dựa trên những gì họ biết về Viện Virus học Vũ Hán và khả năng xảy ra lây nhiễm tự nhiên, thì họ không thấy khả năng SARS-CoV-2 rò rỉ khỏi phòng thí nghiệm Vũ Hán có thể xảy ra.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc thử nghiệm thành công vaccine Covid-19 trên khỉ

    Theo các nhà khoa học, sau khi sử dụng vaccine, tất cả những con khỉ đã khỏi hoàn toàn khỏi Covid-19. Theo đó, trong 4 con khỉ được tiêm vaccine liều cao, 7 ngày sau các nhà khoa học không tìm thấy bất kỳ virus nào trong phổi của chúng. Bốn con khỉ khác được tiêm liều thấp cho thấy lượng virus gia tăng trong cơ thể, nhưng chúng đã tự kiểm soát được virus . Bốn con khỉ thuộc nhóm không được tiêm vaccine bị nhiễm virus và viêm phổi nặng.

    Công ty đưa ra bằng chứng tiền lâm sàng đầu tiên có thể thấy rằng vaccine có khả năng được sử dụng cho người. Cũng trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện một số chủng virus corona mới, cho thấy mầm bệnh đột biến và điều này có khả năng làm phức tạp hiệu quả của vaccine. Tuy nhiên, vaccine có thể bảo vệ khỉ khỏi tất cả các chủng virus corona.

    Hiện nay, vaccine của Công ty Sinovac Biotech không phải là loại duy nhất, vì các nhà khoa học trên thế giới đang chạy đua với thời gian để nghiên cứu điều chế vaccine ngừa Covid-19 nhằm ngăn chặn sự bùng phát của dịch Covid-19. Tuy nhiên, vaccine Trung Quốc là loại đầu tiên cho thấy kết quả tích cực trong thử nghiệm trên động vật.

    Bài viết được tham khảo từ https://vov.vn/ Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Trung Quốc thử nghiệm thành công vaccine Covid-19 trên khỉVOV
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng từ 16/4

    Bộ Y tế cho biết, tính từ 18h00 ngày 25/4 đến 6h00 ngày 26/4, Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới.

    Tính từ ngày 16/4 đến nay, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới do lây nhiễm trong cộng đồng. 

    Tính từ ngày 23/1/2020 đến nay, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 270 ca mắc Covid-19.

    Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 52.196, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện: 325; Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 9.836; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 42.035.

    Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19:

    - Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 13 ca.

    - Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần trở lên âm tính với SARS-CoV-2: 3 ca.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đông Nam Á: Singapore có số ca mắc cao nhất; Indonesia có số tử vong cao nhất

    Riêng tại Đông Nam Á, tính tới hết ngày 25/4 ghi nhận gần 38.000 ca mắc COVID-19 và 1.381 ca tử vong. Singapore vẫn là nước có số ca mắc cao nhất (chiếm 33%) còn Indonesia có số người tử vong cao nhất khu vực (720 ca).

    3 quốc gia Đông Nam Á có nhiều người nhiễm virus SARS-CoV-2 nhất lần lượt là Singapore (12.693 ca), Indonesia (8.607 ca) và Philippines (7.294 ca). 

    Trong khu vực, Việt Nam, Lào, Campuchia và Timor-Leste chưa ghi nhận ca tử vong nào tính tới nay.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    New York bắt đầu "hạ nhiệt"

    Ngày 25/4, Thống đốc bang New York Andrew Cuomo cho hay số người tại bang này phải nhập viện do mắc bệnh COVID-19 đã hạ xuống mức tương đương 21 ngày trước. Đây là tín hiệu mới nhất cho thấy cuộc khủng hoảng đang hạ nhiệt.

    Ngoài ra, ông Cuomo cho biết sẽ cho phép các dược sỹ tại các hiệu thuốc thu thập mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm và mở rộng việc xét nghiệm kháng thể, bắt đầu từ những người có phản ứng đầu tiên và các nhân viên làm việc trong lĩnh vực thiết yếu khác.

    Trong khi đó, các bang Georgia, Oklahoma và Alaska của Mỹ bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa đối với các doanh nghiệp đang oằn mình chống đỡ những tác động của dịch COVID-19.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ chiếm 1/3 tổng số ca nhiễm toàn cầu

    Tính tới 6h sáng 26/4, đã có 2.911.168 người mắc COVID-19, trong đó 202.873 người tử vong.

    Mỹ vẫn có số ca mắc và tử vong cao nhất thế giới. Tính tới 6h sáng 26/4, Mỹ đã ghi nhận 954.610 ca mắc COVID-19, chiếm 32% tổng số ca của toàn thế giới. Trong 24h qua, Mỹ có thêm trên 29.000 ca mắc bệnh và trên 1.800 ca tử vong.

    Đứng sau Mỹ về tổng số ca mắc COVID-19 lần lượt là ba nước châu Âu gồm Tây Ban Nha (223.759 ca), Italy (195.315 ca) và Pháp (161.488 ca).

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại