*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Cập nhật diễn biến dịch Covid-19 trên cả nước ngày 5/12.
Như đã thông tin, liên tiếp trong những ngày gần đây, Hà Nội ghi nhận số ca dương tính SARS-CoV-2 rất cao, ở ngưỡng 400 - 600 ca/ngày. Trong đó cao nhất là ngày 4/12 với 628 ca bệnh.
Trao đổi với báo chí về việc tăng nhanh các ca mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố, Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà cho biết, thành phố chuẩn bị các phương án, kịch bản cụ thể để luôn chủ động trong công tác phòng chống dịch, tránh bị động, bất ngờ.
Xem chi tiết tại đây: https://soha.vn/so-ca-covid-19...
Theo Bộ Y tế, từ tháng 3 đến hết ngày 3/12, Việt Nam đã tiếp nhận trên 147,5 triệu liều vắc xin phòng Covid-19.
Cụ thể các loại vắc xin như sau: vắc xin AstraZeneca gần 48,7 triệu liều, vắc xin Pfizer và Moderna trên 43,4 triệu liều, vắc xin Sinopharm là 48,7 triệu liều, vắc xin Abdala trên 5,1 triệu liều và Sputnik V trên 1,5 triệu liều.
Bộ Y tế cũng thống kê, trong số đó, có gần 68,9 triệu liều mua theo nguồn ngân sách nhà nước. Cụ thể, 23,3 triệu liều AstraZeneca; 20 triệu liều Pfizer; 20 triệu liều Sinopharm; 5 triệu liều Abdala mua của Cuba và 400.000 liều vắc xin Abdala của Chính phủ Hungary.
Có trên 33,2 triệu liều từ nguồn viện trợ Covax. Nguồn viện trợ chính phủ các nước là trên 18,6 triệu liều. Nguồn doanh nghiệp tài trợ là gần 26,9 triệu liều. Trong tổng số 147,5 triệu liều đã tiếp nhận, Bộ Y tế đã phân bổ 95 đợt vắc xin Covid-19 với tổng số 140,5 triệu liều, còn khoảng 7 triệu liều mới tiếp nhận, đang tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng vắc xin.
Theo TS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc (Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương), Nhật Bản đã ghi nhận trường hợp nhiễm biến chủng mới Omicron. Campuchia gần đây cũng phát hiện người nhập cảnh có biến chủng Omicron, và ngày càng nhiều các quốc gia ghi nhận chủng này mà không phải từ Nam Phi về.
"Biến thể mới đã di chuyển đến nhiều quốc gia khác và tiềm tàng ở đâu đó, chứ không phải chỉ từ Nam Phi. Và có thể chúng ta không tránh khỏi các trường hợp đi về từ nước ngoài mang theo biến chủng Omicron", TS Thái nói.
Tuy nhiên, các trường hợp nước ngoài nhập cảnh mang theo biến chủng Omicron và lan cộng đồng hay không còn phụ thuộc vào việc chúng ta bao phủ vaccine thế nào, rà soát các ổ dịch ra sao. "Nếu rà soát kỹ như hiện tại hoặc làm tốt hơn thì chúng ta sẽ ngăn chặn được các trường hợp xâm nhập từ bên ngoài", báo VTC News dẫn lời TS. Thái nói.
Đồ họa: TTXVN
Tại cuộc họp ngày 5.12, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu chậm nhất trong tháng 12 này phải cơ bản hoàn thành việc tiêm 2 mũi cho người từ 18 tuổi trở lên; rà soát lại các đối tượng chưa tiêm, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để đạt mục tiêu này. Đồng thời, có lộ trình triển khai tích cực, hoàn thành sớm nhất việc tiêm vắc xin cho người từ 12-18 tuổi; đẩy mạnh việc tiêm mũi 3, trong đó ưu tiên người từ 50 tuổi trở lên và các đối tượng tuyến đầu.
Ngày 5/12, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong ngày, thành phố phát hiện thêm 462 ca mắc Covid-19, trong đó, 189 ca ở cộng đồng, 167 ca ở khu cách ly và 106 ca ở khu phong tỏa.
So với ngày hôm qua, số lượng ca mắc ngày 5/12 ở Hà Nội đã giảm mạnh, cụ thể giảm 166 ca so với mức 628 ca của ngày 4/12. Tuy nhiên, số lượng ca cộng đồng vẫn ở mức cao.
- Từ 17h30 ngày 04/12 đến 17h30 ngày 05/12 ghi nhận 199 ca tử vong tại:
+ Tại TP. Hồ Chí Minh (69) trong đó có 4 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Bến Tre (2), Đồng Tháp (1), Quãng Ngãi (1).
+ Tại các tỉnh, thành phố khác: Tây Ninh (20), An Giang (19), Kiên Giang (17), Đồng Nai (12), Tiền Giang (10), Bình Dương (9), Cần Thơ (7), Sóc Trăng (6), Vĩnh Long (6), Đồng Tháp (5), Bình Thuận (4), Cà Mau (4), Bà Rịa - Vũng Tàu (3), Cao Bằng (1), Trà Vinh (1), Phú Thọ (1), Thừa Thiên Huế (1), Bình Định (1), Khánh Hoà (1), Bình Phước (1), Bạc Liêu (1).
Tính từ 16h ngày 04/12 đến 16h ngày 05/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.314 ca nhiễm mới, trong đó 2 ca nhập cảnh và 14.312 ca ghi nhận trong nước (tăng 319 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 8.142 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (1.491), Cần Thơ (1.132), Tây Ninh (792), Sóc Trăng (775), Bà Rịa - Vũng Tàu (710), Đồng Tháp (690), Bình Thuận (648), Bến Tre (630), Bình Phước (547), Vĩnh Long (544), Khánh Hòa (465), Cà Mau (444), Bình Định (428), Hà Nội (400), Bạc Liêu (398), Kiên Giang (394), Đồng Nai (355), Bình Dương (355), An Giang (350), Thừa Thiên Huế (305), Hậu Giang (295), Tiền Giang (257), Trà Vinh (212), Hà Giang (160), Bắc Ninh (113), Đắk Nông (102), Thanh Hóa (94), Hải Phòng (91), Long An (90), Hải Dương (88), Lâm Đồng (84), Quảng Ngãi (81), Đà Nẵng (78), Ninh Thuận (75), Quảng Nam (63), Quảng Ninh (62), Gia Lai (61), Hưng Yên (60), Nam Định (47), Phú Thọ (45), Thái Nguyên (35), Vĩnh Phúc (34), Phú Yên (31), Thái Bình (28), Quảng Bình (25), Hòa Bình (23), Yên Bái (21), Tuyên Quang (16), Kon Tum (13), Bắc Giang (12), Hà Tĩnh (11), Lạng Sơn (11), Lào Cai (9), Sơn La (9), Ninh Bình (5), Hà Nam (5), Cao Bằng (5), Quảng Trị (4), Lai Châu (2), Điện Biên (1), Bắc Kạn (1).
Sáng 5/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp để tiếp tục thúc đẩy việc nhập khẩu, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin và thuốc chữa bệnh.
Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, sớm báo cáo, xin ý kiến cấp có thẩm quyền về một số nội dung liên quan tới vắc xin, trong đó có khả năng, chủ trương, phương án tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên trên cơ sở khoa học, an toàn, phù hợp diễn biến dịch bệnh trong nước và thực tiễn các nước.
Sáng 5-12, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Nghệ An cho biết trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 4-12 đến 6 giờ ngày 5-12), Nghệ An ghi nhận 100 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 9 ca cộng đồng, các trường hợp còn lại nằm trong vùng phong tỏa hoặc đã được cách ly từ trước.
Lực lượng chức năng Nghệ An lấy mẫu xét nghiệm cho người dân.
Cụ thể các trường hợp cộng đồng ở: Thị xã (TX) Thái Hòa 2, huyện Diễn Châu: 2, huyện Quỳnh Lưu: 2, huyện Nghĩa Đàn: 1, huyện Yên Thành: 1. Sau khi phát hiện các ca bệnh, lực lượng chức năng tại nhiều địa phương đã tiến hành phong tỏa nhiều khu dân cư, tiến hành lấy mẫu xét nghiệm, truy vết những trường hợp liên quan, tiến hành cách ly theo quy định.
Được biết, trong các ca mắc Covid-19 mới theo thống kê của cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An thì có 31 ca có triệu chứng, 69 ca không có triệu chứng.
Infographics: TTXVN
Đánh giá thiệt hại kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra hai năm 2020-2021, ông Nguyễn Thành Phong, phó trưởng Ban Kinh tế trung ương, cho biết ước tính 847.000 tỉ đồng, tương đương 37 tỉ USD.
Ông Nguyễn Thành Phong, phó trưởng Ban Kinh tế trung ương, cho rằng dịch COVID-19 gây thiệt hại cho kinh tế Việt Nam trong năm 2020-2021 khoảng 847.000 tỉ đồng, tương đương 37 tỉ USD - Ảnh: NAM TRẦN/Báo Tuổi trẻ
Theo ông Phong, nếu giả định năm 2020-2021 không có đại dịch thì GDP của nền kinh tế Việt Nam tăng 7%, nhưng năm 2020, GDP tăng 2,91% và năm 2021 dự kiến tăng chỉ 2,5%.
Như vậy tính toán năm 2020, giá trị thiệt khoảng 160.00 tỉ đồng và năm 2021 là 346.000 tỉ đồng. Tính cả hai năm 2020-2021 cộng lại, số thiệt hại về mặt giá trị kinh tế khoảng 507.000 tỉ đồng theo giá năm 2010. Còn tính theo giá hiện hành, con số này lên tới 847.000 tỉ đồng, tương đương 37 tỉ USD.
Cần Thơ là địa phương có số lượng bệnh nhân Covid-19 cao mỗi ngày. Trong khi đó, tốc độ tiêm chủng vaccine của tỉnh lại không cao. Địa phương này thường xuyên nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm (tính theo số mũi tiêm/số vaccine được phân bổ) thấp nhất cả nước trong thời gian gần đây.
Đến nay, Cần Thơ đã tiêm 1.855.046 mũi vaccine trong tổng số 2.253.568 liều được Bộ Y tế phân bổ (82,32%). Hiện tỷ lệ người trên 18 tuổi tại thành phố này tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19 là 89,87%.
Chiều 5/12, đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, ngày 2/12, UBND TP Hà Nội phê duyệt đề xuất của Sở về việc cho học sinh khối lớp 10, 11, 12 các trường THPT và các Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp tại các đơn vị xã, phường, thị trấn của tất cả 30 quận, huyện, thị xã có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2, được đi học trực tiếp từ 6/12.
Ngày 3/12, Sở GD&ĐT có thông báo tới các trường để triển khai kế hoạch dạy học trực tiếp.
Tuy nhiên, những ngày qua, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp, số ca F0 tăng đột biến so với trước, trong đó có nhiều ca trong cộng đồng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho học sinh khi trở lại trường học.
Thực hiện chỉ đạo của TP Hà Nội, Sở GD&ĐT Hà Nội thông báo điều chỉnh quy mô cho học sinh đi học trực tiếp.
Cụ thể, học sinh khối 12 các trường THPT, Trung tâm Giáo dục thường xuyên – Trung tâm giáo dục nghề nghiệp của 30 quận, huyện, thị xã đi học trực tiếp theo phương thức:
50% học trực tiếp thứ 2, thứ 4, thứ 6; các ngày còn lại học trực tuyến; 50% học trực tiếp thứ 3, thứ 5, thứ 7; các ngày còn lại học trực tuyến. Hà Nội lưu ý các trường chỉ bố trí cho học sinh đi học 1 buổi/ ngày.
Học sinh lớp 9 của 18 huyện, thị xã vẫn học trực tiếp như trước đó.
Ngày 5-12, trả lời báo Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Lưu Trung, phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, cho biết tin đồn trên các trang mạng xã hội về việc Phú Quốc có người nhiễm biến thể COVID-19 mới Omicron là bịa đặt, không đúng sự thật.
Theo ông Trung, hiện Sở Y tế Kiên Giang kiểm tra xác minh thì ở Phú Quốc không có ca nhiễm nào mắc biến thể COVID-19 mới Omicron như những lời đồn trên các trang mạng xã hội.
Lãnh đạo Kiên Giang khẳng định tin đồn Phú Quốc có biến thể Omicron là bịa đặt - Ảnh 1. Phú Quốc đón thành công hơn 200 khách Hàn Quốc đến du lịch theo hình thức sử dụng "hộ chiếu vắc xin"
"Đây là thông tin thất thiệt, bịa đặt nhằm chống phá địa phương. Nhất là Phú Quốc đã và đang thực hiện thí điểm mở cửa đón khách quốc tế đến đảo ngọc du lịch. Hiện UBND tỉnh cũng phối hợp với lực lượng chức năng địa phương tiến hành điều tra vấn đề trên", ông Trung nói.
Sáng 5.12, ông Nguyễn Đức Thuận, giám đốc Sở Y tế Lâm Đồng cho biết toàn tỉnh ghi nhận thêm 176 ca Covid-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 4.162 ca và thêm 1 ca tử vong. Đến nay Lâm Đồng có tổng cộng 11 ca tử vong vì Covid-19.
Trong số 176 ca Covid-19 mới, H.Đức Trọng nhiều nhất với 36 ca, tiếp đó, H.Đơn Dương 33 ca, H.Lâm Hà 24 ca, TP.Đà Lạt 22 ca, H.Di Linh 21 ca, H.Đạ Huoai 12 ca…
Trong số 22 ca ở TP.Đà Lạt có 15 ca trong cộng đồng và 4 ca là các F1 đã cách ly theo quy định và 3 ca có yếu tố dịch tễ về từ vùng dịch.
36 ca mới tại H.Đức Trọng có 16 ca trong cộng đồng, 15 ca là các F1 đang cách ly; 5 ca phát hiện tại khu vực phong tỏa của xã Đa Quyn.
Trong đợt bùng phát dịch Covid-19 từ ngày 29/4 đến nay, Hà Nội có tổng cộng 12.710 ca mắc Covid-19. Trong đó, số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 5.023 ca.
UBND Hà Nội dự báo số ca nhiễm sẽ tiếp tục tăng nhanh khi hoạt động kinh tế - xã hội, giao thương, di chuyển của người dân từ các địa phương trên cả nước về thành phố trong những tháng cuối năm tăng cao.
Bản đồ mức độ dịch Covid-19 ở Hà Nội.
Theo đánh giá của Sở Y tế Hà Nội, hiện số lượng bệnh nhân F0 nặng, nguy kịch tại thành phố này chiếm tỷ lệ không nhiều (khoảng 0,8%), nhưng việc tăng nhanh số ca nhiễm mới cũng là áp lực lớn cho các cơ sở y tế.
Theo quyết định của UBND thành phố Hà Nội, học sinh trung học phổ thông sẽ đến trường từ 6/12, trừ các trường tại phường Phố Huế (Hai Bà Trưng), Khâm Thiên và Trung Phụng (Đống Đa). Giữa bối cảnh Hà Nội có hàng trăm ca nhiễm mới mỗi ngày, trong đó khoảng một nửa là F0 cộng đồng, nhiều trường học quyết định hoãn mở cửa.
Tối 4/12, Trường Marie Curie phát thông báo khẩn, tiếp tục cho học sinh khối THPT học online tại nhà đến khi có thông báo mới. Quyết định này được đưa ra dựa trên kết quả khảo sát phụ huynh toàn trường.
Tương tự, THPT chuyên Ngoại ngữ, Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội), cũng cho học sinh tiếp tục học trực tuyến từ 6/12 đến 19/12, dù trường đã đạt các tiêu chí an toàn, có thể đón học sinh trở lại.
Infographic: Người lao động
Cần Thơ ghi nhận 1.174 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới. Trong đó, 24 ca sàng lọc cộng đồng, 260 xét nghiệm tại cơ sở y tế, 28 ca trong khu cách ly, 71 ca trong khu phong tỏa và 791 ca cách ly tại nhà.
Số ca mắc COVID-19 ở Cần Thơ từ ngày 8/7 đến nay là 30.794 ca, đã điều trị khỏi 14.197 bệnh nhân; 235 ca tử vong. Hiện có 14.245 F0 đang cách ly điều trị tại nhà.
Sóc Trăng có 781 ca mắc COVID-19, trong đó 469 ca cộng đồng. Số ca cộng dồn 21.046, đã điều trị khỏi 13.654; tổng số ca tử vong là 122.
Bến Tre ghi nhận thêm 716 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 709 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn 10.065, ca điều trị khỏi 4.541; Số ca tử vong cộng dồn 70.
Đồng Tháp ghi nhận 624 ca mắc COVID-19 mới, trong đó, 197 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn là 24.530 ca, đã điều trị khỏi 16.905; tổng số tử vong 299 ca.
Vĩnh Long ghi nhận 552 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 299 ca cộng đồng.
Bạc Liêu có 565 ca có kết quả RT-PCR khẳng định dương tính với virus SARS-CoV-2. Trong đó 262 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn 15.772 tổng số ca đã điều trị khỏi 9.988. Số ca tử vong trong ngày 3, nâng số tử vong lên 135 trường hợp.
An Giang phát hiện thêm 350 ca mắc COVID-19, điều trị khỏi bệnh 291 trường hợp. Tổng số ca mắc COVID-19 từ ngày 15/4 đến nay là 24.753 ca (có 19 trường hợp tái dương tính); 468 ca tử vong
Kiên Giang phát hiện 394 ca mắc COVID-19, trong đó 163 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn 21.841, ca điều trị khỏi 18.143.
Trà Vinh phát hiện 301 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 197 ca cộng đồng. Đến nay, tỉnh này đã ghi nhận 9.034 ca mắc COVID-19 (có 42 ca nhập cảnh), đã điều trị khỏi 3.478 trường hợp; Ca tử vong cộng dồn 52.
Tiền Giang có 209 ca mắc COVID-19, trong đó 30 ca cộng đồng, 179 ca trong khu cách ly. Đến nay, tỉnh đã ghi nhận 25.531 ca mắc COVID-19, đã điều trị khỏi 20.138 trường hợp; 575 ca tử vong.
Ngày 4.12, nguồn tin của Thanh Niên tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị cho biết vào khoảng 10 giờ sáng cùng ngày, có 2 bệnh nhân nhập viện với dấu hiệu khó thở. Trong đó, bệnh nhân T.V.T đau ngực dữ dội, tử vong sau khi vào viện gần 2 giờ đồng hồ, kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19.
Bệnh nhân T.V.T trước đó khai thông tin 41 tuổi, trú Hà Nội. Người còn lại là N.V.M, 32 tuổi, trú Nghệ An. Cả hai cùng làm việc tại một công ty ở Hà Nội, vào Quảng Trị công tác.
Bệnh nhân M. cũng dương tính với Covid-19, hiện đã được chuyển lên điều trị tại BV lao phổi tỉnh Quảng Trị.
Xem chi tiết tại đây: https://soha.vn/tu-ha-noi-vao-...
Gần đây, số trẻ mắc COVID-19 nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM gia tăng, trong đó có trẻ đến khám do có các dấu hiệu ho, sốt, sau đó phát hiện dương tính. Khoa COVID-19 Bệnh viện Nhi đồng 2 đang điều trị cho gần 100 trẻ mắc COVID-19.
Con số trên gấp 4 lần so với thời điểm giữa tháng 10. Nhóm bệnh nhi trở nặng vẫn là có bệnh nền, sinh non nhẹ cân, chậm phát triển…, thông tin trên báo Tuổi trẻ.
Hiện tại, chưa có một khuyến cáo chính thức hay nghiên cứu nào xác định hiệu quả bảo vệ sau mũi 3 kéo dài bao lâu. Có thể chúng ta sẽ phải thực hiện tiêm nhắc, giống tiêm chủng cúm mùa hằng năm hoặc có thể ngắn hơn hay kéo dài hơn. Hiện vẫn còn rất nhiều ẩn số trong thời đại dịch.
Người dân tiêm vaccine tại TP Thủ Đức, ngày 16/10. Ảnh: Quỳnh Trần
Các mũi tiêm nhắc có thể cần thiết và kéo dài khả năng miễn dịch, đặc biệt ở một số nhóm người nhất định như người suy giảm miễn dịch, có bệnh nền... Trên thế giới hàng triệu người vẫn chưa được tiêm liều vaccin thứ hai hoặc thậm chí liều đầu tiên, và mỗi tuần hàng chục nghìn người vẫn đang chết vì Covid-19. Vì vậy khi bạn đã may mắn được tiêm đủ hai mũi vaccine hay đang chờ ngày tiêm thì ý thức và 5K vẫn là một "liều vaccine" hiệu quả nhất, bác sĩ Bùi Thị Yến Nhi - Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3 trả lời trên báo VnExpresss.
Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cho biết trên báo VnExpress, một tháng vừa qua, các bé đã được chăm sóc sức khỏe đặc biệt tại Bệnh viện Xanh Pôn - cơ sở y tế đầu ngành của thành phố cùng với sự theo dõi sức khỏe của Hội đồng chuyên môn, trong đó PGS TS Trần Minh Điển, Giám đốc BV Nhi Trung ương là Chủ tịch Hội đồng. Hiện sức khỏe của các bé đã ổn định nhưng ngành y tế Hà Nội vẫn tiếp tục theo dõi, đánh giá tình trạng sức khoẻ để gia đình thật sự yên tâm và các cháu có được sức khoẻ tốt nhất.
"Hội đồng chuyên môn đã quyết định theo dõi sức khoẻ các cháu trong các tháng tiếp theo và thường xuyên theo dõi sức khoẻ hàng năm", đại diện Sở Y tế Hà Nội nói.
Sự cố y khoa xảy ra tại Trạm Y tế xã Yên Sơn (Quốc Oai) ngày 3/11 khi tổ chức tiêm chủng cho các cháu độ tuổi 2-6 tháng tuổi. Do sơ suất, nhân viên y tế đã tiêm nhầm vaccine Pfizer.
Bộ Y tế yêu cầu xác minh, tìm nguyên nhân dẫn tới sai sót trên, "xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan và xử lý theo quy định".
Tuy nhiên đến nay, nguyên dân xảy ra nhầm lẫn, liều lượng vaccine Pfizer các bé đã được tiêm bao nhiêu và trách nhiệm của các bên liên quan chưa được công bố chính thức.
Từ 17h30 ngày 3/12 đến 17h30 ngày 4/12 ghi nhận 203 ca tử vong, cụ thể:
Tại TP HCM 75 ca, trong đó 11 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An 6, Bến Tre, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hậu Giang và Tiền Giang mỗi nơi một ca.
Điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nặng.
Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang 20, Bình Dương 18, Cần Thơ 15, Đồng Nai 13, Tiền Giang 10, Long An và Kiên Giang 7, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Bạc Liêu đều 5, Bình Thuận 4, Khánh Hòa 3, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hậu Giang, Quảng Ngãi và Trà Vinh đều 2, Quảng Ninh, Đăk Lăk, Bình Phước mỗi nơi một.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 196 ca. Tổng số ca tử vong tại Việt Nam tính đến nay là 26.061 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.
Liên quan đến thuốc điều trị Covid-19, mới đây, Viện Hóa học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã nghiên cứu tổng hợp thành công hợp chất Nitazoxanide ở quy mô thí điểm (pilot) dùng để bào chế thuốc điều trị Covid-19 ở thể nhẹ và trung bình.
GS.TS Nguyễn Văn Tuyến - Viện trưởng Viện Hóa học cho biết, quy trình tổng hợp Nitazoxanide đạt hiệu suất cao qua chỉ 2 bước phản ứng từ nguyên liệu giá rẻ. Đây là loại thuốc generic với giá thành thấp, sử dụng đường uống, an toàn và phù hợp để thực hiện ở Việt Nam. Hợp chất Nitazoxanide có ưu điểm vượt trội là an toàn và giá rẻ. Nitazoxanide còn có hoạt tính kháng virus phổ rộng, diệt được nhiều loại virus khác nhau. Đặc biệt, nó có hoạt tính chống lại SARS-CoV-2 được nuôi cấy trên tế bào vero cell6 với IC50 2 µM. Ngoài ra, Nitazoxanide có khả năng tăng cường phản ứng miễn dịch, cải thiện phổi và các tổn thương trên nhiều cơ quan của cơ thể nên thuốc có thể được sử dụng hiệu quả trong điều trị bệnh nhân Covid-19 mắc bệnh đi kèm, đặc biệt là hội chứng "cơn bão cytokine".
Viện Hóa học cũng đã ký hợp đồng nguyên tắc để chuyển giao công nghệ cho một DN và đề xuất xin thử nghiệm lâm sàng thuốc Nitazoxanide giá rẻ để điều trị các bệnh nhân Covid-19 thể nhẹ và trung bình tại nhà, thông tin trên báo Kinh tế & Đô thị.
Ngày 4/12, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong ngày, thành phố phát hiện thêm 628 ca mắc Covid-19, trong đó, 190 ca cộng đồng, 338 ca ở khu cách ly, 109 ca ở khu phong tỏa.
So với ngày hôm qua, hôm nay, số ca mắc đã tăng mạnh và số ca trong cộng đồng cũng tăng cao.
Đây cũng là lần đầu tiên kể từ đầu dịch, trong vòng 24h, Hà Nội ghi nhận trên 600 ca mắc Covid-19. Như vậy, trong hơn 1 tuần qua, số ca mắc tại Hà Nội được phát hiện trong 24h liên tục lập 'kỷ lục mới'.