*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Theo Bộ Y tế, tính đến 18 giờ ngày 26/3, Việt Nam ghi nhận thêm 5 trường hợp mắc mới, nâng tổng số ca mắc Covid-19 của Việt Nam lên 153.
Theo Thanh niên online, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh hôm nay cho biết, địa phương này đã xác định có hơn 330 công dân từng đến Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) để khám, điều trị, học tập… trong tháng 3. Đây là các trường hợp có nguy cơ cao lây nhiễm Covid-19.
Trong hơn 330 công dân của tỉnh này đến Bệnh viện Bạch Mai trong tháng 3 thì có 228 người đến khám và điều trị; 56 cán bộ ngành y đến công tác, học tập; 35 người đến thăm thân; 13 bệnh nhân chuyển tuyến từ Bệnh viện Bạch Mai về các cơ sở điều trị tại Quảng Ninh.
Sở sẽ tiếp tục rà soát và vận động người dân từng đến Bệnh viện Bạch Mai trong tháng 3 đến khai báo để triển khai các biện pháp cách ly.
Thông tin được dẫn từ nguồn https://thanhnien.vn/thoi-su/q...
Ghi nhận của Pháp luật TP.HM cho hay, Chủ tịch UBND quận 3 Võ Khắc Thái vừa ký văn bản gửi thủ trưởng các đơn vị và chủ tịch 14 phường về thực hiện giải pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại các cơ quan hành chính sự nghiệp trên địa bàn quận.
Theo đó, các cơ quan, đơn vị và 14 phường sẽ xây dựng phương án sắp xếp 30% cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên làm việc trực tuyến tại nhà luân phiên cách nhau một tuần. Bắt đầu áp dụng từ ngày 30/3 cho đến khi có thông báo mới. Chủ trương này sẽ không áp dụng với Phòng Y tế và các đơn vị trực thuộc ngành y tế, lực lượng vũ trang quận.
"Cán bộ, công chức được sắp xếp làm việc tại nhà phải đảm bảo hoàn thành tốt công việc được giao, thực hiện trao đổi trực tuyến với các cơ quan, đơn vị qua các ứng dụng trên điện thoại, máy tính bảng, laptop. Cán bộ cũng không được di chuyển đến nơi đông người, sẵn sàng nghe điện thoại khi thủ trưởng cơ quan, đơn vị điều động" - văn bản nêu.
Người dân đến làm thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa UBND quận 3 vắng hơn thời điểm trước dịch. Ảnh: VIỆT HOA
Thông tin và hình ảnh được dẫn từ nguồn https://plo.vn/thoi-su/tphcm-3...
Tối 26/3, theo thông tin từ Bộ Y tế, có 37 bệnh nhân mắc Covid-19 đang điều trị đã có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1-4 lần. Trong số này, có 3 bệnh nhân đã bình phục, sẽ được chuyển cơ sở điều trị trong ngày mai (27/3) để được tiếp tục theo dõi sức khoẻ.
Cụ thể, trong số 37 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần với COVID-19: 27 bệnh nhân có kết quả âm tính lần 1; 02 bệnh nhân có kết quả âm tính lần 2; 04 bệnh nhân có kết quả âm tính lần 3; đặc biệt có 04 bệnh nhân đã âm tính 4 lần là bệnh nhân 29, 45, 53 và 66. Ba trường hợp bình phục, dự kiến sẽ được chuyển cơ sở y tế khác để theo dõi sức khoẻ là các bệnh nhân 45, 53 và 66.
Ảnh minh họa: Tiền phong
Thông tin được dẫn từ nguồn https://www.vietnamplus.vn/37-...
Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an chiều nay (26/3) thông tin với Vietnamnet, Bộ sẽ thành lập 3 bệnh viện dã chiến tại khu huấn luyện của Bộ Tư Lệnh Cảnh sát cơ động ở cả ba miền và sẽ sử dụng khi cả nước có 1.000 người nhiễm Covid-19.
Ngoài ra, theo Chánh văn phòng Bộ Công an, các bệnh viện phục vụ chủ yếu nội bộ như các cán bộ, chiến sĩ làm việc ở cửa khẩu, giao thông..., những người trực tiếp làm việc ở tuyến đầu chống dịch, có nguy cơ mắc hoặc mắc Covid-19.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân nói trong cuộc họp trực tuyến chiều nay, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, không có thu nhập để trả lương, ảnh hưởng rất lớn đến người lao động.
Ông thông tin, ngày 25/3, Thường vụ Thành ủy đã họp và thống nhất các cán bộ, công chức sẽ giảm một nửa phần thu nhập tăng thêm năm nay, dành phần đó hỗ trợ cho người lao động mất việc làm, không có thu nhập để nuôi mình và nuôi con.
"Có 600.000 người thành phố mình mất thu nhập do ảnh hưởng của dịch. Theo chúng tôi ước tính nếu lấy một nửa thu nhập tăng thêm của cán bộ, công chức sẽ đủ hỗ trợ 600.000 người lao động với mức 1 triệu/tháng"
Thông tin được dẫn từ nguồn https://news.zing.vn/tphcm-se-...
Bác sĩ Lê Đức Nhân, Giám đốc bệnh viện đa khoa Đà Nẵng hôm nay cho biết, bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 22, 23 và 35 đang điều trị tại đây đã hoàn toàn bình phục, có 3 lần xét nghiệm âm tính với Covid-19.
Bệnh nhân số 22, 23 là 2 du khách người Anh nhập cảnh Việt Nam cùng chuyến bay với bệnh nhân thứ 17 nhiễm Covid-19. Bệnh nhân thứ 35 nhiễm Covid-19 là nữ nhân viên cửa hàng Điện máy Xanh. Bệnh nhân này có tiếp xúc gần với bệnh nhân số 22, 23 khi họ đến mua hàng.
Hai bệnh nhân người Anh nhiễm Covid-19 được phát hiện tại Đà Nẵng đã điều trị thành công
Đình Thức
Trưa hôm qua, H’N.E (20 tuổi, trú xã Cư Suê, H.Cư M’gar, Đắk Lắk) đăng trên trang Facebook cá nhân nội dung “người cậu của mình ở cùng huyện đã bị mắc dịch Corona”. E còn viết người cậu của mình đã bỏ trốn khỏi địa phương và kêu gọi cậu trở về điều trị để tránh lây lan dịch bệnh cho người khác.
Công an H.Cư M’gar hôm nay đã làm việc với H’N.E để làm rõ việc đăng thông tin sai sự thật về dịch Covid-19 trên mạng xã hội.
Qua làm việc, cô gái thừa nhận đăng tin để "câu like" và nói cậu mình đang khỏe mạnh.
Công an đang củng cố hồ sơ để xử lý hành vi đăng tin thất thiệt của H’N.E theo quy định.
Thông tin được dẫn từ nguồn https://thanhnien.vn/thoi-su/c...
Tin vừa đưa của Tuổi trẻ online cho hay, tại cuộc họp trực tuyến giữa Thành ủy với UBND các quận, huyện chiều nay, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhânliên tục nhấn mạnh hai giải pháp căn cơ để ngăn ngừa dịch bệnh Covid-19 lây lan, là đeo khẩu trang và hạn chế đi lại.
Ông cho rằng, lâu nay, ở các nước châu Âu người dân không có thói quen đeo khẩu trang khi ra đường, nếu đeo sẽ dễ bị dị nghị. Người bệnh nặng mới đeo khẩu trang. Văn hóa của Việt Nam không có chuyện dị nghị người đeo khẩu trang nên việc yêu cầu người dân đi ngoài đường đeo khẩu trang dễ dàng hơn.
Ông Nhân đề nghị Chủ tịch UBND TP ra chỉ thị từ ngày mai (27/3), người dân ra đường bắt buộc phải đeo khẩu trang. Người nào không đeo thì lập biên bản xử phạt nghiêm.
Thông tin được dẫn từ nguồn https://tuoitre.vn/bi-thu-nguy...
Theo Bộ Y tế , tính đến 18 giờ ngày 26/3, Việt Nam ghi nhận thêm 5 trường hợp mắc mới, nâng tổng số ca mắc Covid-19 của Việt Nam lên 153.
Hai trong số 5 bệnh nhân này là những người từ nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam trong khoảng thời gian từ 21/3 tới 23/3/2020, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. Ba ca còn lại lây từ các bệnh nhân đã được phát hiện dương tính với SARS-COV-2.
CA BỆNH 149 (BN149): Bệnh nhân nam, 40 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Long Biên, Hà Nội. Bệnh nhân là lao động tự do tại Bang Hessen - CHLB Đức. Ngày 23/3/2020, bệnh nhân đến Sân bay Vân Đồn trên chuyến bay VN36 của Vietnam Airlines, số ghế 55C (cùng với mẹ, 68 tuổi, ngồi ghế 55A).
Lúc nhập cảnh, bệnh nhân không có biểu hiện sốt, không ho, không viêm phổi. Tại khu cách ly Trường Quân sự tỉnh Quảng Ninh bệnh nhân ở cùng phòng với 02 người khác cũng đi trên chuyến bay này.
Kết quả xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh ngày 25/3 khẳng định bệnh nhân dương tính với SARS-COV-2, 207 hành khách còn lại âm tính. Bệnh nhân cùng mẹ và 2 người ở cùng phòng đã được chuyển đến Bệnh viện số 2 tại thành phố Hạ Long để điều trị và theo dõi sức khỏe.
CA BỆNH 150 (BN150): Bệnh nhân nam, quốc tịch Việt Nam, 55 tuổi, trú tại phường Tân Định, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 13/3/2020, bệnh nhân cùng vợ từ Hoa Kỳ về Việt Nam, có quá cảnh tại Đài Loan - Trung Quốc trên chuyến bay của hãng hàng không EVA Air, số hiệu BR395, số ghế 2D, 2K và nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Sau nhập cảnh, bệnh nhân về nhà và từ ngày 14-18/3/2020 bệnh nhân có đi tới nhiều nơi và tiếp xúc với nhiều người: Ngày 14/3 tiệc tại nhà (4 người dự), ngày 15/3 quán bún Gánh (đường Hàn Thuyên), ngày 16/3 họp công ty Transimex (24 người) và dự tiệc ở Hoa viên Tri kỷ cùng ngày, ngày 18/3 gặp bạn bè tại huyện Nhà Bè và đi khám tại Family Medical (số 34, Lê Duẩn) được tư vấn khám Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, được chuyển cách ly tại Bệnh viện điều trị Covid-19 Cần Giờ.
Ngày 23/3, bệnh nhân có sốt, ho, đau họng và lấy mẫu xét nghiệm. Hiện bệnh nhân tiếp tục được cách ly, điều trị tại Bệnh viện điều trị Covid-19 Cần Giờ.
CA BỆNH 151 (BN151): Bệnh nhân nữ, quốc tịch Brazil, 45 tuổi, trú tại phường Thảo Điền, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh nhân làm việc tại công ty TNHH giày Gia Định, có 2 chi nhánh ở huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai và phường An Phú Đông, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh. Bệnh nhân là đồng nghiệp, tiếp xúc gần với BN124.
Hàng ngày bệnh nhân đi làm cùng với BN124 trên xe ôtô (có lái xe riêng), chung lịch trình tới 2 chi nhánh công ty và mua cà phê tại quán Starbucks (quận 2). Ngoài ra, bệnh nhân đi tới một số nơi: quán ăn (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) ngày 13/3, siêu thị An Phú ngày 16/3, nhà máy Huệ Phong (quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh) ngày 19/3. Ngày 23/3, bệnh nhân được xác định là người tiếp xúc gần BN124 và được lấy mẫu xét nghiệm và chuyển cách ly tập trung tại Khu C - Trường thiếu sinh quân, huyện Củ Chi. Đây cũng là nơi người lái xe đang được cách ly.
CA BỆNH 152 (BN152): Bệnh nhân nữ, quốc tịch Việt Nam, 27 tuổi, trú tại phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh. Bệnh nhân là chị gái sống cùng nhà với BN127 (nam nhân viên quán Bar Buddha). Bệnh nhân làm việc tại công ty Formica - tầng 3, tòa nhà 414 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Hàng ngày, bệnh nhân đi làm giờ hành chính và từ ngày 10-14/3 bệnh nhân có tiếp xúc gần với 4 đồng nghiệp, ngày 19/3 tiếp xúc với một đối tác tại công ty. Từ ngày 15-18/3, bệnh nhân có đi một số nơi và tiếp xúc một số người: ngày 15/3 đến nhà cha mẹ tại quận Tân Bình, ngày 17/3 ăn trưa cùng 2 bạn tại nhà hàng chay Sen (quận 1), ngày 18/3 tiếp xúc gần với một người giao hàng.
Ngày 20/3, khi biết tin quán Bar Buddha - nơi em trai làm việc có ca bệnh Covid-19, bệnh nhân nghỉ làm, tự cách ly tại nhà và được Trạm Y tế phường tiếp cận, theo dõi. Ngày 23/3, bệnh nhân được lấy mẫu, chuyển cách ly tập trung tại Bệnh viện điều trị Covid-19 Cần Giờ. Công ty nơi bệnh nhân làm việc tạm ngưng hoạt động.
CA BỆNH 153 (BN153): Bệnh nhân nữ, quốc tịch Việt Nam, 60 tuổi, trú tại quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng. Tiền sử chưa ghi nhận bệnh lý. Bệnh nhân sang Australia thăm người thân và trở về Việt Nam ngày 21/3/2020 trên chuyến bay của Vietnam Airlines số hiệu VN772, nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Sau nhập cảnh, bệnh nhân được chuyển khu cách ly tập trung tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, ở chung phòng với ca số 143 và hai người khác. Ngày 23/3 sau khi xác định ca số 143 mắc bệnh Covid-19 , bệnh nhân và 2 người bạn chung phòng được chuyển đến Bệnh viện Dã chiến Củ Chi cách ly, theo dõi và lấy mẫu.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân:
1. Chấp hành nghiêm quy định của Chính phủ không tụ tập đông người.
2. Nếu có việc thực sự cần thiết phải ra đường, giữ khoảng cách 2m với người khác và luôn mang khẩu trang. Không nên đeo khẩu trang để đối phó, hãy đeo khẩu trang kín cả mũi và miệng để bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người xung quanh.
3. Chăm tập thể dục, ăn uống đủ chất, rửa tay thường xuyên và để nơi ở sạch sẽ, thoáng khí. Chăm sóc mình tốt để tăng sức đề kháng bản thân là góp phần chống dịch.
4. Sử dụng ứng dụng (app) NCOVI của VNPT để khai báo y tế và theo dõi sức khỏe.
Theo Vietnamplus, chiều 26/3, Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo về việc sử dụng buồng khử khuẩn toàn thân và phòng áp lực âm để phòng chống COVID-19.
Buồng khử khuẩn chưa được hội đồng khoa học cấp Bộ thông qua
Theo Bộ Y tế, trong thời gian vừa qua đã có nhiều tổ chức, cá nhân đề xuất sáng kiến về các giải pháp hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19. Bộ Y tế cũng đã nhận được đề xuất nghiên cứu của đơn vị trực thuộc về buồng khử khuẩn toàn thân di động. Tuy nhiên, đề xuất chưa được hội đồng khoa học cấp Bộ thông qua do chưa đủ tài liệu minh chứng, cần được đánh giá về hiệu quả diệt virus và an toàn đối với người sử dụng.
Trong thời gian chờ Bộ Y tế xem xét, đánh giá, các tổ chức, cá nhân không nên sử dụng để đảm bảo an toàn.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân hãy thực hiện những biện pháp dự phòng đơn giản, dễ thực hiện nhưng hiệu quả như không đi ra ngoài nếu không cần thiết. Trong trường hợp phải đi ra ngoài thì giữ khoảng cách với mọi người ít nhất 2 mét và đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay có nồng độ cồn ít nhất 60%...
Theo thông tin từ Bộ Y tế, buồng khử khuẩn toàn thân đang được đề xuất hiện nay về cấu tạo thường gồm 1 buồng (phun sương dung dịch clo hoạt tính) hoặc gồm 2 buồng nối tiếp nhau; buồng 1 phun khí ozone nồng độ 0,12ppm trong 30 giây, tiếp đến buồng 2 có phun sương (hạt sương 5µm) nước điện hóa (là dung dịch anolyte hay nước Javen, khử khuẩn bằng clo hoạt tính) trong 30 giây. Ozone là chất gây hại cho sức khỏe con người, đặc biệt đối với người già, trẻ em và những người có bệnh đường hô hấp. Theo khuyến cáo của Viện quốc gia về Sức khỏe và An toàn nghề nghiệp Mỹ, nồng độ ozone trong không khí không được vượt quá 0,10ppm tại bất cứ thời điểm nào. Không có khuyến cáo dùng ozone để khử khuẩn quần áo, da người trong điều kiện bình thường.
Bên cạnh đó, hiện chưa có nghiên cứu nào được công bố chỉ ra dung dịch clo hoạt tính dạng phun sương có tác dụng khử khuẩn quần áo, da người trong vòng 30 giây. Clo hoạt tính dạng phun sương dễ xâm nhập vào đường hô hấp và phổi gây hại cho con người khi hít phải.
Tổ chức Y tế thế giới không khuyến cáo áp dụng phương pháp phun sương trong khử khuẩn bề mặt.
Hai buồng khử khuẩn đã được đưa vào sử dụng. (Ảnh: TTXVN phát)
Phòng áp lực âm không được dùng để điều trị bệnh
Mặt khác, lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định phòng áp lực âm là một phương pháp cách ly được sử dụng trong các bệnh viện để ngăn chặn sự lây nhiễm chéo, không phải dùng để điều trị bệnh.
Phòng áp lực âm có cấu tạo gồm 2 phòng là phòng đệm và phòng điều trị. Không khí từ bên ngoài sẽ đi qua phòng đệm vào phòng điều trị. Trong phòng điều trị có hệ thống đẩy không khí qua bộ lọc không khí hiệu suất cao (HEPA), sau đó bơm ra ngoài. Không khí bơm ra ngoài không chứa virus vì virus đã được giữ lại tại bộ lọc. Vì vậy, phòng áp lực âm chỉ làm giảm lượng virus có trong không khí mà không có khả năng diệt virus.
Ngoài ra, khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện sẽ phát tán các giọt bắn có chứa virus và vẫn còn một lượng virus này bám trên các bề mặt trong phòng mà không bị hút theo luồng không khí. Do vậy, phòng áp lực âm vẫn có nguy cơ lây nhiễm virus cho nhân viên y tế, người chăm sóc bệnh nhân nếu không thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn chặt chẽ.
Hiện nay, chi phí xây dựng một phòng áp lực âm rất lớn, việc xây dựng phức tạp, tốn nhiều thời gian, quy trình vận hành để đảm bảo không xảy ra hiện tượng đảo ngược chiều luồng không khí và xử lý bộ lọc an toàn thì tốn kém và đòi hỏi kỹ thuật cao. Mỗi phòng áp lực âm hiện chỉ có thể sử dụng cho một bệnh nhân. Vì vậy, trong giai đoạn dịch COVID diễn biến phức tạp hiện nay, việc thiết kế, xây dựng, lắp đặt và đạo tạo để vận hành phòng áp lực âm sẽ không đáp ứng kịp thời yêu cầu chống dịch COVID-19.
Các bệnh viện chưa có phòng áp lực âm nên tập trung thực hiện các biện pháp cách ly bệnh nhân nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả như bố trí phòng cách ly bệnh nhân thông thoáng, sử dụng thông khí hỗn hợp hoặc thông khí tự nhiên… theo đúng hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh COVID-19 trong cơ sở khám chữa bệnh của Bộ Y tế và đảm bảo kiểm soát nhiễm khuẩn tốt.
Thông tin và hình ảnh được dẫn từ nguồn https://www.vietnamplus.vn/bo-...
Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Ninh hôm nay cho biết, đã có kết quả xét nghiệm đối với toàn bộ hành khách trên chuyến bay VN36 từ Đức về đến sân bay Vân Đồn vào hồi 7 giờ sáng 23/3. Theo đó, phát hiện 1 trường hợp dương tính với Covid-19 là anh T.T.T. (lao động tự do tại Đức, quê quán Hà Nội). 207 hành khách còn lại trên chuyến bay VN36 có kết quả âm tính.
Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm, anh T.T.T đã được đưa về Bệnh viện số 2, TP Hạ Long để điều trị, 3 trường hợp có tiếp xúc gần (F1) cũng được đưa về Bệnh viện số 2 để cách ly y tế, tiếp tục theo dõi, giám sát. Phòng ở và đồ dùng của ca dương tính đã được thực hiện khử khuẩn.
Hành khách về tới sân bay Vân Đồn ngày 23-3 vừa qua - Ảnh: CTV
Thông tin và hình ảnh được dẫn từ nguồn https://nld.com.vn/thoi-su/pha...
Chiều nay, Vietnamplus thông tin, do tác động bởi dịch COVID-19, tình hình sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, có doanh nghiệp phải tạm ngừng hoặc thu hẹp sản xuất khiến hàng nghìn người lao động phải ngừng việc. Do đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã có văn bản gửi Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành trong cả nước hướng dẫn việc trả lương cho người lao động bị ngừng việc do dịch bệnh COVID-19.
Việc trả lương ngừng việc căn cứ vào quy định tại Điều 98 của Bộ luật Lao động để xem xét các trường hợp gây ra ngừng việc (do lỗi của người sử dụng lao động hay người lao động hay do nguyên nhân khách quan) để xác định.
Đối với trường hợp người lao động phải ngừng việc do tác động trực tiếp của dịch COVID-19, như lao động là người nước ngoài trong thời gian chưa được quay trở lại doanh nghiệp, người lao động phải ngừng việc trong thời gian thực hiện cách ly… thì tiền lương của người lao động trong thời gian ngừng việc thực hiện theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động. Theo đó, tiền lương do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Đối với trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn nguyên vật liệu, thị trường dẫn tới không bố trí đủ việc làm, người sử dụng lao động có thể tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 31 Bộ luật Lao động.
Trong trường hợp nếu thời gian ngừng việc kéo dài ảnh hưởng đến khả năng chi trả của doanh nghiệp, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Lao động . Nếu doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dẫn tới giảm chỗ làm việc thì thực hiện sắp xếp lao động theo Điều 38 hoặc Điều 44 Bộ luật Lao động.
Đối với những trường hợp phát sinh khác, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị các sở căn cứ từng nội dung và trường hợp cụ thể để hướng dẫn giải quyết theo đúng quy định của pháp luật hoặc báo cáo về Bộ để được hướng dẫn, xử lý kịp thời.
(Ảnh minh họa: Dương Chí Tưởng/TTXVN)
Thông tin và hình ảnh được dẫn từ nguồn https://www.vietnamplus.vn/bo-...
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có chỉ đạo từ 0h00 phút ngày 26/3, tạm dừng hoạt động tất cả các cơ sở cung cấp dịch vụ giải khát, dịch vụ đông người… để đảm bảo việc phòng, chống dịch bệnh COVID-19 hiệu quả.
Theo đó, ngoài việc tạm dừng hoạt động các cơ sở cung cấp dịch vụ theo chỉ đạo thời gian qua, nay tiếp tục tạm dừng hoạt động các cơ sở cung cấp dịch vụ giải khát: cà phê, trà chanh bụi phố, drink tea, trà đá, trà chén, giải khát vỉa hè…; các dịch vụ spa, gội đầu, tập gym, thể thao, khiêu vũ, yoga có tập trung đông người và các dịch vụ không cần thiết khác cho đến khi có thông báo cho hoạt động trở lại.
Thành ủy Hải Phòng hôm nay ban hành Chỉ thị về một số nhiệm vụ cấp bách trong việc phòng chống dịch Covid-19, trong đó yêu cầu các địa phương thành lập tại mỗi thôn, tổ dân phố 1 tổ kiểm soát dịch bệnh Covid-19. Mỗi tổ có từ 10 - 12 người, do bí thư chi bộ thôn, tổ dân phố làm tổ trưởng.
Thành phần tổ kiểm soát dịch Covid-19 cấp thôn sẽ có ít nhất 5 cựu chiến binh, 1 dân phòng, 1 dân quân, 1 đoàn viên thanh niên và 1 nhân viên y tế.
Nhiệm vụ của tổ công tác là kiểm soát người ra vào thôn, tổ dân phố; kiểm tra y tế người dân trên địa bàn, giám sát và kịp thời để phát hiện người nghi nhiễm. Tổ công tác hoạt động 24/24 giờ từ 27.3 - 7.4 và chia làm 3 ca; báo cáo các cấp chính quyền trước 17 giờ hàng ngày.
Mỗi thôn, tổ dân phố sẽ có 1 tổ chống dịch Covid-19 Ảnh Lê Tân
Thông tin và hình ảnh được dẫn từ nguồn https://thanhnien.vn/thoi-su/h...
Sáng 26/3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung dẫn đầu đoàn công tác số 2 của Thường vụ Thành ủy kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid -19 tại Q.Cầu Giấy và Tây Hồ.
Liên quan đến thông tin về dự báo số ca dương tính với Covid -19 trong thời gian tới mà người dân quan tâm tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch TP ngày 25/3, Chủ tịch UBND TP giải thích:
Từ trường hợp công dân Đan Mạch phát hiện dương tính với Covid -19 ngày 24/3, vợ chồng người này đến Hà Nội từ ngày 8/3 vào thời điểm chưa có yêu cầu người đến từ châu Âu phải cách ly. Sau đó, Chính phủ có yêu cầu công dân đến từ châu Âu phải cách ly từ 0h ngày 14/3, và rà soát công dân đến từ châu Âu trước ngày 14/3 trong 14 ngày; Từ đó, TP phát hiện 1 công dân Pháp ở 36 Hoàng Cầu (đến Hà Nội từ 11/3) và trường hợp nói trên cũng như ở quận Tây Hồ phát hiện một trường hợp công dân Mỹ (đến Hà Nội ngày 13/3)...
Đến 0h ngày 21/3, Việt Nam mới dừng nhập cảnh từ nước ngoài. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, TP đã rà soát lại công dân nước ngoài đến Hà Nội trước các thời điểm bị cấm nhập cảnh. Đến trưa 25/3, TP đã tìm ra 3.082 người nhập cảnh; lấy 1.600 mẫu, chạy xét nghiệm 938 mẫu; phát hiện 4 trường hợp dương tính.
Người đứng đầu UBND TP phân tích, theo các dịch tễ học tính toán, tỷ lệ bình thường trên thế giới với 938 trường hợp lấy mẫu có 4 ca dương tính với Covid -19, vậy còn 2.200 mẫu sẽ có thể có 8 ca dương tính.
"Với tỷ lệ lây nhiễm trung bình trên thế giới, con số có thể có 20 ca dương tính là cảnh báo về dịch tễ học.
Điều đó để người dân thấy rõ trên địa bàn thành phố có nguy cơ cao. Từ đó, mọi người phải tự cách ly tại nhà, ăn ở tại nhà, không ra ngoài để tránh nguồn lây nhiễm. Nếu xét nghiệm hết mà không có thêm trường hợp dương tính là tốt nhất", ông Chung nhấn mạnh.
Ông nêu rõ thêm: "Đây là con số dự báo trên xác suất khoa học, không phải con số vu vơ mà để cảnh báo mọi người thấy nguy cơ tiềm tàng, từ đó thực hiện nghiêm quyết định của Thủ tướng Chính phủ; dừng lại các hoạt động không thiết yếu; không để nguồn này lây lan trong cộng đồng".
Chủ tịch Hà Nội cũng nêu rõ, thành phố sẽ tiếp tục rà soát người nhập cảnh, lấy mẫu xét nghiệm để làm hẹp dần nguy cơ lây nhiễm Covid -19.
"Tôi tin dịch bệnh Covid -19 không cho phép mọi người nói dối, phải nghiêm túc nếu không sẽ phải chịu hậu quả. Mọi biện pháp đều để thực hiện bằng được mục tiêu quan trọng nhất là người dân phải an toàn".
VOV dẫn nguồn tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết, đến 11h00’ ngày 26/3, Hà Nội đã ghi nhận 51 trường hợp dương tính, chưa có trường hợp tử vong.
Tổng cộng có 1.164 trường hợp tiếp xúc với ca bệnh (F1), đã thực hiện cách ly 1.162 trường hợp (02 trường di chuyển nơi khác). Kết quả 980 trường hợp có xét nghiệm âm tính, 09 trường hợp dương tính, còn lại 125 trường hợp đang đợi kết quả. Hiện tại còn 553 trường hợp phải cách ly theo dõi sức khỏe, 609 trường hợp hết cách ly.
(Ảnh minh họa)
Số người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính (F2) là 5.584 người, tất cả các đều được cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi cư trú. Hiện còn 1.917 trường hợp còn phải theo dõi sức khỏe, chưa qua 14 ngày.
Tổng số người được cách ly tại 15 khu cách ly tập trung là 6.270 người, trong đó trường hợp đã hết thời hạn cách ly trở về địa phương là 656 người, chuyển bệnh viện cách ly theo dõi sức khỏe: 9 người. Hiện còn cách ly 5.605 người.
Thông tin và hình ảnh được dẫn từ nguồn https://vov.vn/xa-hoi/ha-noi-c...
Trưa nay, 26/3, UBND TP. Hồ Chí Minh khẳng định, thông tin lan truyền trên mạng xã hội vào sáng 26/3 về việc "TP. Hồ Chí Minh sẽ phong tỏa trong 14 ngày, kể từ ngày 28/3/2020" là hoàn toàn bịa đặt.
Hiện Thành phố đang tập trung tổng lực để phòng chống dịch bệnh Covid-19. UBND Thành phố yêu cầu người dân không lan truyền các thông tin không kiểm chứng, sai sự thật; theo dõi, cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố trên những kênh thông tin chính.
Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh giao Sở Thông tin và truyền thông phối hợp với Công an Thành phố xác minh, làm rõ và xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức lan truyền thông tin ko kiểm chứng, sai sự thật, ảnh hưởng đến công tác điều hành phòng chống dịch Covid 19 của TP. Hồ Chí Minh.
Hàng ngày, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP đều tổ chức họp giao ban trao đổi thông tin và bàn các giải pháp chống dịch kịp thời. Những thông tin chỉ đạo, điều hành từ cuộc họp đều được công khai trên Website của Trung tâm Báo chí Thành phố, các bản tin thời sự của Đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh, Đài Tiếng nói Nhân dân TP, Báo Sài Gòn Giải Phóng… để người dân theo dõi.
Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Văn phòng luật sư Kết nối trả lời trên Tiền phong online, Covid-19 là dịch bệnh hô hấp thuộc nhóm A. Chính quyền các địa phương có đủ cơ sở để ban hành biện pháp đóng cửa nhà hàng, dịch vụ công cộng nhằm ngăn dịch bệnh lây lan. Quyết định về việc tạm đình chỉ các cơ sở trên của UBND Thành phố Hà Nội là hoàn toàn đúng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 52 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.
Việc các các cơ sở trên không chấp hành Quyết định của UBND Thành phố Hà Nội là hành vi: Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, vi phạm vào một trong hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 7 Điều 8 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.
Hành vi trên có thể bị xử lý theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Cụ thể, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.
Tuy nhiên, Nghị định này không quy định về việc các cơ sở đã bị xử phạt hành chính mà vẫn tiếp tục vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào. Đây có thể là kẽ hở mà các cơ sở trên cố tình vi phạm, cố tình hoạt động dù đã bị xử phạt hành chính.
Lực lượng công an Hà Nội đã rà soát yêu cầu đóng cửa nhiều cơ sở kinh doanh không cần thiết ngay từ đêm 25/3.
Thông tin và hình ảnh được dẫn từ nguồn https://www.tienphong.vn/xa-ho...
Theo báo Chính phủ, phát biểu tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch bệnh COVID-19 sáng nay, 26/3, Thủ tướng nêu rõ: Chúng ta có 2 tuần để hành động và virus sẽ lây lan nhanh hơn hành động của chúng ta nếu chúng ta không triển khai phòng chống kịp thời, quyết liệt. Sẽ xử lý nghiêm chính quyền địa phương nếu để xảy ra việc tập trung trên 20 người.
Thủ tướng phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng biểu dương ngành y tế, các cấp, các ngành, Ban chỉ đạo đã quyết liệt thực hiện nghiêm với quyết tâm cao trong triển khai các chủ trương, biện pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề ra trong những ngày qua.
Cho rằng việc lây nhiễm COVID-19 đang gia tăng, xuất hiện tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng, có trường hợp nhiễm tại cộng đồng nhưng chưa được phát hiện, Thủ tướng nêu rõ, cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp cần tăng tốc triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch. Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần: Phát hiện sớm, cách ly kịp thời, khoanh vùng dịch và điều trị bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân là mục tiêu tối thượng hiện nay.
Thủ tướng dẫn lại một ý kiến khuyến nghị nên xem tình hình dịch của Mỹ để rút kinh nghiệm cho Việt Nam, đó là đầu tháng 3, cả Việt Nam và Mỹ có 100 trường hợp bị nhiễm nhưng sau 3 tuần, Mỹ có tới 55.000 người bị nhiễm (cụ thể, 11/3 có 994 người, 18/3 có 6.411 người và ngày hôm qua là 54.808 tại 50 bang) và tuyên bố tình trạng thảm họa, đóng cửa bang California (ngày 22/3) khi đã quá muộn, đáng nhẽ nên đóng cửa vào 12/3 khi số ca dưới 1.000, Việt Nam nghiên cứu vấn đề này như thế nào.
Thủ tướng đặt vấn đề về việc có nên tạm thời đóng cửa tất cả các hoạt động và đi lại của người dân khi số ca nhiễm còn thấp, không phải con số 1.000.
Theo dự báo, chúng ta có 2 tuần để hành động và virus sẽ lây lan nhanh hơn hành động của chúng ta nếu chúng ta không triển khai phòng, chống kịp thời, quyết liệt. Thủ tướng yêu cầu ít nhất trong 2 tuần tới, người đứng đầu chính quyền các cấp tạm dừng tất cả các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người. Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, sẽ xử lý nghiêm chính quyền địa phương nếu để xảy ra việc tập trung trên 20 người. Đóng cửa các dịch vụ không cần thiết như massage, vũ trường, các cơ sở du lịch, tham quan, các tụ điểm vui chơi, giải trí, các rạp chiếu phim, quán bia hơi, nhà hàng ăn uống… Nhân dịp này, Thủ tướng cũng nhắc nhở UBND quận Tây Hồ trong ngày mùng 1 tháng 3 âm lịch vừa qua (24/3) đã để quá đông người dân đến chùa chiền ở khu vực này.
Đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, kể cả Hài Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, cần thực hiện đóng cửa toàn bộ các cơ sở dịch vụ trừ dịch vụ cung cấp thực phẩm, dược phẩm, các cơ sở khám chữa bệnh, "như thế chúng ta bảo đảm nhu cầu cần thiết cho nhân dân, những dịch vụ không cần thiết trong lúc này thì tạm thời đóng cửa".
Tạm dừng hoặc tổ chức lại rất ít chuyến giao thông công cộng. Bộ GTVT chỉ đạo hạn chế bay từ 2 thành phố lớn đến các thành phố khác. Người dân được yêu cầu ở lại nhà trừ trường hợp thực sự cần thiết mới ra ngoài.
Đối với người dân từ các thành phố, khu vực đang có dịch, các địa phương có trách nhiệm quản lý như đi từ vùng dịch.
Thời gian thực hiện các biện pháp này là từ 0h ngày 28/3/2020 trong một tuần hoặc vài tuần và sẽ xem xét cụ thể sau.
Cấm tụ tập nhiều hơn 10 người ở bên ngoài các công sở và trường học, bệnh viện.
Với các cơ sở khám chữa bệnh, thực hiện việc xét nghiệm các nhân viên y tế ở khu vực có nguy cơ lây nhiễm. Thủ tướng giao Bộ Y tế có hướng dẫn cụ thể để làm sao không để bệnh viện thành nơi tập trung đông người dễ lây nhiễm.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Tạm thời đóng cửa các cơ sở làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ, vật lý trị liệu trên toàn quốc. Ngành y tế có biện pháp cách ly các bác sĩ, nhân viên y tế làm tại các cơ sở chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19. Chính quyền địa phương, các ngành, đặc biệt là ngành y tế có trách nhiệm hỗ trợ việc cách ly này để các thầy thuốc yên tâm làm việc. "Tinh thần là có phương án chăm sóc tốt hơn cho các bác sĩ, nhân viên y tế, nhất là tại các bệnh viện trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19", Thủ tướng nói, bảo toàn đội ngũ y tế để có sức chiến đấu lâu dài trong mùa dịch.
Thực hiện nghiêm khắc quản lý biên giới đường bộ, đường hàng không, đường thủy. Thực hiện nghiêm việc cách ly tập trung, không được đến thăm, mang đồ ăn uống tới nơi cách ly và giám sát việc cách ly chuyên biệt.
Bộ Quốc phòng, Tư lệnh các quân khu chỉ đạo mở rộng các cơ sở cách ly ở miền Trung và khu vực biên giới Tây Nam. Các ngành chức năng xử lý nghiêm, kể cả hình sự, đối với những người vi phạm, không khai báo y tế và không thực hiện cách ly theo đúng quy định.
Các cấp, các ngành tiếp tục thay đổi thói quen làm việc để phù hợp với tình hình dịch bệnh. Tất cả các tỉnh, thành phố cần tập trung đầu tư máy móc, trang thiết bị phục vụ xét nghiệm, tiến hành xét nghiệm trên diện rộng. Đối với TP. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cần tăng thêm các cơ sở xét nghiệm, nâng công suất, bảo đảm sàng lọc được toàn bộ trường hợp nghi nhiễm.
Thủ tướng yêu cầu ngành y tế mua ngay trang thiết bị y tế. Ngành y tế và ngành công thương hợp tác, có hợp đồng cụ thể để sản xuất khẩu trang y tế cũng như các khẩu trang đạt tiêu chuẩn khác để phục vụ trong nước một cách đầy đủ và đẩy mạnh hợp tác quốc tế đối với vật tư y tế mà các nước đang có nhu cầu.
Nghiêm cấm đầu cơ tích trữ những nhu yếu phẩm cũng như vật tư y tế, xử lý nghiêm nạn đầu cơ nếu có và buôn lậu các vật tư y tế. Xử lý nghiêm các trường hợp đưa tin sai sự thật.
Các cấp, các ngành và các địa phương liên quan bảo đảm an sinh xã hội, an toàn xã hội ở mọi nơi, mọi lúc, trong đó có việc Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế bàn xây dựng một số bệnh viện dã chiến khi thấy cần thiết.
Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm tuyên truyền vận động và yêu cầu nhân dân nêu cao ý thức công dân, trách nhiệm với cộng đồng, tiếp tục đoàn kết, quyết tâm ngăn chặn dịch COVID-19 thành công trong những tuần đến.
"Để bảo đảm an toàn, nhất là thời điểm hiện nay và thời gian tới, người dân nên ít di chuyển và thay đổi phương thức làm việc, từ trực tiếp sang trực tuyến và các hình thức phù hợp khác để tránh lây nhiễm".
Thông tin và hình ảnh được dẫn từ nguồn http://baochinhphu.vn/Thoi-su/...
Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết sáng 26/3 cho biết, đơn vị đã xác minh được 155 người tham dự buổi tiệc Patrick day tại Buddha bar vào ngày 14/3. Đã có 98 người được lấy mẫu xét nghiệm, trong đó 59 trường hợp âm tính, 31 trường hợp đang đợi kết quả.
Như vậy, đến nay, "ổ dịch" Covid-19 tại quán bar Buddha, quận 2 đã lây lan diện rộng. Đã có ít nhất 8 trường hợp bị nhiễm bệnh gồm các bệnh nhân số 91, 97, 98, 120, 124, 125,126, 127.
Thông tin được dẫn từ nguồn https://tuoitre.vn/xac-minh-du...
Tại buổi thăm và làm viện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình về tình hình ứng phó với những diễn biến phức tạp, khó lường của dịch Covid-19 sáng nay, Chủ tịch Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã đề cập đến việc phát động toàn dân tham gia ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19.
Ông nói, chỉ sau một tuần phát động, đã có rất nhiều tấm lòng, nghĩa cử cao đẹp của những tập đoàn, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, người nổi tiếng ủng hộ từ hàng trăm triệu cho đến hàng tỷ đồng bằng tiền mặt hoặc qua chuyển khoản và hiện vật có giá trị tương đương. Bên cạnh đó, có những Việt kiều xa quê nhờ người thân đến ủng hộ, cũng có những cụ già, em nhỏ gom góp số tiền dành dụm của mình để mang về Mặt trận.
Đến nay, số tiền ủng hộ và đăng ký ủng hộ qua hình thức chuyển khoản và nhắn tin qua cổng thông tin nhân đạo Quốc gia lên lới trên 500 tỷ đồng.
Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam trao tặng Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình 500 triệu đồng để phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Thông tin và hình ảnh được dẫn từ nguồn https://www.tienphong.vn/xa-ho...
Vietnamplus thuật lại, một người đàn ông quốc tịch Na Uy, tên Stian Wiik, vừa thực hiện cách ly tại Khu cách ly tập trung của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thuộc Ban bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe cán bộ Tỉnh ủy (cũ) mới đây đã gửi thư tay đến điều dưỡng Chuyên khoa I Đỗ Ngọc Anh, Trưởng phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Bà Rịa.
Điều dưỡng Anh là người phụ trách quản lý chính việc kiểm tra theo dõi từ sức khỏe đến sinh hoạt của những người trong khu cách ly trên.
"Kính gửi ông Anh. Tôi muốn cảm ơn ông về cơ hội cho tôi ở lại phòng cách ly tại Bà Rịa. Tôi vốn không quen thuộc với ngành chăm sóc sức khỏe tại châu Á nên ban đầu tôi đã hơi lo lắng về nơi tôi sẽ được đưa đi cách ly và băn khoăn không biết nó sẽ như thế nào. Nhưng khi đến đây tôi đã rất hài lòng với căn phòng mà tôi đã được sắp xếp"
... "Tôi cũng thích sự tĩnh lặng ở đây, nơi đã tạo ra các thói quen riêng của tôi cho việc ăn uống, đọc sách, đi dạo và ngủ nghỉ. Tôi đang cầu Chúa phù hộ rằng Việt Nam sẽ đủ mạnh để virus corona không ảnh hưởng xấu tới Việt Nam và nó sẽ sớm được đẩy lùi. Thật đáng mừng khi ngành y tế của Việt Nam rất coi trọng vấn đề này. Hy vọng rằng mọi người đều đề phòng. Tôi nghĩ rằng Việt Nam đã trang bị rất tốt để vượt qua điều này. Một lần nữa, cảm ơn ông rất nhiều về việc lưu trú của tôi".
Trên đây là một vài chia sẻ trong thư của ông Stian Wiik.
Thông tin được dẫn từ nguồn https://www.vietnamplus.vn/du-...
Sáng nay, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh cho biết, bệnh nhân nữ quê Nghi Lộc (Nghệ An) vừa có kết quả nhiễm Covid-19 (ca bệnh 146 theo công bố của Bộ Y tế), từng tiếp xúc với bệnh nhân thứ 122 và đã được cách ly từ khi về nước.
Trước đó vào tối 23/3, bệnh nhân thứ 122 được xác định dương tính với Covid-19 nên lực lượng chức năng Hà Tĩnh đã rà soát những người từng tiếp xúc gần với bệnh nhân này để cách ly, lấy mẫu.
Qua rà soát cho thấy, nữ bệnh nhân người Nghi Lộc này đã tiếp xúc gần với bệnh nhân thứ 122 khi đang làm việc tại Thái Lan. Thời điểm này, nữ bệnh nhân này đã về nước vào ngày 20/3 và đang ở khu cách ly tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) cùng 14 người khác.
Lực lượng chức năng Hà Tĩnh lấy lời khai y tế của những người trở về từ Lào, Thái Lan để cách ly.
Em Đặng Ngọc Ánh, du học sinh tại Đức, hiện đang cách ly ở Khu nhà sinh viên Pháp Vân, Hoàng Mai (Hà Nội) chia sẻ trên VOV: "Bản thân em khi về nước, có rất nhiều băn khoăn. Em cúi đầu xin lỗi mọi người vì về giữa lúc dịch đang có những biến đổi khó lường là mang gánh nặng về cho Tổ quốc. Đó là chưa kể đến việc có mang virus Sars-CoV-2 về hay không. Em về thêm gánh nặng cho rất nhiều khâu ở Việt Nam, kể cả nhân lực, tiền bạc".
Ánh bày tỏ, điều kiện sống thế ở đây quá tốt, đội ngũ hậu cần chuẩn bị cho người cách ly rất chu đáo. Khi được chứng kiến mới thấy thương các anh hậu cần vô cùng.
"(...) Các anh cũng chỉ hơn bọn em vài tuổi, nhưng vào đây chứng kiến mới thấy thương các anh vô cùng. Các anh vất vả thực sự. Lúc phát cơm bọn em cũng hay hỏi han các anh. Có anh nói là hôm qua ngủ được 2-3 tiếng, anh khác thì nói sao ngủ được nhiều thế. Mà đúng thế, 2-3 tiếng cũng là nhiều vì mọi người nhiều việc lắm, từ phát đồ, chuẩn bị cơm nước buổi trưa, buổi chiều. Nếu có đoàn về thì 1-2h sáng họ vẫn phải đợi đến lúc mọi người đăng ký, về phòng,nhận đồ đạc… Cứ thế có khi đến sáng mới xong, thì các anh lại đi lo việc của buổi sáng. Có những khu như mọi người tự dọn nhưng nhiều khu, mọi người có ý thức chưa tốt, các anh lại phải dọn dẹp".
Theo dõi thông tin trên mạng xã hội, được biết một số sinh viên chê bai chỗ cách ly bẩn, không có Wifi… Ánh cho rằng, cơ sở vật chất như thế là quá tốt rồi, không nên đòi hỏi quá đáng như thế
"Hiện nay có việc rất mệt mỏi là các gia đình gửi đồ tiếp tế, các anh phải còng lưng vác đồ lên. Nhiều người không thông cảm còn giục là đồ gửi vào sao mãi không lên đến nơi. Mọi người phải thông cảm, đồ gửi vào phải qua nhiều công đoạn khử trùng rồi mới đưa lên, không phải gửi vào là đưa lên luôn được. Các anh phải bê vác nhiều thứ, mọi người đòi hỏi quá đáng mà các anh chứ nhẫn nại giải thích”
https://vov.vn/xa-hoi/du-hoc-s...
Thông tin được dẫn từ nguồn https://vov.vn/xa-hoi/du-hoc-s...
Theo ghi nhận của PV Thanh niên online, hầu hết các bệnh viện đã chuẩn bị sẵn phương án nếu thiếu hụt khẩu trang y tế. Phương án lựa chọn khả thi nhất đang được các BV thực hiện là cung cấp cho nhân viên y tế không tiếp xúc bệnh nhân mang khẩu trang vải. Song một số nơi đang phải "cân đong" về vấn đề khẩu trang y tế, có nơi " ở mức cầm chừng".
Lãnh đạo BV Nhi đồng 1 nói, BV cũng đang “căng” về khẩu trang y tế, bởi mua nhưng nhà cung cấp chỉ cung cấp nhỏ giọt. Do vậy, khẩu trang y tế 3 - 4 lớp chỉ dành cho y bác sĩ trực có nguy cơ lây nhiễm cao, còn nhân viên y tế khác thì mang khẩu trang 2 lớp, khẩu trang vải.
Ông Nguyễn Tiên Hồng, Phó giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, cho biết khẩu trang y tế hiện có “ở mức cầm chừng”.
Ông Hoàng Văn Đức, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Thừa Thiên - Huế, cho biết tình hình khẩu trang của lực lượng phòng chống dịch tại địa phương đang thiếu hụt rất căng, đơn vị phải “cân đong” từng ngày để bảo đảm cho công tác chống dịch.
Nhân viên y tế BV Nhi đồng 1 đang rất tiết kiệm khẩu trang y tế, sử dụng khẩu trang vải, khẩu trang mỏng Ảnh: Duy Tính/Thanh niên
Thông tin và hình ảnh được dẫn từ nguồn https://thanhnien.vn/thoi-su/t...
Mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có chỉ đạo tạm thời đóng cửa các cơ sở dịch vụ kinh doanh không cần thiết như karaoke, massage, quán bar, vũ trường, kinh doanh trò chơi điện tử, rạp chiếu phim, sân vận động, các môn thể thao đông người... để hạn chế tối đa việc tụ tập đông người phòng chống dịch Covid-19.
Ghi nhận của PV vào tối và đêm 25/3, hầu hết các quán karaoke lớn trên địa bàn Hà Nội ở các phố Nguyễn Khang, Trần Duy Hưng, Trần Thái Tông, Lê Đức Thọ đều đã tạm ngừng hoạt động.
Hàng loạt các quán karaoke lớn trên đường Trần Thái Tông (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đóng cửa, treo biển không tiếp khách.
Nhiều quán karaoke trên địa bàn TP Hà Nội đã tạm ngừng hoạt động từ ngày 15/3.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Đêm 25/3, theo thông tin từ Công an TP Hà Nội, vào chiều cùng ngày, UBND quận Long Biên đã lập hồ sơ xử phạt 10 triệu đồng đối với trường hợp đang thực hiện cách tại nhà nhưng bỏ trốn lên sân bay Nội Bài, với ý định bay sang Anh.
Trước đó, vào sáng 25/3, lực lượng chức năng quận Long Biên phát hiện trường hợp Vũ Thu H. (SN 1995, trú tại Sài Đồng, Long Biên, là du học sinh Anh về nước) đang bị cách ly tại nhà đã có hành động trốn cách ly. Đây là đang là trường hợp thuộc diện F1, chưa hết thời gian cách ly.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tổ công tác vừa được Bộ Y tế thành lập, do ông Lương Ngọc Khuê, cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, làm tổ trưởng, chủ trì tham gia chống dịch tại ổ dịch Covid-19 đáng lo ngại là Bệnh viện Bạch Mai.
Theo quyết định này, tổ công tác có vai trò giúp Ban Chỉ đạo quốc gia điều hành công tác phòng bệnh, giám sát dịch tễ, điều tra ca bệnh Covid-19 đã xác định và ca bệnh mới, điều hành xử lý môi trường tại Bệnh viện Bạch Mai.
Định kỳ trước 17h hằng ngày hoặc đột xuất báo cáo Ban Chỉ đạo quốc gia về tình hình dịch bệnh và các hoạt động phòng chống dịch đã triển khai.
Chốt kiểm tra đo thân nhiệt người vào BV Bạch Mai. Ảnh: Hoàng Hải
Thông tin được dẫn từ nguồn https://tuoitre.vn/bo-y-te-lap...
Trong cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 TPHCM chiều qua, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong chỉ đạo, đối với trường hợp người lao động mất việc, không có bảo hiểm; các giáo viên mầm non, tiểu học phải nghỉ không lương… vì dịch bệnh Covid-19, UBND TPHCM sẽ có văn bản trình HĐND TPHCM vào cuộc họp ngày 28/3 tới để thông qua các chính sách hỗ trợ kịp thời.
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong và Phó Chủ tịch Thường trực Lê Thanh Liêm trong cuộc họp chiều 25/3. Ảnh TTBC
Thông tin và hình ảnh được dẫn từ nguồn https://www.tienphong.vn/xa-ho...
Tin từ Thanh niên online sáng nay cho hay, Sở Y tế Hải Phòng vừa có công văn hỏa tốc gửi các đơn vị trong ngành về việc theo dõi, giám sát y tế những người về Hải Phòng từ Bệnh viện Bạch Mai.
Theo Sở Y tế Hải Phòng, trong tháng 3, có 380 người ở Hải Phòng đến khám, điều trị ở Bệnh viện Bạch Mai (chưa kể nhiều người nhà bệnh nhân đi theo chưa thống kê hết); 44 nhân viên y tế ở Hải Phòng đến Bệnh viện này học tập, và một số nhân viên y tế ở Bệnh viện Bạch Mai đến Hải Phòng làm việc.
Sở Y tế Hải Phòng nhận định, đây là nhóm có nguy cơ cao khiến dịch Covid-19 lây lan vào Hải Phòng. Chính vì vậy, Sở này đã gửi danh sách cụ thể đến các đơn vị để sàng lọc những người từ Bệnh viện Bạch Mai đã về Hải Phòng để cách ly , giám sát y tế.
Với 44 nhân viên y tế của Hải Phòng đang học tập ở Bệnh viện Bạch Mai, Sở Y tế yêu cầu những người này ở lại Hà Nội, nếu đã về Hải Phòng thì phải báo cáo, tự cách ly tại nhà. Bất kỳ ai có biểu hiện ho, sốt, khó thở phải báo ngay trung tâm y tế cấp huyện để đi cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.
Theo chỉ đạo, các đơn vị y tế Hải Phòng phải tạm dừng ký hợp đồng với cán bộ y tế ở Bệnh viện Bạch Mai, và dừng cho nhân viên đi học tại đây cho đến khi có thông báo mới.
Thông tin được dẫn từ nguồn https://thanhnien.vn/thoi-su/g...
Theo thông tin từ Bộ Y tế, trong 24 giờ qua, Việt Nam ghi nhận thêm 14 trường hợp mắc mới, nâng tổng số ca mắc Covid-19 của Việt Nam lên 148.
Trong số 14 ca mắc mới, có 10 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh và 1 ca là thầy thuốc bị lây bệnh từ bệnh nhân đang được điều trị cách ly (11 ca này không có nguy cơ lây lan ra cộng đồng); 03 ca có thời gian sống trong cộng đồng.
Cụ thể 7 bệnh nhân ghi nhận mới sáng nay như sau:
Ca bệnh 142 (BN142): Bệnh nhân nam, 26 tuổi, địa chỉ: huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, là du học sinh tại Mỹ.
Ngày 8/3/2020 bệnh nhân khởi hành từ Texas (Mỹ), quá cảnh tại Đài Loan (Trung Quốc), sau đó đáp chuyến bay của Hãng hàng không Eva Air số hiệu BR395, số ghế 38A và nhập cảnh Việt Nam ngày 10/3/2020 tại Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất.
Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân đã đến thăm người nhà tại Bệnh viện Bình Dân, Lãnh sự quán Mỹ và cũng đã tiếp xúc một số cán bộ làm công tác khai báo tạm trú tại xã Tân Túc, huyện Bình Chánh. Ngày 23/3/2020 bệnh nhân đã được lấy mẫu bệnh phẩm và hiện đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến Cần Giờ.
Ca bệnh 143 (BN143): Bệnh nhân nữ, 58 tuổi, quốc tịch Nam Phi, địa chỉ: phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.
Bệnh nhân khởi hành từ Seattle (Washington, Mỹ), quá cảnh tại Đài Loan (Trung Quốc), sau đó đáp chuyến bay Hãng hàng không Eva Air số hiệu BR395, số ghế 48A, nhập cảnh Việt Nam ngày 21/3/2020 tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được cách ly tập trung tại ký túc xá Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh nhân đã tiếp xúc với người thân xác định mắc bệnh COVID-19 trước khi về Việt Nam. Ngày 22/3/2020 bệnh nhân có sốt, ho, khó thở, được chuyển đến cách ly và điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi. Hiện bệnh nhân đã giảm sốt, còn ho ít.
Ca bệnh 144 (BN144): Bệnh nhân nam, quốc tịch Việt Nam, 22 tuổi, trú tại Phường 14, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.
Bệnh nhân từ Anh về Việt Nam trên chuyến bay VN0050 của Vietnam Airlines, số ghế 24D, ngày 22/3/2020. Từ khi nhập cảnh đến nay bệnh nhân không có triệu chứng, sức khỏe ổn định, đang được cách ly tại khu cách ly tập trung tỉnh Trà Vinh.
Ca bệnh 145 (BN145): Bệnh nhân nam, quốc tịch Việt Nam, 34 tuổi, trú tại phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh. Nghề nghiệp là thợ làm móng.
Bệnh nhân đáp chuyến bay VN0050 của Hãng hàng không VietnamAirlines, số ghế 28A, về tới sân bay Cần Thơ ngày 22/3/2020. Khi nhập cảnh, bệnh nhân chưa có dấu hiệu triệu chứng bệnh và được chuyển đến khu cách ly tập trung tại trường Quân sự địa phương - Cần Thơ. Tại điểm cách ly tập trung phát hiện bệnh nhân có ho nên chuyển Bệnh viện Lao và bệnh viện phổi cách ly, điều trị, lấy mẫu. Hiện bệnh nhân còn ho.
Phòng khám dã chiến tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (Ảnh: Sở y tế TPHCM)
Ca bệnh 146 (BN146): Bệnh nhân nữ, 17 tuổi, địa chỉ ở: Xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Bệnh nhân đi từ Thái Lan về ngày 20/3/2020, trước đó có tiếp xúc gần với ca dương tính xác định tại Đà Nẵng. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân đã được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh đưa về khu cách ly của tỉnh và lấy mẫu làm xét nghiệm. Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Đa khoa Cầu Treo tỉnh Hà Tĩnh, tình trạng sức khoẻ ổn định.
Ca bệnh 147 (BN147): Bệnh nhân nam, 19 tuổi, địa chỉ ở: Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Bệnh nhân là du học sinh từ Anh, đáp chuyến bay VN0054 của Vietnam Airlines về Nội Bài ngày 21/03/2020. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân đã được đưa về khu cách ly của Hà Nội và lấy mẫu làm xét nghiệm sàng lọc và cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, tình trạng sức khỏe ổn định.
Ca bệnh 148 (BN148): Bệnh nhân nam, 58 tuổi, quốc tịch Pháp, địa chỉ: Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.
Bệnh nhân là du khách từ Pháp đến Việt Nam ngày 12/3/2020 trên chuyến bay VN0018.
Từ 12-19/3, bệnh nhân có đi đến nhiều điểm ở Hà Nội.
Ngày 19/3/2020, bệnh nhân được Trung tâm Y tế Đống Đa lấy mẫu xét nghiệm, sau đó bệnh nhân tự cách ly tại nhà. Ngày 24/3/2020, bệnh nhân có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, sau đó bệnh nhân được đưa vào cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.
Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, tình trạng sức khỏe ổn định.
Bộ Y tế khuyến cáo:
1. Người dân không ra đường, nếu không có việc thực sự cần thiết. Những người trên 60 tuổi cần ở nhà toàn bộ thời gian.
2. Thông báo cho chính quyền và công an sở tại về những người nhập cảnh vào Việt Nam (kể cả công dân Việt Nam và nước ngoài) từ ngày 8-3 đến nay không thực hiện cách ly.
3. Các địa phương chấp hành nghiêm quy định tạm thời dừng hoạt động tại các điểm vui chơi, giải trí, xử phạt nghiêm khắc đối với những trường hợp vi phạm.
VnExpress ghi nhận, Quảng Trị gấp rút bổ sung 17 điểm cách ly, trong đó 16 điểm ở các huyện có sức chứa từ 100 người, riêng điểm tại thành phố Đông Hà có tới 400 người. Tỉnh yêu cầu tám huyện thị phải dự phòng thêm một điểm cách ly. Trước đó, tỉnh chỉ có hai cơ sở cách ly tập trung là trụ sở Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (cũ) và Trung đoàn 19 (Sư đoàn 968).
Quảng Bình tăng thêm 20 địa điểm cách ly mới, bên cạnh 7 điểm cũ. Tỉnh đã đón 1.300 công dân từ Lào, Thái Lan về và cách ly tập trung.
Thừa Thiên Huế cũng lập thêm nhiều khu cách ly, lên phương án trưng dụng khu chung cư Hương Sơ (phường Hương Sơ, TP Huế) và tòa nhà ký túc xá của trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Ngân hàng Công thương Việt Nam ở xã Phú Thượng, huyện Phú Vang. Đến nay, Huế cách ly gần 1.000 người Việt từ Lào trở về.
Thông tin được dẫn từ nguồn https://vnexpress.net/thoi-su/...
Tối qua, Tuổi trẻ online cho hay, sau khi hàng chục cán bộ, nhân viên y tế huyện Bình Chánh phải cách ly, ngày 25/3, Sở Y tế TP.HCM có văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị liên quan về việc tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho nhân viên y tế trong 15 ngày tới.
Theo đó, Sở Y tế yêu cầu các nhân viên y tế và người sống cùng nơi cư trú với người nhiễm bệnh tuyệt đối không tham gia các sự kiện đông người như đám cưới, đám tang, tiệc ăn uống ở nhà hàng, quán ăn.
Đồng thời, hạn chế đi lại những nơi công công cộng, nếu có thì không quá 3 người, giữ khoảng cách 2m và phải đeo khẩu trang cùng các biện pháp phòng hộ khác. Đặc biệt, nếu có việc cấp bách (đi làm, mua thuốc men, thực phẩm…) thì cần phải áp dụng các biện pháp phòng hộ theo quy định.
Ngoài ra, các đơn vị y tế phải thường xuyên kiểm tra lại kế hoạch phòng chống dịch bệnh tại đơn vị để đảm bảo tránh lây nhiễm trong nhân viên y tế. Bố trí sắp xếp các khu vực trong cơ sở khám chữa bệnh và các quy trình hoạt động để đảm bảo không tập trung đông người.
Ban giám đốc các bệnh viện tăng cường áp dụng họp trực tuyến. Trong trường hợp tổ chức họp giao ban chuyên môn chỉ giới hạn số lượng dưới 10 người và những người dự họp cách nhau tối thiểu 2m.
Thông tin được dẫn từ nguồn https://tuoitre.vn/tp-hcm-yeu-...
Theo số liệu cập nhật lúc 22h ngày 25/3 của Bộ Y tế, Việt Nam ghi nhận 141 trường hợp dương tính với Covid-19. 17 trường hợp đã được điều trị khỏi.
Riêng trong ngày 25/3, ghi nhận 7 ca nhiễm SARS-CoV-2 (từ 135-141). Trong đó, BN141 là bác sỹ, 29 tuổi, làm việc tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, bị lây khi thao tác thiết lập máy thở cho BN28, phơi nhiễm cùng ngày với một bác sĩ khác là BN116.