*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Dịch bệnh đã lan rộng ra 210 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ít nhất 125 nhân viên làm việc tại phủ Tổng thống Ấn Độ cùng gia đình đã được cách ly tại nhà sau khi con dâu của nhân viên tại đây mắc Covid-19.
Những nhân viên này đều đã được xét nghiệm, tất cả đều cho kết quả âm tính. Toàn bộ phủ Tổng thống cùng các căn hộ của nhân viên nằm cạnh đó đều đã được phun thuốc khử khuẩn nhằm ngăn nguy cơ dịch bệnh Covid-19 lây lan.
Các nhân viên phủ Tổng thống và thành viên gia đình đều được yêu cầu tự cách ly tại nhà. Mỗi gia đình chỉ được một người ra khỏi nhà để đi mua đồ ăn và nhu yếu phẩm.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Số người nhiễm virus corona chủng mới trên toàn thế giới đã vượt mốc 2,5 triệu người, trong đó Mỹ, nước hiện đang đứng về số ca nhiễm, có gần 800.000 trường hợp, theo số liệu của Đại học Johns Hoplins.
Số liệu này bao gồm hơn 170.000 trường hợp tử vong với 2/3 số người được ghi nhận từ châu Âu.
500.000 ca đầu tiên được ghi nhận trong vòng 75 ngày, tuy nhiên, chỉ 6 ngày kế tiếp, con số này đã tăng gấp đôi.
41 trường hợp đầu tiên được chính thức ghi nhận vào ngày 10/1, cách nay 3 tháng và những ca nhiễm mới đã tăng tới hơn 70.000/ngày trong tháng 4.
Ít nhất 125 nhân viên làm việc tại phủ Tổng thống Ấn Độ cùng gia đình đã được cách ly tại nhà sau khi con dâu của nhân viên tại đây mắc Covid-19.
Những nhân viên này đều đã được xét nghiệm, tất cả đều cho kết quả âm tính. Toàn bộ phủ Tổng thống cùng các căn hộ của nhân viên nằm cạnh đó đều đã được phun thuốc khử khuẩn nhằm ngăn nguy cơ dịch bệnh Covid-19 lây lan.
Các nhân viên phủ Tổng thống và thành viên gia đình đều được yêu cầu tự cách ly tại nhà. Mỗi gia đình chỉ được một người ra khỏi nhà để đi mua đồ ăn và nhu yếu phẩm.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Hiện nay, mỗi tuần có tới vài trăm nghìn xét nghiệm PCR được thực hiện tại 177 phòng thí nghiệm ở khắp nước Đức, đây là nơi tìm ra câu trả lời ai là người đã bị nhiễm virus corona. Để đáp ứng được khối lượng công việc khổng lồ, nhiều phòng thí nghiệm đã phải bổ sung nhân lực cho phòng PCR và làm việc cả tuần không nghỉ.
Sabine Simon, chuyên gia phân tích tại Phòng thí nghiệm của Tiến sĩ Fenner và cộng sự (Hamburg, Đức) chia sẻ với Spiegel cho biết, kể từ khi bùng phát dịch bệnh ở Đức thì bộ phận phân tích của cô có khối lượng xét nghiệm cao nhất trong số các phòng thí nghiệm tư nhân: Tuần vừa rồi nhân viên phòng thí nghiệm này đã xét nghiệm khoảng 600 mẫu mỗi ngày theo phương pháp PCR để xác định Sars-CoV-2, thời gian làm việc 24/7.
Trước đây, bộ phận này có 5 kỹ thuật viên hiện nay số nhân lực tăng lên 20 người và làm việc theo ca, có ngày phải làm việc tới 12 tiếng đồng hồ.
"Tôi không thể đoán sẽ chịu đựng được thử thách kinh khủng về tinh thần và thể chất này được bao lâu nữa. Hiện tại tâm trạng mọi người vẫn tốt, mọi người đều rất hăng hái, nhiệt tình, sẵn sàng tình nguyện làm thêm ca, thậm chí cả trong những ngày nghỉ lễ. Mọi người thực sự rất vui vẻ với công việc.", cô nói.
Đọc toàn bộ bài viết trong link dưới:
Một chiếc xe của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chở mẫu phẩm của các bệnh nhân để xét nghiệm virus corona vừa bị tấn công ở bang Rakhine, khiến tài xế thiệt mạng, Liên Hợp quốc hôm nay thông báo.
Thông báo không cho biết ai thực hiện vụ tấn công xảy ra ở khu vực là nơi giao tranh giữa quân đội và lực lượng phiến quân Arakan, bất chấp lời kêu gọi dừng bắn toàn cầu để cùng chống đại dịch COVID-19.
Tài xế Pyae Sone Win Maung thiệt mạng hôm 20/4, Văn phòng Liên Hợp quốc tại Myanmar cho biết trong thông báo đăng trên Facebook.
Cả quân đội Myanmar và phiến quân Arakan đều phủ nhận trách nhiệm và cáo buộc lẫn nhau gây ra vụ tấn công.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Bệnh viện mới của Moscow, vừa được xây dựng trong vòng 30 ngày, đã đón 20 bệnh nhân COVID-19 đầu tiên, văn phòng thị trưởng Moscow cho biết trong 1 thông cáo hôm 21/4.
"Bản thân trung tâm có sức chứa 800 giường, trong trường hợp cần thiết có thể nới tới 900", người đứng đầu bệnh viện, bác sĩ Sergey Perekhodov nói.
Theo ông Perekhodov, toàn bộ giường bệnh có thể được hỗ trợ để chăm sóc các bệnh nhân gặp khó khăn trong việc hô hấp và có thể chuyển đổi thành phòng chăm sóc tích cực (ICU) nếu cần thiết.
Bệnh viện được trang bị 1 phòng thí nghiệm tại chỗ, có khả năng tiến hành 10.000 xét nghiệm 1 ngày, cùng 500 bác sĩ và y tá.
Công tác xây dựng bệnh viện mới bắt đầu vào ngày 12/3, khi thị trưởng Moscow Sergey Sobyanin cam kết tăng cường năng lực của hệ thống chăm sóc y tế địa phương và hỗ trợ giảm tải cho các cơ sở bệnh truyền nhiễm khác, hiện đang phải xử lý lượng lớn bệnh nhân COVID-19.
Tất cả các bằng chứng hiện có đều chỉ ra rằng virus corona chủng mới bắt nguồn từ dơi, chứ không phải "được tạo ra từ phòng thí nghiệm", Phát ngôn viên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Fadela Chaib phát biểu trong 1 cuộc họp báo ở Geneva.
"Nhiều nhà khoa học đã có thể nhìn vào các đặc tính di truyền - và họ phát hiện thấy bằng chứng không ủng hộ quan điểm rằng virus được tạo ra từ phòng thí nghiệm", Chaib nói.
Thời gian qua, trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở hầu hết các nước trên thế giới, Bộ Quốc phòng và các đơn vị trong toàn quân đã hỗ trợ trang thiết bị, vật tư y tế (khẩu trang, găng tay, quần áo phòng chống dịch, máy phun, nhiệt kế, dung dịch sát khuẩn, tấm chắn và quần áo bảo hộ…) cho quân đội một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Lào, Nga, Cuba, Đức, Hungary, Campuchia để phòng, chống dịch COVID-19.
Tổng số trang thiết bị, vật tư y tế trị giá gần 19 tỷ đồng.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Vietnam+ dẫn nguồn Sputnik cho hay, một trong những biến chứng của bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 là hiện tượng phát triển hội chứng DIC (đông máu nội mạch lan tỏa, rối loạn đông máu tiêu thụ, hội chứng huyết khối tắc mạch). Thông tin do ông Dmitry Morozov, người đứng đầu Ủy ban về bảo vệ sức khỏe của Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga, ông chia sẻ với Sputnik.
Theo ông Morozov, điều quan trọng là phải cấp tốc thay đổi các hướng dẫn lâm sàng trong việc điều trị bệnh COVID-19.
Bài viết được tham khảo từ Vietnamplus. Mời bạn đọc bấm link để đọc bài viết nguồn:
Hồng Kông và Hàn Quốc trở thành hai tấm gương của công cuộc chống dịch Covid-19 nhờ vào nỗ lực của các chính quyền và tinh thần chủ động cao của người dân - theo SCMP.
Ba tháng sau khi báo cáo trường hợp đầu tiên nhiễm Covid-19 , đặc khu Hồng Kông (Trung Quốc) và Hàn Quốc đã cho thế giới thấy được "ánh sáng phía cuối đường hầm" trong công cuộc chống dịch.
Theo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SMCP), Hồng Kông ngày 20/4 báo cáo không có ca nhiễm Covid-19 mới lần đầu tiên trong gần hai tháng. Hàn Quốc ngày 19/4 xác nhận 8 ca nhiễm mới, mức thấp nhất trong vòng hai tháng.
Cả hai khu vực trên đều đã đạt được những thành tựu và nếu có thể duy trì, việc nới lỏng các hạn chế xã hội sẽ sớm được thực hiện. Hàn Quốc tuyên bố kế hoạch giãn cách xã hội sẽ vẫn được thực hiện tới ngày 5/5, song có thể sẽ bắt đầu nới lỏng những hạn chế đối với các cơ sở thể thao và các cuộc tụ họp công cộng như hoạt động của nhà thờ.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
AFP dẫn lời người đứng đầu cơ quan bảo vệ dân sự Italy Angelo Borelli cho biết, Italy hiện có 108.237 ca COVID-19, giảm 20 ca so với 1 ngày trước đó.
"Lần đầu tiên chúng tôi thấy một diễn tiến mới tích cực", ông Borelli nói.
(Số ca hiện có = Tổng số ca bệnh được ghi nhận - Số ca hồi phục - Số ca tử vong)
Với xu hướng ca tử vong giảm và số ca nhiễm mới ở mức thấp nhất trong vòng hơn 6 tuần, chênh lệch 20 trường hợp trong số ca nhiễm hiện có là một tia hy vọng cho Italy, một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ COVID-19.
Hôm nay, 21/4, Italy ghi nhận 2.256 ca nhiễm mới. Con số này cho thấy tình trạng lây lan có dấu hiệu chậm lại. Đây là ngày Italy có số ca nhiễm mới thấp nhất kể từ 10/3, thời điểm nước này bắt đầu phong tỏa toàn quốc.
Hàng loạt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động đã được chính phủ Trung Quốc ban hành để tăng tốc khôi phục nền kinh tế, sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát.
Tại Trung Quốc, chính sách thông thường sẽ được các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế từng vùng, vào bố trí công tác trọng điểm của trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, và vào lộ trình thực hiện trên toàn quốc để tiến hành.
Các chính sách để phục hồi hoạt động lao động sản xuất ở nước này thời gian qua cũng thể hiện cách thức hoạch định và lộ trình thực thi chính sách kể trên.
Sau khi tình hình dịch bệnh viêm phổi cấp ( Covid-19 ) do virus corona chủng mới (SARS-Cov-2) từng bước được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc từ ngày 10/2, các địa phương ở Trung Quốc lần lượt khởi động lộ trình khôi phục lao động sản xuất.
Thực tiễn khôi phục sản xuất cũng như chính sách bảo đảm của chính phủ được thể hiện nổi bật nhất tại các tỉnh có nền kinh tế phát triển nhất như Chiết Giang, Quảng Đông, Sơn Đông...
Đọc bài đầy đủ trong link dưới:
Ảnh: Reuters
Bộ Tài chính Mỹ ngày 20/4 cho biết đã giải ngân 2,9 tỷ USD hỗ trợ tiền lương ban đầu cho 54 hãng vận tải hành khách nhỏ hơn và hai hãng hàng không hành khách lớn, đồng thời, hoàn tất thỏa thuận tài trợ với 6 hãng hàng không lớn.
Các hãng hàng không đã bị thiệt hại nặng nề bởi đại dịch COVID-19 và chứng kiến nhu cầu đi lại tại Mỹ giảm đến 95%.
Các hãng hàng không nhận tiền hỗ trợ không thể sa thải nhân viên trước ngày 30/9 hoặc thay đổi thỏa thuận thương lượng tập thể và phải đồng ý với các hạn chế về mua lại, bồi thường và cổ tức.
Hiện Bộ Tài chính Mỹ cũng đang xem xét các yêu cầu riêng về hỗ trợ bổ sung từ một quỹ vay trị giá 25 tỷ USD cho các hãng hàng không.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Sáng 21/4, Nga ghi nhận 5.642 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới, nâng tổng số ca bệnh ở nước này lên 52.763 ca, theo số liệu từ cơ quan phản ứng với dịch bệnh do virus corona chủng mới gây ra của Nga cung cấp.
Trong vòng 1 ngày qua, 51 bệnh nhân đã tử vong, nâng con số tử vong do COVID-19 ở Nga lên 456 trường hợp.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo rằng, hiện đỉnh dịch của Nga "vẫn còn ở phía trước".
Ảnh: Wei Leng Tay/Bloomberg/Getty Images
Singapore sẽ kéo dài thời gian áp dụng các quy định hạn chế nhằm chống dịch COVID-19 mà nước này gọi là "cầu dao" cho tới 1/6, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long thông báo ngày 21/4, trong bối cảnh các ca nhiễm mới ở Singapore tiếp tục tăng cao.
Trong bài phát biểu trên truyền hình, ông Lý Hiển Long cho biết, Singapore sẽ "gia hạn tình trạng cầu dao thêm 4 tuần nữa sau 4/5 cho tới 1/6 và chỉ khi chúng ta giảm bớt được số ca nhiễm trong cộng đồng, chúng ta mới có thể tiến hành các điều chỉnh rộng rãi hơn và cân nhắc nới lỏng một số biện pháp".
Thủ tướng Singapore cũng công bố các biện pháp mới chặt chẽ hơn - gói giới hạn và quy định mới, kết hợp với các hình phạt nghiêm khắc, được thiết kế để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm mới - và cho biết sẽ đóng cửa thêm các khu vực làm việc, "chỉ những dịch vụ cấp thiết nhất mới hoạt động".
Theo ông Lý Hiển Long, động thái này "sẽ giảm bớt số lượng lao động duy trì dịch vụ cần thiết và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng giữa các lao động".
Theo các biện pháp thắt chặt mới, tụ tập xã hội sẽ vẫn bị cấm và trường học tiếp tục đóng cửa, trong khi các dịch vụ không cần thiết sẽ ngừng hoạt động để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Hôm nay, 21/4, Singapore ghi nhận 1.111 ca nhiễm COVID-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 9.125.
Các chủ doanh nghiệp Trung Quốc duy trì hoạt động bằng cách giảm lương và sa thải bớt nhân viên. Dẫu vậy, các nhà kinh tế lo ngại rằng những biện pháp đó sẽ tạo ra một vòng luẩn quẩn: Khi người lao động được trả thù lao ít hơn, họ sẽ giảm chi tiêu, gây áp lực cho hoạt động của các nhà bán lẻ, khách sạn và những ngành khác.
Trước cuộc khủng hoảng Covid-19, các phòng tại căn BnB của Li Yi ở Trùng Khánh đều kín khách. Hiện tại, Li đã sa thải 1 nhân viên dọn dẹp và giảm một nửa lương của những nhân viên khác xuống mức tối thiểu là 1.350 tệ (190 USD). Anh cho biết thêm: "Người dân Trung Quốc vẫn sợ khi đi ra ngoài. Tôi nghĩ rằng ngành du lịch sẽ hồi phục vào năm tới, trong kịch bản tốt nhất."
Li không phải là doanh nhân duy nhất chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Dù cuộc sống ở hầu hết các thành phố của Trung Quốc đã trở lại bình thường, nhưng các khách sạn, nhà hàng, nhà máy và nhiều nơi khác vẫn đang chật vật, với nhiều người đã bị sa thải hoặc bỏ việc.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Phát biểu trên kênh truyền hình quốc tế Trung Quốc CGNT mới đây, ông Cao Phúc – Chủ nhiệm trung tâm khống chế dịch bệnh Trung Quốc cho biết, nước này chưa bao giờ phủ nhận khả năng virus SARS-CoV-2 lây truyền từ người sang người.
Ông Cao Phúc – Chủ nhiệm trung tâm khống chế dịch bệnh Trung Quốc cho biết, ban đầu do chưa có các hiểu biết cụ thể về virus nên các nhà khoa học không thể phủ nhận khả năng virus lây truyền từ người sang người. Ông Cao Phúc nhấn mạnh, quá trình nghiên cứu về dịch bệnh là một quá trình điều tra, các nhà khoa học cũng là những nhà "điều tra" và khi chưa có các bằng chứng rõ ràng thì không thể đưa ra kết luận cụ thể.
"Tôi chưa bao giờ nói không có hiện tượng lây truyền từ người sang người", ông Cao Phúc nói.
Được biết, ông Cao Phúc là một trong 6 thành viên tổ chuyên gia cấp cao của chính phủ Trung Quốc được cử đến Vũ Hán từ những ngày đầu tiên sau khi dịch Covid-19 bùng phát tại đây. Theo ông này thì trong một số cuộc họp nội bộ của Tổ, các thành viên đều đã đề cập khả năng virus SARS-CoV-2 lây truyền từ người sang người.
Bộ xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam đạt tiêu chuẩn châu Âu. Ảnh: VGP/Thúy Hà
Ông Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á cho biết, Bộ Y tế và Chăm sóc xã hội Anh đã cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn châu Âu (CE) và cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) cho bộ sản phẩm xét nghiệm COVID-19 do Bộ KH&CN giao Học viện Quân y và Công ty Việt Á phối hợp nghiên cứu, sản xuất.
Anh chính thức rời EU vào ngày 31/1/2020, nhưng Luật Dược phẩm của EU vẫn được áp dụng cho Anh đến hết 31/12/2020. Theo quy định của EU, bất kỳ thành viên nào của liên minh này cấp CE thì cũng được lưu hành toàn châu Âu.
Theo chứng nhận, bộ sản phẩm xét nghiệm COVID-19 được sản xuất bởi nhà sản xuất hợp pháp thuộc Tập đoàn Công nghệ Việt Á (378A/8 Hồ Văn Huế, Phường 9, quận Phú Nhuận, TPHCM, 725600, Việt Nam), đại diện ủy quyền là RedCliffe bioscience holding limited (21 Mayfields, Sindlesham, RG41 5BY, Anh) đã được chứng nhận đạt CE theo điều luật về quản lý thiết bị y tế chẩn đoán trong phòng thí nghiệm số 98/79/EC được quy định tương đương của luật pháp Anh (quy định về thiết bị y tế của Anh 2002 SI số 618, đã được sửa đổi). Do đó, bộ sản phẩm này có thể được bán tự do ở tất cả các quốc gia thành viên của khu vực kinh tế châu Âu, bao gồm Anh.
Sau khi được Bộ Y tế và Chăm sóc xã hội Anh cấp phép, bộ sản phẩm xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á đã được một đối tác đặt mua độc quyền để phân phối tại Anh, Ấn Độ, Mexico, Mỹ và một số quốc gia tại châu Âu.
Thiếu nước sạch, người dân các nước khối Ả Rập có nguy cơ cao mắc COVID-19
Theo hãng tin Reuters (Anh), UNICEF ước tính trẻ em chiếm gần một nửa trong tổng số 8 triệu người bị tổn thương vì mất khoảng 1,7 triệu việc làm trong năm nay. Điều này là hậu quả của việc nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, người lao động không nhận được tiền lương và những tác động khác của việc phong toả khu vực.
"Một điều hiển nhiên là đại dịch đang ảnh hưởng đến trực tiếp đến trẻ em. Nhiều gia đình trong khu vực đã rơi vào tình trạng nghèo đói vì mất việc làm, đặc biệt là những công việc được trả lương hằng ngày. Họ đang vật lộn để kiếm kế sinh nhai trước các biện pháp đối phó với dịch COVID-19", ông Ted Chaiban, Giám đốc UNICEF khu vực Trung Đông và Bắc Phi, nói trong một tuyên bố hôm 20/4.
UNICEF cho biết thêm có khoảng 110 triệu trẻ em trong khu vực Trung Đông đang ở nhà và không được đến trường.
Các tổ chức nhân đạo và tổ chức phi chính phủ cho rằng lệnh giới nghiêm và biện pháp phong toả vì dịch COVID-19 đã gây trở ngại và khiến việc hỗ trợ cho những đối tượng này trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
UNICEF ước tính rằng có 25 triệu trẻ em đang trong tình trạng nghèo đói, bao gồm người tị nạn, người di cư từ các khu vực chiến sự ở Syria, Yemen, Sudan, lãnh thổ Palestine, Iraq và Libya. Cơ quan này cho biết họ đã hối thúc lập quỹ cứu trợ 92 triệu USD để tăng cường nỗ lực phòng chống dịch COVID-19 tại khu vực Trung Đông, Bắc Phi.
Liên hợp quốc và các tổ chức nhân đạo cũng cảnh báo rằng hàng triệu người hiện không được đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, thiếu thốn đồ ăn, điện, nước ở các quốc gia đang xảy ra chiến sự, nơi giá cả tăng cao và nhiều cơ sở hạ tầng bị phá hủy.
"Sự kết hợp của việc thiếu thốn các dịch vụ thiết yếu, xung đột xảy ra trong nhiều năm ở một số nơi trong khu vực, nghèo đói, mất mát và hiện tại là dịch bệnh COVID-19 đang đè nặng lên vai những đứa trẻ dễ tổn thương nhất, khiến cuộc sống vốn đã vất vả của chúng trở nên khó có thể chịu đựng được", ông Chaiban nói.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Mặc dù hiện nay vẫn chưa thể đưa ra kết luận về nguồn gốc chính xác của virus corona chủng mới (SARS-CoV-2), nhưng có những bằng chứng cho thấy virus này có nguồn gốc từ động vật, một quan chức cấp cao của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết.
Cụ thể, phát biểu trong cuộc họp báo trực tuyến sáng ngày hôm nay (21/4), Giám đốc phụ trách khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO, ông Takeshi Kasai đã trả lời một câu hỏi liên quan những giả thuyết và cáo buộc xung quanh vấn đề nguồn gốc của virus SARS-CoV-2. Ông Kasai đã khẳng định:
"Tôi cho rằng ở thời điểm hiện tại, [các nhà khoa học] vẫn chưa thể kết luận cuối cùng về nguồn gốc chính xác [của virus SARS-CoV-2], nhưng các bằng chứng đã thu thập chứng minh virus này có nguồn gốc từ động vật
Có rất nhiều nhà nghiên cứu đang tìm hiểu về vấn đề này, và chúng tôi đã nhận được thông tin rằng [virus SARS-CoV-2] có thể có nguồn gốc từ loài dơi, nhưng chúng ta vẫn chưa có thông tin về cơ chế lây nhiễm từ động vật sang người".
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa "thổi bùng" giả thuyết về việc virus SARS-CoV-2 bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, tạo ra một làn sóng khẩu chiến mới giữa hai nước Mỹ-Trung nói riêng và thậm chí kéo theo một số nước phương Tây hoài nghi Trung Quốc.
Ảnh: Getty
Giá dầu tại Mỹ đã tăng trở lại mức dương (1,65 USD/thùng) trong phiên giao dịch ngày hôm nay (21/4), sau khi rớt giá thê thảm xuống mức âm trong ngày hôm qua.
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhu cầu về dầu mỏ trên thế giới đã sụt giảm, khiến các nhà nhập khẩu dầu không thể tiêu thụ nhanh trong khi diện tích kho, bãi chứa có hạn. Trong khi đó, giữa Nga và Ả Rập Saudi lại nổ ra cuộc chiến giá dầu - 2 nước này đã bán ra rất nhiều dầu mỏ trong thời gian ngắn.
Các nhà phân tích đã nhận định rằng có thể giá dầu sẽ là lĩnh vực hồi phục chậm nhất sau khi các lệnh phong tỏa do dịch COVID-19 được dỡ bỏ, theo CNN.
Trung tâm thăm dò ISPA cho biết COVID-19 đã ảnh hưởng đến thu nhập của 50% người được khảo sát. Trong số 1.563 người tham gia trả lời, 13,5% cho biết dịch bệnh khiến họ thất nghiệp, 42% cho biết doanh nghiệp của họ phải đóng cửa.
Trước khi bị COVID-19 tấn công, tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ Iran đã lên tới hơn 20%, còn lạm phát lên đến hơn 40%.
Ngày 20/4, Iran bắt dầu mở cửa các tuyến đường cao tốc liên tỉnh và các trung tâm mua sắm lớn để khôi phục nền kinh tế, đánh cược vào hy vọng đã khống chế được dịch COVID-19 dù vẫn còn nhiều lo ngại về nguy cơ xảy ra làn sóng thứ hai.
Cửa hàng trong các trung tâm mua sắm đã mở cửa trở lại, nhưng chính phủ hạn chế giờ mở cửa đến 6h chiều. Các nhà hàng, phòng tập gym và nhiều địa điểm khác vẫn đóng cửa.
Còn nhiều câu hỏi về tình hình dịch virus corona ở Iran cũng như sự an toàn của những người quay lại công việc. Khi tình hình chưa có gì chắc chắn, các tài xế taxi ngăn ghế của họ với ghế của khách bằng tấm chắn nhựa và đeo khẩu trang.
"Là những người lái taxi, chúng tôi có nguy cơ cao hơn bất kỳ ai khác vì chúng tôi thường xuyên tiếp xúc với nhiều người. Dù vậy, chúng tôi không có lựa chọn nào khác. Chúng tôi cần tiền để trả thuê nhà và khoản nợ đã vay để mua xe", tài xế Nemat Hassanzadeh kể với AP.
Dịch COVID-19 đã giết chết hơn 5.000 người và khiến hơn 80.000 người bị ốm ở Iran, dù ngay cả quốc hội nước này cũng gợi ý rằng con số tử vong và mắc bệnh trên thực tế cao hơn nhiều.
Iran hạ thấp tính nghiêm trọng của dịch bệnh trong nhiều tuần, ngay cả khi các quan chức cấp cao nước này cũng nhiễm virus. Chính phủ của Tổng thống Hassan Rouhani từ chối áp lệnh phong toả suốt ngày đêm như nhiều quốc gia Trung Đông khác.
Giới chức Iran bảo vệ cách làm này vì lo ngại các tác động kinh tế nghiêm trọng. Iran đang gặp nhiều khó khăn vì những biện pháp trừng phạt của Mỹ khiến họ không thể xuất khẩu dầu.
Nội dung được trích dẫn từ bài viết https://www.tienphong.vn/the-g...
Tính tới thời điểm hiện tại số ca mắc tại Việt Nam 268 ca, như vậy đã 5 ngày trôi qua không ghi nhận ca mới. Trường hợp của bệnh nhân nặng số 91 diễn biến theo hướng tích cực.
Số ca mắc Covid-19 mới tính từ 18h 20/4 đến 6h00 21/4: 0 ca. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 75.799, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 268; Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 15.368; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 60.163.Trong ngày 21/04/2020, dự kiến sẽ có 01 bệnh nhân xuất viện là BN 248.
Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiết đới, TP.HCM trường hợp bệnh nhân nặng số 91 (phi công, quốc tịch Anh) đang điều trị tại bệnh viện: Hiện tại tình trạng bệnh nhân ổn định, không sốt, mạch huyết áp bình thường, chức năng phổi có cải thiện khá hơn sau tập vật lý trị liệu hô hấp.
Về BN188 được tính là đang theo dõi 14 ngày sau khi kết thúc điều trị, vì xét nghiệm bằng phương pháp Real Time PCR tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vào ngày 19/4 cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Do đó hiện nay còn 53 bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại 09 cơ sở y tế.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ảnh: Reuters
Vào lúc 9h30 sáng ngày hôm nay (20/4), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tổ chức buổi họp báo về tình hình dịch COVID-19 tại khu vực Tây Thái Bình Dương, với sự có mặt của Tiến sĩ Takeshi Kasai - Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO - trong vai trò chủ trì hội nghị cùng các chuyên gia của WHO.
Trong đó, khi nói về tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt tại Việt Nam, ông Kasai đã có lời khen ngợi đối với nỗ lực chống dịch của chính phủ và người dân Việt Nam, cụ thể:
"Việt Nam đã cho thế giới thấy sự lãnh đạo hiệu quả và quyết liệt, xuyên suốt nhiều cấp chính quyền, từ Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng cho đến các địa phương. Biện pháp chống dịch của Việt Nam được thực hiện mạnh mẽ và linh động.
Theo như chúng tôi quan sát, Việt Nam có kế hoạch đáp ứng bài bản, được xây dựng phù hợp cho từng mức độ nghiêm trọng của dịch. Bên cạnh đó, phương án ứng phó với dịch Covid-19 còn được điều chỉnh, hoàn thiện dần theo thời gian dựa trên có thông tin thu thập được từ thực tế”.
Ngoài các chiến lược đúng đắn và quyết liệt của chính phủ Việt Nam, thì người dân Việt Nam cũng có đóng góp to lớn trong cuộc chiến này khi tuân thủ các biện pháp chống dịch. Theo ông Kasai:
“Tôi nhận thấy rằng, người dân Việt Nam có một đóng góp lớn vào kết quả này. Cuộc sống sau khi áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, hạn chế đi lại là rất khó khăn nhưng tính đến nay, người dân Việt Nam vẫn cố gắng hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình trong cuộc chiến chống dịch”.
Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số ca nhiễm tại Việt Nam vẫn dừng lại ở con số 268 - thấp hơn rất nhiều so với hầu hết các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Tuy nhiên, Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO cũng đưa ra những khuyến cáo về việc sớm nới lỏng các lệnh hạn chế, giãn cách xã hội:
“Chúng ta cần nhận thức rằng, cuộc chiến với Covid-19 là một cuộc chiến trường kì. Do đó, bất kì quốc gia nào cũng cần phải tính đến các biện pháp để có thể chung sống an toàn với dịch bệnh. Tôi cho rằng, Việt Nam nên thận trọng trong việc nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. Theo đó, việc nới lỏng này sẽ cần phải thực hiện từng bước một và luôn phải sẵn sàng cho làn sóng thứ 2 của Covid-19 có thể ập đến bất kì lúc nào”, ông Kasai kết luận.
Nội dung được tham khảo từ nguồn https://dantri.com.vn/suc-khoe...
Khi dịch Covid-19 hoành hành khắp nước Mỹ kể từ hồi đầu tháng 3, giám đốc điều hành tại một công ty ở Thung lũng Silicon đã liên lạc với nhà sản xuất hầm trú ẩn Rising S Co. Ông muốn biết cách mở khoá cánh cửa bí mật ở căn hầm sâu hơn 3m dưới lòng đất, trị giá hàng triệu USD, ở New Zealand của mình. Hiện tại, doanh nhân này đang điều hành một công ty ở Vùng Vịnh nhưng sống tại New York - ổ dịch của nước Mỹ.
Theo Gary Lynch – tổng giám đốc của RiSing S Co., vị CEO công nghệ này chưa bao giờ sử dụng boong-ke và không thể nhớ cách mở cửa. Lynch cho biết: "Ông ấy còn muốn biết cách sử dụng bình nóng lạnh và hỏi về việc có nên sử dụng thêm máy lọc nước hay không khí hay không."
Lynch chia sẻ thêm: "Ông ấy đến New Zealand để trốn chạy khỏi những điều đang diễn ra. Theo tôi biết thì ông ấy hiện vẫn ở căn hầm đó". Ông từ chối chia sẻ thông tin về vị doanh nhân này vì danh sách khách hàng luôn được bảo mật.
Người Mỹ kéo nhau đi tránh dịch
Trong nhiều năm, New Zealand đã là một điểm đến nổi bật nằm trong kế hoạch sinh tồn cho ngày tận thế của giới nhà giàu Mỹ. Họ lo ngại rằng mầm bệnh gây chết người sẽ khiến cả thế giới tê liệt. Nằm tách biệt ở phần rìa của trái đất, cách bờ biển phía nam của Australia khoảng 1.600 km, New Zealand có hơn 4,9 triệu dân. Quốc đảo xanh, sạch, đẹp này nổi tiếng vì cảnh quan ấn tượng, thoải mái về mặt chính trị và có cơ sở y tế hàng đầu.
Những tuần gần đây, quốc gia này đã nhận được nhiều lời ca ngợi vì biện pháp ứng phó với đại dịch. Chính phủ New Zealand ban hành lệnh cách ly từ sớm và hiện tại số ca phục hồi tăng cao hơn so với số ca nhiễm mới. Hiện tại, quốc gia này chỉ ghi nhận 12 trường hợp tử vong, trong khi con số ở Mỹ cao hơn gấp 50 lần.
Tại Mỹ, công ty xây dựng hầm trú ẩn an toàn dưới lòng đất Vivos đã lắp đặt một boong-ke với sức chứa 300 người ở South Island (Mỹ), theo Robert Vicino – nhà sáng lập của công ty có trụ sở tại California. Trong tuần qua, ông đã nhận được 2 cuộc gọi từ các khách hàng tiềm năng, họ mong muốn công ty xây dựng thêm các hầm trú ẩn ở khu vực này.
Hiện tại, đã có hơn 20 gia đình Mỹ chuyển đến khu boong-ke có sức chứa 5.000 người của Vivos ở Nam Dakota, với diện tích bằng 3/4 khu Manhattan (New York). Trong khi đó, công ty này cũng xây dựng một hầm trú ẩn cho 80 người ở Indiana và đang phát triển thêm một khu 1.000 người tại Đức.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Xem thêm:
Trong ngày 20/4, Trung Quốc ghi nhận 11 ca cắc Covid-19, trong đó có 4 ca “nhập cảnh” và 7 trường hợp ở trong nước. Ảnh: EPA
Theo báo cáo được cập nhật sáng nay từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc nước này chỉ ghi nhận 11 trường hợp mới dương tính với SARS-CoV-2 trong ngày 20/4, song trong đó có 4 ca "nhập cảnh" và tới 7 trường hợp ở trong nước.
Trong số 7 trường hợp trong nước, 6 trường hợp được xác nhận tại tỉnh Hắc Long Giang và 1 được xác nhận tại tỉnh Quảng Đông.
Ngoài ra cũng trong ngày 20/4, Trung Quốc đại lục không xác nhận ca tử vong mới, duy trì số người tử vong do đại dịch Covid-19 ở mức 4.632 trường hợp.
Tính đến hết ngày 20/4, Trung Quốc đại lục đã báo cáo tổng cộng 1.587 trường hợp nhiễm "nhập cảnh". Trong số đó, 776 ca đã được xuất viện sau khi hồi phục và 811 đang được điều trị với 44 ca trong tình trạng nghiêm trọng.
Tuy số liệu các ca nhiễm mới trong ngày đã có dấu hiệu giảm trở lại sau khi tăng ở mức ba con số vào ngày 13/4 vừa qua, song các ca nhiễm bệnh không triệu chứng tại Trung Quốc đại lục đang ngày càng gia tăng.
Theo số liệu mới nhất, Trung Quốc đại lục đã ghi nhận tổng cộng gần 83.000 người mắc Covid-19, trong đó có hơn 77.000 bệnh nhân đã hồi phục, chiếm tỷ lệ khoảng 90%./.
Dịch Covid-19 tại TP HCM bước đầu được kiểm soát, 17 ngày qua trên địa bàn không phát hiện trường hợp mới. Các biện pháp phòng dịch chủ động tiếp tục được thành phố siết chặt nhằm sớm kết thúc dịch.
Kể từ khi phát hiện ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ngày 23/1, TP.HCM đã trải qua gần 90 ngày đêm chống lại dịch bệnh với nhiều khó khăn, thử thách. Và liên tục 17 ngày qua, thành phố (TP) không ghi nhận thêm ca nhiễm mới.
Đến chiều 20/4, TP chỉ còn 3 người nhiễm Covid-19 đang điều trị, 71 người đang được theo dõi tại các khu cách ly tập trung, 197 người đang cách ly tại nhà.
Những kết quả tích cực đó là căn cứ để TP đề xuất Chính phủ cho kết thúc thực hiện Chỉ thị 16 về cách ly xã hội từ ngày 23/4, áp dụng các biện pháp chống Covid-19 theo Chỉ thị 15. Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho rằng, yếu tố mang đến thành công trong công tác phòng chống dịch của TP HCM là thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 và nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cùng sự đồng tình, ủng hộ của người dân thành phố.
Khi dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc hồi đầu năm, Việt Nam đã triển khai đồng bộ 9 giải pháp dựa trên nguyên tắc: Phòng bệnh đi trước chữa bệnh. Phòng dịch kịp thời, kiên quyết, triệt để bằng sức mạnh của cả hệ thống chính trị và văn hóa; chữa bệnh tập trung, đồng bộ và sáng tạo.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Các nhân viên y tế tại Ottawa, Canada ngày 13/3/2020. Ảnh: Reuters
Có rất nhiều nguyên nhân khiến thế giới có lẽ không bao giờ biết được quy mô thực sự của đại dịch Covid-19.
Các nhà nghiên cứu đều đồng quan điểm rằng con số thực sự của các ca mắc Covid-19 lớn hơn nhiều so với con số công bố chính thức trên toàn cầu hiện nay, đặc biệt là tại các quốc gia dịch bệnh bùng phát trên quy mô lớn như Trung Quốc, Italy và Mỹ.
Tại những quốc gia này, khả năng xét nghiệm hạn chế do số ca mắc bệnh quá nhiều và sự khó khăn trong việc tìm kiếm cũng như phát hiện các ca không có triệu chứng có thể khiến nhiều bệnh nhân không được chẩn đoán. Các xét nghiệm Covid-19 cũng có thể tạo ra những kết quả âm tính giả nếu không được tiến hành đúng cách hoặc các bệnh không không có đủ lượng virus để phát hiện trong các mẫu bệnh phẩm.
Con số thực cao hơn ít nhất 10 lần
Một số chuyên gia y tế cộng đồng nhận định tổng số ca mắc Covid-19 thực sự tại Trung Quốc, Italy và Mỹ có thể cao hơn ít nhất 10 lần các con số hiện tại."Không có ai thực sự biết. Có rất nhiều người mắc bệnh đã bị bỏ qua", Elizabeth Halloran, một nhà thống kê sinh học tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson và Đại học Washington khẳng định với Business Insider.
Chuyên gia Hallorran cho biết dựa trên các mô hình gần đây, con số thực các ca mắc Covid-19 tại bất cứ khu vực nào ở Mỹ đều có thể cao hơn từ 5 - 20 lần con số hiện tại. Tuy nhiên bà cũng lưu ý rằng bất cứ mô hình tính toán hoặc thống kê nào đều không thể tránh khỏi một vài sai số.
Neil Ferguson, một giáo sư về dịch tễ học tại Cao đẳng Hoàng gia London ước tính hồi tháng 2 rằng Trung Quốc chỉ xác định được khoảng 10% hoặc ít hơn các ca mắc Covid-19.
Tương tự vậy, người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy thì nhận định với tờ La Repubblica hồi tháng 3/2020 rằng tỷ lệ 1 người được xác nhận trong số 10 người mắc Covid-19 ở Italy là "đáng tin".
Trevor Bedford, một nhà dịch tễ học tại Fred Hutchinson thì ước tính cuối tuần trước rằng cứ 10 người hoặc 20 người mắc bệnh thì Mỹ chỉ xác nhận được 1 ca. Điều này tức là số ca mắc Covid-19 thực ở quốc gia này có thể lên tới 5 - 10 triệu người.
Một nghiên cứu hồi tháng 3/2020 trên tạp chí Science cho thấy dịch Covid-19 bùng phát ở Mỹ lớn hơn 5 - 10 lần con số được báo cáo.
"Rất nhiều mô hình sử dụng các phương pháp khác nhau đều cho ra những kết quả tương tự nhau", Halloran cho biết, song cũng thừa nhận rằng "vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn".
Các ca không triệu chứng
Một trong những trở ngại lớn nhất để xác định chính xác các ca mắc Covid-19 nằm ở thực tế rằng, có những người mắc bệnh có thể không có triệu chứng.
"Chúng ta không biết có bao nhiêu ca không triệu chứng. Những người này chúng tôi nghi ngờ rằng chính là nguồn lây nhiễm cho nhiều người khác trong cộng đồng", chuyên gia Halloran cho biết.
Anthony Fauci, Giám đốc Viện Nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm và Dị ứng quốc gia gần đây ước tính, khoảng 25 - 50% những người mắc Covid-19 không có triệu chứng nhưng vẫn có khả năng lây nhiễm.
Một số tính toán khác thậm chí còn cao hơn. Một nghiên cứu trên 3.000 người ở Vo'Euganeo, một ngôi làng ở phía bắc Italy cho thấy, 50 - 70% các ca mắc Covid-19 là không có triệu chứng.
Trong khi đó, báo cáo hồi tháng 2/2020 từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy các ca không có triệu chứng "tương đối hiếm" ở Trung Quốc nhưng sau đó, Ủy ban Y tế Quốc gia của nước này đã xác nhận 78% các ca mắc Covid-19 mới từ ngày 1/4 là không có triệu chứng.
Ảnh: Sadak Souici/AFP/Getty Images
Tỉ phú Jack Ma, nhà sáng lập tập đoàn Alibaba, tuyên bố ông sẽ quyên góp hàng triệu khẩu trang và bộ xét nghiệm cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Cụ thể, trên trang Weibo cá nhân, ông Jack Ma cho biết Alibaba sẽ đóng góp 100 triệu khẩu trang y tế, 1 triệu khẩu trang N-95 và 1 triệu bộ xét nghiệm cho WHO.
"Một thế giới, một cuộc chiến," ông viết.
Đây không phải lần đầu tiên ông Jack Ma và Alibaba quyên góp trang thiết bị y tế.
- Hồi tháng 1, Alibaba tuyên bố sẽ thành lập quỹ 1 tỷ nhân dân tệ (141 triệu USD) để mua vật tư y tế cho tỉnh Vũ Hán và Hồ Bắc, tâm chấn của Trung Quốc trong đại dịch.
- Vài ngày sau, ông Jack Ma quyên góp 100 triệu nhân dân tệ (14,1 triệu USD) để hỗ trợ nghiên cứu vắc-xin cho virus corona.
- Ngày 2/3, ông Jack Ma thông báo đã tặng 1 triệu khẩu trang cho Nhật Bản.
- Ngày 6/3, ông Jack Ma thông báo đang thảo luận để chuyển 1 triệu khẩu trang cho Iran.
- Ngày 11/3, ông Jack Ma cho biết 1,8 triệu khẩu trang và 100.000 bộ dụng cụ thử nghiệm sẽ đến châu Âu, lô đầu tiên đến Bỉ và sẽ có nhiều kế hoạch quyên góp cho Ý và Tây Ban Nha.
- Ngày 14/3, Jack Ma cho biết sẽ quyên góp nửa triệu bộ dụng cụ thử nghiệm và 1 triệu khẩu trang cho Mỹ.
- Ngày 21/3, các nhà lãnh đạo ở Ethiopia và Rwanda cho biết họ đã nhận được lô xét nghiệm virus corona đầu tiên và các vật liệu phòng ngừa do ông Jack Ma tặng cho 54 quốc gia châu Phi.
Hiện tại, tỉ phú Jack Ma đã nghỉ hưu và dành toàn bộ thời gian cho hoạt động từ thiện. Ông thành lập Quỹ Jack Ma hồi năm 2014 và cho biết ông lấy cảm hứng từ Quỹ Từ thiện của vợ chồng Bill Gates.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ kí lệnh tạm ngừng hoạt động nhập cư vào Mỹ giữa bối cảnh quốc gia này đang đối phó với ảnh hưởng về sức khỏe và kinh tế đại dịch do đại dịch COVID-19 gây ra.
Ông Trump viết trên Twitter cá nhân: "Trong bối cảnh Mỹ bị Kẻ thù Tàng hình tấn công, và cũng như để bảo vệ việc làm cho Những Công dân Mỹ VĨ ĐẠI, tôi sẽ kí Lệnh tạm dừng hoạt động nhập cư vào Mỹ!"
Hiện tại, chưa rõ ông Trump sẽ sử dụng cơ chế nào để dừng hoạt động nhập cư và cũng không rõ liệu quá trình này sẽ kéo dài trong bao lâu.
Cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 TP Hà Nội chiều 20/4.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý cho biết nếu tình hình dịch COVID-19 tiến triển tốt lên, có thể nửa đầu tháng 5 thành phố sẽ cho học sinh đi học trở lại.
Ngày 20/4, tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 TP Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý cho biết, thành phố tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến ngày 22/4.
Sáng cùng ngày, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ kiến nghị đến Chính phủ và Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP cũng kiến nghị với Ban chỉ đạo quốc gia và Thủ tướng với nội dung, nếu không có ca bệnh phát sinh, không còn ổ dịch thì triển khai theo hướng nới lỏng.
Về thời điểm học sinh đi học trở lại, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý cho biết: "Nếu tình hình tốt lên, có thể nửa đầu tháng 5 học sinh đi học trở lại. Chúng ta đã điều chỉnh kế hoạch năm học, khi điều kiện cần và đủ, chúng ta cần triển khai cho học sinh đi học".
Theo ông Quý, bên cạnh việc triển khai các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, thành phố cũng tiếp tục thực hiện giải pháp phát triển kinh tế-xã hội theo điều kiện cho phép; tiếp tục xử lý các ổ dịch trên địa bàn, chủ động chuẩn bị phương án chuẩn bị cơ sở vật chất, nguồn nhân lực nếu dịch tiếp tục xảy ra.
Tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền cho biết, tuần qua, Hà Nội ghi nhận 4 ca mắc mới (trong đó có 3 trường hợp tại thôn Hạ Lôi, 1 trường hợp tại thôn Đông Cứu, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín), giảm 10 ca so với tuần trước. Đến nay, Hà Nội có 112 ca mắc, trong đó có 75 trường hợp khỏi bệnh.
"Đây là tín hiệu đáng mừng, song cũng là thách thức trong kiểm soát dịch lây lan, bởi số mắc giảm nên người dân có biểu hiện chủ quan, lơ là trong việc tuân thủ quy định cách ly xã hội", ông Nguyễn Khắc Hiền nhận định.
Trong cuộc họp báo ở Nhà Trắng hôm thứ Hai, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, khoảng 50.000 - 60.000 người dự kiến tử vong do virus Corona chủng mới, ít hơn nhiều so với dự báo trước đó của chính phủ.
Tháng trước, chuyên gia lây nhiễm hàng đầu Fauci cho biết, 100.000 người có thể tử vong vì virus Corona chủng mới. Hiện tại, có ít nhất 42.138 người Mỹ đã thiệt mạng.
Tính đến 6h sáng 21/4, Việt Nam ghi nhận 268 trường hợp mắc Covid-19 trên cả nước, trong đó, 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7% và 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.
Như vậy, trong 5 ngày qua, cả nước không ghi nhận thêm ca mắc mới.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 75.799, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 268;
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 15.368;
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 60.163.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, BN 188 được tính là đang theo dõi 14 ngày sau khi kết thúc điều trị, vì xét nghiệm bằng phương pháp Real Time PCR tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vào ngày 19/4 cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Do vậy, hiện nay còn 53 bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại 09 cơ sở y tế.
- Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 14 ca.
- Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 07 ca./.
Theo thông cáo của công ty luật Berman có trụ sở tại Miami, hàng nghìn người đã ký vào đơn khởi kiện tập thể được thực hiện với mục đích yêu cầu Trung Quốc "bồi thường hàng tỉ USD cho những cá nhân bị ảnh hưởng tới sức khỏe, những cái chết không đáng có, thiệt hại về tài sản và các thiệt hại khác do Trung Quốc đã thất bại trong việc kiểm soát dịch COVID-19 , dù họ có khả năng ngăn chặn sự lây lan của virus từ rất sớm".
Trước đó, theo thông tin của Newsweek, đã có ít nhất 4 đơn khởi kiện tập thể được gửi tới Tòa án Liên bang Mỹ với lí do tương tự, trong đó yêu cầu Trung Quốc bồi thường hàng nghìn tỉ USD tổn thất cho Mỹ vì đã thất bại trong việc kiểm soát đại dịch COVID-19 và trong việc cảnh báo cộng đồng quốc tế về sự nguy hiểm của virus corona chủng mới.
Tổng số bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị tại Italy trong ngày 20/4 đã lần đầu tiên giảm xuống kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng. Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy cho biết, hiện có 108.237 ca điều trị tại nước này, giảm so với con số 108.257 trong ngày 19/4.
Italy hiện vẫn là quốc gia có số ca tử vong do COVID-19 cao thứ hai sau Mỹ, với 24.114 sinh mạng đã bị dịch bệnh cướp đi, trong tổng số 181.228 người mắc bệnh. Đường cong dịch tại Italy đang được làm phẳng dần và nước này đang áp dụng một số nới lỏng nhằm từng bước khôi phục lại nền kinh tế xã hội.
Tây Ban Nha ghi nhận 399 ca tử vong, trong khi con số này tại Bỉ là 232 ca - mức thấp nhất của một ngày trong gần một tháng qua.
Bộ Y tế Bỉ khẳng định cuộc khủng hoảng dịch bệnh của nước này đã qua giai đoạn "đỉnh điểm" Albania, Đan Mạch đều đã cho phép một số doanh nghiệp mở cửa trở lại, trong khi Na Uy bắt đầu nối lại hoạt động của các trường mẫu giáo.
Trong khi đó, Bộ Y tế công cộng Thụy Sĩ thông báo số ca tử vong do nhiễm virus SARS-CoV-2 đã lên tới 1.142 trên tổng số ca nhiễm tại nước này lên 27.944 người. Số ca nhiễm có chiều hướng giảm đã cho phép Chính phủ Thụy Sĩ bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế, phong tỏa áp đặt từ ngày 27/4.
Bang New York ngày 20/4 ghi nhận số ca tử vong thấp nhất do dịch COVID-19 kể từ đầu tháng Tư đến nay và tình hình tương tự cũng được ghi nhận tại 2 bang lân cận là New Jersey và Connecticut.
Số ca tử vong tại bang New York đã giảm trong 5 ngày liên tục, với 478 ca được ghi nhận trong 24h qua, nâng tổng số ca tử vong lên 14.347 trường hợp. Trước đó, Thống đốc New York Andrew Cuomo nhận định số liệu cho thấy bang này đã qua đỉnh dịch, nhưng cảnh báo người dân phải hết sức cẩn trọng.
Kể từ ngày 20/4, New York sẽ xét nghiệm kháng thể chống virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 cho 3.000 người được lựa chọn ngẫu nhiên để phục vụ mục đích cân nhắc thời điểm mở cửa trở lại các hoạt động kinh tế của bang. Sau xét nghiệm, những người được xác định có kháng thể với virus SARS-CoV-2 sẽ được phép trở lại làm việc đầu tiên. Tuy nhiên, các sự kiện đông người vẫn bị hủy cho đến tháng 6.
Trong vòng 24h qua, tính tới 6h sáng 21/4, thế giới đã ghi nhận thêm gần 70.000 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và trên 5.000 ca tử vong mới. Tổng số ca mắc bệnh COVID-19 trên toàn cầu đã vượt 2,47 triệu người và trên 170.000 ca tử vong, trong đó số ca tử vong tại Mỹ vượt qua ngưỡng 40.000 người.
Mỹ ghi nhận số ca tử vong lên tới 42.458 người, trong khi tổng số ca mắc bệnh là 791.625 trường hợp.