Cập nhật lúc

Giám đốc bắt nhân viên tháo khẩu trang để hô "tôi nhất định làm được", ngành y tế mất hơn 11 tỷ

Cập nhật diễn biến dịch Covid-19 trên cả nước ngày 30/12.

Giám đốc bắt nhân viên tháo khẩu trang để hô "tôi nhất định làm được", ngành y tế mất hơn 11 tỷ
20
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Hà Nội bỏ quy định cách ly tập trung người đến từ quốc gia có Omicron

    Tối 30-12, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền thông báo: "Hôm nay, UBND TP Hà Nội làm việc với Bộ Giao thông vận tải, quyết định hủy bỏ văn bản số 310 ngày 27-12-2021. Theo nội dung văn bản, quy định này được áp dụng từ ngày 1-1-2022, nhưng Hà Nội sẽ triển khai theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế".

    Trước đó, tối muộn 27-12, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng ký ban hành kế hoạch ứng phó với biến thể Omicron trên địa bàn TP.

    Theo đó, UBND TP Hà Nội yêu cầu tăng cường giám sát kiểm dịch tại cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài. Thực hiện nghiêm các quy định về kiểm dịch y tế quốc tế, đặc biệt yêu cầu hành khách nhập cảnh phải có xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ khi nhập cảnh vào Việt Nam; tăng cường việc kiểm soát giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính, việc khai báo y tế của hành khách nhập cảnh.

    Đồng thời, tăng cường rà soát các hành khách nhập cảnh có tiền sử đến/về từ các quốc gia, khu vực đã ghi nhận và lây lan biến thể mới như khu vực Nam châu Phi (Nam Phi, Botswana, Namibia, Zimbabwe, Eswwatini, Lesotho, Mozambique...).

    "Đối với các chuyến bay xuất phát hoặc có hành khách đến từ các quốc gia đang có sự xuất hiện của biến thể Omicron thì bắt buộc thực hiện cách ly tập trung đối với người nhập cảnh từ các quốc gia này bất kể tiền sử đã tiêm vắc xin hoặc đã mắc COVID-19 trước đó", kế hoạch yêu cầu.

    Hướng dẫn này của Hà Nội quy định cách ly tập trung người nhập cảnh từ vùng có ca mắc Omicron, kể cả người đã mắc COVID-19 khỏi bệnh và đã tiêm đủ mũi vắc xin đã gây xôn xao vì trái quy định Bộ Y tế, báo Tuổi trẻ đưa tin.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng đưa vụ Việt Á vào diện theo dõi

    Tối 30/12, thông tin từ Ban Nội chính Trung ương cho biết, thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Bí thư và của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã có nhiều nỗ lực cố gắng, chung sức, đồng lòng, vượt qua khó khăn, quyết liệt phòng, chống đại dịch Covid-19.

    Thường trực Ban Chỉ đạo và các cơ quan chức năng đã chỉ đạo, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng phòng, chống dịch bệnh để tham nhũng, tiêu cực.

    Giám đốc bắt nhân viên tháo khẩu trang để hô tôi nhất định làm được, ngành y tế mất hơn 11 tỷ - Ảnh 1.

    Tuy nhiên, vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á vừa qua đã gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với công tác phòng, chống dịch và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước.

    Để xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân sai phạm, cảnh báo, răn đe mạnh mẽ hơn nữa để ngăn ngừa tham nhũng, tiêu cực, củng cố niềm tin của nhân dân, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, tiêu cực thống nhất đưa vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.


    Xem chi tiết tại đây: https://soha.vn/chi-dao-nong-v...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cả nước ghi nhận 240 ca tử vong

    Hôm nay ghi nhận 240 ca tử vong tại: TP HCM 37, Bình Dương 20, An Giang và Cần Thơ 16, Đồng Tháp và Vĩnh Long 15, Tiền Giang 14, Kiên Giang và Hà Nội 13, Sóc Trăng 12, Bà Rịa - Vũng Tàu 11, Long An 10, Tây Ninh 9, Bến Tre 8, Bình Thuận và Cà Mau 6, Trà Vinh và Phú Yên 5, Huế và Hậu Giang 2, Hải Phòng, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Đăk Lăk, Bạc Liêu mỗi nơi một.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 30/12, có thêm 17.000 ca COVID-19 mới

    Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.866), Cà Mau (1.008), Tây Ninh (935), Hải Phòng (838), Khánh Hòa (788), Bình Phước (759), TP. Hồ Chí Minh (697), Bạc Liêu (666), Bình Định (620), Đồng Tháp (590), Vĩnh Long (586), Trà Vinh (579), Lâm Đồng (477), Thừa Thiên Huế (439), Hải Dương (299), Bắc Ninh (289), Phú Yên (289), Cần Thơ (287), Bình Thuận (277), An Giang (262), Quảng Nam (233), Hưng Yên (211), Tiền Giang (203), Kiên Giang (203), Bến Tre (196), Đà Nẵng (185), Thanh Hóa (182), Bà Rịa - Vũng Tàu (180), Sóc Trăng (180), Quảng Ninh (165), Đồng Nai (160), Hà Giang (160), Ninh Bình (160), Gia Lai (155), Hậu Giang (153), Quảng Ngãi (141), Sơn La (129), Nghệ An (123), Phú Thọ (104), Lạng Sơn (103), Nam Định (102), Đắk Nông (100), Hà Nam (98), Vĩnh Phúc (96), Bình Dương (96), Đắk Lắk (69), Quảng Trị (59), Cao Bằng (58), Thái Bình (58), Ninh Thuận (57), Long An (53), Thái Nguyên (50), Hòa Bình (47), Bắc Giang (46), Lào Cai (44), Tuyên Quang (21), Điện Biên (17), Yên Bái (14), Quảng Bình (13), Lai Châu (4), Bắc Kạn (1).

    Hà Nội thêm 1.866 ca. Giám đốc bắt nhân viên bỏ khẩu trang, ngành y tế phải chi 11,8 tỉ dập dịch - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chủng Omicron xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam: Triệu chứng nhiễm là gì?

    Giám đốc bắt nhân viên bỏ khẩu trang để hô to mục tiêu, sau đó ngành y tế phải chi 11,8 tỉ dập dịch - Ảnh 1.

    INFOGRAPHICS: Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Giám đốc yêu cầu nhân viên tháo khẩu trang để ‘truyền lửa', ngành y tế thiệt hại gần 11,8 tỉ đồng

    Ngày 2-5-2021, Trọng cùng lãnh đạo công ty triệu tập 36 nhân viên dự cuộc họp công ty tại tầng 5 tòa nhà số 222 Phan Châu Trinh (Đà Nẵng). Nội dung cuộc họp có 4 phần, trong đó có phần truyền lửa cho nhân viên do ông Trọng chủ trì.

    Trước và khi vào cuộc họp này, tất cả những người tham dự đều đeo khẩu trang để phòng, chống dịch COVID-19.

    Khi đến phần truyền lửa, với mục đích để cho các nhân viên cảm nhận hết nội dung, ông Trọng muốn các nhân viên phải đọc to mục tiêu công việc nhiều lần để thấm mệt, sau đó giám đốc sẽ mở nhạc và nói trầm xuống thì các nhân viên sẽ cảm nhận được nội dung mà Trọng truyền lửa.

    Tuy nhiên, khi đọc mục tiêu và hô khẩu hiệu các nhân viên vẫn đeo khẩu trang, nên không thể đọc và hô to được.

    Thấy vậy, ông Trọng yêu cầu tất cả nhân viên trong cuộc họp bỏ khẩu trang ra bằng lời nói: "Các bạn đọc mục tiêu mà đeo khẩu trang à" và yêu cầu mọi người hô to mục tiêu: "Tôi nhất định làm được" nhiều lần. Các nhân viên đã làm theo trong khoảng 5 - 10 phút.

    Giám đốc bắt nhân viên bỏ khẩu trang để hô to mục tiêu, sau đó ngành y tế phải chi 11,8 tỉ dập dịch - Ảnh 1.

    Bị cáo Nguyễn Quang Trọng lãnh 3 năm tù về tội vi phạm quy định về an toàn nơi đông người - Ảnh: Đ.C.

    Phần truyền lửa này được phó giám đốc Công ty Amida ghi hình và gửi vào nhóm lãnh đạo công ty, sau đó đoạn clip này được đưa lên mạng xã hội.

    Sau cuộc họp trên, tại Công ty Amida xuất hiện chùm ca bệnh COVID-19.

    Ngày 11-9, Sở Y tế TP Đà Nẵng có văn bản xác định tổng số tiền thiệt hại xảy ra tại TP Đà Nẵng liên quan đến Công ty Amida là trên 8,3 tỉ đồng.

    Ngày 6-8, Sở Y tế tỉnh Quảng Trị có văn bản xác định tại Quảng Trị có 3 bệnh nhân COVID-19 liên quan đến Công ty Amida, với tổng thiệt hại do chi phí phòng, chống dịch tại Quảng Trị là trên 864 triệu đồng.

    Tương tự, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk, Quảng Nam cũng xác định có các bệnh nhân COVID-19 liên quan đến nhân viên Công ty Amida...

    Tổng số tiền thiệt hại do Trọng gây ra liên quan đến chùm ca bệnh COVID-19 (65 ca, trong đó Đà Nẵng 54 ca và 11 ca tại các địa phương khác gồm Thừa Thiên Huế 4 ca, Quảng Nam 2 ca, Quảng Trị 3 ca và Đắk Lắk 2 ca) tại 222 Phan Châu Trinh, Đà Nẵng là gần 11,8 tỉ đồng, báo Tuổi trẻ đưa tin.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Gần 90% dân số trên 18 tuổi tiêm đủ 2 liều vắc xin

    Cập nhật trên cổng thông tin tiêm chủng COVID-19, đến 14h ngày 30/12, cả nước đã tiêm hơn 149,3 triệu liều vaccine phòng COVID-19, riêng trong ngày 29/12, các điểm tiêm của cả nước tiêm được 1.119.796 liều.

    Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine phòng COVID-19 là 99,0% và tỷ lệ tiêm đủ 02 liều là 89,2% dân số từ 18 tuổi trở lên. Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 95,7% và 86,0%; miền Trung là 96,7% và 87,6%; Tây Nguyên là 92,4% và 78,6%; miền Nam là 100% và 92,4%.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ Y tế điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 là ca bệnh nghi ngờ

    Một phụ nữ ở TPHCM có khả năng miễn nhiễm đặc biệt. Từ nay, ôm hôn, tiếp xúc với da của F0 mới là F1 - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ Y tế nhận 100.000 liều vắc xin phòng COVID-19 Sputnick Light do Liên Bang Nga trao tặng


    Tại Hà Nội, ngày 29/12, GS.TS Trần Văn Thuấn- Thứ trưởng Bộ Y tế đã tiếp nhận 100.000 liều vaccine Sputnik Light do Chính phủ Liên Bang Nga hỗ trợ phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

    Tại buổi lễ, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế trân trọng cảm ơn và đánh giá cao sự hỗ trợ của Chính phủ và nhân dân Nga đã viện trợ cho Việt Nam 100.000 liều vaccine Sputnik Light.

    Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, trong bối cảnh toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân Việt Nam đang nỗ lực hết sức để kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19, sự hỗ trợ này là nghĩa cử cao đẹp, là nguồn động viên tinh thần và vật chất to lớn đối với Chính phủ và nhân dân Việt Nam, đó là minh chứng cho tình đoàn kết, và mong muốn chung tay sớm đẩy lùi và khống chế dịch bệnh.

    Sự hỗ trợ trên càng có ý nghĩa khi hai nước hướng tới chuẩn bị kỷ niệm 72 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, (30/01/1950-30/01/2022), qua đó góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác giữa Việt Nam và Nga.

    Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết, Bộ Y tế sẽ sử dụng món quà viện trợ này của Nga một cách phù hợp nhất, căn cứ theo tình hình thực tế, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch khẩn cấp tại Việt Nam.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội: Chưa phát hiện thêm F0 mang biến chủng Omicron

    Sáng 30/12, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết TP đã chuyển 22 mẫu bệnh phẩm của các trường hợp dương tính SARS-CoV-2 thuộc khu vực nguy cơ cao tới Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ để giải trình tự gen nhằm chủ động phát hiện sớm biến chủng Omicron.

    Một phụ nữ ở TP.HCM miễn nhiễm: Làm và ăn trưa với 3 đồng nghiệp F0, ở trọ cùng 2 F0 vẫn không lây - Ảnh 1.

    "Kết quả cho thấy toàn bộ 22 mẫu bệnh phẩm này đều là biến chủng Delta. Hà Nội hiện chưa ghi nhận thêm người nhiễm SARS-CoV-2 biến chủng Omicron", ông Tuấn nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Miễn nhiễm Covid-19

    Làm chung phòng, cùng ăn trưa suốt một tuần với ba đồng nghiệp về sau trở thành F0, song chị Thanh Thủy (26 tuổi) xét nghiệm âm tính 4 lần liên tục.

    Hồi giữa tháng 11, hai người bạn trọ chung phòng cũng mắc Covid-19 phải đi cách tập trung, riêng chị Thủy test nhanh âm tính.

    Phó giáo sư Đỗ Văn Dũng (Trưởng khoa Y tế cộng đồng, Đại học Y Dược TP HCM) cho biết những trường hợp miễn nhiễm Covid-19 như chị Thủy không hiếm gặp. Các nhà khoa học đã có nhiều khảo cứu và chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, theo đó:

    Thứ nhất, họ corona virus liên quan đến nhiều bệnh, ví dụ như cúm, cảm lạnh, Covid-19. Nếu một người từng bị cảm lạnh, cơ thể đã có miễn dịch với corona, được lưu lại bằng tế bào trí nhớ miễn dịch. Khi tiếp xúc với mầm bệnh là Covid-19, tế bào trí nhớ được kích hoạt, chủ động đào thải virus ra ngoài, trước khi chúng gây triệu chứng. Đây gọi là miễn dịch chéo.

    Thứ hai là do hệ thống miễn dịch của từng cá nhân. Những người có sức đề kháng mạnh sẽ tấn công và tiêu diệt virus, không cho chúng nhân bản ngay khi virus vừa xâm nhập. Họ có thể không nhiễm bệnh, hoặc nhiễm với triệu chứng và mức độ rất nhẹ, nhanh khỏi, khi xét nghiệm thường không thấy virus.

    Ngoài ra, những người đã tiêm chủng đủ vaccine phòng Covid-19, lượng kháng thể sinh ra đủ mạnh thì nguy cơ nhiễm bệnh cũng thấp hơn so với người chưa tiêm. Hiệu lực vaccine làm giảm khoảng 80% số người lẽ ra mắc bệnh.

    Nguyên nhân thứ 4 rất phổ biến, đó là người này từng mắc và khỏi bệnh trước thời điểm tiếp xúc với F0 hiện tại. Theo ông Dũng, xét nghiệm Covid-19 là xét nghiệm kháng nguyên - tìm virus trong mũi, hầu họng. Trong khi đó, nhiều người mắc Covid-19 nhưng không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ (thường nhầm thành sổ mũi, dị ứng thời tiết theo mùa, hắt hơi mùa lạnh). Cộng với hệ miễn dịch khỏe mạnh hoặc đã sẵn kháng thể do tiêm vaccine mà cơ thể xử lý quá tốt, bệnh khỏi nhanh. Do đó khi xét nghiệm không thấy sự hiện diện của virus trong mũi họng, thông tin trên báo VnExpress.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội không tổ chức hoạt động chào đón năm mới ngoài trời

    Ngày 30/12, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho hay quyết định trên được đưa ra để đảm bảo công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. "Thành phố không tổ chức các hoạt động chào đón năm mới 2022 ngoài trời", ông Hồng nói.

    Thay vào đó, Hà Nội sẽ tổ chức một số hoạt động trực tuyến để chào đón năm mới; quay trước chương trình biểu diễn nghệ thuật "rực rỡ sắc xuân" phát trên đài truyền hình địa phương vào tối 31/12.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hơn 84% bệnh nhân Covid-19 tử vong là người từ 50 tuổi trở lên

    PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết trong số ca mắc Covid-19 tại nước ta có 6% là bệnh nhân nặng; 8,3% ở mức trung bình; tỉ lệ bệnh nhân nhẹ và không có triệu chứng cao nhất với 85,7%.

    Một phụ nữ ở TPHCM có khả năng miễn nhiễm đặc biệt. Từ nay, ôm hôn, tiếp xúc với da của F0 mới là F1 - Ảnh 1.

    Điều trị bệnh nhân Covid-19 tại TP HCM.

    Báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho thấy đến ngày 28-12, các địa phương có số ca đang điều trị cao: TP HCM (51.726), Bình Dương (42.159), Đồng Nai (41.147), Hà Nội (20.165), Cà Mau (16.061), Cần Thơ (15.157), Khánh Hòa (12.859), Trà Vinh (11.922), Đồng Tháp (10.936), Tây Ninh (10.584).

    Các địa phương đang có số ca Covid-19 nặng cao: Đồng Nai (3.246), TP HCM (2.315), TP Cần Thơ (420), Long An (416), An Giang (399), Bình Dương (361), Bến Tre (336), Vĩnh Long (324), Hà Nội (315), Đồng Tháp (277) ca, thông tin trên báo Người lao động.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hơn 148,1 triệu liều vắc xin Covid-19 đã được tiêm tại Việt Nam

    Hải Phòng bất ngờ phát hiện 1.006 ca mắc trong 1 ngày. Vắc xin của Việt Nam bảo vệ khỏi tử vong 100% - Ảnh 1.

    Đồ họa: TTXVN

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ Y tế điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19: Ai là F0?

    Ngày 29/12, Bộ Y tế có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các đơn vị trực thuộc Bộ về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19.

    Theo Bộ Y tế, hiện dịch bệnh tại Việt Nam cơ bản đang được kiểm soát. Tuy nhiên số ca mắc mới có xu hướng tăng tại một số tỉnh, thành phố. Vì vậy, để tiếp tục chủ động tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc, quản lý hiệu quả các ca bệnh COVID-19 trong bối cảnh cả nước thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, phù hợp với điều kiện và nguồn lực của các địa phương, Bộ Y tế điều chỉnh định nghĩa về ca bệnh COVID-19.

    Một phụ nữ ở TPHCM có khả năng miễn nhiễm đặc biệt. Từ nay, ôm hôn, tiếp xúc với da của F0 mới là F1 - Ảnh 1.

    Điều trị cho bệnh nhân Covid-19

    Ca bệnh COVID-19 (F0): Là người có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của virus (PCR); Tiếp xúc gần (F1) và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính SARS-CoV-2.

    Là người có biểu hiện lâm sàng nghi COVID-19 (ca bệnh nghi ngờ và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1); Có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính 2 lần liên tiếp (xét nghiệm lần 2 trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần 1 với virus SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1).

    Sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên với virus SARS-CoV-2 phải thuộc danh mục được Bộ Y tế cấp phép. Xét nghiệm nhanh kháng nguyên do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.

    Người tiếp xúc gần (F1) là người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể…) với F0 trong thời kỳ lây truyền của ca nhiễm.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca Covid-19 ở Hà Nội trong 1 tháng

    Hải Phòng bất ngờ phát hiện 1.006 ca mắc trong 1 ngày. Vắc xin của Việt Nam bảo vệ khỏi tử vong 100% - Ảnh 1.

    Đồ họa: Báo Tuổi trẻ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hội đồng đạo đức họp lần 3, kết luận vắc xin Nano Covax đạt yêu cầu hiệu lực bảo vệ

    Theo thông tin của Tuổi Trẻ Online, ngày 29-12, Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh quốc gia đã họp lần thứ 3 để đánh giá hiệu lực bảo vệ qua thử nghiệm lâm sàng vắc xin Nano Covax, sản phẩm do Công ty Nanogen, Việt Nam sản xuất.

    Theo thông tin từ cuộc họp, nhóm nghiên cứu đã trình bày kết quả đánh giá hiệu lực của vắc xin trong nhóm người tình nguyện tiêm vắc xin, cho thấy tương tự các vắc xin ngừa COVID-19 khác, hiệu lực bảo vệ của vắc xin Nano Covax cũng giảm dần theo thời gian: ngày 42-90 sau tiêm hiệu lực bảo vệ đạt 86,7%, 120 ngày sau tiêm đạt 78,50%, ngày 180 sau tiêm đạt 51,60%.

    Hải Phòng bất ngờ phát hiện 1.006 ca mắc trong 1 ngày. Vắc xin của Việt Nam bảo vệ khỏi tử vong 100% - Ảnh 1.

    Vắc xin Nano Covax do Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen bào chế - Ảnh: TỰ TRUNG/Báo Tuổi trẻ

    Tính chung toàn thời gian, hiệu lực bảo vệ của Nano Covax (liều tiêm 25 mcg) đạt 52,1%, đạt tiêu chuẩn cấp phép lưu hành theo chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và FDA Hoa Kỳ.

    Báo cáo của nhóm nghiên cứu cũng cho biết hầu hết các ca COVID-19 trong nhóm đã tiêm vắc xin Nano Covax đều ở mức độ nhẹ, trong khi ở nhóm đối chứng có nhiều ca ở mức nặng.

    Qua thử nghiệm giai đoạn 2 và 3, nhóm nghiên cứu đánh giá hiệu lực bảo vệ khỏi diễn biến nặng của vắc xin là 92%. Hiệu lực bảo vệ khỏi tử vong là 100%.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội đang giải trình tự gene 28 mẫu dương tính Covid-19 nghi liên quan Omicron

    Chiều 29/12, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Hà Nội đã họp trực tuyến Ban Chỉ đạo với các sở, ngành, quận, huyện, thị xã về các giải pháp phòng, chống dịch.

    Tại cuộc họp, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương trình bày cho thấy, tính từ đầu năm đến ngày 28/12, tổng số ca mắc trên địa bàn TP là 43.128 trường hợp.

    Trong đợt dịch thứ 4 kể từ ngày 27/4 đến nay, TP ghi nhận 42.888 ca mắc, trong đó có 15.070 ca ngoài cộng đồng. Hiện, TP có 76 điểm phong tỏa với 3.100 người.

    Hải Phòng bất ngờ phát hiện 1.006 ca mắc mới trong ngày, trong đó nhiều người chủ động đi xét nghiệm - Ảnh 1.

    Nhân viên CDC Hà Nội tiến hành công việc xét nghiệm.

    Ngày 28/12, Bộ Y tế thông tin về trường hợp đầu tiên nhiễm biến chủng Omicron tại Việt Nam là người nhập cảnh, bệnh nhân từ Anh quốc về Việt Nam qua Cảng hàng không quốc tế Nội Bài ngày 19/12/2021.

    Đến nay, theo ông Cương, TP đã lấy 28 mẫu xét nghiệm các trường hợp dương tính và có yếu tố dịch tễ nghi ngờ chuyển Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ để giải trình tự gen xác định chủng virus (sàng lọc nghi ngờ chủng Omicron). Hiện vẫn đang trong quá trình thực hiện xét nghiệm.


    Xem chi tiết tại đây: https://soha.vn/ha-noi-dang-gi...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 29.12, Hải Phòng ghi nhận hơn 1.000 ca nhiễm Covid-19

    Theo Sở Y tế TP.Hải Phòng, tổng số ca nhiễm tại thành phố đến thời điểm này là 8.7111 ca, trong đó có 14 ca tử vong.

    Ngày 29.12, TP.Hải Phòng ghi nhận tổng cộng 1.006 ca nhiễm Covid-19. Trong số 1.006 ca F0 ghi nhận ngày hôm nay, tại H.Thủy Nguyên có 278 ca, H.An Dương 108 ca, Q.Lê Chân 105 ca, Q.Ngô Quyền có 93 ca, H.Vĩnh Bảo 75 ca, Q.Dương Kinh 72 ca, H.Kiến Thụy 68 ca, Q.Hải An 44 ca, H.An Lão 37 ca, Q.Hồng Bàng 36 ca, Q.Đồ Sơn 32 ca, H.Tiên Lãng 27 ca, Q.Kiến An 18 ca, H.Cát Hải 18 ca và 1 thuyền viên mới nhập cảnh. Các ca nhiễm mới phát sinh do có nhiều người chủ động đi làm xét nghiệm và qua đó phát hiện nhiễm Covid-19.

    Trao đổi với Thanh Niên, ông Lê Khắc Nam, Phó chủ tịch UBND TP.Hải Phòng, kiêm Giám đốc Sở Y tế TP.Hải Phòng, cho biết: "Tình hình dịch bệnh tại TP.Hải Phòng đang rất phức tạp, số ca nhiễm sẽ tăng nhanh vì dịch bệnh đã xâm nhập vào các khu, cụm công nghiệp. Có thể trong thời gian tới sẽ có cả nghìn ca/ngày. Tuy nhiên, TP.Hải Phòng đã có chuẩn bị".

    Theo ông Lê Khắc Nam, dù số ca nhiễm tăng cao nhưng có đến 97% bệnh nhân nhẹ, không có triệu chứng. Chính vì vậy, TP.Hải Phòng đã triển thành lập 226 trạm y tế lưu động để điều trị F0 tại nhà.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 29/12, Việt Nam ghi nhận 13.889 ca nhiễm mới

     - Ảnh 1.

    Infographics: TTXVN

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại