*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
18h ngày 17/4, sau 36 giờ Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19 mới, tổng số ca mắc trên cả nước là 268 trường hợp.
Chiều 17.4, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản hỏa tốc số 1251 về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.
Theo đó, Bắc Ninh tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về việc cách ly xã hội trong 15 ngày, kể từ 0 giờ ngày 16.4 đến hết ngày 30.4 trên phạm vi toàn tỉnh.
Trước đó, ngày 15.4, Bắc Ninh đã có quyết định cách ly xã hội đến hết ngày 22.4.
Bài viết được lược dẫn từ Thanhnien.vn. Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện Mê Linh (Hà Nội), đến chiều 17-4, lực lượng chuyên môn đã rà soát được 42 người liên quan đến phòng tập Gym Lucky Star ở khu vực Đầm Và (xã Tiền Phong, Mê Linh, Hà Nội).
Hiện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 đối với 40 người trên địa bàn huyện Mê Linh, còn 2 người ở huyện Đông Anh (Hà Nội) cũng đang được liên hệ để xét nghiệm SARS-CoV-2.
Thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh hiện ghi nhận 13 ca mắc Covid-19- Ảnh: Ngô Nhung
Bài viết được lược dẫn từ nld.com.vn. Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Tối 17-4, trao đổi với Báo Người Lao Động, bác sĩ Lê Đức Nhân, Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng cho hay đơn vị vừa nhận kết quả xét nghiệm của bệnh nhân 22 từ cơ quan ngoại giao của Anh tại Việt Nam. Theo đó, xét nghiệm này được Bộ Y tế công cộng Anh thực hiện đối với bệnh nhân 22 cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Bệnh nhân 22 được chữa khỏi và xuất viện ngày 27-3
Theo bác sĩ Nhân, sau khi có thông tin về bệnh nhân 22 dương tính trở lại khi thực hiện xét nghiệm tại TP HCM, Bệnh viện Đà Nẵng - nơi điều trị cho bệnh nhân này đã chủ động liên lạc với bệnh nhân và cơ quan y tế tại Anh.
Ngày 14-4, cơ quan y tế tại Anh đã lấy mẫu xét nghiệm và ngày 15-4 cho kết quả như trên.
Ngoài ra, bác sĩ Nhân cũng cho biết, hiện tại bệnh nhân 22 có sức khỏe hoàn toàn bình thường, không bị cách ly hay áp dụng các biện pháp y tế gì tại Anh.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Chiều 17.4, ông Trần Văn Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ký văn bản gửi các sở, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố, UBMTTQ VN tỉnh và các hội, đoàn thể về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ dịch Covid-19 trên địa bàn, trong có yêu cầu tạm dừng bãi tắm biển, cho hoạt động lại các nhà hàng, quán ăn.
Theo đó, kể từ 19 giờ ngày 17.4, người dân phải đeo khẩu trang khi đi ra khỏi nhà và giữ khoảng cách an toàn giữa người với người khi giao tiếp tại các nơi và địa điểm công cộng.
Không tập trung quá 10 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.
Bài viết được lược dẫn từ Thanhnien.vn. Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Chiều 17-4, ông Đặng Thanh Tùng - chánh văn phòng UBND tỉnh Nghệ An - ký công văn hỏa tốc gửi UBND thị xã Cửa Lò và Sở Văn hóa, thể thao tỉnh về xử lý thông tin báo chí phản ánh nhiều người tụ tập chơi golf trong thời gian cách ly xã hội.
Theo đó, ông Nguyễn Đức Trung - chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An - giao UBND thị xã Cửa Lò xác minh việc dư luận phản ánh tình trạng sân golf Cửa Lò vẫn mở cửa, nhiều người tụ tập bất chấp quy định cách ly xã hội theo chỉ thị 16 của Thủ tướng. Đồng thời làm rõ trách nhiệm và có biện pháp xử lý nghiêm với Ban quản lý sân golf Cửa Lò, các tổ chức và cá nhân vi phạm (nếu có), báo cáo về UBND tỉnh trước ngày 18-4.
Bài viết được lược dẫn từ Tuoitre.vn. Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Tất cả các ổ dịch phát hiện tại TPHCM (có 3 ổ dịch liên quan đến quán bar Buddha, khu cộng đồng Hồi giáo quận 8, liên quan đến đám tang ở huyện Bình Chánh) đều được khoanh vùng trên diện rộng, dập dịch triệt để bằng vệ sinh khử khuẩn, cách ly y tế. Các ổ dịch tại TPHCM đã kết thúc thời gian theo dõi, không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh.
Ổ dịch tại quán bar Buddha. Ảnh Văn Minh
Hiện tại những người được cách ly tập trung sau nhập cảnh đều đã hết thời gian theo dõi, được xét nghiệm kiểm tra trước khi kết thúc cách ly.
TPHCM đã tổ chức tiêu độc khử trùng các khu cách ly sau khi giải tỏa xong người cách ly; xét nghiệm COVID-19 và cách ly y tế cho nhân viên sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tính đến 18h ngày 17/4, Việt Nam có 268 trường hợp mắc Covid-19. Như vậy, kể từ ngày 7/3 khi phát hiện ca mắc Covid-19 thứ 17, Việt Nam có một ngày chưa ghi nhận thêm ca nhiễm mới. Số bệnh nhân từ nước ngoài về là 160 người, chiếm 59,7% và 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 73.758, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 324; Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 11.549; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 57.172.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, tình trạng của các bệnh nhân nặng (BN19, BN91 và BN161) có diễn tiến lạc quan.
21 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày gồm 17 bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 là BN108, BN128, BN133, BN139, BN169, BN172, BN173, BN174, BN183, BN191, BN213, BN217, BN219, BN221, BN223, BN242, BN251. Một bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nho Quan - Ninh Bình là BN229. 3 bệnh nhân tại Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Trà Vinh là BN105, BN106, BN144..
Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2 là 13 ca, 2 lần âm tính là 4 ca.
Đồ họa Ngọc Thành/Tuổi trẻ.
UBND thành phố Hà Nội đã quyết định thay đổi kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2020 - 2021 với việc chỉ thi 3 môn là toán, văn, ngoại ngữ, bỏ môn thi thứ tư như quyết định trước đó.
Ông Ngô Văn Quý, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vừa xác nhận với tờ Thanh Niên thông tin này và cho biết, ông vừa ký quyết định phê duyệt kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2020 - 2021 trên địa bàn thành phố.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Theo hướng dẫn của Tổng cục Đường bộ, trong thời gian cách ly xã hội, việc vận chuyển hành khách liên tỉnh chỉ thực hiện giữa 35 tỉnh, thành phố thuộc nhóm có nguy cơ thấp (nhóm 3) với nhau, không được đi qua các tỉnh còn lại.
Cụ thể, các tỉnh thuộc nhóm 3 chỉ được thực hiện vận chuyển hành khách liên tỉnh giữa các tỉnh thuộc nhóm này, đồng thời hành trình vận chuyển không được đi qua địa phận các tỉnh, thành phố thuộc nhóm 1 (nhóm có nguy cơ cao) và 2 (nhóm có nguy cơ) theo thông báo số 158/TB-VPCP ngày 16-4 của Văn phòng Chính phủ.
Trường hợp hành trình chạy xe có đi qua địa phận các địa phương thuộc nhóm 1, nhóm 2 thì các Sở Giao thông vận tải thông báo yêu cầu đơn vị kinh doanh vận tải hành khách tạm dừng hoạt động cho đến khi có thông báo mới của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Theo Tuổi Trẻ, đến 16h30 ngày 17/4, mới chỉ có Cà Mau quyết định cho học sinh lớp 9 và 12 đi học lại đầu tuần sau, 20/4. Nhiều tỉnh, thành khác lên kế hoạch cho hoc sinh học lại tuần đầu của tháng 5.
Theo trang Trí thức trẻ, ông Đỗ Văn Phu, Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Ngãi, xác nhận thông tin UBND tỉnh Quảng Ngãi đồng ý với đề xuất của Sở về việc cho học sinh đi học trở lại vào ngày 4/5 tới.
Bài viết lược dẫn từ Tuoitre.vn. Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên tại TP.Đồng Hới ngày 17/4 có khá nhiều hàng quán đã mở bán; trong đó chủ yếu là quán cà phê, quán ăn.
Cảnh chen lấn, xô đẩy để giành giấy tờ làm hồ sơ tại Trung tâm một cửa liên thông Đồng Hới sáng nay, 17.4 Ảnh: H.M
Song song với đó, người dân và thực khách bắt đầu có dấu hiệu chủ quan, lơ là với dịch bệnh Covid-19 khi ngồi đông người ở khoảng cách gần nhau, không mang khẩu trang.
Tại Trung tâm một cửa liên thông của UBND TP.Đồng Hới có rất nhiều người tập trung giao dịch, làm hồ sơ; thậm chí nhiều người còn chen lấn, giành giật nhau giấy tờ.
Bài viết được lược dẫn từ Thanhnien.vn. Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Ngày 17/4, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bình Phước cho biết đã đưa ra hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng nhiệm kỳ 2015 – 2020 đối với ông Lưu Văn Thanh – Phó Chủ tịch HĐND huyện Hớn Quản vì phản ứng tổ kiểm dịch.
Trong khi đó, chiều 14/4, ông Thanh đã viết tâm thư công khai xin lỗi nhân dân và xin được từ chức. Trong thư, ông Thanh cho hay do bộc phát, nóng nảy của bản thân, không xuất phát từ việc lạm dụng chức vụ, quyền hạn.
"Sau khi xem xong đoạn clip về vụ việc xảy ra, tôi thật lấy làm hối hận vì đã không kìm chế được bản thân, để nóng giận bộc phát. Những cử chỉ và lời nói của tôi tạo nên hình ảnh quá xấu, quá phản cảm. Ngay cả bản thân tôi khi xem xong, cũng không hiểu vì sao lại có phản ứng quá mức như vậy, thật đáng xấu hổ"
https://soha.vn/cach-tat-ca-ca...
Theo Tiền Phong, tại ổ dịch thuộc thôn Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội, cơ quan chuyên môn đã tiến hành lấy 11.847 mẫu xét nghiệm, đã thực hiện xét nghiệm 9.913 mẫu. Liên quan đến trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 số 262 làm việc tại Công ty SamSung, Bắc Ninh, đã tiến hành rà soát 185 trường hợp F1 và 922 trường hợp F2.
Tại ổ dịch thuộc thôn Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội hiện nay đã ghi nhận 13 ca mắc COVID-19. Cơ quan chuyên môn đã tiến hành lấy 11.847 mẫu xét nghiệm, đã thực hiện xét nghiệm 9.913 mẫu (trong đó 9.908 mẫu âm tính, 5 mẫu dương tính).
Đối với 732 trường hợp tiếp xúc gần (F1), đã thực hiện xét nghiệm tất cả các mẫu, trong đó 727 trường hợp âm tính và 5 trường hợp dương tính.
Liên quan đến trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 số 262 (ở Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội) làm việc tại Công ty SamSung, Bắc Ninh, đã tiến hành rà soát 185 trường hợp tiếp xúc gần (F1) và 922 trường hợp có tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2).
Đối với 185 trường hợp F1: Hiện đang cách ly tại BVĐK tỉnh Bắc Ninh 8 trường hợp; khu tập trung của tỉnh 99 trường hợp; chuyển rà soát và cách ly tại các tỉnh 78 trường hợp.
Đối với 922 trường hợp F2: Cách ly tại khu tập trung của tỉnh Bắc Ninh 399 trường hợp; cách ly tại nhà 358 trường hợp; chuyển rà soát và cách ly tại các tỉnh khác 487 trường hợp.
Các cơ quan chuyên môn đã lấy 226 mẫu xét nghiệm (F1: 110 mẫu; F2: 116 mẫu), trong đó 180 trường hợp âm tính, còn lại đang chờ kết quả.
Liên quan đến trường hợp mắc mới có liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai (BN 266) tại thôn Đông Cứu, Thường Tín, Hà Nội, đã tiến hành rà soát 47 trường hợp tiếp xúc gần (F1) và 52 trường hợp F2; lấy 47 mẫu xét nghiệm, đang chờ kết quả; lập chốt cách ly toàn xóm Đông Cứu.
Tính đến sáng ngày 16/4, Việt Nam ghi nhận 268 trường hợp mắc COVID-19 , trong đó 13 trường hợp ghi nhận tại ổ dịch thuộc thôn Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội; ghi nhận thêm 1 trường hợp mắc mới tại Hà Giang, không ghi nhận trường hợp mắc mới liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai và quán bar Buddha.
Ghi nhận 171 trường hợp đã khỏi bệnh (chiếm 64% tổng số bệnh nhân), trong đó 155 trường hợp tiếp tục được theo dõi tại các cơ sở y tế; 96 bệnh nhân đang được điều trị tại 15 cơ sở khám, chữa bệnh; 3 bệnh nhân diễn biến rất nặng (số 20,91,161) đang được điều trị tích cực.
Thông tin từ tiểu Ban điều trị - Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, hôm nay (17/4), cả nước đã có 21 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh. Như vậy, đến thời điểm này tại Việt Nam đã có tổng cộng 198 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh (chiếm 74% tổng số bệnh nhân).
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Báo cáo tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội sáng 17/4, liên quan đến trường hợp bệnh nhân L.M.H (bệnh nhân 266 nhiễm Covid-19), Chủ tịch huyện Thường Tín Kiều Xuân Huy cho biết, ngày 16/4, địa phương đã ra quyết định cách ly toàn bộ xóm Trên của thôn Đông Cứu - nơi có gia đình bệnh nhân này cư trú.
Theo đó, xóm Trên đã cách ly từ ngày 15/4 nhưng đến ngày 16/4 mới có quyết định chính thức và tại đây bị cách ly có 399 hộ với 1.397 nhân khẩu, trong đó, phần lõi là khu vực ngõ nơi nhà bệnh nhân 266 sinh sống có 12 hộ, 53 nhân khẩu.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội vào sáng 17/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu tất cả các đơn vị từ xã, phường đến các quận, huyện phải rà soát lại tất các trang thiết bị đã mua trong thời gian qua, đã dùng hết bao nhiêu, còn bao nhiêu, đến chiều chủ nhật này phải báo cáo về Ban chỉ đạo.
Theo ông Chung, TP cũng chỉ đạo Công an TP Sở Công thương thường xuyên đi kiểm tra xử lý những đơn vị cung cấp trang thiết bị tăng giá. Tuy nhiên vẫn có tình trạng, dấu hiệu này diễn ra, và không loại trừ có những sai sót của các đơn vị mua sắm của CDC Hà Nội và của các đơn vị.
"Hiện nay C03 (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - PV) của Bộ Công an đã gọi một số cán bộ của CDC Hà Nội trong việc mua sắm máy xét nghiệm", ông Chung nêu rõ.
https://soha.vn/chu-tich-chung...
Theo thông báo chính thức từ Công ty TNHH sản xuất toàn cầu Lixil Việt Nam (trụ sở tại khu công nghiệp Long Đức, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) vào 14/4/2020, toàn thể nhân viên làm việc tại thời điểm 31/3, kể cả nhân viên thử việc, nghỉ bệnh hoặc thai sản, đều được hưởng khoản trợ cấp này.
Khoản hỗ trợ này sẽ không dành cho các nhân viên nghỉ việc trước ngày 1/4/2020 và những nhân viên không còn lại việc tại thời điểm chi trả 29/4/2020.
Doanh nghiệp cho biết sẽ thực hiện chi trả 11 triệu đồng này cùng với lương tháng 4 vào ngày 29/4/2020.
Công ty Công ty TNHH sản xuất toàn cầu Lixil Việt Nam là công ty con của Tập đoàn LIXIL đến từ Nhật Bản. Doanh nghiệp này cung cấp và sản xuất các sản phẩm cửa, cửa sổ, thiết bị ngoại thất... bằng nhôm, nhựa, sản phẩm công nghiệp (như đường ống, bộ phận tản nhiệt. Trên website của doanh nghiệp này cập nhật hiện có 1.573 nhân viên (tháng 3/2019). Như vậy, tổng kinh phí của khoản trợ cấp lên đến khoảng 17 tỷ đồng.
Tại Việt Nam, tập đoàn Lixil còn được biết đến là nhà sản xuất gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh, bình nước nóng, cabinet với thương hiệu Inax.
Mới đây, trên trang Hanoi Massive Community, cộng đồng người nước ngoài tại Hà Nội đã đăng tải những bức ảnh với nhiều thông điệp cảm ơn gửi tới đội ngũ chống dịch Covid-19 tại Việt Nam.
Những lời cảm ơn của người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam được đăng tải nhận được sự ủng hộ của cộng đồng mạng
Các hình ảnh được đăng tải cùng dòng chia sẻ: “Việt Nam, chúng tôi yêu bạn. Gửi đến tất cả các bác sĩ, y tá, quân sự, cảnh sát và tình nguyện viên lời cảm ơn các bạn vì sự hy sinh to lớn để chúng tôi được an toàn. Việt Nam cố lên!".
Bài viết được lược dẫn từ Thanhnien.vn. Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Ngày 17-4, UBND tỉnh Lâm Đồng triển khai văn bản hướng dẫn để người dân trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 15 của Chính phủ về giãn cách xã hội.
Theo văn bản hướng dẫn này, các điểm ăn uống được phép mở đón khách trở lại nhưng không được đón khách quá 10 người trong cùng một thời điểm. Khách sạn được đón khách lưu trú nhưng phải đăng ký với cơ quan chức năng và triển khai các biện pháp phòng dịch theo quy định và mỗi phòng chỉ được tối đa 2 người.
Bài viết được lược dẫn từ Tuoitre.vn. Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Trong thời gian dịch Covid-19 hoành hành, trường VAS đã chuyển sang hình thức dạy trực tuyến, trong đó có cả bậc mầm non.
Thông báo học phí của trường gởi cho một phụ huynh (Ảnh: PHCC)
Hầu hết phụ huynh bậc mầm non của trường nhận định, cách dạy trực tuyến này không khác gì phụ huynh tự mở YouTube cho con xem, mà đôi khi phụ huynh còn có thể tìm kiếm những video clip có nội dung thú vị, nhiều kiến thức hơn cho con của mình.
Bên cạnh không đồng tình với nội dung dạy trực tuyến của giáo viên, nhiều phụ huynh của trường VAS còn bức xúc khi trường vẫn đòi thu đủ tiền học phí của phụ huynh.
Một phụ huynh có con đang học lớp lá ở cơ sở Sunrise (Q.7), cho biết vào ngày 13/4 vừa qua đã nhận được thông báo của trường về việc đóng học phí học phần 4. Tuy nhiên phụ huynh này quyết định không đóng, và có ý định sẽ tìm trường khác cho con.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Gần 100 giờ nằm chòi lá, chia nhau từng hộp cơm, ca nước, lội bùn đi mật phục trong những đêm đen vùng biên giới Tây Nam, tôi tận mắt chứng kiến đầy đủ sự vất vả của hàng trăm chiến sĩ bộ đội biên phòng - những người hùng tham gia tuyến đầu chống lại "kẻ thù" vô hình: virus Corona.
Cán bộ chiến sĩ nơi đây mong mỏi ngày sớm nhất đẩy lùi được đại dịch COVID-19.
Bố Thông mất lúc 14 giờ, một buổi chiều ngày 1/4, khi cậu còn trên biên giới Tây Nam, canh giữ từng tấc đất "vàng" cho Tổ Quốc, tham gia tuyến đầu chống lại "kẻ thù" vô hình: virus Corona.
Thông từ từ rút ra một chiếc khăn. Một chiếc khăn vẫn còn mới nguyên, gấp làm bốn, nằm gọn gàng trong túi áo xanh bên ngực trái.
"Mấy chú lấy vải quân y làm khăn tang cho em đấy. Đi đâu em cũng bỏ đây, như có bố bên cạnh, đang bảo vệ mình vậy".
"Em dự tính sau này dùng nó thế nào?" - tôi hỏi.
"Em mong sớm hết dịch. Hôm đó, em sẽ đón chuyến bay sớm nhất, về quê, gửi chiếc khăn tang này lại bàn thờ của bố…". Cậu quay mặt đi chỗ khác, đôi mắt đỏ au sau lớp khẩu trang đã bị mưa làm cho ướt đẫm.
Bốn bề mưa vẫn nhỏ giọt. Đêm lạnh buốt.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Đang trong những ngày cách ly toàn xã hội, đường xá khá vắng xe cộ khiến nhiều người dân TP.HCM buông lỏng ý thức, cố tình vượt đèn đỏ khi không có lực lượng chức năng giám sát.
Trong những ngày TP.HCM gia hạn thêm 7 ngày cách ly toàn xã hội (tới 22/4) để phòng chống dịch Covid-19, mật độ tham gia giao thông trên các đường phố của đang dần đông lên, cùng với đó tình trạng vi phạm an toàn giao thông như không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ cũng có xu hướng gia tăng.
Theo ghi nhận của PV, trên đường Trường Chinh (quận Tân Bình, TP.HCM), có rất nhiều điểm giao lộ cắt ngang đường Trường Chinh, tại đây đều có cột đèn tín hiệu. Tuy nhiên, do đường vắng người đi lại hơn trước đây, lực lượng CSGT không thể túc trực thường xuyên nên rất nhiều người cô ý vượt đèn đỏ mỗi khi tới giao lộ.
Tại ngã tư Hàng Xanh (đường Xô Viết Nghệ Tĩnh - Diện Biên Phủ) nhiều trường hợp cố ý vượt đèn đỏ và còn không đội mũ bảo hiểm khi lưu thông trên đường.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Do sự cố chen lấn xô đẩy chờ phát gạo miễn phí cách đây 2 ngày và cây ATM Gạo bị tạm đóng cửa. Sau đó hàng nghìn người xếp hàng quy củ kéo dài cả km quanh sân bóng Nghĩa Tân để nhận gạo miễn phí từ ATM gạo.
Chiều 14/4, cảnh tượng hàng trăm người dân ào vào nhà văn hoá phường Nghĩa Tân ( Cầu Giấy, Hà Nội) một cách mất trật tự đã làm ảnh hưởng rất đến công tác phát gạo miễn phí và đặc biệt là phòng chống dịch Covid19 tại đây.
Người dân không chịu nhường nhịn nhau, giành chỗ, chen lấn, không giữ được khoảng cách tối thiểu 2m khiến lực lượng chức năng phải vất vả để giữ trật tự.
Chính vì vậy, ngày 15/4, cây ATM Gạo tại đây đã phải tạm dừng hoạt động phát gạo miễn phí cho người khó khăn để sắp xếp, tổ chức lại một cách an toàn và chu đáo.
Sáng 16/4, hàng trăm người dân có hoàn cảnh khó khăn đã có mặt từ rất sớm, tập trung kín tại sân vận động bên sườn nhà văn hoá phường Nghĩa Tân. Điều đáng mừng nhất là việc ai ai cũng có ý thức giữ khoảng cách an toàn 2m với người xung quanh, và không ai bị thiếu gạo mang về. Người không đảm bảo cự li ngay lập tức bị nhắc nhở, nếu không tuân thủ sẽ bị mời ra ngoài.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 16/4, UBND tỉnh Bình Định yêu cầu huyện Hoài Nhơn rà soát, kiểm tra trường hợp vợ chồng ông Bùi Đạo (ngụ xã Hoài Xuân, huyện Hoài Nhơn) hiến tặng 300 m2 đất gây quỹ phòng chống dịch Covid-19.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Sáng nay, bác sĩ Trần Văn Hoằng - Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Đa khoa huyện Can Lộc), cho biết, đơn vị này đang theo dõi y tế cho chị T.T.L. (trú xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh). Đây là trường hợp lạ khi có nhiều ngày tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm Covid-19 nhưng chưa có dấu hiệu lây bệnh.
Chị L. là nhân viên quán bar tại Thái Lan. Tối 21/3, chị L. cùng với chị T. về nước và được đưa đi cách ly tại khách sạn Trường Sinh (thị xã Kỳ Anh). Tại đây, hai người thường xuyên tiếp xúc gần với nhau.
Ngày 23/3, chị L. và chị T. được đưa về cách ly tiếp tại Trường mầm non xã Mỹ Lộc. Do là chị em họ nên những ngày cách ly tập trung, hai người thường xuyên nói chuyện, ăn uống cùng.
Ngày 31/1, T. có kết quả dương tính với nCoV, trở thành bệnh nhân 210 và được đưa đến Bệnh viện Cửa khẩu Cầu Treo điều trị.
Tờ Vienamnet thông tin, theo chỉ đạo của lãnh đạo Hải Phòng, sau ngày 15/4, các khu vui chơi giải trí, hàng quán không thiết yếu, cửa hiệu dịch vụ không cấp bách... tiếp tục tạm dừng hoạt động.
Thế nhưng, ở nhiều quán cà phê, cửa hàng kinh doanh dịch vụ internet hôm qua đã mở cửa trở lại tại các tuyến phố lớn như Lạch Tray (quận Ngô Quyền), Bùi Thị Từ Nhiên (quận Hải An), Tô Hiệu (quận Lê Chân), Phạm Văn Đồng (quận Dương Kinh), xã Tú Sơn (huyện Kiến Thụy)…
Tại đường Bùi Thị Từ Nhiên (phường Đông Hải 1, quận Hải An) có 4 quán kinh doanh dịch vụ internet mở cửa hoạt động. Bên trong các cửa hàng có hành chục thanh niên đang chơi điện tử. Xe máy của khách để kín vỉa hè.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo báo Hải Phòng, sau hơn 10 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, nhiều tuyến phố như Lạch Tray, Lê Lợi... bắt đầu đông đúc người, xe cộ; nhiều cửa hàng không thiết yếu mở cửa bán hàng. Tình trạng này kéo giảm hiệu quả ở "thời điểm vàng", phát sinh nguy cơ lây lan dịch bệnh vào thành phố.
Phố Lạch Tray nhộn nhịp hơn những ngày đầu mới thực hiện cách ly xã hội. (Ảnh chụp sáng 11-4)
Ô tô, xe máy nườm nượp trên phố Lê Lợi.
Đông người dừng chờ đèn đỏ tại nút giao chân cầu vượt Lạch Tray.
Cửa hàng bán xe đạp trên phố Lê Lợi mở cửa trở lại bất chấp khuyến cáo.
Các điểm dịch vụ rửa xe ô tô dưới chân cầu Rào 2 (phía quận Dương Kinh) mở cửa phục vụ khách hàng.
Cửa hàng bán linh kiện điện tử trên phố Lạch Tray khách vào giao dịch mua bán.
Nhiều cửa hàng chỉ mở cửa ngang đầu người để che mắt cơ quan chức năng.
Một dãy cửa hàng mở cửa như chưa hề có Chỉ thị 16.
Lực lượng chức năng, chính quyền các địa phương cần tăng cường công tác kiểm tra, nhắc nhở những cửa hàng bán hàng không thiết yếu thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, cần thiết phải xử lý làm gương.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Bản tin sáng nay của Ban Chỉ đạo cũng cho biết, tỉnh Hà Giang đã thêm vào nhóm tỉnh, thành phố có nguy cơ (tỉnh này xuất hiện ca bệnh COVID-19 đầu tiên và cũng là ca bệnh số 268 mà Bộ Y tế công bố sáng ngày 16/4).
- Nhóm địa phương có nguy cơ cao (12): Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, Tây Ninh.
Các địa phương này tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng đến ngày 22 hoặc 30/4/2020 và có thể xem xét kéo dài tùy thuộc vào diễn biến dịch bệnh trên địa bàn; đồng thời quan tâm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất, xây dựng hạ tầng, bảo đảm lưu thông hàng hóa.
- Nhóm địa phương có nguy cơ (16): Hải Phòng, Cần Thơ, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Hà Giang.
Các địa phương này cần thực hiện nghiêm các biện pháp theo Chỉ thị số 16/CT-TTg đến hết ngày 22/4/2020 và sẽ có điều chỉnh vào ngày 22 tháng 4 tùy diễn biến dịch bệnh.
- Nhóm có nguy cơ thấp gồm 35 tỉnh còn lại. Yêu cầu các địa phương tiếp tục thực hiện theo chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng.
Ngày 16-4, các hãng bay tăng tần suất chặng bay Hà Nội - TP.HCM. Do hành khách khai báo y tế chưa rõ ràng khiến việc chờ đợi đến lượt lấy mẫu xét nghiệm tại ga đến nội địa sân bay Tân Sơn Nhất mất nhiều thời gian hơn.
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online chiều 16-4, hàng trăm hành khách phải chờ 2-3 tiếng đồng hồ mới hoàn tất thủ tục khai báo, lấy mẫu xét nghiệm tại sân bay.
Không ít hành khách dùng điện thoại không phải smartphone nên phải nhờ người khác khai báo hộ thông tin y tế để làm thủ tục ở sân bay Nội Bài; khi đến Tân Sơn Nhất, phải khai báo lại nên bị lúng túng, thậm chí điện thoại hết pin nên không nhớ số, mất khá nhiều thời gian để làm thủ tục khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm.
Lực lượng an ninh và nhân viên y tế thuộc Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế và trung tâm y tế của các quận huyện được tăng cường nhân sự vào cuối giờ chiều 16-4 để giải tỏa hàng trăm hành khách cùa 2 chuyến bay vừa đáp xuống.
Bài viết được lược dẫn từ Tuoitre.vn. Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Theo Bộ Y tế, tổng số ca mắc mới từ 18h ngày 16/4 đến 6h00 ngày 17/4: 0 ca. Như vậy tính từ 6h sáng 16/4 sau 24 giờ chưa ghi nhận thêm ca mắc mới.
Trong ngày 16/4 có 06 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh tại Bệnh viện số 2 Quảng Ninh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình.
Dự kiến hôm nay (17/4) sẽ có 14 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Về tình hình điều trị của các ca bệnh nặng cụ thể như sau:
Bệnh nhân 19: Có đáp ứng tốt, gọi hỏi giao tiếp được, nhận biết không gian, thời gian, bản thân tốt, không liệt khu trú, không có phù trên lâm sàng, bệnh nhân không sốt trong ngày 16/4.
Bệnh nhân 161: Thở máy qua nội khí quản, thông khí 2 bên rõ, tiếp tục cho bệnh nhân tập thở, cơ lực còn yếu, huyết áp 110/60mmHg, gọi hỏi bệnh nhân có giao tiếp chậm, liệt nửa người trái, bệnh nhân còn sốt cơn dao động trong ngày. Bilan viêm trong ngày có xu hướng giảm nhẹ, men gan xu hướng giảm.
Bệnh nhân 91: Không sốt, thở máy, có nhịp tự thở, không chảy máu mũi miệng, kiểm soát rối loạn đông máu (theo dõi hội chứng HIT) tạm ổn, XQ phổi không tổn thương xấu thêm.
Như vậy đã tròn 24h qua, cả nước không ghi nhận thêm ca mắc mới COVID-19 nào. Theo thông tin của Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, kể từ 01-14/4/2020, Việt Nam ghi nhận thêm 59 trường hợp mắc mới COVID-19 (chỉ bằng 40% so với 2 tuần trước đó), trong đó có 30 trường hợp tại khu cách ly và 29 trường hợp tại cộng đồng
Trong 14 ngày vừa qua kể từ khi thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện cách ly xã hội, 3 ngày đầu tiên (01-03/4) ghi nhận 30 trường hợp mắc mới, sau đó chỉ ghi nhân số mắc mới trong khoảng từ 1-5 trường hợp mỗi ngày.
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 73.758, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 369;
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 11.628;
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 61.761.