*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Cập nhật tình hình dịch Covid-19 tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh thành Việt Nam ngày 24/8.
Tối 24/8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 348 ca tử vong tại 14 tỉnh, thành phố.
Cụ thể, tại TP. Hồ Chí Minh (292), Bình Dương (35), Đồng Nai (4), Đồng Tháp (3), Tiền Giang (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Sóc Trăng (2), An Giang (1), Bến Tre (1), Bình Định (1), Bình Thuận (1), Ninh Thuận (1), Quảng Nam (1), Thừa Thiên Huế (1).
Đến nay tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến 24/8 là 9.014 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca mắc và tương đương với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới.
Bộ Y tế cho biết, hiện số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 706 ca; số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 27 ca.
Sáng 24/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã kiểm tra việc triển khai chăm sóc, điều trị F0 sau khi người dân tự lấy mẫu xét nghiệm test nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 tại các vùng đỏ, vùng cam trên điạ bàn Quận Tân Phú, TPHCM.
Chiều 24/8, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVD-19 Đà Nẵng cho biết, trong ngày, thành phố ghi nhận 153 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 43 ca đã cách ly tập trung, 36 ca cách ly tại nhà, 55 ca trong khu vực phong tỏa, 18 ca cộng đồng.
Với 18 ca mắc COVID-19 được ghi nhận trong cộng đồng, có 13 trường hợp được phát hiện khi xét nghiệm lấy mẫu hộ gia đình, tập trung tại các quận Cẩm Lệ 3 ca, Hải Châu 7 ca, Liên Chiểu 1 ca và quận Thanh Khê 2 ca. 5 trường hợp còn lại được phát hiện khi đến các cơ sở y tế khám, xét nghiệm.
Trong tổng số ca mắc mới, có 20 trường hợp chưa rõ nguồn lây, gồm 8 F1 đã cách ly tạm thời tại nhà, 9 ca lấy mẫu hộ gia đình và 3 trường hợp có triệu chứng đến khám, xét nghiệm tại cơ sở y tế.
Chiều nay 24/8, UBND TP Đà Nẵng tổ chức họp báo về công tác phòng chống dịch trên địa bàn.
Theo báo cáo, ngày 24/8, TP Đà Nẵng ghi nhận 153 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số ca mắc trên địa bàn tính từ 10/7 lên con số 3.149 ca.
TP Đà Nẵng đang ở ngày thứ 9 thực hiện việc "ai ở đâu thì ở đó" để tiến hành xét nghiệm toàn dân. Thành phố cũng đã thực hiện 2 đợt xét nghiệm đại diện hộ gia đình và tiếp tục lấy mẫu đợt 3 (từ 22/8 đến ngày 26/8).
"Do diễn biến dịch bệnh phức tạp, thành phố sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt phòng chống dịch, thực hiện giãn cách xã hội với nguyên tắc" ai ở đâu thì ở đó" dự kiến sẽ thêm 10 ngày. Ngày mai UBND TP Đà Nẵng sẽ quyết định việc này"
Tính từ 18h30 ngày 23/8 đến 18h ngày 24/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 10.811 ca nhiễm mới, trong đó 14 ca nhập cảnh và 10.797 ca ghi nhận trong nước (6.780 ca trong cộng đồng) tại TP. Hồ Chí Minh (4.627)... Hà Nội (66).
Chiều 24/8, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến 18h cùng ngày, thành phố ghi nhận thêm 9 ca dương tính SARS-CoV-2 mới trong đó, 4 ca tại cộng đồng và 5 ca khu cách ly.
Phân bố theo quận/huyện: Ba Đình (1), Đống Đa (1), Gia Lâm (1), Hoài Đức (1), Hoàn Kiếm (1), Hoàng Mai (1), Thạch Thất (1), Thanh Trì (1), Thanh Xuân (1).
Phân bố theo chùm ca bệnh: Chùm sàng lọc ho sốt (1), chùm ho sốt thứ phát (7), liên quan TP. Hồ Chí Minh (1).
Phân bố 4 trường hợp mắc mới tại cộng đồng theo quận huyện: Hoài Đức (1), Hoàng Mai (1), Thanh Trì (1), Thanh Xuân (1). Phân bố 4 trường hợp mắc mới tại cộng đồng theo chùm ca bệnh: Chùm sàng lọc ho sốt (1), chùm ho sốt thứ phát (2), liên quan TP. Hồ Chí Minh (1).
Như vậy tính đến 18h ngày 24/8, Hà Nội ghi nhận tổng cộng 67 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó ghi nhận 33 ca tại cộng đồng, 34 ca khu cách ly.
Tại họp báo cung cấp về tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM chiều 24/8, trả lời câu hỏi của Zing về chiến dịch xét nghiệm diện rộng, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết đây là tuần rất quan trọng để TP bóc tách F0 trong cộng đồng, giảm tỷ lệ tử vong.
Khác với các chiến dịch trước, lần này, thành phố sẽ tập trung xét nghiệm vùng đỏ, cam trước. Dự kiến, TP xét nghiệm 2 triệu mẫu, chậm nhất phải xong trong ngày 25/8. Ông Hưng khẳng định đây là khối lượng công việc rất lớn.
Tuy nhiên, số liệu ngày xét nghiệm đầu tiên cho thấy chiến dịch chưa đáp ứng được tiến độ. Cụ thể, ngày đầu ngành y tế xét nghiệm được khoảng 170.000 mẫu (test nhanh, mẫu đơn), trong đó, phát hiện hơn 6.000 mẫu dương tính.
Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hữu Hưng. Ảnh: Thu Hằng.
"Đây là tỷ lệ chấp nhận được vì vẫn thấp hơn tỷ lệ 5% theo hướng dẫn của WHO (Tổ chức Y tế thế giới)"
Bài viết dẫn nguồn từ:
Chiều 24/8, Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh Quảng Trị thông tin, trên địa bàn vừa ghi nhận thêm 5 trường hợp dương tính với SARS-COV-2. Cả 5 người này đều là hành khách trên chuyến tàu SE74, được tỉnh hỗ trợ vận chuyển từ các tỉnh, thành phố phía Nam về quê trong đợt 2, xuống ga Đông Hà vào chiều ngày 15/8.
Trong 5 trường hợp này, có 4 trường hợp được cách ly tập trung tại khu cách ly Trường THPT Nguyễn Du (cũ), huyện Gio Linh. Trường hợp còn lại được cách ly tập trung tại khu cách ly Trường Mầm non Hải Khê (cũ), ở xã Hải Khê, huyện Hải Lăng. 3/5 trường hợp có địa chỉ ở phường Tân Tạo, quận Bình Tân, TPHCM, thường trú tại xã Trung Giang, huyện Gio Linh.
Bấm link đọc bài viết chi tiết:
Quận Thanh Xuân cách ly y tế hai ngõ 328 và 330 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, sau khi ghi nhận 13 ca dương tính nCoV.
Trưa 24/8, cảnh sát dựng rào chắn toàn bộ ngõ 328 và từ số nhà 2B đến hết ngõ 330 đường Nguyễn Trãi. Khoảng 7.00 hộ dân với hơn 2.000 được yêu cầu không ra khỏi khu vực.
Ông Võ Đăng Dũng, Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân, cho hay, hai ngõ bị phong tỏa trong 7 ngày, đến 30/8 để phục vụ truy vết, xét nghiệm. Quận sẽ dựa vào diễn biến của dịch để điều chỉnh quy mô cách ly.
Theo CDC Hà Nội, hai bệnh nhân đầu tiên ghi nhận ở ngõ 330 Nguyễn Trãi là mẹ con. Chiều 22/8, người mẹ 48 tuổi đưa con gái 28 tuổi đi xét nghiệm nhanh tại Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc Phúc, sau đó lấy mẫu xét nghiệm PCR, được khẳng định dương tính vào sáng 23/8.
Qua xét nghiệm sàng lọc, trưa 24/8, ngành y tế ghi nhận 11 ca dương tính ở ngõ 328 đường Nguyễn Trãi.
Bấm link để đọc bài viết nguồn:
Ngày 24-8, Công an TP đã có thông báo hướng dẫn thực hiện kiểm soát người được phép lưu thông trên đường theo các công văn 2796, 2800 và 2850 của UBND TP.HCM.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online về nội dung này, thượng tá Nguyễn Đình Dương - Trưởng Phòng Cảnh giao thông đường bộ - đường sắt (PC08) Công an TP.HCM - cho biết trước 0h ngày 25-8, tất cả người trong 17 nhóm tại công văn 2800 và nhóm bổ sung tại công văn 2850 của UBND TP được phép di chuyển phải có giấy đi đường mẫu mới do Phòng PC08 hoặc công an quận, huyện, TP Thủ Đức, phường, xã, thị trấn cấp.
Phòng có nhiệm vụ cung cấp giấy đi đường (mẫu mới) kèm chữ ký và đóng dấu cho các sở, ngành rồi điền vào theo thông tin trong mẫu và thực hiện. Sở, ngành sẽ căn cứ vào các nhóm được di chuyển tại công văn 2800, 2796, 2850, sau đó tổng hợp số lượng, gửi danh sách đến Phòng PC08.
"Sau 0h ngày 25-8, không sử dụng mẫu giấy đi đường tại công văn 2800 nữa mà phòng cảnh sát giao thông sẽ cấp giấy mới cho các đối tượng được phép lưu thông"
Bài viết trích dẫn từ nguồn:
Sáng nay, 24/8, lực lượng chức năng quận Hà Đông (Hà Nội) đã tạm thời phong tỏa, cách ly y tế hai tuyến phố Nguyễn Thái Học và Trương Công Định (phường Yết Kiêu) do có yếu tố dịch tễ liên quan đến trường hợp dương tính với SARS- CoV-2 của phường Quang Trung giáp ranh.
Trong sáng cùng ngày, có nhiều người nhà đến gửi đồ tiếp tế vào bên trong. Do sắp đến năm học mới, nên sách vở được gửi vào.
Theo điều tra dịch tễ, ca dương tính là nữ, 55 tuổi, trú tại tổ 2 phường Quang Trung, quận Hà Đông, đã tiêm hai mũi vaccine Covid-19, mũi thứ hai tiêm 16/8. Thường ngày, bà đi chợ Hà Đông để mua thực phẩm nấu ăn cho gia đình vào lúc 16h, không xác định được đã tiếp xúc với những ai tại chợ. Ngày 22/8, bà được lấy lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc, kết quả dương tính với nCoV.
Theo ghi nhận của chúng tôi sáng 24/8, lực lượng chức năng đã phong toả, căng dây rào kín khuôn viên chợ Hà Đông (quận Hà Đông, Hà Nội) để phòng chống dịch Covid-19
Hàng hoá được che đậy kín mít để phục vụ công tác phun khử khuẩn, tất cả các lối vào chợ đều được khoá chặt.
Hà Nội tạm thời phong tỏa 2 phố do có yếu tố dịch tễ liên quan đến trường hợp dương tính Covid-19
Trưa 24/8, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến 12h trưa cùng ngày, thành phố ghi nhận thêm 51 ca dương tính SARS-CoV-2 mới, trong đó 23 ca tại cộng đồng và 28 ca khu cách ly.
Phân bố theo quận/huyện: Thanh Xuân (13), Đống Đa (13), Thanh Trì (9), Hoàng Mai (4), Bắc Từ Liêm (3), Hà Đông (2), Hai Bà Trưng (2), Thường Tín (2), Ba Đình (1), Đông Anh (1), Sóc Sơn (1).
Phân bố theo chùm ca bệnh: chùm ho sốt thứ phát (45), chùm sàng lọc ho sốt (03), chùm ca bệnh liên quan TP Hồ Chí Minh (3).
Bấm link bài để đọc thông tin cụ thể 51 ca dương tính mới:
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vừa có công văn khẩn gửi các cơ quan liên quan, đề nghị hỗ trợ quá trình nhập hơn 31 triệu liều vắc xin Pfizer trong năm 2021 nhanh chóng, đảm bảo chất lượng vắc xin.
Trong công văn khẩn ngày 23/8 gửi các cơ quan liên quan về việc hỗ trợ thông quan vắc xin phòng Covid-19 do Pfizer sản xuất, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, trong năm 2021, cơ quan này sẽ tiếp nhận hơn 31 triệu liều vắc xin Pfizer BNT162b2 ngừa Covid-19 của hãng Pfizer/BioNTech Việt Nam đặt mua trước đó.
Theo đó, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cam kết thực hiện tuân thủ đầy đủ các quy định về xin giấy phép nhập khẩu, cũng như các yêu cầu khác của Bộ Y tế khi nhập khẩu vắc xin Covid-19.
Tuy nhiên, việc bảo quản vắc xin trong quá trình vận chuyển cũng như thực hiện các thủ tục Hải quan cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng vắc xin.
Bấm link đọc bài viết nguồn chi tiết:
Lúc này chúng ta phải đề cao tính kỷ luật, ai không hoàn thành nhiệm vụ thì thay thế. Tuyệt đối không thể để dịch cứ tiếp tục lây lan mãi trong cộng đồng như thế này.
Hà Nội bước vào đợt giãn cách thứ 3 và yêu cầu người dân hạn chế đi lại. Nhưng trên các con đường lớn của thủ đô, xe máy, ô tô vẫn di chuyển khá đông đúc.
Ngày 21/8, Chủ tịch UBND Hà Nội Chu Ngọc Anh ký công điện số 19 về việc kéo dài thời gian giãn cách xã hội đến 6h ngày 6/9 và kiên quyết yêu cầu người dân "ai ở đâu thì ở đó" nhằm khống chế sự lây lan, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng và kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trong thời gian giãn cách xã hội.
Tuy vậy, lượng người tham gia giao thông từ 7h đến 8h30 sáng 24/8 vẫn đông. Trong ảnh là dòng người lên cầu vượt ngã tư Vọng lúc 7h sáng.
Xe máy, ôtô đi lại nhộn nhịp trên đường Nguyễn Xiển. Trước khi giãn cách xã hội, khu vực này thường xảy ra tắc đường vào giờ cao điểm.
Bấm link để đọc bài viết chi tiết:
Ngày 24/8, Bộ Y tế có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và trường đại học về việc chấn chỉnh hoạt động tiêm vaccine phòng Covid-19.
Theo Bộ Y tế, phản ánh của cơ quan truyền thông cho thấy tại một số cơ sở tiêm chủng vẫn có hiện tượng thu tiền để được tiêm vaccine. Việc làm này không đúng với chỉ đạo của Thủ tướng và của Bộ Y tế.
Bộ Y tế nghiêm cấm việc thu tiền từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân đến tiêm chủng với bất kỳ hình thức nào. Ảnh: Thạch Thảo.
Bộ Y tế yêu cầu thủ trưởng các đơn vị được phân công tiêm vaccine Covid-19 khẩn trương rà soát, chấn chỉnh, thực hiện tiêm vaccine đúng đối tượng, kịp thời, an toàn, hiệu quả và miễn phí. Bộ Y tế nghiêm cấm việc thu tiền từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân đến tiêm chủng với bất kỳ hình thức nào. Đơn vị nào để xảy ra tiêu cực trong việc tiêm chủng vaccine sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bấm link đọc bài viết chi tiết:
Grab Việt Nam cho biết, bắt đầu từ ngày 23/08, đơn vị này đã triển khai 40 xe GrabCar Y tế để chuyên chở miễn phí nhân viên y tế vận chuyển mẫu sinh phẩm xét nghiệm COVID-19 từ Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã đến các đơn vị xét nghiệm và đưa nhân viên y tế đến các điểm lấy mẫu tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội.
GrabCar Y tế sẽ hoạt động tương tự dịch vụ GrabCar thông thường: nhân viên y tế khi có nhu cầu sử dụng sẽ đặt xe GrabCar Y tế trên ứng dụng Grab hoặc dùng tính năng GrabNow để kết nối trực tiếp với tài xế.
Đối tác tài xế tham gia đội xe GrabCar Y tế trên tinh thần xung phong tình nguyện hỗ trợ cộng đồng, trong bối cảnh dịch vụ GrabCar đã tạm ngưng hoạt động tại Hà Nội từ ngày 24/7 theo chỉ thị, thực hiện giãn cách xã hội phòng chống dịch.
Đội xe GrabCar Y tế góp phần giảm tải cho hệ thống y tế và góp sức vào công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Hà Nội.
Tỉnh Bắc Giang vừa ghi nhận thêm 9 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 5 ca liên quan đến 2 ổ dịch tại TP Bắc Giang và huyện Lục Ngạn, 2 ổ dịch này đã có 37 ca bệnh. Tỉnh Bắc Ninh cũng ghi nhận thêm ca mắc liên quan đến ổ dịch tại Công ty Viettel Post.
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bắc Giang cho biết ngày 23-8, trên địa bàn tỉnh phát sinh 9 trường hợp mắc Covid-19 trong khu vực cách ly, (5 F0 liên quan đến ổ dịch Lục Ngạn, TP Bắc Giang; 4 F0 là người từ vùng có dịch về).
Bài viết trích dẫn từ nguồn:
Công an TP.HCM vừa ra quân đưa người vô gia cư về Trung tâm an sinh xã hội của TP sau chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
Tối 23/8, Công an quận 3, TP.HCM phối hợp cùng các đơn vị chức năng địa phương tuần tra, giải quyết tình trạng người lang thang, ăn xin trên địa bàn.
Xem đầy đủ chùm ảnh tại đây:
Sở Y tế Hà Nội cho biết, sáng 24.8 ghi nhận 7 ca mắc mới Covid-19 , trong đó, 6 ca tại cộng đồng. Đáng chú ý, một lái xe cấp cứu 115 được xác định dương tính Covid-19.
Bệnh nhân L.C.Q (nam,41 tuổi, khu 7, TT.Trạm Trôi, H.Hoài Đức) thuộc chùm sàng lọc ho sốt. Bệnh nhân là lái xe vận chuyển cấp cứu 115, được lấy mẫu xét nghiệm 3 ngày/lần. Ngày 23.8, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh ví von đợt chống dịch lần này là một trận đánh lớn, và chúng ta phải tung những lực lượng mạnh vào để đáp ứng yêu cầu.
0h ngày 23/8, TP.HCM bước vào đợt siết chặt giãn cách trước những diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh. Khác với các đợt giãn cách trước, một số chốt chặn được bổ sung thêm lực lượng quân đội có vũ trang để hỗ trợ kiểm soát giãn cách.
"Chúng tôi là người lính, từ nhân dân mà ra. Khi người dân đang gặp những khó khăn thì quân đội với mệnh lệnh từ trái tim đã có mặt", thiếu tướng Đỗ Thanh Phong (Phó cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị) chia sẻ với Zing về đợt điều động hàng nghìn quân nhân vào TP.HCM chống dịch.
Ông khẳng định quân đội sẽ giúp siết chặt lại trật tự, bảo đảm giãn cách xã hội tốt nhất theo tinh thần "ai ở đâu thì ở yên đó".
“Với yêu cầu bảo đảm giãn cách, cách ly một cách nghiêm túc, triệt để nhằm hạn chế dịch lây lan, đồng thời cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân trong lúc này thì sử dụng lực lượng quân đội là rất đúng đắn”
Bài viết được trích dẫn từ nguồn:
Sáng 24/8, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến 6h sáng cùng ngày, thành phố đã phát hiện thêm 7 ca dương tính SARS-CoV-2 mới trong đó, 6 ca tại cộng đồng và 1 ca khu cách ly.
Phân bố theo quận/huyện thì Thanh Xuân (4), Đống Đa (2), Hoài Đức (1). Phân bố theo chùm ca bệnh: chùm ho sốt thứ phát (6), chùm sàng lọc ho sốt (1)
Thông tin cụ thể 7 ca dương tính mới ghi nhận như sau:
Tối 23-8 (theo giờ Hà Nội), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã điện đàm với Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Díaz-Canel.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc điện đàm với Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Díaz-Canel - Ảnh: TTXVN
Điện đàm với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel cho biết từ nay đến cuối năm 2021, Cuba sẽ cung cấp 10 triệu liều vắc-xin Covid-19, đồng thời chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin cho Việt Nam.
Bài viết trích dẫn thông tin từ:
Chính quyền quyết định đóng cửa chợ Hà Đông (quận Hà Đông) trong 3 ngày sau khi ghi nhận ca dương tính nCoV từng đi mua hàng tại đây.
17h ngày 23/8, Ban quản lý chợ Hà Đông yêu cầu các hộ kinh doanh tại khu bán thực phẩm thu dọn, che đậy hàng hóa và ra khỏi chợ để nhân viên y tế phun khử khuẩn. Sau đó, lực lượng chức năng dựng rào kín các lối vào chợ.
Đại diện UBND quận Hà Đông cho hay, khu chợ sẽ bị phong tỏa tạm thời đến ngày 26/8 để phục vụ truy vết và lấy mẫu xét nghiệm các tiểu thương.
Theo điều tra dịch tễ, ca dương tính là nữ, 55 tuổi, trú tại tổ 2 phường Quang Trung, quận Hà Đông, đã tiêm hai mũi vaccine Covid-19, mũi thứ hai tiêm 16/8. Thường ngày, bà đi chợ Hà Đông để mua thực phẩm nấu ăn cho gia đình vào lúc 16h, không xác định được đã tiếp xúc với những ai tại chợ. Ngày 22/8, bà được lấy lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc, kết quả dương tính với nCoV.
Chiều cùng ngày, chính quyền đã lập hàng rào phong tỏa tổ dân phố 2, phường Quang Trung.
Hà Nội: Hà Nội: Phong tỏa, lấy mẫu xét nghiệm cho tiểu thương chợ Hà Đông (Clip: Việt Hùng)
Bài viết dẫn nguồn từ:
Ngày đầu tiên 'đi chợ hộ' giúp người dân TP.HCM , nhiều bộ đội, dân quân tại P.14 (Q.5) hỗ trợ việc mua hàng, đóng gói. Ai cũng háo hức khi trở thành "nhân viên siêu thị và shipper" bất đắc dĩ, vui vì được mua đồ giao tận tay người dân.
Có 12 bộ đội được phân công hỗ trợ công tác chống dịch tại P.14, Q.5 ẢNH: CAO AN BIÊN
14 giờ chiều 23.8, ông Vũ Đức Tâm, Phó chủ tịch UBND P.14, Q.5, TP.HCM nhận cuộc gọi của nhân viên một siêu thị trên địa bàn, thông báo gần 20 đơn hàng đầu tiên đã hoàn thành. Hơn 10 bộ đội và cán bộ phường nhanh chóng lấy xe máy chở hàng về nơi tập kết. "Mọi người ơi! Cố lên nha!", sau lời động viên từ ông Tâm, chuyến "đi chợ hộ" đầu tiên bắt đầu...
"Vui khi thấy cô chú cười, cảm ơn mình!"
Chiếc xe máy chở đầy ắp nhu yếu phẩm tắt máy trước một ngôi nhà trên đường Nguyễn Trãi, đội hậu cần nhanh chóng lấy chừng 7 đơn hàng bỏ xuống một góc đường.
"Alo! Chị Mỹ Linh đúng không ạ? Tụi em bên đội hậu cần của phường đi chợ hộ, hàng chị đặt lúc sáng tới rồi đây, giá là 212.000 đồng chị nha. Chị xuống nhận giúp em!", chị Phương Mỹ Dung, Bí thư đoàn P.14, nói. Đầu dây bên kia, chị Linh đáp:
"Tới rồi hả, đợi xíu tôi xuống liền!".
Nhiều bộ đội hỗ trợ nhân viên siêu thị chọn hàng, đóng gói hàng hóa theo từng đơn của người dân vì siêu thị thiếu nhân lực ẢNH: CAO AN BIÊN
Chừng 3 phút sau, chị Linh (37 tuổi) đã có mặt, một bộ đội gửi cho chị túi đồ đã đặt mua. Sau khi kiểm tra hàng, chị gửi lại cho chị Dung đúng số tiền đã được ghi trong hóa đơn. Người nhận cũng không quên nở nụ cười sau lớp khẩu trang dày cộm và lời cảm ơn chân thành. |
Bấm link để đọc bài viết nguồn chi tiết:
Những ngày tới dự báo số ca F0 sẽ tăng do thành phố lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ người dân, theo Phó ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM.
Thông tin trên được ông Phạm Đức Hải, Phó ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM nói tại buổi họp báo cung cấp thông tin về công tác phòng chống Covid-19 trên địa bàn chiều 23/8. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh thành phố ghi nhận gần 176.000 ca nhiễm và bước vào ngày đầu tiên thực hiện siết chặt giãn cách với nguyên tắc " ai ở đâu yên đó ".
Theo ông Hải, theo kế hoạch ngày 15/8, chính quyền thành phố dự kiến lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ người dân tại "vùng xanh và vàng" (an toàn và ít nguy cơ); còn "vùng đỏ và cam" (nguy cơ cao và rất cao) chỉ lấy mẫu ở khu vực phong tỏa. Sau khi có công điện của Thủ tướng vào ngày 22/8, thành phố điều chỉnh kế hoạch theo hướng xét nghiệm toàn bộ người dân.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây:
Chiều 23-8, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP HCM tổ chức họp báo cung cấp thông tin về công tác phòng chống dịch trên địa bàn. Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM Phan Nguyễn Như Khuê và Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM Phạm Đức Hải chủ trì buổi họp báo.
Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM Phan Nguyễn Như Khuê và Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM Phạm Đức Hải chủ trì buổi họp báo
Phát biểu tại buổi họp báo, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM Phạm Đức Hải đánh giá, khi thưc hiện Công điện số 1099 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, TPHCM có 5 thuận lợi hơn so với trước. Đó là lực lượng và phương tiện được tăng cường, thuốc cung cấp nhiều hơn, hệ thống tổ chức của cơ sở có kinh nghiệm hơn, tỷ lệ tiêm vaccine cũng nhiều hơn.
Người dân đã rất có ý thức thực hiện nghiêm các yêu cầu về siết chặt giãn cách Trong ngày đầu tiên (23-8), đường phố đã vắng vẻ hơn rất nhiều, số người ra đường đã giảm 85%.
Bài viết trích dẫn từ nguồn:
Tính từ 18h ngày 22/8 đến 18h30 ngày 23/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 10.280 ca nhiễm mới, trong đó 14 ca nhập cảnh và 10.266 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (4.251), Bình Dương (3.183)... Hà Nội (40).
- 6.945 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
Ngày 23/8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 389 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (340), Bình Dương (34), Long An (6), Đà Nẵng (3), Đồng Nai (2), Đồng Tháp (2), Cần Thơ (1), Bà Rịa ), Vũng Tàu (1).