*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Chiều 6/4, Bộ Y tế công bố thêm 4 trường hợp mắc bệnh COVID-19. Trong đó, 1 người đưa vợ đi khám tại Bệnh viện Bạch Mai và 3 người từ châu Âu về.
Sau khi nhận được tin báo, khoảng 11h30 ngày 6/4, chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 do UBND huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) lập trên tuyến Quốc lộ 15A (thôn Lý Ái, xã Đồng Lương) đã dừng chiếc xe tải mang BKS 99C-08.970 chạy hướng Lang Chánh - Ngọc Lặc (Thanh Hóa) để kiểm tra.
Khi mở thùng xe, lực lượng chức năng phát hiện có 15 người (gồm người lớn và trẻ em), đang nằm, ngồi trên thùng xe, trong đó có nhiều người không đeo khẩu trang.
Lái xe Trần Văn Biển (ngụ huyện Hậu Lộc) trình bày, do xe khách chạy tuyến cố định bị cấm vận chuyển vì dịch Covid-19, nên anh đã biến thùng xe tải thành xe khách để chở số người trên từ huyện Quan Sơn xuống huyện Hậu Lộc.
Giới chức địa phương đang làm rõ để xử lý theo quy định.
Ảnh: Người lao động
Thông tin và hình ảnh được dẫn từ nguồn https://nld.com.vn/thoi-su/cha...
Theo VOV, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã có công điện khẩn số 1889/CĐ- BCĐ gửi các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố; y tế các bộ, ngành và các bệnh viện trực thuộc Bộ về việc tiếp tục tăng cường phòng và kiểm soát lây nhiễm Covid-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Ban Chỉ đạo cho biết, hiện nay, dịch bệnh Covid-19 có diễn biến mới rất phức tạp, đã có sự lây nhiễm từ cộng đồng vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ngược lại. Nhằm bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng; Ban chỉ đạo Quốc gia điện Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc bệnh viện, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan nghiêm túc thực hiện ngay các việc sau:
Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần nâng cấp các biện pháp phòng, chống dịch. Tất cả những người đến khám có biểu hiện nghi ngờ hoặc tiền sử dịch tễ chưa rõ ràng đều cần được chỉ định xét nghiệm SARS-CoV-2 ngay hoặc cách ly, chuyển tuyến đúng.
Ảnh minh họa: Tiền phong
Khẩn trương rà soát việc đón tiếp, sàng lọc, phân luồng, khám bệnh, cách ly, chuyển tuyến người nghi nhiễm Covid-19 theo đúng chỉ đạo tại Công văn số 1385/CV-BCĐQG ngày 19/3/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về việc "rút kinh nghiệm tổ chức phân luồng, cách ly người nghi viêm đường hô hấp…". Tập huấn và triển khai việc sàng lọc người nghi nhiễm cẩn thận. Bảo đảm tất cả người bệnh, người nhà người bệnh đều phải được mang khẩu trang và vệ sinh tay đúng quy định ngay từ nơi tiếp nhận.
Bảo đảm đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân đạt chuẩn cho tất cả nhân viên y tế khi khám và điều trị cho người nhiễm hoặc nghi mắc Covid-19. Trường hợp người bệnh cấp cứu chưa khai thác được yếu tố nguy cơ thì kíp cấp cứu phải mang đầy đủ trang phục phòng hộ cá nhân như khi cấp cứu người mắc Covid-19...
Thông tin được dẫn từ nguồn https://vov.vn/xa-hoi/ban-chi-...
Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Nguyễn Duy Ánh cho biết chiều 6-4, bệnh viện đã đưa 83 y bác sĩ (trong đó có 16 người F1 có tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 số 243 ở Mê Linh, Hà Nội, số còn lại là người tiếp xúc với F1) đi cách ly.
Theo ông Ánh, ngày 4-4 vừa qua ông Q.Q.T. (ở Mê Linh, hiện là bệnh nhân COVID-19 số 243) đã đưa người thân đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khám bệnh. Trong phiếu sàng lọc nguy cơ, do bệnh nhân không thông báo rõ tiền sử từng đến Bệnh viện Bạch Mai, nên được đi cùng chăm sóc người thân như người thân của các bệnh nhân bình thường.
Tuy nhiên, đến ngày 6-4, bệnh nhân 243 có thông báo xác nhận dương tính với COVID-19 và cơ quan chức năng đã thông báo cho Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Ông Ánh cho biết bệnh nhân 243 có điền phiếu sàng lọc, nhưng thời điểm bệnh nhân đến Bệnh viện Bạch Mai đã quá 14 ngày (từ ngày 12-3) nên bệnh nhân tích vào ô "không".
Đến ngày 5-3, bệnh nhân có quay lại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, do đó số nhân viên y tế có tiếp xúc với bệnh nhân đông hơn.
Nguồn tin: Tuoitre.vn
UBND tỉnh Quảng Ninh hôm nay ban hành văn bản về việc tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại cuộc họp Ban Chỉ đạo cấp tỉnh phòng chống dịch COVID-19 trước đó.
Theo đó, trong thời gian thực hiện cách ly xã hội, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục thực hiện chủ trương cách ly y tế tập trung tất cả người đến từ/đi qua vùng dịch theo đúng Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông báo ngày 18/3/2020 của Thường trực Tỉnh ủy.
Đối với tất cả những người đến từ/đi qua vùng dịch đến tỉnh Quảng Ninh, người rời tỉnh Quảng Ninh đến các vùng dịch trở về (trừ các trường hợp được phép theo quy định tại Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và văn bản hướng dẫn số 2601/KGVX-VPCP ngày 03/4/2020 của Văn phòng Chính phủ) đều phải thực hiện cách ly y tế tập trung 14 ngày.
Tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các sở, ngành: Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Giao thông vận tải, Y tế chỉ đạo các chốt kiểm soát phòng chống dịch, các tổ tự quản của các địa phương thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, kịp thời phát hiện, kiên quyết đưa đi cách ly tất cả các trường hợp nêu trên.
UBND các huyện, thị xã, thành phố bố trí cơ sở cách ly bắt buộc đối với các trường hợp nêu trên, chi phí cách ly do người phải cách ly chi trả.
hốt kiểm tra phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn xã đảo Vĩnh Trung. Ảnh: báo Quảng Ninh
UBND tỉnh cũng yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo dừng triệt để các điểm vui chơi công cộng, vườn hoa, quảng trường, đường đi dạo ven biển…; không để người dân tập thể dục và các hoạt động tập trung đông người khác ở nơi công cộng; thực hiện nghiêm việc tập trung không quá 2 người, giữ khoảng cách tối thiểu 2m, đeo khẩu trang ở nơi đông người, đặc biệt là ở các trung tâm thương mại, chợ…; xử lý nghiêm những người đên nơi công cộng không đeo khẩu trang.
Thông tin được dẫn từ nguồn http://www.baoquangninh.com.vn...
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 ở TP.HCM tối nay, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đánh giá, đến thời điểm hiện tại, công cuộc phòng chống dịch COVID-19 của TP đang có nhiều tín hiệu khả quan. Cụ thể như khả năng cách ly, TP sẵn sàng 12.600 chỗ, hiện còn dư 8.400 chỗ chưa sử dụng. TP có 2.300 giường với đầy đủ các phương tiện trang thiết bị để chữa cho bệnh nhân nhiễm COVID-19, trong đó có 1.000 giường luôn trong trạng thái sẵn sàng.
Ông Nhân đề nghị người dân TP cần nghiêm túc tiếp tục thực hiện thật tốt các giải pháp như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, giữ khoảng cách an toàn, không ra khỏi nhà nếu không thật sự cần thiết…
“Tình hình mỗi nước luôn biến động chứ không bất biến. Nhìn vào đó để chúng ta thấy không phải đạt được thành quả ban đầu mà có thể lơ là, chủ quan
https://tuoitre.vn/bi-thu-nguy...
Thông tin được dẫn từ nguồn https://tuoitre.vn/bi-thu-nguy...
Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Hà Nội vào sáng 6/4, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cho biết, Hà Nội đã ghi nhận thêm 1 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 ở huyện Mê Linh. Ngay trong chiều cùng ngày, toàn bộ khu vực nhà ca bệnh này sinh sống đã được phun tiêu trùng, khử độc CloraminB.
Nhân viên y tế phun tiêu trùng, khử độc đối với những người khai báo y tế và thuộc diện F1,F2, F3....
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Chiều nay, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống COVID-19. Thủ tướng yêu cầu không chủ quan trước việc có ít ca nhiễm mới và yêu cầu tiếp tục thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 đến ngày 15/4. Phụ thuộc vào tình hình thực tế, Chính phủ sẽ có chủ trương về vấn đề này.
Thủ tướng chỉ đạo trong vòng 10 ngày tới, cả hệ thống chính trị, nhất là các địa phương, ngành y tế, cần bám sát tình hình, chuẩn bị nhanh các tình huống, kịch bản để chuẩn bị cho cả tình huống làn sóng thứ hai lây nhiễm COVID-19 như nhiều nước đang rất vất vả đối phó. Đây là kinh nghiệm để chúng ta chủ động, phòng chống dịch.
Đặc biệt là phải phải phát hiện kịp thời các F0, truy tìm những người có nguy cơ lây nhiễm từ các ổ dịch Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội; kiểm soát chặt chẽ để không tập trung đông người, gồm cả các nơi thờ tự, tôn giáo, các siêu thị...
Thông tin được dẫn từ nguồn https://vov.vn/chinh-tri/thu-t...
Chiều 6/4, Bộ Y tế công bố thêm 4 trường hợp mắc bệnh COVID-19.
BN242: Bệnh nhân nữ, 34 tuổi, quê quán Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Bệnh nhân sinh sống và làm việc tại Nga. Ngày 25/3, bệnh nhân từ Nga về Việt Nam trên chuyến bay SU290, ghế 23A. Sau khi nhập cảnh tại sân bay Nội Bài đã được cách ly tại ký túc xá Đại học FPT, Thạch Thất, Hà Nội.
Ngày 5/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả dương tính SARS-CoV-2. Hiện, bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cơ sở Đông Anh.
BN243: Bệnh nhân nam, 47 tuổi, quê quán huyện Mê Linh, Hà Nội. Ngày 12/3, bệnh nhân đưa vợ đi khám bệnh tại khoa Miễn dịch - Dị ứng, Bệnh viện Bạch Mai và về trong ngày, có dừng ăn tại quán cơm đường Giải Phóng đối diện cổng Bệnh viện Bạch Mai. Từ đó đến nay, bệnh nhân chưa quay lại bệnh viện.
Ngày 30/3, bệnh nhân đến Trạm Y tế xã khai báo và được chỉ định cách ly tại nhà. Bệnh nhân có tiếp xúc gần với người nhà, người thân và đối tác kinh doanh. Bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng. Ngày 4/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội lấy mẫu xét nghiệm, ngày 6/4 cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện, bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.
BN244: Bệnh nhân nữ, 44 tuổi, quê quán Quảng Bình. Bệnh nhân về từ Đức trên chuyến bay SU2313, số ghế 20F, quá cảnh từ Nga về Việt Nam ngày 25/3 trên chuyến bay SU290, ghế 40C. Ngay sau khi nhập cảnh tại sân bay Nội Bài, bệnh nhân được đưa đến cách ly tại ký túc xá Đại học FPT, Thạch Thất, Hà Nội.
Ngày 5/4, bệnh nhân được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội lấy mẫu xét nghiệm. Ngày 6/4, bệnh nhân có kết quả dương tính SARS-CoV-2. Hiện, bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.
BN245: Bệnh nhân nữ, 21 tuổi, quê quán xã Sơn Hải, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Bệnh nhân từ Tây Ban Nha về Việt Nam, quá cảnh qua Nga trên chuyến bay SU250, ghế 26B. Ngày 24/3, ngay sau khi nhập cảnh tại sân bay Nội Bài, bệnh nhân được đưa đến cách ly tại ký túc xá Đại học FPT, Thạch Thất, Hà Nội.
Ngày 5/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội lấy mẫu xét nghiệm, ngày 6/4 cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện, bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.
Hôm nay, trên trang Facebook cá nhân của nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ, Việt Nam sẽ lại là nước tiên phong thành công về chống dịch bệnh COVID19, SARS, MERS.
"Đường phố vắng bóng người, đi lại thì bịt kín, khẩu trang thì đeo chặt, tay rửa liên tục, toàn hệ thống chính trị tham gia từ Trung ương đến tổ dân phố, truyền thông 24/24h, virus bị chặn từ ngoài biên giới đến sát biên giới, vừa đến Việt Nam thì bị phát hiện cách ly và được điều trị bài bản ... COVID-19 sẽ vẫy tay chào Việt Nam để ra đi trong nắng hè rực rỡ", nguyên Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến viết.
Dòng trạng thái trên trang Facebook cá nhân nguyên Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh chụp màn hình.
Ngày 6/4, Thượng tá Hoàng Hữu Thiện, Đồn trưởng đồn Biên phòng cửa khẩu Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị), cho biết đã ra quyết định xử phạt hành chính nhóm 6 người cùng 1 lái xe vì hành vi nhập cảnh trái phép. Mức phạt cho nhóm người này là từ 3 đến 6 triệu đồng tuỳ người.
Vụ việc đang được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Trị vào cuộc tiếp tục điều tra.
Cơ quan chức năng phát hiện nhóm người vượt biên trái phép, trốn cách ly phòng dịch Covid-19
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Anh Võ Văn Th. (SN 1991, trú xã Kỳ Tân, Kỳ Anh, Hà Tĩnh)) đi làm tại Bình Dương trở về quê, phải cách ly 14 ngày. Tuy nhiên, khi đang trong thời gian cách ly, anh Th. đã tự ý bỏ trốn đi lên xã Kỳ Thượng (Kỳ Anh) để thắp hương cho bố của bạn gái.
Cơ quan chức năng đo thân nhiệt người dân tại khu cách ly ở Hà Tĩnh.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Hà Nội sáng nay, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, hôm qua, CDC Hà Nội đã xét nghiệm từ việc sàng lọc các trường hợp đi trên chuyến bay SU từ Moscow (Nga) về Hà Nội và hiện đang được cách ly tại khu KTX của Đại học FPT ở Hòa Lạc.
Qua đó, phát hiện 1 trường hợp 35 tuổi, người ở Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh nhập cảnh ngày 25/3, xét nghiệm lần đầu âm tính nhưng lấy mẫu xét nghiệm lần 2 ngày hôm qua cho kết quả dương tính lần 1 với SARS-CoV-2.
Ông Chung nhắc lại trường hợp anh Q.Q.T (47 tuổi, ở Mê Linh) đến khám ở Bệnh viện Bạch Mai ngày 12/3, ngày 4/4, trung tâm y tế huyện lấy mẫu và gửi CDC xét nghiệm, ngày hôm nay có kết quả dương tính lần 1 với SARS-CoV-2.
Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp phát bệnh chậm, lâu nhất ở Vũ Hán, Trung Quốc đến 39 ngày mới phát bệnh. Do đó, cần lưu ý rà soát, còn bao nhiêu người liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 10 - 25/3 thì phải cách ly nghiêm túc. Có lẽ phải kéo dài thời gian cách ly, chứ không chỉ là 14 ngày. Trước mắt, với các trường hợp cách ly tập trung đã hết thời gian cách ly 14 ngày thì phường cần ra quyết định yêu cầu cách ly thêm 14 ngày nữa tại nhà, phải đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, không tiếp xúc với người thân.... Đối với các trường hợp F1 cũng tương tự như vậy. Đối với các trường hợp liên quan đến Bạch Mai và bệnh nhân 237 cần cách ly đến hết ngày 15/4, thậm chí kéo dài đến 20/4...
https://soha.vn/chu-tich-ha-no...
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Chiều nay (6/4), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch COVID-19 khi việc cách ly toàn xã hội bước sang ngày thứ 6.
Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thủ tướng cho rằng, có tín hiệu tích cực khi mà trong những ngày qua, số ca nhiễm mới ít, số ca ra viện tăng và trong xã hội xuất hiện nhiều tấm gương tương thân, tương ái.
Chỉ thị số 15, 16 làm cuộc sống của người dân thay đổi. Thủ tướng nêu rõ, ở giai đoạn này, sự chấp hành của người dân là yếu tố quan trọng nhất. Và thời gian quan, người dân đã tuân thủ tốt, nhờ đó, công tác chống dịch đạt một số kết quả tích cực.
Đặt vấn đề về việc tiếp tục các Chỉ thị nêu trên, Thủ tướng nhấn mạnh, giải pháp mới trong giai đoạn hiện nay là gì. Từ nay đến ngày 15/4, cần tiếp tục tập trung thực hiện giải pháp đưa ra, không được chủ quan, không để vấp phải sai lầm do chủ quan, coi thường, nhất là khi xảy ra việc tái nhiễm ở một số nơi trên thế giới.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thông tin được dẫn từ nguồn http://baochinhphu.vn/Thoi-su/...
Hôm nay, Việt Nam có thêm 4 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh, đưa tổng số ca khỏi bệnh cả nước lên 95.
4 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh đều mang quốc tích Việt Nam, gồm 2 ca ở Tây Ninh, 1 ca ở Đà Nẵng và 1 ca ở Cần Thơ. Những người này sẽ tiếp tục được cách ly và theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo.
Ảnh minh họa: Sức khỏe&Đời sống
Nhằm phòng chống dịch COVID-19 cũng như thực hiện chỉ thị số 16 của Thủ tướng, các đơn vị, lực lượng của TP.HCM đã đồng loạt ra quân triển khai 62 chốt trạm kiểm soát y tế tại các cửa ngõ ra vào thành phố, nơi giáp ranh với các tỉnh thành lân cận như Đồng Nai, Long An, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu,... Nhiệm vụ của các trạm là kiểm tra, giám sát việc hạn chế ra vào TPHCM, đề xuất xử lý đối với hành vi vi phạm phòng, chống dịch COVID-19.
Các phương tiện lưu thông qua các cửa ngõ sẽ được yêu cầu dừng xe để lực lượng y tế đo thân nhiệt những người trên xe. Nếu phát hiện trường hợp có thân nhiệt cao (trên 38 độ C), lực lượng chức năng sẽ được đưa vào trong, cho người dân ngồi chờ khoảng 10 phút để thân nhiệt hạ xuống, và được kiểm tra kĩ càng thêm lần nữa bằng nhiệt kế. Nếu thân nhiệt vẫn chưa hạ thì sẽ thực hiện thao tác khử trùng, kiểm tra về các yếu tố dịch tễ.
TP. HCM lập chốt để kiếm soát dịch: khử trùng tại chỗ với trường hợp có thân nhiệt từ 38 độ trở lên (Lan Anh/Kinglive)
Ngày 6/4, ông Nguyễn Đăng Thành - Chủ tịch UBND xã Hưng Lộc (TP. Vinh, Nghệ An) cho biết, sau khi trang Trí thức trẻ phản ánh tình trạng hàng trăm người dân đổ dồn về hồ điều hòa dạo chơi tập thể dục, lực lượng chức năng xã này đã lập tức vào cuộc để ngăn chặn, xử lý.
Suốt 3 ngày qua, chính quyền xã đã lập tổ công tác thường xuyên tuần tra, kiểm soát và túc trực tại khu vực hồ điều hòa để ngăn chặn không cho người dân tụ tập đông người.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Chiều 5/4, chị Nguyễn Thị Thu Lan (trú xã Tam Thành) cùng tổ kiểm soát đang thực hiện nhiệm vụ đo thân nhiệt, kiểm tra người ra vào thôn Lộc Ninh. Lúc này, có 2 thanh niên đi trên 1 xe máy chạy vượt qua chốt mà không đo thân nhiệt.
Hai người này sau đó quay xe trở lại chốt làm việc của tổ kiểm soát. Người ngồi phía sau xe nhảy xuống giật găng tay của các thành viên tổ kiểm soát và ném xuống đất. Tiếp đó, người này giật khẩu trang của chị Lan bỏ vào túi rồi tát vào mặt nữ nhân viên này.
Hai thanh niên này sau đó tiếp tục gây sự, định hành hung lực lượng dân quân tại hiện trường nhưng được can ngăn nên đã bỏ đi.
Công an cùng Viện kiểm sát nhân dân huyện Núi Thành điều tra vụ việc
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định cách ly toàn xã hội và tạm dừng hoạt động vận tải hành khách. Ghi nhận của PV, do các phương tiện lưu thông giảm nên những "điểm đen" giao thông của Hà Nội và Sài Gòn cũng trở nên thông thoáng.
Điểm đen giao thông tại Hà Nội và Sài Gòn ít phương tiện giao thông đi chuyển (Phú Tuấn/kinglive)
Theo tin từ báo Chính phủ, tại cuộc họp sáng 6/4 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19, đánh giá diễn biến dịch bệnh trong nước, lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng vừa qua chúng ta đã thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, đến thời điểm hiện tại chúng ta vẫn kiểm soát tốt tình hình.
Tuy nhiên diễn biến dịch bệnh còn tiềm ẩn những yếu tố khó lường, nguy cơ lây nhiễm vẫn hiện hữu, nên không được lơ là, chủ quan, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị trong thời gian tới các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của trung ương, nhất là Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ về cách ly xã hội; đi từng ngõ, gõ từng nhà để rà soát, sàng lọc, phát hiện sớm, quản lý chặt chẽ các trường hợp nghi ngờ, khoanh vùng, dập dịch.
Chia sẻ quan điểm này, Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, trong những ngày gần đây số người bị lây nhiễm đã phát hiện rất ít. Số người được chữa khỏi tăng lên. Đây là những tín hiệu rất đáng mừng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa thể yên tâm, do vậy người dân và các cơ quan, đơn vị, địa phương không được chủ quan mà phải tiếp tục hiệp đồng chặt chẽ, triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp ngăn chặn dịch bệnh.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi với lãnh đạo Bộ Y tế về công tác bảo đảm trang thiết bị y tế cho phòng, chống dịch. Ảnh: VGP/Đình Nam
Thông tin được dẫn từ nguồn http://baochinhphu.vn/Hoat-don...
Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Hà Nội vào sáng 6/4, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm sau đó cho biết, từ công tác rà soát, Hà Nội đã ghi nhận thêm 1 trường hợp dương tính với Sars-CoV-2 ở huyện Mê Linh có tiền sử đến khám tại Khoa miễn dịch dị ứng của Bệnh viện Bạch Mai.
Theo báo cáo của CDC Hà Nội, công dân Q.Q.T., sinh năm 1973, ở xã Mê Linh, huyện Mê Linh đến khám, điều trị ngoại trú tại khoa Dị ứng miễn dịch, Bệnh viện Bạch Mai vào ngày 12/3, đến 9h15 ngày 6/4 dương tính với Sars-CoV-2.
Huyện Mê Linh đã cử đội phản ứng nhanh, phối hợp với UBND xã Mê Linh khẩn trương tiến hành điều tra, khoanh vùng, dập dịch, xử lý theo quy định.
Ảnh: Tiền phong
Huyện đã đưa bệnh nhân đến Bệnh viện Nhiệt đới TƯ cơ sở 2 để theo dõi, điều trị. Phối hợp điều tra, lập danh sách các trường hợp tiếp xúc gần (Fl), các trường hợp tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2), đề nghị UBND xã, thị trấn ra quyết định cách ly y tế.
Cùng với đó, huyện đã thành lập ngay các chốt cách ly toàn bộ xóm Bàng, để khoanh vùng ổ dịch. Đảm bảo công tác an sinh xã hội cho người dân trong khu vực.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo báo Chính phủ, thay mặt Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trân trọng cám ơn Nhân dân đã chung sức, đồng lòng chống dịch cho dù phải chịu không ít bất tiện, thậm chí thiệt thòi về lợi ích kinh tế.
Phó Thủ tướng cho biết, tính tới hôm nay (6/4), chúng ta đã trải qua đúng 1 tháng kể từ giai đoạn II. Nếu kể từ ngày phát hiện ca nhiễm bệnh đầu tiên thì đã qua 2 tháng rưỡi. Thời điểm đó, Việt Nam là một trong số vài nước bị lây nhiễm.
Tới nay, khi dịch bệnh đã lan ra toàn thế giới thì nước ta có 241 người nhiễm bệnh, đứng thứ 96 trên thế giới về số ca nhiễm và là 1 trong 3 nước có trên 200 ca nhiễm bệnh mà chưa có người tử vong.
Có thể khẳng định tới giờ phút này, Việt Nam đã và đang kiểm soát được dịch bệnh.
Có được điều đó vì chúng ta có sự lãnh đạo, chỉ đạo rất sâu sát, đúng đắn của Đảng, Nhà nước; sự vào cuộc rất đồng bộ, quyết liệt của các lực lượng chức năng. Nhưng đặc biệt và trên hết là nhờ có sự tham gia của Nhân dân ta với tinh thần "mỗi người dân là một chiến sĩ chống dịch".
Thay mặt Ban chỉ đạo quốc gia, Phó Thủ tướng trân trọng cảm ơn Nhân dân đã chung sức, đồng lòng chống dịch cho dù phải chịu không ít bất tiện, thậm chí thiệt thòi về lợi ích kinh tế. Hơn thế, rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, từ những cụ già tới các em nhỏ đã có muôn vàn hành động rất đẹp, hết sức ý nghĩa để tiếp thêm sức mạnh vật chất và tinh thần cho cuộc chiến chống dịch.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: VGP/Đình Nam
Thông tin được dẫn từ nguồn http://baochinhphu.vn/Hoat-don...
Theo Vietnamnet, Công ty Trường Sinh - đơn vị cung cấp suất ăn cho BV Bạch Mai được coi là "ổ dịch" khi có tới 26 nhân viên dương tính với COVID-19. Ông Trần Doãn Sinh, Giám đốc công ty, lần đầu lên tiếng.
Qua điện thoại với PV Vietnamnet, ông Sinh "mong được chia sẻ", mong mọi người nhìn rõ vấn đề rằng nhân viên của mình không bao giờ bỏ bệnh nhân, "không đào ngũ trong cuộc chống dịch của xã hội". Cho dù đó là khoa cách ly (khoa Nhiệt đới, C4, Thần kinh), họ vẫn phục vụ đến phút cuối cùng. Vì phục vụ bệnh nhân mà họ mắc bệnh, họ không thể là tội đồ được.
Ông Sinh lý giải: Trong thời gian dịch bệnh, từ 10/3, nhân viên công ty hầu như ở trong viện, nên có thể nguồn lây nhiễm do bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và những người đến khám lây cho nhân viên trong quá trình phục vụ.
"Mình tự hào rằng trong suốt 33 năm, mình không gây ra hiện tượng ngộ độc thực phẩm nào và đảm bảo các suất ăn bệnh lý theo yêu cầu. Còn việc những người bị bệnh (nhân viên bị dương tính Covid-19) là do tai nạn trong quá trình phục vụ bệnh nhân mà họ phải gánh chịu" - ông Sinh nói thêm.
Cũng theo ông Sinh, đến nay, tất cả người nhà nhân viên nhiễm virus không ai bị mắc bệnh.
Khu vực nhà ăn Bệnh viện Hữu Nghị. Ảnh: báo Tổ Quốc
Thông tin được dẫn từ nguồn https://vietnamnet.vn/vn/thoi-...
Theo TTXVN/Vietnamplus, tại hội nghị giao ban trực tuyến công tác quý 1/2020 của UBND TP Hà Nội sáng nay, báo cáo của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cũng chỉ rõ dịch COVID-19 có diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng toàn diện đến các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, trật tự; tác động tiêu cực đến các chỉ tiêu và cân đối lớn của thành phố.
Căn cứ kịch bản tăng trưởng của cả nước, tình hình và kết quả của các ngành, lĩnh vực trong quý 1, Hà Nội đã xác định 3 kịch bản điều hành để giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh COVID-19.
Kịch bản 1 là dịch bệnh sớm được kiểm soát, quý 2 lấy lại đà tăng trưởng và quý 3, 4 có sự bứt tốc, tăng trưởng cả năm đạt 7,5%, hoàn thành kế hoạch đề ra.
Kịch bản 2 là dịch bệnh được kiểm soát vào quý 3 nhưng tăng trưởng tiếp tục bị ảnh hưởng, không thể bứt tốc, cả năm đạt 6,42%, không đạt kế hoạch đề ra.
Kịch bản 3 là dịch bệnh kéo dài đến hết năm, tăng trưởng cả năm 2020 đạt 5,34%, không đạt kế hoạch đề ra (cả nước dự báo tăng trưởng khoảng từ 4 đến 5%).
Trên cơ sở đó, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ ban hành "Kế hoạch hành động thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch bệnh COVID-19," giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành và Ủy ban Nhân dân quận, huyện, thị xã để tập trung thực hiện với tinh thần khẩn trương, quyết liệt và đồng bộ.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung chủ trì họp giao ban công tác quý 1 năm 2020. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Thông tin và hình ảnh được dẫn từ nguồn https://www.vietnamplus.vn/ha-...
Ghi nhận của Tiền phong cho hay, ngay sau khi xuất hiện ca bệnh thứ 219 mắc COVID-19, thôn Chí Trung (xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) được ngành chức năng quyết định cách ly 28 ngày.
Dưới đây là một số hình ảnh cách ly thôn Chí Trung:
Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng/Tiền phong
Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng/Tiền phong
Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng/Tiền phong
Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng/Tiền phong
Thông tin và hình ảnh được dẫn từ nguồn https://www.tienphong.vn/xa-ho...
PV Tuổi trẻ online đặt câu hỏi với nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu: "Thưa ông, sáng nay là sáng thứ 2 liên tiếp không ghi nhận ca bệnh COVID-19 mới, với những dữ liệu này, ông cho xu hướng này đã là bền vững?".
Nguyên Cục trưởng Trần Đắc Phu cho hay: "Hiện còn cần để ý lây nhiễm trong cộng đồng, với 2 ca bệnh mới là bệnh nhân 237 người Thụy Điển đang điều trị ở Hà Nội và bệnh nhân người Hàn Quốc ở Bình Dương. Đây là 2 ổ dịch nhỏ cần tập trung phát hiện ca nhiễm mới do chưa phát hiện được ca số 0 của 2 bệnh nhân kể trên.
Nếu không phát hiện được ca mới sớm thì ca bệnh mới đó lại có thể là ca số 0 của những ca bệnh khác, ổ dịch khác. Do đó đây vẫn là thời điểm cần tuân thủ các hướng dẫn phòng dịch của Chính phủ và Bộ Y tế.
Tuy nhiên việc sáng nay là sáng thứ 2 liên tiếp không ghi nhận ca bệnh mới cũng là một tín hiệu tốt, bền vững hay chưa thì còn phải đợi thêm".
Ảnh minh họa: Tiền Phong
Thông tin được dẫn từ nguồn https://tuoitre.vn/2-ngay-chi-...
Công an huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh cho biết, vừa ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Đào Xuân Anh (30 tuổi) về hành vi "Chống người thi hành công vụ".
Trước đó, chiều 4/4, Nguyễn Văn Năm (28 tuổi, trú tại xã Đông Hải, huyện Tiên Yên) điều khiển xe máy BKS 14B7-605.08, chở Đào Xuân Anh đi từ thôn Phương Nam về thôn Đông Ngũ Kinh, xã Đông Ngũ. Thời điểm đó, cả 2 không đội mũ bảo hiểm, không đeo khẩu trang.
Khi đến chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 thuộc thôn Đông Ngũ Kinh, tổ công tác yêu cầu 2 đối tượng trên quay lại đeo khẩu trang và đội mũ bảo hiểm theo quy định.
Sẵn hơi men trong người, Đào Xuân Anh không chấp hành các quy định của tổ công tác và có lời lẽ lăng mạ, chửi bới, dùng mũ cối đang đội đánh các thành viên tổ công tác.
Cảnh sát làm việc với Đào Xuân Anh.
Hậu quả làm 2 thành viên tổ công tác tại chốt kiểm soát về phòng, chống dịch COVID-19 của xã Đông Ngũ bị bầm tím vùng vai và cánh tay.
Một ngày sau Đào Xuân Anh đến công an đầu thú, bày tỏ sự ân hận, xin lỗi tổ công tác tại chốt kiểm soát phòng, chống dịch xã Đông Ngũ.
Theo báo Chính phủ, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Phó Trưởng Tiểu ban điều trị, Giám đốc Trung tâm quản lý, điều hành hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị người bệnh COVID-19 đã chia sẻ những tin vui trong điều trị người bệnh COVID-19.
Trong ngày 5/4, cả nước chỉ ghi nhận duy nhất 1 ca mắc COVID-19. Hiện cả nước ghi nhận 241 ca bệnh. Cũng trong ngày đã có 1 bệnh nhân người nước ngoài điều trị tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam được công bố khỏi bệnh, nâng số ca khỏi/ra viện tại nước ta là 91 ca.
Về tình hình điều trị, 150 người bệnh mắc COVID-19 hiện đang điều trị tại 21 cơ sở y tế. Trong số này đã có những người bệnh có kết quả khả quan. Cụ thể số ca âm tính từ 1 lần trở lên đã tăng lên 52 ca, trong đó âm tính từ 2 lần trở lên tăng lên 23 ca. Dự kiến ngày 6/4 sẽ có một vài ca được xuất viện.
Ảnh minh họa: VOV
Liên quan đến tình trạng sức khoẻ của các bệnh nhân mắc COVID-19 diễn biến nặng đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, Tiểu Ban điều trị cho biết, bệnh nhân nữ 64 tuổi (là bác của BN17) đã kết thúc ECMO, chỉ còn thở máy, lọc máu. Nữ bệnh nhân này cũng đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus gây COVID-19 liên tục 3 lần vào các ngày 26/3, 27/3 và 29/3.
Ngoài ra, hiện trong số các bệnh nhân nặng đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có 1 ca nặng nữa đang thở máy, lọc máu (bệnh nhân số 161, 88 tuổi chuyển từ Khoa Thần kinh – Bệnh viện Bạch mai sang). Hiện tại bệnh nhân không sốt, tình trạng lâm sàng tạm ổn định, không có suy tạng khác. Bệnh nhân này bị xuất huyết não, cao huyết áp, tiểu đường, hở van động mạnh chủ, thể trạng gầy yếu.
4 bệnh nhân nặng khác đã không còn phải thở máy. Trong số này có 3 bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1- 3 lần với virus gây COVID-19.
Thông tin được dẫn từ nguồn http://baochinhphu.vn/Suc-khoe...
Chiều 5/4, nhiều người dân ở Hà Nội chui rào vào bên trong công viên Thống Nhất để câu cá, tập thể dục, bất chấp công viên này đã dán thông báo đóng cửa vì dịch bệnh.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Nhiều người dân đồng tình với chính quyền TP Đà Nẵng về việc lo ngại xếp hàng mua đồ ăn, thức uống mang về sẽ dẫn đến tập trung đông người, shipper có thể là nguồn lây. Tuy nhiên, cũng có một số người phản ánh sự bất cập khi áp dụng ngừng bán hàng qua mạng.
Ông Nguyễn Hà Bắc - Giám đốc Sở Công Thương TP Đà Nẵng nói, cho biết ban đầu các quán ăn được yêu cầu tạm dừng phục vụ ăn uống tại chỗ kể từ 15 giờ ngày 29/3 đến hết 15/4, chỉ cho phép bán qua mạng, bán mang đi. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tế và thực hiện theo công văn của UBND TP Đà Nẵng, Sở đã yêu cầu các cửa hàng ăn uống tạm dừng việc bán hàng qua mạng hoặc bán mang đi để phòng, chống dịch.
Mặc dù, không khẳng định sẽ dừng hoạt động của shipper, tuy nhiên ông Bắc nói dừng hoạt động các cửa hàng ăn uống đồng nghĩa với không còn hoạt động giao đồ ăn, thức uống. Còn giao hàng từ các siêu thị, chợ... vẫn diễn ra bình thường.
Bên cạnh những ý kiến đồng tình thì cũng có nhiều ý kiến phản ánh những bất cập của việc cấm bán hàng mang về, cấm bán hàng online của Đà Nẵng. Chị Lê Thị Thu, trú quận Liên Chiểu cho biết: "Tôi thấy việc này hơi bất cập, bởi tôi nghĩ nếu không có bán hàng mang về thì người dân sẽ ra đường đi chợ nhiều hơn và cũng tiềm ẩn nguy cơ lây dịch nhiều hơn. Nhiều hàng quán ăn uống phải đóng cửa theo lệnh. Nhưng ngược lại, các cửa hàng, tiệm bánh mì trên địa bàn lại tấp nập khách hàng, người người chen chúc nhau để mua được vài ổ bánh mỳ về ăn sáng, càng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn. Không chỉ vậy, những người dân, đặc biệt là người làm việc tại công sở như tôi cũng ít có sự lựa chọn hơn về thực phẩm trong thời gian cách ly xã hội".
Thông tin được dẫn từ https://kenh14.vn/da-nang-dung...
Theo báo Chính phủ, Viện trưởng VKSND tối cao ban hành Chỉ thị số 03/CT-VKSTC về tăng cường công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong xử lý tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Theo chỉ thị, hiện nay, dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp, khó lường. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương và có nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống, kiểm soát tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng.
Tuy nhiên, trong thời gian qua đã xuất hiện một số hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến dịch bệnh COVID-19 có dấu hiệu tội phạm, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự; gây hoang mang, lo lắng và bất bình trong xã hội.
Để góp phần ngăn chặn sự gia tăng phức tạp của dịch bệnh; đồng thời phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi phạm tội liên quan đến dịch bệnh, bảo đảm thống nhất trong xử lý tội phạm trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, Viện trưởng VKSND tối cao yêu cầu Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND và Viện kiểm sát quân sự các cấp khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự thực hiện có hiệu quả các biện pháp cấp bách sau:
1. Chủ động phối hợp với Cơ quan điều tra, Tòa án cùng cấp để phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh những hành vi phạm tội liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo quy định của Bộ luật Hình sự, như:
a) Không chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng;
b) Vi phạm quy định ở nơi đông người gây thiệt hại do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh COVID-19 từ 100.000.000 đồng trở lên;
c) Đưa ra những thông tin bịa đặt, không đúng sự thật về dịch bệnh gây hoang mang, lo lắng trong xã hội hoặc nhằm mục đích chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
d) Lợi dụng tình hình dịch bệnh để thực hiện hành vi trái pháp luật nhằm trục lợi;
đ) Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng.
Trước mắt, Viện kiểm sát phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp thống nhất chọn một số vụ việc điển hình để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử nhằm đáp ứng yêu cầu răn đe, giáo dục chung, góp phần hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh.
2. Chủ động phối hợp với Cơ quan điều tra, Tòa án cùng cấp để xử lý nhanh chóng những hành vi phạm tội liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19, như áp dụng ngay thủ tục rút gọn đối với các vụ án có đủ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự; đối với những vụ án không áp dụng thủ tục rút gọn thì phải khẩn trương tiến hành các hoạt động tố tụng để xử lý tội phạm trong thời hạn ngắn nhất.
3. Trong quá trình giải quyết vụ việc, vụ án cụ thể, Viện kiểm sát các cấp cần chủ động trao đổi với Cơ quan điều tra, Tòa án cùng cấp để giải quyết, bảo đảm thực hiện đúng các quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và pháp luật khác có liên quan.
4. Tăng cường kiểm sát chặt chẽ việc giam, giữ bị can, bị cáo, phạm nhân tại các cơ sở giam giữ trên cả nước, bảo đảm việc giam, giữ tuân thủ đúng quy định về cách ly đối với người bị lây nhiễm hoặc nghi bị lây nhiễm; giảm tối đa việc thăm gặp người bị giam, giữ… để phòng, chống dịch bệnh.
5. Tuân thủ tuyệt đối các quy định về phòng, chống dịch bệnh trong quá trình tiến hành các hoạt động nghiệp vụ; hạn chế tối đa phương thức trực tiếp kiểm sát; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các trang thiết bị điện tử hiện có trong quá trình tiến hành các hoạt động tố tụng.
6. Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND, Viện kiểm sát quân sự các cấp chủ động nắm bắt thông tin, trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh trong cơ quan, đơn vị mình, đặc biệt là trong xử lý các vụ án, vụ việc liên quan đến dịch bệnh COVID-19.
7. Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND, Viện kiểm sát quân sự các cấp quán triệt Chỉ thị này đến Viện kiểm sát cấp mình và các Viện kiểm sát cấp dưới trực thuộc theo phạm vi thẩm quyền.
Thông tin được dẫn từ nguồn http://baochinhphu.vn/Phap-lua...
Đến 17h30 ngày 5/4, các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã phát hiện và xử lý vi phạm quy định trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 đối với 147 cá nhân. Trong đó có 136 trường hợp không đeo khẩu trang, 9 trường hợp trốn cách ly y tế tại huyện Cát Hải và 2 trường hợp vi phạm các quy định khác.
Tổng số tiền xử phạt thu được 56,2 triệu đồng.
Cơ quan chức năng Hải Phòng kiểm tra giấy tờ người dân tại các chốt.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ông Đỗ Doãn Cường, Chủ tịch UBND xã, Trưởng ban phòng chống dịch Covid-19 xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa bị đình chỉ công tác 7 ngày, vì để hai hộ dân trên địa bàn tổ chức đám cưới, tụ tập đông người.
Theo ghi nhận của VOV, hôm 26/3, một gia đình nhà gái tổ chức lễ nạp tài, trong buổi lễ có khoảng 10 người tham gia nhưng không ăn uống. Tới 29/3, gia đình này làm buổi liên hoan có khoảng 84 người tham gia. Đến ngày 1/4, gia đình bà B. (nhà trai) tổ chức buổi tiệc liên hoan có khoảng 60 người tham gia. Tiếp đó, sáng 2/4, gia đình bà B. tổ chức lễ cưới có khoảng 30 người tham gia nhưng không tổ chức ăn uống.
Trước đó, giới chức địa phương kiểm tra và cho hai gia đình ký cam kết tổ chức tiệc ở 2 thời gian khác nhau (nhà gái 29/3 và nhà trai 1/4) với số lượng không quá 30 người.
Ảnh: VOV
Sáng nay 6/4, Bộ Y tế cho biết tính đến 6h sáng, cả nước không có ca bệnh mới, đây là sáng thứ 2 liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới.
Tính đến sáng 6/4, Việt Nam ghi nhận 241 bệnh nhân, 150 người từ nước ngoài về (trên 62%), 91 người lây nhiễm thứ phát, trong đó 61 người từ các ổ dịch nội địa. Riêng trong ngày hôm qua (5/4), cả nước chỉ ghi nhận duy nhất một ca mắc Covid-19.
Đã có 91/241 người khỏi bệnh, ngoài ra có thêm 23 người âm tính lần 2, đủ tiêu chuẩn công bố khỏi bệnh.
Xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 ở Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hải
Bệnh nhân số 237 là người Thụy Điển có lịch sử dịch tễ phức tạp nhất trong các ca dương tính được phát hiện.
Theo VTC14, bác sĩ Phạm Anh Bằng (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) cho biết, hiện bệnh nhân 237 tỉnh táo hoàn toàn, không sốt. Tuy nhiên, BN237 không hợp tác trong quá trình điều trị.
Bệnh nhân 237 không hợp tác điều trị (nguồn: VTC14)
Thông tin được dẫn từ nguồn https://vov.vn/xa-hoi/benh-nha...
Ghi nhận của TTXVN/Vietnamplus cho hay, ngày 5/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết nhằm kiểm soát tình hình dịch Covid-19, bắt đầu từ chiều 4/4, đơn vị này tiến hành lấy mẫu xét nghiệm đối với tất cả hành khách đến Thành phố Hồ Chí Minh tại ga quốc nội Cảng hàng không Tân Sơn Nhất và ga Sài Gòn.
Dự kiến, trung bình mỗi ngày số lượng lấy mẫu xét nghiệm khoảng 400 người. Trong ngày đầu triển khai tại ga quốc nội Cảng hàng không Tân Sơn Nhất có 173 người đã được lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2.
Theo bác sỹ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, trong những ngày tới, nếu số lượng người vào thành phố từ Cảng hàng không Tân Sơn Nhất gia tăng, Thành phố có thể sẽ triển khai việc cách ly tập trung người trước, sau đó mới thực hiện bước tiếp theo là lấy mẫu xét nghiệm tầm soát Covid-19.
Nhân viên Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế hướng dẫn hành khách thực hiện tờ khai y tế trước khi làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: TTXVN phát)
Thông tin và hình ảnh được dẫn từ nguồn https://www.vietnamplus.vn/tp-...
Theo số liệu của Bộ Y tế, tính tới cuối ngày 5/4, Việt Nam có 241 trường hợp mắc Covid-19. 91 người đã được điều trị khỏi.
Bệnh nhân 241 là nam, 20 tuổi, có địa chỉ tại Quận 2, TP.HCM, du học sinh Anh. Ngày 21/3/2020 người này từ Anh về Việt Nam trên chuyến bay mang số hiệu VN0050.
(Infographics: (TTXVN/Vietnamplus)
Infographics được dẫn từ nguồn https://www.vietnamplus.vn/inf...