Cập nhật lúc

Hà Nội 5 ngày liên tiếp phát hiện hơn 200 ca. Bệnh nhân bị người nhà bỏ luôn ở bệnh viện vì 6 triệu

Cập nhật diễn biến dịch Covid-19 trên cả nước ngày 21/11.

Hà Nội 5 ngày liên tiếp phát hiện hơn 200 ca. Bệnh nhân bị người nhà bỏ luôn ở bệnh viện vì 6 triệu
27
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Số người mắc Covid-19 ở Bắc Ninh tăng nhanh

    Theo cập nhật của CDC tỉnh Bắc Ninh, số ca bệnh Covid-19 liên tục tăng trong những ngày gần đây. Cụ thể, ngày 19.11, toàn tỉnh ghi nhận 100 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 55 ca cộng đồng; ngày 20.11, số ca mắc mới tiếp tục tăng là 121 ca, trong đó có 83 ca cộng đồng.

    Từ 6 giờ ngày 20.11 đến 6 giờ hôm nay, 21.11, số ca mắc mới lên tới 184 ca, trong đó có 133 ca cộng đồng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 21/11, Việt Nam ghi nhận 76 ca tử vong

    Từ 17h30 ngày 20/11 đến 17h30 ngày 21/11 ghi nhận 76 ca tử vong tại Bình Dương (15), Long An (8 ), An Giang (7), Đồng Nai (7), Tiền Giang (6), Cần Thơ (6), Tây Ninh (5), Kiên Giang (5), Sóc Trăng (4), Bạc Liêu (4), Bình Thuận (3), Đồng Tháp (2), Vĩnh Long (2), Quảng Ngãi (1), Cà Mau (1).

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 97 ca.

    Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 23.761 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca nhiễm.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nữ Phó chủ tịch UBND phường tử vong ở nhà hoang sau khi gửi con đi chống dịch

    Khoảng 13h ngày 21/11, một người dân phát hiện chị H.T.T.T. (sinh năm 1985) là phó chủ tịch một phường trên địa bàn TP.Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận, tử vong trong căn nhà hoang thuộc phường Mỹ Bình.

    Trước đó, tối 20/11, chị T. gửi 2 con cho người thân trông coi, nói là đi làm nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19.


    Xem chi tiết tại đây: https://soha.vn/phat-hien-nu-p...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội điều trị F0 nhẹ tại trạm y tế lưu động

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội tối 21/11 ghi nhận 218 ca nhiễm trong 24 giờ qua, là ngày thứ 5 liên tiếp số ca nhiễm trên 200.

    Hà Nội 5 ngày liên tiếp phát hiện trên 200 ca. Không lẽ ban đêm Covid-19 lây nhiều hơn ban ngày? - Ảnh 1.

    Nhân viên trạm y tế lưu động phường Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội diễn tập lấy mẫu xét nghiệm cho F0 giả định hôm 6/11. Ảnh: VNE

    Ngày 21/11, Sở Y tế Hà Nội gửi công văn đến UBND các quận, huyện, thị xã, hướng dẫn triển khai cơ sở thu dung, điều trị người bệnh Covid-19. Theo đó, các trạm y tế lưu động được thu dung, khám, điều trị cho F0 nhẹ, không triệu chứng; đồng thời phát hiện sớm, xử trí cấp cứu, kịp thời chuyển viện khi người bệnh tiến triển ở mức độ vừa và nặng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bác sĩ không hiểu cách chống dịch COVID-19 bằng việc cấm ra đường ban đêm

    Giới y khoa đang có ý kiến với một số biện pháp chống dịch mà họ cho rằng không có hiệu quả, không khoa học, ví dụ như việc cấm ra đường vào ban đêm ở Bạc Liêu và một số tỉnh thành.

    Bác sĩ Trần Sĩ Tuấn - nguyên tổng biên tập báo Sức Khỏe & Đời Sống (Bộ Y tế) - băn khoăn trên trang cá nhân: Không hiểu tại sao Bạc Liêu và một số tỉnh thành khác để đối phó với dịch COVID-19 lại cấm người dân ra đường vào ban đêm?

    Không lẽ ban đêm virus lây nhiễm nhiều hơn ban ngày? Cấm người dân ra đường vào ban đêm, để giải quyết công việc thì có khi họ tập trung ra đường ban ngày nhiều hơn, tập trung đông hơn, khó thực hiện 5K hơn.

    "Những quy định hành chính không dựa vào cơ sở khoa học, gây phiền phức cho người dân cần phải được xóa bỏ để ban hành những quyết định hợp lý, hiệu quả hơn trong phòng chống dịch COVID-19", báo Tuổi trẻ dẫn bài đăng của bác sĩ Tuấn.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 21/11, cả nước ghi nhận 9.889 ca COVID-19

    Tính từ 16h ngày 20/11 đến 16h ngày 21/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 9.889 ca nhiễm mới tại 57 tỉnh, thành phố.

    Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (1.265), Bình Dương (683), Đồng Nai (604), Bà Rịa - Vũng Tàu (541), Đồng Tháp (508), Bình Thuận (493), Tây Ninh (410), Sóc Trăng (399), Kiên Giang (361), Bạc Liêu (356), Cần Thơ (341), Cà Mau (330), Vĩnh Long (311), Trà Vinh (260), An Giang (242), Bến Tre (220), Hà Nội (216), Hậu Giang (193), Khánh Hòa (170), Bình Phước (155), Quảng Nam (143), Tiền Giang (143), Bình Định (123), Hà Giang (121), Thừa Thiên Huế (119), Bắc Ninh (116), Vĩnh Phúc (101), Long An (93), Lâm Đồng (85), Nghệ An (83), Nam Định (68), Bắc Giang (68), Thái Bình (53), Quảng Ngãi (47), Phú Thọ (42), Quảng Bình (42), Ninh Thuận (38), Đà Nẵng (37), Hải Dương (35), Thanh Hóa (35), Đắk Nông (32), Hà Tĩnh (31), Tuyên Quang (29), Hà Nam (24), Điện Biên (17), Quảng Ninh (17), Quảng Trị (14), Gia Lai (13), Ninh Bình (12), Cao Bằng (9), Hưng Yên (9), Lạng Sơn (8 ), Phú Yên (8 ), Hòa Bình (4), Thái Nguyên (2), Hải Phòng (2), Yên Bái (1).

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 21/11, Hà Nội phát hiện thêm 218 ca mắc Covid-19

    Ngày 21/11, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong ngày, thành phố phát hiện thêm 218 ca mắc Covid-19, trong đó, 100 ca ở cộng đồng, 89 ca ở khu cách ly và 29 ca ở khu phong toả.

    So với ngày 20/11, số ca mắc phát hiện ngày 21/11 tăng 1 ca, số ca cộng đồng giảm 4 ca. Tuy nhiên, số ca cộng đồng vẫn ở mức 3 con số.

    Đây cũng là ngày thứ 4 liên tiếp Hà Nội ghi nhận số ca mắc cộng đồng ở mức 3 con số và là ngày thứ 5, ghi nhận trên 200 ca mắc trong ngày.

    Bệnh nhân Covid-19 bị người nhà bỏ luôn ở viện vì tiếc 6 triệu. Tỉnh nào tiêm vắc xin thấp nhất? - Ảnh 1.

    Xem chi tiết tại đây: https://soha.vn/ngay-21-11-ha-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Xôn xao chỉ đạo xét nghiệm 3 ngày/lần ở Lâm Đồng

    UBND Tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành văn bản về việc tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là việc tổ chức cách ly y tế tại nhà đối với F1, tổ chức xét nghiệm nhanh cho cán bộ, công chức, viên chức 3 ngày/1 lần; người dân khi đến/về tỉnh Lâm Đồng phải có xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính còn hiệu lực (trong vòng 72 giờ).

    Bệnh nhân Covid-19 bị người nhà bỏ luôn ở viện vì tiếc 6 triệu. Tỉnh nào tiêm vắc xin thấp nhất? - Ảnh 1.

    Người dân khai báo y tế khi vào chợ Đà Lạt. Ảnh: Báo Lâm Đồng

    Xem chi tiết tại đây: https://soha.vn/xon-xao-chi-da...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Covid-19 diễn biến phức tạp, Đắk Lắk điều trị F0 tại nhà

    Ngày 21-11, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành kế hoạch quản lý và chăm sóc sức khỏe người nhiễm Covid-19 (F0) tại nhà nhằm giảm tải việc nhập viện điều trị cho bệnh nhân không có triệu chứng hoặc có triệu chứng bệnh nhẹ.

    Bệnh nhân Covid-19 bị người nhà bỏ luôn ở viện vì tiếc 6 triệu. Tỉnh nào tiêm vắc xin thấp nhất? - Ảnh 1.

    Lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc cho người dân ở TP Buôn Ma Thuột

    Theo đó, F0 muốn cách ly tại nhà phải đảm bảo 3 điều kiện.

    Thứ nhất, F0 không có triệu chứng lâm sàng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi. Không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ô-xy, không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào. Đáp ứng thêm, tối thiểu 1 trong 2 tiêu chí đã tiêm đủ 2 mũi, 1 mũi vắc-xin sau 14 ngày, hoặc có đủ 3 yếu tố trẻ em trên 1 tuổi, người lớn < 50 tuổi, không có bệnh nền, không đang mang thai.

    Thứ hai, người có thể tự chăm sóc bản thân, có khả năng liên lạc với nhân viên y tế, nếu không có khả năng tự chăm sóc, gia đình phải có người chăm sóc đáp ứng các tiêu chí.

    Thứ ba, phải có phòng riêng, có cửa sổ thông thoáng, có nhà vệ sinh riêng, có số điện thoại riêng, có sẵn số điện thoại của cơ sở y tế, số điện thoại của Trạm Y tế lưu động, Tổ COVID-19 cộng đồng và Tổ chăm sóc người nhiễm để liên hệ khi cần thiết. Có bàn hoặc ghế cá nhân đặt trước cửa phòng cách ly, có thùng rác cá nhân có nắp và túi rác đi kèm, có sẵn dung dịch khử khuẩn, nước súc họng hoặc nước muối sinh lý, khẩu trang y tế, nhiệt kế, khuyến khích có máy đo SpO2, báo Người lao động đưa tin.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    5 địa phương nào tiêm thấp nhất?

    Cập nhật trên cổng thông tin tiêm chủng COVID-19, tính đến 14h ngày 21/11, cả nước đã tiêm được gần 108 triệu liều vaccine phòng COVID-19 ( trong ngày 20/11, trên cả nước đã tiêm được hơn 1,3 triệu liều);

    Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực triển khai tiêm chủng để nhanh chóng đạt được độ bao phủ mũi 1 và trả mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian:

    Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là gần 90% và tỷ lệ tiêm đủ 02 liều vắc là khoảng gần 56% dân số từ 18 tuổi trở lên.

    Bệnh nhân Covid-19 bị người nhà bỏ luôn ở viện vì tiếc 6 triệu. Tỉnh nào tiêm vắc xin thấp nhất? - Ảnh 1.

    Có 58 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine cho trên 70% dân số từ 18 tuổi trở lên, trong đó có 20 tỉnh đạt tỷ lệ trên 95% là Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, TP. HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Lâm Đồng, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang, Hậu Giang.

    Còn 05 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine dưới 70% dân số từ 18 tuổi trở lên là Thanh Hóa (53,6%), Sơn La (56,8%), Nghệ An (61,1%), Nam Định (64,4%) và Quảng Bình (68,4%). Bộ Y tế đã tiếp tục phân bổ vaccine cho các địa phương này để tăng nhanh diện bao phủ tiêm chủng.

    Hiện đã có 29/63 tỉnh có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều vaccine cho dân số từ 18 tuổi trở lên đạt trên 50%, trong đó 04 tỉnh có tỷ lệ bao phủ trên 90% là Quảng Ninh, Khánh Hòa, Đồng Nai và Long An.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thanh toán viện phí cho bệnh nhân Covid-19 và những tình huống ‘dở khóc dở cười’

    ThS.BS Phạm Văn Phúc, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ trên báo Vietnamnet, hiện, Nhà nước đã quy định những chi phí liên quan đến bệnh Covid-19 được ngân sách chi trả.

    Tuy nhiên, chi phí điều trị bệnh nền và những thuốc, trang thiết bị vật tư không trong danh mục điều trị Covid-19 sẽ do bảo hiểm y tế chi trả (nếu F0 có bảo hiểm y tế) hoặc do chính người bệnh thanh toán (nếu không có bảo hiểm y tế).

    Trường hợp có bảo hiểm y tế, vấn đề thanh toán viện phí còn phụ thuộc vào phần trăm bảo hiểm chi trả. Ví dụ, thẻ bảo hiểm chỉ chi trả 80% thì người bệnh phải đồng chi trả thêm 20%. Bên cạnh đó, bảo hiểm y tế cũng có các danh mục thuốc và vật tư được thanh toán hết, theo phần trăm hoặc không thanh toán. Như vậy, nếu bệnh nhân sử dụng loại thuốc mà bảo hiểm không thanh toán thì sẽ phải tự chi trả.

    Hà Nội: Vì sao F1 thành F0 tăng gấp đôi? Bệnh nhân Covid-19 bị người nhà bỏ luôn ở viện vì 6 triệu - Ảnh 1.

    Điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương

    Bác sĩ Phúc chia sẻ, khi thanh toán viện phí cho bệnh nhân Covid-19, nhân viên y tế phải cân đo đong đếm danh mục nào thuộc Covid-19, danh mục nào thuộc bảo hiểm y tế, rồi nếu thanh toán theo bảo hiểm thì có sai quy định hay không.

    "Bệnh nhân đều nằm viện mà không người trông nom, việc giải thích chi phí điều trị và tiên lượng bệnh cho người nhà chỉ qua điện thoại, nộp tiền viện phí đa số là chuyển khoản online nên có rất nhiều khó khăn", bác sĩ Phúc nói.

    Anh và các đồng nghiệp đã không ít lần gặp những tình huống "dở khóc, dở cười" khi người nhà nhất định không đóng các chi phí điều trị.

    "Nhiều người đưa ra những lý do như: "Người thân tôi nằm viện, tôi có nhìn thấy đâu mà biết các anh chị dùng thuốc hay không?" hay "Nhà nước bảo là miễn phí hết mà sao các anh chị bắt tôi đóng tiền". Có cả trường hợp người nhà bỏ luôn bệnh nhân đã khỏi bệnh tại bệnh viện chỉ vì không muốn đóng 6 triệu tiền viện phí", bác sĩ Phúc tâm sự.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bến Tre: Ghi nhận 229 ca mắc COVID-19, trong đó hơn 200 ca cộng đồng


    Từ 18 giờ ngày 20/11 đến 11 giờ ngày 21/11, tỉnh Bến Tre có 229 ca mắc COVID-19 nâng tổng số ca mắc toàn tỉnh là 4.586 ca, trong đó có 2.641 ca ra viện, 57 ca tử vong.

    Trong số ca mắc, có 219 ca ghi nhận trong tỉnh (204 ca tại cộng đồng, 10 khu ca cách ly); ngoài tỉnh 5 ca tại cộng đồng.

    Tính đến hết ngày 20/11, toàn tỉnh Bến Tre có 100,44% dân số từ 18 tuổi trở lên được tiêm vaccine phòng COVID-19, trong đó có 56,44% dân số tiêm đủ 2 mũi.

    Thực hiện cách ly 953 trường hợp gồm 25 trường hợp cách ly tập trung, 928 trường hợp cách ly tại nhà, nơi cư trú. Xét nghiệm PCR 304 mẫu.

    Trong ngày, không có lập chốt phong tỏa, khu cách ly mới. Có 181 tổ tuyên truyền, tuần tra phòng chống dịch đang hoạt động. Lực lượng tuần tra, kiểm tra 201 cuộc, nhắc nhở 63 lượt người dân, 22 cơ sở kinh doanh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vào Đồng Tháp, app toàn quốc PC-COVID cũng vô hiệu

    Nhiều ngày qua, người dân vào địa bàn tỉnh Đồng Tháp phản ánh với Tuổi Trẻ Online gặp nhiều trở ngại tại các chốt kiểm soát dịch COVID-19 của tỉnh này. Cụ thể, nhiều người dân ngụ tỉnh Vĩnh Long khi đi lại trên tuyến quốc lộ 54 để qua Đồng Tháp thì bị chặn tại chốt kiểm soát dịch ở xã Phong Hòa, huyện Lai Vung.

    Tại chốt, người dân bị từ chối quét mã khai báo y tế trên Sổ sức khỏe điện tử và cả ứng dụng PC-COVID. Thay vào đó, cán bộ trực chốt đề nghị người dân phải tải, cài lại ứng dụng VNEID và khai báo y tế, lịch trình di chuyển ngay tại chỗ rồi mới giải quyết các bước tiếp theo để được qua chốt.

    Hà Nội: Vì sao F1 thành F0 tăng gấp đôi? App toàn quốc PC-COVID vô hiệu khi vào Đồng Tháp - Ảnh 1.

    Chốt kiểm soát dịch trên quốc lộ 54, xã Phong Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp buộc người dân cài app VNEID và khai báo y tế lại từ đầu - Ảnh: CHÍ HẠNH/Báo Tuổi trẻ.

    Trao đổi với Tuổi Trẻ Online về những phản ánh nói trên, ông Đoàn Tấn Bửu - phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - cho rằng các phần mềm ứng dụng còn nhiều lỗi, các tỉnh sử dụng phần mềm khác nhau. Lỗi này do phần cập nhật dữ liệu, thông tin từ nguồn không chính xác, đầy đủ nên khi sử dụng phần mềm thích ứng ở Đồng Tháp thì dữ liệu không khớp.

    "Đặc biệt là việc tiêm vắc xin hiện nay các tỉnh đều chưa cập nhật dữ liệu kịp. Dữ liệu tiêm vắc xin một số trường hợp không có sẵn trong nguồn nên upload lên bị trở ngại. Vì vậy, chúng tôi đề nghị lực lượng nên xem thêm giấy tiêm vắc xin.

    Dù ứng dụng PC-COVID được Bộ Y tế khuyên dùng, nhưng hiện nay một số người vẫn chưa được cập nhật dữ liệu vắc xin đồng bộ. Vì vậy, người dân vào Đồng Tháp sử dụng phần mềm nào cũng được, chứ không nhất định phải sử dụng một phần mềm cố định của Đồng Tháp.

    App nào cũng sử dụng được hết, nếu cung cấp đầy đủ dữ liệu. Còn thiếu thông tin thì bổ sung thôi chứ không nhất thiết phải sử dụng 1 app" - ông Bửu giải thích.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Giả thiết nguyên nhân tỷ lệ F1 thành F0 tại Hà Nội tăng

    Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh hôm 19/11 cho hay tỷ lệ F1 thành F0 hiện nay ở thành phố lên đến 13%, gấp đôi giai đoạn từ đầu dịch đến cuối tháng 10 (khoảng 7%). Cụ thể, từ ngày 11/10 đến 17/11, Hà Nội ghi nhận 8.630 F1, trong đó có 1.134 trường hợp chuyển thành F0.

    Nhận định về con số 13%, Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho rằng tỷ lệ này cao so với trước đây do nhiều nguyên nhân.

    Thứ nhất, có khả năng nhà chức trách đánh giá F1 sát hơn nên số F1 dương tính nhiều hơn. Thứ hai, vấn đề phát hiện F0 chậm dẫn tới F1 bị lây nhiễm và trở thành F0 nhiều hơn. Thứ ba, cần xem xét khả năng F1 bị lây từ F0 ở cộng đồng hay khu cách ly tập trung khi mà khu cách ly bị quá tải. Cuối cùng là ý thức chủ quan của người dân, đặc biệt người đã tiêm vaccine Covid-19, không thực hiện tốt 5K dẫn đến tỷ lệ lây nhiễm tăng.

    "Các giả thiết trên cần có đánh giá nghiên cứu cụ thể để tìm ra được nguyên nhân chính xác", chuyên gia phân tích trên báo VnExpress.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày mai, TP.HCM tiêm vắc xin Covid-19 mũi 2 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi

    Ngày 21.11, tin từ Sở Y tế TP.HCM, cho biết từ ngày mai 22.11 TP.HCM sẽ bắt đầu tiêm vắc xin Covid-19 mũi 2 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi. Thời gian tiêm dự kiến diễn ra đến hết ngày 28.11, ghi nhận trên báo Thanh niên.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội phân bổ 103.920 liều AstraZeneca tiêm mũi 2

    Sở Y tế Hà Nội vừa phân bổ 103.920 liều vaccine AstraZeneca cho 30 quận, huyện, đáp ứng gần 80% nhu cầu tiêm cho người dân trong tháng 11.

    Hà Nội liên tiếp phát hiện hơn 200 ca/ngày. Người dân tỉnh nào miễn đi chợ nếu chưa tiêm vắc xin? - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa.

    Số vaccine mới cấp này được sử dụng để tiêm mũi hai cho người đã tiêm mũi một cùng loại ngay sau khi đã đủ 4 tuần, hoặc tiêm mũi một cho các đối tượng chưa được tiêm. Ưu tiên cho nhóm người trên 50 tuổi; phụ nữ có thai trên 13 tuần; người có bệnh lý nền; chức sắc tôn giáo; người làm trong các chuỗi cung ứng dịch vụ thiết yếu; công nhân khu công nghiệp, chế xuất; lực lượng shipper, vận chuyển; người làm việc tại các khu vực nguy cơ lây nhiễm cao như trung tâm thương mại, siêu thị; học sinh sinh viên; người lao động ngoại tỉnh mới trở về thành phố...

    Trong đợt phân bổ này, quận Hoàng Mai nhận số lượng vaccine nhiều nhất với 31.600 liều; tiếp đến là quận Hai Bà Trưng nhận 11.020 liều; quận Bắc Từ Liêm nhận 6.900 liều; huyện Đông Anh nhận 6.000 liều...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bạc Liêu: Chưa tiêm vắc xin, miễn đi chợ

    Chiều 20-11, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều ký quyết định cập nhật, công bố cấp độ dịch trên địa bàn tỉnh và quy định tạm thời thắt chặt một số hoạt động trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, số ca nhiễm trong cộng đồng tăng cao liên tục trong nhiều ngày.

    Theo đó, từ ngày 21-11, toàn tỉnh Bạc Liêu vẫn có cấp độ dịch là cấp 3 - nguy cơ cao (vùng cam). Theo quyết định này, toàn tỉnh Bạc Liêu có 7 đơn vị cấp xã thuộc "vùng đỏ" (cấp 4), 5 đơn vị "vùng cam" (cấp 3), 22 đơn vị "vùng vàng" (cấp 2) và 30 đơn vị "vùng xanh" (cấp 1). Tuy nhiên, đáng chú ý, quy định tạm thời thắt chặt một số hoạt động nêu trên có phạm vi áp dụng trên toàn tỉnh.

    Theo đó, chỉ người đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng, người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, người đã tiêm 1 mũi vắc xin sau 14 ngày và người đi tiêm vắc xin mới được phép ra khỏi nhà/nơi lưu trú.

    Từ 20h hôm trước đến 4h sáng hôm sau mọi người không được ra đường trừ các trường hợp khi có yêu cầu công vụ hoặc yêu cầu công tác phòng chống dịch, cấp cứu y tế, xử lý các sự cố khẩn cấp và công nhân đi làm ca đêm về.

    Các cơ sở, quán ăn uống, nhà hàng (kể cả nhà hàng trong khách sạn) chỉ được bán mang về và chỉ được phép hoạt động từ 4h sáng đến 19h hằng ngày.

    Trong khi đó, chỉ những người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, đã tiêm 1 mũi sau 14 ngày hoặc người đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng mới được phép đi chợ tối đa 2 lần/tuần (người đã tiêm 1 mũi vắc xin dưới 14 ngày thì chỉ được đi chợ tối đa 1 lần/tuần); người chưa tiêm vắc xin thì không được đi chợ, thông tin trên báo Tuổi trẻ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phát hiện nhiều F0 đi xe khách từ Bình Dương về Lào Cai

    Theo thông tin của Sở y tế tỉnh Lào Cai ngày 20/11, cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai vừa mới phát hiện thêm 3 trường hợp F0 (BN 1077608, BN1077609, BN1077610) đi xe khách từ tỉnh Bình Dương về sau khi đưa vào cách ly tập trung theo quy định.

    Trong số đó, bệnh nhân F0 ở huyện Bảo Thắng ngày 16/11 cùng chồng đi xe khách từ tỉnh Bình Dương ra đến TP Hà Nội ngày 18/11, sau đó đi xe khách từ bến xe Mỹ Đình về tỉnh Lào Cai.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Các tỉnh miền Tây vẫn ghi nhận ca COVID-19 không giảm

    Đồng Tháp ghi nhận 515 ca mắc COVID-19 mới, trong đó, 124 ca trong cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn là 16.228 ca. Số bệnh nhân COVID-19 hiện đang điều trị là 4.569 ca, tử vong 242 ca.

    Sóc Trăng có 425 ca mắc COVID-19, trong đó số ca nhiễm qua truy vết, sàng lọc trong cộng đồng là 129 ca. Tính từ ngày 27/4 đến nay, toàn tỉnh Sóc Trăng đã có 11.903 ca mắc COVID-19, đã chữa khỏi 7.946 ca, số trường hợp tử vong 73 ca.

    Tỉnh Bạc Liêu có 345 ca có kết quả RT-PCR khẳng định dương tính với virus SARS-CoV-2 trong đó 143 ca cộng đồng và có 79 ca dưới 18 tuổi.

    Tổng số ca mắc cộng dồn 8.6993, tổng số ca đã điều trị khỏi 5.436, tử vong 87 ca.

    Hà Nội liên tiếp phát hiện hơn 200 ca/ngày. Một thành phố bất ngờ ghi nhận tới gần 1.000 ca mắc mới - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa.

    Tiền Giang phát hiện 243 F0, trong đó 74 ca cộng đồng, 168 trong khu cách ly và một ca khu phong tỏa. Hiện địa phương này đã ghi nhận 23.724 F0, đã điều trị khỏi 17.640 ca, tử vong 468 ca.

    Vĩnh Long có 297 ca COVID-19 mới, trong đó 170 trường hợp cộng đồng, 85 trường hợp là F1 thành F0 và 42 ca tại khu phong tỏa.

    Trà Vinh ghi nhận 281 ca mắc COVID-19, trong đó 198 ca phát hiện trong cộng đồng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Quảng Trị: Lần đầu ghi nhận 49 ca/ngày

    Ngày 20/11, Tiểu ban Truyền thông (Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Trị) cung cấp thông tin về 13 trường hợp xét nghiệm RT-PCR dương tính với Covid-19 (có 4 ca cộng đồng), nâng tổng số 49 ca ghi nhận trong ngày 20.11, số lượng cao nhất trong một ngày ở Quảng Trị.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Côn Đảo ghi nhận ca đầu tiên

    Tối 20/11, thông báo từ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, trong 24h qua trên địa bàn ghi nhận 370 ca mắc Covid-19 mới, gồm 198 ca được phát hiện ngoài cộng đồng.

    Trong đó, TP Vũng Tàu và thị xã Phú Mỹ vẫn là hai địa phương có số ca mắc mới, cùng F0 phát hiện ngoài cộng đồng cao nhất tỉnh (TP Vũng Tàu 96 F0 ngoài cộng đồng, thị xã Phú Mỹ 27 ca).

    Hà Nội liên tiếp phát hiện hơn 200 ca/ngày. Một thành phố bất ngờ ghi nhận tới gần 1.000 ca mắc mới - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế huyện Côn Đảo rà soát những người sống ở khu vực ghi nhận ca nhiễm, ngày 20/11. Ảnh: VnExpress

    Đáng chú ý, huyện Côn Đảo đã ghi nhận ca bệnh là trường hợp phát hiện ngoài cộng đồng, trở về từ tỉnh Bình Dương. Như vậy đến nay cả 8/8 huyện, thị xã, TP của Bà Rịa - Vũng Tàu đều có dịch.

    BCĐ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, huyện Côn đảo là địa phương lần đầu tiên có ca mắc mới, cho thấy tình hình dịch bệnh trên địa bàn đang diễn biến phức tạp. Do đó đề nghị người dân hạn chế ra ngoài, tăng cường mua sắm qua online, khi ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.

    Từ ngày 28/6 đến nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ghi nhận tổng cộng 8.630 ca mắc Covid-19, tỷ lệ F0 được điều trị khỏi bệnh là 86,4%.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    F0 ở Hà Nội sẽ tăng cao dịp Tết

    Liên quan tình hình dịch bệnh, chiều 20/11, tại phiên họp trực tuyến Ban Chỉ đạo với các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã về các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19, Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà nhận định, trong thời gian tới, số ca dương tính với SARS-CoV-2 tiếp tục tăng với nhiều ổ dịch.

    Do đó, một số quận, huyện hiện đang xuất hiện các ổ dịch cần tăng cường hơn nữa các giải pháp phòng, chống dịch, thần tốc truy vết các ca bệnh và trường hợp liên quan. Hiện thành phố đã chuẩn bị kế hoạch tiêm chủng cho trẻ em và sẵn sàng triển khai khi vaccine được phân bổ.

    Kết luận phiên họp, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong yêu cầu các đơn vị, địa phương tăng cường nhận thức trong tình hình mới, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ phù hợp với thực tiễn của thành phố và từng địa phương.

    Trước thực tế tốc độ lây lan rộng, nhất là các ca trong cộng đồng không xác định được nguồn lây và dự báo ca bệnh Covid-19 sẽ tăng cao trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán sắp tới, do đó Hà Nội đã giao Sở Y tế và các đơn vị xây dựng kịch bản khi có 100.000 ca bệnh và đề nghị cần phải chủ động chuẩn bị nghiêm túc cho tình huống này.

    Phó Bí thư Hà Nội nhấn mạnh, Thành phố đã thống nhất quan điểm, trừ 4 "quận lõi" không cách ly tập trung F1 tại nhà; các quận, huyện còn lại căn cứ vào hướng dẫn của Sở Y tế xây dựng phương án đối với F1, trước tiên là cách ly tập trung, phương án 2 là cách ly tại cơ sở lưu trú hoặc cách ly tại nhà.

    Nếu xuất hiện 30.000 ca bệnh trở lên, Thành phố sẽ chia ra 4 cấp độ điều trị cho các F0. Cụ thể, tại bệnh viện thành phố là cấp độ 1; bệnh viện tuyến quận, huyện là cấp độ 2; trung tâm y tế xã, phường, thị trấn là cấp độ 3; cấp độ 4 là khi đã quá tải, điều trị tại nhà.

    Thành phố cũng đã giao Sở Y tế nghiên cứu thí điểm điều trị F0 thể nhẹ tại nhà.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Covid-19 'nóng' lên từng ngày ở Hà Nội

    Từ đầu tháng 11 tới nay, Hà Nội đã ghi nhận khoảng 3.000 ca dương tính, gần bằng tổng số ca tính từ đầu đợt dịch thứ 4 đến hết tháng 10. Dịch tại Hà Nội đang nóng lên từng ngày khi số ca cộng đồng tăng cao, liên tục phát sinh các ổ dịch không rõ nguồn lây.

    Ngày 4.11 có thể xem như khởi điểm cho thấy tình hình dịch tại Hà Nội căng thẳng trở lại, với 104 ca trong ngày nhưng có tới 64 ca cộng đồng. Tính đến chiều 19.11, Hà Nội ghi nhận 2.700 ca mắc mới, tính trung bình 180 ca/ngày, là số mắc trung bình cao nhất của Hà Nội tính cả 4 đợt dịch. Đáng chú ý, số ca cộng đồng ghi nhận lên tới 905 ca, chiếm trung bình 30% tổng số ca mắc.

    Hà Nội: Covid-19 đang nóng lên, khoảng 3000 ca/20 ngày. TP.HCM đề xuất cách ly F0 chỉ cần 7 ngày - Ảnh 1.

    Đồ họa: Báo Thanh niên

    Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội và Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các quận, huyện mỗi ngày đều liên tục phát đi thông báo khẩn tìm người đến các địa điểm có F0. Tính từ 31.10 tới nay, Hà Nội đang ghi nhận 14 ổ dịch hoạt động phức tạp, trong đó chỉ riêng 3 ổ dịch lớn là chợ Ninh Hiệp (H.Gia Lâm), thôn Bạch Trữ (xã Tiến Thắng, H.Mê Linh) và P.Phú Đô (Q.Nam Từ Liêm) tới nay đã ghi nhận gần 800 ca dương tính.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vì sao TP.HCM đề xuất cách ly F0 chỉ cần 7 ngày?

    TP.HCM là địa phương đầu tiên kiến nghị thí điểm rút ngắn thời gian cách ly tập trung từ 14 ngày xuống còn 7 ngày với người nhiễm COVID-19 không có triệu chứng, đã tiêm 2 mũi vắc xin và có kết quả xét nghiệm âm tính vào ngày thứ 7.

    Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Thanh Khê - giám đốc Trung tâm y tế quận 6 - cho biết công suất các khu cách ly tập trung của địa phương dự trù 200 - 250 giường, trong khi số F0 cách ly tập trung hiện là 250 và hơn 300 F0 khác đang cách ly tại nhà.

    "Hiện đa số F0 trên địa bàn (quận 6) đều đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin và được phát các túi thuốc kháng virus Molnupiravir nên bệnh rất nhẹ. Các F0 này phần lớn có kết quả xét nghiệm âm tính 5 - 7 ngày sau khi phát hiện bệnh, do đó việc giải quyết để họ về nhà sẽ tránh quá tải cho các khu cách ly tập trung", ông Khê nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cần Thơ: Thêm 939 ca COVID-19 mới trong ngày

    Ngày 19/11 vừa qua, số ca mắc COVID-19 mới tại TP Cần Thơ lại tiếp tục tăng cao với 939 ca, trong đó cao nhất là số ghi nhận ở những người cách ly tại nhà với 429 ca. Đây là số ca mắc cao nhất tại TP kể từ đầu đợt dịch đến nay.

    Hà Nội thêm 234 ca. Một thành phố tăng từ 500 lên hơn 700 rồi hơn 900 ca trong 3 ngày liên tiếp - Ảnh 1.

    Cần Thơ tăng tốc tiêm vắc xin cho người dân

    Trong những ngày gần đây, thành phố liên tục ghi nhận số ca mắc tăng cao, từ 300 - 400 ca, trong ba ngày gần đây tiếp tục tăng cao, từ 500 đến trên 700 ca.

    Trước tình hình số ca mắc liên tục tăng trong thời gian gần đây, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ đã có báo cáo đề xuất, đề nghị nâng cấp độ dịch của thành phố lên cấp độ 4 (vùng đỏ) để có các biện pháp phòng chống dịch tương ứng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cả nước ghi nhận 107 ca tử vong

    Số bệnh nhân khỏi bệnh: Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 16.773 người. Tổng số ca được điều trị khỏi: 900.337

    Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.630 ca, trong đó thở ôxy qua mặt nạ: 3.086 ca; thở ôxy dòng cao HFNC: 960 ca; thở máy không xâm lấn: 124 ca; thở máy xâm lấn 451 ca; ECMO: 9 ca.

    Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 19/11 đến 17h30 ngày 20/11 ghi nhận 107 ca tử vong tại Thành phố Hồ Chí Minh (42), An Giang (14), Đồng Nai (7), Kiên Giang (5), Bình Thuận (4), Long An (4), Tiền Giang (4), Cần Thơ (4), Thanh Hoá (3), Tây Ninh (3), Đồng Tháp (3), Bạc Liêu (3), Vĩnh Long (3), Cà Mau (2), Ninh Thuận (2), Sóc Trăng (2), Hà Nội (1), Trà Vinh (1).

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 95 ca/ngày.

    Số bệnh nhân khỏi bệnh: Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 16.773 người. Tổng số ca được điều trị khỏi: 900.337

    Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.630 ca, trong đó thở ôxy qua mặt nạ: 3.086 ca; thở ôxy dòng cao HFNC: 960 ca; thở máy không xâm lấn: 124 ca; thở máy xâm lấn 451 ca; ECMO: 9 ca.

    Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 19/11 đến 17h30 ngày 20/11 ghi nhận 107 ca tử vong tại Thành phố Hồ Chí Minh (42), An Giang (14), Đồng Nai (7), Kiên Giang (5), Bình Thuận (4), Long An (4), Tiền Giang (4), Cần Thơ (4), Thanh Hoá (3), Tây Ninh (3), Đồng Tháp (3), Bạc Liêu (3), Vĩnh Long (3), Cà Mau (2), Ninh Thuận (2), Sóc Trăng (2), Hà Nội (1), Trà Vinh (1).

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 95 ca/ngày.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 20/11: Cả nước thêm 9.531 ca mắc COVID-19

    Cập nhật diễn biến dịch Covid-19 trên cả nước ngày 21/11. - Ảnh 1.

    Infographics: TTXVN

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại