*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Trong khi tình hình dịch tại các nước khác có xu hướng giảm đều, Mỹ vẫn là nước ghi nhận nhiều trường hợp dương tính và tử vong Covid-19 ở mức rất cao.
Trong một nghiên cứu mới công bố tuần trước, dự án Theo dõi Phản ứng Chính phủ COVID-19 Oxford (OxCGRT) của Đại học Oxford đã đánh giá mức độ sẵn sàng nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội của các quốc gia và vùng lãnh thổ, dựa theo 4/6 tiêu chuẩn mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị. Đáng lưu ý, tính đến ngày 20/4, Việt Nam là nước đứng đầu danh sách này trong khi Anh đứng thứ 4… từ dưới lên trong tổng số 149 quốc gia và vùng lãnh thổ được OxCGRT theo dõi.
Theo WHO, trước khi giảm bớt giãn cách xã hội, các chính phủ cần đạt được 6 tiêu chuẩn sau:
Thứ nhất, sự lây lan của COVID-19 được kiểm soát tới mức số ca hoặc cụm lây nhiễm chỉ ở mức độ tối thiểu, đồng thời tất cả đều đến từ các nguồn đã xác định hoặc từ nước ngoài về; số ca nhiễm mới phù hợp với năng lực xử lý của hệ thống y tế.
Thứ hai, hệ thống y tế và nhân lực y tế công có thể chuyển đổi từ phát hiện và điều trị các ca nghiêm trọng sang phát hiện và cách li toàn bộ những trường hợp lây nhiễm.
Thứ ba, nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong các bối cảnh dễ bị tổn thương – được giảm thiểu hóa.
Thứ tư, các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm được áp dụng tại nơi làm việc.
Thứ năm, có thể quản lý được nguy cơ "xuất khẩu và nhập khẩu" người nhiễm virus từ các cộng đồng có nguy cơ lây nhiễm cao.
Thứ sáu, cộng đồng tham gia và hiểu rằng, quá trình chuyển đổi từ hạn chế di chuyển và các biện pháp giãn cách xã hội theo quy mô lớn – từ phát hiện và điều trị sang phát hiện và cách li các trường hợp lây nhiễm, là một trạng thái "bình thường mới"; trong đó các biện pháp phòng ngừa được duy trì và mọi người đều giữ vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa khả năng số người nhiễm mới tái gia tăng.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Xem thêm:
Trong một nghiên cứu mới công bố tuần trước, dự án Theo dõi Phản ứng Chính phủ COVID-19 Oxford (OxCGRT) của Đại học Oxford đã đánh giá mức độ sẵn sàng nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội của các quốc gia và vùng lãnh thổ, dựa theo 4/6 tiêu chuẩn mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị. Đáng lưu ý, tính đến ngày 20/4, Việt Nam là nước đứng đầu danh sách này trong khi Anh đứng thứ 4… từ dưới lên trong tổng số 149 quốc gia và vùng lãnh thổ được OxCGRT theo dõi.
Theo WHO, trước khi giảm bớt giãn cách xã hội, các chính phủ cần đạt được 6 tiêu chuẩn sau:
Thứ nhất, sự lây lan của COVID-19 được kiểm soát tới mức số ca hoặc cụm lây nhiễm chỉ ở mức độ tối thiểu, đồng thời tất cả đều đến từ các nguồn đã xác định hoặc từ nước ngoài về; số ca nhiễm mới phù hợp với năng lực xử lý của hệ thống y tế.
Thứ hai, hệ thống y tế và nhân lực y tế công có thể chuyển đổi từ phát hiện và điều trị các ca nghiêm trọng sang phát hiện và cách li toàn bộ những trường hợp lây nhiễm.
Thứ ba, nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong các bối cảnh dễ bị tổn thương – được giảm thiểu hóa.
Thứ tư, các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm được áp dụng tại nơi làm việc.
Thứ năm, có thể quản lý được nguy cơ "xuất khẩu và nhập khẩu" người nhiễm virus từ các cộng đồng có nguy cơ lây nhiễm cao.
Thứ sáu, cộng đồng tham gia và hiểu rằng, quá trình chuyển đổi từ hạn chế di chuyển và các biện pháp giãn cách xã hội theo quy mô lớn – từ phát hiện và điều trị sang phát hiện và cách li các trường hợp lây nhiễm, là một trạng thái "bình thường mới"; trong đó các biện pháp phòng ngừa được duy trì và mọi người đều giữ vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa khả năng số người nhiễm mới tái gia tăng.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Xem thêm:
Hơn 5.000 người Brazil đã tử vong vì virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm phổi cấp (COVID-19) - nhiều hơn số ca tử vong do dịch bệnh được ghi nhận tại Trung Quốc, theo số liệu vừa được Bộ Y tế nước này công bố hôm 28/4 vừa qua.
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo vào buổi tối cùng ngày, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã gây sốc khi phóng viên đặt câu hỏi về số ca tử vong mới kỷ lục vừa được ghi nhận. "Vậy thì sao? Tôi xin lỗi. Bạn muốn tôi làm gì?" - ông Bolsonaro phản ứng.
Ảnh: AP
Sau đó, khi trả lời một câu hỏi khác, ông Bolsonaro đã bổ sung thêm rằng ông "rất lấy làm tiếc về những gì mọi người phải chịu đựng do dịch COVID-19. [Chính phủ Brazil] xin được chia sẻ cùng với những người bị mất người thân, và rất nhiều người thiệt mạng là những người lớn tuổi. Nhưng đời là thế đấy, ngày mai có thể đến lượt tôi".
Mặc dù vậy, câu hỏi "thì sao nào?" của ông Bolsonaro đã "gây bão" trên mạng xã hội Brazil, với những bình luận bày tỏ bức xúc.
Tổ chức Lao động Quốc tế vừa đưa ra cảnh báo rằng gần 50% số người lao động trên toàn cầu - tương đương gần 1,6 tỉ người - có nguy cơ mất kế sinh nhai do đại dịch COVID-19, The Guardian đưa tin.
Cụ thể, trong số tổng cộng 3,3 triệu người lao động trên toàn cầu, có đến khoảng 2 triệu người làm việc trong các lĩnh vực "phi chính thức" - tức các hợp đồng ngắn hạn hoặc làm nghề tự do. Trong tháng đầu tiên của cuộc khủng hoảng COVID-19, nhóm này đã bị giảm 60% lương, và có đến 1,6 tỉ người trong số đó có nguy cơ mất việc, ILO cảnh báo.
Thủ tướng Úc Scott Morrison. Ảnh: Reuters
Ngày 29-4, Trung Quốc chỉ trích Úc dùng những thủ đoạn nhỏ mọn trong bối cảnh căng thẳng leo thang vì Canberra thúc giục tiến hành một cuộc điều tra quốc tế về dịch Covid-19 có thể ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa 2 nước.
Hãng Reuters đưa tin Thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết đề xuất điều tra cách virus SARS-CoV-2 phát triển và lây lan không có ý nhắm vào Trung Quốc . Ông cho rằng đây là cuộc điều tra cần thiết vì dịch Covid-19 đã khiến hơn 200.000 người thiệt mạng và làm kinh tế thế giới điêu đứng.
"Giờ đây, việc thế giới muốn có một đánh giá độc lập về dịch Covid-19 là điều hoàn toàn dễ hiểu và hợp lý để chúng ta có thể học được những bài học giá trị và ngăn chặn điều tương tự xảy ra lần nữa" - trích lời thủ tướng Úc ngày 29-4.
Các bộ trưởng của chính phủ Úc liên tục nhắc rằng Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Úc, đang đe dọa "cưỡng chế kinh tế" sau khi đại sứ Trung Quốc tại Úc Cheng Jingye ngày 26-4 cảnh báo người tiêu dùng Trung Quốc có thể tẩy chay các sản phẩm và trường đại học từ Úc. Vì phát ngôn này, người đứng đầu Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) đã gọi ông Chen đến để bày tỏ quan ngại.
Sau đó, đại sứ quán Trung Quốc công bố chi tiết cuộc gọi từ DFAT, khẳng định thư ký của DFAT nói "đây không phải là lúc tiến hành điều tra và Úc không có thông tin chi tiết về đề xuất này" để khiến chính phủ ông Morrison xấu hổ.
Đến ngày 29-4, đại sứ quán Trung Quốc lại thông báo trên trang web rằng chi tiết cuộc gọi "rõ ràng là bị một số quan chức Úc làm rò rỉ" đầu tiên nên họ phải công bố bản ghi âm. "Đại sứ quán Trung Quốc không dùng những thủ đoạn nhỏ mọn, đây không phải là truyền thống của chúng tôi. Nhưng nếu người khác làm thì chúng tôi phải trả đũa" - trích lời phát ngôn viên đại sứ quán.
Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc cũng chỉ trích thủ tướng Úc dữ dội. Học giả Chen Hong viết trên tờ Thời báo Hoàn cầu xuất bản ngày 29-4 rằng Úc đang "dẫn đầu" một "chiến dịch thù địch để mưu hại Trung Quốc". Ông Hu Xijin, tổng biên tập của tờ báo, đăng trên mạng xã hội Trung Quốc rằng Úc luôn gây rắc rối.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo báo Nikkei (Nhật Bản), chính phủ nước này dự định sẽ kéo dài thời gian áp dụng tình trạng khẩn cấp quốc gia thêm 1 tháng đối với toàn quốc.
Quyết định chính thức sẽ được đưa ra sau khi nội các chính phủ có cuộc họp với các chuyên gia về dịch bệnh vào ngày thứ 6 tuần này, Nikkei cho biết.
Đại dịch COVID-19 đã khiến nhu cầu về xăng, dầu và nhiên liệu máy bay giảm mạnh do hàng tỉ người phải ở nhà để chống dịch, và không có gì đảm bảo rằng lĩnh vực này sẽ phục hồi dù giá dầu đã giảm mạnh.
Ngành dầu mỏ đang phải chuẩn bị để đối mặt với tình trạng khủng này trong thời gian dài hơn nữa, khi nhiều người tiếp tục làm việc tại nhà, các chuyến bay quốc tế khan hiếm, và nhiều công dân sinh sống tại các thành phố từng ô nhiễm bắt đầu đòi hỏi khắt khe hơn về việc khiểm soát khí thải.
Trước những thay đổi do đại dịch COVID-19, việc đầu tư vào năng lượng bền vững dường như là một lựa chọn tốt hơn, trước những biến động của thị trường chứng khoán sau khi giá dầu giảm xuống mức âm.
Điều này cũng có nghĩa là nhu cầu của toàn thế giới về dầu mỏ có thể sẽ không bao giờ phục hồi ở mức cao kỉ lục như năm 2019 nữa - đây là một viễn cảnh đáng sợ cho các công ty dầu mỏ và các quốc gia phụ thuộc nhiều vào việc bán dầu thô như Nga, Nigeria hoặc Iraq.
Thủ tướng Anh Boris Johnson và bạn gái Carrie Symonds. Ảnh: ABC News
Thủ tướng Anh Boris Johnson và bạn gái Carrie Symonds đã chào đón cậu con trai đầu lòng sau khi nhà lãnh đạo này chữa khỏi Covid-19.
Đài ABC dẫn lời một phát ngôn viên của Thủ tướng Johnson cho biết cô Symonds hạ sinh con trai tại bệnh viện ở thủ đô London sáng sớm 29-4 (giờ địa phương). Cả hai mẹ con cô Symonds đều khỏe mạnh, trong khi Thủ tướng Johnson và bạn gái gửi lời cảm ơn đến các nhân viên Cơ quan Y tế Quốc gia Anh (NHS).
Nhiều chính trị gia cấp cao Anh mau chóng gửi những lời chúc tốt đẹp dành cho Thủ tướng Johnson và bạn gái. Lãnh đạo Công Đảng đối lập Keir Starmer viết trên Twitter: "Thật là một tin tuyệt vời. Xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến (Thủ tướng) Boris Johnson và (bạn gái) Carrie Symonds".
Bộ trưởng Bộ Y tế Matt Hancock, người đang dẫn đầu cuộc chiến chống Covid-19 của Anh, cũng cho biết đây thực sự là một tin vui.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://nld.com.vn/thoi-su-quo...
Những ca khúc hot nhất trên TikTok Trung Quốc mùa Covid-19 (Nguồn: CRI)
Hôm thứ Hai (27/4) vừa qua, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã kêu gọi các quốc gia "ngừng chiến" trong trò chơi đổ lỗi toàn cầu về đại dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới (COVID-19), đồng thời kêu gọi các nước ủng hộ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vì điều đó có thể cứu sống mạng người.
Cụ thể, theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP - Hồng Kông), phát biểu tại phiên họp đặc biệt hôm 27/4 của nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS - gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), ông Vương đã khẳng định rằng Trung Quốc sẽ "làm tất cả những gì có thể" để giảm bớt gánh nặng về các khoản nợ cho các quốc gia châu Phi và giúp chính quyền địa phương nâng cao khả năng ứng phó với đại dịch COVID-19.
Điều này cũng có liên quan tới sứ mệnh của WHO; cụ thể, Ngoại trưởng Trung Quốc nhấn mạnh:
"Là lực lượng nòng cốt trong việc phối hợp các nỗ lực phòng, chống dịch trên toàn cầu, WHO là cơ quan không thể thiếu trong công tác hỗ trợ các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia châu Phi. Việc ủng hộ WHO có thể giúp cứu được nhiều mạng người và chữa trị được cho nhiều bệnh nhân hơn".
Tuyên bố trên của Ngoại trưởng Trung Quốc đã được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tạm ngừng tài trợ cho WHO trong tiến trình đánh giá vai trò của tổ chức này trong việc đối phó với đại dịch COVID-19.
Phát biểu về quyết định của Tổng thống Mỹ, ông Vương cho biết: "Tại thời điểm rất quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch này, bất cứ động thái nào tác động tới vai trò và sức ảnh hưởng của WHO đều là điều không được cộng đồng quốc tế ủng hộ".
Ảnh: TASS
Trong cuộc họp với hội đồng ứng phó với dịch COVID-19 của Nga ngày hôm nay (28/4), Thủ tướng Mikhail Mishustin cho biết nước này vẫn chưa thể quyết định về thời gian nới lỏng các lệnh hạn chế, bao gồm việc mở cửa lại biên giới, theo CNN.
Trước đó, chính phủ Nga đã ban lệnh tạm thời cấm người nước ngoài nhập cảnh đến ngày 30/4 để ngăn sự lây lan của dịch COVID-19, tuy nhiên ông Mishustin cho biết lệnh này sẽ tiếp tục được gia hạn thêm "đến khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn và tình hình dịch tễ của Nga được cải thiện".
Theo thông cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) khoản tiền trên sẽ được sử dụng để mua thuốc điều trị, vật tư y tế và hỗ trợ các nhân viên y tế tại các quốc gia này.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã hoan nghênh quyết định của WB trên tài khoản Twitter của mình:
My thanks to the @WorldBank Pandemic Emergency Financing Facility for allocating $196M to over 60 of the poorest countries to fight #COVID19. We are only as strong as our weakest link & to end this pandemic we must act in solidarity! https://t.co/ZzqW16S0ya
— Tedros Adhanom Ghebreyesus (@DrTedros) April 29, 2020
Theo thông báo của Bộ Y tế Philippines, trong 24 giờ qua nước này ghi nhận thêm 254 ca mắc COVID-19 và 28 trường hợp tử vong. Như vậy, tính đến nay, quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận tổng cộng 8.212 ca mắc COVID-19, trong đó có 558 người tử vong.
Trong 24 giờ qua, Singapore cũng ghi nhận thêm 690 ca mắc COVID-19, đưa tổng số ca mắc bệnh tại nước này lên 15.641. Hầu hết các ca mắc COVID-19 mới tại Singapore là lao động nhập cư sống trong các khu tập thể.
Hiện Singapore là quốc gia có số người mắc COVID-19 cao nhất tại khu vực Đông Nam Á.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại một bệnh viện ở Manila, Philippines, ngày 22/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Cũng trong ngày 29/4, Indonesia thông báo ghi nhận thêm 260 ca mắc COVID-19. Tính đến nay, tổng số người mắc COVID-19 tại Indonesia là 9.771, trong đó có 784 trường hợp tử vong. Quốc gia Đông Nam Á này đã xét nghiệm hơn 67.700 người.
Bộ Y tế Malaysia xác nhận trong 24 giờ qua nước này có thêm 94 trường hợp mắc COVID-19, đưa tổng số người mắc bệnh tại nước này lên 5.945. Số ca tử vong hiện vẫn là 100.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, ngày 29/4, Thái Lan xác nhận thêm 9 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nhưng không có thêm trường hợp tử vong nào. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp Thái Lan ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày ở mức 1 con số.
Tính đến nay, Thái Lan đã ghi nhận tổng cộng 2.947 bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó có 54 trường hợp tử vong. Thái Lan đã chữa khỏi bệnh cho 2.665 trường hợp mắc COVID-19, trong khi còn 228 bệnh nhân đang được điều trị tại các bệnh viện.
Giới chức y tế Thái Lan đã khuyến cáo các bệnh viện tư không nên lập các trạm xét nghiệm COVID-19 lưu động tại những khu vực đông đúc để tránh làm lây lan thêm và biến trạm sàng lọc thành một điểm nóng lây nhiễm. Khuyến cáo này được đưa ra sau khi có thông tin một số bệnh viện đã lập các trạm xét nghiệm bên ngoài các trung tâm mua sắm và cây xăng.
Trước đó, ngày 28/4, Nội các Thái Lan đã thông qua khoản hỗ trợ tài chính với mức 5.000 baht (150 USD)/tháng trong vòng 3 tháng đối với 10 triệu hộ nông dân, đồng thời quyết định tăng số lượng lao động tự do, bị ảnh hưởng bởi các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 được hưởng trợ cấp, từ 14 triệu người lên 16 triệu người.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://baotintuc.vn/the-gioi/...
Chiều ngày 29/4, Bộ Y tế cho biết, không có thêm ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng và ca nhiễm xâm nhập. Tổng số ca mắc bệnh tại Việt Nam đang dừng ở con số 270 trường hợp.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 42.057, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 323; Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 6.643; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 35.091.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 có thêm 2 bệnh nhân dương tính trở lại với SARS-CoV-2.
Hiện cả 2 bệnh nhân vẫn đang tiếp tục được theo dõi tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Kỳ nghỉ đông dài nhất từ trước đến nay đối với học sinh tiểu học của Hàng Châu đã kết thúc vào tuần này, khi học sinh các lớp 1 đến lớp 3 trở lại trường học.
Một trường học trong thành phố, Trường tiểu học Yangzheng, đã giao cho học sinh của mình một bài tập độc đáo: trang trí cho những chiếc 'mũ giãn cách xã hội' của riêng mình và đeo chúng đến trường học mỗi ngày.
Hình ảnh học sinh đội 'mũ giãn cách xã hội' tại trường học đã được lưu hành trên mạng truyền thông xã hội Weibo của Trung Quốc.
Những chiếc mũ với cánh dài 1m nhằm nhắc nhở các bạn nhỏ cách xa nhau trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang lây lan trên khắp thế giới, gây nhiễm bệnh cho hơn 3 triệu người và khiến cho 210.611 người tử vong.
Theo truyền thông địa phương, học sinh chỉ có thể tháo mũ trong giờ ăn. Khi rời khỏi lớp học, các bạn trẻ phải đi ngang qua cửa để tránh bị 'gãy cánh'.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://www.tienphong.vn/the-g...
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, hầu hết thống đốc các bang đang lên kế hoạch mở cửa trở lại theo giai đoạn với các mốc thời gian khác nhau tùy thuộc tình hình ở mỗi tiểu bang.
Tại Alaska, Thống đốc Mike Dunleavy đã cho phép các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ mở cửa trở lại với công suất hoạt động 25% và các dịch vụ hạn chế sau khi sắc lệnh yêu cầu ở nhà của tiểu bang này hết hiệu lực vào ngày 21/4. Các dịch vụ cá nhân như tiệm làm tóc được yêu cầu duy trì tỷ lệ 1 nhân viên cho 1 khách hàng.
Các khu vực tụ tập đông người, bao gồm các hoạt động tại nhà thờ và các trung tâm thể thao được giới hạn từ 20 người trở xuống.
Tại Colorado, thành phố Denver lớn nhất tiểu bang vẫn duy trì một sắc lệnh riêng cho đến ngày 8/5 dù quy định ở nhà đã hết hạn vào ngày 26/4. Thống đốc Jared Polis cho biết tiểu bang vẫn trong giai đoạn "an toàn hơn khi ở nhà" trong vòng ít nhất 30 ngày, nghĩa là cư dân được khuyến nghị ở nhà nhưng không bắt buộc. Các doanh nghiệp bán lẻ được phép mở cửa trở lại để giao hàng nhanh và các thủ tục y tế tự chọn được phép tiếp tục từ ngày 27/4.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence hôm 28-4 phớt lờ chính sách đeo khẩu trang của Mayo Clinic, tổ chức y tế phi lợi nhuận trụ sở tại TP Rochester – bang Minnesota, trong lúc bàn bạc tình hình Covid-19 với các chuyên gia tại đây.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã khuyến nghị đeo khẩu trang nơi công cộng và bản thân ông Pence cũng từng nhiều lần kêu gọi người dân Mỹ thực hiện khuyến nghị này. Tuy nhiên, trong chuyển thăm Mayo Clinic hôm 28-4, ông và nhân viên của mình là những người duy nhất không đeo khẩu trang.
Những người khác, trong đó có Thống đốc Minnesota Tim Walz và Ủy viên Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Stephen Hahn, đều đeo khẩu trang. Tham mưu trưởng của Phó Tổng thống Pence, ông Marc Short, ban đầu không đeo khẩu trang nhưng sau đó cũng tuân thủ chính sách của Mayo Clinic.
Sau khi loạt ảnh này được chia sẻ trên mạng xã hội Twitter, Mayo Clinic cho biết đã thông báo với Phó Tổng thống Pence về chính sách đeo khẩu trang trước khi ông đến.
Khi được các phóng viên hỏi về quyết định không đeo khẩu trang, ông Pence nói rằng ông không phải là một mối đe dọa đối với những người khác vì ông thường xuyên được xét nghiệm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra đại dịch Covid-19, cũng như những người tiếp xúc với ông.
"Vì tôi không mang virus corona chủng mới trong người, tôi nghĩ đây là cơ hội tốt để đến đây, trò chuyện với các nhà nghiên cứu, các nhân viên chăm sóc sức khỏe tuyệt vời, nhìn vào mắt họ và nói lời cảm ơn" – ông Pence nói.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Quân đội Bồ Đào Nha đã bắt đầu khử trùng các trường học trên cả nước trước khi các trường này mở cửa trở lại.
Khoảng 400 thành viên từ ba cơ sở quân sự sẽ tiến hành khử trùng 800 trường học.
Được biết, học sinh lớp 11 và 12 trong hệ thống giáo dục Bồ Đào Nha sẽ được phép trở lại trường vào ngày 18/5.
Một trường học bị đóng cửa ở Cascais, Bồ Đào Nha. Ảnh: Pedro Fiúza
Hàng nghìn người chen chúc dọc bờ sông Hudson để xem hai đội bay tiêm kích Thunderbirds và Blue Angels trình diễn trên bầu trời New York nhằm vinh danh nhân viên y tế chiến đấu với COVID-19.
Đội bay Mỹ vinh danh nhân viên y tế
Người dân Mỹ đã phớt lờ các các quy tắc giãn cách xã hội, tập trung với số lượng lớn chứng kiến màn trình diễn này.
Trước đó, đội bay Blue Angels đã cảnh báo người dân "không nên ra ngoài để xem mà hãy ở khu vực cách ly an toàn. Giãn cách xã hội nên được thực hiện mọi lúc. Hãy ở nhà và giữ an toàn!".
Hàng trăm người ở New Jersey đã bỏ qua các quy tắc xa cách xã hội để xem trình diễn.
Đội bay bay qua Tượng Nữ thần Tự do.
và trên đỉnh tòa nhà Empire State
Nhiều cửa hàng đang ngừng hoạt động tại Đức do Covid-19. Ảnh: Getty
Gần 1/3 các công ty Đức cho biết, họ có thể chỉ tồn tại tối đa ba tháng do ảnh hưởng từ lệnh phong tỏa, theo kết quả của một cuộc khảo sát mới đây tại Đức.
Theo Viện nghiên cứu kinh tế (IFO), nhiều công ty cho rằng, đại dịch Covid-19 đe dọa sự tồn tại của họ.
Cuộc khảo sát cho thấy, nếu các biện pháp phong tỏa được duy trì trong thời gian dài, nhiều công ty sẽ không thể tiếp tục hoạt động.
29,2% các công ty được khảo sát cho biết, có khả năng chỉ tồn tại tối đa 3 tháng .
52,7% sẽ tồn tại trong tối đa 6 tháng.
"Đây là những con số đáng lo ngại chỉ ra một làn sóng phá sản trong tương lai", Klaus Wohlrabe, chuyên gia kinh tế tại IFO nhận định.
Kỳ họp thứ 17 Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc (tức Quốc hội) khóa XIII vừa ra quyết định về việc tổ chức Kỳ họp thứ 3 Quốc hội Trung Quốc khóa XIII. Theo đó, kỳ họp thường niên này sẽ được tổ chức vào ngày 22/5, muộn hơn 2 tháng rưỡi so với hàng năm do dịch Covid-19.
Đây là lần đầu tiên trong hơn 40 năm qua Trung Quốc phải lùi thời gian tổ chức kỳ họp Quối hội thường niên như đã định.Theo thông lệ, kỳ họp Quốc hội của Trung Quốc được tổ chức hàng năm vào tháng 3 kể từ năm 1985, nhằm thông qua các đạo luật và công bố mục tiêu kinh tế trong năm.
Dịch Covid-19 bùng phát hồi đầu năm 2020 tại Vũ Hán và lan ra cả nước, đã làm cho nền kinh tế nước này phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng -6,8%. Do vậy, mục tiêu kinh tế mà chính phủ nước này đưa ra tại kỳ họp năm nay được đặc biệt quan tâm.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://vov.vn/the-gioi/trung-...
Trong bài viết gửi chuyên trang Trí Thức Trẻ/Tổ quốc ngày 28/4/2020, Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba đánh giá cao hiệu quả phòng chống dịch của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
Đại sứ Trung Quốc nói: Sau khi dịch bệnh xảy ra, Đảng và Chính phủ Việt Nam có thái độ trách nhiệm cao với nhân dân, phát huy tốt khả năng tổ chức động viên, huy động toàn bộ hệ thống chính trị và toàn dân tích cực tham gia cuộc chiến chống lại dịch bệnh, các biện pháp phòng chống dịch áp dụng có hiệu quả, cung cấp tư liệu tham khảo hữu ích cho các nước đang phát triển với mật độ dân số lớn và đang hội nhập quốc tế cao để đối phó với dịch bệnh, nhận được nhiều khen ngợi từ cộng động quốc tế, thể hiện đầy đủ tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo Guardian, lời khẳng định trên được đưa ra trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 tại Mỹ đã vượt quá 1 triệu và chiếm tới 1/3 tổng số ca mắc dịch bệnh này trên toàn cầu và số người thiệt mạng vì Covid-19 tại Mỹ cũng đã lên tới gần 60.000 người, nhiều hơn cả hai nước đứng sau là Italy và Tây Ban Nha cộng lại.
Bất chấp tình hình dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp, Tổng thống Trump nhấn mạnh, nền kinh tế Mỹ sẽ sớm hồi phục mạnh mẽ trở lại vào mùa Thu tới và Mỹ hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu xét nghiệm tới 5 triệu mẫu/ngày để có thể đảm bảo việc mở cửa trở lại nền kinh tế vào tháng 6 tới diễn ra hoàn toàn an toàn.
Dù vậy các chuyên gia đang bày tỏ hoài nghi về những gì Tổng thống Trump tuyên bố, bởi năng lực xét nghiệm Covid-19 hiện nay của Mỹ dù đã rất tốt khi có thể thực hiện tới 200.000 mẫu/ngày, nhưng vẫn còn cách quá xa mục tiêu 5 triệu mẫu/ngày mà ông đang hướng tới.
Giờ thì nước Mỹ đã có thể mở cửa trở lại và tôi tin chúng ta sẽ mở cửa thành công. Tôi nghĩ, đến hết năm nay nước Mỹ sẽ phục hồi được 3/4 so với trước khi đại dịch Covid-19 bùng nổ. Điều này thật tuyệt vời và sang năm sẽ là một năm cực kỳ thành công của nước Mỹ
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ dường như không bị tác động nhiều bởi những con số nói trên. Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 28/4 về việc Chính phủ Mỹ sẽ hỗ trợ như thế nào cho các doanh nghiệp nhỏ đối phó với đại dịch Covid-19, ông Trump tiếp tục khẳng định: "Chúng ta đang tiến rất gần tới mục tiêu đạt 5 triệu mẫu xét nghiệm/ngày. Chúng ta sẽ sớm đạt được mục tiêu đó".
Tổng thống Mỹ nhấn mạnh, trong vòng 2 tháng qua, Mỹ đã thực hiện được tổng số hơn 5,6 triệu mẫu xét nghiệm Covid-19, tương đương khoảng 1,6% dân số Mỹ đã được xét nghiệm. Ông Trump cho rằng, tỷ lệ này của Mỹ đã vượt xa nhiều quốc gia trên thế giới.
Chính vì thế, theo Tổng thống Mỹ, ông hoàn toàn có quyền tin tưởng vào việc mở cửa trở lại và đưa nền kinh tế nước này phục hồi nhanh chóng vào mùa Thu tới: “Giờ thì nước Mỹ đã có thể mở cửa trở lại và tôi tin chúng ta sẽ mở cửa thành công. Tôi nghĩ, đến hết năm nay nước Mỹ sẽ phục hồi được 3/4 so với trước khi đại dịch Covid-19 bùng nổ. Điều này thật tuyệt vời và sang năm sẽ là một năm cực kỳ thành công của nước Mỹ".
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Nghiên cứu này được thực hiện ở Trung Quốc và không nhất thiết phản ánh những gì đã xảy ra ở những nơi khác trên thế giới. Nhưng kết quả này có thể hỗ trợ quá trình cảnh báo sớm về Covid-19 khi nó bắt đầu lan rộng ở Trung Quốc.
Nghiên cứu được nhóm chuyên gia của Bệnh viện Đồng nhân Bắc Kinh và Bệnh viện Liên minh Vũ Hán thực hiện trực tiếp trên 43 bệnh nhân và hồ sơ của hơn 1.000 người khác.
Theo đó, tỷ lệ mắc bệnh như nhau nhưng đàn ông có nguy cơ tử vong cao gấp đôi.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy, những người lớn tuổi và những người có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn sẽ đối mặt nguy cơ hơn những bệnh nhân trẻ hơn và khỏe mạnh hơn.
Tới nay, Australia ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 tương đối thấp nhưng Thủ tướng Scott Morrison cho rằng điều này không đồng nghĩa với thành công cho Canberra.
"Thành công trông như thế nào trong thế giới COVID-19? Không phải chỉ có số ca nhiễm thấp là được. Nếu chúng ta nghĩ thành công của mình với COVID-19 là có số ca nhiễm thấp thì vẫn chưa đủ. Đó không phải là mục tiêu mà chính phủ Australia muốn đạt được", ông Morrison nói trong cuộc họp báo.
"Chúng ta đã đạt thành công lớn khi làm phẳng đường cong của COVID-19. Nhưng có số ca nhiễm thấp mà người Australia thất nghiệp, có số ca nhiễm thấp mà trẻ con không được tới lớp học, các cơ sở kinh doanh không được mở cửa thì đó không phải hình hài của thành công".
Ông Morrison khuyến khích người dân tải ứng dụng CovidSafe, một ứng dụng theo dõi tiếp xúc được thiết kế để hỗ trợ quan chức y tế nắm được thông tin về những người có khả năng đã tiếp xúc với người mắc COVID-19.
"Điều này là quan trọng đối với 1 Australia an toàn trước COVID... đây là "tấm vé" để tiến hành nới lỏng các quy định", ông Morrison nói.
Australia đã ghi nhận ít nhất 6.744 trường hợp nhiễm COVID-19, và 89 ca tử vong, theo số liệu của ĐH Johns Hopkins.
"Cơn địa chấn kinh tế" mà đại dịch do virus corona gây ra có thể sẽ kích loạt một làn sóng các doanh nghiệp lâm vào cảnh kiệt sức và phá sản ở cấp độ mà nước Mỹ chưa từng thấy trong nhiều năm trở lại đây.
Các lệnh yêu cầu ở trong nhà và đóng cửa những hoạt động kinh doanh không thiết yếu khiến nhiều phần của kinh tế Mỹ rơi vào trạng thái hoang mang, chấm dứt thời kỳ huy hoàng kéo dài với các thị trường tài chính liên tục tăng điểm và nguồn vốn giá rẻ dồi dào.
Ảnh: AP
Đối với những ngành vốn đã gặp khó khăn trước cả khi khủng hoảng diễn ra như năng lượng và bán lẻ, đại dịch đẩy nhiều công ty đến bên bờ vực. Một loạt công ty tìm kiếm bảo hộ phá sản theo Chapter 11, trong khi J.C. Penny và Neiman Marcus được dự báo sẽ sớm lâm vào tình trạng này.
Còn đối với ô tô, du lịch và nghỉ dưỡng, thậm chí là y tế – những ngành đang phát triển tốt trong thời kỳ trước, áp lực đang ngày càng lớn dần.
Theo S&P Global Ratings, số lượng nợ doanh nghiệp Mỹ bị hạ mức xếp hạng xuống vỡ nợ có chọn lọc (tức người đi vay không thể đáp ứng một hoặc nhiều hơn các nghĩa vụ trả nợ) đã lên đến 64,1 tỷ USD trong 12 tháng kết thúc vào ngày 17/4. Con số chỉ tăng nhẹ so với thời điểm cuối tháng 1 nhưng được dự báo sẽ tăng vọt mà theo S&P là sẽ vượt ngưỡng 340 tỷ USD của thời điểm khủng hoảng tài chính lên đến đỉnh điểm.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ít nhất 52 người ở Wisconsin (Mỹ), những người cho biết họ đã đích thân tới bỏ phiếu hoặc làm việc tại các điểm bầu cử cho đợt bầu cử sơ bộ 7/4, có kết quả dương tính với virus corona chủng mới, Cơ quan Dịch vụ Y tế Wisconsin cho hay.
Quyết định tổ chức các cuộc bỏ phiếu trực tiếp tại điểm bầu cử của Wisconsin trong bối cảnh đại dịch đã bị nhiều ứng viên và chuyên gia y tế chỉ trích.
Ngày 27/4, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Đặng Minh Khôi đã trao số tiền quyên góp của Hội người Việt Nam toàn Thái là 638 triệu đồng và của Hiệp Doanh nghiệp Việt Nam tại Hàn Quốc (VIBAK) là 66 triệu đồng cho Uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam ủng hộ công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Thứ trưởng Đặng Minh Khôi cho biết, đây là số tiền quyên góp của cộng đồng người Việt tại Thái Lan và Hàn Quốc ủng hộ công tác phòng chống dịch COVID- 19 của Việt Nam.
Tính đến ngày 26/4/2020, theo thống kê sơ bộ của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, đã có khoảng 25 tập thể và cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài từ 14 địa bàn đã quyên góp, ủng hộ gửi về Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và một số bệnh viện hiện đang điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 với số tiền quyên góp lên đến gần 33 tỷ đồng cùng nhiều hiện vật và trang thiết bị vật tư y tế khác.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Chưa đầy một tháng trước, nhiều ý kiến cho rằng, Ấn Độ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc chiến chống Covid-19.
Các chuyên gia dự đoán, nước này có thể chứng kiến hàng triệu người nhiễm virus. Giới y tế cảnh báo, Ấn Độ cần chuẩn bị đối mặt với tình trạng tê liệt hệ thống y tế do Covid-19.
Nhiều người lo ngại, virus có thể lây lan như cháy rừng qua khu ổ chuột của Ấn Độ.
Nhưng cho đến nay, quốc gia đông dân thứ hai thế giới dường như đã tránh được điều tồi tệ nhất.
Tính đến thứ Ba, Ấn Độ ghi nhận 31.360 ca nhiễm và 1.008 ca tử vong, tương đương khoảng 0,76 ca tử vong/triệu dân, trong khi tại Mỹ, con số đó là hơn 175/triệu dân.
Một số chuyên gia nhận định, những con số tương đối tích cực của Ấn Độ chứng tỏ hiệu quả của lệnh phong tỏa trên toàn quốc để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 đang được thực hiện.
Nhưng thực tế đằng sau những con số của Ấn Độ vẫn rất phức tạp và các chuyên gia cảnh báo rằng còn quá sớm để Ấn Độ tự hài lòng với kết quả hiện tại.
Thống kê về thiệt hại nhân mạng do dịch Covid-19 tại Anh tăng cao đột biến khi đã có hơn 4300 ca tử vong tại các viện dưỡng lão trong 2 tuần qua.
Theo con số được nhà chức trách Anh công bố trong ngày 28/4, trong thời gian từ ngày 10-24/4, đã có 4.343 người Anh thiệt mạng vì dịch Covid-19 tại các nhà dưỡng lão.
Như vậy, từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, nước Anh đã có 5.386 ca tử vong tại các nhà dưỡng lão. Cộng thêm 21.678 ca tử vong trong hệ thống bệnh viện, trên thực tế nước Anh hiện đã có trên 27.000 người thiệt mạng vì Covid-19, cao hơn cả Italy, Tây Ban Nha và Pháp.
Tuy nhiên, do Italy và Tây Ban Nha hiện chưa thống kê chính xác được số ca tử vong ngoài hệ thống bệnh viện nên thiệt hại nhân mạng vì Covid-19 tại hai nước này có thể vẫn cao hơn Anh.
Trước sức ép từ việc phải công khai các số liệu, Bộ trưởng Y tế Anh, Matt Hancock cho biết từ ngày hôm nay, 29/4, Cơ quan y tế quốc gia Anh sẽ thống kê số ca tử vong vì Covid-19 tại các nhà dưỡng lão cũng như trong cộng đồng và thông báo hàng ngày, cùng với số liệu từ các bệnh viện.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Giờ đây, hàng loạt doanh nghiệp Ấn Độ đang phát triển vắc-xin ngừa Covid-19. Một trong số đó là Viện Huyết thanh Ấn Độ, nơi sản xuất 1,5 tỷ liều vắc-xin mỗi năm chủ yếu tại hai cơ sở ở thành phố Pune, Tây Ấn. Viện này cung cấp 20 loại vắc-xin cho 165 quốc gia. Trong đó, 80% loại vắc-xin được xuất khẩu với giá trung bình chỉ 0,5 USD một liều và là một trong những loại rẻ nhất thế giới.
Hiện nay, Viện Huyết thanh Ấn Độ đã hợp tác với Codagenix - công ty Công nghệ Sinh học của Mỹ - để phát triển loại vắc-xin cúm sống, giảm độc lực. Vắc-xin này được tạo ra bằng cách giảm độc tính, hoặc loại bỏ các đặc tính có hại của mầm bệnh nhưng vẫn để virus sống. (Chúng sẽ không gây bệnh hoặc chỉ gây ra bệnh rất nhẹ vì mầm bệnh đã bị suy yếu trong phòng thí nghiệm).
"Chúng tôi đang lên kế hoạch cho một loạt các thử nghiệm trên động vật (trên chuột và loài linh trưởng) đối với loại vắc-xin này vào tháng 4. Đến tháng 9, chúng tôi sẽ có thể bắt đầu thử nghiệm trên người", Adar Poonawalla, giám đốc điều hành của Viện Huyết thanh Ấn Độ trả lời phỏng vấn trên điện thoại
Thụy Điển là một trong số ít các quốc gia châu Âu không áp dụng biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn virus SARS-CoV-2. Nhà dịch tễ học Anders Tegnell – người đã đề xuất chiến lược chống dịch khác biệt của nước này – đang được nhiều người dân tôn vinh bằng cách xăm hình chân dung ông lên tay.
Theo hãng tin Reuters (Anh), khi cuộc khủng hoảng dịch COVID-19 mới bắt đầu bùng phát, Anders Tegnell vẫn chỉ là một công chức bình thường tại Cơ quan Y tế Công cộng Thụy Điển. Nhưng giờ đây, ông đã trở thành gương mặt đại diện cho chiến lược ứng phó với dịch bệnh "một mình một kiểu" của quốc gia Bắc Âu nước này.
Sau 13 ngày Việt Nam chưa ghi nhận ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Tính đến 6h ngày 29/4: Việt Nam có tổng cộng 130 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 42.057, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 323; Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 6.643; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 35.091.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, BN151 cũng đã được xác định dương tính trở lại với SARS-CoV-2.
Bệnh nhân là vợ của BN207. Họ đã được công bố khỏi bệnh và cùng ra viện, tiếp tục cách ly, theo dõi tại nhà thêm 14 ngày theo quy định của Bộ Y tế.
Tuy nhiên, ngày 27/4 người chồng là BN207 dương tính trở lại, vợ là BN151 cũng được đưa đến cách ly tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi (TP.Hồ Chí Minh). Trong ngày 27/4, bà được xét nghiệm và cho kết quả âm tính. Ngày 28/4, xét nghiệm lại lần 2 và cho kết quả dương tính trở lại.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Chính phủ liên bang Đức đã cân nhắc về việc thay đổi chiến lược theo hướng kiểm tra hàng loạt đối với những người không có triệu chứng bệnh, theo đó sẽ tiến hành xét nghiệm đại trà với khoảng 4,5 triệu người mỗi tuần và các công ty bảo hiểm y tế theo luật định phải chịu chi phí cho các cuộc xét nghiệm này.
Với cách làm như vậy, các công ty này sẽ phải gánh thêm chi phí từ 1 đến 1,5 tỷ euro hàng tháng để có thể cải thiện việc ngăn ngừa dịch COVID-19 lây lan.
kể từ khi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát, nước này đã tiến hành hơn 2 triệu xét nghiệm nhằm phát hiện người nhiễm virus SARS-CoV-2 và tất cả những người mà bác sĩ yêu cầu xét nghiệm đều được kiểm tra bằng chi phí của các công ty bảo hiểm y tế. Các bác sĩ đã thực hiện những xét nghiệm này theo khuyến nghị của Viện dịch tễ Robert Koch (RKI) và với chiến lược thử nghiệm của mình, RKI đã có những ảnh hưởng đáng kể.
Đến 6 giờ sáng 29/4 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu là 3.133.100, trong đó có 217.389 người tử vong.
Đại dịch đã xuất hiện tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Các nước cũng ghi nhận 950.863 bệnh nhân COVID-19 được điều trị khỏi, trong khi còn 56.542 người trong tình trạng nguy kịch và 1.960.098 đang phải điều trị tích cực.
Trong vòng 1 ngày qua, Mỹ vẫn là quốc gia ghi nhận nhiều trường hợp tử vong và mắc bệnh nhất thế giới. Trong khi khi tình hình dịch tại các nước khác như Tây Ban Nha, Italy, Pháp, Anh hay Đức đã qua đỉnh dịch và đang có xu hướng giảm đều, thì Mỹ tiếp tục chứng kiến số ca dương tính và tử vong vì virus SARS-CoV-2 ở mức rất cao.