*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp.
Một số thành phố còn đề xuất cho người dân nghỉ làm đi chơi trong 2 tuần rưỡi để thúc đẩy tiêu dùng.
Theo tờ SCMP, Trung Quốc đang phát hàng tỷ Nhân dân tệ, tương đương hàng trăm triệu USD các phiếu mua hàng (voucher) cũng như cung cấp các gói hỗ trợ tài chính ưu đãi nhằm kích thích người dân chi tiêu trở lại sau dịch Covid-19 .
Động thái trên của chính phủ được thực hiện sau khi các cửa hàng, trung tâm thương mại của nước này mở cửa trở lại sau đợt cách ly nhưng người dân không chịu chi tiêu do lo ngại khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp.
Theo số liệu chính thức, việc cách ly diện rộng chống dịch Covid-19 của Trung Quốc đã tạo nên cú sốc lớn cho nền kinh tế thứ 2 thế giới trong quý I/2020. Doanh số bán lẻ tại Trung Quốc đã giảm 1/5 trong tháng 1-2/2020.
Hiện cả chính phủ lẫn doanh nghiệp đang tìm kiếm các biện pháp mới nhằm kích thích nhu cầu chi tiêu. Một số thành phố đề xuất dự án cho người dân nghỉ làm đi chơi trong 2 tuần rưỡi để thúc đẩy tiêu dùng, đồng thời kêu gọi các quan chức tích cực mua sắm, ăn uống để làm gương cho người dân.
Tháng trước, hãng bán lẻ nổi tiếng Suning của Trung Quốc đã phát 600 triệu Nhân dân tệ voucher trong khi công ty thương mại điện tử Tencent thực hiện chương trình khuyến mại mua trước trả sau trên ứng dụng Wechat.
"Sự phục hồi của thị trường tiêu dùng Trung Quốc sẽ thắp lên niềm hy vọng cho phần còn lại của thế giới khi mở cửa trở lại trong bối cảnh dịch Covid-19 đã qua đỉnh và dần được khống chế. Những dấu hiệu hồi phục tại các ngành nghề đang ngày càng rõ dù tiền trình bình thường hóa trở lại vẫn khá chậm. Chúng ta cần thêm niềm tin của người tiêu dùng để có thể duy trì sự cải thiện này", chuyên gia Ned Salter của Fidelity International nhận định.
Thủ tướng quyết định nới lỏng cách ly xã hội trên cả nước, trừ một vài khu vực có nguy cơ cao ở Hà Nội, Hà Giang, Bắc Ninh. Trong ngày này, nhiều hàng quán đã dọn dẹp, chờ lịch mở cửa.
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều ngày 22/4 đã chấp thuận Hà Nội không còn ở mức nguy cơ cao. Cùng với TP.HCM, hai thành phố lớn sẽ được mở các cửa hàng kinh doanh song phải dựa trên sự xác định nguy cơ cụ thể của từng nơi trên địa bàn để có giải pháp cho phù hợp. Trong thời gian chờ chỉ đạo của Chính quyền, các hàng quán ở Hà Nội vẫn nghiêm túc thực hiện các biện pháp như đóng cửa, hoặc chỉ bán hàng mang về.
Không đón khách nhưng một số hộ kinh doanh đã mở cửa dọn dẹp bàn ghế, đồ dùng vì sau thời gian 3 tuần không hoạt động, đồ đạc đã bụi bẩn và lên mốc.
Một quán cà phê trên đường Lê Trọng Tấn, Hà Nội chuyển toàn bộ bàn ghế ra ngoài để lau dọn.
Nhân viên quán cho biết, quán đã tạm ngừng hoạt động từ cuối tháng 3 nên cần "tân trang" lại hệ thống chiếu sáng, lau dọn bàn ghế.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Nới lỏng các hoạt động kinh tế từ 0h ngày 23/4
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội chiều tối 22/4, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho hay, trên cơ sở thực tiễn cuộc họp chiều nay, Thủ tướng đã chỉ đạo cả nước có hai nhóm: nguy cơ - nguy cơ thấp. Hà Nội thuộc địa bàn có nguy cơ.
Với địa bàn Hà Nội và các tỉnh, nếu có ổ dịch chưa đủ 14 ngày sẽ thuộc nhóm nguy cơ cao (Hà Nội có 2 xã: Mê Linh, Dũng Tiến). Thủ tướng yêu cầu 2 huyện Mê Linh, Thường Tín phải xác định là nơi có nguy cơ cao, nơi có vùng dịch.
Ông Chung yêu cầu, lãnh đạo huyện và các xã của hai huyện phải xác định đối với thôn Hạ Lôi (huyện Mê Linh), thôn Đông Cứu (huyện Thường Tín) vẫn thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phong tỏa, cách ly triệt để như đã làm thời gian qua.
Các xã khác trên địa bàn huyện Thường Tín, Mê Linh vẫn thực hiện nghiêm theo tinh thần Chỉ thị 15 và 16 của Thủ tướng. Tất cả các hoạt động vẫn phải kiểm soát, tất cả các loại cửa hàng vẫn chưa được buôn bán, trừ các cửa hàng thiết yếu.
Các địa bàn khác trên địa bàn thành phố được xác định có nguy cơ, ông Chung cho hay, trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng, thành phố sẽ xây dựng một hướng dẫn cụ thể cho các đơn vị và sẽ có sớm.
Ngoài hai huyện trên, Chủ tịch Hà Nội quyết định, kể từ 0h ngày 23/4, với các nơi khác trên địa bàn sẽ nới dần các hoạt động kinh tế.
Tuy nhiên, các loại hình hoạt động như quán bar, nhà hàng, các trò chơi điện tử, tập trung đông người vẫn cấm.
"Khuyến cáo người dân ra ngoài đường phải đeo khẩu trang, phải tổ chức phạt những người nào ra đường mà không đeo khẩu trang. Khi tham gia giao thông người dân cần phải giữ khoảng cách an toàn", ông Chung yêu cầu.
Tất cả các lễ hội, hoạt động thể thao, tập trung đông người, sinh hoạt tôn giáo đông người, Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo chưa cho hoạt động, trước mắt phải dừng đến 30/4, chờ thông báo mới.
Tất cả bệnh viện trên địa bàn được nhận bệnh nhân đến khám chữa bệnh nhưng phải thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, phải kê khai y tế, ứng dụng công nghệ, hẹn bệnh nhân giờ khám, không để bệnh nhân chờ lâu, tụ tập đông người.
Ra vào phải nước khử khuẩn, kiểm soát và tất cả người có dấu hiệu bệnh lý phải khám cách ly chặt chẽ, không để lây nhiễm. Tất cả trường hợp bệnh nhân nặng chỉ cho 1 người nhà vào trông nom.
"Với các cửa hàng ăn khi mở cửa trở lại, chủ hàng xếp bàn ghế phải giữ khoảng cách và học theo một số nước, khuyến cáo các cửa hàng ăn có tấm chắn để hai người ngồi đối diện không lây nhiễm nhau.
Các trung tâm thương mại, siêu thị cũng cần cố gắng giữ khoảng cách, phải thường xuyên đo thân nhiệt, có nước sát khuẩn, đi ra, đi vào một chiều", ông Chung nêu.
Người đứng đầu UBND TP cũng quyết định nghiêm cấm hoạt động các quán nước chè, bán trà chanh vỉa hè, vì nguy cơ lây nhiễm cao. Ông yêu cầu Chủ tịch UBND các phường phải tăng cường kiểm tra để xử phạt nghiêm các trường hợp lấn chiếm vỉa hè.
Theo số liệu từ Bộ Y tế Anh, nước này đã có thêm 665 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số tử vong tại Anh lên 16.272 trường hợp.
Ngày 22/4, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho biết, TP sẽ tiếp tục tạm ngưng hoạt động xe vận tải hành khách liên tỉnh, xe buýt, xe hợp đồng và xe du lịch (trừ xe dưới 9 chỗ) từ ngày 23/4 đến 3/5.
Riêng xe công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe đưa đón công nhân, chuyên gia các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất... được cơ quan có thẩm quyền điều động, vẫn hoạt động.
"Các chuyến xe này chỉ được phép hoạt động khi khử trùng xe trước khi đón khách, không vận chuyển quá 50% sức chứa và không quá 20 hành khách mỗi chuyến. Tài xế, nhân viên trên xe và hành khách bắt buộc phải đeo khẩu trang, khai báo y tế", văn bản nêu.
Taxi, xe hợp đồng và xe du lịch (dưới 9 chỗ) được phép trở lại hoạt động từ ngày mai. Theo đó, Sở GTVT yêu cầu các đơn vị kinh doanh thực hiện nghiêm theo khuyến cáo của Bộ Y tế, chỉ đạo của Sở GTVT và Tổng Cục đường bộ Việt Nam. Đặc biệt, chỉ được chở hành khách khai báo y tế và đeo khẩu trang.
Chiều 22/4, tại cuộc họp trực tuyến với 63 tỉnh thành về công tác phòng chống Covid-19, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đã đề xuất Thủ tướng cho ngừng giãn cách xã hội tại TP từ 0h ngày 23/4, chuyển từ nhóm nguy cơ cao sang có nguy cơ, thực hiện theo Chỉ thị 15.
Ảnh: AP
Ukraine sẽ kéo dài các biện pháp phong tỏa do virus corona cho đến ngày 11/5 sau khi các dự báo cho thấy dịch bệnh sẽ đạt đỉnh vào đầu tháng tới.
"Chúng ta cần nói cho mọi người biết chính xác thời điểm khi nào và những cửa hàng nào sẽ được mở cửa, và kế hoạch hành động của chính phủ là gì", văn phòng Tổng thống Volodymyr Zelensky thông cáo. "Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất dự kiến sẽ rơi vào đầu tháng 5. Mọi người cần hiểu liệu họ có thể đi bộ trong công viên, đến tiệm làm tóc, công chứng viên, luật sư và các doanh nghiệp khác hay không."
Theo New York Times, những thông tin mới có thể làm đảo lộn toàn bộ thời điểm và quá trình virus corona xâm nhập nước Mỹ.
Trước đó, các cơ quan y tế Mỹ cho biết ca tử vong đầu tiên do COVID-19 ở Mỹ là vào ngày 29/2 ở vùng Seattle. Tuy nhiên sau đó, một số thông tin cho biết có hai bệnh nhân khác đã tử vong vì virus corona vào ngày 26/2.
Mới đây, các quan chức tại Hạt Santa Clara, bang California cho biết kết quả khám nghiệm hai trường hợp tử vong tại nhà vào ngày 6/2 và ngày 17/2 cho thấy những người này đều qua đời vì COVID-19. Sự tồn tại của virus corona trong các mẫu xét nghiệm đã được xác nhận bởi Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).
Tiến sĩ Sara Cody, người đứng đầu văn phòng y tế của hạt Santa Clara, nói: "Mỗi ca tử vong đều cho thấy có thể mọi thứ mới chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Phát hiện này có ý nghĩa rất lớn".
Tiến sĩ Cody cho biết tất cả những ca tử vong vào tháng 2 không từng di chuyển tới các vùng dịch. Nhiều khả năng những người này nhiễm bệnh do lây lan trong cộng đồng. Nếu đây là điều thực sự xảy ra, thì có thể dịch bệnh đã lây lan tại California sớm hơn số liệu công bố rất nhiều.
Chuyên gia y khoa, Tiến sĩ Jeffrey V. Smith nói: "Có khả năng chúng ta đã bỏ qua virus corona trong một khoảng thời gian dài".
Hiện tại, chưa rõ tại sao tới thời điểm này các nhân viên y tế mới xác định được những ca tử vong do COVID-19 từ hồi đầu tháng 2.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo nhận định của những người trong lĩnh vực thương mại, thời gian lô hàng được hoàn tất và chuyển giao đến Mỹ được giảm xuống chỉ còn 1/9 so với bình thường.
Từ quy trình 90 ngày giảm xuống 10 ngày
Theo thông cáo của Bộ Y tế và dịch vụ dân sinh Mỹ, thông qua hợp đồng vận chuyển của chính phủ, FedEx sẽ vận chuyển 450.000 bộ quần áo bảo hộ từ Việt Nam đến Kho dự trữ chiến lược quốc gia (SNS) tại Mỹ, đảm bảo các bộ quần áo bảo hộ đến được với các cơ sở chăm sóc sức khỏe và nhân viên y tế cần nhất.
Cũng theo Bộ này, để đảm bảo nguồn cung cấp nhanh nhất có thể và ổn định cho nhân viên y tế ở tuyến đầu, chính phủ Mỹ sẽ vận chuyển nguyên liệu thô đến Việt Nam mỗi tuần để cơ sở sản xuất tiếp tục sản xuất các bộ quần áo bảo hộ Tyvek.
Ông Adam Sitkoff - Giám đốc điều hành Hiệp hội thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) cho biết, thời gian DuPont hoàn thành đồ bảo hộ và vận chuyển từ Hà Nội đến Dallas là trong vòng 10 ngày - trong khi bình thường, một quy trình như vậy phải mất 90 ngày, bao gồm cả thời gian vận chuyển.
Mark Gillin, Giám đốc America Indochina Management (AIM), công ty chuyên nhập khẩu, phân phối các mặt hàng kháng khuẩn và vệ sinh liên quan đến y tế giữa Mỹ và Việt Nam cho biết, thời gian chính để sản xuất và vận chuyển các sản phẩm bảo hộ bao gồm 3 công đoạn: sản xuất vải, may thành phẩm và vận chuyển.
Mỗi công đoạn này được chi phối bởi "năng lực" - số đơn vị mà mỗi công ty có thể sản xuất được trong 1 ngày. Lấy ví dụ, một công ty có thể sản xuất 200.000 m2 vải may đồ bảo hộ Tyvek/ngày, cung cấp cho nhà máy có năng lực may được 100.000 bộ đồ bảo hộ/ngày; vận chuyển qua đường biển mất khoảng 30 ngày, cộng với các thủ tục hải quan của các quốc gia xuất và nhập khẩu.
Đặc biệt, trong quá trình sản xuất đồ bảo hộ PPE, khâu mất nhiều thời gian nhất hiện nay là sản xuất vải. Điều này, cộng với thời gian vận chuyển đường biển khiến cho vì sao quy trình này kéo dài đến 90 ngày.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo New York Times, những thông tin mới có thể làm đảo lộn toàn bộ thời điểm và quá trình virus corona xâm nhập nước Mỹ.
Trước đó, các cơ quan y tế Mỹ cho biết ca tử vong đầu tiên do COVID-19 ở Mỹ là vào ngày 29/2 ở vùng Seattle. Tuy nhiên sau đó, một số thông tin cho biết có hai bệnh nhân khác đã tử vong vì virus corona vào ngày 26/2.
Mới đây, các quan chức tại Hạt Santa Clara, bang California cho biết kết quả khám nghiệm hai trường hợp tử vong tại nhà vào ngày 6/2 và ngày 17/2 cho thấy những người này đều qua đời vì COVID-19. Sự tồn tại của virus corona trong các mẫu xét nghiệm đã được xác nhận bởi Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).
Tiến sĩ Sara Cody, người đứng đầu văn phòng y tế của hạt Santa Clara, nói: "Mỗi ca tử vong đều cho thấy có thể mọi thứ mới chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Phát hiện này có ý nghĩa rất lớn".
Tiến sĩ Cody cho biết tất cả những ca tử vong vào tháng 2 không từng di chuyển tới các vùng dịch. Nhiều khả năng những người này nhiễm bệnh do lây lan trong cộng đồng. Nếu đây là điều thực sự xảy ra, thì có thể dịch bệnh đã lây lan tại California sớm hơn số liệu công bố rất nhiều.
Chuyên gia y khoa, Tiến sĩ Jeffrey V. Smith nói: "Có khả năng chúng ta đã bỏ qua virus corona trong một khoảng thời gian dài".
Hiện tại, chưa rõ tại sao tới thời điểm này các nhân viên y tế mới xác định được những ca tử vong do COVID-19 từ hồi đầu tháng 2.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ông Nguyễn Đức Chung.
Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho hay, dù Hà Nội được xếp vào nhóm nguy cơ, nhưng công tác phòng dịch sẽ vẫn được bảo đảm, phản ứng, xét nghiệm nhanh, khoanh vùng dập dịch tốt.
Chiều 22/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, trong đó có việc xem xét danh sách các địa phương thuộc các nhóm nguy cơ và đưa ra các quyết sách mới.
Báo cáo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, trong thời gian vừa qua thành phố có 2 báo cáo với Thủ tướng, trong đó, 1 báo cáo của Ban Thường vụ Thành ủy đề xuất cách ly xã hội đến ngày 30/4.
Đề xuất trên cơ sở phân tích tình hình dịch bệnh diễn ra trên thế giới, Việt Nam và tại Hà Nội, trong đó, cùng có xuất phát ca bệnh có liên quan đến địa bàn Bắc Ninh và số công nhân liên quan đến công ty Samsung Bắc Ninh còn phức tạp.
Cùng với đó là việc phát hiện thêm trường hợp tại huyện Thường Tín không có triệu chứng. Nhưng đến nay thành phố đã xét nghiệm toàn bộ những người có liên quan, kết quả đều âm tính.
Các trường hợp F1 đến ngày 28/4 sẽ cho về nhà. Các đối tượng F2 cũng đang được quản lý chặt chẽ tại nhà, cộng đồng dân cư.
Căn cứ tình hình thực tế, ngày 21/4 Ban Chỉ đạo đã xin ý kiến Bí thư Thành uỷ và Thường trực Thành ủy, đến sáng 22/4, Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP có công văn gửi báo cáo Thủ tướng và Ban Chỉ đạo Trung ương đề xuất Hà Nội vào xếp vào nhóm "có nguy cơ".
Tuy nhiên, để thực hiện nghiêm việc phòng, chống bệnh tật trên địa bàn thành phố, nếu được Thủ tướng quyết định trong trường hợp này, Hà Nội vẫn sẽ tạm dừng hoạt động đối với tất cả các dịch vụ thể thao và các dịch vụ văn hoá, lễ hội, karaoke, massage, các trò chơi điện tử.
Hiện nay Thành phố đã cơ bản xác minh được những người liên quan đến ổ dịch Bạch Mai với gần 32.000 người, ổ dịch thôn Hạ Lôi, Mê Linh với khoảng 15.000 người, ngoài ra, các trường hợp khác cũng đã xác minh làm rõ.
Chủ tịch Hà Nội nêu rõ, nếu Ban Chỉ đạo Quốc gia xếp Hà Nội vào nhóm các tỉnh nguy cơ cao, thực hiện cách ly xã hội thêm 1 tuần nữa rất khó khăn cho các hoạt động liên quan đến các tỉnh thành khác; lao động không thể vào Hà Nội.
Hoặc nếu có nối lại đường bay Hà Nội – TP Hồ Chí Minh nhưng một đầu (TP Hồ Chí Minh) nhóm nguy cơ trong khi Hà Nội nhóm nguy cơ cao... sẽ khó cho công tác quản lý.
"Ngay cả khi Hà Nội được xếp vào nhóm nguy cơ, nhưng công tác phòng dịch của Hà Nội sẽ vẫn được bảo đảm, phản ứng, xét nghiệm nhanh, khoanh vùng dập dịch tốt không để lây lan ra cộng đồng...", ông Chung khẳng định.
Chủ tịch Hà Nội đánh giá vừa qua, đại bộ phận người dân thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Thủ tướng cũng như hướng dẫn của nhà chức trách.
Về công tác xét nghiệm, ông Chung cho biết TP đã đào tạo trực tiếp cho cán bộ ở các trạm y tế và 5 đội phản ứng nhanh. Hiện nay hoàn toàn có thể lấy 2.500-3.000 mẫu mỗi ngày. Khả năng xét nghiệm có thể từ 5.000-6.000 một ngày, gồm cả test nhanh và bằng máy.
Liên quan đến khả năng truy vết để khoanh vùng tìm ra F1, F2, ông Chung cho biết Hà Nội đã xây dựng hệ thống từ ban quản lý toà nhà đến tổ dân phố, trạm y tế xã, phường, thị trấn, có trường hợp cần xác minh thì các đơn vị tự liên hệ với nhau, không cần quận hay TP họp nên rất nhanh.
Về vấn đề thời gian học sinh đi học trở lại mà dư luận đang quan tâm, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, TP đưa ra kịch bản dự kiến: các trường từ bậc THPT đến bậc Đại học đi học từ ngày 4/5, các trường THCS, tiểu học và mẫu giáo đi học sau đó 1 tuần từ ngày 11/5.
Hiện tượng hiếm gặp
Bệnh nhân COVID-19 của tiến sĩ Kathryn Hibbert đang có tình trạng sức khỏe xấu. Khi huyết áp của bệnh nhân giảm mạnh, tiến sĩ Hibbert cố chèn một đường truyền tĩnh mạch vào động mạch ở cổ tay bệnh nhân. Tuy nhiên, một cục máu đông đã làm nghẽn ống truyền.
Bác sĩ Hibbert thử dùng một ống khác và ống này tiếp tục bị nghẽn. Tới lần thử thứ ba, bà mới thành công.
"Hiện tượng máu đông xảy ra ngay trước mặt tôi. Gặp một lần đã là hiếm, và gặp hai lần liên tiếp là cực kỳ hiếm," tiến sĩ Hibbert nói. Hiện bà Hibbert đang là trưởng khoa điều trị tích cực (ICU) tại bệnh viện Massachusetts.
Hibbert và các bác sĩ khác đã phát hiện một số bệnh nhân nhiễm virus corona có những cục máu đông. Hiện tượng này có thể gây nguy hiểm tới tính mạng nếu máu đông đi vào tim hoặc phổi.
"Số lượng bệnh nhân COVID-19 có máu đông tôi thấy ở ICU là nhiều chưa từng có. Vấn đề máu đông dường như khá phổ biến ở các bệnh nhân nguy kịch vì virus corona," Tiến sĩ huyết học Jeffrey Laurence tại thành phố New York cho biết.
Trong một nghiên cứu công bố hồi tuần trước, Laurence và các đồng nghiệp cho biết đã khám nghiệm thi thể của 2 bệnh nhân COVID-19 và phát hiện máu đông trong phổi, ngay bên dưới bề mặt da. Họ cũng tìm thấy các cục máu đông ở dưới da của 3 bệnh nhân đang được điều trị khác.
Tại Hà Lan, một nghiên cứu cũng cho thấy tỉ lệ xuất hiện máu đông "cao bất thường" ở các bệnh nhân COVID-19 tại ICU.
Một nhóm các chuyên gia thế giới từ hơn 30 bệnh viện mới đây đã đưa ra một kết luận tương tự: dù chưa rõ nguyên nhân tại sao, nhưng bệnh nhân COVID-19 trong tình trạng nguy kịch thường có nguy cơ xuất hiện máu đông.
"Đây là một trong những vấn đề được bàn luận nhiều nhất về dịch bệnh," Tiến sĩ Michelle Gong - trưởng khoa điều trị tích cực tại Trung tâm y tế Montefiore, thành phố New York - cho biết.
Tại Montefiore, các bác sĩ đã bắt đầu cho bệnh nhân COVID-19 sử dụng thuốc chống đông máu để ngăn chặn máu đông. Không phải tất cả các bệnh viện đều thực hiện việc này, nhưng nhiều bác sĩ cũng bắt đầu quan tâm tới hiện tượng máu đông.
Tiến sĩ Todd Rice - phó giáo sư y khoa tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt, Nashville - nói: "Đó là điều bất thường, và chúng tôi đang phân vân không biết liệu có phải đông máu là một trong những lí do gây tử vong ở bệnh nhân hay không".
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Thủ tướng Australia Scott Morrison vừa có hàng loạt cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ, Đức và Pháp để tìm kiếm sự ủng hộ đối với kiến nghị mở cuộc điều tra quốc tế về đại dịch COVID-19.
Ông Morrison viết trên Twitter rằng ông đã có “một cuộc thảo luận rất xây dựng” với Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc Trung Quốc cần minh bạch thông tin trong quá trình xử lý dịch Covid-19 và sự cần thiết phải cải tổ các hoạt động của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Thủ tướng Morrison vào tối 21/4 đã trao đổi với các nhà lãnh đạo Đức và Pháp về khả năng tổ chức một cuộc điều tra độc lập toàn cầu để làm rõ nguồn gốc của Covid-19.
Ông Morrison và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã trao đổi về tác động của các biện pháp giãn cách xã hội đối với kinh tế và tầm quan trọng của việc phục hồi nền kinh tế toàn cầu.
Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, hai bên đã trao đổi về các hợp tác song phương trong khu vực Thái Bình Dương và khả năng xây dựng một cơ chế toàn cầu tốt hơn để đối phó với bất kỳ đại dịch y tế nào trong tương lai.
Trong vài ngày gần đây, một số quan chức chính phủ Australia đã yêu cầu Trung Quốc minh bạch thông tin về dịch Covid-19 và kêu gọi tổ chức một cuộc điều tra quốc tế để làm rõ các thông tin liên quan đến đại dịch bệnh này.
Trong 24 giờ qua, trên toàn lãnh thổ Liên bang Nga đã ghi nhận thêm 5.236 ca mắc, đưa tổng số bệnh nhân COVID-19 tại nước này lên 57.999 ca (tăng 9,9%).
Cũng trong thời gian này, đã có thêm 57 ca tử vong, đưa tổng số người tử vong tại Nga lên 513 ca. Hiện tổng số bệnh nhân được chữa khỏi bệnh lên 4.420 người.
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Nga cho biết, thủ đô Moskva vẫn là địa phương có số người nhiễm cao nhất với 2.548 người, đưa tổng số người bệnh lên 31.981. Trong 24 giờ qua có thêm 28 ca tử vong, đưa tổng số ca tử vong tại thủ đô lên 261; trong khi 210 người khỏi bệnh, đưa tổng số bệnh nhân khỏi bệnh lên 2.267.
Các địa phương khác có nhiều người nhiễm trong 24 giờ qua gồm tỉnh Moskva 631 ca, thành phố St. Petersburg 294 ca, tỉnh Ryazan 76 ca, CH Tatarstan 75 ca.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Thành phố Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc, đã ban hành lệnh cấm tụ tập nơi công cộng sau khi ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 lây lan ở bản địa.
Ủy ban y tế tỉnh Hắc Long Giang ngày 21/4 báo cáo 7 ca lây nhiễm tại địa phương trong vòng 24 giờ. Trong thông cáo mới ban hành, chính quyền tỉnh Hắc Long Giang nhấn mạnh hơn 10 triệu cư dân của thành phố Cáp Nhĩ Tân sẽ chỉ được phép giao tiếp xã hội trong nội bộ gia đình của chính mình.
Hiện có 52 trong số 54 ca nhiễm được báo cáo ở Hắc Long Giang đến từ Cáp Nhĩ Tân. Thành phố này nằm cách thành phố Tuy Phân Hà - giáp biên giới với Nga - khoảng 480km. Tuy Phân Hà đang được đặt trong tình trạng phong tỏa do số ca nhiễm Covid-19 nhập cảnh từ Nga tăng cao.
Hơn 10.000 người ở Singapore đã bị lây nhiễm Covid-19, nhà chức trách nước này xác nhận trong thống kê ngày hôm nay, 22/4.
Tính đến 12h trưa nay theo giờ địa phương, Singapore đã ghi nhận thêm 1.016 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc Covid-19 lên 10.141 trường hợp.
Phần lớn các trường hợp nhiễm mới là những người sở hữu visa lao động, hiện được bố trí cư trú trong các khu ký túc cho người lao động nước ngoài. 15 người trong số đó là công dân Singapore hoặc cư dân có thẻ cư trú dài hạn.
Thượng viện Mỹ vừa thông qua gói giải cứu trị giá 484 tỷ USD hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và các bệnh viện bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Số tiền cũng được dành để mở rộng các xét nghiệm phát hiện virus corona.
Dự luật sẽ tiếp tục được trình lên Hạ viện và được bỏ phiếu vào ngày mai (23/4).
Chương trình cho vay chủ chốt được thiết kế để các công ty nhỏ có thể giữ chân người lao động trên bảng lương được bơm thêm 310 tỷ USD.
Tuần trước, gói hỗ trợ 350 tỷ USD trong chương trình Bảo vệ tiền lương (PPP) – 1 phần của gói giải cứu 2.000 tỷ USD được thông qua từ tháng trước – đã nhanh chóng cạn kiệt, và giờ vẫn chưa rõ bao nhiêu công ty thật sự nhận được tiền.
60 tỷ USD được dành cho các ngân hàng nhỏ. 60 tỷ USD được phân bổ cho chương trình hỗ trợ thiên tai cho các doanh nghiệp nhỏ. Các bệnh viện nhận được "gói giảm đau" 75 tỷ USD, 25 tỷ USD khác dành cho việc tăng số lượng xét nghiệm virus.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
33 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đã được phát hiện trên một du thuyền Italia đang neo đậu ở tỉnh Nagasaki, Nhật Bản hôm 22/4, dấy lên nghi ngại về một kịch bản tương tự du thuyền Diamond Princess sẽ xảy ra.
Japan Times dẫn nguồn tin quan chức tỉnh Nagasaki hôm 22/4 cho biết, ít nhất 33 trường hợp dương tính với COVID-19 đã được phát hiện trong 24 giờ qua trên tàu du lịch Costa Atlantica của Italia đang neo đậu tại tỉnh này.
Phát biểu tại cuộc họp báo, đại diện tỉnh Nagasaki cho biết, tất cả các thành viên trên tàu đều đang được xét nghiệm. Tàu Costa Atlantica chở 623 thành viên thủy thủ tàu và không có hành khách nào.
Bất cứ ai có triệu chứng bệnh sẽ được chuyển tới bệnh viện, những người xét nghiệm dương tính nhưng chưa có triệu chứng sẽ tiếp tục ở trên tàu để theo dõi. Những người có kết quả âm tính với COVID-19 sẽ được đưa về nước.
Du thuyền Costa Atlantica thuộc sở hữu của công ty tàu du lịch Italia Costa Crociere, neo đậu tại Nhật Bản từ tháng 3 để sửa chữa. Hôm 21/4, một thành viên thủy thủ đoàn được xác nhận nhiễm COVID-19.
Việc phát hiện thêm một loạt ca nhiễm mới trên du thuyền được công bố vào thời điểm Nhật Bản ghi nhận 11.512 ca nhiễm COVID-19 với 281 trường hợp tử vong tính đến hết ngày 21/4. Tổng số ca hồi phục đang dừng ở 1.356 ca.
Trước đó hồi cuối tháng 2 vừa qua, du thuyền Diamond Princess neo đậu tại tỉnh Yokohama nước này đã trở thành một trong những ổ dịch COVID-19 lớn đầu tiên trên thế giới với hơn 700 ca nhiễm, theo Nature.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Lãnh đạo Đài Loan bà Thái Anh Văn sáng nay, 22/4, đã gửi lời xin lỗi vì sự việc các quân nhân thuộc hạm đội Đôn Mục của quân đội đảo này bị nhiễm Covid-19 đã khiến người dân phải hứng chịu rủi ro dịch bệnh lây lan.
Bà Thái cho biết, người đứng đầu cơ quan quốc phòng Đài Loan Nghiêm Đức Phát đã tự đề xuất kỷ luật. Ông Nghiêm nêu ra 4 thiếu sót lớn trong nội bộ lực lượng, bao gồm tình trạng thông báo không đúng. Bà Thái Anh Văn cho hay sau khi có kết quả điều tra, nhà chức trách sẽ tiến hành các biện pháp xử lý.
Bên cạnh ông Nghiêm Đức Phát, tư lệnh hải quân Đài Loan Lưu Chí Bân cũng tự đề xuất nhận kỷ luật.
Lãnh đạo Đài Loan nhấn mạnh không được lơ là công tác phòng chống dịch trên đảo Đài Loan.
Tờ Zaobao (Singapore) cho hay, hạm đội Đôn Mục của Đài Loan hiện ghi nhận 27 ca nhiễm Covid-19, gây ra tâm lý hoang mang cho người dân trên đảo.
Ông Eric Schmitt (Ảnh: AP)
Tổng chưởng lý Eric Schmitt của bang Missouri (Mỹ) đã khởi kiện chính phủ Trung Quốc vào hôm 21/4. Ông này tuyên bố rằng Trung Quốc đã có các phủ nhận và che giấu thông tin khiến cho virus SARS-CoV-2 phát tán gây ra đại dịch Covid-19 kéo theo thiệt hại kinh tế hàng nghìn tỷ USD.
Ông Schmitt nói rằng người dân bang Missouri (Mỹ) đã hứng chịu tổn thất lớn về sinh mạng và những đảo lộn về kinh tế do đại dịch Covid-19, và ông đang nỗ lực giúp họ phục hồi sau thảm họa ảnh hưởng đến toàn thế giới này.
Đơn kiện này, nộp lên Tòa án Đông Missouri của Mỹ, cáo buộc rằng giới chức Trung Quốc đã phủ nhận nguy cơ lây virus SARS-CoV-2 giữa người với người, cản trở sự cảnh báo từ các bác sĩ và chuyên gia có liên quan, chậm chạp trong việc khống chế dịch bệnh lúc đầu khiến nó lây lan khắp toàn cầu.
Số người tử vong do Covid-19 ở bang Missouri đã lên tới 215 người.
Sau động thái của Missouri, ông Hu Xijin - tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc - đã phản ứng trên Twitter. Ông Hu cho rằng hành động nói trên từ "một bang ủng hộ đảng Cộng hòa" là có động cơ rõ ràng về mặt chính trị, nhằm "hỗ trợ cho chiến dịch tái tranh cử của ông Trump".
A Republican state of the US sued China – a clear, politically driven move that aims to aid Trump's reelection campaign. Lol. Are American laws going to kneel down to politics? Is it something new, or it's always been like this?
— Hu Xijin 胡锡进 (@HuXijin_GT) April 22, 2020
Đại sứ Trung Quốc tại Washington Thôi Thiên Khải chỉ trích các chính khách cấp cao Mỹ phớt lờ chuyên môn khoa học xoay quanh dịch Covid-19, mà thay vào đó là theo đuổi "những cáo buộc vô căn cứ".
Có quá ít sự quan tâm dành cho quan điểm của các nhà khoa học. Và một số chính trị gia [Mỹ] quá bận tâm trong nỗ lực dành cho sự kỳ thị và những cáo buộc vô căn cứ.
Thông điệp được ông Thôi đưa ra ngày 21/4 (giờ miền Đông) trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg, sau khi tổng thống Mỹ Trump hồi cuối tuần nói rằng Trung Quốc có thể phải chịu trách nhiệm về dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới.
Vào tuần trước, ông Trump cũng nêu lên một giả thuyết "ngày càng được nghe nhiều" trong giới chức chính phủ Mỹ, cho rằng virus SARS-Cov-2 bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán - tâm dịch ban đầu tại Trung Quốc.
Ông chủ Nhà Trắng nói rằng chính quyền của ông đang tích cực tiến hành điều tra xoay quanh giả thuyết trên. Trong khi đó, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo lên tiếng yêu cầu BẮc Kinh cho phép các chuyên gia độc lập tới điều tra tại phòng thí nghiệm nêu trên.
Theo hãng CBC (Canadda), trong cuộc họp báo vào sáng ngày 21/4 (giờ địa phương), Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói rằng, hai máy bay được gửi đến Trung Quốc để vận chuyển vật tư y tế (phục vụ cuộc chiến chống Covid-19) đã buộc phải trở về tay không.
Ông Trudeau cho biết, hai máy bay rỗng trở về Canada vào thứ Hai (20/4), một chiếc của chính phủ liên bang và chiếc còn lại của một tỉnh nhưng ông không nêu rõ tên cụ thể. Ông tiết lộ, lý do khiến hai chiếc máy bay trở về tay không là vì Trung Quốc cho phép máy bay chờ trên mặt đất trong một thời gian nhất định, trong khi con đường cung cấp và xe tải vận chuyển đến sân bay lại gặp nhiều khó khăn, bị gián đoạn bởi các trạm kiểm soát và các biện pháp kiểm dịch.
Thật không may, trong tình huống này, máy bay đã phải cất cánh mà không nhận được hàng hóa... Chúng ta đang đấu tranh trong một môi trường quốc tế rất cạnh tranh và mọi người đều đang tìm kiếm PPE (trang bị bảo hộ cá nhân).
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Việc phát miễn phí 2 khẩu trang tái sử dụng cho mỗi gia đình Nhật Bản đang trở thành đề tài tranh cãi khi người ta phát hiện nhiều khẩu trang bụi bẩn, dính xác côn trùng hoặc tóc.
Sáng kiến phát khẩu trang cho 50 triệu hộ gia đình được công bố vào ngày 1/4 vừa qua, sau khi nước Nhật chứng kiến người dân hoảng loạn thu mua khẩu trang những ngày đầu của đại dịch COVID-19.
Chính quyền địa phương và Bộ Y tế Nhật đã bắt đầu nhận được lời phàn nàn từ thứ Bảy tuần trước, khi đài truyền hình quốc gia NHK đưa tin hơn 1.900 người từ 80 thành phố đã yêu cầu đổi khẩu trang.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 22/4, người đại diện tập đoàn Seegene - nhà sản xuất chính các dụng cụ xét nghiệm ở Hàn Quốc, cho biết Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp chứng nhận phê duyệt khẩn cấp đối với bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19 của tập đoàn này, cho phép sử dụng bộ xét nghiệm rộng rãi tại tất cả các bang, sau khi Mỹ vừa nhập khẩu hàng nghìn bộ xét nghiệm từ Hàn Quốc vào tuần trước.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 21/4, Giám đốc Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) Robert Redfield cảnh báo rằng làn sóng mới virus SARS-CoV-2 ập đến nước này vào mùa Đông 2020 có thể "gây khó khăn hơn" so với dịch COVID-19 hiện tại.
Tờ Guardian (Anh) cho biết ông Robert Redfield cảnh báo rằng làn sóng virus Corona tiếp theo có nguy cơ diễn ra vào mùa Đông 2020 trùng với mùa cúm.
Ông Robert Redfield nhấn mạnh: "Có khả năng làn sóng virus Corona tấn công vào nước Mỹ trong mùa đông tới sẽ gây nhiều khó khăn hơn dịch bệnh hiện tại. Chúng ta sẽ phải đối mặt với dịch cúm mùa và virus Corona cùng thời điểm".
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Quán bar vẫn sáng đèn kinh doanh mỗi đêm
Một cặp đôi trò chuyện ở quán bar vào buổi tối. Đó là điều mà những người bạn ở New York hay London chỉ có thể lục tìm trong trí nhớ, tuy nhiên lại là chuyện bình thường ở Tokyo.
Thủ đô Nhật Bản đang đặt trong tình trạng khẩn cấp hơn 1 tuần này. Nhưng từ cửa sổ các nhà hàng chật hẹp ở quận Roppongi - nơi có nhịp sống về đêm sôi động giữa trung tâm Tokyo, tôi có thể thấy nhiều người vẫn đang hớp từng ngụm bia, trò chuyện sôi nổi ở khoảng cách gần. Một số vị khách đứng xung quanh chảo nướng bạch tuột Takoyaki, kéo khẩu trang xuống dưới cằm, chờ đợi được phục vụ món ăn vặt này.
Không ai trong số họ vi phạm quy định cả: Ngay cả khi chính quyền ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, yêu cầu người dân ở nhà và cơ sở kinh doanh đóng cửa; thống đốc Tokyo vẫn cho phép các nhà hàng và quán bar có thể mở cửa đến 8h tối. Nhiều người vừa lo ngại vừa chế giễu rằng, chắc chủng virus này... sống về đêm!
Tokyo là nơi mà người dân hầu như tuân thủ luật lệ. Họ chờ đèn xanh để băng qua đường. Ở trạm tàu điện ngầm, mọi người đứng về một phía ngay ngắn khi đi thang cuốn.
Nhưng vẫn luôn có chỗ cho những kẻ phá luật. Trên đường tới văn phòng hàng ngày, tôi đi ngang qua một hẻm cụt đầy những người phì phèo điếu thuốc, bất chấp biển "Cấm hút thuốc" dán trên tường.
Cuộc sống về đêm của Tokyo luôn huyên náo và chìm trong bia bọt. Trong nền văn hóa làm việc với thứ bậc hà khắc, dân công sở cần tìm một sự giải thoát mỗi ngày để giúp họ cảm thấy thoải mái hơn. Ngay giữa lúc bị virus chết chóc đe dọa, họ cũng không thể dễ dàng từ bỏ thói quen này.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Cuộc sống về đêm của Tokyo luôn huyên náo và chìm trong bia bọt. Trong nền văn hóa làm việc với thứ bậc hà khắc, dân công sở cần tìm kiếm sự giải thoát mỗi ngày, ngay cả giữa mùa dịch.
Theo các số liệu mới nhất, Trung Quốc đại lục không có ca tử vong mới do COVID-19, có thêm 7 ca nhiễm nội địa mới (hầu hết tại khu vực biên giới với Nga), 23 ca nhiễm từ nước ngoài trở về, 42 ca nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng. Tổng cộng, hiện nay Trung Quốc có 1.005 ca dương tính, trong đó 78 trường hợp nguy kịch.
Ngoài ra, 28 bệnh nhân cũng đã được ra viện.
Tổng cộng, Trung Quốc có 82.788 trường hợp nhiễm COVID-19, trong đó 77.151 người đã được điều trị khỏi, 4.632 trường hợp tử vong.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP
Lệnh cấm nhập cư mà Tổng thống Trump mới đề cập không chỉ nhằm ngăn ngừa “kẻ thù vô hình” Covid-19 mà còn hướng tới nhiều mục đích khác.
Bảo vệ người dân trước đại dịch
Tổng thống Mỹ Donald Trump đêm 20/4 (theo giờ Mỹ) đã tuyên bố ý định ban bố lệnh cấm người nhập cư vào Mỹ dù để sinh sống hay làm việc. Trên trang Twitter cá nhân, ông Trump viết: "Trước sức tấn công của Kẻ thù Vô hình, cũng như sự cần thiết phải bảo vệ việc làm cho Những Công dân Mỹ Vĩ đại, tôi sẽ ký Sắc lệnh Hành chính để ngừng tạm thời việc nhập cư vào Mỹ".
Trước đó, cũng với lý do bảo vệ sức khỏe cho người dân trước đại dịch Covid-19, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã mở rộng quy định giới hạn đi lại và ngăn chặn những người xin tị nạn và những người nhập cư không giấy tờ được nhập cảnh vào Mỹ. Điều này đã khiến nhiều nhà hoạt động xã hội bảo vệ người nhập cư lên tiếng cho rằng, ông Trump đang coi Covid-19 như là cái cớ để thắt chặt hơn nữa chính sách nhập cư.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Ảnh: Xinhua/REX/Shutterstock
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa ngày hôm nay đã thông báo khoản viện trợ 26 tỉ USD để hỗ trợ nền kinh tế và những người gặp khó khăn giữa đại dịch ở nước này.
Trong bài phát biểu đặc biệt, ông Ramaphosa thông báo: "Sẽ cần một khoản tiền đặc biệt để khắc phục ảnh hưởng của virus corona, chương trình này có quy mô lớn lịch sử".
Ông Ramaphosa cho biết Nam Phi hiện đang tiến vào giai đoạn 2 của đại dịch COVID-19, chú trọng ổn định nền kinh tế, giải quyết sự thiếu hụt trong các nguồn cung cầu và bảo vệ việc làm của người dân.
Theo CNN, gần 30% người dân Nam Phi thất nghiệp trước khi có đại dịch.
Ảnh: Patrick Hertzog/AFP/Getty Images
Số bệnh nhân phải nhập phòng điều trị tích cực (ICU) ở Pháp đã giảm trong ngày thứ 13 liên tiếp - Jerome Salomon, Tổng Cục trưởng Y tế Pháp, cho biết.
Hiện tại, Pháp có ít nhất 117.324 trường hợp xác nhận dương tính. Ít nhất 30.106 bệnh nhân đang được điều trị trong bệnh viện. Ít nhất 5.433 bệnh nhân được điều trị tại các phòng ICU trên cả nước.
Ảnh minh họa: BBC
Mới đây, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện những biến thể mới hiếm gặp tới nỗi họ không nghĩ rằng có thể xảy ra trong thực tế.
Theo SCMP, một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện rằng virus corona có thể đột biến thành nhiều chủng khác nhau và có thể gây ra những ảnh hưởng khác biệt tại các khu vực trên khắp thế giới.
Cụ thể, Giáo sư, chuyên gia dịch tễ học Lý Lan Quyên và các đồng nghiệp tại Đại học Chiết Giang đã nghiên cứu một nhóm nhỏ các bệnh nhân và tìm thấy nhiều chủng biến thể của virus corona chưa được báo cáo trong các nghiên cứu trước đây. Những biến thể này có những thay đổi hiếm gặp tới nỗi các nhà khoa học không nghĩ rằng có thể xảy ra trong thực tế.
Ngoài ra, đây cũng là lần đầu tiên nhóm các nhà khoa học tìm thấy bằng chứng rằng một số biến thể nhất định có thể nguy hiểm hơn các loại biến thể khác.
"Sars-CoV-2 đã phát triển khả năng đột biến để thường xuyên thay đổi trong quá trình lây lan," bà Lý và các cộng sự viết trong nghiên cứu.
Để thực hiện nghiên cứu này, bà Lý đã sử dụng phương pháp khác với bình thường. Bà đã phân tích các chủng virus corona tách từ 11 mẫu bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên ở Hàng Châu, sau đó quan sát xem các virus này xâm nhập và tiêu diệt tế bào hiệu quả tới mức nào.
Giáo sư Lý Lan Quyên. Ảnh: Tân Hoa Xã
Một số chủng chết người nhất cũng đã được tìm thấy ở một số bệnh nhân ở châu Âu, trong khi một số chủng biến thể yếu hơn được tìm thấy phổ biến ở nhiều vùng ở Mỹ, bao gồm bang Washington.
Một nghiên cứu độc lập khác cũng cho thấy các chủng phổ thông ở New York đã được đưa vào từ châu Âu. Tỉ lệ tử vong ở New York cũng tương đồng với tỉ lệ ở nhiều nước châu Âu.
Tuy nhiên, chủng biến thể yếu hơn không có nghĩa rằng nguy cơ từ dịch bệnh sẽ giảm đi. Tại Chiết Giang, hai bệnh nhân trong độ tuổi 30 và 50 tuổi đã bị nhiễm biến thể yếu nhưng cũng rơi vào tình trạng nguy kịch. Mặc dù cả hai bệnh nhân đều qua khỏi, nhưng người bệnh 50 tuổi phải được tiếp tục chữa trị trong khoa chăm sóc tích cực.
Nghiên cứu này có thể giúp lí giải cho sự khác biệt trong tỉ lệ tử vong ở các khu vực trên thế giới. Mức độ lây nhiễm và tử vong ở các quốc gia không tương đồng, và nhiều chuyên gia đã đi tìm lời giải cho vấn đề này.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 21/4 tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Mỹ sẽ tạm cấm nhập cư đối với những người thuộc diện thẻ xanh (thẻ thường trú) trong vòng 60 ngày để bảo vệ người lao động Mỹ trong cuộc chiến với dịch COVID-19.
Trong khi đó, các lao động nhập cư tạm thời sẽ không bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh này.
Theo số liệu được cập nhật trên trang worldometers.info, tính đến thời điểm hiện tại, số ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ đã tăng lên hơn 817.000 người, số ca tử vong tăng lên hơn 45.000 người.
Theo số liệu được cập nhật trên trang thống kê worldometers.info, tính đến 6h50 sáng ngày hôm nay (22/4 - theo giờ Việt Nam), đã có tổng cộng hơn 2,55 triệu ca nhiễm và hơn 170 ngàn ca tử vong do dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới (COVID-19) được xác nhận trên toàn thế giới.
Trong đó, Mỹ, Tây Ban Nha và Italy tiếp tục là 3 quốc gia đứng đầu thế giới về số ca nhiễm và tử vong do COVID-19. Tuy nhiên, nếu như tình hình tại Italy và Tây Ban Nha đã có những tiến triển tốt, thì số ca nhiễm, tử vong mới tại Mỹ vẫn tiếp tục tăng mạnh trong ngày hôm qua (21/4).
Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh là 3 quốc gia có hơn 4.000 ca nhiễm mới trong vòng 24h qua.