Cập nhật lúc

WHO công bố kết quả ban đầu tích cực về 3 loại thuốc chữa Covid-19; Dấu hiệu làn sóng Covid-19 mới có thể bùng phát ở Ấn Độ

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 10/8, thế giới đã ghi nhận 204.351.366 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 4.320.777 ca tử vong.

WHO công bố kết quả ban đầu tích cực về 3 loại thuốc chữa Covid-19; Dấu hiệu làn sóng Covid-19 mới có thể bùng phát ở Ấn Độ
19
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    WHO công bố thử nghiệm 3 loại thuốc chống Covid-19

    Ngày 11/8, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố thử nghiệm ba loại thuốc để điều trị bệnh nhân Covid-19, có tên là artesunate, imatinib và infliximab.

    WHO khẳng định, kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy, 3 loại thuốc có khả năng làm giảm nguy cơ tử vong ở bệnh nhân nhập viện do Covid-19. Những loại thuốc này đã được sử dụng để điều trị các bệnh khác: artesunate cho bệnh sốt rét ác tính, imatinib cho một số bệnh ung thư và infliximab cho các bệnh liên quan suy giảm hệ miễn dịch.

    Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, giai đoạn thử nghiệm có sự tham gia của hàng nghìn nhà nghiên cứu tại hơn 600 bệnh viện ở 52 quốc gia. Điều này nhằm đánh giá một cách đáng tin cậy về tác dụng của thuốc đối với việc điều trị các bệnh nhân Covid-19.

    Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định, tìm kiếm các liệu pháp hiệu quả và giá cả phải chăng nhất để điều trị cho bệnh nhân Covid-19 là một nhu cầu cấp thiết và WHO rất vui mừng được dẫn dắt nỗ lực toàn cầu này

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dấu hiệu cảnh báo làn sóng Covid-19 thứ ba sắp trỗi dậy tại Ấn Độ

    Khi hệ số lây nhiễm tăng cao trong thời gian gần đây ở nhiều bang, các quan chức y tế chức Ấn Độ cảnh báo nước này có nguy cơ đối mặt với làn sóng Covid-19 thứ ba.

    Các dấu hiệu của đợt Covid-19 thứ ba đã xuất hiện ở Ấn Độ khi ít nhất 10 bang gồm Tamil Nadu, Karnataka và Kerala ở phía nam, báo cáo hệ số lây nhiễm (hệ số R) tăng lên. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi người nhiễm SARS-CoV-2 đang lây truyền virus cho nhiều người hơn.

    Hệ số R là một công cụ quan trọng để các nhà dịch tễ học và các nhà hoạch định chính sách sử dụng nhằm kiểm tra tốc độ lây lan của Covid-19.

    Hệ số R trung bình của Ấn Độ hiện tại là 1,01. Điều này cho thấy một người mắc bệnh đang lây truyền virus cho nhiều người khác.

    Khi làn sóng Covid-19 thứ hai tấn công Ấn Độ vào tháng 5, hệ số R là khoảng 1,4, nhưng con số này đã giảm xuống còn khoảng 0,9 vào tháng 7. Hệ số R tăng cao khiến các chuyên gia y tế lo lắng vì điều này báo hiệu tỷ lệ lây nhiễm ngày càng tăng.

    Bang miền Trung Madhya Pradesh có hệ số R cao nhất là 1,31, tiếp theo là Himachal Pradesh (1,3) và bang phía Đông Bắc Nagaland (1,09).

    Giá trị R là 1,3 có nghĩa là cứ 10 người mắc Covid-19 sẽ lây nhiễm cho 13 người nữa và những người này sẽ lây nhiễm cho 16 hoặc 17 người khác.

    "Hệ số R tăng lên có thể là tín hiệu cảnh báo sớm về làn sóng Covid-19 thứ ba tại Ấn Độ", Tiến sĩ Samiran Panda, trưởng nhóm dịch tễ học tại Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR) ở New Delhi, cho biết.

    Tuy nhiên, để hiểu bản chất của làn sóng dịch bệnh tiếp theo, cần phải xem xét sự khác biệt về tình trạng lây nhiễm ở mỗi bang, ông Panda nói thêm.

    Đọc bài viết nguồn tại đây 

    Dấu hiệu cảnh báo làn sóng Covid-19 thứ ba sắp trỗi dậyVOV
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cảnh báo nguy cơ Hàn Quốc mất kiểm soát làn sóng lây nhiễm thứ 4

    Đại dịch COVID-19 nguy cơ vượt tầm kiểm soát ở Hàn Quốc khi số ca nhiễm mới trong ngày lần đầu tiên vượt 2.000 ca vào ngày 11/8. Các chuyên gia y tế sở tại cũng đưa ra cảnh báo làn sóng lây nhiễm thứ 4 hiện nay dường như đang khó kiềm chế hơn những làn sóng trước đây và thậm chí vẫn chưa đạt đỉnh dịch.

    Tin vui: 1 vaccine có ở Việt Nam ngăn chủng Delta hiệu quả đến 83%; Hé lộ nỗi sợ mới ở TQ - Ảnh 1.

    Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 8/8/2021. Ảnh: Yonhap/TTXVN.

    Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cùng ngày đã ghi nhận thêm 2.223 ca mới, trong đó có 2.145 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số lên 216.206 ca. Đây là số ca nhiễm hằng ngày cao nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện ở nước này vào tháng 1/2020, vượt mức cao nhất trước đó là 1.895 ca được ghi nhận vào ngày 27/7. Số ca nhiễm mới hàng ngày duy trì ở mức trên 1.000 ca kể từ ngày 6/7.

    Sự gia tăng đột biến các ca nhiễm mới hằng ngày xuất hiện trong bối cảnh Hàn Quốc áp dụng các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt nhất kéo dài tại khu vực thủ đô và vùng phụ cận khiến các cơ quan y tế phải cảnh giác cao độ. Đặc biệt chỉ 2 ngày trước đó, có đánh giá cho rằng các ca nhiễm mới "đang giảm dần".

    Phát biểu tại cuộc họp diễn ra cùng ngày, Bộ trưởng Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc Kwon Deok-cheol nhấn mạnh: "Chúng ta đang bước vào một giai đoạn mới, một thời điểm quan trọng mới về phản ứng với COVID-19. Theo đó, cách duy nhất để bảo vệ sự an toàn và tính mạng của người dân là tăng tỷ lệ tiêm chủng và ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2".

    Có thể thấy biến thể Delta đang lây lan hết sức nhanh chóng. Đa số các vụ lây nhiễm tập thể xuất hiện tại công sở, cơ sở thể thao trong nhà, nhà thờ, viện điều dưỡng. Số ca đang điều tra dịch tễ tăng và số ca mắc ủ bệnh trong cộng đồng cũng có xu hướng lan rộng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thái Lan: Hàng nghìn người "cưỡi" xe máy, ô tô biểu tình ở Bangkok

    Tin vui: 1 vaccine có ở Việt Nam ngăn chủng Delta hiệu quả đến 83%; Hé lộ nỗi sợ mới ở TQ - Ảnh 1.

    Một bốt gác của cảnh sát bốc cháy ở quận Din Daeng, thủ đô Bangkok, Thái Lan vào ngày 10/8/2021, khi người biểu tình đụng độ với cảnh sát (Ảnh: Pornprom Satrabhaya/The Bangkok Post)

    Cảnh sát Thái Lan cho rằng việc sử dụng vũ lực chống lại người biểu tình là biện pháp cần thiết, giữa lúc thủ đô Bangkok chứng kiến các cuộc tuần hành phản đối Thủ tướng Prayuth Chan-o-cha và đòi chính phủ chịu trách nhiệm trong việc xử lý dịch Covid-19.

    Hôm 10/8, cảnh sát đã dùng súng phun nước, hơi cay và đạn cao su để giải tán người biểu tình tập trung thị uy gần tư gia của Thủ tướng Chan-o-cha. Hàng nghìn người điều khiển ô tô, xe máy đã biểu tình trên đường phố Bangkok và dừng lại ở các địa điểm có liên hệ với những thành viên nội các hay người ủng hộ của ông Prayuth.

    9 cảnh sát đã bị thương pháo, đá và "bom tự chế" làm từ quả bóng bàn. Ít nhất 2 bốt gác của cảnh sát giao thông bị đốt cháy.

    Người biểu tình cũng kêu gọi tổ chức tuần hành về phía tư gia của ông Prayuth vào hôm nay, 11/8.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ trưởng Y tế Nga: Vaccine Sputnik V đạt hiệu quả 83% phòng ngừa biến thể Delta

    Hiệu quả ngăn chủng Delta của 1 vaccine mà Việt Nam được chuyển giao; Nỗi sợ mới bùng lên ở TQ - Ảnh 1.

    Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko (Ảnh: Tass)

    Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko ngày 11/8 công bố đánh giá mới nhất về hiệu quả của vaccine Sputnik V trong phòng chống biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ và đang trở thành biến thể chủ yếu gây ra làn sóng mới của dịch bệnh COVID-19 tại nhiều nước.

    Hãng thông tấn TASS dẫn lời Bộ trưởng Murashko cho biết các kết quả thử nghiệm mới nhất cho thấy vaccine Sputnik V có hiệu quả phòng chống biến thể Delta vào khoảng 83%. 

    Trước đó, các nhà phát triển vaccine Sputnik V hồi tháng 6 vừa qua công bố loại vaccine này đạt hiệu quả tới 90% phòng chống biến thể Delta.

    Cùng ngày, trả lời phỏng vấn báo Izvestia, ông Alexander Gintsburg, Giám đốc Viện Gamaleya - đơn vị phát triển Sputnik V khẳng định vaccine này an toàn và hiệu quả trong phòng chống tất cả các biến thể của virus SARS-CoV-2.

    Theo thông tin từ Bộ Y tế Việt Nam, TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm y tế số 1 (VABIOTECH) đã ký kết hợp tác với Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) về đóng ống vaccine phòng chống Covid-19 Sputnik V từ bán thành phẩm với quy mô 5 triệu liều/tháng, bắt đầu từ tháng 7/2021, tiến tới chuyển giao công nghệ sản xuất với quy mô khoảng 100 triệu liều/năm.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đài CCTV (Trung Quốc): Vaccine Sinopharm ngăn ngừa ít nhất 90% rủi ro tử vong ở bệnh nhân Covid-19

    Trước những lo ngại ở Trung Quốc về khả năng xuất hiện của biến thể Lambda có thể làm vô hiệu các vaccine hiện có, chuyên gia Zhuang Shilihe ở Quảng Châu nói rằng hiện biến thể này chỉ lây lan chủ yếu tại Nam Mỹ, còn ở các khu vực khác trên thế giới là hạn chế.

    Ông trích dẫn những nghiên cứu mới nhất ở các nước Mỹ-Latinh như Peru và Chile, nói rằng các vaccine ngừa Covid-19 do Trung Quốc phát triển vẫn có hiệu quả chống lại biến thể mới.

    Theo sáng kiến chia sẻ dữ liệu độc lập GISAID, tỷ lệ ca mắc mới hàng tuần bởi biến thể Lambda ở Nam Mỹ đã giảm từ 7.52% (ghi nhận ngày 21/6) xuống 4.9% (ngày 8/8).

    Phát hiện mới về hiệu quả ngăn tử vong của 1 vaccine có ở Việt Nam; Hé lộ nỗi sợ bùng lên ở TQ - Ảnh 1.

    Tổng thống Peru Pedro Castillo tiêm vaccine ngừa Covid-19 bằng vaccine của Sinopharm ở thủ đô Lima, ngày 6/8/2021 (Ảnh: Xinhua)

    Đài truyền hình trung ương CCTV (Trung Quốc) ngày 17/7 dẫn các nghiên cứu ở Peru - nơi biến thể Lambda được phát hiện đầu tiên và là biến thể hoành hành mạnh nhất, nói rằng vaccine do hãng Sinopharm (Trung Quốc) sản xuất được sử dụng tại đây có hiệu quả ít nhất 90% trong ngăn ngừa rủi ro tử vong ở bệnh nhân Covid-19.

    Reuters hôm 4/8 đưa tin, vaccine của hãng Sinovac (Trung Quốc) có hiệu quả 58.5% trong việc ngăn ngừa triệu chứng [Covid-19] trong hàng triệu người Chile được tiêm chủng từ tháng 2 đến tháng 7 - theo các cơ quan y tế Chile.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sri Lanka cương quyết không phong tỏa, muốn "vượt dịch bằng vaccine và Chúa trời"

    1 nước cự tuyệt phong tỏa, quyết chống Covid bằng vaccine và Chúa trời; Nỗi sợ mới bùng lên ở TQ - Ảnh 1.

    Người trên 60 tuổi xếp hàng chờ tiêm mũi đầu tiên của vaccine Sinopharm ở Colombo, Sri Lanka. Ảnh: Reuters.

    Người phát ngôn của chính phủ kiêm Bộ trưởng Truyền thông Keheliya Rambukwella cho biết đất nước vẫn chưa đến giai đoạn nguy kịch ngay cả khi quốc đảo này trung bình có hơn 100 người chết mỗi ngày.

    Rambukwella nói với các phóng viên: "Giới nghiêm hay phong tỏa là biện pháp cuối cùng, nhưng chúng tôi vẫn chưa cần các biện pháp đó. Mục tiêu của chúng tôi là đưa tất cả công dân trên 18 tuổi đi tiêm phòng vào tháng 9 và sau đó, mọi việc nằm trong tay của Chúa".

    Trước đó, Hiệp hội Y tế Sri Lanka (SLMA) đưa ra "cảnh báo cuối cùng" với chính phủ nhằm hạn chế việc di chuyển của người dân ngay lập tức nếu không muốn thảm họa lớn hơn sẽ xảy ra.

    Người phát ngôn của SLMA cho biết: "Chúng tôi đã đưa ra cảnh báo cuối cùng cho chính phủ để thực hiện các bước khẩn cấp để phong tỏa ít nhất trong 2 tuần".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc: Người dân lo lắng vaccine bị biến thể Lambda vô hiệu hóa, đất nước rơi vào đợt bùng dịch mới

    Sự xuất hiện của biến thể Lambda tại Nhật Bản đã gây ra quan ngại trong công chúng tại Trung Quốc, trong bối cảnh biến thể Delta đang hoành hành và gây ra đợt bùng phát dịch mới nhất ở nước này.

    Thời báo Hoàn Cầu hôm 9/8 cho hay, nhiều người dân Trung Quốc lo sợ rằng biến thể Lambda sẽ vô hiệu hóa các vaccine hiện có, và virus SARS-Cov-2 biến đổi nhanh chóng có thể lôi đất nước vào những đợt bùng phát dịch bất tận, và mọi người sẽ không còn có thể trở lại cuộc sống bình thường được nữa.

    Các chuyên gia Trung Quốc trấn an rằng các loại vaccine do nước này sản xuất hiện vẫn có hiệu quả trước biến thể Lambda. Một chuyên gia ở Bắc Kinh (ẩn danh) nói với Hoàn Cầu rằng biến thể này sẽ không "thống trị" ở Nhật Bản hay Bắc bán cầu trong ngắn hạn, bởi nhiệt độ không tương thích với sự lây lan của Lambda - được phát hiện đầu tiên ở Nam bán cầu.

    Dù vậy, các chuyên gia không dám chắc liệu Lambda có thay thế Delta trở thành biến thể hoành hành hung dữ nhất khi bước vào mùa đông sắp tới hay không.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga: Vỡ ống dẫn oxy, 9 bệnh nhân COVID-19 thiệt mạng

    Ít nhất 9 bệnh nhân COVID-19 điều trị tại bệnh viện ở thành phố Vladikavkaz, thủ phủ vùng Bắc Ossetia ở phía Tây Nam nước Nga đã thiệt mạng khi đường ống dẫn oxy cho họ gặp sự cố.

    Reuters cho biết, sự việc đau lòng xảy ra hôm 9/8 (giờ địa phương) khi đường ống dẫn oxy chạy ngầm dưới lòng đất bị vỡ, khiến nguồn cung oxy tới khu vực chăm sóc đặc biệt dành cho các bệnh nhân COVID-19 nặng tại bệnh viện ở thành phố Vladikavkaz bị gián đoạn.

    "Có tổng cộng 71 người đang được chăm sóc theo chế độ đặc biệt, nhưng không phải bệnh nhân nào cũng phải sử dụng oxy", cơ quan y tế địa phương thông báo. Trong số 9 bệnh nhân thiệt mạng có một người đàn ông và 8 phụ nữ.

    Người TQ sợ vaccine bị vô hiệu, đất nước rơi vào đợt bùng phát bất tận; 9 bệnh nhân Nga chết thảm - Ảnh 1.

    Ôxy cung cấp khẩn cấp được chuyển đến bệnh viện ở Vladikavkaz ngày 10/8/2021 sau sự cố làm 9 bệnh nhân Covid-19 thiệt mạng (Ảnh: Olga Smolskaya/TASS )

    Theo hãng tin RiaNovosti, đường ống dẫn oxy nói trên dường như đã vỡ sau một vụ nổ. Tờ Moscow Times thì cho hay, sự cố được phát hiện và xử lý trong vòng 30-40 phút. Những bệnh nhân còn lại đã được chuyển đến khu vực có nguồn oxy dự phòng để tiếp tục điều trị.

    Cơ quan giám sát y tế liên bang của Nga, Roszdravnadzor, đang tiến hành một cuộc điều tra để làm rõ nguyên nhân và người chịu trách nhiệm cho sự cố.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Facebook 'xóa sổ' các tài khoản lan truyền thông tin 'tẩy chay' vaccine ngừa COVID-19

    Trung Quốc phản ứng gắt trước tin Mỹ nắm kho dữ liệu mật Vũ Hán - Con số báo động tại nước đi đầu thế giới về tiêm chủng - Ảnh 1.

    Biểu tượng Facebook trên màn hình điện thoại di động. Ảnh: AFP/TTXVN

    Facebook –công ty sở hữu mạng xã hội cùng tên lớn nhất thế giới- cho biết đã gắn nhãn chiến dịch trên  là "hoạt động tẩy rửa thông tin sai lệch", theo đó những đối tượng đứng sau chiến dịch này tìm cách lừa những người có ảnh hưởng và uy tín trên mạng xã hội để  lan truyền các thông tin giả liên quan đến vaccine phòng COVID-19.

    Theo Facebook, thực thể đứng sau chiến dịch lan truyền thông tin giả này được cho là công ty quảng cáo tiếp thị Fazze. Ông Ben Nimmo, người đứng đầu bộ phận giám sát mối đe dọa toàn cầu của Facebook, cho rằng người sử dụng mạng xã hội cần tỉnh táo trước loạt thông tin sai lệch về vaccine và biết chọn lọc thông tin chính thống. Theo ông, những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội thường bị lừa chia sẻ thông tin thất thiệt khi họ không tự tìm hiểu kỹ lượng Fazze là một chi nhánh của AdNow, một công ty quảng cáo đăng ký hoạt động tại Anh.

    Theo Facebook, trong tháng 7, hãng này đã khóa 65 tài khoản trên mạng xã hội này mà 243 tài khoản Instagram có liên quan đến chiến dịch thông tin sai lệch trên, đồng thời cấm Fazze tham gia Facebook.

    Ông Nimmo cho biết chiến dịch phát tán thông tin trên nhằm mục tiêu chủ yếu vào người dùng tại Ấn Độ, Mỹ Latinh và Mỹ vào thời điểm chính phủ các nước cân nhắc cấp phép sử dụng vaccine phòng COVID-19. Chiến dịch thông tin tận dụng các nền tảng trực tuyến gồm Reddit, Medium, Change.org và Facebook, tạo ra nhiều bài đăng có nội dung sai lệch, sau đó cung cấp có những người có ảnh hưởng bằng các liên kết hashtag.

    Facebook nêu rõ chiến dịch tung tin giả này dường như không đạt kết quả bởi hầu hết các bài đăng trên Instagram không nhận được lượt "thích" (like) nào.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc đáp trả gắt báo cáo của CNN về vụ Mỹ nắm "kho dữ liệu" Vũ Hán

    Trung Quốc phản ứng gắt trước tin Mỹ nắm kho dữ liệu mật Vũ Hán - Con số báo động tại nước đi đầu thế giới về tiêm chủng - Ảnh 1.

    Ảnh: AFP

    CNN ngày 6/8 đưa tin, các cơ quan tình báo Mỹ đang tìm hiểu "kho tàng" dữ liệu gien có khả năng là chìa khóa để khám phá ra nguồn gốc của virus SARS-Cov-2 gây dịch Covid-19.

    Theo các nguồn tin của CNN, danh mục thông tin khổng lồ này bao gồm các bản thiết kế gien được lấy từ những mẫu virus nghiên cứu ở phòng thí nghiệm tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc - mà một số quan chức Mỹ tin rằng có thể liên quan đến nguồn gốc dịch Covid-19.

    Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 9/8 đã có phản ứng gay gắt về thông tin nói trên, theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP - Hồng Kông).

    Cụ thể, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cáo buộc Mỹ "ám ảnh về thao túng chính trị" trong vấn đề nguồn gốc của đại dịch, thổi phồng "cái gọi là lý thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm". 

    Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này đã nhiều lần khẳng định rằng việc truy tìm nguồn gốc của virus là một vấn đề khoa học phức tạp cần được thực hiện với sự hợp tác của các nhà khoa học trên khắp thế giới - "Nhưng những gì mọi người thấy là Mỹ vẫn phớt lờ khoa học và sự thật."

    Thay vào đó, Trung Quốc đã chĩa mũi dùi nghi vấn vào phòng thí nghiệm Fort Detrick của Mỹ - nơi lưu giữ những mẫu virus nguy hiểm chết người, bao gồm Ebola, đậu mùa, SARS... Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, ít nhất 25 triệu người đã ký đơn kêu gọi điều tra phòng thí nghiệm này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ca tử vong vì Covid-19 trong ngày tại Anh cao nhất từ 5 tháng qua

    Số liệu được Cơ quan y tế Anh công bố cho biết, 146 ca tử vong được ghi nhận trong ngày 10/8 là con số tử vong trong ngày cao nhất tại Anh kể từ ngày 12/3/2021, thời điểm có 175 bệnh nhân thiệt mạng vì Covid-19. Con số ca nhiễm mới trong ngày là trên 23.000 ca, thấp hơn so với ngày trước đó (trên 25.000 ca), tính trung bình cả tuần, số ca nhiễm tại Anh cũng đã tăng thêm 7,4%.

    Các số liệu này đang thu hút sự chú ý lớn của giới chuyên gia y tế bởi nước Anh được xem là đang tiến hành cuộc thí nghiệm lớn nhất thế giới về hiệu quả thực tế của các loại vaccine ngừa Covid-19, khi đã ra lệnh gỡ bỏ mọi biện pháp hạn chế chống dịch kể từ ngày 19/7, dựa trên cơ sở rằng, phần lớn dân chúng đã được tiêm vaccine.

    Tính đến ngày 10/08, đã có 75% dân số trưởng thành tại Anh được tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa Covid-19.

    Việc số ca nhiễm và số ca tử vong vì Covid-19 tại Anh tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian qua đang khiến nhiều người hoài nghi về chiến lược của Chính phủ Anh. Một số dự báo bi quan cho rằng, đến mùa Thu năm nay, nước Anh sẽ phải đối mặt nguy cơ có hàng trăm ngàn ca nhiễm và hàng ngàn ca nhập viện mỗi ngày.

    Tuy nhiên, Thủ tướng Anh Boris Johnson vẫn tự tin cho rằng, với tốc độ tiêm vaccine hiện nay, nước Anh sẽ sớm đạt miễn dịch cộng đồng vào khoảng tháng 10/2021, đồng thời, kêu gọi 1/4 dân số trưởng thành còn lại nhanh chóng đi tiêm vaccine, cũng như cho biết, nước Anh sẽ sớm triển khai việc tiêm mũi vaccine tăng cường trong tháng tới.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Giống Singapore, Indonesia xây dựng lộ trình sống chung với Covid-19

    Theo chỉ đạo của Tổng thống Joko Widodo, Bộ Y tế Indonesia đã bắt tay xây dựng lộ trình nhằm "giữ cho các hoạt động diễn ra bình thường với một nền kinh tế an toàn hơn" nếu dịch bệnh còn kéo dài trong nhiều năm. Bộ trưởng Y tế Indonesia, ông Budi Gunadi Sadikin cho biết, chính phủ sẽ tiến hành một dự án thử nghiệm trong sáu lĩnh vực hoạt động cộng đồng, bao gồm trung tâm thương mại, văn phòng và công nghiệp, giao thông vận tải, du lịch, tôn giáo và giáo dục. Theo đó, các hoạt động trên sẽ áp dụng các giao thức y tế và hoạt động dựa trên nền tảng kỹ thuật số.

    Theo Bộ trưởng Budi, hiện có hai ứng dụng sức khỏe là CareProtect và PeduliLindung sẽ được phát triển trở thành công cụ quan trọng để sống chung với Covid-19. Đặc biệt, chương trình thí điểm đề cao giấy chứng nhận tiêm chủng vaccine. Theo đó, những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine Covid-19 được tích hợp dữ liệu trong ứng dụng trên thì sẽ được tham gia các hoạt động với quy trình lỏng lẻo hơn so với những người chưa tiêm chủng. Hiện Indonesia đã bắt đầu triển khai hệ thống này khi mở cửa thử nghiệm các trung tâm mua sắm ở Jakarta, Bandung, Surabaya và Semarang.

    Ngoài việc xây dựng lộ trình để cùng tồn tại với Covid-19, chính phủ cũng sẽ tiếp tục tăng cường xét nghiệm và truy vết thông qua việc phối hợp với quân đội và cảnh sát quốc gia. Quốc gia với số dân đông thứ 4 thế giới kỳ vọng với nỗ lực cải thiện quy trình y tế bằng cách sử dụng công nghệ thông tin, tăng cường xét nghiệm truy vết, sự cân bằng giữa nền kinh tế và sức khỏe dần dần được thực hiện hóa, mặt khác an ninh quốc gia cũng sẽ được duy trì, đảm bảo.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Israel: Ca nhiễm mới tại tăng kỷ lục trước ngày tựu trường

    Số ca nhiễm mới COVID-19 tại Israel đã vượt  6.000 ca/ngày trong bối cảnh nhiều trường học đã kết thúc kỳ nghỉ Hè nhưng số lượng công dân được tiêm phòng vẫn chưa đạt tỷ lệ yêu cầu.

    Theo thống kê của các cơ quan chức năng Israel, ngày 9/8 ghi nhận 6.275 ca mắc mới, cao nhất kể từ đầu tháng 2/2021, khi Israel đang ở thời kỳ đỉnh dịch. Tỷ lệ xét nghiệm cho kết quả dương tính lên tới gần 5% cũng là mức cao kỷ lục trong 5 tháng qua. Số ca nặng cũng tăng 394 ca, trong đó 64 ca đang phải dùng đến thiết bị trợ thở. Số ca tử vong ghi nhận trong ngày 8/8 là 16 ca, tăng mạnh so với tháng trước, nâng tổng số ca tử vong tại Israel kể từ khi dịch COVID-19 xuất hiện lên 6.559 ca.

    Giới chức Israel hiện đang lo ngại làn sóng dịch bệnh do biến thể Delta gây ra sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát khi mùa tựu trường của các học sinh, sinh viên đang đến gần sau kỳ nghỉ Hè. Mặc dù đã có 63% dân số  được tiêm ít nhất một mũi vaccine, song học sinh dưới 12 tuổi vẫn chưa được tiêm và đang là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất; chưa kể hiện vẫn còn hơn 1 triệu người trưởng thành dù thuộc diện phải tiêm phòng nhưng vẫn không chịu đi tiêm.

    Ca mắc COVID-19 tại quốc gia đi đầu thế giới về tiêm chủng tăng kỷ lục; 8.500 người Đức bật ngửa khi biết thứ y tá vừa tiêm - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Tel Aviv, Israel, ngày 6/8/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

    Hầu hết các trường học của cộng đồng Do Thái giáo tại Israel đã bước vào năm học mới kể từ ngày 9/8, trong khi đa phần các trường bình thường sẽ khai giảng vào đầu tháng 9. Thông báo của cơ quan y tế Israel cho biết, xét nghiệm huyết thanh đối với học sinh thuộc cộng đồng Do Thái giáo ở một số địa phương đã cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 lên tới 17,7%. Việc xét nghiệm nhằm phân luồng học sinh để đảm bảo giãn cách an toàn, phục vụ cho kế hoạch khai giảng năm học mới như thường lệ, vừa được chính phủ nước này thông qua.

    Trong khi đó, Thủ tướng Israel Naftali Bennett ngày 8/8 đã kêu gọi cộng đồng Arab tại nước này tăng cường đi tiêm phòng do tỷ lệ tiêm trong cộng đồng này hiện vẫn khá thấp. Theo ước tính, vẫn còn gần 400.000 người Israel gốc Arab trên 12 tuổi chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19, chiếm khoảng 36% trong số những người đủ điều kiện nhưng chưa tiêm.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chiến lược tỷ đô có thể biến Hàn Quốc thành cường quốc vaccine

    Hàn Quốc lên kế hoạch đầu tư gần 2 tỷ USD để bước vào nhóm 5 nhà sản xuất vaccine Covid-19 lớn nhất thế giới trong vài năm tới.

    Kế hoạch đầy tham vọng được Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in công bố vào ngày 5/8, tại cuộc họp của ủy ban hợp tác công - tư về giải pháp thúc đẩy sản xuất vaccine Hàn Quốc. "Chúng ta sẽ cố gắng nhảy vọt, trở thành một trong năm nhà sản xuất vaccine hàng đầu toàn cầu vào năm 2025", ông Moon nhấn mạnh.

    Tổng thống Hàn Quốc muốn đưa vaccine Covid-19 vào nhóm ba công nghệ chiến lược quốc gia, bên cạnh vật liệu bán dẫn và pin, trong bối cảnh nỗ lực chống dịch của quốc gia Đông Bắc Á này đang bị cản trở đáng kể bởi nguồn cung vaccine toàn cầu hạn chế và các hãng dược liên tục trễ hẹn đơn hàng.

    Với lộ trình đầu tư gần 2.200 tỷ won (khoảng 1,9 tỷ USD) trong 5 năm, Hàn Quốc dự kiến hỗ trợ khoảng 200 nhà khoa học y khoa, đào tạo 10.000 chuyên viên thử nghiệm lâm sàng và 2.000 nhân lực sản xuất sinh phẩm mỗi năm. Theo giới phân tích, chiến lược này sẽ giúp Hàn Quốc chuẩn bị tốt hơn cho kịch bản Covid-19 kéo dài cũng như những đại dịch trong tương lai.

    Hàn Quốc phấn khởi với kế hoạch khủng về vaccine Covid-19; 8.500 người Đức bật ngửa khi biết thứ y tá vừa tiêm - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế Hàn Quốc dự tập huấn tiêm vaccine Covid-19 tại Hiệp hội Điều dưỡng Hàn Quốc ở Seoul ngày 17/2. Ảnh: AP.


    Đọc toàn bộ bài viết tại đây


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đức: Rúng động vụ nữ y tá tráo vắc xin với nước muối khiến 8.500 người bị ảnh hưởng

    Tổng cộng 8.557 người có thể đã không được tiêm bất cứ liều vắc xin nào, hoặc bị tiêm không đủ liều sau khi một y tá âm thầm tráo vắc xin với nước muối tại một trung tâm tiêm chủng.

    Theo Reuters, vụ việc xảy ra hồi đầu năm nay tại một trung tâm tiêm chủng ở Friesland, miền Bắc nước Đức. Theo kết quả điều tra sơ bộ của cảnh sát, một nữ y tá bị nghi đã lén tiêm nước muối thay vì vắc xin COVID-19 cho người dân.

    Sven Ambrosy - lãnh đạo Friesland - tỏ ra sốc trước thông tin này, và cho biết khoảng 8.500 cư dân có thể đã bị ảnh hưởng bởi hành động của nữ y tá vốn là cựu nhân viên Hội Chữ thập đỏ.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dấu hiệu sóng Covid-19 thứ ba trỗi dậy ở Ấn Độ

    Ít nhất 10 bang Ấn Độ ghi nhận hệ số lây nhiễm tăng, dấu hiệu cho thấy nước này nhiều khả năng đã bước vào sóng Covid-19 thứ ba.

    Các chuyên gia dịch tễ học Ấn Độ ngày một lo lắng khi hệ số lây nhiễm nCoV (Hệ số R) tại nhiều địa phương đang tăng. Hệ số này là công cụ quan trọng để các nhà dịch tễ học và giới hoạch định chính sách đánh giá tốc độ lây lan của Covid-19.

    Khi làn sóng Covid-19 thứ hai bùng phát nghiêm trọng ở Ấn Độ vào tháng 5, hệ số R toàn quốc lên đến 1,4, nghĩa là cứ 10 người nhiễm nCoV sẽ lây thêm cho trung bình 14 người khác.

    Vào thời điểm sóng Covid-19 thứ hai hạ nhiệt hồi tháng 7, hệ số R của Ấn Độ giảm xuống 0,9. Tuy nhiên, đến đầu tháng 8, hệ số này đã tăng trở lại lên 1,01, nghĩa là một người mắc Covid-19 sẽ lây nhiễm virus cho hơn một người khác.

    Dấu hiệu làn sóng Covid-19 thứ 3 sắp trỗi dậy ở Ấn Độ; Mỹ báo tin vui cho người nhiễm Sars-CoV-2 - Ảnh 1.

    Bệnh nhân Covid-19 được điều trị tại phòng cấp cứu Bệnh viện Holy Family ở New Delhi, ngày 29/4. Ảnh: Reuters.


    Đọc toàn bộ bài viết tại đây


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca mắc COVID-19 trong ngày tại Hàn Quốc lần đầu vượt 2.000 ca

    Ngày 10/8, hãng thông tấn Yonhap dẫn lời giới chức y tế và địa phương cho biết Hàn Quốc đã ghi nhận hơn 2.000 ca mắc COVID-19 chỉ trong 24 giờ, tăng gần 50% so với một ngày trước đó và là một kỷ lục mới.

    Dấu hiệu làn sóng Covid-19 thứ 3 sắp trỗi dậy ở Ấn Độ; Mỹ báo tin vui cho người nhiễm Sars-CoV-2 - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 8/8/2021. Ảnh: Yonhap/TTXVN

    Tính đến 21h ngày 10/8 (tức 19h cùng ngày giờ Hà Nội) Hàn Quốc đã ghi nhận 2.021 ca mắc COVID-19. Số liệu này so sánh với 1.384 ca mắc được ghi nhận cho tới 21h của ngày trước đó. Theo Yonhap, trong số hơn 2.000 ca mắc của ngày 10/8 có 1.380 ca thuộc khu vực đô thị Seoul. Trong khi đó số ca tử vong do COVID-19 tại Hàn Quốc hiện là 2.134 ca.

    Hàn Quốc đang phải vật lộn với đợt bùng phát dịch COVID-19 tồi tệ nhất từ trước đến nay. Hôm 9/8, Bộ trưởng Y tế Hàn Quốc Kwon Deok-cheol đã phải xin lỗi về tình trạng thiếu hụt vaccine phòng COVID-19 và sự chậm trễ trong khâu vận chuyển.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ cấp phép 3 loại thuốc điều trị COVID-19

    Hiện vẫn chưa có loại thuốc đặc trị dành cho người mắc COVID-19, nhưng Cục thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ đã cấp phép 3 loại để điều trị cho bệnh nhân phải nhập viện hoặc những người phơi nhiễm virus.

     - Ảnh 1.

    Chưa có thuốc đặc trị nào dành cho bệnh nhân COVID-19. Ảnh: AP

    Remdesivir

    Remdesivir là sản phẩm của hãng Gilead Sciences dưới tên thương mại là Veklury. Đây cũng là thuốc đầu tiên được FDA cấp phép dùng trong điều trị cho bệnh nhân COVID-19. Remdesivir hoạt động theo nguyên tắc các phân tử được đưa vào gien của virus corona, khiến virus không thể nhân bản.

    REGEN-COV

    REGEN-COV, tên ban đầu là REGN-COV2, là hỗn hợp của hai kháng thể đơn dòng casirivimab và imdevimab, đều là sản phẩm của hãng Regeneron. Khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump mắc COVID-19 vào tháng 10/2020, ông được cho sử dụng REGEN-COV thông qua chương trình sử dụng nhân ái của công ty. Ông Trump sau đó nói rằng REGEN-COV đã giúp ông khỏi bệnh, dù không biết chính xác lợi ích mà thuốc này mang lại là gì, và ông cũng được dùng kết hợp nhiều loại thuốc khác, trong đó có remdesivir và dexamethasone.

    Baricitinib

    Baricitinib là một loại thuốc dùng để chữa viêm khớp. Trong một nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên quy mô lớn, các nhà nghiên cứu so sánh hiệu quả điều trị trên những bệnh nhân dùng kết hợp baricitinib và remdesivir với nhóm chỉ dùng remdesivir. Họ thấy rằng việc dùng kết hợp hai loại thuốc giảm thời gian điều trị 1 ngày, nhưng không thấy sự kết hợp này giúp giảm tỷ lệ tử vong.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại