*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Nước Mỹ ngày hôm qua (30/3) đã ghi nhận số ca tử vong trong ngày kỷ lục kể từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát tại quốc gia này.
Thống đốc New York Andrew Cuomo cho biết bang này đã có ít nhất 75.795 người dương tính với virus corona, 1.550 người tử vong tính tới ngày hôm nay và có 10.929 người đang được điều trị tại bệnh viện.
Thống đốc New York Andrew Cuomo cho biết bang này đã có ít nhất 75.795 người dương tính với virus corona, 1.550 người tử vong tính tới ngày hôm nay và có 10.929 người đang được điều trị tại bệnh viện.
Theo CNN, hiện Mỹ có ít nhất 162.168 ca nhiễm và 3.040 người tử vong vì virus corona.
Đây là số liệu tổng hợp từ 50 bang, Washington và các vùng lãnh thổ khác của Mỹ, bao gồm cả số nhập từ nước ngoài.
Không còn cảnh nhộn nhịp của một Sài Gòn hoa lệ cách đây vài tuần, hàng quán bỗng đóng cửa, mọi hoạt động giao thông, thương mại, giải trí của thành phố gần như dừng lại, thể hiện một tinh thần đồng lòng phòng chống dịch Covid-19 những ngày sắp tới. Từ 0h ngày 1/4, cả nước sẽ bắt đầu đợt cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày.
Tất bật chiều 31/3
Trên những con phố trung tâm TP.HCM, buổi chiều cuối trước khi bắt đầu đợt cách ly toàn xã hội - dường như hối hả hơn, người dân tất bật làm nốt những công việc dở dang trước khi bước vào thời khắc cao điểm phòng chống Covid-19.
Trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TP.HCM), các nhân viên công ích đang nhanh chóng dọn dẹp, thu gom rác.
Theo CNN, hôm nay Italy xác nhận thêm 5 bác sĩ tử vong do virus corona, nâng tổng số bác sĩ tử vong vì bệnh dịch lên 66 trường hợp.
Ít nhất 8.956 y bác sĩ Italy đã nhiễm COVID-19, tăng hơn 500 trường hợp so với vài ngày trước đó.
Ông Putin và bác sĩ Denis Protsenko. Ảnh: Aleksey Druzhinin / Sputnik
RT dẫn các nguồn tin địa phương cho hay, ông Denis Protsenko, bác sĩ đứng đầu tại bệnh viện chữa trị bệnh nhân nhiễm virus corona ở Moscow đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Trước đó, tổng thống Nga Vladimir Putin đã tới thăm bệnh viện và tiếp xúc với bác sĩ này.
Trả lời Interfax, một bác sĩ tại đây cho biết tình hình sức khỏe của ông Protsenko vẫn ổn định và đang được chữa trị tại bênh viện.
Bác sĩ Protsenko là một trong những nhân vật hàng đầu trong cuộc chiến chống COVID-19 ở Nga. Khi tổng thống Putin tới bệnh viện vào ngày 24/3, ông đã gặp bác sĩ Protsenko và thăm một số bệnh nhân khác trong khi mặc bộ đồ bảo hộ.
Trên trang Facebook cá nhân, ông Protsenko nói mình đã dương tính với COVID-19 và đang tự cách ly tại văn phòng. Ngoài ra, ông vẫn sẽ tiếp tục điều hành bệnh viện.
"Gửi tới các bạn, tôi rất xúc động vì sự quan tâm của các bạn. Đúng vậy, tôi đã dương tính với COVID-19, nhưng tôi vẫn ổn. Tôi đang tự cách ly ở văn phòng nơi tôi có mọi thứ để làm việc từ xa, điều hành và đối thoại trực tuyến".
Thông tin này đã khiến nhiều người lo ngại rằng tổng thống Putin có thể bị lây nhiễm, tuy nhiên phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định rằng không có chuyện đó.
"Ông Putin vẫn thường xuyên làm xét nghiệm virus corona. Mọi thứ đều bình thường," ông Peskov nói.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Virus là một sinh vật sống nhờ vào cách kí sinh vào tế bào sinh vật khác, nó có những tính chất vật lý hữu hình - đồng nghĩa với việc virus có thể bị "bắt" và tiêu diệt.
Đại dịch do virus corona gây ra dường như là một cơn ác mộng. Đây là kẻ thù vô hình khiến hàng nghìn người thiệt mạng và nhiều quốc gia buộc phải phong tỏa, biến những thành phố hoa lệ thành thành phố ma. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng virus không phải là một thế lực siêu nhiên. Virus vẫn là một sinh vật sống nhờ vào cách kí sinh vào tế bào sinh vật khác, nó có những tính chất vật lý hữu hình - đồng nghĩa với việc virus có thể bị "bắt" và tiêu diệt.
Câu hỏi ở đây là làm thế nào? Virus gây ra COVID-19 không phải hoàn toàn mới mà có liên quan tới virus SARS. Mặc dù tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng vaccine sẽ được hoàn thiện vào tháng 11, nhưng có khả năng sẽ mất thêm nhiều thời gian trước khi con người có thể hoàn toàn khống chế virus corona.
Để tìm hiểu thêm về COVID-19 và vaccine phòng ngừa dịch, tờ Salon đã có cuộc đối thoại với Tiến sĩ William Haseltine, một nhà sinh học nổi tiếng vì các công trình nghiên cứu trong cuộc chiến chống lại HIV/AIDS, bệnh than, và là nhà khoa học có kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực gen người. Dưới đây là nội dung chính trong cuộc đối thoại.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp tại quốc gia này.
"Để vượt qua ảnh hưởng của đại dịch, tôi quyết định chúng ta sẽ lựa chọn phương án hạn chế xã hội trên quy mô lớn," ông nói.
Bộ Y tế của Indonesia sẽ làm việc với các nhà lãnh đạo địa phương để áp dụng các phương án giữ khoảng cách xã hội.
Ông Widodo cũng thông báo rằng tất cả người dân Indonesia vừa về nhà từ nước ngoài sẽ được yêu cầu tự cách ly 14 ngày.
"Nếu họ không có triệu chứng bệnh, họ có thể trở về nhà. Sau khi về nhà, họ phải duy trì cách ly nghiêm ngặt".
Trước đó, Indonesia đã cấm hầu hết các khách nước ngoài nhập cảnh hoặc quá cảnh tại nước này.
Ảnh: Yin Liqin/China News Service/Getty Images
Các cơ quan y tế Trung Quốc cho biết sẽ bao gồm cả các trường hợp nhiễm virus corona nhưng không có triệu chứng trong số liệu chính thức của nước này, bắt đầu từ ngày 1/4.
Động thái này được thực hiện giữa lúc nhiều người lo ngại về những trường hợp bệnh nhân nhiễm COVID-19 không có triệu chứng bệnh. Theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC), 1.541 người Trung Quốc hiện tại vẫn đang được theo dõi y tế dù không có triệu chứng, bao gồm 205 ca từ nước ngoài trở về.
Nước này sẽ thắt chặt việc xét nghiệm, cách ly đối với các ca nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng.
Cho tới nay, các ca nhiễm virus nhưng không có triệu chứng không được tính vào số ca dương tính ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, những trường hợp này - và các nguồn tiếp xúc gần - vẫn sẽ tiếp tục bị cách ly trong vòng 14 ngày.
Những người không có triệu chứng chỉ được rời khỏi nơi cách ly sau 2 lần xét nghiệm âm tính với virus corona, 2 lần cách nhau 24 giờ. Nếu có triệu chứng trong thời gian cách ly, họ sẽ được đưa tới các bệnh viện chữa trị theo chỉ định.
Ngày 30/3 vừa qua, một đội ngũ chuyên xử lí vấn đề virus do Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường dẫn đầu, đã kêu gọi đội ngũ y bác sĩ "tập trung ưu tiên các trường hợp không có triệu chứng, từ việc phát hiện, truy dấu tiếp xúc, cách ly và chữa trị nhằm khống chế nguy cơ dịch tái bùng phát".
Một phụ nữ ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã bị nhiễm virus sau khi tiếp xúc với một người bạn là bác sĩ địa phương bị nhiễm COVID-19 nhưng không có triệu chứng bệnh.
Ảnh: SeongJoon Cho/Bloomberg/Getty Images
Bộ Giáo dục Hàn Quốc cho biết nước này sẽ tiếp tục các lớp học bắt đầu từ ngày 9/4 tới.
Một số lớp sẽ bắt đầu từ ngày 9/4, một số lớp khác bắt đầu từ ngày 16/4 hoặc 20/4, tùy từng cơ sở.
Các lớp học ở Hàn Quốc đã bị hoãn 3 lần vì đại dịch COVID-19.
"Việc áp dụng lớp học online sẽ lần đầu tiên được thực hiện với khối tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và các lớp học đặc biệt trên khắp cả nước, trừ mẫu giáo," thông cáo báo chí của Bộ Giáo dục Hàn Quốc cho biết.
"Các trường mẫu giáo sẽ tiếp tục đóng cửa cho tới khi trường học đủ tiêu chuẩn mở cửa trở lại," Bộ trưởng Bộ Giáo dục Yoo Eun-hae nói.
Kì thi đại học của Hàn Quốc sẽ tổ chức muộn hơn bình thường 2 tuần.
Thủ tướng Anh Boris Johnson đã có cuộc họp trực tuyến lần đầu tiên với nội các chính phủ nước này.
"Tất cả các bộ trưởng xuất hiện trên cùng một màn hình, trong buổi họp được chủ trì bởi Thủ tướng," thông báo của chính phủ Anh nêu.
Ảnh: Andrew Parsons/Handout/10 Downing Street/AP
Chỉ có một bộ trưởng và một số ít các quan chức gặp mặt trực tiếp và mỗi người cách nhau ít nhất 2m.
Cuộc họp tập trung chủ yếu về vấn đề COVID-19 ở Anh.
Dựa trên số liệu về ca tử vong, Thủ tướng Anh nhấn mạnh người dân cần phải ở nhà và thực hành "giãn cách xã hội".
"Tình hình sẽ trở nên xấu đi cho tới lúc tốt đẹp hơn - nhưng chắc chắn mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn," ông nói.
Ông Johnson và Bộ trưởng Y tế Matt Hancock đã được xác định dương tính với virus corona vào tuần trước.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đang truyền đi thông điệp rằng nước này có thể phục hồi mạnh mẽ và các công ty, nhà đầu tư nước ngoài cũng không nên sợ hãi. Vào cuối tháng 2, Tân Hoa Xã, Hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc Tân Hoa Xã đã gọi Tesla là biểu tượng của "niềm tin kinh doanh nước ngoài tại Trung Quốc" sau khi nhà sản xuất ô tô điện của Mỹ mở lại nhà máy khổng lồ ở Thượng Hải và công bố kế hoạch mở rộng năng lực sản xuất.
Giờ đây, khi số ca nhiễm bệnh đã giảm hẳn, nhiều nơi trên cả nước đang gỡ bỏ lệnh phong tỏa , với việc chứng minh mình khỏe mạnh, mọi người đi lại tự do hơn ở những khu vực mà dịch bệnh dường như đã đi qua. Bắc Kinh đã ra lệnh cho các công ty đường sắt và hàng không tổ chức các chuyến tàu và chuyến bay đặc biệt để chở công nhân di cư đi làm trở lại với phương châm từ "cánh cửa nhà của họ đến cổng nhà máy". Theo Bộ Nhân lực và An sinh xã hội, Trung Quốc có khoảng 290 triệu công nhân, những người thực hiện công việc lương thấp nhưng quan trọng, là động lực quan trọng của nền kinh tế.
Các nhà chức trách ở tỉnh Hồ Bắc, nơi dịch bệnh Covid - 19 đầu tiên bùng phát, cho biết những người lao động nhập cư khỏe mạnh đã được đưa trở lại nơi làm việc của họ bắt đầu vào cuối tuần trước. Theo Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung, hơn 90% các công ty công nghiệp ở hầu hết các tỉnh đã hoạt động kể từ ngày 17 tháng 3. Các công ty nhỏ hơn thì đang gặp khó khăn hơn và chỉ có 60% doanh nghiệp vừa và nhỏ được mở vào giữa tháng 3.
Nhà Trắng và các nghị sĩ đảng Dân chủ đang chuẩn bị cho vòng kích thích kinh tế thứ 4 trong bối cảnh nước Mỹ đang là ổ dịch Covid-19 lớn nhất thế giới.
Thông tin về gói kích thích mới xuất hiện chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Donald Trump đặt bút ký thành luật gói kích thích 2.000 tỷ USD hôm 27/3 sau khi được cả lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua.
Các quan chức Nhà Trắng đã tổng hợp yêu cầu từ các cơ quan chính phủ cho thấy cần khoảng 600 tỷ USD nữa để đáp ứng các nhu cầu. Chú chủ yếu nằm ở hỗ trợ tài chính cho thị trường thế chấp và các ngành công nghiệp du lịch.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cũng nói với các phóng viên rằng đảng Dân chủ đang thu thập thông tin, lấy số liệu để xem những gì cần thiết cho một gói kích thích mới. Bà Pelosi cũng nói rằng các tiểu bang và chính quyền địa phương cầm thêm sự trợ giúp đồng thời để ngỏ khả năng tăng thêm các khoản tiền phát cho dân Mỹ.
Theo các chuyên gia, dịch bệnh ở Mỹ có thể đạt đỉnh trong 2 tuần nữa. Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện đã thông báo việc gia hạn các biện pháp cách ly toàn xã hội, vốn đang tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế Mỹ cho tới tháng 5 thay vì kế hoạch nới lỏng vào trung tuần tháng 4 như được thông báo trước đó.
Hôm 30/3, Tổng thống Trump cho biết ông có thể xem xét chi trả rủi ro cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trong một đạo luật cứu trợ tiếp theo.
Giới chức bang Uttar Pradesh, Ấn Độ, vừa gây tranh cãi sau khi những người lao động hồi hương từ các địa phương trên cả nước bị tập trung để khử trùng bằng chất dùng để khử trùng cho xe buýt.
Theo CNN, một video cho thấy ba người - trong trang phục phòng hộ - phun chất lỏng trực tiếp lên người một nhóm công nhân ngồi trên mặt đất. Sự việc diễn ra ở thành phố Bareilly.
Ashok Gautam, quan chức cấp cao phụ trách chiến dịch ứng phó COVID-19 của bang Uttar Pradesh, nói với CNN rằng có khoảng 5.000 người bị "khử trùng công khai" khi trở về bang này, trước khi họ được cho phép di chuyển đi các địa bàn khác nhau.
"Chúng tôi phun thuốc lên họ như một phần của biện pháp khử trùng. Chúng tôi không muốn họ mang theo virus, và virus cũng có thể bám trên quần áo họ. Hiện nay tất cả biên giới đã được phong tỏa, vì vậy chuyện này sẽ không xảy ra nữa," ông Gautam nói.
Quan chức này khẳng định chất khử trùng được sử dụng hoàn toàn không gây hại cho cơ thể con người.
Lao động nhập cư bị tập trung để phun thuốc khử trùng tập thể trên đường phố bang Uttar Pradesh, Ấn Độ (Ảnh: Bhim Manohar via Reuters)
Tuy nhiên, Lav Agarwal - quan chức cấp cao Bộ Y tế và Phức lợi gia đình Ấn Độ - ngày 30/3 cho biết các quan chức địa phương có liên quan đến vụ việc trên đã bị "khiển trách". Ông khẳng định việc phun thuốc các lao động nhập cư không phải là một chính sách "được yêu cầu" ở nước này, mà chỉ là biện pháp phản ứng có phần quá đà của một số nhân viên trên thực địa.
Bộ Y tế Myanmar đã cảnh báo nhiều khả năng nước này sẽ chứng kiến số lượng các ca bệnh tăng đột biến trong 1 đến 2 tuần tới.
Sáng 31/3, Người phát ngôn của Chính phủ Myanmar đã báo cáo trường hợp tử vong đầu tiên do nhiễm virus SARS-CoV-2 tại quốc gia này và nhiều ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ qua.
Theo báo cáo chi tiết của giới chức y tế nước này, ca tử vong đầu tiên là một nam bệnh nhân 69 tuổi, đã mắc bệnh ung thư trước đó và được điều trị tại một bệnh viện tại trung tâm thành phố Yangon. Tính đến nay, nước này đã xác nhận tổng cộng 14 trường hợp mắc Covid-19, trong đó chủ yếu là những trường hợp đã đi du lịch nước ngoài.
Bộ Y tế Myanmar đã cảnh báo nhiều khả năng nước này sẽ chứng kiến số lượng các ca bệnh tăng đột biến trong 1 đến 2 tuần tới, nguy cơ xuất hiện những "ổ dịch" quy mô lớn là rất cao trong bối cảnh hàng chục ngàn người di cư làm việc tại nước láng giềng Thái Lan vừa trở về nước trước thời hạn đóng cửa biên giới./.
Vài ngày sau khi đám đông đến dự một đám tang ở Albany, bang Georgia, Mỹ, quả bom virus bùng lên và tàn phá cuộc sống của 90.000 người.
Đó là một đám tang theo kiểu truyền thống ở miền nam nước Mỹ, tang lễ của Andrew Jerome Mitchell, một người bảo vệ đã về hưu. Ông ấy có 9 anh chị em. Trong đám tang, họ ôn lại kỷ niệm rồi tiếp tục tranh luận xem vì sao Mitchell, người anh em quá cố của họ, lại có biệt danh Doorface.
Mọi người lau nước mắt, ôm lấy nhau trong tiếng sụt sịt. Họ cười, họ nhắc lại những kỷ niệm về người quá cố. Đây là một lễ tang lớn với 200 người tham gia. Nhà nguyện chật đến mức nhiều người phải đứng ở ngoài. Đó là những gì đọng lại trong tâm lý của Dorothy Johnson trong tang lễ anh trai bà hồi tháng trước. Đến bây giờ, Johnson vẫn chưa thể biết ai mang virus đến lễ tang.
"Chúng tôi không biết đó là ai. Mong ai đó giúp tôi biết được điều ấy", bà Johnson nói.
Phòng tránh lây lan dịch Covid-19, siêu thị BigC đã bắt đầu dựng kính chắn tại điểm thu ngân và dán những miếng giữ khoảng cách tối đa 2 mét cho người dân khi tới đây mua sắm.
Tại siêu thị BigC Hà Nội, hàng loạt những tấm kính chắn và tấm dán quy định chỗ đứng của khách hàng khi thanh toán đã bắt đầu xuất hiện để hạn chế tình trạng đứng quá sát nhau, chen lấn tạo điều kiện cho lây lan virus.
Hầu hết tại các quầy thanh toán đều có những tấm kính ngăn cách giữa nhân viên thu ngân và khách hàng.
Đại diện BigC cho biết: "Hưởng ứng phong trào cả nước cùng chung tay đẩy lùi Covid-19, chúng tôi đã lên kế hoạch chống dịch cho siêu thị với câu "2m cách xa – cô Vy xê ra". Để đảm bảo an toàn, khách hàng hãy chấp hành nghiêm chỉnh theo hướng dẫn, đứng vào các vị trí "bước chân" cách nhau 2m".
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo chính quyền tỉnh Chiba, cho đến sáng nay (31/3), tại Trung tâm chăm sóc người tàn tật của tỉnh, đã có 93 người gồm người tàn tật, hộ lý, cấp dưỡng… bị nhiễm SARS-CoV-2.
Tại cơ sở này có 70 người tàn tật đang sinh sống và 65 người là nhân viên của trung tâm. Đây là ổ dịch lớn thứ 2 tại Nhật Bản sau du thuyền Diamond Princess. Hiện tại ngoài những người đã xác nhận nhiễm virus SARS-CoV-2, những người còn lại âm tính với virus SARS-CoV-2 lần 1.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp trong khu vực và trên thế giới, nhằm đảm bảo tối đa hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch ở trong nước, Chính phủ Việt Nam quyết định tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới đối với người tại các Cửa khẩu chính, Cửa khẩu phụ, đường món, lối mở tại khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia và Việt Nam – Lào. Việc tạm dừng nêu trên được áp dụng từ 00:00 ngày 01 tháng 04 năm 2020.
Quyết định này đã được thông báo tới Đại sứ quán Campuchia và Đại sứ quán Lào tại Việt Nam.
Việt Nam mong muốn nhận được sự hợp tác của Chính phủ Lào và Campuchia, đồng thời sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới để sớm kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh nguy hiểm này.
Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết
Theo đó, trong Chỉ thị Thủ tướng yêu cầu: Thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1/4/2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.
Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác.
Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.
Thủ tướng yêu cầu toàn thể nhân dân tự giác chấp hành các yêu cầu, các biện pháp phòng chống dịch, tích cực tham gia khai báo y tế tự nguyện, thực hiện đầy đủ các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đình mình và tham gia có trách nhiệm với các hoạt động phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng và cộng đồng; người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở mình, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động.
Bộ Y tế, Bộ Công an, UBNDTP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh phải thần tốc, cương quyết, dồn mọi nguồn lực và bằng mọi giải pháp xử lý triệt để các "ổ dịch" tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), Quán bar Buddha (TP Hồ Chí Minh).Tranh thủ từng giờ, từng phút để truy vết, áp dụng các biện pháp phù hợp đối với tất cả các trường hợp có nguy cơ, tiếp xúc với người bệnh, người qua lại "ổ dịch".
Tiếp tục kêu gọi người dân đã qua lại các "ổ dịch" này khai báo y tế và yêu cầu liên hệ để được xét nghiệm.
Thủ tướng cũng vêu cầu Bộ Công an phối hợp với ngành y tế lập danh sách những người liên quan đến các hoạt động của Công ty Trường Sinh có nguy cơ lây nhiễm để theo dõi y tế, giám sát, cách ly, xử lý nhanh triệt để các nguồn lây dịch bệnh.
UBND các tỉnh, thành phố có liên quan phối hợp chặt chẽ với các Bộ và 2 Thành phố thực hiện tốt nhiệm vụ này.
Thực hiện cách ly tại gia đình, khai báo y tế để phân loại, xét nghiệm và cách ly tập trung nếu cần thiết đối với người đã qua lại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12/3/2020; giao chính quyền cơ sở tổ chức giám sát chặt chẽ tại từng gia đình.
Bộ Công an và UBND cấp tỉnh tiếp tục khẩn trương thực hiện rà soát, kiểm tra y tế, cập nhật tình hình sức khỏe của những người đã nhập cảnh từ ngày 8/3/2020 nhưng chưa áp dụng cách ly; lập danh sách những người đã tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc gần để phân loại sàng lọc, áp dụng biện pháp cách ly phù hợp (cách ly tập trung, tại nhà, cơ sở lưu trú).
Tạm thời đóng cửa các cửa khẩu chính, phụ từ 0h ngày 1/4 trên tuyến biên giới với Lào và Campuchia
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các cơ quan, đơn vị nhà nước bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà; chỉ những trường hợp thật sự cần thiết như trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại công sở; tăng cường tổ chức họp trực tuyến.
Người đứng đầu chịu trách nhiệm về việc cán bộ, nhân viên lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch tại công sở.
Bộ GTVT, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng.
Hạn chế tối đa việc di chuyển từ địa bàn, khu vực này sang địa bàn, khu vực khác; dừng việc di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác, trừ trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất.
Thủ tướng cũng giao Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện thực hiện các quy trình và quản lý chặt chẽ, tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện; kiểm soát chặt chẽ, yêu cầu kê khai y tế bắt buộc đối với bệnh nhân, người nhà, người chăm sóc bệnh nhân.
Mỗi một bệnh nhân chỉ được một người chăm sóc; dừng việc thăm bệnh nhân tại các cơ sở y tế. Có quy định chặt chẽ về tiếp nhận bệnh nhân, không để một cá nhân lây nhiễm làm ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ bệnh viện.
Đề xuất cụ thể cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước sản xuất trang thiết bị, dụng cụ y tế, đặc biệt là máy thở, máy theo dõi bệnh nhân, máy truyền dịch, máy lọc máu, báo cáo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo.
Đồng thời, Báo cáo Thủ tướng các phương án, kịch bản và khả năng ứng cứu đối với trường hợp khẩn cấp về dịch vào chiều ngày 31/3.
Tổ chức, sắp xếp việc tiếp tục khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), bảo đảm an toàn cho cán bộ, nhân viên y tế và nhân dân theo đề nghị của Ban Chỉ đạo và Bộ Y tế.
Xem xét, xử lý các kiến nghị của UBND TP Hà Nội, hỗ trợ, tạo điều kiện cho Hà Nội kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn.
Bộ Y tế tổng hợp và định kỳ công bố 2 lần/ngày kết quả xét nghiêm dương tính ở các địa phương, bảo đảm chính xác.
Thủ tướng yêu cầu tạm thời đóng cửa các cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ dành cho người qua lại từ 0h ngày 1/4/2020 trên tuyến biên giới với Lào và Campuchia.
Kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế trên các tuyến biên giới đường bộ; tất cả người nhập cảnh từ Lào, Campuchia đều phải cách ly tập trung 14 ngày.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trung Quốc sẽ hoãn kỳ tuyển sinh Đại học toàn quốc lại 1 tháng, Bộ Giáo dục nước này thông báo hôm 31/3, trong bối cảnh nhiều trường học vẫn đang đóng cửa vì dịch Covid-19.
Kỳ thi này diễn ra hàng năm vào 7-8/7, và có hàng triệu sinh viên tham gia mỗi năm.
Thời gian tổ chức kỳ thi ở Bắc Kinh và tỉnh Hồ Bắc - nơi bùng phát dịch bệnh sẽ được quy định riêng và thông báo sau.
Trước đó, trong thời kỳ bùng phát dịch SARS vào năm 2002 và 2003, khiến 774 người Trung Quốc thiệt mạng, nước này vẫn không hoãn kỳ thi tuyển sinh Đại học. Đến năm 2008, sau trận động đất vào tháng 5 khiến gần 90.000 người thiệt mạng, các khu vực bị ảnh hưởng được hoãn kỳ thi.
Một nam công nhân ở Ấn Độ đã gục ngã và tử vong khi đang đi bộ hàng trăm cây số về nhà, trong bối cảnh các phương tiện giao thông công cộng buộc phải ngừng hoạt động để ngăn chặn dịch COVID-19.
Theo CNN, Ấn Độ hiện đang áp dụng lệnh phong tỏa trên quy mô toàn quốc để làm chậm tốc độ lây lan của dịch COVID-19.
Vì lệnh phong tỏa, hệ thống giao thông công cộng đã tạm ngừng hoạt động, và chỉ còn các dịch vụ thiết yếu được mở cửa.
Điều này khiến nhiều công nhân Ấn Độ bị mất việc làm, và hàng ngàn người buộc phải rời khỏi các thành phố lớn để về quê.
FBI cảnh báo người dân Mỹ cảnh giác với những cuộc gọi điện thoại, thư điện tử hay trang web yêu cầu cung cấp thông tin để nhận được tiền hỗ trợ.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin, người dân Mỹ sẽ nhận được số tiền từ gói cứu trợ kinh tế của chính phủ trong vòng 3 tuần nữa. Tuy nhiên, ngay từ lúc này, các tin tặc đã nhắm tới những người nhẹ dạ cả tin để đánh cắp những thông tin tài chính quan trọng.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ấn Độ ghi nhận 227 ca nhiễm mới virus SARS-Cov-2 vào thứ Hai, chứng kiến số ca tăng nhanh nhất trong vòng 24 giờ, theo Bộ Y tế Ấn Độ.
Tổng số ca nhiễm của Ấn Độ đến thời điểm này là 1.251 ca, trong đó có 32 ca tử vong.
Bang Kerala phía Nam hiện là địa phương có số ca nhiễm nhiều nhất, 202 ca, theo sau đó đó là bang Maharashtra, với 198 ca.
Số ca nhiễm virus Corona chủng mới ở Mexico hiện đã vượt qua con số 1.000. Ngày thứ Hai (30/3) là ngày "chết chóc" nhất tại đây kể từ khi dịch bệnh bùng phát.
Thứ trưởng Y tế Hugo Lopez-Gatell Ramirez cho biết, toàn quốc đã ghi nhận 1.094 ca nhiễm, trong đó có 28 người thiệt mạng. Bộ trưởng Y tế của nước này và 3 thị trưởng cũng được xác định dương tính với virus Corona chủng mới.
Bộ trưởng Ngoại giao Mexico Marcelo Ebrard vừa tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp trên cả nước trong bối cảnh nước này đang trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.
Mọi hoạt động không cần thiết đều lập tức bị ngưng lại cho đến 30/4.
Thống đốc bang New York – Mỹ Andrew Cuomo khẩn thiết kêu gọi các tình nguyện viên y tế từ các bang khác đến giúp khi số ca tử vong vì dịch Covid-19 tiếp tục ở mức kinh hoàng.
"Hãy đến giúp New York ngay bây giờ" - ông Cuomo kêu gọi vào thời điểm bang này ghi nhận thêm trên 250 người tử vong trong một ngày, nâng tổng số nạn nhân lên hơn 1.200, hầu hết ở TP New York.
Thống đốc bang New York nói: "Chúng tôi mất hơn 1.200 người New York. Đối với tôi, chúng ta đã vượt qua mức kinh hoàng".
Các quan chức y tế cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở địa phương này là sự báo hiệu cho những gì các cộng đồng khác trên khắp nước Mỹ có thể sẽ sớm đối mặt.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Nhiều nước Đông Nam Á đang đẩy mạnh cuộc chiến phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19) đang diễn biến khó lường tại khu vực này nói riêng và thế giới nói chung. Theo Tân Hoa Xã, chính phủ Lào hôm 30-3 bắt đầu phong tỏa toàn bộ đất nước, trong đó có đóng cửa các cửa khẩu quốc tế đối với mọi cá nhân để ngăn sự lây lan của dịch bệnh. Riêng các phương tiện vận chuyển hàng hóa vẫn được phép đi qua. Ngoài ra, người dân không được phép ra ngoài trừ những trường hợp cần thiết.
Công chức phải làm việc tại nhà từ ngày 1 đến 19-4, trừ những người làm các công việc thiết yếu. Các cá nhân không được phép đi sang địa phương khác hoặc sang những địa phương có người mắc bệnh Covid-19 hoặc có nguy cơ lây nhiễm, trừ những người được phép của chính quyền địa phương trong các trường hợp cần thiết như đi mua hàng, đi bệnh viện… Các sự kiện có sự tập trung trên 10 người cũng bị cấm.
Trước đó một ngày, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith đã ban hành chỉ thị nhằm tăng cường các biện pháp phòng chống virus gây Covid-19 (SARS-CoV-2). Lào đã có 8 trường hợp nhiễm Covid-19 tính đến cuối ngày 28-3 và nỗi lo về sự lây lan của dịch bệnh đang tăng sau khi hàng ngàn người lao động trở về từ các nước láng giềng, trong đó Thái Lan là cái tên gây nhiều lo ngại vì dịch Covid-19 đang diễn biến xấu.
Bộ Y tế Công cộng Thái Lan hôm 30-3 thông báo số trường hợp tử vong vì virus SARS-CoV-2 tại nước này đã tăng thêm 2 lên 9 ca. Ngoài ra, thêm 136 ca Covid-19 mới được ghi nhận, nâng tổng số ca nhiễm lên 1.524. Trong số này, theo Reuters, 1.388 người đang được điều trị tại bệnh viện và 23 bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch.
Riêng tỉnh Phuket xác định thêm 9 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca tại đó lên con số 62. Tình hình này buộc Tỉnh trưởng Phuket, ông Pakkapong Taweepat, quyết định phong tỏa toàn bộ tỉnh này từ ngày 30-3. Trong thời gian phong tỏa kéo dài ít nhất 1 tháng này, theo trang Bloomberg, phần lớn phương tiện giao thông đến tỉnh Phuket đều bị cấm, trừ những tàu xe cung cấp hàng hóa và dịch vụ thiết yếu. Truyền thông địa phương cũng dẫn lời nhà chức trách Phuket cho biết không phận hòn đảo Phuket, điểm đến ưa thích của nhiều du khách, sẽ bị đóng cửa từ ngày 10-4 trở đi.
Cũng quyết liệt không kém, nhà chức trách Myanmar đã cấm toàn bộ chuyến bay thương mại quốc tế từ ngày 30-3 đến ngày 13-4 nhằm ngăn dịch Covid-19. Các chuyến bay được cấp phép hạ cánh trước đó cũng tạm thời bị đình chỉ. Tuy nhiên, lệnh cấm không áp dụng đối với các chuyến bay cứu trợ, chở hàng hoặc sơ tán y tế và các chuyến bay đặc biệt được Cục Hàng không dân dụng Myanmar cấp phép. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Myanmar thông báo tạm thời ngừng cấp tất cả loại thị thực cho người đến từ những quốc gia có dịch từ ngày 29-3 đến ngày 30-4. Quốc gia Đông Nam Á này hiện có 8 ca Covid-19.
Tại Campuchia, Thủ tướng Hun Sen hôm 30-3 ra lệnh đóng cửa toàn bộ sòng bài trên toàn quốc từ ngày 2-4 sau khi nước này phát hiện thêm 4 ca Covid-19, nâng tổng số ca lên 107. Trong số các ca nhiễm mới có một người làm việc tại sòng bài và câu lạc bộ karaoke ở tỉnh Banteay Meanchey, gần biên giới với Thái Lan. Với sự gia tăng của số lượng ca Covid-19 thời gian gần đây, nhà chức trách Campuchia vào tuần rồi ra lệnh đóng cửa nhà hàng, quán bar và hạn chế cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ông Fernando Simon, người lãnh đạo chiến dịch chống COVID-19 của Tây Ban Nha, đã dương tính với căn bệnh viêm đường hô hấp cấp này, cấp phó của ông cho hay. Được biết, trong thời gian vừa qua, ông Simon thường xuyên tiếp xúc với Thủ tướng Pedro Sanchez.
Maria Jose Sierra, người thay thế ông Simon, ngày 30/3 cho biết số ca nhiễm mới tại Tây Ban Nha đang có chiều hướng ít dần đi kể từ khi nước này phát lệnh phong toả từ ngày 25/3.
Theo báo cáo, trong vòng 24 giờ qua, Tây Ban Nha ghi nhận thêm 812 người chết vì COVID-19, nâng tổng số người chết lên tới 7.340, trong khi số ca nhiễm tăng 8% lên 85.195, theo Reuters. Như vậy, Tây Ban Nha đã "vượt mặt" Trung Quốc - nơi bùng phát dịch về số ca nhiễm bệnh, trở thành nước chịu ảnh hưởng nặng nề thứ 3 vì COVID-19.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Một cuộc khủng hoảng y tế đang bùng phát đang khiến nhiều quốc gia phải đóng cửa. Cùng với đó là những quy định hà khắc chưa từng có để hạn chế số ca lây nhiễm trong cộng đồng. Hàng tỷ người đã bị ảnh hưởng bởi những biện pháp này. Chuỗi cung ứng toàn cầu, vốn đã chịu nhiều tổn thất khi dịch bùng lên ở Trung Quốc, đang tiếp tục tê liệt khi nhu cầu sụt giảm nghiêm trọng vì dịch.
Ở thời điểm hiện tại, thế giới có hơn 720.000 ca nhiễm Covid-19 với 34.018 trường hợp tử vong.
"Tôi nghĩ ngay bây giờ, vấn đề cơ bản là thử và cố làm thứ gì đó mà thế giới chưa từng thực hiện trước đây", ông Matthew Oxenford, người đứng đầu bộ phận phân tích về nước Anh tại Economist Intelligence Unit (EIU), chia sẻ. "Đó là hầu hết kinh tế sẽ duy trì tình trạng đóng băng sâu trong 3 tới 6 tháng".
Theo ông Oxenford, tất cả các nền kinh tế tiên tiến sẽ bị suy thoái trong năm nay. Các biện pháp đang được đưa ra để ngăn virus bùng phát, bao gồm việc đóng cửa các trường học, các bang hay cả quốc gia. Cùng với đó là những quy định ngặt nghèo về việc hạn chế tiếp xúc cũng như nghiêm cấm các cuộc tụ họp nơi công cộng.
Mỹ đang là ổ dịch lớn nhất thế giới. Bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải thừa nhận các biện pháp cách ly xã hội hiện nay sẽ cần phải duy trì đến ít nhất ngày 30/4 để ngăn dịch lây lan. Trước đây, Tổng thống Trump luôn muốn kinh tế sớm hoạt động trở lại để giảm thiểu những tổn thất, đồng nghĩa với khả năng nới lỏng các biện pháp này vào giữa tháng 4.
Các nhà phân tích tại Berenberg cũng tin rằng dịch bệnh sẽ khiến các nền kinh tế phát triển rơi vào suy thoái trong năm nay. Riêng Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, sẽ chứng kiến GDP giảm tới 3%. "Ít nhất từ tháng 3 đến tháng 5, dữ liệu kinh tế của Mỹ sẽ cho thấy sự co lại chưa từng có trong thời bình", các nhà phân tích nhận định. Ở Italy, con số này có thể tệ hơn với 7,5% GDP bị sụt giảm.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ảnh: Yonhap
Hàn Quốc đã xác nhận thêm 125 trường hợp nhiễm COVID-19 mới vào sáng ngày hôm nay (31/3), nâng tổng số ca nhiễm bệnh tại nước này lên 9.786 người, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC).
Yonhap News cho biết, số ca nhiễm mới trong ngày tại Hàn Quốc đã dao động trong khoảng trên dưới 100 trường hợp trong vòng 3 tuần qua.
Ảnh: EPA
Ảnh: EPA
Tổng thống Trump. Ảnh: AFP
Tổng thống Trump tuyên bố hôm thứ 2 (30/3) vừa qua tại Nhà Trắng rằng 1 triệu người Mỹ đã được xét nghiệm COVID-19, theo CNN.
"Hôm nay chúng ta đã đạt được một cột mốc lịch sử trong cuộc chiến chống lại virus corona. Hơn 1 triệu người Mỹ đã được xét nghiệm - nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác tính đến thời điểm hiện tại" - ông Trump nói.
Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar cũng xác nhận "cột mốc" này, và tái khẳng định rằng đó là "con số mà chưa quốc gia nào làm được".
"Chúng tôi đang tiến hành hơn 100.000 xét nghiệm mỗi ngày - một điều mà chưa từng có quốc gia nào khác làm được", ông Azar nói.
Ảnh: Reuters
Chủ tịch Viện Văn hóa Hữu nghị Chile - Việt Nam, bà Patricia Abarzúa Muñoz, mới đây đã có bài "Việt Nam và Đại dịch Virus corona" đăng trên báo DiarioUChile ngày 27/3. Dưới đây là nội dung bài viết:
Với dân số 95 triệu người, Việt Nam phải đối diện với một thách thức lớn trong khi dịch bệnh COVID-19 lây lan tới khắp các quốc gia trên hành tinh. Một virus tấn công con người bất kể thời tiết, bất kể quốc tịch hay vị trí xã hội đang đánh giá năng lực ứng phó của mỗi quốc gia bằng cách kiểm tra các giá trị và cấu trúc hoạt động của mỗi nước.
Khoảng 60 ngày trước, ca nhiễm bệnh đầu tiên được phát hiện tại thành phố Hồ Chí Minh khi cả Việt Nam chuẩn bị đón ngày tết âm lịch.
Kể từ đó, biết được những chuyện từ chính quyền và người dân ở Trung Quốc và các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam quyết định hành động nhanh chóng, thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để kiểm soát dịch bệnh ngay từ đầu. Những tính chất của dịch bệnh mới và vị trí nằm sát Trung Quốc khiến Việt Nam trở thành quốc gia có nguy cơ cao bùng phát dịch mặc dù tâm dịch nằm cách khá xa biên giới giữa hai nước.
Lời kêu gọi "tham chiến" với dịch bệnh đã được chuyển tới toàn bộ các cơ quan chính phủ và tất cả các tổ chức xã hội. Ban Chỉ đạo phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona đã được thành lập và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đảm nhiệm vị trí Trưởng Ban Chỉ đạo. Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng và Cục Quân y đã thiết lập một hệ thống phối hợp với các cuộc họp online được tổ chức liên tục nhằm đánh giá hiệu quả và tình hình họ phải đối mặt mỗi ngày.
100 điểm cách ly đã được thiết lập bên trong các khu vực quân đội, cung cấp chỗ ở cho khoảng 36.000 người, bao gồm 362 người nước ngoài. Họ được cung cấp những đồ vệ sinh cá nhânvà thực phẩm cần thiết trong suốt thời gian ở tại khu cách ly.
Bộ Quốc phòng đã yêu cầu lực lượng quân đội tuân thủ luật lệ cách ly và đáp ứng nhu cầu của những người đang được cách ly, cung cấp thông tin cần thiết cho họ và gia đình.
Việt Nam thực hiện xét nghiệm miễn phí cho khoảng 8.000 tới 10.000 người mỗi ngày để hạn chế tối đa sự lây lan của dịch bệnh. Việt Nam coi chống dịch như chống giặc, liên tục áp dụng những khuyến nghị của WHO một cách sáng tạo và đổi mới để hạn chế các nguồn lây nhiễm.
Thủ tướng Chính phủ đã ca ngợi cống hiến của tất cả các tổ chức xã hội, kêu gọi thế hệ trẻ giúp đỡ người lớn tuổi, những người có vấn đề sức khỏe và tăng cường sử dụng công nghệ trong cuộc chiến chống COVID-19.
Cùng lúc đó, Việt Nam đã yêu cầu 6,3 triệu nhân viên công đoàn đưa ra các chứng nhận về sức khỏe để cho phép phát hiện, phân loại và giúp đỡ sớm những người dễ bị lây nhiễm.
Hiện tại, Việt Nam đã bước vào giai đoạn 3 của đại dịch, tuyên bố "chiến tranh" với virus bằng tất cả sức mạnh, kinh nghiệm tổ chức và sự khéo léo mà Việt Nam đã sử dụng trong những cuộc chiến khác.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tại Đức, theo phóng viên TTXVN, người phát ngôn Chính phủ Đức Steffen Seibert cho biết, tình hình lây lan của SARS-CoV-2 ở nước này vẫn còn quá nhanh, do đó không có lý do gì quyết định nới lỏng các biện pháp hạn chế tiếp xúc.
Phát biểu trước báo giới, ông Seibert cho hay, Chính phủ vẫn đang theo dõi sát sao tình hình và hiện cứ sau khoảng 5 ngày thì số ca nhiễm SARS-CoV-2 tại Đức lại tăng lên gấp đôi. Do đó, chỉ có thể nới lỏng các hạn chế tiếp xúc khi tốc độ lây nhiễm chậm lại. Để có thể hạn chế tối đa các ca nhiễm bệnh mới, Chính phủ Đức cần tiếp tục kéo dài các biện pháp kiểm soát và hạn chế tiếp xúc đến ít nhất là ngày 20/4.
Theo kết quả cuộc thăm dò mới nhất do Viện nghiên cứu Forsa tiến hành, công bố ngày 30/3, hơn một nửa dân số Đức bày tỏ ủng hộ các biện pháp hạn chế tiếp xúc của Chính phủ trong nỗ lực khống chế sự lây lan nhanh của virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Theo đó, 55% số người được hỏi đã trả lời ủng hộ Chính phủ Đức ban bố biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt hơn trên toàn quốc, trong khi 42% bày tỏ ý kiến phản đối. Bên cạnh đó, có tới 88% người dân cho rằng Chính phủ nên tiếp tục kéo dài các biện pháp hạn chế thêm ít nhất 3 tuần nữa trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn đang tăng nhanh như hiện nay, và chỉ có 10% người ủng hộ việc sớm nới lỏng các biện pháp phòng dịch.
Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins (Mỹ), tính đến 19h30 tối 30/3 (theo giờ Đức), trên cả nước Đức đã ghi nhận 64.857 ca nhiễm và 572 ca tử vong. Bang Bayern hiện là bang có số người nhiễm cao nhất với hơn 14.000 trường hợp và 158 ca tử vong. Trong khi đó, thủ đô Berlin ghi nhận 2.581 trường hợp nhiễm bệnh với 13 ca tử vong.
Ngày 30/3, Pháp đã ghi nhận số ca tử vong cao nhất trong vòng 24h kể từ khi bắt đầu dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại nước này, với 418 trường hợp tử vong trong bệnh viện, nâng tổng số ca tử vong do nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) lên thành 3.024 người.
Theo cập nhật hàng ngày của chính phủ, tính đến nay, đã có 20.946 người ở Pháp nhập viện do mắc COVID-19, trong đó có 5.056 ca đang được chăm sóc tích cực. Đáng chú ý, số liệu tử vong ở Pháp mới chỉ tính đến những ca ở bệnh viện mà chưa kể đến những người tử vong tại gia hoặc trong các viện dưỡng lão.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ảnh: Getty
Theo thống kê của CNN, có ít nhất 256.008.318 người dân Mỹ, tương đương 78% dân số nước này, đang phải "ở nhà" tránh dịch theo chỉ thị của chính quyền.
Trong khi đó, thành phố Los Angeles vừa qua đã ghi nhận 2 trường hợp đầu tiên trong cộng đồng người vô gia cư nhiễm COVID-19. Năm 2019, chính quyền thành phố này đã thống kê được gần 60.000 người thuộc diện vô gia cư. Đây cũng là một trong những nhóm người dễ tổn thương nhất khi dịch bệnh bùng phát.
Theo số liệu của trang thống kê worldometers.info, tính đến 6h50 sáng hôm nay (31/3), tổng số ca mắc COVID-19 được xác nhận trên toàn cầu đã tăng lên 783.910 người, số ca tử vong vì dịch bệnh tăng lên 37.775 trường hợp.
Các quốc gia Mỹ, Italy và Tây Ban Nha đã vượt qua Trung Quốc - nơi dịch COVID-19 khởi phát - và đứng đầu bảng về số ca nhiễm bệnh.
Trong khi đó, Iran và một số quốc gia châu Âu khác như Đức, Pháp, Anh cũng tiếp tục ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm mới.
Phát biểu tại cuộc họp Thường trực Chính phủ nghe Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch bệnh Covid-19 báo cáo tình hình và đưa ra các quyết sách, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu ngành y tế phối hợp chặt chẽ với TP. Hà Nội và ngành công an, các cơ quan khác, chớp thời gian, tranh thủ từng phút, từng giờ, rà soát khoanh vùng những đối tượng nguy cơ lây nhiễm ở ổ dịch Công ty Trường Sinh, Bệnh viện Bạch Mai.
Thủ tướng chỉ đạo ngành công an phối hợp với ngành y tế làm rõ nhân thân, các mối quan hệ của nhân viên Công ty Trường Sinh để tìm hết các cá nhân liên quan dễ bị lây nhiễm.
Nhấn mạnh phải kiểm soát để không lây lan trên diện rộng trên địa bàn Hà Nội, Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo, Bộ Y tế, các bộ ngành hỗ trợ cho Hà Nội.
Người đứng đầu Chính phủ cũng nêu rõ, cách ly xã hội là cần thiết để ngăn chặn hiệu quả việc lây lan ra cộng đồng.
"Chúng ta không được chủ quan, không được lơ là vì chúng ta có nhiều biện pháp mạnh mẽ nhưng trên đường phố vẫn đông người, trên bãi biển vẫn còn rất nhiều người và trong một số điểm vẫn chưa thực hiện nghiêm về số người tụ tập.
Đây thực sự là nguy cơ lây nhiễm cao", Thủ tướng nói.
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu "tỉnh nào ở tỉnh đó, huyện nào ở huyện đó, xã nào ở xã đó, thôn nào ở thôn đó, khu phố nào ở khu phố đó, nhà nào ở nhà đó" ít nhất trong vòng 15 ngày để tránh lây nhiễm.
Các cơ quan bố trí cán bộ làm việc ở nhà và xử lý công việc qua công nghệ thông tin trừ trường hợp đặc biệt phải đến cơ quan, ví dụ như xử lý tài liệu mật, bộ phận trực sẵn sàng chiến đấu, trực cơ quan đầu não, bộ phận sản xuất dịch vụ thiết yếu, sản xuất công cụ cần thiết cho nền kinh tế…
Người đứng đầu cơ quan phải chịu trách nhiệm nếu để cơ quan có nhiều người lây nhiễm do không nắm vững các quy định về phòng chống dịch Covid-19.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tây Ban Nha, "ổ dịch" COVID-19 lớn thứ 2 tại châu Âu, đã chính thức vượt Trung Quốc cả về về số ca mắc lẫn số ca tử vong do COVID-19 trong ngày 30/3 vừa qua.
Tính đến 6h50 sáng hôm nay (31/3), tổng số ca nhiễm bệnh tại Tây Ban Nha đã tăng lên 87.956 người, số ca tử vong tăng lên 7.716 người, theo worldometers.info.
Trong khi đó, số ca nhiễm mới và số ca tử vong mới tại Trung Quốc chỉ tăng rất ít trong nhiều ngày qua. Hiện tại, tổng số ca nhiễm bệnh tại Trung Quốc là 81.470 người và số ca tử vong là 3.304 trường hợp.
Mặc dù vậy, giới chức y tế Tây Ban Nha khẳng định rằng các biện pháp phong tỏa, giới nghiêm đã bắt đầu có tác dụng khi sự gia tăng số ca nhiễm mới hàng ngày bắt đầu giảm xuống. Trong vòng 5 ngày qua, số ca nhiễm mới giảm xuống mức trung bình là 12%, trong khi 10 ngày trước đó là 20%.
Tổng thống Trump phát biểu tại Nhà Trắng. Ảnh: Reuters
Theo số liệu của CNN, trong ngày hôm qua (30/3), đã có ít nhất 502 ca tử vong mới do dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới (COVID-19) được ghi nhận tại Mỹ - số ca tử vong trong ngày lớn nhất từng được ghi nhận kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này.
Theo số liệu của trang thống kê worldometers.info, tính đến 6h50 sáng hôm nay (31/3), tổng số ca mắc COVID-19 được xác nhận tại Mỹ đã tăng lên 163.195 người, số ca tử vong vì dịch bệnh tăng lên 3.148 trường hợp.
Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 30/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố trước các phóng viên rằng ông tin 30 ngày tới là giai đoạn rất quan trọng để nước Mỹ có thể "làm phẳng đường cong" bằng biện pháp cách ly xã hội, nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona.
Theo đó, ông Trump đã xác nhận việc gia hạn lệnh cách ly xã hội thêm 30 ngày, áp dụng tới ngày 30/4 tới.
Mỗi người trong chúng ta đều có vai trò trong công cuộc giành chiến thắng trong cuộc chiến này. Mỗi người dân, gia đình và doanh nghiệp đều có thể tạo nên sự khác biệt trong việc ngăn chặn virus. Đây là nghĩa vụ ái quốc của tất cả chúng ta. Giai đoạn thử thách chính là 30 ngày tới
"Và đây cũng là 30 ngày rất quan trọng", ông Trump kết luận.