*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Gần 2.4 triệu người trên thế giới đã bị mắc Covid-19, và gần 165.000 người tử vong - theo thống kê của Đại học John Hopkins (Mỹ) tính đến 7h sáng nay, theo giờ Việt Nam.
Trung Quốc khẳng định họ công khai và minh bạch trong cuộc chiến chống dịch, đồng thời bác bỏ nghi ngờ của Australia về công tác đối phó với COVID-19 của Bắc Kinh.
" Trung Quốc bày tỏ quan ngại sâu sắc và kiên quyết phản đối về việc này", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói trong cuộc họp báo chiều 20/4.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Australia Marise Payne kêu gọi mở một cuộc điều tra độc lập về phản ứng toàn cầu đối với đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 , trong đó có công tác xử lý khủng hoảng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Bà Payne cũng bày tỏ mối quan tâm cao về sự minh bạch của Trung Quốc trong đại dịch.
Trước các tuyên bố này, ông Cảnh khẳng định những nghi ngờ của bà Payne là "hoàn toàn không có cơ sở thực tế".
Ông này nhấn mạnh việc hoài nghi tính minh bạch của Trung Quốc là vô căn cứ và cho thấy sự thiếu tôn trọng đối với những hy sinh của người dân Trung Quốc.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Trong bài viết vừa được đăng tải hôm 19/4 vừa qua có tiêu đề "Việt Nam nhiệm màu - Cách một dân tộc dũng cảm đánh bại một đại dịch khủng khiếp dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước", trang tin Rusvesna (Mùa xuân nước Nga) đã viết về thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới (COVID-19).
Ngay từ phần mở đầu bài báo, tác giả bài viết đã khẳng định rằng Việt Nam là "một trong những ví dụ thành công nhất thế giới" trong cuộc chiến chống COVID-19. Cụ thể, mặc dù Việt Nam có gần 100 triệu dân; mật độ dân số dày đặc; có vị trí địa lý ngay sát Trung Quốc - nơi khởi phát dịch bệnh; nhưng đến nay tổng số ca nhiễm COVID-19 mới chỉ dừng lại ở ngưỡng hơn 260 trường hợp, trong đó đã có hơn 200 người được chữa khỏi bệnh.
Bên cạnh đó, Rusvesna cũng đã đề cập tới tỉ lệ lây nhiễm thấp và số ca tử vong do COVID-19 bằng 0 như những minh chứng rõ ràng cho thấy thành công của Việt Nam so với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tính đến ngày hôm nay (20/4), Việt Nam đã trải qua tròn 4 ngày không có ca nhiễm mới.
Altai (miền Nam Siberia) - nơi có khoảng 220.000 cư dân - là khu vực cuối cùng ở Nga ghi nhận ca bệnh COVID-19. Trước đó, khi dịch bệnh lan khắp nước Nga nhưng vẫn không chạm đến Altai, người dân nơi đây đã tin rằng mình có khả năng miễn dịch nhờ một xác ướp cổ đại.
Trả lời phỏng vấn Moscow Times hôm 15/4, Phó Cảnh sát khu vực Mitchzhanat Begenov cho biết Altai "thực sự miễn dịch với virus corona mới nhờ sự bảo hộ thần thánh của Công chúa Ukok".
Công chúa Ukok là một xác ướp thời kì Đồ sắt, được khai quật tại khu vực Altai vào năm 1993.
Dù kiên quyết khẳng định vai trò của Công chúa Ukok trong việc bảo vệ khu vực Altai khỏi dịch COVID-19 , Phó Cảnh sát Begenov vẫn nhấn mạnh người dân cần tuân thủ quy định phong tỏa nghiêm ngặt của chính quyền.
Đáng buồn là, chỉ một ngày sau khi ông Begenov đưa ra tuyên bố trên, khu vực Altai đã ghi nhận ca bệnh COVID-19 đầu tiên.
Trung Quốc khẳng định họ công khai và minh bạch trong cuộc chiến chống dịch, đồng thời bác bỏ nghi ngờ của Australia về công tác đối phó với COVID-19 của Bắc Kinh.
" Trung Quốc bày tỏ quan ngại sâu sắc và kiên quyết phản đối về việc này", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói trong cuộc họp báo chiều 20/4.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Australia Marise Payne kêu gọi mở một cuộc điều tra độc lập về phản ứng toàn cầu đối với đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 , trong đó có công tác xử lý khủng hoảng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Bà Payne cũng bày tỏ mối quan tâm cao về sự minh bạch của Trung Quốc trong đại dịch.
Trước các tuyên bố này, ông Cảnh khẳng định những nghi ngờ của bà Payne là "hoàn toàn không có cơ sở thực tế".
Ông này nhấn mạnh việc hoài nghi tính minh bạch của Trung Quốc là vô căn cứ và cho thấy sự thiếu tôn trọng đối với những hy sinh của người dân Trung Quốc.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AP
Nhận định trên đã được Tổng thống Vladimir Putin đưa ra trong cuộc họp trực tuyến ngày hôm nay (20/4) với các chuyên gia Nga.
"Thật không may là dịch bệnh vẫn đang tiếp tục lây lan. Số người dân Nga bị nhiễm bệnh vẫn đang tiếp tục tăng, và tình hình không chỉ ở riêng Moskva - nơi đầu tiên bùng phát dịch tại Nga", ông Putin nói.
Theo lời nhà lãnh đạo Nga, các biện pháp phòng dịch từ sớm của nước này đã ngăn chặn được sự lây lan của virus corona chủng mới; nhưng kể từ đó các đánh giá của quan chức Nga ngày càng kém lạc quan hơn.
Quỹ Bill & Melinda Gates - tổ chức từ thiện lớn nhất thế giới vừa đưa ra lời kêu gọi hợp tác trên toàn cầu để sẵn sàng có vắc-xin Covid-19 cho 7 tỷ người, đồng thời chi thêm 150 triệu USD cho việc nghiên cứu các phương pháp trị liệu và điều trị virus corona chủng mới.
Theo Mark Suzman, giám đốc điều hành của Quỹ Bill & Melinda Gates, mặc dù có thể mất tới 18 tháng để nghiên cứu và thử nghiệm vắc xin COVID-19, nhà chức trách và các doanh nghiệp toàn cầu cần lên kế hoạch sản xuất ngay từ bây giờ.
"Việc lên kế hoạch để sản xuất tối đa hàng trăm triệu liều vắc xin là rất bình thường", ông Suzman cho biết.
"Khi bạn phải đối phó với một mầm bệnh chưa từng được biết đến như COVID-19, chúng ta cần sản xuất hàng tỷ liều sau khi nghiên cứu thành công vắc-xin. Chúng ta sẽ cần tiêm vắc-xin cho toàn bộ 7 tỷ người trên Trái Đất. Tuy nhiên năng lực sản xuất hiện tại chưa thể đáp ứng được yêu cầu này".
Sau khi đã chi ra 100 triệu USD vào tháng 2, quỹ Bill & Melinda Gates đã tiếp tục rót thêm vốn khoảng 150 triệu USD cho các nỗ lực nỗ lực quốc tế chống lại đại dịch COVID-19, bao gồm phát triển các xét nghiệm chẩn đoán nhanh và chính xác hơn hơn, cũng như tìm ra phương pháp điều trị và vắc-xin hiệu quả.
Bên cạnh đó, những khoản tài chính nói trên cũng sẽ trợ giúp các quốc gia đói nghèo tại Nam Á và khu vực châu Phi hạ Sahara. Đây là những quốc gia đang cực kỳ thiếu thốn trang thiết bị vật chất cũng như hạ tầng y tế để chống lại dịch COVID-19.
Tuy nhiên, trọng tâm chính của Quỹ Bill & Melinda Gates vẫn chính là nghiên cứu một loạt vắc xin hữu hiệu để ngăn đà lây lan của COVID-19. Hiện tại, đã có có khoảng 100 loại vắc xin khác nhau đang được nghiên cứu phát triển trên toàn thế giới, theo ông Suzman. Mặc dù đang cho kết quả rất tích cực trong các cuộc thử nghiệm quy mô nhỏ, phần nhiều trong số các loại vắc-xin trên có thể sẽ thất bại khi tiến hành thử nghiệm trên diện rộng.
"Khi vắc xin được phát triển thành công, nó phải thực sự sẵn sàng cho 7 tỷ người. Bạn cần phải thử nghiệm để tìm ra những tác dụng phụ không mong muốn với nhiều nhóm đối tượng khác nhau, bao gồm phụ nữ mang thai, những người cao tuổi hay trẻ nhỏ. Phần lớn các loại vắc xin thất bại trong các thử nghiệm trên diện rộng, vốn được gọi là thử nghiệm 3 giai đoạn".
Trước đó, bản thân Bill Gates cũng đã khẳng định sẽ cố gắng dồn tiền xây dựng nhà máy sản xuất cho 7 loại vắc-xin COVID-19 tiềm năng - một công việc có thể phung phí hàng tỷ USD khi chỉ có 2 nhà máy được chọn cuối cùng sẽ đi vào hoạt động.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo đó, tổng số ca nhiễm bệnh tại nước này tăng lên 47.121 người - con số này thực tế vẫn tương đối thấp so với nhiều quốc gia châu Âu khác. Tổng số ca tử vong do dịch bệnh tại Nga tính đến thời điểm hiện tại là 361 người.
Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, toàn bộ Đông Nam Á đã có 28.000 ca nhiễm Covid-19 vào hôm 19/4. Indonesia, Philippines, Malaysia và Singapore chiếm tới 87,9% tổng số ca nhiễm Covid-19 ở Đông Nam Á.
Trong khi số ca nhiễm Covid-19 ở Đông Nam Á còn ít hơn rất nhiều so với số người nhiễm ở Mỹ và một số nước châu Âu, một số nghiên cứu cho thấy hàng chục nghìn ca nhiễm mới có thể còn chưa được phát hiện do tỷ lệ xét nghiệm thấp ở các nước như Indonesia và Philippines.
Trong khi đó tại Singapore, số ca mắc mắc mới được phát hiện trong các khu nhà ở chật hẹp dành cho người lao động nhập cư thổi bùng lên nỗi sợ hãi. Singapore từng được ca ngợi là mô hình chống dịch hiệu quả cũng đã chính thức thất thủ.
"Thực tế là, số ca mắc đang tăng mạnh ở Đông Nam Á. Chúng ta cần tiến hành nhiều xét nghiệm hơn nữa ở Philippines và Indonesia, những nơi có số ca xét nghiệm quá thấp", Simon Tay, chủ tịch một quỹ nghiên cứu quốc tế có trụ sở tại Singapore nhận định.
Hiện tại, việc xét nghiệm virus ở Đông Nam Á rất khác nhau. Singapore nằm trong top đầu với 16.203 xét nghiệm/1 triệu dân. Trong khi đó, Myanmar đứng cuối bảng với 85 xét nghiệm/1 triệu người. Tuy nhiên, người ta lại lo ngại nhất tình hình dịch bệnh bùng phát ở Indonesia và Philippines vì 2 quốc gia này có dân số đông.
Tỷ lệ xét nghiệm Covid-19 ở Đông Nam Á.
Indonesia là quốc gia có dân số lớn thứ 4 thế giới với 270 triệu người. Hiện tại, quốc gia này mới tiến hành 43.000 xét nghiệm. Điều đó có nghĩa là tỷ lệ xét nghiệm chỉ đạt 254/1 triệu dân, một trong những mức thấp nhất khu vực và trên toàn thế giới.
Nhà chức trách Indonesia đặt mục tiêu tiến hành 10.000 xét nghiệm/ngày và dự đoán rằng số ca nhiễm có thể lên tới 95.000 người khi xét nghiệm trên diện rộng được tiến hành.
Là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, Indonesia phát hiện trường hợp nhiễm Covid-19 vào đầu tháng 3, điều khiến nhiều chuyên gia ngạc nhiên.. Dường như Tổng thông Jokowi đã ưu tiên bảo vệ nền kinh tế hơn là ngăn chặn sự lây lan của virus. Trong khi đó, Singapore và Malaysia, những quốc gia phát hiện ca nhiễm Covid-19 đầu tiên từ tháng 1, với 1 số trường hợp phát bệnh sau khi đi tới Indonesia.
Tại Philippines, Tổng thống Rodrigo Duterte đã phê duyệt việc mua 900.000 bộ dụng cụ thử nghiệm ngoài 100.000 bộ đã được sử dụng. Chính phủ đang tiến hành các biện pháp phong tỏa chặt chẽ. Tuy nhiên, mô hình của chính họ chỉ ra rằng 75% số ca nhiễm, khoảng 15.000 người, đã không được phát hiện.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Liên quan tới quyết định tạm ngưng tài trợ cho WHO của Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong cuộc họp G-7 do ông Trump chủ trì, Nhà Trắng cho biết "cuộc họp sẽ tập trung quanh sự thiếu minh bạch và sự quản lý thiếu sót của WHO trong đại dịch".
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo khác lại cho rằng thế giới nên đóng góp để xây dựng WHO, chứ không phải là lúc chia rẽ tổ chức này.
Tới nay, Canada, Nhật Bản và Liên minh Châu Âu (EU) đều ủng hộ mạnh mẽ WHO.
Mới đây, một thượng nghị sĩ Mỹ đề nghị giấu tên nói: "Rõ ràng Trung Quốc đã tìm cách không công bố số liệu minh bạch trong giai đoạn đầu của đại dịch".
"Chúng ta đều trông chờ WHO cung cấp số liệu, nhưng họ không làm vậy. Hiện không rõ rằng họ không có được số liệu minh bạch, hay họ không công bố do sức ép từ Trung Quốc," nghị sĩ này nói.
Đáp lại lời cáo buộc, Daniel Spiegel, đại sứ của Liên Hợp Quốc, cho rằng WHO không có quyền yêu cầu chính phủ các nước phải nghe theo số liệu của họ.
Ngoài ra, ông Spiegel cho rằng: "WHO không có năng lực tình báo, và cũng không có quyền hành để điều tra. Các nước nên tự thận trọng hơn nếu cảm thấy số liệu của Trung Quốc không chính xác, nhưng ngược lại tất cả đều hoàn toàn tin tưởng vào số liệu đó".
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Thông tin được đăng tải trên trang tin MBKh News cho biết đã có khoảng 500 người tham gia cuộc tuần hành này để phản đối về tình trạng mất việc làm và thiếu thông tin về sự bùng phát của dịch COVID-19.
Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga đã được triển khai tại hiện trường và ít nhất 3 người - bao gồm người tổ chức cuộc tuần hành - đã bị bắt giữ.
Cuộc tuần hành tại Vladikavkaz đã diễn ra sau khi các cuộc tuần hành chống lệnh cách ly xã hội được tổ chúc tại một thị trấn khác ở vùng Bắc Ossetia, Digora, theo The Moscow Times.
Đoạn video cho thấy hàng ngàn binh lính Nga xếp hàng cho buổi tập dượt
Đoạn video nói trên cho thấy các binh sĩ Nga đã tiếp xúc với nhau ở khoảng cách rất gần, và dường như đã bỏ qua các quy định về giãn cách xã hội trong buổi tập dượt này.
Theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga, sẽ có đến 15.000 binh sĩ Nga phải trở về căn cứ để cách ly trong vòng 2 tuần, nhằm ngăn sự lây lan của virus corona chủng mới. Thông cáo này không nhắc đến bất cứ trường hợp nhiễm COVID-19 nào.
Được biết, Bộ Quốc phòng Nga đã có quyết định nói trên chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố hoãn lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng - được tổ chức vào ngày 9/5 hàng năm.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc dẫn các nguồn tin hôm nay (20/4) cho biết, các chuyên gia cao cấp của Hội đồng nghiên cứu y học Ấn Độ (ICMR) cảnh báo, 80% bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19 tại Ấn Độ không có triệu chứng. Điều này đã gây lo ngại cho Chính phủ Ấn Độ trong việc ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.
Theo các chuyên gia y tế Ấn Độ, không có triệu chứng đã trở thành thách thức lớn trong việc phát hiện bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 ở Ấn Độ. Biện pháp tốt nhất mà Ấn Độ có thể thực hiện hiện nay là tăng cường tốc độ điều tra dịch tễ học của các ca đã nhiễm bệnh để tìm ra người bệnh không triệu chứng.
Tuy nhiên, năng lực xét nghiệm và điều tra của Ấn Độ hiện tại không thể sàng lọc để phát hiện tất cả bệnh nhân không triệu chứng. Tính đến 14h chiều nay (20/4), Ấn Độ đã ghi nhận tổng cộng 16.365 ca nhiễm SARS-CoV-2 và 521 ca tử vong. Chính phủ Ấn Độ đang đẩy nhanh việc nghiên cứu vaccine và thuốc điều trị Covid-19.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Xem thêm:
Tại Nhật Bản, nước này đang tăng cường gói kích thích kinh tế mới để mở rộng các khoản thanh toán bằng tiền mặt cho người dân trong bối cảnh Covid-19 có nguy cơ đẩy nền kinh tế lớn thứ ba thế giới suy thoái mạnh hơn.
Thủ tướng Shinzo Abe công bố gói kích thích kể trên chưa đầy 2 tuần sau khi nội các của ông phê duyệt kế hoạch chi 108,2 ngàn tỉ yen (1 ngàn tỉ USD), bao gồm 300.000 yen (2.784 USD) cho các hộ gia đình có thu nhập giảm mạnh do dịch bệnh bùng phát.
Các nhà phân tích cho biết ông Abe phải chịu áp lực từ chính khối cầm quyền của mình, trong đó hỗ trợ khoản thanh toán 100.000 yen (928 USD) cho mỗi người dân thay vì 300.000 yen.
Người dân Tokyo đeo khẩu trang khi ra đường. Ảnh: Reuters
Khoảng 25,7 ngàn tỉ yen (238,5 tỉ USD) đến từ ngân sách bổ sung năm tài chính 2020 kể từ ngày 1-4 so với khoản dự chi ban đầu trị giá 16,8 ngàn tỉ yen (156 tỉ USD). Ngoài ra, Tokyo định phát hành 23,3624 ngàn tỉ yen (220 tỉ USD) tiền trái phiếu để tài trợ cho chi tiêu cơ sở hạ tầng.
Nhiều ngân hàng Nhật Bản cũng triển khai biện pháp kích thích nhằm ngăn chặn nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu. Ngân hàng BOJ nới lỏng chính sách tiền tệ vào tháng trước bằng bằng cách cam kết tăng cường mua sắm tài sản rủi ro và đề ra kế hoạch cho vay mới để bơm thêm tiền cho các công ty bị ảnh hưởng bởi doanh số sụt giảm.
Hôm 20-4, Nhật Bản đang có 10.797 ca nhiễm và 236 ca tử vong do Covid-19.
Tại Thái Lan, Quốc vương Maha Vajiralongkorn hôm 19-4 phê chuẩn dự luật thực hiện biện pháp chi tiêu trị giá 1,9 ngàn tỉ baht (58,5 tỉ USD) nhằm giảm thiểu tác động của Covid-19 đối với nền kinh tế. Biện pháp này được nội các Thái Lan thông qua hồi tuần trước, cho phép Bangkok vay 1 ngàn tỉ baht (30,8 tỉ USD) để sử dụng cho y tế công cộng và tạo việc làm.
Nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á dự kiến mất 1,3 ngàn tỉ baht (gần 40 tỉ USD), phần lớn trong lĩnh vực du lịch, và 10 triệu việc làm do Covid-19. Thái Lan đã báo cáo 2.792 ca nhiễm và 47 ca tử vong do Covid-19.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Xem thêm:
18 giờ chiều ngày 20/4, Bộ Y tế cho biết không phát hiện thêm ca mắc Covid-19 mới, tổng số ca mắc tại Việt Nam đang dừng lại ở 268 ca.
Hiện có 54 bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại 09 cơ sở y tế. Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 14 ca. Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 07 ca.
Tình hình sức khoẻ của bệnh nhân 188, sau khi xét nghiệm dịch họng và tỵ hầu bằng phương pháp RT-PCR tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Bệnh nhân 188 tiếp tục được cách ly theo dõi sức khoẻ tại bệnh viện này.
Thông tin từ Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đề nghị các bộ ngành khẩn trương rà soát, bổ sung, cập nhật hoặc ban hành thêm các hướng dẫn, quy định để sẵn sàng "chung sống an toàn" với dịch bệnh, nhưng tuyệt đối không chủ quan.
Theo Bộ Y tế, hiện nay các cơ sở y tế thực hiện biện pháp cao nhất trong phân luồng, tổ chức khu vực riêng biệt tiếp đón người đến khám, chữa bệnh, trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cho nhân viên y tế, coi tất cả người đến khám là có nguy cơ lây nhiễm… tiến hành sàng lọc, xét nghiệm, đặc biệt là những người có triệu chứng ho, sốt, cúm.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Xem thêm:
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Barcelona, Tây Ban Nha, ngày 7/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ Y tế Tây Ban Nha ngày 20/4 thông báo trong 24 giờ qua đã ghi nhận thêm 4.266 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Như vậy, tính đến nay, số người mắc COVID-19 tại nước này đã vượt 200.000, lên tới 200.210.
Cũng theo bộ trên, số ca tử vong tại Tây Ban Nha đã giảm mạnh. Trong 24 giờ qua, quốc gia châu Âu này ghi nhận thêm 399 trường hợp tử vong. Đây là mức thấp nhất kể từ 22/3.
Thống kê cho thấy Tây Ban Nha hiện là nước có số ca mắc COVID-19 nhiều thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://baotintuc.vn/the-gioi/...
Hãng thông tấn Reuters (Anh) đưa tin, Bộ Y tế Singapore ngày20/4 đã xác nhận thêm 1.426 ca nhiễm COVID-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 8.104 người. Hầu hết các ca nhiễm mới được phát hiện là người lao động nhập cư, sống trong các khu ký túc xá đông đúc.
Reuters cho biết đây là mức tăng trong ngày kỷ lục kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại Singapore.
Hiện Singapore là "điểm nóng" dịch COVID-19 lớn nhất tại Đông Nam Á.
Tối Chủ nhật (19/4) vừa qua, người dân Israel đã chứng kiến một cuộc biểu tình "độc nhất vô nhị" giữa thời dịch COVID-19.
Những người biểu tình đã tuân thủ đúng các quy định cách ly xã hội: Đứng cách nhau 2m trong các ô được kẻ vạch sẵn, những người tổ chức được yêu cầu phát khẩu trang cho người tham gia biểu tình.
Biểu tình tại Israel ngày 19/4
Mời quý độc giả đọc toàn bộ bài viết tại đây:
Trong một cuộc phỏng vấn với báo The Observer (cùng đơn vị chủ quản với báo The Guardian, Anh) mới được đăng tải ngày hôm qua (19/4), chuyên gia David Nabarro, Giáo sư về y tế toàn cầu tại trường Imperial College (London, Anh), đồng thời là đặc phái viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã đưa ra lời cảnh báo:
"Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể phát triển được loại vaccine an toàn và hiệu quả cho mỗi chủng virus. Một số loại virus rất khó để phát triển vaccine. Do đó, trong tương lai gần, chúng ta cần tìm cách chung sống với chủng virus này [SARS-CoV-2] như một mối đe dọa thường trực", ông Nabarro bình luận.
Mời quý độc giả đọc toàn bộ bài viết tại đây:
Chiều 20/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ nghe Ban Chỉ đạo Quốc gia báo cáo tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống đã triển khai từ sau cuộc họp ngày 15/4.
Báo cáo Thủ tướng về tình hình kiểm soát dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý cho biết, tại ổ dịch Hạ Lôi, huyện Mê Linh TP đã tiếp tục khoanh vùng cách ly thôn Hạ Lôi theo quy định.
Bên cạnh đó, thành phố cũng đã tiến hành xét 12.673 người ở xã Mê Linh; phát hiện 5 ca dương tính (từ trước tuần trước); 12.668 người âm tính.
Các trường hợp tiếp xúc gần F1 có 734 trường hợp tại ổ dịch Hạ Lôi, chỉ có 7 ca dương tính ở giai đoạn trước và 727 âm tính hiện nay đã cách ly tại các cơ sở tập trung theo đúng quy định. Ngoài ra, 1.793 người liên quan đến chợ hoa Mê Linh đến thời điểm hiện nay đều âm tính.
Về ổ dịch tại thôn Đông Cứu (Dũng Tiến, Thường Tín) đến nay, 50 trường hợp F1 có kết quả xét nghiệm âm tính; 1.196 người trong tâm ổ dịch cũng có xét nghiệm âm tính...
Trong 2 ngày qua, Hà Nội cũng tổ chức lấy 1.064 mẫu là các trường hợp tiểu thương kinh doanh tại 5 chợ đầu mối trên địa bàn thành phố và tất cả các mẫu này đều có kết quả âm tính.
Phó Chủ tịch Hà Nội cũng nhấn mạnh, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn đã được kiểm soát tốt; nguy cơ lây nhiễm ở cộng đồng đã giảm dần.
Từ thực tế tình hình, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã đề xuất, đến ngày 22/4, nếu không có ca nhiễm mới và các ổ dịch tại thành phố kiểm soát được thì Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 có thể nghiên cứu, giảm mức giãn cách xã hội ở thủ đô.
Đồng thời, các biện pháp phòng chống dịch Covid -19 sẽ được thực hiện theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng.
Hà Nội cũng kiến nghị Bộ Y tế và các đơn vị liên quan sớm có hướng dẫn cụ thể về việc đảm bảo an toàn tại các cơ quan, đơn vị, nhà máy, công trường, các loại hình kinh doanh khác được hoạt động để tại các địa phương thống nhất triển khai thực hiện.
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong đề xuất tương tự như Hà Nội và kiến nghị Thủ tướng sớm có Chỉ thị mới để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, thúc đẩy phục hồi sản xuất kinh doanh phù hợp với thực tế.
Tại hội nghị, ý kiến của một số Bộ, ngành cũng đồng tình với việc giảm mức độ giãn cách xã hội ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và tùy tình hình thực thế để gỡ bỏ dần các biện pháp giãn cách mạnh mẽ trên tinh thần không chủ quan nhưng cũng sẵn sàng để phục hồi sản xuất kinh doanh...
2 cây ATM gạo đầu tiên ở Đà Nẵng vừa được đưa vào sử dụng. BTC không phán xét việc "đi xe tay ga hay xế hộp", bất kỳ ai có nhu cầu, chỉ cần đến đứng vào vị trí, gạo sẽ tự động chạy từ máy ra mà không cần phải bấm nút.
Chương trình có tên "hạt gạo tình thương" do Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng phối hợp với Hội Liên hiệp thanh niên TP, UBND quận Cẩm Lệ tổ chức.
Trước khi nhận gạo, người dân được hướng dẫn rửa tay sát khuẩn phòng chống dịch bệnh, sau đó lấy bao ni lông và tiến về khu vực đặt máy ATM...
Trong ngày 20/4, do chưa nhiều người biết thông tin về ATM gạo có khá ít người dân đến đây để nhận gạo. Với số lượng người đến không quá đông, trung bình thời gian chờ của mỗi người dân khoảng 5 phút. Quy trình thực hiện khá nhanh chóng và thuận tiện.
Trung bình mỗi ngày, 2 "ATM gạo" sẽ chạy 3 tấn để phục vụ nhu cầu của người dân. Trong hình 1 tình nguyện viên đang kiểm tra thùng chứa gạo của máy ATM gạo.
Bài viết được tham khảo từ kenh14.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://kenh14.vn/atm-gao-tu-d...
Một số tiểu bang ở Ấn Độ đã bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa, theo CNN.
Trước đó, phát biểu trên truyền hình vào ngày 14.4, Thủ tướng Narendra Modi đã gia hạn lệnh phong tỏa toàn quốc cho đến ngày 3/5 nhưng mới đây, một số biện pháp nới lỏng hạn chế đã được thực hiện ở các vùng, địa phương có số ca nhiễm ở mức thấp hoặc không có ca nhiễm.
Maharashtra với 4.203 ca nhiễm và 223 ca tử vong là bang miền tây, có số lượng ca nhiễm cao nhất trong cả nước. Tuy nhiên, một số hoạt động thiết yếu tại một số khu vực "màu da cam" và "màu xanh" [địa phương ít ghi nhận ca nhiễm] của bang này được phục hồi.
Các biện pháp được nới lỏng được hướng tới lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp và trang trại - nơi cung cấp huyết mạch cho hàng ngàn nông dân trên cả nước. Các khu vực màu đỏ, nơi ghi nhận nhiều ca nhiễm sẽ không được nới lỏng lệnh phong tỏa.
"Chúng tôi chỉ cấp phép cho lĩnh vực thiết yếu công nghiệp và vận chuyển nhu yếu phẩm", ông Uddhav Thackeray, Thủ hiến bang Maharashtra cho biết, bang này sẽ vẫn đóng cửa và tất cả các dịch vụ khác sẽ tạm dừng hoạt động cho đến ngày 3/5.
Kerala, bang miền nam, nơi được tán dương nhờ thành công khắc phục dịch bệnh cũng nới lỏng hạn chế ở khu vực "màu xanh". Các nhà hàng sẽ mở cửa trở lại, xe cộ lưu thông theo sơ đồ chẵn lẻ, phép xe ô tô có biển số chẵn ra đường vào ngày chẵn, xe có biển số lẻ ra đường vào ngày lẻ.
Tại Madhya Pradesh, hoạt động nông nghiệp và sản xuất sẽ nối lại ở địa bàn không có ca nhiễm, cũng như ở vùng có số ca nhiễm thấp.
Thủ tướng Pháp Edouard Philippe nói rằng, nước này sẽ mất nhiều thời gian để hồi phục.
Ông Philippe cho biết, Pháp đã vượt qua đỉnh dịch nhưng quốc gia này sẽ không sớm hồi phục vì hiện nay chưa có vắc-xin và thuốc điều trị Covid-19.
Pháp đã tạm dừng tất cả các hoạt động kinh doanh không thiết yếu cho đến ngày 11/5.
Ngày 11/5 sẽ không phải là thời điểm kết thúc lệnh phong tỏa mà là một giai đoạn mới, Thủ tướng Pháp tiết lộ, các biện pháp sau ngày 11/5 sẽ được công bố trong một vài tuần và sẽ dựa trên ba nguyên tắc chính gồm giãn cách, xét nghiệm đại trà và cách ly những người có kết quả xét nghiệm dương tính.
Trong cuộc họp báo hôm nay tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc, người phát ngôn Cảnh Sảng đã lên tiếng phủ nhận cáo buộc của Mỹ về SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ phòng nghiên cứu virus Vũ Hán.
"Vấn đề nguồn gốc của SARS-CoV-2 là một vấn đề khoa học, cần được giao cho các nhà khoa học và chuyên gia y tế để nghiên cứu, không nên bị chính trị hóa", ông Cảnh Sảng nói.
Ông này cho biết, hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới WHO, các nhà khoa học và chuyên gia y tế công cộng của hầu hết các quốc gia, bao gồm Mỹ đều cho rằng, không có bằng chứng nào cho thấy SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm [ở Vũ Hán].
"Một số người Mỹ cần ý thức rằng, kẻ địch của họ là virus, không phải Trung Quốc", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, Mỹ không nên tấn công bôi nhọ Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 17/4, thành phố Cáp Nhĩ Tân (Hắc Long Giang) phía bắc Trung Quốc đã ghi nhận 2 ổ dịch mới có liên hệ với các bệnh viện trong địa phương, sau hàng tuần không có dấu hiệu lây nhiễm trong cộng đồng.
Chính quyền địa phương tại Hắc Long Giang đã yêu cầu những người đi khám bệnh tại các bệnh viện trên trong giai đoạn 2/4/ - 9/4 phải xét nghiệm Covid-19, và công cố có 36 người dương tính. Một số quan chức địa phương đã bị kỷ luật nặng, vì đã ứng phó quá buông thả trong trong vấn đề này.
"Sự trỗi dậy của Virus tại Cáp Nhĩ Tân cho thấy một số quan chức đã quá lơi là trong việc ứng phó với dịch bệnh, khiến khả năng kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tại nhiều khu vực yếu đi," - tỉnh trưởng Zhang Qingwei cho biết.
Hiện tại, phó thị trưởng tại Cáp Nhĩ Tân Chen Xuefei đã bị khiển trách và lưu trong hồ sơ. Một số quan chức khác cũng đã bị trừng phạt vì sai lầm này. Ngoài ra, 11 bác sĩ và quan chức tại các bệnh viện cũng bị giáng cấp, bởi việc xử lý dịch bệnh không tốt.
Việc 2 ổ dịch mới nổ ra khiến nhiều người tỏ ra lo ngại về việc Cáp Nhĩ Tân có thể bị phong toả - giống như Vũ Hán. Theo Zeng Guang - chuyên gia dịch tễ tại CDC thì đây là một khả năng, nhưng đó là khả năng cuối cùng.
Ông nhận định, Cáp Nhĩ Tân hiện đã truy lùng được nguồn gốc của ổ dịch, chặn đứng các con đường lây nhiễm, nên tạm thời chưa cần thiết phải phong tỏa.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Trong nhiều tuần, những người yêu thích bãi biển của Sydney đã phải buộc phải ở nhà do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Nhưng bắt đầu từ thứ Hai, một số bãi biển ở vùng ngoại ô phía đông của thành phố sẽ mở cửa cho mục đích tập thể dục, theo chính quyền địa phương tại Sydney.
Hội đồng thành phố Randwick cho biết, các bãi biển Coogee, Maroubra và Clovelly sẽ mở cửa trở lại cho các hoạt động bao như chạy bộ, bơi lội, lướt sóng...
Ba tuần trước, tất cả các bãi biển của Randwick đã bị đóng cửa nhằm ngăn các cuộc tụ tập đông người trên bờ biển.
Người dân lướt sóng trên biển ở Maroubra vào ngày 20/4/2020. Ảnh: Getty
"Sống dọc theo bờ biển, tôi biết các bãi biển của chúng ta quan trọng như thế nào đối với sức khỏe tinh thần và thể chất của rất nhiều người trong cộng đồng", Thị trưởng Danny Said nói.
"Ba tuần vừa qua thật khó khăn vì tất cả chúng ta đều phải thay đổi và hy sinh cho thói quen hàng ngày của mình".
Phát biểu trong chiến dịch yêu cầu Chính phủ liên bang cung cấp thêm tiền hỗ trợ cho các thành phố bị ảnh hưởng của Covid-19, đặc biệt là New York – tâm dịch lớn nhất trên toàn nước Mỹ - Thị trưởng New York Bill de Blasio đã đặt câu hỏi, liệu chính quyền của Tổng thống Trump "sẽ giang tay cứu New York hay để mặc New York chết vì Covid-19?".
Tuyên bố của ông Blasio được đưa ra ngày 19/4 trong bối cảnh, trước đó, Thị trưởng New York từng cảnh báo sẽ cắt giảm thêm 2 tỷ USD tiền cho ngân sách các cơ quan trong thành phố do dịch bệnh Covid-19 khiến nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cũng theo ông Blasio, New York có thể thiệt hại khoảng 7,4 tỷ USD tiền thuế trong năm tài khóa 2020 và 2021.
Chính vì thế, Thị trưởng Blasio đã không ngần ngại chỉ trích gay gắt gói cứu trợ kinh tế trị giá 2.000 tỷ USD mà Tổng thống Trump ký hồi tháng 3. Ông Blasio cho biết, New York chỉ nhận được có 1,4 tỷ USD trong khi riêng ngành hàng không được ưu đãi nhận tới 58 tỷ USD.
Thị trưởng New York mong muốn, trong gói cứu trợ kinh tế tiếp theo – mà các thành viên Chính phủ và Quốc hội Mỹ khẳng định "đã rất gần với việc đạt được thỏa thuận chính thức" – các tiểu bang và thành phố sẽ phải nhận được ít nhất là hàng chục tỷ USD.
Ông Blasio cho rằng, cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đều đã phớt lờ "lời cầu cứu khẩn thiết từ ông". Trong thông điệp gửi Chính phủ Mỹ vào ngày 19/4, ông đã trích dẫn dòng tít nổi tiếng trên một tờ báo New York đăng tải khi thành phố rơi vào cuộc khủng hoảng ngân hàng trong thập niên 70 của thế kỷ trước khiến New York đứng trước nguy cơ phá sản.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 20/4, Bộ Y tế thông tin có 5 bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh. Trong đó có 1 bệnh nhân điều trị tại Ninh Bình, 2 bệnh nhân điều trị tại Hà Tĩnh và 2 bệnh nhân còn lại điều trị tại TP.HCM.
Tính đến thời điểm hiện tại Việt Nam có 208 bệnh nhân đã được công bố điều trị khỏi Covid-19, chỉ còn 62 người mắc bệnh đang tiếp tục được trị. Sáng này Việt Nam cũng không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19 mới.
Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Khoảng 12.000 bộ xét nghiệm SARS-CoV-2 do Cơ quan Y tế bang Washington phân phát đã bị thu hồi do có khả năng các bộ kit này nhiễm khuẩn.
Trước đó hôm 17/4, Đại học Y Washington đã cảnh báo cơ quan y tế bang rằng, đã có vấn đề về kiểm soát chất lượng sau khi một lượng nhỏ các ống chứa môi trường vận chuyển (VTM) có màu bất thường.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Đây là một trong những tỷ lệ thấp nhất về số ca nhiễm mới và tử vong do Covid-19 trong 24 giờ qua, Tung tâm kiểm soát dịch bệnh, Viện Robert Koch, cho biết.
Theo Viện Robert Koch, 1.774 ca nhiễm mới đã được xác nhận vào Chủ nhật, nâng tổng số ca mắc bệnh ở Đức lên 141.672.
Số ca tử vong ở nước này tăng thêm 110, nâng tổng số ca tử vong lên 4.400.
Trong tuần qua, số ca mắc mới ở Đức đã giảm xuống nhưng số ca tử vong hàng ngày lại tăng lên.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez tuyên bố, ông sẽ lần đầu tiên cho phép trẻ em được ra khỏi nhà để vui chơi và "hít thở không khí trong lành" kể từ khi nước này bước vào giai đoạn phong tỏa cách đây 5 tuần, Business Insider đưa tin.
Trẻ em Tây Ban Nha phải ở trong nhà từ 14/3. Ảnh: Reuters
Ông Sánchez dự định nới lỏng quy định với trẻ em từ ngày 27/4 nhưng nhấn mạnh rằng hoạt động này sẽ được "hạn chế và tuân thủ các điều kiện nhằm tránh lây nhiễm".
Tây Ban Nha hiện là nước đứng thứ hai thế giới về số ca COVID-19 với hơn 195.000 trường hợp nhiễm bệnh và hơn 20.000 trường hợp tử vong, theo số liệu của John Hopkins. Số ca nhiễm mới ở nước này đã có dấu hiệu giảm bớt trong vài tuần qua.
Mặc dù nhiều trường học và trung tâm dành cho thanh thiếu niên trên khắp thế giới đã đóng cửa để ngăn chặn sự lây lan của virus nhưng tới nay, Tây Ban Nha vẫn là 1 trong những nước có quy định phong tỏa chặt chẽ nhất đối với trẻ em.
Khoảng 8 triệu trẻ em Tây Ban Nha đã buộc phải ở trong nhà kể từ ngày 14/3. Trước đó, thị trưởng Barcelona và các nhà vận động quyền trẻ em đã bày tỏ lo ngại về những tác động tiêu cực từ quy định này.
Trong những tuần cách ly, người Mỹ đã chuyển dần thói quen mua hàng từ các sản phẩm thiết yếu như giấy vệ sinh, thực phẩm sang các sản phẩm làm đẹp.
Giám đốc điều hành Walmart ông Doug McMillon chia sẻ trong chương trình truyền hình Today của hãng NBC rằng, qua phân tích dữ liệu bán hàng của Walmart cho thấy sự tập trung của mọi người khi ở nhà đã thay đổi.
"Mọi người bắt đầu muốn sửa lại ngoại hình nên doanh số của các sản phẩm làm đẹp liên quan như thuốc nhuộm tóc hay phụ kiện làm tóc tăng lên. Sự thay đổi này khá thú vị", ông nói.
Do chính quyền thành phố và các bang ra lệnh đóng cửa các doanh nghiệp không thiết yếu vào cuối tháng 3 vừa qua nên người dân Mỹ không thể tới tiệm cắt tóc trong thời gian này. Vì vậy, số lượng bán ra máy tông đơ và thuốc nhuộm tóc đột nhiên tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu tự làm tóc tại nhà của mọi người.
Đọc bài đầy đủ ở link dưới:
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã tham gia một cuộc tuần hành hôm 19/4 ở thủ đô Brazil, nơi người biểu tình kêu gọi chấm dứt các biện pháp cách ly. Một số người còn hối thúc quân đội can thiệp để đóng cửa Quốc hội và Tòa án Tối cao.
Được biết, Quốc hội và Tòa án Tối cao Brazil đã ủng hộ các biện pháp cách ly xã hội mà nhiều thống đốc Brazil áp đặt.
Tổng thống Bolsonaro không đeo khẩu trang và còn ho vài lần trong khi phát biểu trước đám đông hàng trăm người ở Brasilia.
"(Mọi người) phải làm tất cả những gì cần thiết cho đất nước để có được vị trí quan trọng mà họ xứng đáng", ông nói, "Chúng tôi sẽ không thương lượng bất cứ điều gì".
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro tham gia cuộc tuần hành yêu cầu chấm dứt cách ly hôm 19/4. Ảnh: AP
Tại Brazil, chính quyền nhà nước và địa phương đã đưa ra các thông điệp khác nhau về cách xử trí trong đại dịch.
Ông Bolsonaro phản đối các biện pháp hạn chế nghiêm khắc trong khi chính quyền bang và địa phương ở một số khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất Brazil quyết định đóng cửa trường học cũng như nhiều nơi khác, ngoại trừ những cơ sở kinh doanh thiết yếu, lực lượng cứu hỏa và cảnh sát thì hối thúc người dân ở trong nhà.
Tuần trước, ông Bolsonaro đã cách chức Bộ trưởng Y tế Brazil sau nhiều tuần bất đồng về các biện pháp cách ly xã hội. Trong cuộc họp báo giới thiệu tân Bộ trưởng Y tế, ông nhấn mạnh rằng, các doanh nghiệp cần được mở cửa trở lại để đảm bảo tác động kinh tế không tệ hơn virus.
Tuy nhiên, khảo sát cho thấy phần lớn người dân Brazil ủng hộ cách ly xã hội.
Hôm 19/4, người ủng hộ ông Bolsonara cũng tổ chức tuần hành tới nhiều thành phố khác.
Hiện Brazil là quốc gia có nhiều ca COVID-19 nhất châu Mỹ latin. Tính đến ngày 19/4, Brazil ghi nhận 38.654 trường hợp nhiễm bệnh và 2.462 ca tử vong.
Cộng hòa Séc, Italy, Đan Mạch, Áo và sắp tới là Đức là những quốc gia phương Tây đầu tiên nới lỏng lệnh hạn chế đối với các hoạt động thường nhật trước đó được áp dụng để ngăn chặn COVID-19 lây lan.
Người dân tại Cộng hòa Séc giờ đã có thể đến mua sắm tại các cửa hàng, chơi tennis và bơi lội, trong khi người dân Italy có thể tới tiệm sách, tiệm giặt là. Học sinh các cấp từ mẫu giáo tại Đan Mạch cũng đã quay trở lại lớp học. Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 15/4 thông báo nền kinh tế lớn nhất châu Âu này đã sẵn sàng thu hồi một số lệnh hạn chế từ tuần này. "Từng chút một, cuộc sống thường nhật tại một vài khu vực ở châu lục bắt đầu quay trở lại", nữ lãnh đạo nói.
Trả lời phỏng vấn kênh CNN, Tiến sĩ Peter Drobac, chuyên gia y tế toàn cầu làm việc tại Đại học Kinh tế Oxford Saïd, cho biết các quốc gia trên đang là "tấm gương quan trọng và mang đầy hy vọng" cho phương Tây.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo thông tin từ Cục Phục hồi và Cải tạo Ohio, có tổng cộng 2.315 tù nhân ở 3 cơ sở cải tạo tại bang này cho kết quả dương tính với virus corona chủng mới, sau khi hơn 900 trường hợp được ghi nhận vào ngày 19/4.
Toàn bang Ohio hiện có hơn 11.602 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 471 ca tử vong.
Thông điệp trên được ông Trump khẳng định, bất chấp thực tế các bang nước Mỹ đang tuân theo khuyến nghị của giới chức y tế liên bang về việc thiết lập các hướng dẫn giãn cách xã hội.
(Ảnh: AP)
Những ngày gần đây, tổng thống Mỹ đã khuyến khích và kêu gọi thống đốc các bang nới lỏng hướng dẫn giãn cách xã hội càng nhanh càng tốt, ngay khi các địa phương nhận thấy đủ an toàn để làm như vậy.
Ông Trump hôm 19/4 nhận được câu hỏi từ phóng viên về việc ông có lo ngại các dòng tweet của mình - đề cập "giải phóng" các bang Kentucky, Michigan và Virginia - có thể châm ngòi cho bạo lực tiềm ẩn ở các địa phương này hay không.
Tổng thống đáp, "Tôi đã nhìn thấy nhiều người [biểu tình]. Tôi đã xem phỏng vấn của mọi người. Đó là những con người vĩ đại."
"Cuộc sống của họ đã bị mất đi. Những người này yêu đất nước và họ muốn trở lại làm việc."
Từ cuối tuần qua, người dân ở nhiều bang nước Mỹ đã biểu tình yêu cầu giới chức địa phương hủy bỏ các sắc lệnh yêu cầu mọi người ở trong nhà.
Trong gần hai tháng, 60 triệu người Italy vẫn được bảo vệ an toàn trong nhà của họ. Nhưng khi đất nước bước sang tháng thứ ba bị phong toả, người dân dự kiến sẽ ở nhà đến hết ngày 3/5, một bức tranh bất định về tương lai của đất nước đang hiện ra.
Những dấu hiệu căng thẳng gia tăng ở Italy trong tuần trước đã khiến Bộ trưởng Nội vụ Luciana Lamorgese yêu cầu cảnh sát chú ý nhiều hơn đến nạn "bạo loạn của các nhóm cực đoan".
Lời cảnh báo của ông nhắm vào mafia , những kẻ đã lợi dụng đại dịch bằng cách phân phát thực phẩm, quần áo và tiền bạc cho các gia đình kém may mắn và kích động căng thẳng bằng cách xoáy vào những khó khăn khi bị buộc phải "ở trong nhà".
Người dân xếp hàng "giãn cách" trước cửa hiệu ở Sicily. Ảnh: Reuters
Những tuần gần đây, các video và tin tức địa phương cho thấy các chi nhánh mafia khét tiếng đã kêu gọi các cùng miền Nam nước Ý "tập hợp lại".
"Tôi kêu gọi khu phố của mình, tôi cần sự giúp đỡ của mọi người, một khoản tiền nhỏ, để mua sắm cho trẻ em nghèo", Giuseppe Cusimano, người phân phát thực phẩm cho ba khu phố ở Palermo, viết trên Facebook.
Theo báo cáo của tờ La Repubblica, Cusimano đã bị nhà chức trách điều tra về mối quan hệ với các băng đảng.
Tên này đăng tải: "Tôi không yêu cầu nhiều, 5 euro mỗi người. Hoặc thuốc, tã lót và các đồ dùng trẻ em. Ai có tấm lòng hãy liên lạc riêng với tôi. Nhà nước không muốn chúng tôi làm từ thiện bởi vì chúng tôi là Mafiosi".
"Họ hành động vì lợi ích của tổ chức và không bao giờ làm bất cứ điều gì chỉ vì lợi ích cộng đồng", Federico Varese, Giáo sư tội phạm học tại Đại học Oxford cũng là một nghiên cứu viên cao cấp tại Đại học Nuffield (Anh), nói với Newsweek. "Món quà là những ưu đãi sẽ được trả lại một thời gian sau".
"Mafia là những kẻ luôn chiêu mộ những người đang khó khăn", ông Varese nói và khẳng định rằng: "Cuộc chiến chống mafia để có hiệu quả cũng phải bao gồm các chính sách xã hội làm mất đi sự hỗ trợ mà mafia có thể có trong cộng đồng. Các chính sách như vậy phải đến từ chính phủ".
Mời độc giả theo dõi toàn bộ bài viết tại đây
Dữ liệu từ Ủy ban Cứu hộ Quốc tế (IRC) cho thấy Nam Sudan chỉ có 4 máy thở và 24 giường chăm sóc đặc biệt cho dân số 12 triệu người.
Điều đó đồng nghĩa với việc các cơ sở y tế ở Nam Sudan sẽ chỉ cho tối đa 4 bệnh nhân Covid-19 sử dụng máy thở cùng lúc nếu họ không may nhiễm virus SARS-CoV-2. Vừa vặn, quốc gia này đang ghi nhận 4 ca mắc Covid-19 tính đến hôm 19-4 (giờ GMT).
Tuy nhiên, Nam Sudan không phải là quốc gia có số máy thở ít nhất bởi Cộng hòa Trung Phi chỉ có vỏn vẹn 3 máy thở trên toàn quốc. Một số nước khác có ít máy thở dùng trong y tế như Burkina Faso (11 máy), Sierra Leone (13 máy).
Trong khi đó, Venezuela chỉ có 84 giường chăm sóc đặc biệt cho dân số 32 triệu người và 90% bệnh viện phải đối mặt với tình trạng thiếu thuốc men cũng như các nguồn cung cấp thiết bị y tế quan trọng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Technion của Israel vừa công bố bộ xét nghiệm covid-19 tại nhà.
Theo các nhà nghiên cứu trong một số điều kiện nhất định, bộ xét nghiệm này đã đạt được tỷ lệ thành công 99% và đưa ra kết quả trong vòng một giờ.
Bộ dụng cụ cho phép mọi người có thể tự xét nghiệm virus SARS-CoV-2 tại gia đình nhanh chóng và không tốn kém mà không cần thiết bị phòng thí nghiệm phức tạp.
Bộ dụng cụ gồm hai ống nghiệm và một hộp chứa nước nóng có thể xác định thành công virus trong các mẫu nước bọt và không yêu cầu chuyên môn.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tổng thống Donald Trump ngày 19/4 (giờ miền Đông) tuyên bố ông sẽ buộc một công ty của Mỹ phải tiến hành sản xuất que lấy mẫu y tế, căn cứ theo Đạo luật sản xuất quốc phòng (DPA).
Ông Trump cho biết chính quyền đã gặp một số "khó khăn" khi làm việc với doanh nghiệp, nhưng không nêu chi tiết.
"Chúng tôi đã gặp một chút khó khăn với một công ty, do đó chúng tôi sẽ viện đến DPA và chúng ta sẽ dễ dàng có được que lấy mẫu," tổng thống Mỹ cho hay.
Hai nguồn thạo tin của CNN tiết lộ công ty được đề cập là Puritan Medical Products, có trụ sở tại Maine. Doanh nghiệp này được biết đến là đơn vị sản xuất que lấy mẫu y tế có thể thu thập mẫu bệnh phẩm tốt hơn các sản phẩm cùng loại khác.
Trước đó, Nhà Trắng cũng từng kích hoạt đạo luật trên với General Motors để buộc hãng này tiến hành sản xuất vật tư y tế theo yêu cầu của chính phủ, nhằm hỗ trợ công cuộc đẩy lùi dịch Covid-19.
Cố vấn Thương mại Nhà Trắng Peter Navarro ngày 19/4 đã cáo buộc Trung Quốc che giấu thông tin về Covid-19 và đang trục lợi từ đại dịch.
Trong cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Fox News ngày 19/4, ông Peter Navarro cho biết virus bắt nguồn từ Trung Quốc và nước này đã che giấu điều này dưới sự bảo trợ của Tổ chức Y tế thế giới. Ngoài ra, Trung Quốc đã tích trữ các thiết bị bảo hộ cá nhân và hiện nay đang trục lợi từ đại dịch trong khi nhiều bang ở Mỹ đang phải đối mặt với sự thiếu hụt các thiết bị bảo hộ trong cuộc chiến chống Covid-19.
Ông Navarro cáo buộc Trung Quốc đã dùng ảnh hưởng của mình tại WHO nhằm che giấu thông tin về virus đối với thế giới trong vòng 6 tuần. Theo ông Navarro, đây là khoảng thời gian virus có thể được kiểm soát tại Vũ Hán, trong khi đó, 5 triệu người dân Trung Quốc đã rời khỏi đây và mang theo virus tới khắp nởi trên thế giới.
Trước thông tin về nguồn gốc của virus có thể từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, ông Navarro nhấn mạnh "điểm số không của virus chỉ nằm cách phòng thí nghiệm này một vài cây số" và "Trung Quốc có trách nhiệm chứng minh virus không bắt nguồn từ phòng thí nghiệm đó."
Ông Navarro cho rằng Trung Quốc có thể tìm cách sử dụng cuộc khủng hoảng hiện nay để thúc đẩy kế hoạch riêng của mình trên toàn thế giới.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ông Trump ngày 19/4 nói rằng Mỹ muốn gửi các nhà điều tra đến Trung Quốc để điều tra về sự bùng phát dịch bệnh do virus SARS-Cov-2.
Trước đó, Mỹ đã đưa ra các yêu cầu nhưng bị giới chức Trung Quốc bác bỏ. Nhà Trắng nhiều lần cáo buộc Trung Quốc che giấu thông tin chính xác về mức độ lây lan của Covid-19 tại nước này.
Chúng tôi đang trao đổi với Trung Quốc. Chúng tôi đã nói với họ từ trước đây về việc cử người sang. Chúng tôi muốn cử người sang [Trung Quốc].
Trước đó, ông Trump cảnh báo Trung Quốc sẽ phải đối mặt hậu quả nếu nước này "cố tình" không làm tròn trách nhiệm trong việc ngăn chặn đại dịch COVID-19.
Ông chủ Nhà trắng mới đây thông báo quyết định đình chỉ viện trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cáo buộc tổ chức của Liên hợp quốc này thiên vị Trung Quốc.
Hết ngày 19/4, khu vực Đông Nam Á ghi nhận tổng cộng trên 28.200 ca mắc bệnh COVID-19 và trên 1.100 người tử vong. Singapore tiếp tục chứng kiến tình hình dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng và hiện đã trở thành quốc gia có nhiều ca mắc bệnh nhất trong ASEAN.
Tính tới 23:59’ ngày 19/4, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã có tổng cộng 28.250 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 1.223 trường hợp mới mắc bệnh.
Virus SARS-CoV-2 cũng đã khiến 1.144 người dân ở khu vực này thiệt mạng, tăng 60 trường hợp so với một ngày trước đó. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công tăng lên 7.584 trường hợp.
Trong vòng 24h qua, Singapore tiếp tục có số ca mắc COVID-19 mới nhiều nhất khu vực trong ngày thứ 6 liên tiếp (596 người), qua đó trở thành nước thành viên ASEAN có nhiều ca COVID-19 nhất. Trong khi Indonesia tiếp tục là nước có số ca tử vong trong ngày nhiều nhất với 47 ca mới, đồng thời cũng dẫn đầu khu vực về tổng số người thiệt mạng vì virus SARS-CoV-2.
Tại ASEAN, Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thailand là "Top 5" nước chứng kiến tình hình dịch bệnh nghiêm trọng hơn hẳn nhóm 6 nước còn lại gồm Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Brunei và Timor Leste.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tại Pháp, Thủ tướng Edouard Philippe nhấn mạnh rằng nước này vẫn đang đương đầu với cuộc khủng hoảng y tế tàn khốc. Đây không phải là đại dịch đầu tiên mà Pháp đã trải qua, song dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có quy mô chưa từng được biết đến trong lịch sử hiện đại.
Trong cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Y tế Olivier Véran, Thủ tướng Philippe khẳng định cuộc khủng hoảng y tế này "chưa kết thúc". Tuy vậy, tình hình đang cải thiện dần, chậm mà chắc. Bên cạnh đó, ông Philippe cũng cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng kinh tế "chỉ mới bắt đầu" và "sẽ rất tàn khốc".
Không đề cập đến các chi tiết về kế hoạch dỡ bỏ lệnh phong tỏa, Thủ tướng Philippe nhấn mạnh với người dân Pháp rằng cuộc sống sau ngày 11/5 sẽ chưa thể ngay lập tức trở về nhịp điệu bình thường như trước.
Trong nỗ lực bảo vệ những người có nguy cơ nhất, Pháp tăng cường thực hiện xét nghiệm tại các nhà dưỡng lão, với 50.000 lượt trong tuần qua. Từ nay đến cuối tháng 6, các bệnh viện tại Pháp không chỉ được trang bị 15.000 máy thở hồi sức tích cực, mà còn có 15.000 máy hỗ trợ thở khác.
Theo số liệu thống kê do Bộ Y tế Tây Ban Nha công bố ngày 19/4, số ca tử vong do mắc COVID-19 tại nước này mặc dù trong 24 giờ qua tăng khá mạnh với 1.195 ca, song nhìn chung đồ thị dịch bệnh đang đi xuống trong những ngày qua.
Các số liệu cho thấy diễn biến đại dịch COVID-19 đang chậm lại sau khi Tây Ban Nha áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt từ giữa tháng 3. Tới sáng 20/4 giờ Việt Nam, tổng số ca nhiễm virus được ghi nhận là 198.674, tăng 4.258 ca trong 24 giờ qua.
Mặc dù giới chức Tây Ban Nha cho rằng nước này đã đạt tới "đỉnh dịch" vào ngày 2/4, song hiện các nhà lãnh đạo vẫn chưa sẵn sàng đề xuất nới lỏng lệnh phong tỏa toàn quốc.
Thủ tướng Pedro Sanchez thông báo ông sẽ đề nghị quốc hội gia hạn lệnh phong tỏa thêm 2 tuần nữa đến ngày 9/5. Tuy nhiên, một số quy định hiện đang có hiệu lực sẽ được nới lỏng phần nào nhằm cho phép trẻ em có thể ra ngoài kể từ ngày 27/4.
Bộ Y tế Anh thông báo, tính đến hết ngày 18/4 (theo giờ địa phương), nước này ghi nhận thêm 596 ca tử vong, mức gia tăng thấp nhất trong gần 2 tuần qua và nâng tổng số bệnh nhân tử vong do mắc COVID-19 lên 16.060 người.
Anh đã ghi nhận tổng cộng 120.067 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, tăng 5.850 ca trong vòng 24 giờ qua.
Theo kế hoạch, hiện Anh đang tiến hành xét nghiệm diện rộng. Tính đến sáng 19/4, nước này đã tiến hành xét nghiệm 482.000 người, trong đó ngày 18/4 đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm cho 21.626 người.
Trong khi đó, Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh Michael Gove, cho biết hiện nước này chưa xem xét việc nới lỏng lệnh phong tỏa được áp đặt trong gần 4 tuần qua.
Theo quan chức, Anh đang hoặc gần chạm "đỉnh dịch" và thông tin cho rằng chính phủ đang cân nhắc việc nới lỏng lệnh phong tỏa theo từng giai đoạn trong những tháng tới là "không chính xác". London chưa đưa ra quyết định về kế hoạch này khi các số liệu và thống kê chưa rõ ràng vào thời điểm hiện tại.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Đến 6h sáng 20/4, tổng số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam là 268 trường hợp, như vậy lần đầu tiên trong hơn 1 tháng qua, đã 4 ngày liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới.
Trong 268 trường hợp có: 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%; 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.
Hiện tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 62.998 trường hợp, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 279; Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 11.338; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 51.381 trường hợp.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Việt Nam đã có 202 ca được chữa khỏi. Trong số các ca đang điều trị, số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2 là 13 ca; số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2 là 7 ca.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Các cuộc biểu tình đã diễn ra ở Colorado, Illinois, Florida, Tennessee và Washington - ABC News đưa tin, kêu gọi thống đốc các bang này sớm mở cửa bang và tái khởi động nền kinh tế.
Tại bang Washington, người biểu tình tập trung ở thành phố Olympia kêu gọi thống đốc Jay Inslee hủy bỏ lệnh yêu yều ở nhà. Bang này hiện ghi nhận hơn 118.000 ca nhiễm.
Người biểu tình bang Illinois - địa phương có hơn 30.000 ca Covid-19 - cũng đòi hỏi chính quyền thực thi các biện pháp mở cửa.
Người biểu tình chống lệnh ở trong nhà tại thành phố Olympia, bang Washington, ngày 19/4/2020 (Ảnh: Elaine Thompson/AP)
Hầu hết các bang ở Mỹ đã áp dụng những biện pháp phong tỏa ở mức độ khác nhau nhằm ngăn chặn đà lây lan của SARS-Cov-2. Trong vòng 4 tuần qua, số doanh nghiệp đóng cửa đã tăng kỷ lục, trong khi 22 triệu người mất việc làm đã phải đệ đơn xin trợ cấp thất nghiệp.
Hồi cuối tuần trước, các cuộc biểu tình đã diễn ra ở California, Michigan, Kentucky, Minnesota, Virginia, Utah, North Carolina và Ohio.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi "giải phóng" một số bang - bao gồm Michigan, Minnesota và Virginia. Ông Trump đã nỗ lực để quá trình mở cửa nền kinh tế Mỹ được diễn ra sớm. Tuy nhiên, ông khẳng định một số thống đốc "có lý" khi thực thi các sắc lệnh yêu cầu người dân ở nhà.
Thống đốc bang New York Andrew Cuomo
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 2h10 ngày 20/4 (theo giờ Việt Nam), số ca tử vong do virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Mỹ đã vượt 40.000 ca.
Cụ thể, số người tử vong do COVID-19 tại Mỹ hiện là 40.131 người, đứng đầu thế giới. Số ca mắc COVID-19 trên toàn nước Mỹ hiện là 756.856 ca, chiếm hơn 31% trong tổng số gần 2,4 triệu ca nhiễm trên toàn cầu tính đến thời điểm này.
Ngoài ra, tại Mỹ cũng có 69.064 bệnh nhân COVID-19 đã bình phục, trong khi 13.556 bệnh nhân khác đang trong tình trạng nặng và nguy kịch.
Trong khi đó, thống đốc bang New York Andrew Cuomo ngày 19/4 (giờ địa phương) xác nhận có 507 người tại bang này tử vong do COVID-19 trong vòng 24 giờ.
Ông Cuomo nói dịch bệnh lây lan tại các viện dưỡng lão tiếp tục là nguồn lây nhiễm "thực sự đáng lo ngại. Dù vậy, ông đánh giá bang New York đã vượt qua đỉnh dịch.
Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng ngày 20/4 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 2.404.234 trường hợp, trong đó có 164.891 người tử vong.
Đến nay, đại dịch COVID-19 đã tấn công 210 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 615.703 bệnh nhân COVID được điều trị khỏi bệnh, trong khi vẫn còn tới 54.215 người đang trong tình trạng nguy kịch và 1.621.636 đang được điều trị tích cực.
Trong vòng 24h qua, Mỹ và Tây Ban Nha là hai quốc gia ghi nhận nhiều trường hợp tử vong nhất thế giới (lần lượt 1.464 và 1.195 ca). Số người thiệt mạng vì virus SARS-CoV-2 tại châu Âu đã vượt quá 1.000.000, song châu lục này tiếp tục xu thế "hạ nhiệt" căng thẳng dịch bệnh.
Về tổng thể, xu thế chung là số ca tử vong tại hầu hết các nước bắt đầu có dấu hiệu chững lại và đảo chiều đi xuống, trong khi nhiều nước bắt đầu xem xét nới lỏng phong tỏa và các biện pháp giãn cách xã hội.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây