Cập nhật lúc

Mỹ yêu cầu TQ cho tiếp cận phòng thí nghiệm ở Vũ Hán; Anh có hơn 15.000 ca tử vong do COVID-19

Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp.

Mỹ yêu cầu TQ cho tiếp cận phòng thí nghiệm ở Vũ Hán; Anh có hơn 15.000 ca tử vong do COVID-19 - Ảnh 1.

Tính đến sáng 18/4, Ấn Độ ghi nhận 14.378 ca nhiễm COVID-19, trong đó 1.992 người đã xuất viện và 480 người tử vong.

Ít nhất 20 thủy thủ tại căn cứ hậu cần INS Angre ở Mumbai đã được xác nhận dương tính với virus SARS-CoV-2, Hải quân Ấn Độ thông báo hôm thứ Bảy.

Tất cả các ca bệnh đều có liên quan đến một quân nhân đã được chẩn đoán mắc COVID-19 vào tuần trước, và đều sống trong cùng một tòa nhà.

Tòa nhà nói trên hiện đã được xác định là một ổ dịch, và toàn bộ căn cứ INS Angre đã bị phong tỏa.

Các thủy thủ nhiễm bệnh đang được xách ly tại bệnh viện hải quân. Phần lớn trong số đó không có triệu chứng.

INS Angre nằm gần một xưởng đóng tàu hải quân ở Mumbai, nơi một số tàu chiến và tàu ngầm đang cập cảng.

Hiện chưa rõ các quân nhân nói trên có tiếp xúc với các thủy thủ tàu chiến hay không.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, các tàu chiến hải quân chưa ghi nhận bất cứ ca bệnh COVID-19 nào.

Ngoài 20 thủy thủ nói trên, ít nhất 8 binh sĩ khác thuộc Lục quân Ấn Độ khác cũng đã được xác định mắc COVID-19.

Rút kinh nghiệm từ các tàu chiến Pháp và Mỹ, Đô đốc Hải quân Ấn Độ Karambir Singh trước đó đã nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn chặn virus xâm nhập các tàu quân sự.

"Tôi biết đó là nhiệm vụ rất khó khăn, do đặc thù của tàu chiến. Với tàu ngầm, thách thức này thậm chí còn lớn hơn. Chúng ta cần sẵn sàng cho trường hợp xấu nhất và theo tôi, đó sẽ là một trận chiến dài", Đô đốc Karambir Singh cho biết.

Tính đến sáng 18/4, Ấn Độ ghi nhận 14.378 ca nhiễm COVID-19, trong đó 1.992 người đã xuất viện và 480 người tử vong.

44
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Phong tỏa căn cứ Hải quân Ấn độ vì 20 thủy thủ mắc COVID-19

    Mỹ yêu cầu TQ cho tiếp cận phòng thí nghiệm ở Vũ Hán; Anh có hơn 15.000 ca tử vong do COVID-19 - Ảnh 1.

    Tính đến sáng 18/4, Ấn Độ ghi nhận 14.378 ca nhiễm COVID-19, trong đó 1.992 người đã xuất viện và 480 người tử vong.

    Ít nhất 20 thủy thủ tại căn cứ hậu cần INS Angre ở Mumbai đã được xác nhận dương tính với virus SARS-CoV-2, Hải quân Ấn Độ thông báo hôm thứ Bảy.

    Tất cả các ca bệnh đều có liên quan đến một quân nhân đã được chẩn đoán mắc COVID-19 vào tuần trước, và đều sống trong cùng một tòa nhà.

    Tòa nhà nói trên hiện đã được xác định là một ổ dịch, và toàn bộ căn cứ INS Angre đã bị phong tỏa.

    Các thủy thủ nhiễm bệnh đang được xách ly tại bệnh viện hải quân. Phần lớn trong số đó không có triệu chứng.

    INS Angre nằm gần một xưởng đóng tàu hải quân ở Mumbai, nơi một số tàu chiến và tàu ngầm đang cập cảng.

    Hiện chưa rõ các quân nhân nói trên có tiếp xúc với các thủy thủ tàu chiến hay không.

    Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, các tàu chiến hải quân chưa ghi nhận bất cứ ca bệnh COVID-19 nào.

    Ngoài 20 thủy thủ nói trên, ít nhất 8 binh sĩ khác thuộc Lục quân Ấn Độ khác cũng đã được xác định mắc COVID-19.

    Rút kinh nghiệm từ các tàu chiến Pháp và Mỹ, Đô đốc Hải quân Ấn Độ Karambir Singh trước đó đã nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn chặn virus xâm nhập các tàu quân sự.

    "Tôi biết đó là nhiệm vụ rất khó khăn, do đặc thù của tàu chiến. Với tàu ngầm, thách thức này thậm chí còn lớn hơn. Chúng ta cần sẵn sàng cho trường hợp xấu nhất và theo tôi, đó sẽ là một trận chiến dài", Đô đốc Karambir Singh cho biết.

    Tính đến sáng 18/4, Ấn Độ ghi nhận 14.378 ca nhiễm COVID-19, trong đó 1.992 người đã xuất viện và 480 người tử vong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Một lĩnh vực ở TQ lội ngược dòng: Thành công rực rỡ, tăng trưởng chóng mặt khi COVID-19 bùng phát

    Mỹ yêu cầu TQ cho tiếp cận phòng thí nghiệm ở Vũ Hán; Anh có hơn 15.000 ca tử vong do COVID-19 - Ảnh 1.

    Theo bản báo cáo của Maoyan Entertainment (một trong những công ty hàng đầu cung cấp các dịch vụ giải trí online tại Trung Quốc), mặc dù ngành công nghiệp phim chiếu rạp của Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch nhưng thị trường giải trí online lại nở rộ bởi mọi người buộc phải ở nhà.

    Tính đến ngày 15/3, đã có 44 bộ phim điện ảnh bị hủy hoặc hoãn phát hành tại các rạp chiếu ở Trung Quốc, trong đó có 16 bộ phim mua bản quyền của nước ngoài.

    Kỳ nghỉ Tết tại Trung Quốc, theo truyền thống, là "mùa phim" quan trọng nhất đối với doanh thu phòng vé của nước này. Trong năm 2019, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đã đóng góp 14% tổng doanh thu phòng vé thường niên.

    Trong bối cảnh các rạp chiếu phim phải đóng cửa trên toàn quốc do đại dịch COVID-19 , doanh thu phòng vé tại Trung Quốc sẽ sụt giảm đáng kể so với năm ngoái.

    Mặc dù các hoạt động giải trí offline đã bị ngưng trệ vì dịch bệnh nhưng theo báo cáo của Maoyan, lượng người xem truyền hình đã có sự gia tăng đột biến tại Trung Quốc trong thời kỳ này.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dịch COVID-19 và những chuyện phía sau “đường dây nóng”

    Mỹ yêu cầu TQ cho tiếp cận phòng thí nghiệm ở Vũ Hán; Anh có hơn 15.000 ca tử vong do COVID-19 - Ảnh 1.

    Những lúc tiếp nhận thông tin thì người cầm đường dây nóng chỉ biết thốt lên: Trời ạ, trong trường Y có thầy nào dạy chúng tôi giải quyết những tình huống này đâu nhỉ? Đau đầu quá đi, chỉ muốn cho điện thoại vào ngăn đá cho bớt nóng.

    Đây là một trong vô vàn câu chuyện được cán bộ trực đường dây nóng của Trung tâm Y tế (TTYT) quận Hai Bà Trưng ghi chép lại.

    Trước hết, TTYT quận Hai Bà Trưng khẳng định, "đường dây nóng" mức quy định là các cán bộ y tế luôn phải để chế độ điện thoại thông suốt, có thể liên lạc được bất cứ lúc nào. "Nó nóng đến mức, điện thoại luôn để gần người, kể cả lúc ngủ. Nó nóng đến mức luôn run bần bật, đặc biệt lúc gần đêm, sau khi Bộ y tế tuyên bố các ca dương tính mới (F0)".

    Đó là lúc y tế cơ sở của chúng tôi nhận tin về các ca F0, F1, F2,… và thông tin vừa nhận được phải được chuyển tải đến ngay Đội phản ứng nhanh và vị trí trực của các trạm y tế phường. Các trạm y tế sẽ ngay lập tức gọi điện và đi xác minh thông tin ca mắc, hướng dẫn cách ly, lấy mẫu, khử khuẩn, chuyển bệnh viện cách ly đối với F1 và cách ly tại nhà với F2.

    "Nó nóng đặc biệt khi chúng tôi nghe thông báo có 1 ca F0. Báo động đỏ rung lên các đường dây, trang bị bảo hộ được mặc và ngay lập tức chúng tôi lên đường".

    Đó là vào đêm 18-3, ca F0 đó là của đồng nghiệp chúng tôi, một điều dưỡng BV Bạch Mai. Các cuộc điện thoại từ trên chỉ đạo xuống, từ Trung tâm chỉ đạo đi, từ UBND phường đề nghị phối hợp, từ TYT báo cáo xin ý kiến chỉ đạo, rồi cả từ người dân lo lắng hỏi thông tin, rồi điện thoại gọi xe cấp cứu 115.

    Sau khi triển khai hệ thống báo động đỏ thì mọi việc cách ly, khử khuẩn được hoàn thành lúc gần 5g. Đội phản ứng nhanh của TTYT quận và trạm y tế phường tạm nghỉ để sáng mai lại tiếp tục xuống địa bàn điều tra tiếp và theo dõi sức khỏe của từng người trong các hộ gia đình đó. Đêm trời thì mưa rét nhưng điện thoại thì nóng rừng rực.

    Bên cạnh đó, hàng ngày cứ vào tầm 19-20g, khi Bộ Y tế công bố các ca dương tính mới, đường dây nóng lại trở lên nóng đặc biệt từ lúc đó, thậm chí xuyên đêm. Cú điện thoại với giọng run run của 1 người đàn ông: "Chị ơi em là lái xe cấp cứu, em đã chở bệnh nhân số 133 từ BV Bạch Mai về Lai Châu".

    Ngay lập tức, đường dây nóng đề nghị các thông tin ngắn gọn, hướng dẫn phòng hộ, cách ly tạm thời ngay tại chỗ để chờ cán bộ trạm y tế phường đến và các công việc cách ly, khử khuẩn được tiến hành suốt 1 đêm đến gần sáng.

    Đặc biệt "đường dây nóng" nóng hơn bao giờ hết khi BV Bạch Mai và Cty Trường Sinh đã trở thành ổ dịch. Thông báo của UBND TP Hà Nội được đưa ra, ngay hôm ấy đường dây nóng bắt đầu nhận được thông tin: "Con tôi đã từng làm lao công ở khoa có bệnh nhân 133"; "người nhà tôi đã từng nằm ở BV Bạch Mai".

    Đường dây nóng liên tục liên tục nhận được vô vàn các cuộc gọi, cuộc gọi này chưa kết thúc đã có cuộc gọi chờ. Đường dây nóng vừa mệt, vừa đau đầu, vừa lo lắng.

    Đến khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội, đường dây nóng lại nhận vô vàn các thông tin: Khu chợ nọ vẫn tập trung đông người, nhiều người không đeo khẩu trang; nơi nọ, nhà kia có người đi nước ngoài về không hiểu đã khai báo chưa; chỗ kia cư dân có hiện tượng kỳ thị người nước ngoài…

    Điện thoại từ UBND các phường đề nghị tư vấn chuyên môn các trường hợp cụ thể: Lấy mẫu không? cách ly không?, làm gì nữa? họ không chịu đi bệnh viện, họ lại đòi đi bệnh viện, làm gì đây chị ?... muôn hình vạn trạng các thông tin.

    Khi qua nhiều thông tin khiến "đường dây nóng" cũng cảm thấy "ong đầu quá, mệt mỏi quá khi người dân hoặc lo lắng quá gọi điện hỏi tất cả mọi thứ có thể hỏi: Làm gì, ăn gì"; kiến nghị rằng vẫn nhìn thấy một "ông tây" trong tòa nhà". Hoặc người dân lại chủ quan, coi thường quá: "Tôi chả làm sao, tôi chả phải xét nghiệm, tôi chả phải cách ly". Thậm chí, "hôm nay mùng 1, mai cho tôi lấy xét nghiệm được không".

    Với những tình huống này, cán bộ trực đường dây nóng phải thốt lên: Trời ạ, trong trường Y có thầy nào dạy chúng tôi giải quyết những tình huống này đâu nhỉ? Đau đầu quá đi, chỉ muốn cho điện thoại vào ngăn đá cho bớt nóng.

    Nhưng đường dây nóng cũng thật nhẹ lòng khi nhận được thông báo kết quả xét nghiệm âm tính. Mỗi một kết quả xét nghiệm âm tính làm chúng tôi vui như chính mình âm tính vậy, mừng cho dân, mừng cho cộng đồng và cũng mừng cho cả y tế mình nữa.

    Tin nhắn như những cánh chim hòa bình bay về: "Em cám ơn chị, mừng quá em âm tính rồi"; "Chị ơi em hết 14 ngày cách ly rồi, sức khỏe tốt chị ạ"; "Chị ơi toàn bộ phòng khám em, F1, F2 đã được xử lý xong, phun khử khuẩn rồi và hôm qua kết quả đã âm tính rồi chị ạ"; "Chị ơi cán bộ 115 của em đã âm tính, chúng em cám ơn chị nhiều"…

    Khi nhận những thông tin ấy làm cho "đường dây nóng" mềm lòng và lại tiếp tục công việc của mình.

    Đặc biệt, "đường dây nóng cảm động đến tan chảy" khi nhận được những cú điện thoại yêu thương: "Chị ơi bọn em muốn hỗ trợ cán bộ y tế, chúng em gửi các bạn đội phản ứng nhanh sữa, gạo và 1 ít đồ ăn nhé"; "Chị ơi bọn em đang làm mặt nạ lynon để bảo vệ các chị khi đi điều tra, các chị cần bao nhiêu để cư dân Time City làm?"; "Mình sẽ có tình nguyện viên hỗ trợ nhé và đi kèm là khẩu trang y tế, gạo, và muối vừng nhé"…

    Những sự chia sẻ ấm khiến người trực đường dây nóng lại quên đi mệt nhọc: Đấy đường dây nóng thế đấy, có yêu, có ghét, có vui, có buồn. Có những lúc đau đầu, mệt mỏi chỉ muốn buông, rồi lại nghĩ lại, lại được động viên, lại xốc lại tinh thần.


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    New York: Người dân có thể báo cáo những người không thực hiện giãn cách xã hội

    Mỹ yêu cầu TQ cho tiếp cận phòng thí nghiệm ở Vũ Hán; Anh có hơn 15.000 ca tử vong do COVID-19 - Ảnh 1.

    Ảnh: Debra L Rothenberg/Getty Images

    Thị trưởng New York Bill de Blasio mới đây đã thông báo một dịch vụ mới, khuyến khích người dân thành phố này chụp ảnh các đám đông người, hoặc những nhóm người không tuân thủ lệnh giãn cách xã hội, và nhắn hình ảnh này cho chính quyền địa phương.

    "Khi các bạn thấy đám đông tụ tập, khi các bạn thấy siêu thị tập trung quá đông, hay bất kì thứ gì tương tự, các bạn có thể thông báo ngay lập tức và chúng ta có thể giải quyết vấn đề," ông nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhận tài liệu nghi dính virus corona, phủ tổng thống Afghanistan thành ổ dịch

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc hủy hàng loạt nghiên cứu vì thiếu bệnh nhân thử nghiệm

    Anh có hơn 15.000 ca tử vong do COVID-19; Mỹ yêu cầu TQ cho tiếp cận phòng thí nghiệm ở Vũ Hán - Ảnh 1.

    Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã gặp khó khăn trong việc tìm đối tượng thử nghiệm thuốc và điều trị bệnh Covid-19. Ảnh: Tân Hoa Xã

    Đã có gần 600 thử nghiệm lâm sàng đã được đăng ký từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, đây là bằng chứng cho thấy sự quyết tâm của các nhà nghiên cứu Trung Quốc nhằm tìm ra hướng điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19, theo ông Zhong Nanshan, chuyên gia bệnh hô hấp.

    Tuy nhiên, những nỗ lực của Trung Quốc trong việc nghiên cứu thuốc điều trị đã gặp phải cản trở khi thiếu hụt ứng viên phù hợp cho các thử nghiệm lâm sàng.

    Các báo cáo công khai cho biết có 45 thí nghiệm đã bị rút lại hoặc phải chấm dứt trước thới hạn đăng ký vào giữa tháng 4, thời gian mà Bắc Kinh đã ấn định cho các hoạt động nghiên cứu này. Lý do chính là thiếu đối tượng thử nghiệm, theo ông Zhong Nanshan nói với báo China Science Daily.

    Anh có hơn 15.000 ca tử vong do COVID-19; Mỹ yêu cầu TQ cho tiếp cận phòng thí nghiệm ở Vũ Hán - Ảnh 2.

    Có 2 thử nghiệm lâm sàng cho thấy hiệu quả là thuốc kháng virus remdesivir nhưng cũng đã bị hủy bỏ vì thiếu tình nguyện viên thử nghiệm. Ảnh: AP

    "Nhiều thí nghiệm đã bị hủy vì không ai nghĩ rằng Trung Quốc có thể kiểm soát dịch bệnh một cách quá nhanh chóng như vậy. Hiện tại, không có cơ hội nào cho hoạt động thử nghiệm thuốc quy mô lớn hay nghiên cứu điều trị ở Trung Quốc" - ông Zhong Nanshan nói.

    Có 2 thử nghiệm lâm sàng cho thấy hiệu quả là thuốc kháng virus remdesivir, một trong những loại thuốc đầu tiên được xác định có tiềm năng chống virus SARS-CoV-2.

    Các nhà nghiên cứu ở Vũ Hán đã bắt đầu thử nghiệm loại thuốc này, áp dụng trên 2 nhóm người, một nhóm có triệu chứng nhẹ đến vừa phải và nhóm còn lại có triệu chứng mắc bệnh nặng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ yêu cầu Trung Quốc cho tiếp cận phòng thí nghiệm virus ở Vũ Hán

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Anh có hơn 15.000 ca tử vong do COVID-19

    COVID-19: Số ca tử vong ở Tây Ban Nha vượt 20.000;  - Ảnh 1.

    Ảnh: Chris J Ratcliffe/Getty Images

    Bộ Y tế Anh cho biết, nước này đã có 15.464 người tử vong do virus corona, tăng 888 ca so với số liệu ngày hôm qua.

    "Tính tới 5 giờ chiều ngày 17/4, Anh có 15.464 ca xác định tử vong do virus corona".

    Bên cạnh đó, số ca dương tính cũng tăng 5.525 trường hợp. Hiện tại, Anh có 114.217 bệnh nhân dương tính với COVID-19.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca tử vong ở Tây Ban Nha vượt 20.000

    COVID-19: Số ca tử vong ở Tây Ban Nha vượt 20.000; Iran gỡ bỏ một số giới hạn phong tỏa ở Tehran - Ảnh 1.

    Ảnh: Carlos Alvarez/Getty Images

    Hơn 20.000 người ở Tây Ban Nha đã tử vong vì đại dịch do virus corona - theo số liệu chính thức ngày hôm nay.

    Trong đó, số ca tử vong mới là 565 trường hợp, tăng 2,9% so với số liệu trung bình ngày tuần trước.

    Chính quyền Tây Ban Nha đã cảnh báo rằng số liệu có thể thay đổi sau khi áp dụng hệ thống thông báo số ca tử vong mới. 

    Đầu tuần này, vùng Catalonia cho biết số ca nhiễm và tử vong do virus corona đã tăng mạnh sau khi thay đổi công thức tính toán ảnh hưởng của đại dịch.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Iran mở cửa một số cửa hàng ở Tehran

    COVID-19: 63.000 bộ đồ bảo hộ TQ không đạt tiêu chuẩn của Ấn Độ; Anh sản xuất 1 triệu liều vaccine chưa kiểm chứng - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: Atta Kenare/AFP

    Mới đây, Iran đã dỡ bỏ một số hạn chế ở Tehran đối với một số cửa hàng có ít nguy cơ lây nhiễm như quần áo và cửa hàng sách.

    Hạn chế ở các vùng khác đã được gỡ bỏ từ ngày 11/4.

    Các địa điểm công cộng có nguy cơ cao khác như phòng gym, rạp phim và trung tâm thương mại, sẽ tiếp tục đóng cửa.

    Trong khi đó, ngày 17/4 vừa qua, Quân đội Iran đã tổ chức một buổi diễu binh đặc biệt bằng các thiết bị y tế thay vì vũ khí quân sự như bình thường.

    Buổi diễu hành với sự xuất hiện của một số trang thiết bị y tế được sử dụng trong cuộc chiến chống đại dịch, bao gồm bệnh viện dã chiến, thiết bị khử trùng và các phương tiện được thiết kế đặc biệt.

    Bộ trưởng Y tế Iran Kianoush Jahanpour Iran ngày 17/4 đã thông báo thêm 89 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số tử vong ở nước này lên 4.958 ca.

    Hiện tại, Iran là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 cao nhất ở Trung Đông.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng Thư ký LHQ kêu gọi khoanh nợ cho một số quốc gia đang phát triển

    COVID-19: 63.000 bộ đồ bảo hộ TQ không đạt tiêu chuẩn của Ấn Độ; Anh sản xuất 1 triệu liều vaccine chưa kiểm chứng - Ảnh 1.

    Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres ngày 17/4 đã kêu gọi khoanh toàn bộ nợ cho một số nước đang phát triển nhằm giúp các nước này tập trung chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

    Theo phóng viên TTXVN tại LHQ, TTK Guterres đưa ra lời kêu gọi trên tại Hội nghị Mùa Xuân do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức trực tuyến trong bối cảnh LHQ đang đề xuất thiết lập một khung giải quyết nợ toàn diện cho các nước đang phát triển hiện phải vật lộn với đại dịch COVID-19 .

    TTK LHQ cũng nhấn mạnh COVID-19 không chỉ là đại dịch đối với sức khỏe mà còn là đại dịch tác động tới việc làm, cũng như vấn đề nhân đạo và phát triển.

    TTK Guterres cho rằng đề xuất nói trên của ông mới chỉ là bước khởi đầu trong công tác hỗ trợ và mức độ nghiêm trọng của đại dịch lần này sẽ đòi khỏi các nước cần phải có nhiều hành động hơn nữa, nhất là khi nhiều nước đang phát triển hiện bị tổn thương nghiêm trọng và "ngập" trong nợ nần hoặc sẽ sớm rơi vào tình trạng đó nếu suy thoái toàn cầu xảy ra.

    Người đứng đầu LHQ cho biết thêm mức nợ trung bình tính trên GDP ở châu Phi đã tăng từ 39,5% vào năm 2011 lên tới 61,3% vào năm 2019.

    Cũng tại Hội nghị mùa Xuân nói trên, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass cảnh báo những thiệt hại kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra có thể hủy hoại tiến bộ đạt được gần đây tại các quốc gia nghèo.

    Phát biểu trong khuôn khổ hội nghị, Chủ tịch Malpass đã đề cập tới kế hoạch của WB trong việc sẽ giải ngân 160 tỷ USD tiền viện trợ dành cho các quốc gia nghèo tại châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh trong vòng 15 tháng tới nhằm tăng khả năng ứng phó của các nước này đối với cuộc khủng hoảng y tế do đại dịch COVID-19 gây ra, cũng như đối với nỗ lực phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh "rõ ràng điều đó là chưa đủ. Nếu chúng ta không nhanh chóng hành động để củng cố các cơ chế và khả năng phục hồi, các kết quả đạt được trong những năm gần đây có thể dễ dàng mất đi".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO: Không có bằng chứng cho thấy xét nghiệm kháng thể có thể xác định miễn dịch

    COVID-19: 63.000 bộ đồ bảo hộ TQ không đạt tiêu chuẩn của Ấn Độ; Anh sản xuất 1 triệu liều vaccine chưa kiểm chứng - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: Getty Images

    Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo rằng không có bằng chứng cho thấy sự xuất hiện của kháng thể trong máu có thể xác định một người có miễn dịch với virus corona hay không.

    Tiến sĩ Mike Ryan, giám đốc điều hành của WHO về y tế khẩn cấp, cho biết tới nay vẫn không có điều gì chứng tỏ phần lớn dân số thế giới đã có miễn dịch với COVID-19.

    "Có những ý kiến cho rằng miễn dịch cộng đồng đã có hiệu quả và đa số người dân đã có kháng thể. Tôi nghĩ chưa có bằng chứng nào chứng minh cho việc này... và nó sẽ không giải quyết được vấn đề mà chính phủ đang cố gắng khắc phục".

    Số bệnh nhân khỏi bệnh COVID-19 được xét nghiệm tái dương tính cũng làm dấy lên quan ngại về cách thức kháng thể chống lại virus corona.

    Mặc dù các nhà khoa học khẳng định không có bằng chứng cho thấy người bị tái dương tính có thể làm lây lan virus nhanh hơn, vẫn chưa có nghiên cứu nào đưa ra kết luận để loại bỏ trường hợp này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    COVID-19 hoành hành, Iran mang thiết bị y tế ra diễu binh thay tên lửa

    COVID-19: 63.000 bộ đồ bảo hộ TQ không đạt tiêu chuẩn của Ấn Độ; Anh sản xuất 1 triệu liều vaccine chưa kiểm chứng - Ảnh 1.

    Ngày 17/4, Iran huy động các xe dùng để phun thuốc diệt khuẩn, bệnh viện di động và các thiết bị y tế khác đi diễu hành để chào mừng Ngày Quân đội, trong bối cảnh số ca tử vong vì COVID-19 của nước này vừa tăng thêm 89 người lên tổng số 4.958.

    Tổng số ca mắc COVID-19 ở quốc gia Trung Đông này đã lên đến 79.494, trong đó có 3.563 người nguy kịch, phát ngôn viên Bộ Y tế Iran Kianush Jahanpur thông báo trên truyền hình nhà nước.

    Một báo cáo của quốc hội Iran đưa ra đầu tuần này nói rằng con số người chết vì COVID-19 trên thực tế có thể gần gấp đôi số liệu thống kê của Bộ Y tế, và số ca mắc nhiều gấp 8-10 lần vì nước này không xét nghiệm ồ ạt.

    Cuộc diễu binh quy mô nhỏ mang tên "Những người bảo vệ quê nhà, những người bảo vệ sức khoẻ" được tổ chức tại một trung tâm huấn luyện trước khi các tướng lĩnh quân đội phát biểu về vai trò của quân đội trong cuộc chiến chống COVID-19.

    Mọi năm, những cuộc diễu binh trong dịp này trước đây thường huy động bộ binh, các đơn vị tên lửa, tàu ngầm và xe bọc thép, cùng dàn máy bay bay lượn bên trên.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca mắc Covid-19 trên tàu sân bay Pháp lên đến hơn 1.000 người

    COVID-19: 63.000 bộ đồ bảo hộ TQ không đạt tiêu chuẩn của Ấn Độ; Anh sản xuất 1 triệu liều vaccine chưa kiểm chứng - Ảnh 1.

    Với hơn 1.000 ca mắc Covid-19 trên tàu sân bay Charles De Gaulle, quân đội Pháp đã tiến hành 2 cuộc điều tra trước các cáo buộc che giấu thông tin. Ảnh: Le Parisien

    Trong phiên điều trần trước Uỷ ban Quốc phòng của Quốc hội Pháp ngày 17/4, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, Florence Parly cho biết, tính đến thời điểm hiện tại số quân nhân mắc Covid-19 trên tàu sân bay Pháp Charles De Gaulle và các tàu hộ tống là 1.081 người, chiếm gần 1/2 tổng số quân nhân trên các đội tàu này (2.300 người).

    Con số ca nhiễm có thể cao hơn nữa, vì theo bà Parly, vẫn còn khoảng 300 xét nghiệm chưa có kết quả. Trong số những người nhiễm bệnh, có 545 người có triệu chứng rõ rệt, hiện 24 người đang phải nhập viện điều trị và 1 người phải điều trị tích cực.

    Bộ trưởng Quốc phòng Pháp cũng tuyên bố, việc một số quân nhân giấu tên trả lời báo chí Pháp rằng các ca mắc Covid-19 đã xuất hiện từ đầu tháng 3 nhưng các sĩ quan chỉ huy tàu vẫn quyết định tiến hành nhiệm vụ chỉ là "tin đồn không có căn cứ".

    Giới chức quân đội Pháp hiện nghiêng về giả thuyết rằng một số quân nhân Pháp đã dương tính với SARS-CoV-2 trong hai ngày 13 và 15/3) khi tàu này tạm dừng ở cảng Brest ở miền Tây Bắc nước Pháp.

    Quân đội Pháp đã mở hai cuộc điều tra song song, một là về dịch tễ, một về trách nhiệm của các cấp chỉ huy. Bà Florence Parly cam kết sẽ công bố những kết luận đầu tiên ra công luận Pháp trong vòng 2 tuần.

    Bộ trưởng Quốc phòng Pháp cũng cho biết, tàu sân bay Charles De Gaulle dự định quay trở lại tham gia các chiến dịch từ tháng 6/2020 và toàn bộ quân nhân trên tàu sẽ phải thực hiện việc cách ly 14 ngày trên đất liền trước khi lên đường làm nhiệm vụ./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thêm 3 bệnh nhân nước ngoài được chữa khỏi Covid-19 tại Việt Nam

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cựu đại sứ Pháp tại Việt Nam: Người dân Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào về đội ngũ y tế của mình

    COVID-19: 63.000 bộ đồ bảo hộ TQ không đạt tiêu chuẩn của Ấn Độ; Anh sản xuất 1 triệu liều vaccine chưa kiểm chứng - Ảnh 1.

    Cựu đại sứ Jean-Noël Poirier tại phòng cách ly của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

    Cựu đại sứ Pháp tại Việt Nam Jean-Noël Poirier đáp máy bay xuống Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) sáng ngày 12/3. Trong hoàn cảnh của dịch COVID-19 lan rộng khắp toàn thế giới, nhà ngoại giao người Pháp cho dù không hề có triệu chứng nào, vẫn phải khai báo y tế và tiến hành các thủ tục kiểm tra thân nhiệt trước khi nhập cảnh.

    Ngày 17/3, theo quy định của Việt Nam, tất cả những hành khách từ nước ngoài đến đều phải tới các cơ sở y tế để khai báo và kiểm tra sức khỏe. Ngày 20/3, sau khi hoàn tất kiểm tra sức khỏe, cựu đại sứ Pháp bắt đầu thực hiện cách ly tại nhà riêng.

    Đêm ngày 24/3, ông nhận được thông báo kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 sau 3 lần xét nghiệm và trở thành bệnh nhân số 148 tại Việt Nam.

    Ngày 10/4, Jean-Noël Poirier cuối cùng đã có kết quả âm tính với SARS-CoV-2. 17 ngày điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 rõ ràng là những kỷ niệm khó quên đối với ông.

    "Trách nhiệm của các y bác sĩ đối với công việc thực sự đáng ngưỡng mộ. Các bác sĩ, y tá đều có tinh thần như thể đang ra trận thời chiến vậy. Ai cũng làm việc cả 7 ngày trong tuần, mà không nghỉ ngơi. Họ làm việc quên ngày đêm. Nhiều người tôi thấy đã phải ngủ lại ngay tại bệnh viện. Tôi xin gửi tới họ những lời cám ơn và động viên sâu sắc nhất cho những cố gắng và cả sự dũng cảm của họ. Người dân Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào về đội ngũ y tế của mình", nhà ngoại giao người Pháp chia sẻ.

    Jean-Noël Poirier sẽ phải tiếp tục thực hiện cách ly tại nhà trong vòng 14 ngày cùng với theo dõi sức khỏe bắt buộc. Một nhịp sống mới không hề khiến ông lo lắng, khi ông cũng đang hào hứng trải nghiệm cảm giác thanh bình của Hà Nội:

    "Tôi sẽ tiếp tục tuân thủ các nguyên tắc nhằm tận dụng tối đa quãng thời gian này. Tôi dậy sớm lúc 7h sáng, tranh thủ làm nhiều việc, đọc sách tối thiểu 1 tiếng mỗi ngày, tập thể thao trong vòng 40 phút và ăn uống lành mạnh. Tôi bỗng tìm lại được niềm vui khi vào bếp giống như những ngày trước kia, khi ở Pháp. Trong quãng thời gian như thế này, những thú vui nhỏ đó lại trở nên rất ý nghĩa", ông nhấn mạnh.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc: Những người làm công việc tiếp xúc với nhiều người đều phải xét nghiệm virus corona nếu muốn rời thành phố Vũ Hán

    Cụ thể, theo quy định mới được ban hành, những người làm công việc như giáo viên, y tá và các nghề yêu cầu phải tiếp xúc với đám đông đều phải xét nghiệm virus corona nếu muốn rời thành phố Vũ Hán, The Guardian đưa tin.

    COVID-19: 63.000 bộ đồ bảo hộ TQ không đạt tiêu chuẩn của Ấn Độ; Anh sản xuất 1 triệu liều vaccine chưa kiểm chứng - Ảnh 1.

    Ảnh: Getty

    Quy định này đã được ban hành sau khi thành phố Vũ Hán dỡ bỏ lệnh phong tỏa kéo dài 70 ngày vừa qua.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thiếu nước sạch, người dân các nước khối Ả Rập có nguy cơ cao mắc COVID-19

    Thiếu nước sạch, người dân các nước khối Ả Rập có nguy cơ cao mắc COVID-19

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    63.000 bộ đồ bảo hộ Trung Quốc không đủ tiêu chuẩn của Ấn Độ

    63.000 trong 170.000 bộ đồ bảo hộ y tế của Trung Quốc xuất khẩu sang Ấn Độ không đạt tiêu chuẩn chất lượng của nước này.

    Khoảng 63.000 bộ đồ bảo hộ cá nhân (PPE) phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 có xuất xứ từ Trung Quốc không đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng của Ấn Độ.

    Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình Ấn Độ ngày 17/4 cho biết thông tin này. Số trang thiết bị không đạt chất lượng này này nằm trong lô hàng 170.000 bộ PPE của Trung Quốc xuất khẩu sang Ấn Độ. Tất cả đã được kiểm tra tại Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ ở thành phố Gwalior, bang Madhya Pradesh.

    Một bộ đồ bảo hộ cá nhân (PPE) gồm có mặt nạ, kính bảo hộ, bọc giày, áo choàng và găng tay cho nhân viên y tế điều trị bệnh nhân. Chính phủ Ấn Độ cũng đang đặt hàng khoảng 200.000 bộ đồ bảo hộ của Singapore để sớm cung cấp cho các bang.

    Phản ứng trước thông tin này, đại sứ quán Trung Quốc tại New Delhi cho rằng khách hàng nước ngoài cần chọn mua các sản phẩm có chứng nhận của cơ quan chức năng Trung Quốc, và có kiểm định chất lượng rõ ràng trước khi nhập khẩu về.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bệnh nhân khó thở bị hơn 80 nơi từ chối nhập viện, hé lộ nguy cơ 'vỡ trận' của Nhật Bản trước làn sóng lây nhiễm thứ hai trong dịch Covid-19

    COVID-19: Anh sản xuất 1 triệu liều vaccine chưa kiểm chứng; giấc mộng tái mở cửa của TT Trump bị đe dọa - Ảnh 1.

    Nhiều bệnh viện Nhật Bản đã từ chối tiếp nhận thêm người bệnh, do y bác sĩ cũng bị lây nhiễm và các giường điều trị đều kín chỗ (Ảnh: AP)

    Theo AP, gần đây một xe cấp cứu chở người đàn ông với triệu chứng sốt và khó thở đã bị 80 bệnh viện tại thủ đô Tokyo từ chối. Một lần khác, nhân viên cấp cứu cũng liên lạc đến hơn 40 bệnh viện mới có chỗ cho bệnh nhân bị sốt.

    Theo thống kê của Sở cứu hỏa Tokyo, trong tháng 3/2020, có 931 trường hợp cấp cứu ở thủ đô bị hơn 5 bệnh viện từ chối, hoặc phải tìm kiếm hơn 20 phút để có một giường trống. Con số này đã tăng cao so với mức 700 ca cùng kỳ năm ngoái. Trong 11 ngày đầu tiên của tháng 4, tình hình lại căng thẳng hơn khi đã ghi nhận 830 ca bị từ chối. Viên chức Hiroshi Tanoue từ sở cứu hỏa cho biết, sở dĩ thiếu giường bệnh là do dịch Covid-19 đang bùng lên mạnh mẽ, bệnh viện còn phải cách ly mọi trường hợp nghi ngờ lây nhiễm trong lúc chờ kết quả xét nghiệm.

    Ban đầu, Nhật Bản có vẻ kiểm soát được tình hình bằng cách dập tắt những chỗ có thể biến thành ổ dịch; chẳng hạn như đóng cửa quán bar, phòng gym và các hội trường đông người. Thế nhưng virus corona vẫn dễ dàng thoát khỏi vòng kiềm tỏa nửa vời này, nó lây lan một cách âm thầm và nhanh chóng. Điều đáng sợ nhất là rất khó truy tìm nguồn gốc lây nhiễm khi dịch đã chạm đến nhiều ngóc ngách trong cộng đồng.

    Tokyo bước vào giai đoạn khủng hoảng dịch Covid-19 từ cuối tháng 3, sau khi sự kiện Thế vận hội chính thức bị hoãn. Số ca nhiễm đã tăng lên chóng mặt và hiện đạt tới 2.595 trường hợp. Hầu hết bệnh nhân nhiễm virus vẫn đang nằm viện điều trị, khiến các cơ sở y tế đều hoạt động hết công suất.

    Trên toàn Nhật Bản, giới chức đã ghi nhận khoảng 10.000 ca nhiễm và 170 ca tử vong - tình hình chưa đến mức bi kịch như thành phố New York hay các điểm nóng của Italy. Tuy nhiên dịch Covid-19 ở Nhật đang ngày một trầm trọng hơn.

    Dịch bệnh đã làm lộ rõ những khuyết điểm tồn đọng trong hệ thống y tế Nhật Bản - vốn luôn được đánh giá cao về chất lượng và chi phí hợp lí. Nước này thiếu giường bệnh, thiếu trang thiết bị và cả nhân viên y tế. Việc quy định tất cả người nhiễm virus đều phải nhập viện, ngay cả có triệu chứng nhẹ, đã khiến các bệnh viện trở nên đông đúc và kiệt quệ.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây http://toquoc.vn/benh-nhan-kho...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đức: Số ca nhiễm COVID-19 mới tăng mạnh trở lại trong 4 ngày liên tiếp

    Theo dữ liệu từ Viện Robert Koch (RKI) về các bệnh truyền nhiễm cho biết, trong vòng 24h qua, Đức đã ghi nhận thêm 3.609 ca nhiễm mới và 242 ca tử vong mới, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 tại nước này lên lần lượt là 137.439 người và 4.110 người.

    Ngày 17/4 cũng là ngày thứ 4 liên tiếp số ca nhiễm mới tại Đức tăng mạnh trở lại.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Không thể xét nghiệm diện rộng: Thách thức đe doạ "giấc mộng" tái mở cửa kinh tế của Tổng thống Trump

    Nước Mỹ vẫn đang gặp khó khăn trong việc thực hiện đủ xét nghiệm nhằm theo dõi và kiểm soát sự lây lan của COVID-19. Đây cũng là bước tối quan trọng đầu tiên để tái mở cửa một số lĩnh vực kinh tế theo đúng kỳ hạn Tổng thống Donald Trump mong muốn là ngày 1/5.

    Hôm thứ 5 (16/4), ông Trump công bố một kế hoạch nới lỏng các hạn chế kinh tế dựa trên giả định các số ca dương tính COVID-19 giảm ổn định. Tuy nhiên, hơn một tháng sau tuyên bố của ông là "bất kỳ ai muốn xét nghiệm đều có thể được xét nghiệm", tình hình thực tế lại rất khác biệt. Người dân vẫn chưa thể được xét nghiệm theo yêu cầu. Các cơ sở xét nghiệm và cơ quan y tế cho hay, tình trạng thiếu vật tư đã khiến họ không thể gia tăng số lượng xét nghiệm như chuyên gia kỳ vọng để kiểm soát virus.

    COVID-19: Anh sản xuất 1 triệu liều vaccine chưa kiểm chứng; giấc mộng tái mở cửa của TT Trump bị đe dọa - Ảnh 1.

    Một điểm xét nghiệm trên ô tô tại Đại học Trinity, Mỹ (ảnh: Andrew Harnik)

    "Có nơi có đủ thiết bị nhưng lại không nhân lực thực hiện. Có nơi lại giới hạn xét nghiệm theo các hướng dẫn liên quan tới những người đủ điều kiện xét nghiệm", bác sỹ Megan Ranney, một giáo sư của Đại học Brown nói. "Có quá nhiều vấn đề và sự thiếu thốn trong cách xét nghiệm đang được tiến hành ở đất nước này".

    Kế hoạch của ông Trump là thành lập các điểm kiểm soát chuyên đo nhiệt độ những người không có triệu chứng tại các điểm có nhiều người cao tuổi hoặc dân số dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, để làm được vậy, số ca xét nghiệm phải tăng gấp 3 hiện giờ.

    Trách nhiệm xét nghiệm được chuyển cho các bang.

    "Các thống đốc đang chịu trách nhiệm cho việc xét nghiệm", ông Trump nói với báo giới hôm thứ sáu (17/4). Ông tiết lộ, chính quyền sẽ gửi 5,5 triệu tăm bông (một dụng cụ để lấy dịch mũi họng) tới các bang trong "một vài tuần tới". "Các thống đốc có thể sản xuất tăm bông một cách dễ dàng", ông Trump chỉ ra. "Nó phần lớn làm từ cotton thôi mà".

    Tuy nhiên, các chính quyền bang và địa phương cho rằng, họ không thể mở rộng xét nghiệm nếu không có thêm thiết bị.

    "Chính quyền liên bang không thể phủi tay và nói, 'các bang phải chịu trách nhiệm xét nghiệm'", Thống đốc bang New York Andrew Cuomo nhấn mạnh khi phàn nàn về tình trạng thiếu các thiết bị y tế sản xuất tại Trung Quốc. "Tôi không xử lý quan hệ với Trung Quốc. Tôi không xử lý các chuỗi cung cấp quốc tế", ông Cuomo nói.

    Ông Trump phủ nhận nước Mỹ đang bị bỏ lại phía sau và khẳng định, Mỹ có "hệ thống xét nghiệm mở rộng và chính sách nhất trên thế giới". Hồi giữa tuần, Phó Tổng thống Mike Pence tuyên bố, Mỹ đã thực hiện hơn 3 triệu xét nghiệm. Nhưng đáng nói, hồi tháng 3, cũng chính ông Pence cam kết sẽ có tới 5 triệu xét nghiệm được hoàn thành vào giữa tháng 4. "Chỉ cần các thống đốc bang đơn giản là kích hoạt các cỗ máy xét nghiệm năng lực cao vẫn chưa được sử dụng hết, chúng ta có thể tăng gấp đôi số lượng xét nghiệm của Mỹ chỉ trong một đêm", ông Pence nói với báo giới hôm 13/4.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây http://toquoc.vn/khong-the-xet...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    "Gậy ông đập lưng ông": Cái giá quá đắt mà Mỹ phải trả vì ông Trump trút giận lên WHO

    Ông Trump hồi tuần qua cáo buộc WHO mắc "sai lầm nghiêm trọng trong quá trình quản lý và che đậy sự lây lan của virus corona (SARS-Cov-2)", dẫn đến sự bùng phát của dịch Covid-19, và tuyên truyền những "thông tin chưa chính xác" của chính phủ Trung Quốc trong giai đoạn đầu của dịch.

    Ông phát biểu tại Washington rằng Mỹ sẽ ngưng tài trợ WHO trong thời gian đánh giá lên tới 90 ngày, nhằm xem xét những phản ứng của WHO đối với đại dịch. Những thay đổi trong phân bổ ngân sách cần sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ.

    Các chuyên gia y tế công cộng ở Mỹ và các quan chức ở một số quốc gia đã nhanh chóng lên án động thái này. Họ nói rằng hành động này sẽ gây nguy hiểm cho an ninh y tế của Mỹ và gây những bất lợi cho cuộc chiến chống đại dịch của toàn cầu khi chưa có vắc xin cho chủng virus này.

    Ông Thomas Bollyky, giám đốc chương trình y tế toàn cầu tại Hội đồng phi lợi nhuận về Quan hệ Quốc tế ở New York cho biết: 

    "Chiến đấu với một đại dịch toàn cầu đòi hỏi sự hợp tác quốc tế. Sars-CoV-2 có thể lây lan cho bất cứ ai, bất cứ quốc gia nào, hệ thống an ninh y tế toàn cầu bị đe dọa."

     Mỹ là nguồn đóng góp tài chính lớn nhất cho WHO với các khoản thanh toán chiếm khoảng 15% trong tổng ngân sách 6.2 tỷ USD của tổ chức trong hai năm qua. Mỹ đóng góp tài chính thông qua các khoản đóng góp được định mức và những đóng góp tự nguyện, tổng cộng đạt 893 triệu USD cho ngân sách trong hai năm 2018 và 2019 của WHO.

    Ông Bollyky và các chuyên gia khác đã chỉ ra tầm quan trọng của WHO trong vai trò là một nền tảng trung tâm để theo dõi và chia sẻ dữ liệu về Covid-19 và sự lây lan của nó. Họ cũng cho biết tổ chức còn là nguồn chính cho những hướng dẫn kỹ thuật, những hỗ trợ đối với các nước còn kém phát triển trong công cuộc chống lại đại dịch đã lây nhiễm cho hơn 2 triệu người trên thế giới này.

    Hạn chế khả năng của WHO có thể ảnh hưởng đến không chỉ y tế của toàn cầu mà còn cả tới kế hoạch mở cửa lại nền kinh tế của Mỹ - bà Olga Jonas - thành viên cấp cao tại Viện Sức khỏe toàn cầu Harvard và là cựu cố vấn kinh tế của Ngân hàng Thế giới (World Bank) - nhận định.

    "Một ổ dịch ở bất cứ đâu đều có thể gây ra đại dịch ở khắp mọi nơi. Nước Mỹ có hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới, người Mỹ (những doanh nhân) bay tới khắp mọi nơi, vậy nên, nếu việc di chuyển này không thể tiếp tục bởi vì quyết định của ông Trump thì thực sự đây là một cái giá quá đắt về mặt kinh tế," bà Jonas nói.

     

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản sẽ xét nghiệm tìm kháng thể COVID-19 trong dân số, với hi vọng sớm tái khởi động nền kinh tế

    Trong một cuộc họp báo hôm thứ Sáu (17/4), Bộ trưởng Bộ Y tế Nhật Bản Katsunobu Kato cho biết nước này sẽ triển khai biện pháp xét nghiệm tìm kháng thể đối với dịch COVID-19. Công việc sẽ được thực hiện sớm ngay trong tháng Tư để sàng lọc những bệnh nhân đã nhiễm virus SARS-CoV-2 và có được miễn dịch với COVID-19.

    Song song với xét nghiệm PRC để tìm RNA virus, ông Kato cũng hi vọng xét nghiệm kháng thể sẽ tìm ra các trường hợp nhiễm COVID-19 không có triệu chứng trong cộng đồng. Điều này sẽ giúp phát hiện và cách ly bệnh nhân kịp thời.

    Ước tính cho thấy một tỷ lệ lớn bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 không có triệu chứng, và họ có thể trở thành một nguồn lây nhiễm cao. Theo số liệu từ World Meters, Nhật Bản đã ghi nhận 9.231 người nhiễm COVID-19 với 190 ca tử vong.

    Nhật Bản đang tìm cách đối phó với dịch bệnh tốt hơn, với những xét nghiệm chẩn đoán hiệu quả hơn, ông Kato nói trong buổi họp báo. Một trong số các biện pháp mà chính phủ nước này sẽ triển khai trong thời gian tới là xét nghiệm tìm kháng thể virus SARS-CoV-2.

    Kháng thể là những phân tử đáp ứng miễn dịch mà cơ thể tạo ra để chống lại virus một cách tự nhiên. Tìm kháng thể trong máu có thể xác nhận một người từng nhiễm COVID-19 hay chưa, ngay cả khi họ không có triệu chứng hoặc đã khỏi bệnh.

    Điều này đặc biệt quan trọng, bởi các đối tượng bệnh nhân này thường bị xét nghiệm PCR ở bệnh viện bỏ sót, đơn giản vì họ không cảm thấy mình bị ốm để tới bệnh viện. Các bệnh nhân nhiễm COVID-19 không được xác nhận được coi là phần chìm trong tảng băng trôi của đại dịch.

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết họ cũng đang triển khai một siêu dự án được gọi là Đoàn kết II để trả lời câu hỏi: Thực sự có bao nhiêu người đã nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn thế giới?

    Dự án này sẽ tổng hợp số liệu từ kết quả xét nghiệm kháng thể của ít nhất gần 10 quốc gia. WHO sẽ phân tích chúng để trả lời các câu hỏi quan trọng, bao gồm đánh giá tiến trình dịch bệnh COVID-19 trong tương lai.

    Một số người tại Nhật Bản hi vọng các xét nghiệm kháng thể sẽ giúp trả lời câu hỏi có bao nhiêu phần trăm dân số đã nhiễm COVID-19 và xây dựng được miễn dịch với căn bệnh. Điều này có thể cho phép họ theo dõi và đẩy nhanh quá trình tái khởi động các hoạt động kinh tế.

    Các nhà khoa học nhận định, nếu có khoảng 60-70% dân số miễn dịch được với COVID-19, thông qua vắc-xin hoặc miễn dịch tự nhiên, đó sẽ là thời điểm chúng ta chấm dứt được dịch bệnh.

    Tại Nhật Bản, các chuyên gia y tế nước này đã kêu gọi chính phủ triển khai xét nghiệm kháng thể như là một phần trong phản ứng với đại dịch. Mặc dù vậy, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản vẫn chưa xác định được chính xác quy mô và địa điểm nên tiến hành các xét nghiệm này.

    Tại Hoa Kỳ, Viện Y tế Quốc gia đã và đang tiến hành xét nghiệm máu tìm kháng thể virus SARS-CoV-2 trên quy mô 10.000 người để đánh giá đúng mức độ bùng phát của COVID-19. Các xét nghiệm kháng thể cũng đang được sử dụng rộng rãi ở Châu Âu.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây http://toquoc.vn/nhat-ban-se-x...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ: 37.000 người chết vì COVID-19, Tổng thống và Thống đốc khẩu chiến

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Người Trung Quốc tại Nga đứng trước lựa chọn khó khăn vì dịch COVID-19

    COVID-19: Anh sản xuất 1 triệu liều vaccine chưa được kiểm chứng công hiệu; miền Nam Italy tuyên bố thắng lợi - Ảnh 1.

    Búp bê Matryoshka khổng lồ trên một con phố ở thành phố Tuy Phân Hà, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

    Khi virus SARS-CoV-2 lan rộng tại Nga, một nhóm khoảng 500 người Trung Quốc sống tại thành phố Khabarovsk nước Nga đã quyết định tự cách ly bên trong một khu nhà ở.

    "Tất nhiên là chúng tôi rất muốn được về nước. Nhưng khi biên giới đóng cửa, tất cả các chuyến bay bị huỷ, nhiều tin đồn về việc có người nhiễm bệnh trên hành trình trở về và vì công việc của mình, nên chúng tôi quyết định ở lại Nga để đảm bảo an toàn cho bản thân", ông Liu Haijun, 50 tuổi, quê ở thành phố Tuy Phân Hà, tỉnh Hắc Long Giang, phía Đông Bắc Trung Quốc, chia sẻ.

    Không giống như ông Liu, nỗi lo sợ mắc bệnh COVID-19 đã khiến hàng nghìn người Trung Quốc đang sinh sống và làm việc tại Nga lựa chọn rời "xứ sở bạch dương" để trở về nhà. Điều này đã mang theo một làn sóng lây nhiễm mới vào Trung Quốc, buộc chính quyền nước này phải đóng cửa biên giới và đưa ra các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt.

    Ông Liu cho biết hầu hết người Trung Quốc tại Nga đều nhận thức sâu sắc được sự càn quét kinh hoàng của kẻ thù vô hình mang tên virus SARS-CoV-2 ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc.

    "Nhưng một số người Nga không hiểu được điều đó. Họ vẫn đi khắp nơi không đeo khẩu trang, ôm hôn và chào hỏi nhau. Nếu một người bị nhiễm virus, nhiều người khác chắc chắn cũng sẽ bị lây bệnh", ông Liu, người điều hành một công ty kinh doanh hàng may mặc tại Nga suốt 23 năm, chia sẻ.

     Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://baotintuc.vn/the-gioi/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Anh sản xuất 1 triệu liều vaccine chưa được kiểm chứng công hiệu

    Theo Reuters, khoảng 1 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 "tiềm năng" do các nhà khoa học Anh phát triển đã được đưa vào sản xuất dù chưa được kiểm chứng công hiệu, và dự kiến lô vaccine này sẽ hoàn thành vào tháng 9 tới.

    Loại vaccine thử nghiệm này được đặt tên là "ChAdOx1 nCoV-19", là 1 trong số 70 loại vaccine đang được các nhà khoa học trên thế giới. Hiện có ít nhất 5 loại vaccine trong số đó đang được thử nghiệm trên người.

    Được biết, nhóm nhà khoa học tại Đại học Oxford chỉ mới phát thông báo tuyển tình nguyện viên tham gia thử nghiệm vaccine giai đoạn 1, nhưng việc sản xuất quy mô lớn "mang tính rủi ro" đã được bắt đầu. Điều này có nghĩa là lô 1 triệu liều vaccine này vẫn có khả năng bị vứt bỏ nếu các nhà khoa học không chứng minh được công hiệu của nó.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Giáo sư Trung Quốc lấy Mỹ làm ví dụ, nói về kịch bản đáng sợ khiến 6 triệu người Mỹ tử vong

    Giáo sư Trương Văn Hồng (Zhang Wenhong), lãnh đạo Nhóm Chuyên gia Điều trị Y khoa Covid-19 Thượng Hải, Giám đốc Khoa Nhiễm, Bệnh viện Hoa Sơn, Đại học Fudan (TQ), mới đây đã thực hiện cuộc điện đàm trên video với tư cách là thành viên làm nhiệm vụ của Trung Quốc tại Liên minh Châu Âu, ông đã trả lời các câu hỏi của Đại sứ Trung Quốc tại Châu Âu và đại diện của Phòng Thương mại Trung Quốc tại Châu Âu.

    Câu hỏi: Làm thế nào để đánh giá xu hướng tương lai của dịch bệnh Covid-19 ở Châu Âu?

    Ông Trương Văn Hồng: Không có khả năng để dịch bệnh kết thúc trong một khoảng thời gian ngắn, vì vậy vẫn còn một câu nói cũ rằng, "hãy tập quen đi là được" (nôm na là sống chung với lũ) - phải làm quen với việc bình thường hóa dịch bệnh và chuẩn bị cho một cuộc chiến kéo dài.

    Có không ít quốc gia Châu Âu hiện có tỷ lệ tử vong trong lên tới trên 10%, rất cao. Tuy nhiên, đối với các nước có trình độ y khoa và điều kiện kỹ thuật cao như Châu Âu, tỷ lệ tử vong như vậy là rất cao.

    Mặc dù ở Châu Âu có trình độ y khoa và chuyên môn y tế cao nhưng xuất hiện tỉ lệ tử vong cao như vậy chính là do có quá nhiều người mắc bệnh, một số lượng lớn bệnh nhân đổ dồn cùng lúc vào bệnh viện, khiến cho nguồn lực y tế không đáp ứng kịp.

    Ngoài ra, sự lão hóa dân số ở các nước châu Âu nghiêm trọng hơn, và hầu hết những người tử vong là người già.

    Bên cạnh đó, cùng với sự coi trọng vào việc giãn khoảng cách xã hội và phân phối lại các nguồn lực y tế, chỉ số lây truyền virus đã giảm, tỷ lệ điều trị tại bệnh viện sẽ tăng đáng kể và tỷ lệ tử vong cũng sẽ giảm đáng kể.

    Nhưng trận dịch này thực sự chưa hết, mọi người nên chuẩn bị phương án làm sao để vừa đi làm, vừa tiếp tục phòng chống dịch bệnh.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TT Trump phản ứng trước thông tin Trung Quốc rà soát số liệu thống kê về dịch COVID-19

    Trong lời bình luận về việc Trung Quốc tiến hành rà soát và cập nhật số liệu về dịch COVID-19 vừa được đăng tải trên Twitter ngày 17/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng con số tử vong thực tế tại quốc gia châu Á này "cao hơn thế nhiều", cụ thể:

    "Trung Quốc vừa thông báo số người tử vong do Kẻ thù Vô hình tăng 50%. Số liệu thực sự cao hơn thế nhiều, và cũng cao hơn nhiều so với Mỹ" - ông Trump viết.

    COVID-19: TT Trump nói ông không hài lòng với Trung Quốc; miền Nam Italy tuyên bố thắng lợi - Ảnh 1.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP. HCM: 11 ngày không ghi nhận thêm ca nhiễm COVID-19 mới

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Miền Nam Italy tuyên bố thắng lợi

    COVID-19: TT Trump nói ông không hài lòng với Trung Quốc; miền Nam Italy tuyên bố thắng lợi - Ảnh 1.

    Hình ảnh minh họa

    Sáu tuần trước, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte từng cảnh báo rằng khả năng Italy kiểm soát dịch COVID-19 sớm hay muộn phụ thuộc phần lớn vào việc dịch bệnh có thể kìm chân ở miền Bắc nước này, nơi có điều kiện tốt hơn cả về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực y tế.

    Tính đến thời điểm hiện tại, Italy đã xác nhận tổng công 22.745 ca tử vong do dịch COVID-19 - đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Mỹ.

    Để cứu đất nước trước sự tấn công của dịch bệnh, Thủ tướng Conte và các quan chức trong chính quyền ông đã quyết định "đặt cược" một ván lớn: quyết liệt phong tỏa đất nước, áp dụng các lệnh giới nghiêm, hy sinh nền kinh tế trong thời gian ngắn để đổi lấy tính mạng của người dân.

    Và cuối cùng ván cược lớn của ông Conte đã đem lại trái ngọt. 

    Phát biểu trước báo giới, người đứng đầu hội đồng y tế cộng đồng Italy, ông Franco Locatelli đã tuyên bố thắng lợi ở miền Nam nước này: "Chúng tôi đã ngăn chặn được sự lây lan của virus corona ở miền Nam. Thực tế này đã được các số liệu chứng minh".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Anh đứng đầu châu Âu về số ca thiệt mạng vì Covid-19 trong ngày; quyết định thành lập đội "đặc nhiệm" về vaccine chống COVID-19

    Nước Anh ghi nhận hơn 1 tuần đứng đầu châu Âu về số ca thiệt mạng trong ngày tại hệ thống các bệnh viện, với 847 ca tử vong mới ngày 17/4.

    Con số được Bộ trưởng phụ trách kinh doanh Anh, ông Alok Sharma công bố trong buổi họp báo thường nhật về Covid-19 cho thấy, nước Anh có thêm 847 bệnh nhân thiệt mạng trong ngày 17/4, dù chưa tính số tử vong ngoài bệnh viện.

    Tổng cộng, số ca tử vong từ đầu dịch tại Anh là 14.576 người. Số ca nhiễm bệnh cũng đã lên tới trên 108.000 người.

    Với các diễn biến này, nước Anh đang trở thành nước có các tổn thất vì Covid-19 lớn nhất tại châu Âu trong gần 1 tuần qua. Giới khoa học nước này cũng dự báo, do các phản ứng chậm chạp của chính phủ Anh, tổng số nạn nhân Covid-19 tại Anh có thể lên tới 60.000 người, cao nhất châu Âu.

    Đứng trước sức ép này, chính phủ Anh cho biết sẽ thành lập một đội "đặc nhiệm", quy tụ các cơ quan chính phủ, các viện nghiên cứu và các tập đoàn dược phẩm để thúc đẩy nhanh nhất việc tìm kiếm vaccine. Trước mắt, chính phủ Anh sẽ đầu tư 14 triệu bảng để tài trợ cho 21 dự án nghiên cứu vaccine.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc ghi nhận thêm 27 ca nhiễm mới, chính quyền Bắc Kinh thúc đẩy kế hoạch tái mở cửa nền kinh tế

    Theo The Guardian, tính đến cuối ngày 17/4, Trung Quốc đã ghi nhận thêm 27 ca nhiễm mới, trong số đó gồm 17 ca liên quan tới người nhập cảnh từ nước ngoài. 

    Ngoài ra, trong ngày hôm qua, Trung Quốc không ghi nhận thêm ca tử vong mới nào.

    Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đã đi vào tầm kiểm soát, tại cuộc họp hôm 17/4 vừa qua, Bộ Chính trị Trung ương Trung Quốc đã tuyên bố rằng nước này cần thúc đẩy kế hoạch tái mở cửa toàn diện nền kinh tế song song với nhũng nỗ lực hạn chế sự lây nhiễm của virus corona chủng mới. 

    Những biện pháp thúc đẩy kinh tế được đề ra trong cuộc họp này bao gồm tăng chi tiêu của chính phủ, ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước.

    Tuyên bố trên được đưa ra sau khi nền kinh tế của Trung Quốc được ghi nhận sụt giảm nặng nề nhất kể từ năm 1978 - báo cáo của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc cho biết GDP của nước này đã giảm 6,8% trong quý 1/2020 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    "Khối cầu gai" khuynh đảo thế giới: Thấy gì từ bức hình minh họa 3D nổi tiếng của virus SARS-CoV-2?

    COVID-19: TT Trump tuyên bố không hài lòng với TQ; Indonesia trở thành điểm nóng dịch bệnh lớn nhất ĐNÁ - Ảnh 1.

    Hình ảnh minh họa virus SARS-CoV-2 giúp các nhà khoa học dễ hình dung về cấu tạo của loại virus này. Ảnh: Alissa Eckert, Dan Higgins/CDC

    Thực tế, khi quan sát dưới kính hiển vi, có thể thấy rằng virus corona không có nhiều màu sắc sặc sỡ như hình ảnh 3D của nó. Tuy nhiên hình ảnh 3D này cũng đã thể hiện được nhiều điều về đặc điểm của loại virus này:

    - Bề mặt màu xám thể hiện lớp vỏ bọc hình cầu bao quanh nhân của virus, chứa vật liệu di truyền của nó.

    - Các mảnh nhỏ màu da cam là "protein màng" (protein M), loại protein cấu trúc có số lượng nhiều nhất trong virus này và là loại protein quyết định hình dạng của virus SARS-CoV-2, theo họa sĩ Eckert. Các loại protein khác nhau có trong từng loại virus chính là yếu tố giúp các nhà khoa học phân biệt giữa chúng và tìm hiểu đặc tính của chúng.

    - Các mảnh nhỏ màu vàng là protein vỏ ngoài (protein E), loại protein nhỏ nhất trong số các protein cấu trúc. Chúng "có vai trò quan trọng đối với chức năng nhân bản của virus - ví dụ như việc xâm nhập, lắp ráp và giải phóng".

    - Các gai nhọn màu đỏ: Các cụm protein này (protein S) giống như công cụ "giúp virus gắn vào tế bào và xâm nhập", theo họa sĩ Eckert. Chúng cũng tạo ra hiệu ứng quầng sáng hoặc vành giống như vương miện xung quanh virus.

    Các gai màu đỏ của virus SARS-CoV-2 bám vào tế bào của con người và giúp màng tế bào của virus hấp phụ màng tế bào của người. Sau đó, gen của virus SARS-CoV-2 sẽ xâm nhiễm tế bào vật chủ và bắt đầu quy trình nhân bản.

    Đáng lưu ý, các protein S của virus corona có khả năng liên kết với tế bào người cao hơn gấp 10-20 lần so với virus SARS năm 2002-2003, theo các nhà nghiên cứu. Họ cũng kết luận rằng đặc tính này giúp virus SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm từ người sang người dễ dàng hơn so với virus SARS.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyên gia Mỹ khẳng định số liệu về dịch COVID-19 của VN là chính xác

    Đài phát thanh quốc gia Mỹ, NPR đã dẫn lời chuyên gia John MacArthur, Giám đốc Văn phòng Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) tại Thái Lan, nhận định rằng: "Việt Nam đã có cam kết chính trị từ rất sớm, ở cấp cao nhất, hơn nữa cam kết chính trị đó được triển khai nhất quán từ cấp trung ương tới các cấp địa phương".

    Chuyên gia này khẳng định Việt Nam có được thành công ngày hôm nay là nhờ kinh nghiệm đối phó với các đại dịch trước đó, cùng sự minh bạch và các chính sách giãn cách xã hội quyết liệt được áp dụng từ sớm do quyết tâm mạnh mẽ của chính quyền Việt Nam.

    Theo lời chuyên gia MacArthur, với kinh nghiệm từ sau đại dịch SARS năm 2003 và dịch cúm A/H1N1 năm 2009, chính phủ Việt Nam đã bắt đầu thực hiện các biện pháp ứng phó, phòng chống dịch trên diện rộng từ tháng 1 - gần như ngay sau khi Trung Quốc công bố dịch bệnh khởi phát tại thành phố Vũ Hán.

    Theo NPR, chuyên gia MacArthur đã khẳng định rằng số liệu về số người nhiễm COVID-19 của Việt Nam là chính xác: "Đội ngũ của CDC tại Hà Nội đang phối hợp vô cùng chặt chẽ với các đối tác của chúng tôi tại Bộ Y tế Việt Nam. Và theo các thông tin tôi nhận được từ đội ngũ của CDC tại Việt Nam vào thời điểm hiện tại, thì không có dấu hiệu nào cho thấy những con số đó có sự sai lệch".

    Tiến sĩ Barbara Marston, trưởng nhóm công tác quốc tế đối phó với COVID-19 của CDC Mỹ cũng chia sẻ nhận định tương tự với ông MacArthur khi nói về những yếu tố giúp Việt Nam duy trì được số ca nhiễm COVID-19 thấp như vậy. Có nhiều yếu tố, nhưng chắc chắn có liên quan tới các biện pháp ứng phó với dịch bệnh, ông Marston cho biết. "Việt Nam đã có phản ứng rất mạnh mẽ", chuyên gia này kết luận.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TT Trump: Tôi không hài lòng với Trung Quốc

    COVID-19: TT Trump nói ông không hài lòng với Trung Quốc; miền Nam Italy tuyên bố thắng lợi - Ảnh 1.

    Theo CNN, trả lời trong cuộc họp báo hôm thứ 6 (17/4), Tổng thống Trump đã nói rằng ông "không hài lòng với Trung Quốc" vì nước này đã không cảnh báo cho thế giới về virus corona.

    Khi được hỏi liệu Trung Quốc có nên bị tước quyền đăng cai Thế vận hội năm 2022 hay không, Tổng thống Trump đã đề cập đến thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung.

    "Tôi muốn xem xét những điều đang diễn ra với Trung Quốc. Tôi muốn xem xét cách họ phản ứng và hành động. Họ có hoàn thành thỏa thuận và giao dịch đúng hẹn không?" - nhà lãnh đạo Mỹ nói. 

    "Tôi không hài lòng với Trung Quốc. [...] Họ biết [về dịch bệnh] từ lâu nhưng chúng ta thì không" - ông Trump cho biết.

    Ngoài ra, nhà lãnh đạo Mỹ còn đề cập tới Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - cơ quan mà theo ông là đã tiếp cận tình hình tại Trung Quốc sớm hơn những cơ quan y tế khác trên thế giới nhưng lại không báo cáo về những điều đang xảy ra ở đó.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TT Trump "bênh vực" những người dân vi phạm lệnh cách ly xã hội, xuống đường tuần hành đòi tái mở cửa

    COVID-19: TT Trump bênh vực những người dân vi phạm lệnh cách ly xã hội, tham gia tuần hành đòi tái mở cửa - Ảnh 1.

    Ảnh: CNN

    Phát biểu tại Nhà Trắng một ngày sau tuyên bố sẽ ủy quyền cho các thống đốc tiểu bang tự quyết định chuyện tái mở cửa, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng "bênh vực" những người dân vi phạm lệnh cách ly xã hội, xuống đường tuần hành đòi tái mở cửa tại một số bang trong tuần này.

    Cụ thể, ông Trump đã mô tả những người tham gia tuần hành là "những người bày tỏ quan điểm của riêng mình".

    "Đối với tôi, họ là những người rất có trách nhiệm. Nhưng dường như họ đã bị đối xử có chút quá tay", ông nói.

    Trong tuần này, các cuộc tuần hành quy mô nhỏ đã diễn ra tự phát tại một số tiểu bang của Mỹ, với một số hình ảnh cho thấy nhiều người tham gia tuần hành không đeo khẩu trang và tuân thủ các quy định về giãn cách xã hội.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    FBI cảnh báo về tình trạng làm giả bệnh án dương tính với virus corona tại Mỹ

    Trong khi các doanh nghiệp Mỹ đang chật vật đối phó với đại dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới (COVID-19), Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) vừa đưa ra cảnh báo rằng các doanh nghiệp nước này cần để tâm đến một nguy cơ nữa: Đó là tình trạng các nhân viên làm giả kết quả xét nghiệm virus corona chủng mới.

    Theo hãng tin CNN (Mỹ), bản báo cáo vừa được Văn phòng Khối Tư nhân của FBI gửi tới các doanh nghiệp tại Mỹ hôm thứ Hai (13/4) vừa qua đã khuyến nghị các lãnh đạo doanh nghiệp cần chú ý kiểm tra kỹ các giấy tờ bệnh án và các giấy tờ y tế liên quan tới kết quả xét nghiệm Covid-19 dương tính, để đề phòng trường hợp nhân viên của họ làm giả kết quả xét nghiệm.

    Báo cáo của FBI nhấn mạnh rằng những biện pháp giải quyết (ví dụ như khử trùng nơi làm việc) sau khi phát hiện ca dương tính có thể khiến công ty thiệt hại tài chính rất lớn.

    Cụ thể, báo cáo này đã trích dẫn một sự việc xảy ra hồi tháng 3 vừa qua, khi một nhân viên của một "công ty sản xuất quan trọng" đã thông báo với sếp của mình rằng người này đã có xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới và gửi kèm bệnh án để chứng minh tình trạng của mình.

    "Để ngăn chặn virus lây lan, công ty này đã quyết định đóng cửa nhà máy để khử trùng, ngừng sản xuất và tạm dừng cung cấp nguyên vật liệu cần thiết cho nhà máy. Công ty cũng thông báo cho tất cả nhân viên trong nhà máy, trong đó có 4 công nhân có tiếp xúc gần với nhân viên bị nhiễm bệnh được yêu cầu tự cách ly", CNN trích dẫn báo cáo củra FBI.

    Tuy nhiên, sau khi xem xét bệnh án của nhân viên nghi nhiễm COVID-19, các quản lý của công ty đã cảm thấy nghi ngờ về độ xác thực của các tài liệu này, bởi bức thư thông báo kết quả xét nghiệm Covid-19 dương tính không phải là mẫu thư chính thống từ cơ sở y tế. Sau khi liên hệ với số điện thoại được in trong tài liệu, họ mới phát hiện ra rằng số điện thoại này không phải là của cơ sở xét nghiệm virus corona chủng mới.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chánh văn phòng Tổng thống Nigeria qua đời vì COVID-19

    Thông tin trên vừa được phát ngôn viên của Tổng thống công bố trên trang Twitter chính thức của ông này.

    COVID-19: Indonesia trở thành điểm nóng dịch bệnh lớn nhất ĐNÁ; WHO lên tiếng về việc TQ điều chỉnh số liệu - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tình hình dịch COVID-19 tại Đông Nam Á tính đến cuối ngày 18/4

    Tại khu vực Đông Nam Á, tính đến cuối ngày 17/4, Indonesia đã vượt Philippines, trở thành "điểm nóng" lớn nhất trong khu vực xét về số ca nhiễm bệnh. 

    Cụ thể, Indonesia trong ngày 17/4 ghi nhận thêm 407 ca nhiễm và 24 ca tử vong mới do COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm bệnh lên 5.923 trường hợp và tổng số trường hợp tử vong lên 420 trường hợp. 

    COVID-19: Indonesia trở thành điểm nóng dịch bệnh lớn nhất ĐNÁ; WHO lên tiếng về việc TQ điều chỉnh số liệu - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa

    Trong khi đó, Philippines chỉ ghi nhận thêm 218 ca nhiễm mới và 25 ca tử vong mới do COVID-19; nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt là 5.878 và 387 trường hợp.

    Giáo sư Wiku Adisasmito, người dẫn đầu nhóm chuyên gia thuộc đội đặc nhiệm phản ứng COVID-19 của Indonesia đã dự đoán rằng dịch COVID-19 tại nước này có thể đạt đỉnh vào tháng 5, với khoảng 100.000 ca nhiễm và trên 1.000 ca tử vong.

    Về phía Philippines, người dân tại thủ đô Manila đã bắt đầu có tâm lý chủ quan sau 1 tháng nước này áp dụng lệnh phong tỏa, bằng chứng là số lượng ô tô lưu thông trên đường trong những ngày gần đây tại thành phố này đã được ghi nhận tăng đột biến. Trước tình hình này, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã cảnh báo về khả năng áp dụng lệnh thiết quân luật để kiểm soát tình trạng người dân vi phạm lệnh phong tỏa và giới nghiêm.

    Tại Singapore, Bộ Y tế nước này hôm 17/4 đã ghi nhận thêm 623 ca nhiễm COVID-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này vượt ngưỡng 5.000 người. 

    Trong số các ca nhiễm mới được xác nhận, đa số là những người lao động nhập cư sống trong các khu ký túc xá đông người, dấy lên những lo ngại về làn sóng lây nhiễm trong cộng đồng này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam đã 2 ngày liên tiếp không ghi nhận ca nhiễm mới

    6h ngày 18/4, sau 48 giờ Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới, số bệnh nhân Covid-19 điều trị khỏi bệnh là 198 ca.

    Cụ thể, theo Bộ Y tế tổng số ca mắc: 268 trường hợp, trong đó: 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%; 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.

    Về điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trong ngày 17/4 có 21 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số người được chữa khỏi lên 198.

    70 bệnh nhân (66 người Việt Nam và 04 người nước ngoài) đang điều trị tại 12 cơ sở y tế trên cả nước.

    Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 13 ca. Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 04 ca.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bất chấp lệnh phong tỏa, ái nữ của Tổng thống Trump vẫn đi nghỉ lễ tại ổ dịch lớn

    COVID-19: WHO đánh giá việc TQ điều chỉnh số liệu; con gái TT Trump bị chỉ trích vì kỳ nghỉ tại ổ dịch lớn - Ảnh 1.

    Đài BBC hôm 16-4 cho biết Ivanka và gia đình đã đi từ thủ đô Washington đến CLB golf quốc gia Trump ở Bedminster để ăn mừng Lễ Vượt qua. Đây là một chuyến đi mang tính cá nhân.

    Nhà Trắng xác nhận chuyến đi của Ivanka "không mang tính thương mại và cô muốn trải qua một kỳ nghỉ riêng tư với gia đình". Đáng nói là cả thủ đô Washington lẫn bang New Jersey đều đang trong tình trạng báo động vì dịch bệnh Covid-19 và người dân ở hai khu vực này được khuyến cáo nên ở nhà.

    Truyền thông Mỹ dẫn lời Nhà Trắng nói rằng Ivanka đi cùng chồng Jared Kushner và 3 người con tới một ngôi nhà của gia đình ở bang New Jersey, không khác gì cô "đi làm hằng ngày" cũng như đây là địa điểm "thưa dân cư hơn khu vực gần nhà Ivanka".

    Ngay trước chuyến đi, Ivanka thậm chí còn lên mạng xã hội Twitter kêu gọi người dân Mỹ ở nhà, đồng thời chia sẻ một dòng "tweet" của Thống đốc bang New Jersey Phil Murphy với nội dung tương tự.

    Hướng dẫn của nhà chức trách liên bang Mỹ đề nghị người dân nên "tránh đi lại, mua sắm hoặc thăm viếng trong thời gian dịch bệnh". Riêng chính quyền Washington yêu cầu người dân ở nhà kể từ ngày 1-4, chỉ ra ngoài khi thật cần thiết.

    Theo đài BBC, bang New Jersey là một trong những điểm nóng Covid-19 với hơn 71.000 ca nhiễm và 3.100 ca tử vong tính đến hiện tại, đứng thứ hai sau bang New York.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     Xem thêm:

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO đánh giá việc Trung Quốc điều chỉnh số liệu bệnh nhân và ca tử vong

    COVID-19: Thế giới có hơn 154.000 ca tử vong, WHO lên tiếng về việc Trung Quốc điều chỉnh số liệu thống kê - Ảnh 1.

    Việc thành phố Vũ Hán sửa đổi số liệu các bệnh nhân được xác nhận nhiễm COVID-19, cũng như số ca tử vong vì dịch bệnh nguy hiểm này, cho thấy nỗ lực thống kê tình hình dịch bệnh của Trung Quốc.

    Đây là đánh giá được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra trong cuộc họp báo ngày 17/4.

    Phát biểu tại cuộc họp báo, bà Maria van Kerkhove, một trong những nhân viên của WHO từng tham gia phái bộ quốc tế tới Trung Quốc hồi tháng 2 vừa qua, nhận định: "Đó là một nỗ lực cho thấy Trung Quốc muốn không có trường hợp nào không được thống kê".

    Theo lý giải của bà van Kerkhove, giới chức Trung Quốc đã rà soát lại số liệu từ các dịch vụ tang lễ, các viện dưỡng lão, phòng khám, bệnh viện, những trung tâm dã chiến hay số người thiệt mạng tại nhà ở Vũ Hán khi dịch bùng phát tại đây từ cuối năm ngoái. Bà van Kerkhove nói: "Việc họ điều chỉnh con số có nhiều nguyên nhân. Đầu tiên là hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Vũ Hán bị quá tải khi dịch bệnh bùng phát, lúc đó, có những ca thiệt mạng tại nhà. Thứ hai, các nhân viên y tế gặp khó khăn trong quá trình ghi nhận các ca nhiễm vì vào thời điểm đó, họ phải tập trung vào việc chăm sóc sức khỏe bệnh nhân".

    Bà van Kerkhove cũng cho biết thêm rằng có nhiều trường hợp được chữa trị tại các trung tâm dã chiến như tại các sân vận động hay những cơ sở khác ở thành phố Vũ Hán. Do vậy, trong hoàn cảnh đó, việc thống kế các ca nhiễm hay tử vong vì COVID-19 khó có thể đạt được sự chuẩn xác. Bà nói: "Điều quan trọng là khả năng báo cáo chính xác, một thách thức trong thời điểm bùng phát dịch bệnh".

    Động thái mới nhất từ WHO được đưa ra sau khi có những tranh luận về việc thành phố Vũ Hán điều chỉnh tăng số liệu bệnh nhân và ca tử vong. Trong thông báo ngày 17/4, thành phố ở tỉnh Hồ Bắc này cho biết đã ghi nhận thêm 325 ca nhiễm COVID-19, nâng tổng số lên 50.333 người, và số người tử vong tăng thêm 1.290 ca, lên 3.869 người. Thông báo khẳng định những sửa đổi được thực hiện theo luật pháp và quy định liên quan cũng như nguyên tắc chịu trách nhiệm về lịch sử, người dân và người quá cố. Điều này đảm bảo rằng thông tin về dịch bệnh của thành phố là công khai và minh bạch, và dữ liệu là chính xác.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://baotintuc.vn/the-gioi/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cập nhật tình hình dịch COVID-19 sáng 18/4: Toàn thế giới đã có hơn 154.000 ca tử vong

    Tính đến 6h30 sáng ngày hôm nay (theo giờ Việt Nam), đã có hơn 154.000 ca tử vong và gần 2.250.000 ca nhiễm COVID-19 được xác nhận trên toàn cầu, theo số liệu được cập nhật trên trang thống kê worldometers.info. 

    Trong vòng 24h qua, Mỹ tiếp tục ghi nhận thêm hơn 31.000 ca nhiễm và gần 2.500 ca tử vong mới. chỉ riêng Mỹ đã chiếm đến hơn 30% tổng số ca nhiễm trên toàn cầu.

    Quốc gia có tỉ lệ tử vong cao nhất thế giới hiện nay là Bỉ. Mặc dù tổng số trường hợp tử vong do COVID-19 tại nước này mới vượt mốc 5.000 người, nhưng tính trung bình trên mật độ dân số, tỉ lệ tử vong tại nước này hiện nay là 445/1 triệu người - cao hơn cả Italy và Tây Ban Nha và các nước châu Âu khác.

    Có đến 50% số ca tử vong tại Bỉ được ghi nhận tại các viện dưỡng lão.

    Các nước Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Tây Ban Nha tiếp tục ghi nhận thêm hơn 4.000 ca nhiễm mới trong vòng 24h qua.

     - Ảnh 1.
     - Ảnh 2.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại