Cập nhật lúc

Hà Nội phong tỏa tòa HH4C chung cư KĐT Linh Đàm. Ngày 19/8, cả nước thêm 10.654 ca nhiễm COVID-19 mới

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 ngày 19/8 tại Hà Nội, TP HCM và các tỉnh thành tại Việt Nam.

Hà Nội phong tỏa tòa HH4C chung cư KĐT Linh Đàm. Ngày 19/8, cả nước thêm 10.654 ca nhiễm COVID-19 mới
30
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Hà Nội phong tỏa chung cư ở khu đô thị Linh Đàm

    Phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai) phong tỏa tòa HH4C ở khu đô thị Linh Đàm với hơn 3.000 dân sau khi xác định 9 ca dương tính nCoV tại đây.

    Tối 19/8, ông Nguyễn Xuân Chinh, Chủ tịch UBND phường Hoàng Liệt, thông tin, tòa nhà bị phong tỏa từ trưa nay để phục vụ truy vết. Toàn bộ cư dân ở 820 căn hộ được yêu cầu không ra khỏi nhà. Cảnh sát đã dựng lều bạt, căng dây tại sảnh của tòa chung cư.

    Ngày 19/8, cả nước thêm 10.654 ca nhiễm COVID-19 mới. Đình chỉ bí thư và chủ tịch phường để dân ra đường tám chuyện - Ảnh 1.

    Lực lượng chức năng dựng lều bạt tại sảnh tòa HH4C khu đô thị Linh Đàm tối 19/8. Ảnh: Thiên Minh.

    Đây là lần thứ hai trong 11 ngày, tòa HH4C bị phong tỏa. Trước đó ngày 8/8, HH4C bị phong tỏa 4 ngày vì có một ca dương tính nCoV là nam, 35 tuổi, cư trú tại tầng 6.

    Theo CDC Hà Nội, 8 ca dương tính nCoV còn lại đều cùng tầng 6, tòa HH4C, được phát hiện thông qua truy vết và xét nghiệm sàng lọc từ ngày 13 đến 19/8.

    Tổ hợp chung cư Linh Đàm là một trong những cụm chung cư lớn nhất Hà Nội với 12 tòa nhà, tổng diện tích khoảng 3 ha; hơn 33.000 cư dân đang sinh sống.

    Bài viết dẫn nguồn từ: 

    Hà Nội phong tỏa chung cư ở khu đô thị Linh Đàmvnexpress.net
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bí thư và chủ tịch phường bị đình chỉ vì để dân 'vùng đỏ' ra đường... đá cầu, 'tám' chuyện

    Ngày 19-8, bà Huỳnh Thị Thanh Phương - bí thư Thành ủy Thuận An, tỉnh Bình Dương - ký kết luận của Ban thường vụ Thành ủy thống nhất kỷ luật đối với lãnh đạo phường Thuận Giao vì "thiếu sâu sát, lúng túng trong phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phòng chống dịch tại địa phương dẫn đến việc thực hiện chỉ thị 16 tại phường không nghiêm; dịch bệnh diễn biến phức tạp, số ca nhiễm tăng nhanh".

    Ông Nguyễn Thanh Hội - bí thư Đảng ủy phường Thuận Giao và ông Lý Bình Sơn - phó bí thư Đảng ủy, chủ tịch UBND phường - bị tạm đình chỉ 30 ngày, tới nhận công tác tại Ban tổ chức Thành ủy, nhiệm vụ cụ thể do ban phân công.

    Ngay trong ngày, các quyết định nói trên đã được công bố và có hiệu lực ngay.

    Thành ủy Thuận An đã điều động nhân sự khác để tham gia vào Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 của phường Thuận Giao thay hai cán bộ bị tạm đình chỉ.

    Thành phố Thuận An là địa phương có dịch diễn biến nặng nhất tại Bình Dương. Trong đó, phường Thuận Giao là nơi tập trung nhiều công nhân lao động với nhiều ca F0 nên được xác định là "vùng đỏ".

    Thế nhưng lãnh đạo phường lại để xảy ra tình trạng người dân ra đường không thực hiện nghiêm giãn cách xã hội theo chỉ thị 16. Nhiều nơi, người dân tụ tập đá cầu, "tám" chuyện, trẻ em vui chơi ngoài đường nhưng không bị xử lý.

    Bấm link đọc bài viết nguồn tại đây:

    Bí thư và chủ tịch phường bị đình chỉ vì để dân 'vùng đỏ' ra đường... đá cầu, 'tám' chuyệntuoitre.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lấy 139.198 mẫu là người nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2, đã có hơn 23.000 mẫu âm tính

    Sở Y tế Hà Nội vừa cho biết về kết quả lấy mẫu xét nghiệm đợt 2 cho đối tượng nguy cơ cao, người sinh sống trong khu vực nguy cơ, khu vực phong tỏa. Tính đến trưa 19-8, toàn TP đã lấy được 276.888 mẫu, trong đó có 53.734 mẫu âm tính, các mẫu còn lại đang chờ kết quả.

    Ngày 19/8, cả nước thêm 10.654 ca nhiễm COVID-19 mới. Hà Nội đã có hơn 23.000 trong gần 140.000 mẫu xét nghiệm âm tính - Ảnh 1.

    Nhân viên CDC Hà Nội làm công tác xét nghiệm

    Cụ thể, toàn TP Hà Nội đã lấy 17.778 mẫu ở khu vực phong tỏa, 350 mẫu có kết quả âm tính, các mẫu còn lại đang chờ kết quả; 119.912 mẫu ở khu vực nguy cơ, 29.974 mẫu âm tính, các mẫu còn lại đang chờ kết quả; 139.198 mẫu là đối tượng nguy cơ, 23.410 mẫu âm tính, các mẫu còn lại đang chờ kết quả.

    Theo ông Trương Quang Việt, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, mục tiêu trong đợt 2 này là tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm diện rộng để bóc tách F0 tại các khu vực "vùng đỏ", khu vực nguy cơ, khu vực trọng điểm và những ổ dịch mới phát sinh. Ngoài ra, lấy mẫu xét nghiệm cho các đối tượng nguy cơ cao căn cứ theo yếu tố dịch tễ, các đối tượng di chuyển nhiều, tiếp xúc nhiều...

    Để kịp tiến độ đề ra, TP đã huy động hơn 20 bệnh viện, đơn vị trên địa bàn tham gia xét nghiệm diện rộng đợt 2 bằng kỹ thuật RT-PCR.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 19/8, 10.654 ca nhiễm mới, 5.000 bệnh nhân khỏi bệnh và 380 ca tử vong

    Tính từ 18h30 ngày 18/8 đến 19h ngày 19/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 10.654 ca nhiễm mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 10.639 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (4.425), Bình Dương (3.255)... và Hà Nội (53).

    Ngày 19/8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 380 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (307), Bình Dương (45), Long An (17), Cần Thơ (3), Bến Tre (2), Bình Thuận (2), Tiền Giang (2), Vĩnh Long (2).

    5.000 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 19/8.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chiều 19/8, Hà Nội phát hiện thêm 20 ca mắc Covid-19, trong đó, 19 ca ở khu cách ly

    Chiều 19/8, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, từ 12h đến 18h ngày 19/8, thành phố ghi nhận thêm 20 ca dương tính SARS-CoV-2 mới, trong đó, 19 ca ở khu cách ly và 1 ca cộng đồng.

    Phân bố ca bệnh theo quận, huyện gồm: Bắc Từ Liêm (11), Đống Đa (2), Hoài Đức (2), Hoàng Mai (1), Hai Bà Trưng (1), Nam Từ Liêm (1), Thanh Trì (1), Sóc Sơn (1).

    Đồng thời, cả 20 ca này đều thuộc Chùm ho sốt thứ phát.

    Như vậy, tính từ 18 giờ ngày 18/8 đến 18 giờ ngày 19/8 ghi nhận 50 ca dương tính SARS-CoV-2 mới. Trong đó, sáng 5 ca, trưa 25 ca và chiều tối 20 ca.

    Thông tin cụ thể 20 ca dương tính mới ghi nhận như sau:

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội lo ngại nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong dịp Quốc khánh, lễ Vu Lan

    Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội , trong bối cảnh lễ Vu Lan và Ngày Quốc khánh 2.9 sắp đến, nếu không siết chặt kỷ luật giãn cách, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh sẽ rất lớn.

    Ngày 19.8, Đoàn kiểm tra số 2 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội do Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến dẫn đầu, đã kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn quận Ba Đình.

    Hà Nội lo ngại nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong dịp Quốc khánh, lễ Vu Lan. BV quận Bình Tân xin lỗi vì thu phí của bệnh nhân Covid-19 tử vong - Ảnh 1.

    Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại khu vực bị phong tỏa, cách ly ngõ 68 phố Đội Cấn (quận Ba Đình). Ảnh: Trọng Toàn

    Cũng theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, mặc dù số ca F0 trong cộng đồng có chiều hướng giảm, song nếu chủ quan, dịch bệnh sẽ lây lan rất nhanh và khó kiểm soát. 

    Đặc biệt trong bối cảnh lễ Vu Lan và Ngày Quốc khánh 2.9 sắp đến, nếu không siết chặt kỷ luật giãn cách, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh sẽ rất lớn.Bà Nguyễn Thị Tuyến đề nghị, quận Ba Đình phải đẩy nhanh việc xét nghiệm sàng lọc với những đối tượng có nguy cơ cao; tiếp tục tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho nhân dân.

    Bài viết được lược dẫn từ nguồn:

    Hà Nội lo ngại nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong dịp Quốc khánh, lễ Vu Lanlaodong.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TPHCM: Bệnh viện quận Bình Tân xin lỗi vì thu phí của bệnh nhân Covid-19

    Tại buổi họp báo về tình hình dịch Covid-19 tại TPHCM chiều 19/8, đại diện Bệnh viện Quận Bình Tân đã thừa nhận, cơ sở đã sai sót trong việc thu phí bệnh nhân mắc Covid-19 mà báo chí phản ánh.

    Vị này nhấn mạnh, bệnh viện sẽ chủ động liên lạc, hoàn trả những chi phí mà gia đình bệnh nhân Covid-19 đã đóng.

    "Một lần nữa, bệnh viện chia sẻ nỗi đau, mất mát của người thân của bệnh nhân mắc Covid-19. Với tinh thần cầu thị, Bệnh viện Quận Bình Tân xin lỗi và nhận trách nhiệm về vụ việc này. 

    Thời gian tới, tất cả chi phí điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Quận Bình Tân sẽ được miễn phí. Các chi phí thuộc bảo hiểm chi trả sẽ được thực hiện đúng", đại diện Bệnh viện quận Bình Tân khẳng định.

    Theo đơn gửi đến cơ quan báo chí tại TPHCM, một người dân sinh sống tại Quận 12 cho biết, ngày 3/8, mẹ của người này mắc Covid-19 và đến Bệnh viện Đa khoa Bình Tân để điều trị. Sau khi nhập viện, bệnh viện yêu cầu gia đình nộp tạm ứng viện phí nhiều lần với số tiền hơn 8 triệu đồng.

    Ngày 16/8, bệnh viện thông báo mẹ chị này đã tử vong. Phía Bệnh viện Đa khoa Bình Tân yêu cầu gia đình nộp thêm 28 triệu đồng viện phí để nhận giấy báo tử và thi thể bệnh nhân, tự liên hệ các cơ sở mai táng để thực hiện hỏa táng.

    Bài viết được trích dẫn từ nguồn:

    TPHCM: Bệnh viện quận Bình Tân xin lỗi vì thu phí của bệnh nhân Covid-19dantri.com.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội: Dừng bán hàng ở "khu chợ nhà giàu" để phòng dịch

    Phường Hàng Bạc (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã yêu cầu dừng hoạt động kinh doanh tại các tuyến phố Gia Ngư, ngõ Cầu Gỗ, ngõ Trung Yên (chợ Hàng Bè cũ) để phòng, chống dịch Covid-19.

    Hà Nội không thể hoàn toàn mở hết trở lại. BV Q. Bình Tân thu 36 triệu đồng tiền viện phí của người mắc COVID-19 tử vong - Ảnh 1.

    Phường Hàng Bạc đã yêu cầu dừng hoạt động kinh doanh tại các tuyến phố Gia Ngư, ngõ Cầu Gỗ, ngõ Trung Yên (Chợ Hàng Bè cũ) để phòng, chống dịch Covid-19 (Ảnh: Mạnh Quân).

    Chủ tịch UBND phường Hàng Bạc Nguyễn Hồng Dũng vừa ký, ban hành Thông báo số 625/TB-UBND về việc tạm dừng kinh doanh trên các tuyến phố Gia Ngư, ngõ Cầu Gỗ, ngõ Trung Yên (chợ Hàng Bè cũ).

    Theo đó, thời gian tạm ngừng hoạt động là từ 0h ngày 19/8 cho đến khi có thông báo mới nhất của UBND TP Hà Nội về thực hiện giãn cách xã hội.

    Trao đổi với PV Dân trí chiều 19/8, một lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, động thái nêu trên được chính quyền sở tại đưa ra nhằm tăng cường công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố.

    Đồng thời, vị lãnh đạo này khẳng định, việc các tiểu thương kinh doanh trong thời gian giãn cách xã hội vừa qua là không vi phạm.

    Bài viết trích dẫn từ nguồn:

    Hà Nội: Dừng bán hàng ở "khu chợ nhà giàu" để phòng dịchdantri.com.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP.HCM có 1.937 trẻ em dưới 16 tuổi mắc COVID-19 đang điều trị

    Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tổng số bệnh nhân COVID-19 đang điều trị là 33.202 người, trong đó có 1.937 trẻ em dưới 16 tuổi (5,8%), 2.302 bệnh nhân nặng đang thở máy (6,9%) và có 16 bệnh nhân phải can thiệp ECMO.

    Trước đó, ngày 17-8, Sở Y tế TP.HCM đã ra công văn khẩn số 5722 về việc tiếp nhận, chăm sóc, đảm bảo an toàn trong điều trị đối với trẻ em dưới 16 tuổi mắc COVID-19.

    Sở Y tế TP.HCM cho biết, trẻ em dưới 16 tuổi mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ có thể được hướng dẫn cách ly tại nhà nếu đủ điều kiện theo quy định.

    Nếu người bệnh không đủ điều kiện cách ly tại nhà thì sẽ liên hệ chuyển đến Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 4 (do Bệnh viện Nhi đồng thành phố phụ trách), Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 11 (do Bệnh viện Nhi đồng 2 phụ trách) hoặc Bệnh viện dã chiến Củ Chi (do Bệnh viện Nhi đồng 1 phụ trách).

    Đối với trẻ em dưới 16 tuổi mắc COVID-19 có diễn tiến nặng sẽ được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng thành phố hoặc Bệnh viện Nhi đồng 2 để tiếp tục điều trị chuyên sâu.

    Trong ngày 18-8, TP.HCM có 2.291 bệnh nhân xuất viện, nâng tổng số xuất viện tính từ 1-1 lên 80.441 bệnh nhân. Đồng thời, thành phố cũng ghi nhận 255 trường hợp tử vong trong ngày. Tổng số F0 đang cách ly, điều trị tại nhà là 47.218 người, trong đó có 18.943 trường hợp F0 cách ly tại nhà ngay từ đầu và 28.275 trường hợp F0 sau xuất viện về tiếp tục cách ly, theo dõi tại nhà.

    Bài viết trích dẫn từ nguồn:

    TP.HCM có 1.937 trẻ em dưới 16 tuổi mắc COVID-19 đang điều trịtuoitre.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội sẽ nới lỏng hay tiếp tục giãn cách xã hội sau ngày 23/8?

    Theo quyết định của Chủ tịch Hà Nội, thành phố sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội tới 6 giờ sáng 23/8 theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng.

    Lãnh đạo CDC Hà Nội nhận định, thành phố đã thực hiện các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt, đặc biệt là gần 1 tháng giãn cách như "lò xo nén", nếu mở cửa ngay lập tức sẽ bung ra khối lượng đi lại rất lớn.

    "Việc có tiếp tục giãn cách hay không sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng chắc chắn không thể hoàn toàn mở hết trở lại, có thể sẽ không thực hiện Chỉ thị 16 mà sẽ chuyển sang Chỉ thị 15 hoặc Chỉ thị 19.

    Việc này sẽ được lãnh đạo thành phố cân nhắc và quyết định trong thời gian tới", ông Tuấn nêu rõ.

    Hà Nội không thể hoàn toàn mở hết trở lại. BV Q. Bình Tân thu 36 triệu đồng tiền viện phí của người mắc COVID-19 tử vong - Ảnh 1.

    Hà Nội những ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 năm 2021 (Ảnh minh hoạ: Đỗ Linh)

    Phó Giám đốc CDC Hà Nội cũng nêu rõ, việc lấy 800.000 mẫu xét nghiệm diện rộng đợt 2 sẽ được báo cáo để lãnh đạo thành phố xem xét như một trong các điều kiện về việc có tiếp tục giãn cách hay dừng giãn cách xã hội.

    "Đến thời điểm hiện tại số mẫu có kết quả mới rất ít, nếu sau khi lấy 800.000 mẫu cho kết quả âm tính nhiều thì sẽ là tín hiệu khả quan trong việc khoanh vùng F0 ngoài cộng đồng.

    Nhưng nếu kết quả còn nhiều mẫu dương tính ngoài cộng đồng thì nguy cơ vẫn rất cao", ông Tuấn đánh giá.

    Bấm link để đọc bài viết chi tiết:

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bắc Giang phát hiện 6 ca Covid-19 liên tiếp sau 1 tháng ‘sạch dịch’

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội: Nguy cơ lây lan dịch Covid-19 vẫn ở mức cao và khó lường

    Thường trực Thành ủy Hà Nội vừa có kết luận về tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố. Kết luận được đưa ra tại cuộc họp ngày 16/8, dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng.

    Kết luận nêu rõ, vì nguy cơ lây lan dịch bệnh vẫn ở mức cao và khó lường, việc xét nghiệm diện rộng và xét nghiệm sàng lọc ho, sốt tại cộng đồng vẫn ghi nhận thêm các ca mắc mới và nhận định có thể còn có các trường hợp F0 khác trong cộng đồng chưa được bóc tách hết.

    Trong các khu phong tỏa vẫn xuất hiện nhiều F0 do truy vết không kịp hoặc thực hiện "chặt ngoài, lỏng trong".

    Để giữ vững thành quả công tác phòng, chống dịch, kiểm soát tốt không để dịch lan rộng, Thường trực Thành ủy yêu cầu các cấp, các ngành đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong phòng chống dịch của người dân.

    Các lực lượng chức năng tiếp tục siết chặt việc người dân ra đường không có lý do chính đáng, hợp lý như đã nêu trong Chỉ thị số 17.

    Bấm link đọc bài viết chi tiết:

    Hà Nội: Nguy cơ lây lan dịch Covid-19 vẫn ở mức cao và khó lườngsoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trưa 19/8, Hà Nội phát hiện thêm 25 ca mắc Covid-19, trong đó 21 ca ở khu cách ly

    Trưa 19/8, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến 12h ngày 19/8, trên địa bàn thành phố đã phát hiện thêm 25 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó, 21 ca tại khu cách ly, khu phong tỏa và 4 ca tại cộng đồng.

    Cũng theo CDC, 25 ca này thuộc hai chùm ca bệnh sàng lọc ho sốt (3), ho sốt thứ phát (22).

    Các quận, huyện ghi nhân số ca mắc mới là: Hai Bà Trưng (10), Hoàng Mai (4), Đông Anh (2), Hà Đông (2), Thanh Trì (2), Ba Đình (1), Đống Đa (1), Hoàn Kiếm (1), Thanh Xuân (1), Thường Tín (1).

    Cụ thể, 25 ca dương tính mới phát hiện gồm:


     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bệnh viện quận Bình Tân thu 36 triệu đồng tiền viện phí của người mắc COVID-19 tử vong

    Trong đơn gửi đến báo Tuổi Trẻ Online, chị N.T.N (ngụ quận 12) cho biết ngày 3-8 mẹ ruột là bà T.T.T (57 tuổi) mắc COVID-19 nhập Bệnh viện Đa khoa Bình Tân điều trị.

    Khi nhập viện, phía bệnh viện yêu cầu nộp tạm ứng tiền viện phí nhiều lần với tổng số tiền hơn 8 triệu đồng. Đến ngày 16-8 bệnh viện thông báo bà T. tử vong.

    Ngoài việc thông báo bà T. đã mất, phía bệnh viện yêu cầu gia đình nộp thêm 28 triệu đồng tiền viện phí để nhận giấy báo tử và thi thể an táng. Gia đình tự liên hệ với các cơ sở mai táng để lo hỏa táng cho người thân.

    Trong bảng kê đính kèm hóa đơn thu tiền viện phí được chia ra các loại: tiền xét nghiệm, tiền phẫu thuật, thuốc dịch truyền, vật tư y tế, điện tim… và tiền giường nằm!

    Hà Nội có nên kéo dài giãn cách hay không, cần theo dõi 2-3 ngày nữa. BV Q. Bình Tân thu 36 triệu đồng tiền viện phí của người mắc COVID-19 tử vong - Ảnh 1.

    Bảng kê khai chi phí khám chữa bệnh nội trú mà Bệnh viện Đa khoa quận Bình Tân yêu cầu người mắc COVID-19 chi trả, 111 dịch vụ với số tiền trên 36 triệu đồng - Ảnh: Gia đình bệnh nhân cung cấp

    Như vậy gia đình chị N. phải thanh toán tổng cộng 111 dịch vụ với số tiền trên 36 triệu đồng. Bệnh viện chỉ "miễn phí" cho người bệnh chi phí test nhanh và PCR với chi phí trên 1,2 triệu đồng.

    PV Tuổi Trẻ Online đã chuyển toàn bộ nội dung liên quan đến lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM, Bảo hiểm xã hội TP.HCM và Bệnh viện quận Bình Tân để xác minh vụ việc.

    Qua đối chiếu, trưa 19-8 lãnh đạo Bảo hiểm xã hội TP.HCM khẳng định Bệnh viện Bình Tân thu viện phí của người bệnh như trên (dù bệnh nhân có bệnh lý nền là đái tháo đường) là sai quy định và phải trả lại chi phí cho người nhà bệnh nhân.

     

    Bài viết được lược dẫn từ nguồn Tuổi Trẻ Online. Bấm link để đọc bài viết chi tiết:

    Bệnh viện quận Bình Tân thu 36 triệu đồng tiền viện phí của người mắc COVID-19 tử vongtuoitre.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chốt kiểm soát dày đặc ở phố cổ Hà Nội

    Mặc dù số chốt kiểm soát dày đặc ở phố cổ Hà Nội nhưng vẫn có nhiều người băng qua (Clip: Nguyễn Việt Hùng)

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hơn 5 triệu người ở TP.HCM đã được tiêm vắc xin

    Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, trong ngày 18-8, TP đã tiêm được 138.667 người, nâng tổng số từ đợt 1 đến hết ngày 18-8 là 5.064.448 người.

    Theo dữ liệu từ Cổng thông tin tiêm chủng vắc xin COVID-19 sáng 19-8, hiện đã có 71,42% người từ 18 tuổi trở lên tại TP.HCM đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin (dân số từ 18 tuổi trở lên tại TP hơn 6,9 triệu người).

    Để TP.HCM đạt tỉ lệ bao phủ người từ 18 tuổi trở lên có đủ 2 mũi vắc xin, TP cần hơn 13 triệu liều vắc xin.

    Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam cho biết, TP đã có kế hoạch từ 15-8 đến 15-9 phải có 15% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm mũi 2. 

    Việc triển khai tiêm vắc xin tại TP trong thời gian tới phải dựa vào nguồn vắc xin do Bộ Y tế phân bổ. Vắc xin về tới đâu, TP lên kế hoạch tiêm đến đó. Riêng nguồn vắc xin Vero Cell, TP chủ động được.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    "Hà Nội có nên kéo dài giãn cách hay không, cần theo dõi 2-3 ngày nữa"

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổ chức nhậu 7 người còn thách thức chủ tịch thị trấn còng tay

    Sáng 19-8, thượng tá Nguyễn Văn Dân, trưởng Công an huyện Ea Kar, cho biết cơ quan chức năng thị trấn Ea Knốp đã lập biên bản việc chủ một quán nhậu tổ chức ăn nhậu cho 7 người còn thách thức chủ tịch thị trấn còng tay.

    Trước đó, sáng 18-8, một đoạn clip dài hơn 7 phút ghi cảnh một người đàn ông to tiếng với đoàn kiểm tra phòng chống dịch COVID-19 của thị trấn Ea Knốp. Trong clip, người đàn ông to tiếng với những thành viên trong đoàn, việc mình tổ chức ăn nhậu chỉ trong khuôn khổ gia đình, bạn bè.

    Đặc biệt, người đàn ông còn la lối, thách thức một thành viên trong đoàn là chủ tịch UBND thị trấn Ea Knốp Nguyễn Thanh Hưng.

    "Tôi xin lỗi anh nha, anh nói với ai chứ tôi không ngán anh đâu. Anh căn cứ văn bản anh còng tôi đi. Tôi đưa tay cho anh còng…", người đàn ông to tiếng.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây:

    Tổ chức nhậu 7 người còn thách thức chủ tịch thị trấn còng taytuoitre.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP.HCM: Người lao động bị ngưng hợp đồng do Covid-19 được hỗ trợ một lần 3,7 triệu đồng

    Theo đó, đối tượng được hưởng là người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên; cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT, giáo dục nghề nghiệp… phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian từ 1/5 đến hết ngày 31/12.

    TP.HCM phát hiện hơn 2.800 F0 cộng đồng trong 1 ngày. Lãnh đạo Việt Nam viết thư đề nghị EU hỗ trợ, chia sẻ vaccine COVID-19 - Ảnh 1.

    Người bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được TP.HCM hỗ trợ hơn 3.7 triệu đồng. Ảnh: Mỹ Quỳnh

    Đối tượng được hưởng hỗ trợ đang tham gia BHXH bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ).

    Thời gian chấm dứt HĐLĐ từ 1/5 đến hết ngày 31/12 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, trừ các trường hợp: Người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật; Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

    Mức hỗ trợ theo chính sách của Sở LĐTB&XH ban hành là 3.710.000 đồng/người. Ngoài ra, người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người. Lao động nuôi con hoặc thay thế chăm sóc trẻ em chưa đủ 6 tuổi được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em và chỉ hỗ trợ cho 1 người là mẹ/cha hoặc người chăm sóc.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn đầy đủ tại đây:

    TP.HCM: Người lao động bị ngưng hợp đồng do Covid-19 được hỗ trợ một lần 3,7 triệu đồngdanviet.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sáng 19/8, Hà Nội phát hiện 5 ca mắc Covid-19 đều đã được cách ly

    Sáng 19/8, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến 6h sáng cùng ngày đã ghi nhận 5 ca dương tính SARS-CoV-2 mới thuộc chùm ho, sốt thứ phát và đều đã được cách ly.

    Các ca dương tính này được ghi nhận tại quận Đống Đa (4), Hà Đông (1).

    Cụ thể 5 ca dương tính mới được phát hiện gồm:

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vì sao số ca mắc Covid-19 tại Bình Dương tăng?

    Bình Dương là điểm nóng của dịch Covid-19 tại khu vực phía Nam, chỉ đứng sau TP.HCM. Với số ca nhiễm tăng nhanh mỗi ngày, các chuyên gia cảnh báo địa phương này cần nhanh chóng đưa ra giải pháp hợp lý.

    Theo TS Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế Bình Dương, số ca mắc mới tăng nhanh trong thời gian qua là do tỉnh đã tăng tốc trong việc xét nghiệm diện rộng trên địa bàn. "Nhiệm vụ xuyên suốt là bóc tách càng nhanh, càng tốt F0 ra khỏi cộng đồng", ông Chương nói.

    Từ ngày 2/8, Bình Dương lấy mẫu xét nghiệm diện rộng đợt 2. Các địa phương đã lấy mẫu test nhanh và rRT-PCR cho 257.002 người, trong đó có 8.054 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.


    TP.HCM phát hiện hơn 2.800 F0 cộng đồng trong 1 ngày. Lãnh đạo Việt Nam viết thư đề nghị EU hỗ trợ, chia sẻ vaccine COVID-19 - Ảnh 1.

    Tiến sĩ Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế Bình Dương. Ảnh: Anh Văn.

    Theo ông Chương, việc xét nghiệm diện rộng nhằm mục đích phát hiện sớm, đưa đi điều trị sớm những ca có triệu chứng để được điều trị kịp thời. Những người nhiễm không có triệu chứng nếu đủ điều kiện sẽ được cách ly y tế tại nhà. Những người không đủ điều kiện sẽ đưa vào các bệnh viện dã chiến để được chăm sóc y tế.

    Giám đốc Sở Y tế Bình Dương nhấn mạnh chiến lược xét nghiệm diện rộng trong cộng đồng tại tỉnh này đang đi đúng hướng. Đó là kiên trì chiến lược xét nghiệm nhằm "quét" sạch F0 ra khỏi cộng đồng, tiến tới thu hẹp "vùng đỏ", xanh hóa "vùng vàng" và tiếp tục mở rộng, bảo vệ "vùng xanh" an toàn.

     

    Số ca mắc của Bình Dương tăng chứng tỏ tỉnh đã đánh giá được đúng nguy cơ, rà soát đúng các đối tượng, không để sót, lọt F0 trong cộng đồng. Các biện pháp chống dịch đã được tỉnh tăng cường, quyết liệt, hiệu quả hơn. Nếu tỉnh tăng cường các biện pháp chống dịch mà không rà soát được ca bệnh như đã thực hiện thì coi như tỉnh đang thất bại.

    Tiến sĩ Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế Bình Dương

     

    Bài viết được trích dẫn từ nguồn:

    Vì sao số ca mắc Covid-19 tại Bình Dương tăng?zingnews.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chính phủ sẽ xuất dự trữ quốc gia hỗ trợ dân

    Để người dân chấp hành giãn cách "ai ở đâu thì ở đó", Chính phủ sẽ xuất cấp dự trữ quốc gia và xem xét sử dụng Quỹ Công đoàn để hỗ trợ.

    Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết thông tin trên tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với Ban Dân vận Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về phòng chống Covid-19, đảm bảo an sinh xã hội chiều 18/8. Thủ tướng cũng đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xem xét sử dụng Quỹ Công đoàn để hỗ trợ người lao động trong bối cảnh dịch bệnh.

    Người đứng đầu Chính phủ đánh giá kết quả chống dịch "chưa được như mong muốn", dù chính quyền, người dân, doanh nghiệp ở phía Nam đã "cố gắng, nỗ lực rất cao".

    Để thực hiện thành công giãn cách xã hội, Thủ tướng yêu cầu các địa phương đang thực hiện theo Chỉ thị 15, 16 không để ai thiếu ăn, thiếu mặc. Nhu cầu y tế của người dân và an ninh, an toàn phải được đảm bảo. Bên cạnh đó, các lực lượng phải hướng dẫn người dân thực hiện nghiêm quy định chống dịch.

    TP.HCM phát hiện hơn 2.800 F0 cộng đồng trong 1 ngày. Lãnh đạo Việt Nam viết thư đề nghị EU hỗ trợ, chia sẻ vaccine COVID-19 - Ảnh 1.

    Người dân nhận lương thực, thực phẩm tại các điểm phát từ thiện ở TP HCM, tháng 6/2021. Ảnh: Quỳnh Trần


    Bấm link để đọc bài viết nguồn:

    Chính phủ sẽ xuất dự trữ quốc gia hỗ trợ dânvnexpress.net
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hơn 1 triệu người lao động đã tiêm vắc xin phòng Covid-19

    Đây là thông tin được Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam cho biết liên quan đến công tác hỗ trợ đoàn viên, người lao động (NLĐ) bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 của tổ chức công đoàn.

    TP.HCM phát hiện hơn 2.800 F0 cộng đồng trong 1 ngày. Lãnh đạo Việt Nam viết thư đề nghị EU hỗ trợ, chia sẻ vaccine COVID-19 - Ảnh 1.

    Tiêm vắc xin Covid-19 cho công nhân Công ty may Nhà Bè, Q.7, TP.HCM ẢNH: KHẢ HÒA

    Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4 (từ ngày 27.4 đến nay), có hơn 1,3 triệu NLĐ phải ngừng việc, nghỉ việc, mất việc hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động; có 1.013 doanh nghiệp với 84.034 NLĐ vừa cách ly, phong tỏa vừa sản xuất. 29.910 công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) mắc Covid-19 tại 50 tỉnh, thành, chiếm 11,44% tổng số ca nhiễm trên cả nước.

    Ngoài ra, 99.884 CNVCLĐ là F1 và 390.328 CNVCLĐ trong các khu vực phong tỏa, cách ly y tế . Đáng chú ý, đã có 1,06 triệu đoàn viên, NLĐ tại 7.941 đơn vị, doanh nghiệp đã được tiêm vắc xin , trong đó 437.433 người là công nhân lao động thuộc 921 doanh nghiệp.

    Bài viết lược dẫn từ nguồn:

    Hơn 1 triệu người lao động đã tiêm vắc xin phòng Covid-19thanhnien.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP.HCM phát hiện hơn 2.800 F0 tại cộng đồng trong một ngày

    Theo bản tin từ Bộ Y tế, tính từ 18h ngày 17/8 đến 18h30 ngày 18/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 8.644 ca nhiễm mới trong nước, giảm 807 ca so với ngày trước đó. Tuy nhiên, riêng tại TP. Hồ Chí Minh có 3.731 ca, tăng 172 ca so với ngày 17/8.

    TP.HCM phát hiện hơn 2.800 F0 cộng đồng trong 1 ngày. Lãnh đạo Việt Nam viết thư đề nghị EU hỗ trợ, chia sẻ vaccine COVID-19 - Ảnh 1.

    Số ca mắc mới trong cộng đồng tại TP. HCM ngày 18/8

    Theo dữ liệu thống kê từ Cổng thông tin COVID-19 TP.HCM lúc 22h ngày 18/8, trong ngày, TP.HCM ghi nhận 3.694 ca dương tính (dữ liệu tính đến 17h), trong đó 2.848 ca mắc mới trong cộng đồng.

    Như vậy số F0 trong cộng đồng ngày 18/8 chiếm chiếm đến 77% so với tổng số ca mắc trong ngày, cao hơn ngày trước đó 17/8 với 72,5% ca F0 trong cộng đồng và ngày 16/8 với 53%.

    Đặc biệt, ngày 18/8, số ca mắc mới trong cộng đồng của quận 1 tăng vụt lên cao nhất so với tất cả các quận huyện với 265 ca.

    Cụ thể, quận 1 phát sinh 290 ca dương tính, trong đó 265 ca phát sinh ngoài cộng đồng và trong bệnh viện.

    Bấm link đọc thông tin chi tiết tại đây:

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chủ tịch nước, Thủ tướng đề nghị EU hỗ trợ, chia sẻ vắc-xin Covid-19

    Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi thư cho lãnh đạo EU mong muốn Liên minh xem xét hỗ trợ vắc-xin Covid-19, có tiếng nói đề nghị COVAX ưu tiên phân bổ vắc-xin cho Việt Nam.

    Để tiếp tục đẩy mạnh triển khai ngoại giao vắc-xin , ngày 18-8, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có thư gửi ông Charles Michel, Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) đề nghị Liên minh châu Âu (EU) hỗ trợ, chia sẻ vắc-xin ngừa Covid-19 cho Việt Nam.

    Trong thư, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã cảm ơn sự quan tâm và hỗ trợ của EU dành cho Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt đã viện trợ 2,4 triệu liều vắc-xin Covid-19 thông qua cơ chế COVAX.

    Chủ tịch nước nhấn mạnh Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn để có đủ số lượng vắc-xin Covid-19 cho gần 100 triệu người dân và trang thiết bị y tế phòng, chống dịch.

    Bài viết trích dẫn từ nguồn:

    Chủ tịch nước, Thủ tướng đề nghị EU hỗ trợ, chia sẻ vắc-xin Covid-19nld.com.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chống dịch ở phía Nam chưa đạt như mong muốn, người dân cần tích cực hơn nữa

    Chiều 18/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc giữa Thường trực Chính phủ với tập thể lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương, Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trong điều kiện dịch bệnh.

    Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định trước tình hình dịch Covid-19, cả hệ thống chính trị bao gồm Ban Dân vận Trung ương, Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên đã vào cuộc, huy động được sự đồng lòng, chung sức của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp vào phòng, chống dịch.

    Người đứng đầu Chính phủ nhận định tình hình dịch Covid-19 hiện còn rất nghiêm trọng, gây tổn hại và ảnh hưởng lớn tới mọi mặt đời sống xã hội. Việc phòng, chống dịch vẫn chưa đạt như mong muốn, nhất là tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam.

    Số ca F0 trong cộng đồng ở TP.HCM tiếp tục tăng. Lãnh đạo Việt Nam viết thư đề nghị EU hỗ trợ, chia sẻ vaccine COVID-19 - Ảnh 1.

    Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi dịch diễn biến phức tạp, các địa phương phải thực hiện Chỉ thị 16, tức là phong tỏa, chống lây lan. Ảnh: TTXVN

    Nguyên nhân của việc này, theo Thủ tướng, một phần là có lúc, có nơi người dân còn chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát có lúc chưa nghiêm; việc thực hiện 4 tại chỗ còn hạn chế do thiếu nguồn lực nên khi dịch bệnh phức tạp trở nên quá tải…

    Bài viết được trích dẫn từ nguồn:

    Thủ tướng: Chống dịch chưa đạt mong muốn, nhất là ở phía Namzingnews.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bình Dương làm rõ thông tin 'thêm một phụ nữ tử vong vì bị phòng khám từ chối'

    Ngày 18-8, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương cho biết đã chỉ đạo cơ quan chức năng làm rõ thông tin cho rằng 'thêm một phụ nữ tử vong vì bị phòng khám từ chối'.

    Công an đánh giá ban đầu rằng người nhà trong quá trình đưa người thân đi khám có đi qua phòng khám nhưng "không cung cấp tình trạng nguy kịch cần cấp cứu ngay nên bảo vệ phòng khám đã hướng dẫn đi lên bệnh viện tuyến cao".

    Trong quá trình bệnh nhân dừng ven đường thì có nhân viên y tế phường đi qua, có tới hỗ trợ nhưng do tình trạng bệnh nhân quá nặng nên không qua khỏi.

    Ngay trong ngày, Thanh tra Sở Y tế đã vào cuộc, phối hợp làm rõ vụ việc.

    Theo báo cáo ban đầu của công an, xác định người tử vong là bà N.T.K., 50 tuổi, quê Cà Mau, tạm trú tại phường Thuận Giao, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương . Phòng khám có liên quan là Phòng khám Phúc An Khang.

    Kết quả khám nghiệm tử thi xác định nguyên nhân tử vong của bà K. là do viêm phổi và phù phổi cấp. Kết quả test nhanh cho thấy bà K. dương tính với COVID-19, hiện đã lấy mẫu xét nghiệm PCR và đang chờ kết quả.

    Theo trình bày của ông N.C.L. (47 tuổi, em ruột bà K.), sáng 18-8, bà K. ho, khó thở nên gọi nhờ ông L. đến phòng trọ để chở đi khám.

    Ông L. chở bà K. bằng xe máy đến trước cổng Phòng khám Phúc An Khang trên quốc lộ 13 vào lúc 7h05 thì gặp bảo vệ của phòng khám.

    Theo lời ông L., ông nói với bảo vệ "cho bà chị vào cấp cứu chứ bà mệt, ho, khó thở" thì bảo vệ hướng dẫn chạy tới Bệnh viện Columbia Asia nằm trên đường 22-12 (cách đó gần 1km).

    Ông L. chở chị gái đi tiếp khoảng vài trăm mét thì bà K. mệt nên dừng xe, đứng xuống lề. Nhân viên y tế của phường mặc đồ bảo hộ đi qua đã dừng lại hỏi thăm nhưng bà K. đã tử vong tại chỗ.

    Công an đã làm việc với nhân viên bảo vệ là L.H.D. (30 tuổi, quê Nghệ An, là nhân viên của Công ty dịch vụ bảo vệ Bảo An, trực bảo vệ cho phòng khám). Ông D. cho biết khi gặp, người nhà bệnh nhân chỉ hỏi là "ở đây có khám bệnh không", nên bảo vệ trả lời là có khám bệnh, lấy thuốc, còn muốn siêu âm hay chụp X-quang thì đi đến bệnh viện lớn (Bệnh viện Becamex hoặc Bệnh viện Columbia Asia).

    Bấm link để đọc bài viết nguồn đầy đủ tại đây:

    Bình Dương làm rõ thông tin 'thêm một phụ nữ tử vong vì bị phòng khám từ chối'tuoitre.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bắc Giang ghi nhận 1 ca mắc COVID-19 sau hơn 1 tháng "sạch dịch"

    Tối 18/8, thông tin từ UBND tỉnh Bắc Giang, đến 17h cùng ngày, trên địa bàn tỉnh phát sinh thêm 1 ca mắc mới COVID-19. Đây là một bệnh nhân nam 25 tuổi, trú tại phường Lê Lợi, thành phố Bắc Giang.

    Như vậy, sau hơn 1 tháng hết dịch Bắc Giang đã ghi nhận ca mắc COVID-19 mới.

    Theo UBND tỉnh Bắc Giang, cộng dồn đến nay, toàn tỉnh có tổng số trường hợp F0 là 5.780 trường hợp, trong đó đã có 5.772 bệnh nhân COVID-19 được ra viện.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    298 ca tử vong do COVID-19 trong ngày 18/8

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 18/8, có 8.656 ca mắc mới

    Tính từ 18h ngày 17/8 đến 18h30 ngày 18/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 8.656 ca nhiễm mới, trong đó 12 ca nhập cảnh và 8.644 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (3.731), Bình Dương (2.513)... Hà Nội (46).

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại