*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP.HCM (291.871), Bình Dương (153.830), Đồng Nai (33.842), Long An (27.874), Tiền Giang (11.577).
Tối nay, tham dự tọa đàm Kiểm soát dịch bệnh trên kênh VTV1, ông Dương Anh Đức (Phó Chủ tịch UBND TP.HCM) cho hay, từ ngày 15/9 đến cuối tháng 9, TP vẫn sẽ cơ bản thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16. Một số nơi vẫn áp dụng các biện pháp giãn cách theo Chỉ thị 16+, một số nơi dịch bệnh ổn định hơn như Cần Giờ, Củ Chi... có thể áp dụng Chỉ thị 16- hoặc Chỉ thị 15+.
TP sẽ nghiên cứu cấp cơ chế "thẻ xanh", "thẻ vàng" hoặc hình thức tương tự để tạo điều kiện cho các đối tượng an toàn được mở rộng hoạt động hơn trước. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo tiêu chí an toàn đến đâu thì mở cửa đến đó.
Ông cho biết, sau ngày 15/9, TP.HCM chưa thể lập tức nới lỏng giãn cách xã hội dựa trên "thẻ xanh", "thẻ vàng, có lẽ sau ngày 15/9 một thời gian, khi nào sẵn sàng TP mới có thể triển khai.
Một điểm tiêm vắc xin ở Gò Vấp. Ảnh: Tiền phong
Thông tin được dẫn từ https://tuoitre.vn/sau-15-9-tp...
Theo Người lao động, Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh tỉnh Đồng Nai (CDC) hôm nay đã báo cáo bước đầu về trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 là bà V.T.X.Đ.- Giám đốc Sở Tư pháp Đồng Nai.
Bà Đ. ở chung nhà với trường hợp F0 trên đường Phan Chu Trinh, phường Quang Vinh, TP Biên Hoà. F0 được phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 ngày 9/9. Bà có kết quả PCR dương tính hôm 11/9.
CDC Đồng Nai nhận định những người tiếp xúc với bà Đ. từ 20 giờ ngày 6/9 trở về trước, ít có nguy cơ, không xếp là F1, không phải cách ly; yêu cầu tự theo dõi sức khoẻ, hạn chế tiếp xúc và thực hiện 5K.
Những người có thời gian tiếp xúc sau 20 giờ ngày 6/9 xác định có 26 người (F1) thực hiện cách ly theo quy định.
Theo báo Bình Dương, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương hôm nay đã khởi tố bị can và bắt tạm giam 3 người về hành vi "chống người thi hành công vụ", xảy ra tại khu điều trị tập trung bệnh nhân Covid-19 trường THCS Lai Hưng, xã Lai Hưng. Những người này gồm: Thạch Oanh Thi (21 tuổi, quê tỉnh Trà Vinh), Lê Chí Thiện (26 tuổi, quê Bạc Liêu) và Nguyễn Hoàng Phi Dương (22 tuổi, quê Kiên Giang).
Theo điều tra, ngày 10/9, bị can Dương đặt mua trứng vịt lộn, rượu qua mạng xã hội và được giao tại hàng rào khu cách ly điều trị không qua sự kiểm soát của ban quản lý khu cách ly. Đến khoảng 18h hôm đó, Dương bày đồ nhậu ở sảnh trước phòng của mình và rủ thêm Thi, Thiện cùng một số bệnh nhân Covid-19 đến nhậu.
Phát hiện sự việc, anh Nguyễn Quốc Thịnh và anh Nguyễn Thanh Khương (dân quân cơ động làm nhiệm vụ giữ an ninh trật tự trong khu cách ly) nhắc nhở các bệnh nhân không được tụ tập, ăn nhậu trong khu cách ly.
Các bị can Dương, Thi và Thiện không chấp hành mà còn chống đối, có lời lẽ xúc phạm lực lượng làm nhiệm vụ. Tiếp đó, các đối tượng xông vào dùng tay, chân, ghế đánh vào người anh Thịnh và anh Khương.
Thiện và Thi sau khi tham gia đánh nhau đã bỏ trốn khỏi khu cách ly điều trị. Đến 2 giờ ngày 11/9, Thiện và Thi bị lực lượng Công an huyện Bàu Bàng phối hợp với Trung tâm Y tế huyện bắt giữ.
Tuổi trẻ ghi nhận, cả ba bị can bị khởi tố khi vẫn đang là F0 và đang phải cách ly tại khu cách ly điều trị tập trung tại Trường THCS Lai Hưng, huyện Bàu Bàng.
Lực lượng chức năng xử lý các đối tượng theo quy định. Ảnh: báo Bình Dương
Ông Nguyễn Hữu Châu, Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 phường Thuận Giao (TP Thuận An, Bình Dương) cho biết trên Thanh niên, hôm nay, nữ bác sĩ quân y Phạm Khánh Linh (26 tuổi), người được Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân yBộ Quốc phòng) điều động chi viện cho tỉnh, đã ôm cháu bé chạy hơn 300 m đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Theo đó, sáng cùng ngày, Tổ phản ứng nhanh Covid-19 phường Thuận Giao nhận được thông tin một cháu bé 4 tháng tuổi ở nhà trọ cần cấp cứu. Nữ bác sĩ quân y Phạm Khánh Linh khẩn trương được điều xuống hiện trường để hỗ trợ. Sau khi thăm khám, cháu bé có tình trạng khó thở, bỏ bú nhiều ngày, test nhanh âm tính với SARS-CoV-2.
Xác định tình trạng nguy kịch của cháu bé, bác sĩ Linh đã yêu cầu hỗ trợ xe cấp cứu để đưa đến bệnh viện nhanh nhất. Song, lúc này chỉ có chiếc xe tải của tình nguyện viên ở gần hiện trường nhất, nên bác sĩ Linh quyết định đưa bình ô xy và cháu bé lên xe tải để đến viện.
Tới khu Bệnh viện quốc tế Becamex (TP Thuận An), xe dừng nhầm ở cổng phụ đang bị khóa. Bác sĩ Linh ẵm cháu bé từ trên thùng xe tải nhảy xuống tức tốc chạy hàng trăm mét để đến cổng chính đưa cháu bé vào khu cấp cứu. Bởi không vào được bên trong cổng phụ. Vừa chạy bác sĩ Linh vừa nói "gọi cấp cứu hỗ trợ…".
Theo nguồn trên, bác sĩ Linh buồn bã khi rời viện, bởi tình hình của cháu bé tiên lượng rất xấu. Chiều cùng ngày, bé không qua khỏi.
Thông tin được dẫn từ Thanh niên. Mời xem bài gốc tại đây https://thanhnien.vn/thoi-su/x...
Đêm 11/9, do các tổ dân phố thông báo nhầm thời gian, nhiều người đi tiêm vắc xin Covid-19 đến cùng lúc, chen lấn lấy phiếu tại trường Tiểu học Trung Văn, phường Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Ngày 12/9, sau khi kiểm tra thông tin báo chí phản ánh về tình trạng chen lấn, tập trung đông người này, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã chỉ đạo Ban Thường vụ Quận ủy Nam Từ Liêm, trực tiếp là Bí thư Quận ủy kiểm tra làm rõ trách nhiệm lãnh đạo cấp ủy, chính quyền phường trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 và để xảy ra việc mất an toàn nêu trên.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tính từ 17h ngày 11/9 đến 17h ngày 12/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 11.478 ca nhiễm mới, trong đó 09 ca nhập cảnh và 11.469 ca ghi nhận trong nước.
Cụ thể, tại TP.HCM (6.158), Bình Dương (3.188), Đồng Nai (974), Long An (285), Kiên Giang (117), Tây Ninh (93), Tiền Giang (80), Cần Thơ (68), An Giang (62), Quảng Bình (61), Đồng Tháp (49), Khánh Hòa (46), Bà Rịa - Vũng Tàu (46), Bình Phước (33), Quảng Ngãi (30), Cà Mau (22), Hà Nội (20), Đắk Nông (17), Bình Thuận (16), Bình Định (16), Phú Yên (14), Quảng Nam (12), Đắk Lắk (12), Thanh Hóa (12), Đà Nẵng (12), Bạc Liêu (8 ), Trà Vinh (7), Bến Tre (3), Lâm Đồng (2), Nghệ An (2), Ninh Thuận (2), Vĩnh Long (1), Hưng Yên (1) trong đó có 6.650 ca trong cộng đồng.
Như vậy, trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 458 ca. Tại TP.HCM tăng 529 ca, Bình Dương giảm 783 ca, Đồng Nai tăng 14 ca, Long An giảm 52 ca, Kiên Giang giảm 48 ca.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 613.375 ca nhiễm.
Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 608.997 ca, trong đó có 371.804 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP.HCM (298.029), Bình Dương (157.018), Đồng Nai (34.816), Long An (28.159), Tiền Giang (12.205).
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 15.279 ca.
Trong ngày 11/9 có 1.016.059 liều vắc xin Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 28.213.392 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 23.157.067 liều, tiêm mũi 2 là 5.056.325 liều.
Nhân viên y tế tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 loại Astra Zeneca. Ảnh: Hoàng Triều/Người lao động
Trong 3 ngày (10-12/9), UBND quận Ba Đình, Hà Nội đã hoàn thành tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho 130.134 người. Trong đó, có 119.459 người được tiêm mũi một đạt 105,7%.
Tính đến 12h ngày 12/9 toàn bộ người dân Ba Đình từ 18-65 tuổi đã được tiêm vắc xin. Tính theo kế hoạch 206 của thành phố, quận Ba Đình đã hoàn thành sớm trước 2 ngày.
Thông tin được dẫn từ https://dantri.com.vn/suc-khoe...
Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến 18h cùng ngày, thành phố chỉ ghi nhận thêm 1 ca dương tính SARS-CoV-2 tại khu cách ly.
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 3.780 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.595 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.185 ca.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo Pháp luật TP.HCM, trong dự thảo kế hoạch phục hồi kinh tế của huyện Cần Giờ (TP.HCM), giai đoạn 1 (từ 16/9 đến 31/10), huyện sẽ tiếp tục duy trì và kiểm soát dịch bệnh tốt hơn, chuẩn bị các điều kiện phục hồi sản xuất.
Đáng nói, huyện Cần Giờ sẽ mở hoạt động 1 tour hoặc điểm du lịch để góp phần khôi phục lại hoạt động dịch vụ. Cùng với đó, xem xét mở lại hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời, ăn uống tại chỗ với quy mô nhỏ nhưng đảm bảo giãn cách theo quy định (dưới 20 người) tùy theo mức độ kiểm soát dịch bệnh và khuyến nghị của ngành y tế.
Ông Lê Minh Dũng, Bí thư Huyện ủy Cần Giờ nói, huyện đã có kế hoạch, trong đó xây dựng tour du lịch khép kín, cung đường khép kín, hành khách không được đi ngang đi dọc mà chỉ ở trong khu vực nhất định. Dự kiến đến 30/9 có thể mở tour thí điểm đầu tiên.
Theo Thanh niên, trao đổi bên lề buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Cần Giờ hôm nay, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nói, hiện mới có quận 7, huyện Cần Giờ và huyện Củ Chi và một số địa phương đã thẩm định và tiệm cận với tiêu chí kiểm soát dịch, thành phố vẫn đang phấn đấu trong những ngày còn lại.
TP.HCM chưa dám tuyên bố đã kiểm soát được dịch bệnh vì còn nhiều yếu tố chưa có căn cơ, chưa ổn định. Do đó, TP.HCM cần tiếp tục làm thêm một thời gian nữa để những chỉ tiêu được kéo giảm ổn định, khi đó thành phố mới "tự tin bước vào giai đoạn mới".
Lý giải thời gian 2 tuần mà thành phố dự kiến xin thêm, Bí thư Thành ủy TP.HCM nói sự, chờ đợi thêm 2 tuần cực quan trọng theo quy luật. Hiện số F0 đang quản lý ở bệnh viện và chăm sóc tại nhà trên dưới 100.000 người. Số lượng F0 sẽ giảm sau 2 tuần, thành phố có biện pháp ngăn chặn lây lan thì số ca nhiễm sẽ xuống mức thấp. Bên cạnh đó, 2 tuần là thời gian mà vắc xin phát huy hiệu lực cao nhất.
Trong thời gian này, thành phố triển khai các biện pháp khác nhằm củng cố, tăng cường, nâng cao chất lượng điều trị thì công tác phòng, chống dịch sẽ có kết quả khả quan hơn bây giờ.
Bên trong khoa cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Người lao động
Thông tin được dẫn từ https://thanhnien.vn/thoi-su/b...
Theo báo cáo của quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), tính đến 19h ngày 11/9, quận đã tiêm vắc xin Covid-19 cho 92,8% người dân trên 18 tuổi trên địa bàn quận. Số người chưa tiêm trên địa bàn quận, theo thống kê chủ yếu thuộc nhóm đối tượng có bệnh nền nặng, phụ nữ có thai trên 13 tuần và có những lý do khác.
Ảnh minh họa: Tiền phong
Một chốt kiểm soát ở Hoàn Kiếm. Ảnh: Người lao động
Thông tin được dẫn từ https://tienphong.vn/ha-noi-ho...
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), đến thời điểm này, TP có 292.403 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại TP, trong đó 291.930 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 473 trường hợp nhập cảnh.
Hiện đang điều trị 39.433 bệnh nhân, trong đó 2.805 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.790 bệnh nhân nặng đang thở máy và 21 bệnh nhân can thiệp ECMO. Trong ngày 11/9 có 3.392 bệnh nhân xuất viện, tổng số xuất viện đến nay là 147.416 bệnh nhân. Số tử vong đang có khuynh hướng giảm trong những ngày gần đây.
TP triển khai chiến dịch cao điểm tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho người từ 18 tuổi trở lên tại TP.HCM từ nay đến ngày 15/9. Đến ngày 10/9, TP đã tiêm 7.535.598 mũi vắc-xin, trong đó tổng số mũi 1 là 6.404.057, mũi 2 là 1.131.541; có 847.698 người trên 65 tuổi, người có bệnh nền đã được tiêm.
Bên trong Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Người lao động
Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến 12h trưa cùng ngày, thành phố phát hiện thêm 17 ca dương tính SARS-CoV-2, gồm 2 ca tại cộng đồng, 2 ca tại khu vực phong tỏa và 13 ca tại khu cách ly.
Phân bố theo quận/huyện gồm Thanh Xuân (5), Thường Tín (3), Hoàn Kiếm (3), Đan Phượng (2), Đống Đa (2), Hai Bà Trưng (1), Thanh Trì (1). Phân bố theo chùm ca bệnh gồm chùm sàng lọc diện rộng 3 ca, chùm F1 của sàng lọc ho sốt 12 ca và chùm liên quan TP.HCM 2 ca.
Như vậy, tính từ sáng đến 12 giờ ngày 12/9, Hà Nội ghi nhận tổng cộng 19 ca dương tính.
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 3.779 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.595 ca, số mắc là người đã được cách ly 2.184 ca.
Lấy mẫu xét nghiệm cho người dân ở Hà Nội . Ảnh: Ngô Nhung/Người lao động
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Sáng nay, Nghệ An đã thống nhất chuyển sang áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 từ 0h ngày 13/9 đối với toàn bộ địa bàn TP Vinh, thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc và các xã ở các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn và Diễn Châu.
Hiện Nghệ An chỉ còn một số xã ở huyện Quế Phong áp dụng Chỉ thị 16.
Thông tin được dẫn từ https://tuoitre.vn/vinh-giam-c...
Theo Tuổi trẻ, sáng nay 12/9, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên và Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã đến thăm và làm việc tại Bệnh viện điều trị Covid-19 Cần Giờ.
Bí thư Nên đánh giá cao nỗ lực của đội ngũ y tế cùng các tình nguyện viên của bệnh viện trong thời gian cao điểm để cứu chữa bệnh nhân, giảm thiểu tối đa ca tử vong. Theo ông Nên, thành phố và Bộ Y tế luôn sát cánh hỗ trợ các lực lượng cho các bệnh viện điều trị Covid-19, song do dịch bệnh căng thẳng, nhiều lúc việc chăm sóc các lực lượng y tế chưa được trọn vẹn.
Bí thư Thành ủy TP.HCM đề nghị địa phương theo dõi sát việc chăm sóc cho các lực lượng y tế, nếu việc gì vượt tầm báo cáo ngay, việc vừa tầm thì chăm lo ngay.
Theo Thanh niên, Thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa cho biết, đã có văn bản đồng ý đề xuất đón khách du lịch quốc tế có hộ chiếu vắc xin và du khách nội địa đến Khánh Hòa trong tình hình mới.
Đối với du lịch quốc tế, đồng ý chủ trương đón khách quốc tế có hộ chiếu vắc xin đến Khánh Hòa; giao UBND tỉnh chỉ đạo sớm hoàn chỉnh hồ sơ, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Riêng du lịch trong nước, đồng ý chủ trương đón khách du lịch trong nước đến Khánh Hòa bằng các chuyến bay riêng và giao UBND tỉnh quyết định theo thẩm quyền các điều kiện áp dụng đối với đơn vị kinh doanh du lịch, khách du lịch, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19.
Tỉnh Khánh Hòa cũng cho phép các hoạt động du lịch nội tỉnh đối với khách du lịch có giấy chứng nhận đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 hoặc đã tiêm 1 mũi vắc xin nhưng có giấy chứng nhận kết quả âm tính với Covid-19 còn hiệu lực.
Ảnh minh họa: báo Khánh Hòa
Thông tin được dẫn từ https://thanhnien.vn/thoi-su/k...
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch ngày hôm qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đánh giá, công tác phòng chống dịch trong tuần qua đã có những kết quả tích cực.
Trong số 23 địa phương thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội, đến nay có 8 địa phương kiểm soát dịch tốt, 12/23 địa phương đang tiếp tục lộ trình thực hiện đạt các tiêu chí kiểm soát dịch. TP.HCM, Bình Dương tình hình đang chuyển biến theo hướng tích cực.
Song vẫn còn một số hạn chế, như việc giãn cách chưa triệt để ở một số địa phương, tốc độ xét nghiệm chậm hơn tốc độ lây lan, chưa sử dụng triệt để và thống nhất các giải pháp công nghệ, gây bất tiện cho người dân...
Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế có hướng dẫn biện pháp nới lỏng và khôi phục các hoạt động theo nguyên tắc mở cửa có lộ trình, từng bước có kiểm soát và liên tục đánh giá để kịp thời điều chỉnh phù hợp.
"Bộ Y tế hoàn thiện Chiến lược tổng thể về phòng chống dịch trong tình hình mới, tập trung vào vắc-xin, xét nghiệm và điều trị; tập trung nâng cao năng lực hệ thống đáp ứng để trở lại trạng thái "bình thường mới" vào năm 2022"
Người dân ở phường Giáp Bát (Hoàng Mai, Hà Nội) vui mừng khi được dỡ bỏ phong tỏa. Ảnh: Ngô Nhung/Người lao động
Ảnh: Tiền phong
Thông tin được dẫn từ https://nld.com.vn/thoi-su/mo-...
Chia sẻ trên Dân trí liên quan tới lộ trình nới lỏng các biện pháp giãn cách tại Hà Nội, PGS.TS Trần Đắc Phu (cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam) nói, thành phố sẽ cần thực hiện đánh giá lại nguy cơ trên nguyên tắc "nguy cơ đến đâu đáp ứng đến đó". Với "vùng xanh", việc nới lỏng sẽ bao gồm nhiều yếu tố như: nguy cơ dịch tễ, tỉ lệ tiêm vắc xin Covid-19, kịch bản phòng chống dịch.
Còn PGS.TS Nguyễn Việt Hùng (Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội) cho rằng, cần nhanh chóng có phương án và mở cửa dần trở lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở "vùng xanh". Ông nói: "Mục tiêu cuối cùng của việc chống dịch là từng bước thiết lập lại cuộc sống bình thường mới, không thể giãn cách mãi".
Theo ông Hùng, tại các quận/huyện vùng xanh có thể áp dụng mức giãn cách theo nguyên tắc Chỉ thị 19 trên toàn địa bàn hoặc áp dụng trước tại các khu vực ít nguy cơ nhất và có lộ trình mở rộng vùng xanh trên nguyên tắc đánh giá mức nguy cơ. Thậm chí với những địa bàn nguy cơ rất thấp có thể áp dụng các biện pháp giãn cách thấp hơn Chỉ thị 19.
TS.BS Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock tại Việt Nam chia sẻ với nguồn trên, Hà Nội cần tiếp tục duy trì các biện pháp giãn cách cho đến khi bao phủ đủ vắc xin cho cộng đồng, đặc biệt là nhóm người cao tuổi, người có bệnh nền. Cùng với đó, xây dựng tiêu chí cho việc nới giãn cách theo từng giai đoạn để tạo động lực phấn đấu cho chính quyền địa phương, người dân và doanh nghiệp.
"Để nới lỏng giãn cách, cần đạt được ít nhất 2 tiêu chí về: độ bao phủ tiêm chủng và năng lực xét nghiệm, điều trị, y tế công cộng".
Ảnh minh họa: Người lao động
Thông tin được dẫn từ https://dantri.com.vn/suc-khoe...
Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến 6h ngày 12/9, trên địa bàn thành phố ghi nhận 2 ca dương tính SARS-CoV-2 mới, trong đó, 1 ca tại Thường Tín và 1 ca ở Hoàng Mai. Cả 2 ca đều thuộc chùm sàng lọc ho sốt cộng đồng.
Tính từ ngày 29/4 đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 3.762 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.593 ca, số mắc là người đã được cách ly 2.169 ca.
Lực lượng chức năng làm công tác phòng chống dịch tại quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ảnh: Người lao động
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 11/9, tỉnh Long An ghi nhận 280 ca nhiễm Covid-19, giảm 58 ca so với số ca mắc ngày 10/9. Trong đó có 33 ca trong cộng đồng, điều trị khỏi 341 ca (giảm 41 ca); tử vong 7 ca (tăng 4 ca). Có 9 huyện không ghi nhận ca mắc mới trong ngày là: Thủ Thừa, Châu Thành, Vĩnh Hưng, Tân Trụ, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Tân Hưng, Đức Huệ, Mộc Hóa.
Tính đến ngày 11/9, Long An ghi nhận 28.187 ca nhiễm Covid-19, trong đó 8.049 cộng đồng, 2.101 khu cách ly, 2.037 khu phong tỏa, đã điều trị khỏi 22.212 ca (78,80%); tử vong 341 ca (1,20%), đang điều trị tại bệnh viện 5.634 ca (19,98%).
Đã có 1.552.689 mũi vắc xin Covid-19 được tiêm.
Thông tin được dẫn từ https://baolongan.vn/ban-tin-p...
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 601.349 ca mắc Covid-19.
Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 596.980 ca, trong đó có 360.688 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP.HCM (291.871), Bình Dương (153.830), Đồng Nai (33.842), Long An (27.874), Tiền Giang (11.577).
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 11/9 là 12.541, nâng tổng số ca được điều trị khỏi là 363.462.
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 15.018 ca.
Đến nay, tổng số liều vắc xin Covid-19 đã được tiêm là 27.108.588 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 22.367.824 liều, tiêm mũi 2 là 4.740.764 liều.
Bên trong Bệnh viện dã chiến số 1 - cơ sở 2 ở Bình Dương. Ảnh: VOV
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đánh giá, hiện chỉ có một số địa phương trên địa bàn thành phố cơ bản đáp ứng mục tiêu kiểm soát được dịch Covid-19. Còn đa số các địa phương phải tiếp tục phấn đấu thêm một thời gian nữa.
Theo ông, việc áp dụng các biện pháp siết chặt giãn cách không thể kéo dài đến quá sức chịu đựng của người dân và nền kinh tế. Cùng với đó, kinh nghiệm thế giới cho thấy khó có thể quét sạch F0 trong một thời gian nhất định.
Do đó, ông cho rằng, TP.HCM không hoàn thành mục tiêu cơ bản kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9 theo Nghị quyết 86 của Chính phủ, mà chỉ có một số quận, huyện hoàn thành.
Bí thư Nên cho hay, TP.HCM phải "xin thêm" một thời gian nữa, có thể tới hết tháng 9/2021 để tập trung thực hiện mục tiêu theo Nghị quyết 86.
Theo Thanh niên, báo cáo của UBND TP Hà Nội cho biết, tính đến chiều 11/9, thành phố còn 80 điểm phong tỏa, với khoảng 20.000 người.
Cụ thể, các điểm tại các quận, huyện gồm: Đống Đa (20); Thanh Xuân (19); Hoàng Mai (12); Đan Phượng, Hà Đông và Thanh Trì, Hai Bà Trưng đều còn 4 điểm; Ba Đình, Đông Anh đều còn 2 điểm; Phú Xuyên, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Gia Lâm, Hoàn Kiếm, Long Biên, Nam Từ Liêm đều còn 1 điểm.
Ngày 11/9, Hà Nội đã tiêm được 234.698 mũi vắc xin Covid-19. Tính đến 12 trưa cùng ngày, toàn thành phố tiêm được 3,73 triệu liều vắc xin trên tổng số 4,6 triệu liều vắc xin được cấp, đạt tiến độ 73,3%.
Tại quận Hoàn Kiếm, từ 0h ngày 12/9, UBNQ quận dỡ bỏ khu vực cách ly y tế tại địa bàn dân cư ngõ 105 Vọng Hà và một phần ngõ 117 Vọng Hà (phường Chương Dương). Quận Hoàn Kiếm cũng yêu cầu toàn bộ người dân thực hiện nghiêm Chỉ thị 20 của TP Hà Nội.
Một chốt kiểm soát ở quận Hoàn Kiếm: Phương Thảo/báo Tổ Quốc
Thời điểm dòng người bê các thùng nhu yếu phẩm trên tay, chờ đến lượt gửi đồ tiếp tế cho người thân ở phường Chương Dương vào tháng 8. Ảnh: Tiền phong
Ngày 11/9, quận Hoàng Mai (Hà Nội) có quyết định gỡ bỏ phong toả khu vực ngõ 24 Kim Đồng và một số ngõ, ngách lân cận thuộc địa bàn phường Giáp Bát. Khu vực này bị phong toả từ ngày 25/8, sau khi phát hiện 53 người dương tính, liên quan đến các lái xe luồng xanh trở về từ TP.HCM.
Cùng ngày, quận Đống Đa có quyết định điều chỉnh vùng cách ly y tế để phòng chống dịch Covid-19 đối với 2 phường Văn Chương, Văn Miếu từ 18h ngày 11/9. Cụ thể:
2 khu vực thuộc phường Văn Miếu tiếp tục cách ly trong 14 ngày: Toàn bộ tập thể 16B Ngô Tất Tố và từ số nhà 27 đến 31 phố Ngô Tất Tố; Toàn bộ tập thể 20D Trần Quý Cáp và ngách 1 ngõ 62 phố Trần Quý Cáp, số nhà 18 ngõ 62 phố Trần Quý Cáp.
2 khu vực ở phường Văn Chương cũng tiếp tục cách ly 14 ngày: Từ số nhà 35 đến số nhà 77, từ số nhà 90 đến số nhà 126 ngõ 88 phố Trần Quý Cáp; Từ số nhà 01 đến số nhà 15 ngách 82 ngõ Trung Tả, từ số nhà 109 đến số nhà 125, từ số nhà 84 đến số nhà 96 ngõ Trung Tả.
Như vậy, trừ 4 khu vực trên, quận Đống Đa kết thúc cách ly y tế đối với toàn bộ các khu vực khác 2 phường Văn Chương, Văn Miếu từ 18h phút ngày 11/9. Khu vực kết thúc cách ly y tế duy trì thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 20 ngày 03/9/2021 của Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Ảnh: Tiền phong
Mời xem bài gốc tại đây https://tienphong.vn/do-phong-... và https://thanhnien.vn/thoi-su/h...
Chiều hôm qua, đoàn công tác y tế số 3 của tỉnh Điện Biên gồm 23 người đã lên đường hỗ trợ tỉnh Bình Dương chống dịch Covid-19. Các cán bộ này là những bác sĩ, điều dưỡng có trình độ chuyên môn tốt, được lựa chọn từ 12 cơ sở y tế trong toàn ngành.
Trước khi lên đường, đoàn đã được tập huấn chuyên môn theo phác đồ điều trị mới nhất của Bộ Y tế, các quy trình phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm.
23 cán bộ y tế hỗ trợ Bình Dương. Ảnh: Sức khỏe&Đời sống
Thông tin được dẫn từ https://suckhoedoisong.vn/23-c...