*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Đến 6h sáng ngày 19/4, không có ca mắc mới COVID-19. Như vậy đã 3 ngày, Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19. Đến nay đã có 201 ca đã khỏi bệnh, hiện chỉ còn 67 bệnh nhân đang điều trị.
Liên quan tới trường hợp bệnh nhân 188 dương tính trở lại sau 3 ngày bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam cho hay:
Bệnh nhân 188 được công bố khỏi bệnh ngày 14/4.
Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) trường hợp bệnh nhân số 188 có thể trong cơ thể vẫn còn virus nên có hiện tượng dương tính trở lại sau khi được công bố khỏi bệnh (âm tính 2 lần).
Giả thiết được vị chuyên gia này đưa ra, có thể thời điểm lấy mẫu phết dịch họng không lấy được virus hoặc bệnh đã nhẹ, khi lấy mẫu nồng độ virus thấp kết quả sẽ âm tính. Sau đó virus nhân lên lại nên xét nghiệm lần sau lại dương tính.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Bản tin của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 lúc 18h00 chiều ngày 19/4 cho biết, không có thêm ca mắc mới COVID-19.
Như vậy đã 3,5 ngày trôi qua, số ca mắc vẫn là 268. Trong ngày đã có thêm 2 bệnh nhân khỏi bệnh, hiện chỉ còn 65 ca đang điều trị.
Thông tin cụ thể như sau:
1. Tổng số ca mắc: 268 trường hợp, trong đó:
- 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%
- 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.
2. Số ca mắc mới tính đến 18h00 ngày 19/4: 0 ca
3. Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 62.998, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 279
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 11.338
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 51.381.
4. Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
- 02 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu: BN156, BN241.
- Tất cả các bệnh nhân COVID-19 nặng đều được hội chẩn thường xuyên bởi các chuyên gia đầu ngành. Nhờ vậy, các ca bệnh nặng đều được điều trị thành công.
Việt Nam là một trong 03 quốc gia trên thế giới có trên 200 trường hợp nhiễm COVID-19 trở lên chưa có trường hợp tử vong.
- Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 13 ca.
- Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 07 ca.
Khoảng 800 nhân y tế ở tuyến đầu chống dịch như: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM và một số bệnh viện khác sẽ tiêm thử nghiệm vaccine BCG để phục vụ nghiên cứu. Những người tham gia nghiên cứu sẽ được chia làm 2 nhóm: một nhóm được tiêm vaccine BCG, một nhóm được tiêm vaccine khác không phải BCG. Nhóm nghiên cứu chủ yếu đánh giá liệu vaccine BCG có liên quan đến mức độ nặng của bệnh Covid-19.
Ngoài ra, trong số 268 người mắc Covid-19, nhóm nghiên cứu sẽ tìm hiểu trong số những ca bệnh Covid-19, trường hợp nào đã tiêm BCG, nếu có sẽ đánh giá kháng thể trong huyết thanh để có thêm dữ liệu đối chiếu, phân loại.
Bài viết được lược dẫn từ nld.com.vn. Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
SARS-CoV-2 cực kỳ nguy hiểm vì nó ký sinh nhưng khi đi vào tế bào lại làm chủ tế bào đó và tấn công vào rất nhiều cơ quan trong cơ thể như phổi, tim, gan...
"Coronavirus đa phần lưu hành trong tự nhiên ở loài dơi. Hiện giờ các nhà khoa học đã phân lập 100 Coronavirus khác nhau từ các loài dơi, con số này có thể sẽ nhiều hơn. Quá trình tự nhiên virus corona trên dơi sẽ biến đổi và lây sang các động vật như: lạc đà, cầy hương. Virus corona lây sang người qua một vật chủ trung gian. Ví dụ, bệnh SARS (vật chủ trung gian là cầy hương), bệnh MERS (lạc đà) và Covid-19 hiện nay nghi ngờ lây qua tê tê. Như vậy nếu chúng ta không sử dụng thực phẩm động vật hoang dã nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm sẽ thấp đi. Ngược lại nếu chúng ta tiếp tục lối sống không bảo vệ thiên nhiên, tấn công vào động vật, làm trái đất nóng lên thu hẹp không gian sống của động vật, khi đó sẽ tiếp xúc con người và động vật ngày càng cao và dịch bệnh xuất hiện ngày càng dày hơn", PGS.TS Lê Minh Khôi, Trưởng đơn vị hình ảnh học Tim mạch, Trưởng ban Khám và Điều trị bệnh Covid-19, Bệnh viện Đại học Y Dược, TP.HCM chia sẻ.
http://toquoc.vn/chuyen-gia-ph...
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 19/4, thông tin từ tiểu Ban điều trị - Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết 2 bệnh nhân mắc COVID-19 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu được công bố khỏi bệnh.
Theo đó, 2 bệnh nhân gồm:
BN156 (nam, 21 tuổi, quốc tịch Việt Nam). Ngày vào viện 27/3/2020. Quá trình điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân đã được xét nghiệm và trong các ngày từ 12/4/2020 - 16/4/2020 các kết quả xét nghiệm của bệnh nhân đều âm tính với SARS-CoV-2.
BN241 (nam, 20 tuổi, quốc tịch Việt Nam). Ngày vào viện: 01/4/2020. Bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm nhiều lần âm tính với SARS-CoV-2, cụ thể: Kết quả âm tính lần 1 vào ngày 9/4/2020, các ngày sau đó từ 12/4/2020 - 16/4/2020 kết quả xét nghiệm của bệnh nhân đều âm tính với SARS-CoV-2.
Hiện tại các bệnh nhân không sốt, không ho, toàn trạng ổn định, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh. Các trường hợp trên sẽ tiếp tục được cách ly và theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo.
Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, 13/13 ca nhiễm tại miền Tây đã được điều trị thành công. Bao gồm: Cần Thơ (BN145, BN154), Bến Tre (BN123), Đồng Tháp (BN101, BN102, BN103, BN104), Trà Vinh (BN105, BN106, BN144), Bạc Liêu (BN155, BN156, BN241)
Đến sáng 19.4, có 3 địa phương quyết định cho học sinh lớp 9 và lớp 12 trở lại trường trong tháng 4. Các địa phương khác tiếp tục cho học sinh nghỉ học đến đầu tháng 5.2020 để phòng dịch COVID-19.
Địa phương có quyết định mới nhất thông báo về lịch học của học sinh là Tây Ninh. Theo đó, trẻ mầm non, học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên; sinh viên, học viên các trường trung cấp, cao đẳng, trung tâm ngoại ngữ, tin học, các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh tiếp tục được nghỉ học đến hết ngày 3.5.
Bài viết được lược dẫn từ Laodong.vn. Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Theo GS-TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc BV Phổi trung ương, Bộ Y tế đã giao BV phối hợp với một số đơn vị thử nghiệm tiêm vắc-xin BCG (ngừa bệnh lao) cho các nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch để phục vụ đề tài nghiên cứu đánh giá mối liên hệ giữa vắc-xin lao và bệnh Covid-19.
Khoảng 800 cán bộ y tế ở BV Bệnh nhiệt đới trung ương (Hà Nội), BV Bệnh nhiệt đới TP HCM và một số BV khác sẽ tham gia nghiên cứu. Họ sẽ được chia làm 2 nhóm: một nhóm được tiêm BCG, một nhóm được tiêm vắc-xin khác không phải BCG. GS-TS Nguyễn Viết Nhung cho biết vắc-xin BCG có thể không làm giảm nguy cơ mắc Covid-19 nhưng có thể tác động đến sự miễn dịch tự nhiên giúp đáp ứng miễn dịch tốt hơn. Nhưng đây chỉ là giả thiết, cần có thêm những đánh giá trên lâm sàng.
Tại Việt Nam, vắc-xin lao được đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia từ năm 1984. Trung bình mỗi năm có từ 1,5-1,8 triệu trẻ được tiêm ngừa vắc-xin BCG. Trên thế giới, hiện đã có ít nhất 6 quốc gia đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng tiêm vắc-xin BCG cho các nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch và người cao tuổi để đánh giá mối liên quan giữa vắc-xin BCG và bệnh Covid-19.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
"Cây ATM mì và trứng" nằm trong chương trình "Chung tay đẩy lùi Covid-19" được Bác sĩ Viện Bỏng Quốc gia và các nhà hảo tâm chung tay mở giúp đỡ những người nghèo trong dịch Covid-19.
Theo ghi nhận của Báo Người Lao Động chiều 18-4, tại "cây ATM mì và trứng" nằm trên đường Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy, Hà Nội) có hàng trăm người dân lao động nghèo đến để nhận thực phẩm, khi đến đây người dân được các thành viên nằm trong chương trình "Chung tay đẩy lùi Covid-19" tận tình hướng dẫn phải đứng cách nhau 2 m, đo nhiệt độ cùng với đó là đi qua buồng khử khuẩn
Được biết, "cây ATM mì và trứng" được hoạt động cố định từ ngày 17-4 dự tính đến hết ngày 22-4, nhưng nếu dịch bệnh còn tiếp diễn "cây ATM mì và trứng" vẫn tiếp tục hoạt động để hỗ trợ những người dân nghèo vuợt qua dịch Covid-19.
Rất đông người dân đến nhận thực phẩm miễn phí tại "cây ATM mì và trứng"
Người dân lao động nghèo khi đến điểm lấy trứng và mì đều cần đi qua buồng khử khuẩn.
Khi đến đây người dân sẽ được các thành viên trong chương trình "Chung tay đẩy lùi Covid-19" đo nhiệt độ. Các thành viên ban tổ chức được trang bị mặt nạ chống giọt bắn, găng tay, khẩu trang đầy đủ.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Trao đổi với PV trưa ngày 19/4, ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, một trường hợp là nhân viên Công ty TNHH Trường Sinh (đơn vị từng cung cấp dịch vụ cho Bệnh viện Bạch Mai), sau khi được điều trị, được công bố khỏi bệnh Covid-19 tại BV Đa khoa tỉnh Hà Nam trở về nhà tại Chương Mỹ (Hà Nội) để cách ly, theo dõi sức khỏe thêm 14 ngày đã có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2.
BN 188 là 1 trong 3 bệnh nhân được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam công bố khỏi bệnh hôm 14/4. Ảnh: VOV
Theo ông Hiền, hiện tại trường hợp này đã được chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để tiếp tục điều trị.
Trả lời phóng viên VOV.VN về trường hợp bệnh nhân này, ông Dương Viết Tài, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ cho biết, BN 188 vẫn đang trong thời gian theo dõi 14 ngày sau khi được công bố khỏi bệnh.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ông Phạm Đăng Quyền, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Phó ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Thanh Hóa tối ngày 18-4 đã ký văn bản hỏa tốc số 4856/UBND-VX gửi các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, TP trong tỉnh về việc "Tăng cường kiểm soát người đến tỉnh Thanh Hóa từ vùng có dịch".
Lập chốt kiểm dịch để nắm bắt, kiểm soát người ra vào địa bàn tại xã biên giới Tam Lư (Quan Sơn - Thanh Hóa)
Theo văn bản, hiện nay Thanh Hóa đang tiếp tục thực hiện việc giãn cách xã hội, dù cho phép một số hoạt động trở lại có kiểm soát. Tuy nhiên, số người từ các tỉnh có dịch (những tỉnh có nguy cơ cao hoặc nguy cơ) vào Thanh Hóa có xu hướng gia tăng. Do đó làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn.
Trước thực trạng trên, xét đề nghị của Sở y tế, để chống dịch và kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu từ 21 giờ ngày 18-4, tạm dừng việc mời đón tiếp những người từ các tỉnh, thành phố trong cả nước (đặc biệt là những người đến từ vùng có nguy cơ cao và nguy cơ) tham dự các hội nghị, sự kiện, các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa, thể thao trong tỉnh, trừ các trường hợp đặc biệt được Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh cho phép bằng văn bản.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội), 610 mẫu xét nghiệm nhanh Covid-19 được lấy với các tiểu thương, lao động ở các chợ: Long Biên, Đền Lừ và Hà Vỹ, đều có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Các tiểu thương, người lao động chờ lấy mẫu. Ảnh: Tiến Tuấn.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo thông tin trên website của các hãng hàng không, hầu hết các hãng bay đều niêm yết mức giá khá cao, thậm chí gấp 4-5 lần so với mức giá thông thường. Chẳng hạn, nếu bay một chiều từ Hà Nội - TP.HCM, giá vé của Bamboo Airways khoảng 2,7 - 3,4 triệu đồng/vé, Vietjet 2,7 - 3,1 triệu đồng/vé và Vietnam Airlines 2,7 - 4,7 triệu đồng/vé phổ thông và 6,7 triệu đồng/vé hạng thương gia.
Một hãng bay lý giải do tần suất bay bị hạn chế, cầu vượt cung nên giá vé đẩy lên cao. Trong khi đó, Cục Hàng không VN yêu cầu bố trí hành khách trên một hàng ghế phải ngồi cách nhau ít nhất một ghế, dù khách có nhu cầu mua vé, các hãng không bán hết vé để lấp đầy chuyến bay.
Bài viết được lược dẫn từ Tuoitre.vn. Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Theo báo cáo nhanh của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, sáng 19-4, trường hợp nhiễm COVID-19 số 91 (phi công người Anh) tiếp tục có diễn biến lâm sàng ổn định, bệnh nhân không còn tình trạng chảy máu, kết quả RT PCR đều âm tính ở cả dịch rửa phế quản và dịch mũi họng.
Trước đó bệnh nhân này có kết quả âm tính, sau đó lại dương tính nhẹ lại. Cách đây 3 ngày, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm ở dịch rửa phế quản âm tính trở lại nhưng ở mũi, họng vẫn còn dương tính và đến nay mới có kết quả âm tính ở cả dịch rửa phế quản và dịch mũi họng.
Bài viết được lược dẫn từ Tuoitre.vn. Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Giám đốc Sở Y tế Hà Giang Lương Viết Thuần vừa có thông báo về kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 tại tỉnh này. Căn cứ phiếu trả lời kết quả xét nghiệm ngày 18/4 của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, ông Thuần cho biết 135 trường hợp trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã có kết quả âm tính, trong đó, có liên quan đến ca bệnh Covid-19 số 268 là 122 trường hợp.
Bệnh nhân 268 là người dân tộc Mông, thường trú ở thôn Pín Tủng, xã Phố Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Nữ bệnh nhân 16 tuổi đang được theo dõi, điều trị tại khu cách ly Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn.
Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hà Giang cho hay ca bệnh này phải tiến hành xét nghiệm 3 lần mới ra kết quả dương tính.
Bài viết được lược dẫn từ Zing.vn. Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Chiều 18/4, ông Nguyễn Tiên Hồng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng cho hay đơn vị đã có kết quả xét nghiệm đối với 55 người trên chuyến bay từ Ý hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng vào rạng sáng cùng ngày.
55 người này được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng lấy mẫu xét nghiệm và tất cả mẫu bệnh phẩm đều âm tính với SARS-CoV-2
Bài viết được lược dẫn từ Dantri.com.vn. Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Đến 6h00 sáng ngày 19/4, không có ca mắc mới COVID-19. Như vậy đã 3 ngày, Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19. Đến nay đã có 201 ca đã khỏi bệnh, hiện chỉ còn 67 bệnh nhân đang điều trị.
Tổng số ca mắc: 268 trường hợp, trong đó:
- 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%;
- 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.
2. Số ca mắc mới tính từ 18h ngày 17/4 đến 6h00 ngày 19/4: 0 ca
Như vậy kể từ ngày 7/3 khi có ca bệnh số 17 xuất hiện, đến hôm nay là lần đầu tiên đã tròn 3 ngày, Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19.
3. Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 62.998, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 279;
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 11.338;
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 51.381.
4. Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
Hiện 67 bệnh nhân mắc COVID-19 còn lại đang điều trị tại 11 cơ sở y tế trên cả nước, trong đó tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có số lượng bệnh nhân điều trị đông nhất với 43 bệnh nhân. Đa số các bệnh nhân đều có sức khoẻ ổn định.
- Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 14 ca.
- Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 06 ca.
Tình hình sức khoẻ của các bệnh nhân mắc COVID-19 nặng đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Bênh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh hiện đều tiến triển tốt lên, qua nguy kịch. Các y bác sĩ đang tiếp tục nỗ lực để điều trị, chăm sóc các bệnh nhân này.