Cập nhật lúc

Dấu hiệu bất thường trong chi tiền hỗ trợ dịch Covid-19 ở TP.HCM. Kỷ luật giám đốc Trung tâm Y tế sau vụ tiêm vaccine cho 57 trẻ em

Cập nhật tin dịch COVID-19 ngày 18/9 tại Hà Nội, TP HCM và các tỉnh thành trên cả nước.

Dấu hiệu bất thường trong chi tiền hỗ trợ dịch Covid-19 ở TP.HCM. Kỷ luật giám đốc Trung tâm Y tế sau vụ tiêm vaccine cho 57 trẻ em
23
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Dấu hiệu bất thường trong chi tiền hỗ trợ dân: Quận ủy Q.8 yêu cầu báo cáo

    Tối 18.9, lãnh đạo Quận ủy Q.8 ( TP.HCM ) cho biết đơn vị đã yêu cầu UBND P.2 (Q.8), báo cáo những bất thường trong việc chi tiền hỗ trợ dân, liên quan bài viết mà Báo Thanh Niên đã phản ánh.

    Dấu hiệu bất thường trong chi tiền hỗ trợ dịch Covid-19 ở TP.HCM. Kỷ luật giám đốc Trung tâm Y tế sau vụ tiêm vaccine cho 57 trẻ em - Ảnh 1.

    Người dân trên trên địa bàn P.2 (Q.8, TP.HCM) đến trụ sở UBND phường để khiếu nại về số tiền trợ cấp

    Trao đổi với PV Thanh Niên, lãnh đạo Quận ủy Q.8 cho biết qua thông tin bài viết "Dấu hiệu bất thường trong chi tiền hỗ trợ người dân" đăng tải trên Báo Thanh Niên, Quận ủy Q.8 đã yêu cầu UBND P.2 báo cáo về sự việc.

    "Tôi đã yêu cầu UBND P.2 viết báo cáo về sự việc mà Báo Thanh Niên đã phản ánh. Sau khi nhận được báo cáo, chúng tôi sẽ gửi cho Thành ủy, Ban tuyên giáo Thành ủy TP.HCM và Báo Thanh Niên", lãnh đạo Quận ủy Q.8 thông tin.

    Trong khi đó, liên quan bài viết "Dấu hiệu bất thường trong chi tiền hỗ trợ người dân", bạn đọc đã có cả ngàn lượt phản hồi, bình luận trên Thanh Niên Online và fanpage của Báo Thanh Niên trên mạng xã hội Facebook.

    Hầu hết, bạn đọc đề nghị danh sách nhận tiền trợ cấp phải được dán công khai ở trụ sở UBND cấp phường, hoặc tại trụ sở khu phố… để người dân có thể dễ dàng biết họ có tên trong danh sách nhận tiền hay không.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Kỷ luật giám đốc Trung tâm Y tế sau vụ tiêm vaccine cho 57 trẻ em

    Tối 18/9, Phó giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ Phạm Phú Trường Giang cho biết đơn vị đã ra quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Kim Hải, Giám đốc Trung tâm Y tế quận Thốt Nốt, do vi phạm quy định về tổ chức tiêm vaccine cho người dưới 18 tuổi không đúng quy định.

    Trước đó Sở Y tế đã đình chỉ công tác đối với ông Hải ở chức vụ Giám đốc Trung tâm Y tế quận, Phó ban Chỉ đạo tiêm phòng vaccine kiêm Trưởng ban Tiếp nhận phân phối vaccine quận Thốt Nốt.

    Trung tâm Y tế quận Thốt Nốt để xảy ra hàng loạt trường hợp trẻ dưới 18 tuổi tiêm vaccine. Ảnh: Đ.Đ.

    Dấu hiệu bất thường trong chi tiền hỗ trợ dịch Covid-19 ở TP.HCM. Kỷ luật giám đốc Trung tâm Y tế sau vụ tiêm vaccine cho 57 trẻ em - Ảnh 1.

    Trung tâm Y tế quận Thốt Nốt để xảy ra hàng loạt trường hợp trẻ dưới 18 tuổi tiêm vaccine. Ảnh: Đ.Đ.

    Hôm 13/9, mạng xã hội lan truyền thông tin một trường hợp sinh năm 2008 (13 tuổi, ở quận Thốt Nốt) được tiêm 2 mũi vaccine Pfizer.

    Sau trường hợp trên, báo chí tiếp tục phát hiện danh sách 57 trẻ dưới 18 tuổi ở địa phương này đã tiêm vaccine Pfizer tại điểm trường THCS Thốt Nốt ngày 18/8 (người nhỏ nhất 12 tuổi).

    Kết quả thanh tra xác định Trung tâm Y tế quận Thốt Nốt đã tiêm vaccine phòng Covid-19 cho 57 người dưới 18 tuổi.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Có hiện tượng "gắn mác" quân đội để thu tiền mai táng F0 tử vong tại TPHCM

    Đại diện Bộ Tư lệnh TPHCM khẳng định, các cán bộ, chiến sĩ của đơn vị không phối hợp với các cơ sở mai táng, nhận tiền người dân trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dưới bất kỳ hình thức nào.

    Tại cuộc họp báo của Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM chiều 18/9, Thượng tá Nguyễn Thanh Phong - Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh TPHCM - thông tin, trong thời gian qua trên địa bàn xuất hiện một số người tự xưng là nhân viên cơ sở mai táng, gợi ý gia đình có người mất do Covid-19 nộp tiền để đưa tro cốt về sớm. Những người này cho biết sẽ phối hợp với các đơn vị quân sự trong việc hỗ trợ vận chuyển tro cốt bệnh nhân.

    Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh TPHCM khẳng định, thông tin trên là không chính xác. Không có chuyện các cán bộ, chiến sĩ phối hợp cơ sở mai táng nhận tiền của người dân để làm cho nhanh. Các chiến sĩ không nhận tiền của người dân bằng bất kể hình thức nào khi làm nhiệm vụ được giao.

    Có hiện tượng gắn mác quân đội để thu tiền mai táng F0 tử vong tại TPHCM. Việt Nam thêm 9.373 ca, 220 ca tử vong - Ảnh 1.

    Thượng tá Nguyễn Thanh Phong - Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh TPHCM.

    Theo Thượng tá Phong, từ giữa tháng 8 đến nay, Bộ Tư lệnh TPHCM đã được Thành ủy, UBND TPHCM giao nhiệm vụ tiếp nhận, lưu giữ, quản lý, hỏa táng tro cốt của người tử vong vì Covid-19 và vận chuyển tro cốt trao đến gia đình, người thân của bà con. Bộ Tư lệnh thành phố hiểu rằng, đây là nghĩa cử cao đẹp, có ý nghĩa đối với người đã khuất lẫn người đang sống.

     

    "Xuất phát từ mệnh lệnh trái tim, Ban lãnh đạo Đảng ủy Bộ Tư lệnh thành phố chỉ đạo tổ chức thực hiện chặt chẽ, chu đáo các quy trình. Dù có những lúc, số lượng người tử vong tăng cao dẫn đến sự chậm trễ

    Thượng tá Nguyễn Thanh Phong

      

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Làm rõ phản ánh ưu ái tiêm vắc xin cho anh em, họ hàng của cán bộ

    Chiều 18/9, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết trong những ngày gần đây, Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh này nhận được nhiều cuộc gọi phản ánh về việc triển khai tiêm vắc xin Covid-19 tại một số địa bàn chưa đúng quy định, xảy ra tình trạng tiêm không đúng đối tượng ưu tiên theo kế hoạch, có trường hợp lợi dụng tiêm cho anh em, họ hàng của cán bộ…

    Vì thế, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành đã có ý kiến chỉ đạo Sở Y tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố… tổ chức tiêm vắc xin đảm bảo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và kế hoạch của tỉnh Vĩnh Phúc.

    "Công khai rộng rãi danh sách triển khai tiêm vắc xin trước khi tiêm và danh sách hoàn thành tiêm từng đợt tại các địa điểm tổ chức tiêm vắc xin" - Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội nới lỏng giãn cách, Quốc lộ 1A ùn ứ 2km

    Từ trưa 18/9, rất đông các phương tiện đi trên Quốc lộ 1A cũ, khiến giao thông dồn ứ hơn 2km đoạn qua cầu quán Gánh, Thường Tín.

    Tình trạng này diễn ra sau khi Hà Nội nới lỏng giãn cách, một nguyên nhân khách là do lòng đường cầu quán Gánh bị thu hẹp để xây dựng.

    Tuyến đường này nhỏ, hẹp, lượng xe cộ qua lại đông nên khi thi công cầu giao thông bị thắt lại, hơn nữa do đang làm cầu khiến con đường này bụi mù các phương tiện rất khó di chuyển.

    Đến hơn 13h lực lượng chức năng có mặt điều tiết phân luồng giao thông.

    Hà Nội: Sau khi nới lỏng giãn cách, đường Hà Nội vào cuối tuần tắc dài 2km (Clip: Việt Hùng)

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 18/9, Việt Nam thêm 9.373 ca mắc mới, 220 ca tử vong

    Tính từ 17h ngày 17/9 đến 17h ngày 18/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 9.373 ca nhiễm mới, trong đó 13 ca nhập cảnh và 9.360 ca ghi nhận trong nước TP. Hồ Chí Minh (4.237), Bình Dương (2.877)... Hà Nội (19).

    Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc. kcb. vn ghi nhận 220 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (165), Bình Dương (39), Kiên Giang (7), Tây Ninh (3), Đồng Tháp (2), Bình Thuận (1), Thanh Hóa (1), Quảng Ngãi (1), Hà Nội (1).

    - Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 250 ca.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP.HCM: Phát hiện 135 trường hợp cảnh báo F0 'đi trên đường', 50 F0 'có giấy đi đường'

    Công an TP.HCM cho biết thông qua ứng dụng VN-EID của Bộ Công an, các chốt trạm kiểm soát dịch đã phát hiện 135 trường hợp F0 lưu thông trên đường.

    Tại buổi họp báo thông tin về tình COVID-19 tại TP.HCM, thượng tá Lê Mạnh Hà – phó trưởng Phòng Tham mưu Công an TP.HCM – cho biết theo kết quả thống kê của Công an TP đến ngày 16-9, thông qua ứng dụng VN-EID đã phát hiện 135 trường hợp có cảnh báo F0 đi qua các chốt, các trạm kiểm soát dịch trên đường.

    Sau khi phát hiện cảnh báo, Công an TP đã xác minh và phát hiện 33 trường hợp F0 đã khỏi bệnh, còn lại 102 trường hợp là F0.

    Trong 102 trường hợp F0 (26 trường hợp cách ly tập trung, còn lại cách ly tại nhà) có 50 trường hợp được cấp giấy đi đường, lực lượng chức năng đã thu hồi 10 giấy và thông báo hủy giấy đối với 40 trường hợp.

    Còn lại các trường hợp khác không thuộc diện được cấp giấy đi đường là những người đang đi cách ly, người đi tiêm ngừa, người đi khám bệnh về nhà,…

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phát hiện nhiều trường hợp chỉnh sửa giấy xét nghiệm Covid-19 ở Bình Dương

    Cục CSGT, Bộ Công an cho biết, lực lượng CSGT đã phát hiện nhiều trường hợp chỉnh sửa giấy xét nghiệm Covid-19 tại chốt kiểm soát ở Bình Dương và TP.HCM.

    Hà Nội: Chùm 6 ca Covid-19 chưa rõ nguồn lây ở Long Biên, F0 thường xuyên ở nhà. Bình Dương khẳng định vụ 149.000 liều vắc xin Moderna hết hạn là hiểu nhầm? - Ảnh 1.

    Một trường hợp chỉnh sửa giấy xét nghiệm Covid-19 được phát hiện tại chốt Phú Cường ẢNH CỤC CSGT CUNG CẤP

    Chiều 18.9, Cục CSGT, Bộ Công an cho biết đã nhận được báo cáo từ CSGT tỉnh Bình Dương về việc liên tiếp phát các trường hợp chỉnh sửa giấy xét nghiệm Covid-19.

    Cụ thể, lúc 8 sáng cùng ngày, trong quá trình trực tại chốt kiểm dịch ở cầu Phú Cường, nối giữa TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương) và H.Củ Chi (TP.HCM), lực lượng CSGT TP.Thủ Dầu Một đã tiến hành kiểm tra xe ô tô mang biển kiểm soát 61C-435… do Nguyễn Văn Ch. (ngụ TX.Tân Uyên, Bình Dương) điều khiển, trên xe chở theo Nguyễn Thọ Vĩnh H. (ngụ H.Cẩm Mỹ, Đồng Nai), lưu thông đi từ địa chỉ D20A, ấp Kiến An (xã An Điền, TX.Bến Cát, Bình Dương) đến Khu Công nghiệp Vĩnh Lộc (P.Bình Hưng Hoà, Q.Bình Tân, TP.HCM) để nhận hàng rau, củ, quả sau đó quay trở về Bình Dương giao hàng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phát hiện nhiều trường hợp chỉnh sửa giấy xét nghiệm Covid-19 ở Bình Dương

    Cục CSGT, Bộ Công an cho biết, lực lượng CSGT đã phát hiện nhiều trường hợp chỉnh sửa giấy xét nghiệm Covid-19 tại chốt kiểm soát ở Bình Dương và TP.HCM.

    Hà Nội: Chùm 6 ca Covid-19 chưa rõ nguồn lây ở Long Biên, F0 thường xuyên ở nhà. Bình Dương khẳng định vụ 149.000 liều vắc xin Moderna hết hạn là hiểu nhầm? - Ảnh 1.

    Một trường hợp chỉnh sửa giấy xét nghiệm Covid-19 được phát hiện tại chốt Phú Cường ẢNH CỤC CSGT CUNG CẤP

    Chiều 18.9, Cục CSGT, Bộ Công an cho biết đã nhận được báo cáo từ CSGT tỉnh Bình Dương về việc liên tiếp phát các trường hợp chỉnh sửa giấy xét nghiệm Covid-19.

    Cụ thể, lúc 8 sáng cùng ngày, trong quá trình trực tại chốt kiểm dịch ở cầu Phú Cường, nối giữa TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương) và H.Củ Chi (TP.HCM), lực lượng CSGT TP.Thủ Dầu Một đã tiến hành kiểm tra xe ô tô mang biển kiểm soát 61C-435… do Nguyễn Văn Ch. (ngụ TX.Tân Uyên, Bình Dương) điều khiển, trên xe chở theo Nguyễn Thọ Vĩnh H. (ngụ H.Cẩm Mỹ, Đồng Nai), lưu thông đi từ địa chỉ D20A, ấp Kiến An (xã An Điền, TX.Bến Cát, Bình Dương) đến Khu Công nghiệp Vĩnh Lộc (P.Bình Hưng Hoà, Q.Bình Tân, TP.HCM) để nhận hàng rau, củ, quả sau đó quay trở về Bình Dương giao hàng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Một chung cư ở Hà Nội yêu cầu dân không rời khỏi nơi cư trú vì có ca mới

    Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hưng (Hoàng Mai, Hà Nội) Vũ Tuấn Đạt đã ký thông báo về việc tạm thời không rời khỏi nơi cư trú đối với các cư dân tại chung cư Park View Tower - Đồng Phát, tổ dân phố số 33 thuộc phường trên.

    Ngày 18-9, chủ tịch UBND phường Vĩnh Hưng (Hoàng Mai, Hà Nội) Vũ Tuấn Đạt đã ký thông báo về việc tạm thời không rời khỏi nơi cư trú đối với các cư dân tại chung cư Park View Tower - Đồng Phát, tổ dân phố số 33 thuộc phường trên.

    Theo đó, khoảng 8h26 sáng 18-9, phường Vĩnh Hung nhận được thông tin có 1 mẫu gộp gồm 10 người dương tính COVID-19 tại chung cư Park View Tower.

    Trước thông tin trên, phường Vĩnh Hưng yêu cầu trạm y tế phường phối hợp với tổ dân phố, ban quản lý chung cư trên nhanh chóng lấy mẫu xét nghiệm gửi lên CDC Hà Nội theo đúng quy định.

     

    "Các cư dân hiện đang sinh sống tại chung cư Park View Tower - Đồng Phát, tổ dân phố số 33, phường Vĩnh Hưng tạm thời không rời khỏi nhà cho đến khi có thông báo mới"

    Thông báo của UBND phường Vĩnh Hưng


    Đọc toàn bộ bài viết tại đây


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thực hư việc Bình Dương để 149.000 liều vắc xin Moderna hết hạn?

    Sở Y tế khẳng định trên 149.000 liều vắc xin Moderna đã được tiêm hết, trong khi văn bản của sở có "câu dẫn" khiến dư luận hiểu lầm có tình trạng vắc xin tồn kho, quá hạn phải bỏ gây lãng phí.

    Thông tin gây hiểu nhầm xuất phát từ một văn bản của Sở Y tế tỉnh Bình Dương đề ngày 14-9, trong đó có nội dung: "Vắc xin Moderna Bộ Y tế phân bổ cho tỉnh Bình Dương đợt 11 và đợt 14 đã hết hạn sử dụng ngày 4-9-2021 (vắc xin sau khi rã đông sử dụng 30 ngày ở nhiệt độ từ 2-80C)".

     Văn bản này được lan truyền liên tục từ ngày ban hành tới nay. Nhiều người bức xúc cho rằng trong khi vắc xin đang khan hiếm, vì sao ngành y tế lại để vắc xin Moderna bị quá hạn dẫn đến lãng phí?

    Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết thông tin Bình Dương để vắc xin Moderna hết hạn sử dụng chỉ là hiểu lầm. Công văn ngày 14-9 của Sở Y tế có nội dung chính là việc hướng dẫn tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 Moderna, sau khi đã có hướng dẫn của Bộ Y tế.

    Bấm link đọc bài viết nguồn chi tiết:

    Thực hư việc Bình Dương để 149.000 liều vắc xin Moderna hết hạn?tuoitre.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trưa 18/9, Hà Nội phát hiện thêm 15 ca mắc Covid-19

    Trưa 18/9, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến 12h cùng ngày, thành phố ghi nhận thêm 15 ca bệnh, trong đó, 14 ca tại khu cách ly và 1 ca tại cộng đồng. 

    Trong đó, ghi nhận 6 ca Covid-19 tại phường Việt Hưng, quận Long Biên. Đây là chùm ca bệnh mới chưa rõ nguồn lây.

    Theo đó, ca bệnh khởi phát ngoài cộng đồng là cụ bà 84 tuổi, trú tại ngõ 22 Kim Quan, phường Việt Hưng, có lịch sử dịch tễ thường xuyên ở nhà.

    Phân bố theo quận/huyện gồm Long Biên (6), Hai Bà Trưng (2), Thanh Xuân (2), Hoàng Mai (1), Thanh Trì (1), Ba Đình (1), Đan Phượng (1), Đống Đa (1).

    Phân bố theo chùm ca bệnh gồm Chùm Sàng lọc ho sốt (1); Chùm liên quan TP.HCM (1); Chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho, sốt (13).

    Thông tin cụ thể 15 ca dương tính mới như sau:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội ghi nhận 1 ca nghi mắc COVID-19 ngoài cộng đồng ở Việt Hưng

    Trung tâm Y tế quận Long Biên cho biết, trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 là cụ bà 84 tuổi, ở tổ 4, phường Việt Hưng, quận Long Biên.

    Qua điều tra dịch tễ, bệnh nhân này đã già yếu, nên không đi đâu. Ngày 12/9, bệnh nhân sốt, có tự điều trị nhưng không đỡ. Chiều 17/9, bệnh nhân vào Bệnh viện Đức Giang khám bệnh được làm test nhanh kháng nguyên COVID-19 dương tính. Sau đó, được lấy xét nghiệm khẳng định và có  kết quả dương tính với SARS-CoV-2 (Bệnh viện Đức Giang thực hiện).

    Ngay sau khi có thông tin về trường hợp này, Trung tâm Y tế quận Long Biên đã phối hợp với các Trạm Y tế phường và cử Đội đáp ứng nhanh số 2 xuống phối hợp điều tra dịch tễ và làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19 cho người tiếp xúc gần, đồng thời tiến hành phun khử khuẩn toàn bộ khu vực nhà các trường hợp liên quan đến bệnh nhân này và các hộ lân cận./.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Quận 5 tính cho người dân đi chợ từ ngày 22/9

    Trao đổi với Zing, bà Trương Minh Kiều - Chủ tịch UBND quận 5 - cho biết: "Hiện, quận đã phương án cụ thể và báo cáo UBND TP.HCM để xin ý kiến", bà nói.

    Bà Kiều nói từ tháng 8, quận đã triển khai mô hình chợ dã chiến tại Trung tâm văn hóa quận để những người đi chợ hộ tiện soạn đơn hàng. "Từ ngày 22/9, quận sẽ đưa mô hình này xuống các đoạn đường rộng thoáng, có giãn cách giữa các ô để cho người dân trực tiếp đến lựa chọn mua sắm thay vì ở nhà chờ đơn hàng online như trước", lãnh đạo quận 5 cho hay.

    Trước mắt, phường 3 sẽ là địa phương đầu tiên thí điểm mô hình chợ này, bởi quận đã hoàn thành tiêm mũi 2 cho người dân tại đây từ ngày 15/9. "Quận chọn mốc 5 ngày sau tiêm để đánh giá mức độ lây nhiễm và kịp thời khoanh vùng nếu có ca nhiễm, sau đó ngày 22/9 sẽ cho người dân đi chợ", bà Kiều lý giải.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    UBND tỉnh chưa quyết định, chủ tịch phường đã lên Facebook loan tin giãn cách

    Khi UBND thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk) chỉ mới có đề xuất tỉnh cho áp dụng chỉ thị 16, thì chủ tịch phường Thống Nhất ở thị xã này đã lên Facebook loan tin về giãn cách xã hội không đúng, gây phức tạp cho việc tiếp nhận thông tin của người dân.

    Sáng 18-9, lãnh đạo UBND thị xã Buôn Hồ ( Đắk Lắk ) cho biết đã nhắc nhở chủ tịch UBND phường Thống Nhất Đinh Quốc Hùng về việc sử dụng mạng xã hội Facebook thông tin không đúng về việc thực hiện giãn cách xã hội tại địa phương.

    Trước đó, ngày 16-9, do ghi nhận hàng chục ca COVID-19 trong cộng đồng từ một cơ sở thu mua sầu riêng, UBND thị xã Buôn Hồ họp, thống nhất đề xuất tỉnh áp dụng chỉ thị 16 để phòng chống dịch bệnh.

    Trong khi chờ tỉnh xem xét áp dụng chỉ thị 16, thì trên Facebook cá nhân ông Hùng xuất hiện dòng trạng thái: "18h ngày 16-9-2921 áp dụng chỉ thị 16 trên toàn thị xã. Mọi người không tập trung để mua tích trữ thực phẩm nhé".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sau đại dịch, ai còn cha mẹ, còn vợ chồng...là phước đức bao phần

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam phê duyệt vắc xin phòng COVID-19 của Cuba

    Đây cũng là vắc xin thứ 8 được phê duyệt có điều kiện tại Việt Nam, theo quy định tại Điều 67 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược.

    Theo văn bản, vắc xin này sản xuất thành phẩm tại Công ty AICA Laboraries, Base Business Unit (BBU) AICA – Cuba và được xuất bán thành phẩm, đóng gói cấp 2 tại Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ Sinh học (CIGB) – Cuba.

    Tại Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu, Sản xuất vắc xin và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC) là nơi đề nghị phê duyệt vắc xin này.

    Vắc xin Abdala mỗi liều 0,5ml chứa 50 mcg vắc xin protein tái tổ hợp chứa vùng liên kết với thụ thể (RBG) của vi rút SARS-CoV-2, bào chế ở dạng hỗn dịch tiêm bắp.

    Vắc xin được đóng gói hộp 10 lọ, mỗi lọ chứa 10 liều, mỗi liều 0,5ml.

    Bộ Y tế cũng quy định các điều kiện đi kèm việc phê duyệt Abdala cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

    Như vậy, hiện Việt Nam có 8 loại vắc xin đã được cấp phép sử dụng và đang triển khai tiêm chủng tại Việt Nam gồm: AstraZeneca (do AstraZeneca sản xuất) , Sputnik V (Viện nghiên cứu Gamaleya), COVID-19 Vaccine Janssen (Johnson & Johnson), Spikevax (COVID-19 Vaccine Moderna), Comirnaty (Pfizer – BioNTech), Vero Cell (China National Biotec Group (CNBG)/ Sinopharm), Hayat - Vax và vắc xin Abdala.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sở Y tế TP.HCM lý giải con số nửa triệu người chưa tiêm vaccine mũi 1

    Thông tin về tình hình dịch Covid-19 tại cuộc họp báo chiều 17/9, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết theo thống kê, TP còn 515.988 người chưa tiêm mũi 1 vaccine.

    Lý giải rõ hơn con số này, ông Nguyễn Hữu Hưng cho biết tỷ lệ tiêm vaccine của TP.HCM đang được tính theo thống kê Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ngày 30/6/2021. Theo đó, dân số TP.HCM là 7.208.800 người.

    Lấy số liệu dân số của từng địa phương trừ đi số mũi vaccine đã tiêm, Sở Y tế tính toán còn hơn 515.000 người chưa tiêm vaccine mũi 1.

    "Tuy nhiên, số liệu này chưa sát với thực tế. Do đó, Sở Y tế mới có văn bản hôm 16/9 yêu cầu địa phương thống kê thực tế", ông Hưng nói.

    Vì sao nửa triệu người ở TP HCM chưa tiêm vaccine mũi 1? Sáng nay, Hà Nội chỉ ghi nhận thêm 2 ca Covid-19 - Ảnh 1.

    Ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM. Ảnh: Thu Hằng.

    Cụ thể, sau thời điểm thống kê của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, nhiều trường hợp đã mắc Covid-19 trước khi tiêm vaccine, hoặc rời TP.HCM về quê. Điều này dẫn đến sự chênh lệch trong số vaccine đã tiêm và dân số tại địa phương. Ngoài ra, người chưa tiêm có thể là trường hợp chống chỉ định vaccine, thuộc nhóm hoãn tiêm...

    Sở Y tế yêu cầu địa phương báo cáo vừa là rà soát trường hợp chưa tiêm vaccine, vừa để chuẩn bị vaccine cho người chưa tiêm hoặc người dân ngoại tỉnh (khi họ quay trở lại thành phố để làm việc trong thời gian tới).

     

    Bấm link đọc bài viết chi tiết:

    Sở Y tế TP.HCM lý giải con số nửa triệu người chưa tiêm vaccine mũi 1zingnews.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sáng 18/9, Hà Nội phát hiện thêm 2 ca mắc Covid-19

    Sáng 18/9, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến 6h sáng cùng ngày, thành phố phát hiện thêm 2 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó, 1 ca tại khu cách ly và 1 ca tại khu phong tỏa.

    Trong đó, 1 ca tại Hoàng Mai và 1 ca tại Thanh Xuân. Cả 2 ca này cùng thuộc chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho, sốt.

    Như vậy, hơn 3 ngày qua, thành phố không có ca mắc Covid-19 được phát hiện tại cộng đồng.

    Ngày 17/9, Sở Y tế có văn bản về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố.

    Theo đó, Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã căn cứ trên chức năng, nhiệm vụ được giao, dựa trên tình hình dịch bệnh diễn biến tại địa phương, tham mưu cho các quận, huyện, thị xã các biện pháp phòng, chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác lấy mẫu xét nghiệm đúng đối tượng, đặc biệt rà soát lấy mẫu 100% các trường hợp có triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 như ho, sốt, rát họng, mệt mỏi, mất hoặc giảm khứu giác, vị giác..., thực hiện rà soát đúng khu vực, đúng tần suất theo chỉ đạo của Bộ Y tế và thành phố.

    Thông tin cụ thể 2 ca dương tính mới phát hiện như sau:

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội vẫn kiểm soát giấy đi đường trong khi chờ chỉ đạo từ thành phố

    Trao đổi với phóng viên Tiền Phong chiều 17/9, đại diện lãnh đạo một số địa phương trên địa bàn thành phố cho biết, các chốt trực vẫn kiểm soát giấy đi đường của người dân, đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh trong khi chờ chỉ đạo mới của UBND thành phố Hà Nội.

    Như đã thông tin, theo Văn bản số 3048 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh ban hành chiều 15/9, hiện trên địa bàn thành phố chỉ còn 1 quận nguy cơ rất cao (Thanh Xuân), 2 quận nguy cơ cao (Hoàng Mai, Đống Đa), 9 quận, huyện nguy cơ (Ba Đình, Gia Lâm, Hai Bà Trưng, Hoài Đức, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Thanh Trì, Thường Tín, Đan Phượng) và 18 quận, huyện, thị xã còn lại ở mức bình thường mới.

    Trao đổi với phóng viên báo Tiền Phong chiều 17/9, đại diện lãnh đạo quận Thanh Xuân - đơn vị được đánh giá nguy cơ dịch bệnh rất cao trên địa bàn thành phố - cho biết, hiện quận Thanh Xuân cùng với các quận, huyện được đánh giá vẫn còn nguy cơ dịch bệnh tiếp tục thực hiện nghiêm theo Công điện 20 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.

    "Chính quyền và người dân quận Thanh Xuân vẫn thực hiện nghiêm, thống nhất theo những chỉ đạo của thành phố, chứ không có đề ra biện pháp riêng nào cả", vị này nói.

    Liên quan đến người ở 19 quận, huyện thuộc trạng thái "bình thường mới" có được vào địa bàn quận không, vị này cho biết, khi thành phố phân 3 vùng phòng chống dịch bệnh, đã có những chốt chặn, những người đủ điều kiện vượt qua các chốt chặn này, đồng nghĩa với việc được vào địa bàn quận Thanh Xuân. 

    Bài viết dẫn nguồn từ:

    Hà Nội vẫn kiểm soát giấy đi đường trong khi chờ chỉ đạo từ thành phốtienphong.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chính phủ chi hơn 2.652 tỉ đồng mua 20 triệu liều vắc xin cho trẻ em của Pfizer

    Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký quyết định số 1547 của Thủ tướng ngày 17-9 về kinh phí để mua bổ sung gần 20 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 BNT162 của Pfizer.

    Theo đó, Chính phủ đồng ý sử dụng hơn 2.652 tỉ đồng từ nguồn Quỹ vắc xin phòng COVID-19 Việt Nam để mua số vắc xin trên của Hãng Pfizer, cũng như chi thực hiện các hoạt động phục vụ công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo đề nghị của Bộ Y tế.

    Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính xuất quỹ theo quy định. Bộ Y tế, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về nội dung và số liệu báo cáo. Việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán số kinh phí nêu trên thực hiện theo đúng quy định, đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch.

    Trước đó, Chính phủ ban hành nghị quyết số 90 về mua bổ sung vắc xin ngừa COVID-19 BNT162 của Pfizer. Đây là số vắc xin mà Bộ Y tế và Pfizer thỏa thuận dành cho trẻ vị thành niên 12-17 tuổi.

    Hiện Việt Nam đã có hợp đồng mua hơn 51 triệu liều vắc xin Pfizer ngừa COVID-19, trong đó có 20 triệu liều để tiêm cho trẻ 12-17 tuổi. Lô hàng Pfizer đầu tiên về Việt Nam vào đầu tháng 7 và đến nay đã nhận hơn 1,2 triệu liều.

     

    Bài viết dẫn nguồn từ:

    Chính phủ chi hơn 2.652 tỉ đồng mua 20 triệu liều vắc xin cho trẻ em của Pfizertuoitre.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP HCM dự kiến chi hỗ trợ đợt 3 từ 22/9

    Từ ngày 22/9 đến 4/10, các địa phương sẽ chi gói hỗ trợ đợt 3 cho người dân gặp khó khăn do dịch, theo thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND thành phố.

    Trong kết luận về phương án hỗ trợ vừa gửi đơn vị liên quan, Phó chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan yêu cầu các quận, huyện và TP Thủ Đức hoàn tất việc phê duyệt danh sách trước 20/9, tiền chuyển về địa phương trước 21/9 để kịp thời chi cho người dân khó khăn.

    Hôm 15/9, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất số lượng người dự kiến được giúp đỡ trong đợt này hơn 7,5 triệu người. Mức hỗ trợ một lần cho mỗi người là một triệu đồng, dự toán kinh phí hơn 7.500 tỷ đồng.

    Hà Nội vẫn kiểm soát giấy đi đường. Chính phủ chi hơn 2.000 tỷ đồng mua 20 triệu liều vắc xin Pfizer cho trẻ em - Ảnh 1.

    Người dân (trái) phường 14, quận Gò Vấp nhận tiền hỗ trợ gói thứ 2. Ảnh: An Phương

    Người được hỗ trợ là những lao động bị mất việc và thu nhập, gặp khó khăn đang có mặt tại thành phố, không phân biệt thường trú, tạm trú, lưu trú. Ngoài ra, thân nhân của lao động bị mất việc gồm cha, mẹ, vợ, chồng, con, người nội trợ, không có khả năng làm việc, sống phụ thuộc... cũng được xem xét hỗ trợ.


    Đọc bài viết chi tiết tại đây:

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 17/9, cả nước có 11.521 ca mắc mới

    Tính từ 17h ngày 16/9 đến 17h ngày 17/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.521 ca nhiễm mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 11.506 ca ghi nhận trong nước TP. Hồ Chí Minh (5.972), Bình Dương (4.013)... Hà Nội (15)

    Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế ghi nhận 212 ca tử vong, cao nhất tại TP. Hồ Chí Minh (166), Bình Dương (28)...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại