*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Tình hình dịch bệnh COVID-19 đang có nhiều diễn biến xấu tại các quốc gia châu Âu và Mỹ.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo cho rằng, có khả năng sẽ tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng khẳng định sự lo ngại đối với dịch bệnh sẽ lây nhiễm nhanh và rộng trong thời gian tới, nhất là đối với Tokyo khi mà trong 1 ngày có tới hơn 40 người nhiễm mới.
Tính đến 9h30 tối 26/3, riêng Thủ đô Tokyo xác nhận thêm 47 người nhiễm mới, nâng tổng số người nhiễm trong ngày tại nước này lên 91 người. Như vậy, tổng số người nhiễm ở Nhật Bản là 1.398 người.
Nếu cộng thêm số người nhiễm từ thuyền Diamond Princess và số nhân viên y tế, kiểm dịch viên người Nhật Bản… tổng số người nhiễm là 2.143 người. Số người tử vong là 57 người. Địa phương nhiễm nhiều nhất là Tokyo với 259 người.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Sự xuất hiện của dịch COVID-19 ở Syria - được xác nhận hôm 22/3 - khiến chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad quan ngại về diễn biến tình hình dịch, bởi một đại dịch như vậy sẽ làm phức tạp thêm tình hình đất nước Syria vốn đã đang vô cùng rối ren.
Nếu phải đối phó với dịch COVID-19, Syria sẽ phải gồng mình cùng lúc trên hai trận tuyến - một là đại dịch do virus corona gây ra và hai là cuộc chiến với các phe nhóm đối lập. Rơi vào một bối cảnh như vậy, chính quyền Tổng thống Assad sẽ khó lòng xoay sở được.
Trước tình hình khẩn cấp nói trên, Nga – đồng minh thân thiết của Syria, đã nhanh chóng có bước đi nhằm cứu giúp chính quyền của ông Assad.
Cụ thể, Moscow đã cho một tàu chở hàng viện trợ y tế đến cho Syria.Chiếc tàu chở hàng do Hải quân Nga quản lý ngày 24/3 đã đi qua Eo biển Bosphorus của Thổ Nhĩ Kỳ để hướng tới Syria. Chiếc tàu Dvinitsa-50 thuộc Hạm đội tàu hỗ trợ của Nga, đang chở theo ít nhất ba xe cứu thương cùng với một container hàng hóa trên boong tàu.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Trung Quốc mở cở Di Hòa Viên cho khách tham quan sau khi kiểm soát được COVID-19 (Nguồn: CRI)
Cố vấn thương mại Nhà Trắng, ông Peter Navarro gọi thống kê về số người thất nghiệp được công bố mới đây là "trong dự kiến", không lâu sau khi Bộ Lao động Mỹ báo cáo số người thất nghiệp tại nước này trong tuần 15-21/3 lên đến 3.28 triệu.
"Điều này hoàn toàn trong dự kiến," ông Navarro trả lời phỏng vấn Fox News, "bởi toàn bộ chiến lược của tổng thống Trump là thực thi cách ly xã hội một cách căn bản, để chúng ta có thể chống lại virus [corona]."
Cố vấn của ông Trump nói rằng chính quyền đang "đặt sức khỏe cộng đồng lên trên kinh tế trong một thời gian rất ngắn".
"Chúng ta cần chấp nhận điều này, bởi chúng ta đang làm những gì cần phải làm để chống lại virus."
Ông Navarro khẳng định chính phủ Mỹ đang thực hiện "mọi điều có thể để ứng phó cả vấn đề y tế cộng đồng khẩn cấp lẫn khủng hoảng kinh tế".
Các bệnh viện ở thủ đô London, Anh, đang phải ứng phó với "cơn sóng thần liên tiếp" các bệnh nhân nhiễm COVID-19 - theo thông tin từ nhóm đại diện các bệnh viện, dịch vụ cấp cứu và dịch vụ y tế cộng đồng tại Anh.
Trao đổi với BBC Radio, Giám đốc điều hành các đơn vị cung cấp Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) Chris Hopson nói rằng các bệnh viện tại London đã gia tăng đáng kể năng lực chăm sóc ca bệnh nặng, lên khoảng 5-7 lần, trong vài tuần vừa qua nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế gia tăng do dịch bệnh.
Tuy nhiên, ông Hopson cho biết các bệnh viện đang chật vật để phục vụ được "nhu cầu bùng nổ" do "số lượng và tốc độ bệnh nhân đổ tới, cũng như bệnh tình của họ".
Họ (các đội ngũ y tế) nói đến hết lượt này đến lượt khác [bệnh nhân]. Một cụm từ tôi thường được nghe thấy là nó giống như các đợt sóng thần liên tiếp.
Dyson - công ty nổi tiếng với sản phẩm máy sấy tay và máy hút bụi - đã được chính phủ Anh đặt hàng 10.000 máy thở để hỗ trợ nỗ lực của ngành y tế nhằm đẩy lùi dịch COVID-19.
Mới đây, Bộ Y tế đã ban hành phác đồ điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19. Phiên bản lần thứ 3 này có nhiều điểm mới và hoàn thiện hơn so với hai lần trước đó.
Theo Hội đồng chuyên môn các bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, hướng dẫn này có nhiều điểm mới.
Thay đổi về định nghĩa ca bệnh nghi ngờ: Do tình hình dịch tễ đã thay đổi, có nhiều vùng dịch, ổ dịch tại các địa phương ở Việt Nam.
Bỏ các định nghĩa ca bệnh có thể do năng lực xét nghiệm cao hơn trước.
Trường hợp bệnh nghi ngờ bao gồm các trường hợp: Người bệnh có sốt và/hoặc viêm đường hô hấp cấp tính và không lý giải được bằng các căn nguyên khác và/hoặc có tiền sử đến/qua/ở/về từ vùng dịch tễ có bệnh Covid-19 trong khoảng 14 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng; Hoặc người bệnh có bất kỳ triệu chứng hô hấp nào và tiếp xúc gần với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định Covid-19 trong khoảng 14 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng.
Vùng dịch tễ được xác định là những quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận ca mắc Covid-19 lây truyền nội địa, hoặc nơi có ổ dịch đang hoạt động tại Việt Nam.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Chiều 26/3, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc điện đàm với Thủ tướng Chính phủ Lào Thongloun Sisoulith và Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen về phối hợp giữa Việt Nam với Lào và Campuchia trong ứng phó với đại dịch COVID-19.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith và Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen về ứng phó COVID-19. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Tại hai cuộc điện đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, sự phối hợp và tương trợ lẫn nhau giữa các nước trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 là rất cần thiết và ý nghĩa. Trên tinh thần hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa ba nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thông báo, Chính phủ Việt Nam quyết định hỗ trợ Chính phủ Lào và Chính phủ Campuchia các trang thiết bị y tế cần thiết với trị giá 100.000 USD cho mỗi nước, ngoài hỗ trợ trực tiếp của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp cho các đối tác Lào và Campuchia; đồng thời khẳng định Việt Nam sẵn sàng cử chuyên gia y tế sang hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm về phòng chống dịch nếu Lào và Campuchia có yêu cầu. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ mong muốn ba nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong ASEAN, thể hiện tinh thần đoàn kết, thống nhất như nêu tại Tuyên bố Chủ tịch ASEAN về phòng chống COVID-19.
Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith và Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đều bày tỏ chân thành cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã chia sẻ, hỗ trợ trang thiết bị y tế cho mỗi nước; khẳng định đây là món quà vô cùng ý nghĩa trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Trung tâm Y tế thành phố Boston, bang Massachusetts, Mỹ, xác nhận 15 nhân viên của họ đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona mới.
Bệnh viện Brigham and Women có 45 nhân viên nhiễm COVID-19.
Bệnh viện đa khoa Massachusetts có 41 nhân viên dương tính với SARS-Cov-2, theo lời quan chức cấp cao về sự vụ công cộng của bang, ông Terri Ogan. Ông cho biết, bệnh viện này tin rằng các bệnh nhân đã tiếp xúc với virus ở nơi khác chứ không phải tại bệnh viện.
Bệnh viện đa khoa Massachusetts ở thành phố Boston (Ảnh: Michael Dwyer/AP)
Quốc vương Malaysia Abdullah Ri'ayatuddin cùng Hoàng hậu Tuanku Azizah Aminah Maimunah Iskandariah sẽ cách ly 14 ngày, sau khi 7 nhân viên hoàng gia nước này xét nghiệm dương tính với virus SARS-Cov-2.
Thông báo của hoàng cung ngày hôm nay, 26/3, cho biết 7 nhân viên trên hiện điều trị tại bệnh viện Kuala Lumpur và trong tình trạng sức khỏe ổn định. Giới chức Y tế Malaysia đang truy nguồn để xác định nguyên nhân lây nhiễm của những người này.
Quốc vương và Hoàng hậu Malaysia đã có kết quả âm tính với virus corona mới, song vẫn tuân thủ thời hạn cách ly 14 ngày kể từ hôm qua, 25/3.
Những người có tiếp xúc gần với các ca bệnh mới cũng được yêu cầu thực hiện xét nghiệm, và những người liên quan đều được hướng dẫn tự cách ly trong 2 tuần.
Quốc vương Abdullah Ri'ayatuddin được tư vấn không nên gặp Thủ tướng Muhyiddin Yassin theo lịch trình vào thứ Tư hàng tuần, ít nhất tới khi dịch bệnh kết thúc.
Quốc vương và Hoàng hậu Malaysia
Malaysia hiện là quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 cao nhất tại Đông Nam Á. Thống kê của ĐH John Hopkins cho thấy tính đến lúc này, Malaysia có hơn 2.000 người nhiễm và 23 trường hợp tử vong.
Tuần trước, chính phủ nước này đã ban bố quyết định phong tỏa toàn quốc để ngăn dịch lây lan. Người dân Malaysia được khuyến cáo không rời khỏi nhà trừ khi có lý do phù hợp.
Nhân viên mặc trang phục bảo hộ lau dọn bên trong nhà thờ Hồi giáo Hajjah Fatimah ở Singapore, ngày 13/3/2020 (Ảnh: Ee Ming Toh/AP)
Nhà chức trách ngành Y tế Singapore ngày 26/3 báo cáo có thêm 73 ca nhiễm mới COVID-19 tại nước này trong ngày thứ Tư, 25/3. Đây là số ca nhiễm xác nhận trong 1 ngày cao nhất mà Singapore ghi nhận kể từ khi dịch bệnh bùng phát.
Bộ Y tế Singapore cho hay, 38 trong số 73 ca nhiễm mới là người nhập cảnh từ châu Âu, Bắc Mỹ và Đông Nam Á. 27 người trong số ca nhiễm mới có liên hệ với các cụm lây nhiễm đã xác định hay những bệnh nhân COVID-19 trước đó. Hiện có 8 trường hợp chưa phát hiện các liên hệ và giới chức đang truy nguồn các tiếp xúc của bệnh nhân.
Tính đến hết ngày 25/3, Singapore ghi nhận tổng cộng 631 ca nhiễm COVID-19, trong đó 160 bệnh nhân đã được điều trị khỏi và xuất viện.
Ngoài Singapore, một số nước cũng chứng kiến số ca nhiễm COVID-19 gia tăng trong 24 giờ qua như Nga, New Zealand và Nhật Bản.
Thống kê của ĐH John Hopkins (Hoa Kỳ) cho thấy tính đến 7h33 sáng 26/3 (giờ miền Đông), nước Mỹ đã ghi nhận 69.197 ca nhiễm COVID-19 và 1.046 trường hợp tử vong.
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp tại Mỹ và trên thế giới, Bộ trưởng quốc phòng Mark Esper ngày 26/3 yêu cầu tạm ngưng tất cả hoạt động của lực lượng Mỹ tại nước ngoài trong 60 ngày tiếp theo nhằm ngăn chặn virus corona lây lan trong quân đội.
Ông Esper cho biết toàn bộ lực lượng Mỹ, nhân viên quốc phòng cùng thân nhân sẽ phải tuân thủ quy định trên, nhưng vẫn có ngoại lệ. Đài CNN cho biết biện pháp mới sẽ ảnh hưởng đến khoảng 90.000 quân nhân Mỹ - bao gồm các binh sĩ về nước và lực lượng triển khai ở nước ngoài.
Lộ trình rút lực lượng Mỹ khỏi Afghanistan vẫn được thực hiện theo kế hoạch, với số lượng binh sĩ đồn trú giảm từ 13.000 xuống còn 8.600 quân trong vòng 135 ngày.
Báo Cankaoxiaoxi (Trung Quốc) dẫn thông tin báo chí Tây Ban Nha ngày 26/3 cho biết một tài xế của thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-Cov-2. Bệnh nhân hiện đã được cách ly.
Phủ thủ tướng Tây Ban Nha xác nhận, tài xế kể trên không có triệu chứng lây nhiễm và hiện trong tình trạng sức khỏe tốt và cách ly 2 tuần tại nhà. Đây là tài xế thứ 4 trong tổ lái xe của ông Sánchez bị nhiễm COVID-19 và có tiếp xúc gần với thủ tướng Tây Ban Nha khi từng mở cửa xe cho ông, cũng như hộ tống nhà lãnh đạo tới Quốc hội và Bộ Y tế nước này.
Quan chức phủ thủ tướng cho biết, ông Sánchez hiện nay có tình trạng sức khỏe tốt và kết quả xét nghiệm virus corona là âm tính. Văn phòng của ông cũng đã được tiến hành khử trùng.
Bộ Y tế Tây Ban Nha ngày 26/3 báo cáo ít nhất 4.089 người đã tử vong do COVID-19 kể từ khi dịch bùng phát ở nước này, và tổng cộng 56.188 người đã bị nhiễm bệnh. Dù vậy, số ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ được báo cáo ngày 26 là 655 trường hợp, ít hơn so với thống kê 1 ngày trước đó (738 ca).
Đến nay Lào có 6 ca dương tính với Covid-19 trong tổng số 181 trường hợp đã được xét nghiệm.
Thứ trưởng Bộ Y tế Lào Phouthone Meuangpak chiều 26/3 xác nhận có thêm 3 công dân Lào dương tính với virus SASR-CoV-2, nâng số ca mắc Covid-19 ở nước này lên 6 trường hợp.
Cụ thể, 2 bệnh nhân thứ tư và thứ năm dương tính với virus SASR-CoV-2 đều là nam giới, cùng ở thành phố thành phố Luangprabang. Hai người đàn ông 42 và 52 tuổi này đều hành nghề lái xe, từng chở nhóm du khách được xác định đã nhiễm covid-19 trước đó.
Bệnh nhân thứ 6 cũng là nam giới, 41 tuổi, trú tại bản Champa, quận Sikhottabong, thủ đô Vientiane. Người này được xác nhận bị lây từ bệnh nhân số 3, là doanh nhân 26 tuổi, dương tính với covid-19 do từng tiếp xúc với bệnh nhân số 2 (là nhân viên khách sạn Crown Plaza).
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tới 18h chiều nay, Việt Nam ghi nhận thêm 5 trường hợp mắc mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 của Việt Nam lên 153 người.
2 trong số 5 bệnh nhân này là những người từ nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam trong khoảng thời gian từ 21/3 tới 23/3/2020, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. Ba ca còn lại lây từ các bệnh nhân đã được phát hiện dương tính với SARS-COV-2.
Bấm link để xem toàn bộ bài viết tại đây
Trong các ngày 21 - 25/3, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và phối hợp với các cơ quan chức năng trong và ngoài nước hỗ trợ khoảng 800 công dân về nước an toàn. Đến nay còn khoảng 40 công dân bị "kẹt" tại các sân bay quốc tế nước ngoài.
Các cơ quan đại diện Việt Nam đang phối hợp chặt chẽ với các hãng hàng không quốc tế, cơ quan chức năng sở tại, đảm bảo chăm sóc y tế, cung cấp nhu yếu phẩm cần thiết, hỗ trợ tìm chỗ ở tạm thời cho các công dân và hỗ trợ tìm kiếm, thu xếp các chuyến bay phù hợp về Việt Nam.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: Tuấn Mark.
Bộ Ngoại giao đã liên tục cập nhật thông tin và đưa ra các khuyến cáo công dân Việt Nam về việc đi lại, đặc biệt là lưu ý công dân hạn chế tối đa đi lại giữa các nước và về Việt Nam trong thời điểm hiện nay, tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch của nước sở tại, thường xuyên kiểm tra, cập nhật quy định của nước sở tại và các hãng hàng không, đảm bảo có đủ các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu để thực hiện chuyến đi (đặc biệt là các giấy tờ xác nhận tình trạng sức khỏe nếu có). Trường hợp không có đầy đủ giấy tờ cần thiết hoặc các quốc gia, vùng lãnh thổ, các hãng hàng không thay đổi quy định có thể bị "kẹt" tại các sân bay quốc tế nước ngoài.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Cả nước Ấn Độ hôm 25-3 bắt đầu bước vào 3 tuần phong tỏa với một loạt thách thức trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19).
Dù vậy, hỗn loạn đã xuất hiện bất chấp chính phủ bảo đảm sẽ không có sự gián đoạn nào đối với cuộc sống của người dân. Cảnh chen lấn mua nhu yếu phẩm và thuốc men đã xuất hiện tại nhiều nơi.
Tình hình càng thêm khó khăn khi có thông tin cảnh sát trấn áp người bán rau, xe tải giao hàng bị chặn lại tại ranh giới các bang và người giao hàng không được phép hoạt động.
Một số nhà cung cấp hàng tạp hóa trực tuyến thông báo họ tạm thời không thể giao hàng do các vấn đề về logistics.
Một số chuyên gia cho rằng lệnh phong tỏa được thông báo và thực thi khá đột ngột, nên không khỏi làm xáo trộn cuộc sống hàng ngày của người dân.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo lệnh của Tổng thống Vladimir Putin, Thị trưởng Moskva đã thông báo về quyết định đóng cửa toàn bộ cửa hàng, quán bar, cafe, nhà hàng và công viên trong tuần lễ nghỉ có lương, từ ngày 28/3 đến ngày 5/4.
"Những biện pháp hạn chế chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Moskva sẽ gây ra những bất tiện đối với cuộc sống của mọi người. Nhưng mọi người hãy tin tôi, những biện pháp này thực sự cần thiết để làm chậm sự lây lan của dịch COVID-19 và giảm thiếu số ca nhiễm bệnh", theo Thị trưởng Serge Sobyanin.
Ảnh: AFP
Các cửa hàng tạp hóa, nhà thuốc và các nhà hàng cung cấp thực phẩm tại Moskva vẫn được phép hoạt động. Người dân Moskva cũng được khuyến nghị không đi đến các địa điểm tôn giáo.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: Tuấn Mark.
Chiều 26/3, trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến thông tin 3 thủy thủ trên tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, Việt Nam quan tâm và đang tìm hiểu thông tin này.
Cũng theo Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao, chuyến thăm đến Đà Nẵng, Việt Nam của tàu USS Theodore Roosevelt diễn ra từ 5-9/3 đã kết thúc tốt đẹp. Trong chuyến thăm, thủy thủy đoàn thực hiện các hoạt động giao lưu theo kế hoạch.
Trước đó, kênh truyền hình Fox News dẫn lời các quan chức quốc phòng Mỹ ngày 24/3 cho biết, ba thủy thủ Mỹ đang phục vụ trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) hoạt động ở Thái Bình Dương đã được xác nhận dương tính với Covid-19.
Đây cũng là lần đầu tiên Hải quân Mỹ xác nhận Covid-19 xuất hiện trên các tàu chiến đang hoạt động trên biển.
Được biết, USS Theodore Roosevelt hiện đang hoạt động ngoài khơi Biển Philippines, quá trình xét nghiệm cho các thủy thủ trên được thực hiện ngay trên tàu sân bay này.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Lầu Năm Góc thông báo hoãn mọi hoạt động đi lại ở nước ngoài đối với binh sĩ Mỹ trong tối đa 60 ngày nhằm giảm thiểu sự lây lan của virus corona chủng mới gây dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19).
Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper hôm 25-3 cho biết lệnh này áp dụng cho tất cả quân nhân, nhân viên của Bộ Quốc phòng và gia đình họ. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số trường hợp ngoại lệ, gồm việc rút một phần lực lượng Mỹ đang được triển khai ở Afghanistan theo thỏa thuận được ký kết giữa Mỹ và phong trào Taliban vào tháng trước.
Lý giải về động thái này, ông Esper cho rằng: "Mục đích là để đảm bảo chúng ta sẽ không mang virus về nhà, lây nhiễm cho người khác và sẽ không lây nhiễm bệnh trong quân đội".
Bộ Quốc phòng Mỹ cũng nâng mức Điều kiện Bảo vệ Sức khỏe (HPCON) trên toàn cầu lên "Charlie" - mức cao thứ hai cảnh báo virus này vẫn đang lây nhiễm trong cộng đồng.
Các quan chức cho biết chỉ những nhân viên nắm vị trí quan trọng mới được phép vào các căn cứ quân sự trên toàn thế giới và các nhân viên tại các căn cứ cũng sẽ được yêu cầu giữ khoảng cách trong giao tiếp xã hội.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Trong 24 giờ qua, số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đã tăng thêm 44.106 người trên toàn thế giới, số ca tử vong tăng thêm 2.255 (tăng 16%), lên mức hơn 21.100 trường hợp.
Ngoài Trung Quốc, ba nước Italy, Mỹ và Tây Ban Nha là những ổ dịch có tình hình dịch bệnh nghiêm trọng nhất thế giới. Dịch COVID-19 hiện đã có mặt tại 196 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Bấm để đọc toàn bộ bài viết nguồn tại đây https://vtv.vn/the-gioi/dich-c...
Theo một tuyên bố của chính phủ đăng trên báo mạng Trung Quốc ngày 25/3, tại phiên họp chỉ đạo, Thủ tướng Lý Khắc Cường nói với các quan chức cấp cao phụ trách việc chống dịch COVID-19: "Cởi mở và minh bạch có nghĩa là các trường hợp mới phải được báo cáo một khi nó được phát hiện. Không được che giấu hoặc báo cáo thấp đi".
Thủ tướng Lý Khắc Cường đã được bổ nhệm là trưởng ban chỉ đạo của chính phủ trong cuộc chiến chống lại COVID-19 từ hồi tháng 1 năm nay. Ông đã tới thăm thành phố Vũ Hán, ổ dịch bùng phát dịch bệnh này, ngay từ cuối tháng 1, trước chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình một tháng.
Cảnh báo của Thủ tướng Lý Khắc Cường dường như là một phần trong nỗ lực phối hợp nhằm xây dựng lại niềm tin của công chúng trong bối cảnh có những cáo buộc cho rằng các quan chức địa phương cố tình hạ thấp thực tế của tình hình trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát.
Lời cảnh báo này cũng được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc phải đối mặt với sự giám sát ngày càng gia tăng từ nước ngoài về những nỗ lực ban đầu của Trung Quốc nhằm ngăn chặn virus lây lan ra ngoài biên giới sau khi ca bệnh đầu tiên được xác định ở Vũ Hán hồi tháng 12 năm ngoái.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Sau đây là thông tin về 3 du thuyền nói trên:
- Du thuyền Artania chở 800 hành khách, chủ yếu là công dân Đức. Đã có ít nhất 7 người trên du thuyền này được xác nhận nhiễm COVID-19.
- Du thuyền MSC Magnifica vừa tiếp nhiên liệu ở Perth trong tuần trước, và hiện không có người nào trên du thuyền này nhiễm COVID-19.
- Du thuyền Vasco da Gama chở khoảng 800 công dân Australia, 109 công dân New Zealand, 33 công dân Anh và một số công dân nước khác.
Quyết định trên được đưa ra nhằm tránh lặp lại tình huống từng xảy ra ở Sydney vào ngày 19/3 vừa qua, khi 2.600 người trên tàu Ruby Princess được cho phép lên đất liền. Đã có ít nhất 121 trường hợp trong số 2.600 người này được xác nhận nhiễm COVID-19.
Du thuyền MSC Magnifica
Chủng virus corona mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm phổi cấp (COVID-19) có thể đã vượt biên giới Trung Quốc trước khi giới chức y tế phát hiện ra chứng bệnh này, một giáo sư người Italy bình luận trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh quốc gia Mỹ NPR, báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP - Hồng Kông) đưa tin.
Cụ thể, trong cuộc phỏng vấn với đài NPR tuần trước, Giáo sư Giuseppe Remuzzi, Giám đốc Viện Nghiên cứu Dược phẩm Mario Negri, thành phố Milan, Italy, đã tiết lộ rằng một số trường hợp có biểu hiện "viêm phổi rất kỳ lạ" đã được phát hiện tại châu Âu từ tháng 11 năm ngoái.
Trong cuộc phỏng vấn với DeepTech và hãng thông tấn trung ương Trung Quốc CGTN, ông Remuzzi cũng đề cập tới những ca bệnh "bất thường" nói trên; nhưng cũng nhấn mạnh rằng đây là thông tin ông chưa thể tự mình xác nhận mà chỉ nghe qua lời kể của một số bác sĩ đa khoa Italy.
Nhưng ông Remuzzi cũng nhắc tới một số ca bệnh bất thường mà ông "biết rất rõ", trong đó bao gồm hai bệnh nhân viêm phổi ở Scanzorosciate, Bắc Italy được phát hiện vào tháng 12 năm ngoái. Các bệnh nhân này đã có triệu chứng sốt cao, ho và khó thở.
Ngoài ra, Giáo sư Remuzzi cũng biết đến 10 bệnh nhân bị viêm phổi kẽ hai bên ở hai thị trấn lân cận khác là Fara Gera DỉAdda và Crema. Những người này cũng có các triệu chứng tương tự như trên.
Theo lời ông Remuzzi, các bác sĩ địa phương đã xếp những trường hợp này vào nhóm "bất thường", nhưng loại trừ khả năng họ bị nhiễm virus cúm mùa vì tất cả các bệnh nhân này đều đã tiêm phòng.
"Lý do chúng tôi không thể xác nhận các bệnh nhân đó có nhiễm COVID-19 hay không vì vào thời điểm đó chưa có xét nghiệm, và các bệnh nhân này cũng không được chụp X-quang", ông Ramuzzi nói với CGTN.
Được biết, các bệnh nhân này đã hồi phục trong vòng 15 ngày, một số người đã được điều trị bằng 2-3 đợt kháng sinh.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Sáng nay (26/3), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì họp Thường trực Chính phủ nghe Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch bệnh Covid-19 báo cáo tình hình và đưa ra các quyết sách.
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu về việc lây nhiễm Covid-19 đang gia tăng, xuất hiện tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng, có trường hợp nhiễm tại cộng đồng nhưng chưa được phát hiện.
Ông yêu cầu cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp cần tăng tốc triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch với tinh thần: Phát hiện sớm, cách ly kịp thời, khoanh vùng dịch và điều trị bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân là mục tiêu tối thượng hiện nay.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, theo dự báo, chúng ta có 2 tuần để hành động và virus sẽ lây lan nhanh hơn hành động của chúng ta nếu chúng ta không triển khai phòng, chống kịp thời, quyết liệt.
Do đó, Thủ tướng yêu cầu ít nhất trong 2 tuần tới, người đứng đầu chính quyền các cấp tạm dừng tất cả các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người.
Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, sẽ xử lý nghiêm chính quyền địa phương nếu để xảy ra việc tập trung trên 20 người.
Đóng cửa các dịch vụ không cần thiết như massage, vũ trường, cơ sở du lịch, tụ điểm vui chơi, giải trí, rạp chiếu phim, quán bia hơi, nhà hàng ăn uống…
Thủ tướng cũng nhắc UBND quận Tây Hồ trong ngày 1/3 âm lịch đã để quá đông người dân đến chùa chiền ở khu vực này.
Đối với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, cần thực hiện đóng cửa toàn bộ các cơ sở dịch vụ trừ dịch vụ cung cấp thực phẩm, dược phẩm, các cơ sở khám chữa bệnh, "như thế chúng ta bảo đảm nhu cầu cần thiết cho nhân dân, những dịch vụ không cần thiết trong lúc này tạm thời đóng cửa".
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Hình ảnh được chụp tại Tokyo trong buổi sáng ngày hôm nay (26/3). Ảnh: Getty
Trong cuộc họp báo khẩn cấp ngày hôm qua (25/3), Thị trưởng Tokyo Yuriko Koike đã kêu gọi người dân thành phố ở nhà và hạn chế ra ngoài đường nếu không cần thiết.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên CNN tại Tokyo, nhiều người dân của thành phố này dường như vẫn không bận tâm đến lời cảnh báo của chính quyền địa phương.
Trên tuyến đường quanh sông Meguro vẫn có rất nhiều người tụ tập đến ngắm hoa anh đào nở. Một số người có ý thức đeo khẩu trang, nhưng cũng có nhiều người không hề đeo khẩu trang.
Người dân Tokyo vẫn tụ tập ngắm hoa anh đào
Phó Đại sứ Anh tại Hungary Steven Dick
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Anh, Phó Đại sứ Anh tại Hungary Steven Dick đã qua đời hôm thứ 3 (24/3) vừa qua do nhiễm COVID-19.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab đã bày tỏ lòng tiếc thương trước thông tin này: "Steven là một nhà ngoại giao tận tụy, luôn làm việc với kỹ năng và niềm đam mê với nghề".
CNN dẫn lời một quan chức quốc phòng cho biết, lần cuối cùng viên sĩ quan có mặt trong Lầu Năm Góc là vào ngày 13/3, trước khi tiến hành tự cách ly vào ngày 15/3. Sĩ quan này làm việc tại văn phòng kế hoạch, chính sách và các hoạt động trong trụ sở của Thủy quân Lục chiến Mỹ.
Đây là quân nhân đầu tiên làm việc tại Lầu Năm Góc có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19.
"Một sĩ quan thủy quân lục chiến làm việc tại Lầu Năm Góc đã có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 vào ngày 24/3. Theo hướng dẫn của Trung tâm kiểm soát bệnh dịch Mỹ, viên sĩ quan đã tự cách ly tại nhà và tiếp nhận đánh giá thêm của các chuyên gia sức khỏe" - Thông báo của Thủy quân lục chiến Mỹ nêu rõ.
Vào chiều ngày 24/3, UBND TP.HCM đã có ý kiến chỉ đạo đề nghị các cơ sở kinh doanh dịch vụ như khu vui chơi giải trí, quán bar, beer club, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (công suất phục vụ từ 30 người trở lên), câu lạc bộ bida, phòng tập thể hình (gym,) cơ sở làm đẹp, tiệm hớt tóc trên địa bàn thành phố tạm ngưng hoạt động kể từ 18h ngày 24/3 đến hết ngày 31/3 để ngăn nguy cơ lây lan dịch Covid-19.
Mặc dù thông báo tạm ngưng hoạt động được đưa ra khá gấp rút, thế nhưng đa phần các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn thành phố đều thể hiện ý thức chấp hành nghiêm, đóng cửa đúng thời hạn. Theo ghi nhận vào tối ngày 24/3 tại đường Nguyễn Gia Trí (quận Bình Thạnh), một số hàng quán lề đường vẫn còn hoạt động khá tấp nập. Trong khi đó trên đường Phan Xích Long (quận Phú Nhuận) vào chiều ngày 25/3, đa số các nhà hàng đều đã đóng cửa hết.
Đường Nguyễn Gia Trí (D2 cũ) ở quận Bình Thạnh nổi tiếng là nơi tập trung rất đông các quán xá từ vỉa hè bình dân đến nhà hàng cao cấp với nhiều thương hiệu nổi tiếng nhất Sài Gòn.
Theo ghi nhận từ sau 18h tối 24/3, một số nhà hàng và quán cafe đình đám trên đường Nguyễn Gia Trí vẫn còn khá đông khách đến ăn tại chỗ.
Bài viết được tham khảo từ kenh14. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://kenh14.vn/quan-xa-sai-...
Báo Der Spiegel (Đức) cho hay, Bộ ngoại giao Mỹ - do ngoại trưởng Mike Pompeo dẫn dắt - yêu cầu đưa cụm từ "virus Vũ Hán" vào văn bản tuyên bố chung của hội nghị G7, với lý do thành phố Trung Quốc này bị Mỹ nghi ngờ là nguồn gốc của virus corona chủng mới (SARS-Cov-2).
"Nội dung mà Bộ ngoại giao [Mỹ] đề xuất là một lằn ranh đỏ," một nhà ngoại giao châu Âu bình luận với đài CNN (Mỹ). "Không thể đồng tình với việc 'gắn nhãn' virus như vậy và cố gắng chuyển tải thông điệp đó."
Dự thảo tuyên bố chung G7 do Mỹ đề xuất còn bao gồm nội dung lên án Trung Quốc liên quan đến tình trạng lây lan của dịch COVID-19 trên toàn cầu.
Các chuyên gia Bloomberg cảnh báo, kinh tế thế giới có thể thiệt hại tới 2,7 nghìn tỷ USD do dịch Covid-19. Các nhà kinh tế đã đưa ra bốn kịch bản sau:
Thứ nhất, Trung Quốc có thể kiểm soát được bệnh dịch và bắt đầu phục hồi trong quý hai, thì sẽ hạn chế được tác động của nó đối với kinh tế toàn cầu.
Thứ hai, Trung Quốc không nhanh chóng dập tắt được dịch bệnh, cùng với sự lây lan bùng phát ở Hàn Quốc, Italia, Nhật Bản, Pháp, Đức...nhiều nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa, gây thiệt hại kinh tế cho các quốc gia này, kết quả là tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 sẽ giảm xuống mức 2,3% so với dự kiến 3,1%.
Thứ ba, dịch Covid-19 lan rộng sang Mỹ, Ấn Độ, Anh, Canada và Brazil, tăng trưởng của tất cả các nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ chậm lại, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 sẽ giảm xuống còn 1,2%, khu vực đồng Euro (Eurozone) và Nhật Bản sẽ bị suy thoái, tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ giảm xuống 0,5%.
Thứ tư, dịch bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các quốc gia, thiệt hại của kinh tế toàn cầu sẽ lên tới 2,7 nghìn tỷ USD và tăng trưởng hàng năm sẽ giảm xuống bằng không hoặc âm. Đây là kịch bản tồi tệ nhất.
Bị từ chối nhập viện dù nhận được kết quả dương tính với Covid-19, Bùi Phi Long tự cách ly ở nhà, uống paracetamol khi sốt và chống đẩy 100 lần để chống chọi với Covid-19.
"Ngày đầu tiên sau khi nhận được kết quả, tôi vẫn cảm thấy bình thường như không bị bệnh. Tôi vẫn ổn. Tôi dùng thời gian mình có để làm bài tập và tập thể dục trong phòng: 100 lần gập bụng và 100 lần chống đẩy.
Ngày thứ hai, các triệu chứng nhẹ vẫn giống như cũ. Vào một số thời điểm trong ngày, tôi cảm thấy hoàn toàn ổn, thậm chí tôi còn cảm thấy mình khỏe hơn. Nhưng vào buổi tối, tôi thấy sức khỏe bỗng dưng tệ đi, mắt tôi nóng bừng, thân nhiệt cũng chỉ lên đến 37,5 độ và chưa phải là sốt.
Ngày thứ ba, thân nhiệt của tôi giảm xuống, trung bình khoảng 35,8 độ. Sự khác biệt cũng không có gì lớn. Tôi không mệt, tôi vẫn có thể làm việc và tập thể dục. Tôi đang chờ những triệu chứng chính sẽ xuất hiện như sốt hoặc ho."
Chính phủ Tây Ban Nha đã bỏ phiếu kéo dài tình trạng khẩn cấp hiện nay cho đến ngày 12/4 khi nước này tiếp tục đối mặt với đợt bùng phát Covid-19 nghiêm trọng nhất thế giới.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez nói rằng quyết định này là "sự hy sinh mới", nhưng cần thiết để "giành thời gian" giúp các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 và các chuyên gia phát triển vắc-xin.
Thủ tướng Sánchez cho biết, nước này sẽ sớm công bố thêm các biện pháp chặt chẽ hơn về tự do di chuyển nhưng người dân vẫn sẽ được phép ra ngoài mua thuốc và nhu yếu phẩm. Ông cho biết tất cả các ngành công nghiệp thiết yếu sẽ tiếp tục làm việc.
Hiện nay, Tây Ban Nha đã xác nhận hơn 49.500 ca nhiễm, số người tử vong do Covid-19 tại nước này đứng thứ 3 thế giới Trung Quốc đại lục và Ý.
Nhân viên làm công tác khử trùng phòng chống Covid-19 tại Tây Ban Nha. Ảnh: Getty
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, Nghiên cứu viên chính tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute), Singapore đã chia sẻ với Trí Thức Trẻ về cuộc sống thường ngày ở đảo quốc sư tử trong những ngày dịch bệnh bủa vây.
Là một trong những trung tâm thương mại lớn của thế giới, nguy cơ Covid-19 bùng phát ở Singapore cao hơn so với thế giới. Tuy nhiên, dù công bố dịch sớm nhưng số ca nhiễm ở Singapore đang bị các nước châu Âu và châu Mỹ bỏ xa. Thành tựu này bắt nguồn từ các biện pháp chống dịch bài bản và nghiêm khắc mà đảo quốc sư tử áp dụng.
Giống như Việt Nam, Singapore cũng áp dụng một số biện pháp mạnh như hạn chế rồi ngừng các chuyến bay tới Trung Quốc trong khi nhiều nước khác chỉ cấm công dân Hồ Bắc còn người Trung Quốc vẫn được nhập cảnh. Các biện pháp khác bao gồm bắt buộc cách ly, truy tìm người tiếp xúc gần để cách ly và xét nghiệm, cũng như miễn phí xét nghiệm và điều trị cho công dân và người thường trú dài hạn để khuyến khích người dân tự nguyện khai báo.
Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật kích thích kinh tế - gói kích cầu kinh tế trị giá 2 nghìn tỷ USD vào tối ngày 25/3 (giờ địa phương).
Sau đó, Hạ viện Mỹ sẽ tiến hành bỏ phiếu về gói kích cầu này vào ngày 26/3.
Vào sáng sớm ngày 25/3, Nhà Trắng và Thượng viện đã đạt được sự nhất chí về các chi tiết của dự luật. Lãnh đạo đảng Cộng hòa ở thượng viện Mitch McConnell nói rằng đó là "mức đầu tư ở cấp độ thời chiến tại Mỹ".
Trong hai tuần qua, Pulkit Singh, 27 tuổi thường xuyên theo dõi thông tin trên các phương tiện truyền thông. Giống như những người khác, Singh lo lắng về đại dịch Covid-19.
Singh sống ở bang Punjab, phía bắc Ấn Độ, nơi mà cứ trung bình 10 hộ gia đình thì có một người làm việc ở nước ngoài.
Hôm thứ Hai, chính quyền Punjab đã gióng lên hồi chuông cảnh báo khi 94.000 lao động làm việc ở nước ngoài trở về trong những ngày này.
Công nhân khử trùng một bức tượng ở Amritsar nhằm phòng chống Covid-19 Ảnh: SCMP
Singh lo lắng, do không thực hiện các biện pháp phòng chống an toàn đầy đủ nên những người này có thể lây nhiễm bệnh tại địa phương.
"Họ cảm thấy họ không phải chịu trách nhiệm cho sức khỏe của chính gia đình mình và những người xung quanh", Singh nói.
Trước đó, Thủ tướng Narendra Modi tuyên bố phong tỏa toàn quốc trong 21 ngày, bắt đầu từ nửa đêm thứ Ba sau khi số ca nhiễm tại Ấn Độ tăng lên 562. Đến tối thứ Tư, nước này ghi nhận thêm 60 ca nhiễm và 11 ca tử vong.
Singh lo ngại Punjab có thể sớm trở thành "ổ dịch" tại nước này, khi những người lao động trở về từ các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 như Ý, Tây Ban Nha, Mỹ, Anh.
Trong khi các nhà lãnh đạo thế giới đang dồn sức để đối phó với đại dịch COVID-19, thì tại Nam Mỹ dường như lại tồn tại một xu thế muốn làm giảm bớt tính nghiêm trọng của mọi việc.
Nổi bật trong làn sóng này là các nguyên thủ quốc gia của Brazil, Mexico và Nicaragua.
Hôm Chủ nhật (22/3), Tổng thống Andres Manuél Lopez Obrador cho đăng tải một video kêu gọi người dân tiếp tục ra đường ăn uống và hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế. "Chúng ta không làm được gì nếu bị tê liệt hay hành động một cách thái quá", ông Obrador nói. "Hãy tiếp tục sống như bình thường".
Hai ngày sau đó, người đứng đầu Mexico tuyên bố, cuộc chiến chống virus bắt đầu từ nhà. "Đàn ông và phụ nữ, hãy chăm sóc những người cao tuổi của bạn", ông nói, đồng thời khẳng định Mexico đã chuẩn bị để đối phó với khủng hoảng.
Trước đó hồi đầu tháng 3, khi virus còn chưa bùng phát tại châu Âu, Tổng thống Obrador còn từng phủ nhận tầm nguy hiểm của việc ôm nhau. "Các anh phải ôm nhau, chả có điều gì xảy ra đâu", ông nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo.
Hiện nay, hơn ba tỷ người đang sống trong các biện pháp phong tỏa khi số người tử vong do Covid-19 tăng vọt ở châu Âu và Mỹ.
Đáng chú ý là, sau Italia thì Tây Ban Nha cũng đã ghi nhận số ca tử vong lớn hơn Trung Quốc. Số người thiệt mạng ở Trung Quốc, Italia, Tây Ban Nha lần lượt là 3.287, 7.503, 3.434.
"Covid-19 đangg đe dọa toàn bộ nhân loại - và cả nhân loại phải chống trả", Tổng thư ký LHQ, ông Antonio Guterres nói, đồng thời đưa ra lời kêu gọi 2 tỷ USD để ủng hộ những nước kém phát triển nhất thế giới.
Sản xuất vắc xin Covid-19 sẽ có nhiều rủi ro. Nhưng chúng ta vẫn phải làm để nếu nay mai, dịch Covid-19 có thoái trào hoặc biến mất, hoặc virus Corona có quay lại với chủng mới, thì ta vẫn có một công nghệ mới để sản xuất vắc xin.
Để có được vị thế ngày hôm nay, chúng ta đã trải qua biết bao nhiêu thử thách, bao nhiêu nỗ lực, nhiều lần đứng trước nguy cơ bị WHO yêu cầu dẹp bỏ việc sản xuất vắc xin do Việt Nam tự nghiên cứu phản triển. Trong khi đó, với điều kiện cơ sở vật chất còn nghèo nàn, nước ta cũng đã sản xuất được rất nhiều loại vắcxin.
Giáo sư Nguyễn Thu Vân nhớ những năm 1959 -1960, bệnh bại liệt đã bùng phát thành dịch lớn tại các tỉnh phía Bắc nước ta với khoảng 17.000 bệnh nhi, trong đó hơn 500 cháu tử vong. Mỗi năm có hàng chục ngàn trẻ em bị di chứng liệt suốt đời. Tỷ lệ mắc lên tới 126,44/100.000 dân. GS Hoàng Thủy Nguyên lúc đó đã đầu tư rất nhiều công sức để sản xuất vắc xin bại liệt dạng uống nghiên cứu phát triển trên tế bào thận khỉ.
Những năm đầu, cơ sở sản xuất của viện vẫn còn khá thô sơ, không đạt tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practices). Các chuyên gia WHO khi vào đây xem xét đã một mực yêu cầu Việt Nam ngừng sản xuất vắc xin bại liệt. GS Hoàng Thủy Nguyên và GS Đặng Đức Trạch phải dùng uy tín đứng ra bảo vệ trước Bộ Y tế và tổ chức WHO. Nhưng vấn đề chính, vẫn là phải chứng minh, vắc xin của nước ta sản xuất đảm bảo chất lượng và có thể sử dụng được.
Lúc đó, GS Hoàng Thủy Nguyên, được sự hỗ trợ của Văn phòng WHO khu vực Tây Thái Bình Dương ở Manila, đã giao cho tôi mang vắc xin bại liệt do Viện sản xuất sang Nhật Bản để kiểm tra. Người Nhật tuy rất nhiệt tình nhưng họ cũng rất nguyên tắc. Nếu mang một mẫu lạ vào phòng thí nghiệm bên đó, họ không bao giờ làm, thậm chí nếu không thông báo trước mà xách tay sang, họ sẽ yêu cầu phải hủy ngay tức thì.
Khi GS Nguyễn Thu Vân xách tay vắc xin sang theo lịch hẹn, họ hướng dẫn cho bà tự kiểm tra còn các chuyên gia Nhật Bản thì giám sát. Khi làm theo hướng dẫn của họ, kết quả vắc xin Việt Nam rất tốt và các chuyên gia Nhật Bản đã đồng ý và kết luận rằng vắc xin bại liệt này đáp ứng mọi yêu cầu qui định để sử dụng cho người. Chúng ta dùng kết quả đó, báo cáo lại với Bộ Y tế và WHO. Cuối cùng, họ cũng phải chịu công nhận vắc xin bại liệt của Việt Nam.
Nhờ có vắc xin bại liệt do Việt Nam sản xuất mà năm 2000, nước ta đã thanh toán được bệnh bại liệt sau nhiều năm dịch bệnh này hoành hành.
Sáng ngày 26/3, Bộ Y tế tiếp tục công bố thêm các trường hợp nhiễm Covid-19 mới tại Việt Nam.
Bộ Y tế khuyến cáo:
1. Người dân không ra đường, nếu không có việc thực sự cần thiết. Những người trên 60 tuổi cần ở nhà toàn bộ thời gian.
2. Thông báo cho chính quyền và công an sở tại về những người nhập cảnh vào Việt Nam (kể cả công dân Việt Nam và nước ngoài) từ 8/3/2020 đến nay không thực hiện cách ly.
3. Các địa phương chấp hành nghiêm quy định tạm thời dừng hoạt động tại các điểm vui chơi, giải trí; xử phạt nghiêm khắc đối với những trường hợp vi phạm.
Vì những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Pháp sẽ cho hồi hương lực lượng đồn trú tại Iraq từ hôm nay, 26/3, cho đến khi có thông báo mới.
Quyết định này áp dụng với 100 binh sĩ Pháp đang tham gia huấn luyện cùng quân đội Iraq, cũng như các đơn vị tại một trụ sở chiến dịch ở Baghdad.
Tính đến sáng 26/3, Pháp có tổng cộng 25.600 ca mắc COVID-19, với 1.333 ca tử vong.
Trong khi đó, tại Iraq, số ca mắc COVID-19 là 346 ca, và 29 ca tử vong.
Chính phủ Tây Ban Nha hôm qua, 25/3, thông báo Phó Thủ tướng nước này, bà Carmen Calvo, đã mắc COVID-19.
Thông báo được đưa ra sau khi bà Calvo xét nghiệm lần hai vào trước đó cùng ngày.
Phó Thủ tướng Calvo (62 tuổi) hiện vẫn đang trong tình trạng ổn định và đã được can thiệp y tế. Theo tuyên bố của chính phủ, tình hình sức khỏe của bà Calvo đang có tín hiệu khả quan.
Bà được đưa đến bệnh viện Ruber ở Madrid hôm Chủ nhật với triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp.
Trước đó, bà Calvo đã tiếp xúc gần với phu nhân và mẹ của Thủ tướng Pedro Sanchez. Cả hai người này đã được xác định dương tính với SARS-CoV-2.
Bài viết được tham khảo từ tienphong.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://www.tienphong.vn/the-g...
Vào thứ Tư, Tổng thống lâm thời Bolivia Jeanine Anez đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp và phong tỏa toàn quốc, lệnh này sẽ bắt đầu có hiệu lực bắt đầu từ nửa đêm thứ Năm và kéo dài đến ngày 15/4.
Trong một bài phát biểu vào cuối ngày thứ Tư, ông Anez nói rằng, người dân đã không tuân thủ các biện pháp kiểm dịch bắt buộc theo lệnh của chính phủ - vì vậy nguy cơ lây nhiễm hiện nay cao hơn và cần các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt hơn.
Người dân đeo khẩu trang nhằm phòng chống lại sự lây lan của Covid-19 tại một khu chợ ở La Paz vào ngày 24/3. Ảnh: Getty
Tất cả các tuyến biên giới cũng sẽ bị đóng cửa, không có phương tiện công cộng hoặc tư nhân nào được phép di chuyển, trừ phi có lý do đặc biệt.
Không ai được phép rời khỏi nhà vào các ngày cuối tuần, ngoại trừ các trường hợp khẩn cấp về y tế hoặc an ninh, bà nói thêm.
Trong tuần, một người trong mỗi hộ gia đình trong độ tuổi từ 18-65 được phép ra ngoài mua nhu yếu phẩm. Người này sẽ chỉ được ra ngoài vào đúng ngày chỉ định trong tuần, Tổng thống nhấn mạnh.
Bolivia hiện ghi nhận 39 trường hợp nhiễm Covid-19, chưa có trường hợp tử vong.
Trả lời CNN, một bác sĩ đề nghị giấu tên nói: "Chúng tôi tiếp nhận những bệnh nhân dương tính đầu tiên với COVID-19 - và mọi chuyện bắt đầu trở nên tồi tệ từ thời điểm đó".
Theo bác sĩ này, bệnh viện không có những chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với tình trạng số lượng bệnh nhân COVID-19 tăng cao chỉ sau 2 tuần. Hiện tại, bệnh viện đang quá tải nghiêm trọng và nhiều bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch không có máy thở sử dụng.
"Chúng tôi không có trang thiết bị, không đủ giường bệnh. Ở ngay giữa New York mà chuyện này vẫn xảy ra. Thật không thể tin nổi," bác sĩ nói.
Ban đầu, đa số các bệnh nhân đều ở độ tuổi ngoài 70, nhưng trong tuần qua bệnh viện ở New York ghi nhận nhiều người dưới 50 tuổi đến khám COVID-19.
"Tôi nghĩ họ không hiểu sự nguy hiểm của căn bệnh này. Hai tuần trước, mọi thứ hoàn toàn khác so với hiện tại".
Tăng cường năng lực
Các chuyên gia y tế Mỹ đã cảnh báo rằng Mỹ có thể "trở thành Italy", nơi các bệnh viện chật cứng bệnh nhân nhiễm COVID-19 và các bác sĩ buộc phải lựa chọn ai là người được sử dụng máy thở.
Tuy nhiên, nhiều khu vực ở Mỹ đã bắt đầu chứng kiến hiện tượng này.
"Những gì chúng tôi thấy trông các phòng cấp cứu thực sự rất tệ," Tiến sĩ Craig Spencer - chuyên gia về y tế tại Đại học Columbia, thành phố New York - chia sẻ.
"Tuần trước khi đi làm, chúng tôi bàn luận về 1 hoặc 2 bệnh nhân có khả năng nghi nhiễm virus corona. Còn trong ca trực của tôi ngày hôm qua, gần như tất cả các bệnh nhân mà tôi chăm sóc đều bị nhiễm COVID-19, và nhiều người trong tình trạng rất nguy kịch, phải sử dụng ống thở. Nhiều người suy giảm sức khỏe nhanh chóng".
"Tình hình rất khác so với tuần trước đó".
Theo CNN, Mỹ hiện tại có 65.201 ca nhiễm virus corona đã được xét nghiệm và xác định thông qua hệ thống y tế. 928 người đã tử vong do COVID-19 tại Mỹ.
Theo trang thống kê Worldmeters, trong 24h qua Mỹ phát hiện thêm 10.941 ca dương tính với virus corona.
Con số này bao gồm tất cả các trường hợp tại 50 bang, Washington, các vùng lãnh thổ Mỹ, cũng như các trường hợp trở về từ nước ngoài.
Bức ảnh cho thấy bản chụp CT của một bệnh nhân nhiễm COVID-19. Viêm phổi gây ra bởi virus corona khiến phổi có những vết mờ dễ thấy ở viền ngoài phổi. Ảnh: Mount Sinai Hospital/AP
Tờ Guardian dẫn nguồn WHO cho biết, khoảng 80% trong số các bệnh nhân nhiễm COVID-19 phục hồi mà không cần chữa trị đặc biệt. Tuy nhiên, cứ 6 người thì sẽ có 1 người rơi vào tình trạng nguy kịch và có triệu chứng khó thở.
Virus ảnh hưởng đến cơ thể người như thế nào?
Giáo sư John Wilson, hiệu trưởng mới được bầu của Đại học Y Hoàng gia Australia và là một chuyên gia về bệnh hô hấp, nói gần như tất cả các triệu chứng nghiêm trọng của COVID-19 đều giống với bệnh viêm phổi.
Theo ông Wilson, những người nhiễm COVID-19 đều có thể xếp vào 4 nhóm.
Nhóm thứ nhất là những người "cận lâm sàng" và những người nhiễm virus nhưng không có triệu chứng.
Nhóm thứ hai là những người bị viêm nhiễm ở đường hô hấp trên. Điều đó có nghĩa rằng bệnh nhân này sẽ bị sốt, ho và có các triệu chứng nhẹ như đau đầu và viêm kết mạc.
Ông Wilson nói: "Những người có triệu chứng nhẹ vẫn có thể lây nhiễm virus nhưng sẽ không nhận ra điều đó".
Nhóm thứ ba chiếm đa phần trong số những ca dương tính với COVID-19, là những người có triệu chứng giống như bệnh cúm và tình trạng bệnh khiến họ không thể đi làm được.
Nhóm thứ tư, theo ông Wilson, sẽ có những triệu chứng nặng giống như bị viêm phổi.
Ông cho biết: "Tại Vũ Hán, trong số những người dương tính với COVID-19 và cần tới sự hỗ trợ y tế, khoảng 6% rơi vào tình trạng nguy kịch".
WHO cho biết những người lớn tuổi, người có bệnh lý nền như huyết áp cao, bệnh tim, phổi hoặc tiểu đường có khả năng chịu những triệu chứng nặng hơn những người khác.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ảnh đo thân nhiệt trước khi vào BV Bạch Mai. Ảnh: Hoàng Hải.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Hà Nội chiều 25/3, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết, ngoài 3 trường hợp dương tính Covid-19 được công bố (bệnh nhân số 86,87 - 2 điều dưỡng viên và 133), qua xét nghiệm ban đầu xác định thêm 2 trường hợp là người nhà đến thăm và bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai dương tính lần 1.
Ông Chung đánh giá, "ổ dịch" ở Bệnh viện Bạch Mai rất phức tạp và có thể "gieo rắc đến các tỉnh".
Trước đó, liên quan đến vấn đề lây lan trong Bệnh viện Bạch Mai, UBND TP Hà Nội đã có văn bản gửi Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đề nghị chỉ đạo Bệnh viện Bạch Mai tổ chức phun khử khuẩn toàn bộ bệnh viện thường xuyên, đề nghị Bộ Tư lệnh Hóa học hỗ trợ.
Bên cạnh đó, xét nghiệm toàn bộ nhân viên, cán bộ y tế và người bệnh đang điều trị tại bệnh viện.
TP Hà Nội cũng giao cho Ban chỉ đạo TP thông báo ngay cho người dân đã đến BV Bạch Mai trong vòng 14 ngày qua để tự cách ly y tế, theo dõi sức khỏe, thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương, cơ quan y tế khi có biểu hiện nghi mắc bệnh (ho khan, sốt, khó thở...).
Hôm nay, Nhật Bản ghi nhận có thêm 98 trường hợp nhiễm virus corona và 2 ca tử vong. Đây là con số cao kỉ lục trong 1 ngày mà Nhật Bản ghi nhận kể từ khi dịch bùng phát.
Trong đó, có 41 trường hợp từ Tokyo. Chính quyền thủ đô Nhật Bản yêu cầu người dân không nên đi ra ngoài nếu không cần thiết trong đợt cuối tuần này. Hiện tại, Nhật Bản có 2.003 ca dương tính (đã bao gồm 712 ca trên tàu du lịch Diamond Princess) và 55 ca tử vong do COVID-19.
Đây là thông tin được Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đưa ra ngày hôm nay.
Cụ thể, nước này ghi nhận thêm 67 ca dương tính mới, đưa tổng số ca dương tính tại Trung Quốc đại lục lên 81.285 ca. Ngoài ra, Trung Quốc ghi nhận thêm 6 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên 3.287 ca.
Số ca dương tính với virus corona đã vượt 460.000 trường hợp. Số ca tử vong vượt 21.000 người và khoảng 113.700 người đã được điều trị khỏi kể từ khi dịch bệnh bùng phát.
- Số ca tử vong ở Anh tăng lên 465, trong đó có 22 người tại Scotland, 22 người khác tử vong tại Wales và 7 người tại Bắc Ireland. Trong 24h giờ, Anh có thêm 1.500 ca nhiễm bệnh mới. Bộ Y tế nước này cho biết, tổng cộng đã có 9.529 ca dương tính với virus corona tại Anh.
- Pháp ghi nhận ít nhất thêm 231 người tử vong vì COVID-19 trong ngày hôm nay. Tổng cộng, nước này có 25.233 ca dương tính, trong đó có 1.331 người tử vong. Tuy nhiên, con số này mới chỉ tính những người tử vong tại bệnh viện và chưa tính các trường hợp tại viện dưỡng lão và ngoài bệnh viện.
- Hy Lạp có 78 ca dương tính mới. Quan chức y tế nước này cho biết số ca tử vong đang tăng, với 22 người - chủ yếu là nam giới - đã tử vong do virus corona. Tổng số ca nhiễm tại Hy Lạp là 821 trường hợp.
- Theo WTO, ảnh hưởng kinh tế từ đại dịch được cho là nguy hại hơn cả cuộc khủng hoảng năm 2008. Tổng giám đốc WTO Roberto Azevedo nói hiện tại chưa thể đưa ra dự báo chính xác nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng "chỉ số thương mại sẽ giảm rất mạnh".
- Chính quyền Mỹ có thể sẽ phải đưa hàng chục nghìn người đang sinh sống ở nước ngoài về nước. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, khoảng 50.000 công dân Mỹ có thể cần sự trợ giúp của chính phủ để về nước.