*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Cập nhật tin dịch Covid-19 hôm nay, ngày 22/10 tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh thành trên cả nước.
Lực lượng chức năng tiến hành phong tỏa tạm thời và lấy mẫu xét nghiệm các hộ dân ở ngõ 67 Giáp Bát (khoảng 150 người) và hiệu thuốc Anh Thư liên quan ca dương tính SARS-CoV-2.
Như đã thông tin, Hà Nội vừa phát hiện 2 ca dương tính SARS-CoV-2 cộng đồng.
Trường hợp 1 là P.Đ.T, nam, sinh năm 1975, địa chỉ tại 2/67 Giáp Bát, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội; là nhân viên Khoa Khám bệnh Đa khoa tại Bệnh viện 108, hàng ngày đi làm tại Bệnh viện.
Ngày 20/10, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng ngứa mũi, được Bệnh viện 108 lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Trường hợp 2 là N.T.T.V, nữ, sinh năm 1979, địa chỉ tại 2/67 Giáp Bát, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội, là vợ của bệnh nhân P.Đ.T, là dược sỹ bán thuốc tại hiệu thuốc Anh Thư số 9 ngõ Thông Phong, Quốc Tử Giám, Đống Đa.
Ngày 22/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an Q.8 (TP.HCM) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự , quyết định khởi tố bị can và lệnh tạm giam bà Nguyễn Thị Bông (55 tuổi), Thái Kim Yến (27 tuổi, con ruột của Bông, ngụ P.6, Q.8) để điều tra về hành vi " chống người thi hành công vụ "; các quyết định đã được Viện kiểm sát nhân dân Q.8 phê chuẩn.
Trước đó, ngày 15/10, bà Bông cùng con gái đến UBND P.6, Q.8 để yêu cầu được nhận tiền trợ cấp đợt 3 do dịch Covid-19.
Tuy nhiên, qua rà soát, đại diện chính quyền sở tại đã giải thích bà Bông không thuộc đối tượng được nhận tiền trợ cấp theo quy định. Không chấp nhận, bà Bông cùng con gái cho rằng mình bị o ép nên cả 2 đã la hét gây mất trật tự và Yến dùng điện thoại di động để quay phim.
Ngày 22/10, Phó chủ tịch Dương Anh Đức ký văn bản khẩn ban hành kế hoạch tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 12 đến 17 tuổi. TP.HCM sẽ tiêm vaccine cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi (dự kiến 780.000 trẻ), theo lộ trình tiêm trước cho lứa tuổi 16-17.
Thông tin trên Zing.vn cho hay, trẻ đi học sẽ được tiêm tại trường hoặc cơ sở giáo dục. Trẻ không đi học sẽ được tiêm tại điểm cố định hoặc lưu động trên địa bàn quận, huyện, TP Thủ Đức. Riêng trẻ có bệnh nền được tiêm tại bệnh viện chuyên khoa nhi hoặc bệnh viện đa khoa có chuyên khoa nhi. Trẻ điều trị nội trú tại bệnh viện (kể cả trẻ có địa chỉ cư trú tại tỉnh, thành khác) được tiêm tại nơi điều trị.
TP.HCM sẽ tiêm theo thứ tự lứa tuổi giảm dần. Thành phố sẽ tiêm mũi 1 trong 5 ngày, dự kiến bắt đầu ngay khi có hướng dẫn của Bộ Y tế và tiêm vét trong 2 ngày. Tiêm mũi 2 trong 7 ngày sau khi đủ thời gian.
TP.HCM yêu cầu các cơ sở phải tư vấn cho phụ huynh hoặc người giám hộ về tác dụng, lợi ích của việc sử dụng vaccine, giải thích những phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng. Cha mẹ, người giám hộ phải ký phiếu nếu đồng ý tiêm chủng cho trẻ.
Trước 24/10, Sở Giáo dục và Đào tạo phải thống kê, lập danh sách đối tượng theo thứ tự ưu tiên tiêm chủng (tiêm trước cho trẻ 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi), số liệu phụ huynh đồng thuận và không đồng thuận để gửi về Sở Y tế.
Căn cứ trên 3 tiêu chí đánh giá của Nghị quyết 128 về quy định "tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19", Sở Y tế đánh giá TP.HCM đang ở cấp độ 2 của dịch.
Về tỷ lệ ca mắc mới trong cộng đồng, Sở Y tế TP.HCM cho biết số ca mới trong tuần từ ngày 14 đến 20/10 là 7.113 ca nhiễm. Số ca mắc mới của tuần trước đó (7-13/10) là 10.381 ca nhiễm.
Với dân số hiện nay ở TP.HCM là 9,1 triệu dân, tổng số ca mắc mới trong cộng đồng/100.000 dân/tuần ở TP.HCM là 95,6 ca nhiễm.
Chiều 22-10, bác sĩ Nay Phi La, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, cho biết trên Người lao động, đơn vị đã có báo về trường hợp tử vong tại xã Ia J lơi, huyện Ea Súp và khẳng định không phải do tiêm vắc-xin như thông tin dư luận.
Theo đó, ngày 16-10, anh H.Q.V. (SN 1988, là viên chức văn phòng UBND xã Ia J Lơi) thấy mệt nhiều, ăn uống ít. Khoảng 18 giờ ngày 17-10, anh V. đến Trạm Y tế xã Ia J Lơi khám, bệnh nhân khai ho nhiều, có ra ít máu, sốt. Bệnh nhân đề nghị truyền dịch nhưng Trạm Y tế không truyền, hướng dẫn uống bù nước và ăn nhẹ, theo dõi thấy không diễn biến gì thêm bệnh nhân xin về.
Ngày 18-10, anh V. đi khám ở phòng khám tư nhân được chẩn đoán theo dõi xuất huyết dạ dày, về nhà tự mua dịch truyền không rõ loại dịch truyền và số lượng dịch truyền.
Ngày 19-10, anh V. thấy mệt nhiều hơn, gia đình đưa lên Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên với tình trạng tỉnh táo, không có xuất huyết, đau vùng thượng vị, buồn nôn và nôn nhiều lần. Siêu âm có kết quả ứ dịch màng phổi. Bác sĩ chẩn đoán theo dõi viêm phổi, màng phổi, theo dõi lao phổi tái phát, trào ngược dạ dày thực quản và tổn thương thận cấp. Bệnh nhân có tiền sử điều trị bệnh lao 2 lần.
Trưa 20-10, bệnh diễn biến nặng, gia đình xin cho về nhà, rồi tử vong khoảng 17 giờ 30 cùng ngày.
Theo cơ quan chức năng, bệnh nhân V. đã tiêm 2 mũi vắc-xin Astrazeneca, mũi 1 ngày 11-8, mũi 2 vào ngày 8-10. Do thông tin từ gia đình cung cấp sai nên đã gây xôn xao dư luận trong cộng đồng.
Tối 22/10, trao đổi với Zing, Phó giám đốc Sở LĐTB&XH Bình Dương Phạm Văn Tuyên xác nhận các địa phương trên địa bàn đã chi nhầm tiền hỗ trợ Covid-19 cho người lao động nên buộc phải thu hồi.
Theo ông Tuyên, tình trạng trên xảy ra do một số người đã kê khai thêm danh sách nhận tiền hỗ trợ vào thời điểm tỉnh đẩy nhanh tiến độ chi hỗ trợ cho người lao động.
Ngoài ra, tỉnh cũng chi 1,5 triệu đồng/người cho đối tượng lao động tự do. Tuy nhiên, nhiều người trong diện này thực chất là lao động của các doanh nghiệp. Sau khi hưởng 1,5 triệu đồng thông qua gói hỗ trợ lao động, những người này tiếp tục hưởng gói tạm hoãn 3,7 triệu đồng thông qua bảo hiểm xã hội. Do đó, qua đối chiếu dữ liệu, Sở LĐTB&XH phát hiện danh sách người nhận tiền hỗ trợ bị trùng lặp.
"Quá trình lập danh sách chi hỗ trợ cho các nhà trọ và nhu yếu phẩm được giao cho các tổ, khu phố, lập danh sách xong là chi ngay. Có thể người lao động đã khai thêm bạn bè vào danh sách để nhận hỗ trợ"
Tính từ 17h ngày 21/10 đến 17h ngày 22/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.985 ca nhiễm mới, trong đó 08 ca nhập cảnh và 3.977 ca ghi nhận trong nước (tăng 359 ca so với ngày trước đó) tại 50 tỉnh, thành phố (có 1.782 ca trong cộng đồng).
Trong ngày ghi nhận 56 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (33), Bình Dương (7), An Giang (7), Long An (3), Kiên Giang (2), Đồng Nai (1), Bình Thuận (1), Bình Phước (1), Sóc Trăng (1).
Chiều 22/10, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính trong ngày, thành phố đã ghi nhận thêm 10 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó, 8 đã được cách ly và 2 cộng đồng ở Hoàng Mai.
Phân bố theo quận, huyện gồm Long Biên (3), Tây Hồ (2), Hoàng Mai (2), Hoàn Kiếm (1), Hai Bà Trưng (1), Mỹ Đức (1).
Phân bố theo các chùm gồm Cchùm ca bệnh liên quan đến các tỉnh có dịch (4 ca), chùm ca bệnh thứ phát liên quan các tỉnh có dịch (3 ca), chùm sàng lọc ho sốt (2 ca), chùm liên quan Bệnh viện Việt Đức (1 ca).
Chiều 22-10, tin từ Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết trong 24 giờ qua, toàn tỉnh ghi nhận 174 ca mắc Covid-19, nâng tổng số lên 2.930 ca. Đây là số ca mắc Covid-19 cao kỷ lục ghi nhận trong ngày tại tỉnh Đắk Lắk từ trước đến nay.
Lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại nơi xảy ra chùm ca bệnh ngoài cộng đồng ở TP Buôn Ma Thuột (Ảnh: Người lao động)
Bên cạnh đó, còn ghi nhận hàng chục trường hợp test nhanh dương tính với SARS-CoV-2. Đáng chú ý, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, các ca bệnh ngoài cộng đồng được ghi nhận tại nhiều địa bàn như TP Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ, các huyện Cư Kuin, Ea H'Leo, Krông Búk, Krông Ana.
Bác sĩ Bùi Công Sự, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Krông Ana, cho biết trên Báo Người lao động, địa phương cũng vừa xuất hiện thêm 2 ổ dịch ngoài cộng đồng tại xã Bình Hòa và thị trấn Buôn Trấp. Đến đầu giờ chiều cùng ngày, có tổng cộng 18 trường hợp có kết quả test nhanh dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, có 13 trường hợp đã có có kết quả xét nghiệm RT-PCR khẳng định mắc Covid-19.
"Chúng tôi đã đề xuất huyện cho toàn bộ nhân viên y tế học đường cùng tham gia vào công tác phòng chống dịch. Địa phương cũng tiếp tục kích hoạt thêm một điểm cách ly tập trung mới"
Sở Y tế Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị giao ban công tác y tế dự phòng 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2021.
Theo đó, Tiền Phong thông tin, từ nay đến hết năm 2021, ngành Y tế thành phố tập trung thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 các đợt trả mũi 2 và tiêm mũi 1 cho người từ 18 tuổi trở lên (ưu tiên người trên 50 tuổi, phụ nữ mang thai trên 13 tuần, bệnh mạn tính…), tiêm cho người ngoại tỉnh, tiêm cho người Hàn Quốc (theo yêu cầu của Bộ Y tế) và theo tình hình cung ứng vắc xin.
Cùng với đó, rà soát thống kê số lượng trẻ trên địa bàn cần tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho nhóm trẻ từ 3-11 tuổi, 12-15 tuổi và 16-17 tuổi. Xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi. Sẵn sàng xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2022 cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên; nhắc lại mũi 3, mũi 4 cho người trên 18 tuổi.
Ngày 22-10, Báo Người lao động đưa tin từ UBND TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) cho cho biết lực lượng chức năng TP Hạ Long vừa tiến hành phong tỏa nhà ở của gia đình anh P.Đ.L. (tổ 2, khu 10, phường Hồng Hải), là người trở về từ tỉnh Bình Dương có kết quả dương tính SARS-CoV-2.
Anh P.Đ.L. và con gái P.Đ.N.L. (14 tuổi, trú khu 10, phường Hồng Hải, TP Hạ Long) vừa trở về từ tỉnh Bình Dương.
Khai báo y tế tại Cầu Bạch Đằng, tỉnh Quảng Ninh
Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2, lực lượng chức năng TP Hạ Long đã đưa gia đình anh P.Đ.L. vào khu cách ly tập trung và tiến hành các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
Cô giáo Vũ Thị Phượng, Phó hiệu trưởng trường THPT Hòn Gai, cho biết, nhà trường quyết định cho toàn bộ gần 2.000 học sinh ngừng đến trường và chuyển sang học trực tuyến tại nhà từ sáng 22-10.
Thông báo do ông Đào Việt Long, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội ký cho biết, căn cứ vào các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT về việc phối hợp chỉ đạo triển khai hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID, Sở GTVT Hà Nội yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, các đơn vị khai thác bến xe, cảng hàng không, ga đường sắt, đơn vị cung cấp phần mềm kết nối trong hoạt động vận tải trên địa bàn thành phố tổ chức lại hoạt động vận tải trên địa bàn.
Theo đó, bắt đầu từ ngày 21/10, tuân thủ các yêu cầu chung tại mục phần 1 Quyết định số 1812 của Bộ GTVT, gồm: Khôi phục lại hoạt động vận tải của 5 lĩnh vực đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không cho phù hợp với công tác phòng, chống dịch COVID để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; đưa đời sống sinh hoạt của người dân dần trở lại tình trạng bình thường mới.
Do Hà Nội đang là vùng 1 (vùng xanh), trong phần hướng dẫn về lĩnh vực hoạt động vận tải đường bộ, Sở GTVT Hà Nội nêu: thực hiện hướng dẫn tại mục II phần 2 quyết định của Bộ GTVT. Cụ thể: "Tổ chức hoạt động vận tải hành khách với tần suất bình thường".
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết dự kiến tuần tới, thành phố cho mở lại dịch vụ ăn uống tại chỗ ở một số khu vực kiểm soát được dịch.
Thông tin trên được Báo Tuổi Trẻ Online dẫn từ Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV.
Theo ông Mãi, trên tinh thần thực hiện nghị quyết 128 của Chính phủ, TP.HCM sẽ không ra một công thức chung áp dụng hết cho các địa phương. Thay vào đó, có những nội dung cần liên thông sẽ liên thông, nhưng có những cái thuộc địa bàn sẽ do chính quyền địa phương tự quyết.
Sau khi TP công bố cấp độ dịch, các địa phương sẽ căn cứ vào đó để mở lại các hoạt động. "Ví dụ như khu vực này đạt cấp 1 rồi thì sẽ được mở nhiều dịch vụ hơn địa bàn còn ở nguy cơ mức 2, 3. Các hoạt động sinh kế cũng theo đó mà mở cửa", ông Mãi nói.
Một nữ sinh lớp 12 tại Kon Tum dương tính Covid-19 khiến 40 học sinh cùng lớp và 10 giáo viên giảng dạy trực tiếp có tiếp xúc gần phải đi cách ly tập trung.
Thông tin trên Tuổi Trẻ Online ngày 22/10, UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản chỉ đạo các sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19 trong cộng đồng.
Cơ quan chức năng lẫy mẫu những người tiếp xúc gần với ca F0 - Ảnh: CTV/TNO
Văn bản nêu rõ, hiện trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 8 trường hợp mắc Covid-19 trong cộng đồng (H.Đăk Hà 5 trường hợp, H.Tu Mơ Rông 3 trường hợp), nên Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu tổ chức khoanh vùng dịch tễ tạm thời diện rộng khu vực dân cư có ca bệnh để triển khai các biện pháp kiểm soát dịch bệnh.
Hôm nay (22/20), Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh ông Ninh Văn Chủ cho biết, 2 ca F0 được xác định là anh P.Đ.L (sinh năm 1977) và con trai tên P.Đ.D.L (sinh năm 2007, cùng trú tổ 2, khu 10, phường Hồng Hải, TP Hạ Long) trở về từ Bình Dương ngày 19/10, đi cùng đoàn với F0 tại TP Móng Cái.
Sau khi di chuyển cùng đoàn người tới đèo Hải Vân, TP Đà Nẵng, bố con anh L. cùng 43 người khác thuê xe 45 chỗ và xe tải riêng chở xe máy từ hầm Hải Vân về đến chốt tại huyện Thường Tín, TP Hà Nội vào 11h ngày 19/10, nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 4 tiếng.
Sau đó, bố con anh L. cùng 6 người đi xe máy về Quảng Ninh (qua các tỉnh/thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương đều có công an dẫn đường). Tại chốt kiểm soát dịch bệnh thị xã Đông Triều, 2 bố con anh L. lên taxi về nhà ở (không nhớ biển số xe).
Đến 22h ngày 19/10, về nhà tại tổ 2, khu 10, phường Hồng Hải, TP Hạ Long được người nhà mở cửa chờ sẵn (có tiếp xúc, giữ khoảng cách) sau đó lên phòng riêng để cách ly.
Ngành y tế Hà Nội sẵn sàng xây dựng kế hoạch tiêm vaccine phòng Covid-19 năm 2022 cho người từ 3 tuổi trở lên; tiêm nhắc lại mũi 3, mũi 4.
Đây là nội dung đáng chú ý được nêu ra trong Hội nghị "Giao ban công tác y tế dự phòng 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2021", diễn ra vào ngày 21/10.
Báo cáo tại hội nghị, theo Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn, cộng dồn năm 2021 (từ 1/1 đến 18/10), Hà Nội có 4.463 trường hợp mắc Covid-19, trong đó có 45 ca tử vong.
Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Phú Thọ cho biết, từ 18h ngày 21/10 đến 6h00 ngày 22/10 tỉnh Phú Thọ ghi nhận 40 ca mắc mới.
Trong đó có 22 ca cộng đồng sau khi sàng lọc diện rộng tại huyện Lâm Thao; 18 trường hợp tại các khu cách ly, vùng phong tỏa đã được quản lý. TP Việt Trì 11 ca: Chu Hoá (06); Thanh Đình (01); Gia Cẩm (02); Kim Đức (02). TX Phú Thọ 01 ca: Phú Hộ (01). Huyện Lâm Thao 25 ca: TT Hùng Sơn (01); TT Lâm Thao (03); Thạch Sơn (02); Tiên Kiên (07); Cao Xá (04); Phùng Nguyên (03); Xuân Lũng (01); Bản Nguyên (03); Sơn Vi (01). Huyện Tam Nông: 03 ca.
Kể từ ngày 14/10/2021 đến nay, toàn tỉnh phát hiện 252 ca mắc COVID-19 tại Việt Trì (164 ca tại 13 xã, phường); Thị xã Phú Thọ (04 ca tại 01 xã); huyện Lâm Thao (58 ca tại 09 xã, thị trấn); Phù Ninh (22 ca tại 05 xã, thị trấn) và Tam Nông (04 ca tại 02 xã). Có 02 xã phát sinh ca bệnh mới (xã Sơn Vi - huyện Lâm Thao và xã Hương Nộn - huyện Tam Nông).
Toàn tỉnh hiện tại có 1.541 F1; 6.627 F2 và 5.061 F3 đang được quản lý, theo dõi và áp dụng các biện pháp cách ly y tế phù hợp.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Bộ Y tế công bố đánh giá cấp độ dịch bệnh của 63 tỉnh, thành trên cả nước, trong đó 26 tỉnh xanh, 37 tỉnh vàng, không có tỉnh cam và đỏ, sáng 21/10.
26 tỉnh, thành cấp 1 (bình thường mới), gồm: Bà Rịa Vũng Tàu; Bắc Giang; Bắc Kạn; Bình Thuận, Cao Bằng, Điện Biên, Đồng Nai, Hà Giang, Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình, Kon Tum, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Ninh Bình, Phú Yên, Quảng Ninh, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Trà Vinh, Tuyên Quang, Yên Bái.
37 tỉnh, thành cấp độ 2 (nguy cơ trung bình). Không có tỉnh, thành cấp 3 (nguy cơ cao) và cấp 4 (nguy cơ rất cao. Tuy nhiên, vẫn còn 14 huyện và 98 xã cấp 3; 2 huyện và 37 xã cấp 4.
Tỉnh Bình Dương hôm qua thuộc nhóm cấp 3, nhưng đến sáng nay đã cập nhật thành cấp 2.
Tối 21/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến ngày 21/10, thành phố đã rà soát, lấy mẫu xét nghiệm trên 3.000 người về từ các tỉnh miền Nam.
Qua đó, phát hiện 32 trường hợp dương tính là người trở về từ 4 tỉnh, thành phố.
Cụ thể, TP.HCM có 23 ca, Đồng Nai 5 ca, Tây Ninh 1 ca, Bình Dương 3 ca. Theo phân loại dựa trên phương tiện di chuyển, có 21 người đi bằng ô tô, 9 người đi máy bay, 1 người đi bằng xe máy, 1 người đi tàu hỏa.
Về tiền sử tiêm chủng vắc xin Covid-19, có 19 người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, 8 người đã tiêm 1 mũi, 4 người chưa tiêm và 1 người chưa đến tuổi tiêm chủng.
Tối 21/10, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Nam cho biết, trong 10 ngày gần đây (từ 12- 21/10), trên địa bàn huyện Phước Sơn và Nam Giang ghi nhận 228 ca Covid-19 mới.
Trong 228 ca mắc Covid-19 mới, huyện Phước Sơn có 195 ca và huyện Nam Giang 33 ca.
Theo Ban chỉ đạo, riêng ngày 21/10, có 10 ca mắc mới (bệnh nhân 874762 đến bệnh nhân 874771). Trong đó, 9 ca bệnh tại thị trấn Thạnh Mỹ, Nam Giang (thôn Mực 8 ca, thôn Lập Nghiệp 1 ca) đều là đối tượng đã được giám sát, cách ly từ trước. Một ca bệnh là lái xe từ TP.HCM, xét nghiệm sàng lọc tại bệnh viện.
957 ca bệnh công bố từ 18/7 đến nay có 161 ca bệnh cộng đồng, 524 ca lây nhiễm thứ phát (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 190 ca xâm nhập từ các tỉnh và 82 ca nhập cảnh.
Thông tin với Zing ngày 21/10, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho biết xe khách từ Bình Dương ra Hà Nội có hành khách dương tính Covid-19 là xe chạy "chui".
Theo lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội, chiếc xe trên cũng không có lộ trình vào bến xe Mỹ Đình mà chỉ đi qua khu vực này để trả khách. Cơ quan chức năng các địa phương có liên quan đang tìm kiếm, truy vết hành trình.
Ngoài ra, cơ quan này cũng cho biết Hà Nội chưa thống nhất mở lại hoạt động xe khách liên tỉnh với Bình Dương. Hiện, chỉ có các tuyến xe khách từ Hà Nội đi/về từ các tỉnh gồm: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La với số chuyến bằng 5% số chuyến của các đơn vị hoạt động trên tuyến theo biểu đồ đã được công bố thí điểm hoạt động.
Ngày 21-10, Ban Quản lý các KCN Đồng Nai có văn bản khẩn báo cáo kết quả kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 của Công ty TNHH ChangShin Việt Nam (xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu).
Theo đó, báo Pháp luật TP HCM thông tin, từ ngày 22-7, Công ty TNHH ChangShin Việt Nam tạm ngưng sản xuất đến đầu tháng 10-2021 thì sản xuất trở lại. Công ty có hơn 22 ngàn lao động/tổng số hơn 32,4 ngàn lao động của công ty đang làm việc.
Ngày 16-10, công ty phát hiện 1 ca F0 ngoài công ty nên đã tiến hành xét nghiệm cho 374 lao động ở cùng bộ phận của F0 này. Kết quả phát hiện 38 ca F0 và 23 ca F1.
Theo báo cáo của công ty, sau khi có kết quả xét nghiệm, công ty có thông báo với lãnh đạo huyện Vĩnh Cửu , lãnh đạo Ban quản lý các KCN và CDC Đồng Nai. Công ty sau đó phối hợp với Trung tâm y tế huyện Vĩnh Cửu đưa các ca F0 đến Trung tâm y tế huyện để cách ly, điều trị.
Ngành y tế tổ chức tiêm vaccine cho công nhân Công ty ChangShin. Ảnh: AX/PLO
Đối với các F1 tự ý trở về nơi cư trú, công ty thừa nhận có sai sót trong việc quản lý không chặt người lao động, không kích hoạt kịp thời bộ phận phòng chống dịch của công ty. Sau đó công ty đã phối hợp với các xã, phường, nơi người lao động cư trú thực hiện khai báo y tế, cách ly người lao động tại nhà.
Những ngày tiếp theo, công ty tiếp tục phát hiện 15 ca F0. Các trường hợp F0, F1 mới phát hiện đều được công ty phối hợp với chính quyền và y tế địa phương giải quyết theo đúng quy định.
Theo Thanh Niên dẫn lời một quan chức VFF, hôm 21/10, thành phố Hà Nội đã dự kiến đồng ý cho sân Mỹ Đình ở hai trận đấu nói trên, đón số lượng khán giả đạt 30% công suất sân (sân Mỹ Đình có sức chứa hơn 40.000 chỗ ngồi). Như vậy, BTC có thể lên phương án bán vé cho 12.000 khán giả.
Ảnh minh hoạ
Điều kiện để khán giả được vào sân Mỹ Đình xem tuyển Việt Nam đã với Nhật Bản là phải đáp ứng được các yêu cầu về y tế như:
- Đã tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin Covid-19 (mũi 2 đã qua 14 ngày trở lên), hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng.
- Xét nghiệm PCR cho kết quả âm tính trong vòng 72 tiếng trước trận đấu.
- Thực hiện nguyên tắc 5K khi vào sân Mỹ Đình.
BTC cũng sẽ phải báo cáo lên Thủ tướng về phương án mà Hà Nội đưa ra đồng thời sẽ có văn bản thông báo với AFC về phương án tổ chức các trận đấu của tuyển Việt Nam trong tháng 11/2021.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Chiều 21/10, Công an TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu đã quyết định khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng đối với Phan Ngọc An (30 tuổi, ngụ TPHCM) về hành vi "Vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người".
Bị can Phan Ngọc An là Trưởng phòng giao dịch Công ty Cổ phần kinh doanh tài chính F88, địa chỉ tại số 88/4, khóm 2, phường 7, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, chuyên cung cấp các dịch vụ cho vay cầm cố.
Trước đó, ngày 22/8, An bị phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 và lây lan sang một số nhân viên chi nhánh Công ty Cổ phần kinh doanh F88 trong lúc địa phương đang áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 nghiêm ngặt theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Kết quả điều tra dịch tễ còn cho thấy bệnh nhân An đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người khi địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội để tập trung phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Cơ quan CSĐT Công an TP Bạc Liêu xác định có 145 F0, 501 F1, 754 F2 liên quan đến bị can An.
Vì vậy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đã phải ra quyết định phong tỏa, cách ly y tế toàn bộ TP.Bạc Liêu để truy vết, tầm soát các trường hợp có liên quan trong cộng đồng.
Tối 21/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị này vừa ghi nhận 32 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới. Trong đó có 3 ca cộng đồng là 3 người trong cùng 1 gia đình ở xã Nghi Thạch, Nghi Lộc. Số ca còn lại là F1 và 23 người trở về từ các tỉnh phía Nam.
Cụ thể, sáng cùng ngày, anh N.T.C. (SN 1988. trú xóm 1, xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc) thấy có triệu chứng ho, mệt mỏi nên đến Trung tâm y tế làm test nhanh cho kết quả nghi ngờ Dương tính. Ngay sau đó, anh C. được lấy mẫu gửi CDC, chiều ngày 21/10 cho kết quả khẳng định.
Sau khi anh C. dương tính, cơ quan chức năng lấy mẫu người thân trong gia đình thì phát hiện vợ anh C. là chị P.T.H. (SN 1992) và bố đẻ là N.T.B. (SN 1966) cũng dương tính với SARS-CoV-2.
Cơ quan chức năng khẩn trương vào cuộc truy vết các trường hợp F1 để khoanh vùng và lấy mẫu.
Được biết, hiện cơ quan chức năng chưa xác định được nguồn lây của 3 ca nhiễm này.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Chiều 21/10, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong ngày, thành phố đã ghi nhận 12 bệnh nhân đã được cách ly.
Phân bố theo quận, huyện gồm Đông Anh (3), Hà Đông (2), Chương Mỹ (1), Sóc Sơn (1), Gia Lâm (1), Đống Đa (1), Nam Từ Liêm (1), Hoàng Mai (1), Cầu Giấy (1)
Phân bố theo các chùm gồm: chùm ca bệnh liên quan đến các tỉnh có dịch (8), chùm ho sốt thứ phát (3), chùm liên quan Bệnh viện Việt Đức (1).
Trong đó, có 3 bệnh nhân thuộc chùm ho, sốt thứ phát là nhân viên y tế BV Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2:
Thông tin 12 ca dương tính mới ghi nhận như sau:
Có 01 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước là Bắc Kạn.
Có 17 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua.
Trong ngày ghi nhận 71 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (41), Bình Dương (12), Long An (5), An Giang (4), Sóc Trăng (3), Ninh Thuận (2), Đồng Nai (2), Quảng Ngãi (1), Hà Nội (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 77 ca.