*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Cập nhật thông tin mới nhất về tình hình dịch COVID-19 ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các địa phương ngày 03/8.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong các chuỗi cung ứng.
Công văn nêu rõ, trong mấy ngày gần đây xuất hiện tình trạng lây nhiễm COVID-19 trong hệ thống phân phối tại Hà Nội và một số địa phương, là nguy cơ rất lớn có thể làm bùng phát dịch trên diện rộng, nhất là ở những đô thị lớn, khu vực đông dân cư.
Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 ngày 2/8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo, qua phân tích dịch tễ ở nhiều địa phương, tình trạng lây nhiễm COVID-19 qua hệ thống phân phối rất đáng báo động, là một trong những nguy cơ lớn có thể làm bùng phát dịch trên diện rộng.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong các chuỗi cung ứng.
Công văn nêu rõ, trong mấy ngày gần đây xuất hiện tình trạng lây nhiễm COVID-19 trong hệ thống phân phối tại Hà Nội và một số địa phương, là nguy cơ rất lớn có thể làm bùng phát dịch trên diện rộng, nhất là ở những đô thị lớn, khu vực đông dân cư.
Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 ngày 2/8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo, qua phân tích dịch tễ ở nhiều địa phương, tình trạng lây nhiễm COVID-19 qua hệ thống phân phối rất đáng báo động, là một trong những nguy cơ lớn có thể làm bùng phát dịch trên diện rộng.
Liên quan đến sự việc ông Trần Vinh, Phó chánh văn phòng đoàn ĐBQH và HĐND TP Đà Nẵng, đánh chị Phan Thị Loan, nhân viên y tế quận Sơn Trà, chiều 3/8, chị Loan cho biết vừa nhận được thư xin lỗi của ông Vinh.
"Thư xin lỗi được gửi qua tin nhắn điện thoại của tôi vì ông Vinh đang trong vùng cách ly không thể đến gặp trực tiếp", chị Loan nói.
Nội dung bức thư của ông Vinh bày tỏ sự hối lỗi và giải thích nguyên nhân sự việc là do nóng nảy bộc phát, thiếu kiềm chế và đã làm tổn thương đến chị Loan cũng như tất cả nhân viên y tế đang tham gia phòng chống dịch Covid-19.
Chị Loan trở lại làm việc sau khi bị Phó chánh văn phòng đoàn ĐBQH và HĐND đánh
"Về sự việc đáng tiếc và không mong muốn xảy ra vừa qua, một lần nữa cho tôi được gửi lời xin lỗi chân thành nhất đến chị Phạm Thị Loan, nhân viên Trung tâm Y tế quận Sơn Trà", đầu thư xin lỗi ông Vinh viết.
Trong thư ông Vinh cũng cho rằng, trong bối cảnh TP Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung đang căng mình chống dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là lực lượng y, bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch, bản thân tôi nhận thấy là 1 công dân, đảng viên, công chức nhưng mình đã có hành động nóng nảy, bộc phát, thiếu kiềm chế là sai, không những làm tổn thương đến chị Phạm Thị Loan mà còn làm ảnh hưởng đến các lực lượng đang ngày đêm trên tuyến đầu và công tác phòng chống dịch trên địa bàn.
Bấm link để đọc bài viết chi tiết tại đây:
Chiều 3/8/2021, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội phát thông báo tìm người đã đến Siêu thị Vinmart Yên Sở (Tầng 1 tòa nhà The Two, tổ dân phố số 11 khu đô thị Gamuda Gardens, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai) vào thời gian từ ngày 23/7/2021 đến ngày 01/8/2021.
Người dân đã đến địa điểm trong thời gian trên cần tự cách ly tại nhà và liên hệ ngay với Trạm Y tế, Trung tâm Y tế nơi cư trú để được tư vấn hỗ trợ hoặc gọi điện thoại đến số: 0964.863.646/0243.8613285 (TYT phường Trần Phú) hoặc số 0969.082.115/0949.396.115 (CDC Hà Nội).
Tính từ 6h đến 19h ngày 03/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.851 ca nhiễm mới, trong đó 37 ca nhập cảnh và 4.814 ca ghi nhận trong nước TP. Hồ Chí Minh (2.173), Bình Dương (1.087), Long An (320), Đồng Nai (217), Khánh Hòa (189), Tây Ninh (122), Đồng Tháp (110), Hà Nội (97), Cần Thơ (89), Bà Rịa - Vũng Tàu (81), Phú Yên (40), Gia Lai (39), Bến Tre (36)...
Trong ngày 03/8 ghi nhận 8.429 ca nhiễm mới, trong đó 52 ca nhập cảnh và 8.377 ca ghi nhận trong nước, trong đó, riêng TP. Hồ Chí Minh 4.171 ca và Hà Nội 98 ca.
Chiều 3/8 Tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo bổ sung 190 ca tử vong (1882-2071) tại 10 tỉnh, thành phố như sau:
+ Tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 02/8: 166 ca
+ Tại Tỉnh Long An từ ngày 27/7-02/8: 07 ca
+ Tại Tỉnh Đồng Tháp ngày 02/8: 05 ca
+ Tại Tỉnh Bến Tre từ ngày 25/7-02/8: 04 ca
+ Tại Tỉnh Đồng Nai từ ngày 02-03/8: 02 ca
+ Tại Tỉnh Vĩnh Long ngày 02/8: 02 ca
+ Tại Thành phố Hà Nội ngày 03/8: 01 ca
+ Tại Thành phố Đà Nẵng ngày 03/8: 01 ca
+ Tại Thành phố Cần Thơ ngày 03/8: 01 ca
+ Tại Tỉnh An Giang ngày 02/8: 01 ca
Chiều 3/8, Sở Y tế Đà Nẵng cho biết, hôm nay thành phố ghi nhận thêm 93 ca Covid-19 mới, trong đó có 29 bệnh nhân được phát hiện khi chưa được cách ly.
Cụ thể, trong 93 ca mắc Covid-19 mới có 58 trường hợp là F1 đã được cách ly, 6 trường hợp trong khu vực phong tỏa và 29 ca trong cộng đồng.
Trong 29 ca mắc Covid-19 chưa được cách ly ghi nhận hôm nay có 18 trường hợp được phát hiện khi lấy mẫu hộ gia đình, 5 người được phát hiện qua lấy mẫu diện rộng, liên quan đến các ca mắc trước đó và 6 bệnh nhân có triệu chứng đến khám, lấy mẫu xét nghiệm tại các cơ sở y tế.
Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại cảng cá Thọ Quang
Đặc biệt, chuỗi lây nhiễm liên quan đến cảng cá Thọ Quang vẫn tiếp tục ghi nhận thêm 77 ca Covid-19 mới trong 24h qua. Cụ thể, có 48 trường hợp F1 đã được cách ly tập trung, 15 trường hợp được phát hiện khi lấy mẫu hộ gia đình, 5 trường hợp trong khu vực phong tỏa; các trường hợp còn lại được phát hiện khi đi khám tại cơ sở y tế hoặc lấy mẫu xét nghiệm diện rộng.
Cộng dồn đến nay, liên quan đến cảng cá Thọ Quang đã có 391 trường hợp mắc Covid-19. Hiện, ngành y tế Đà Nẵng vẫn nhận định đây là chuỗi lây nhiễm có nguy cơ rất cao.
Bài viết được trích dẫn từ nguồn:
Bên trong điểm tiêm vắc-xin lắp vách ngăn đầu tiên tại Hà Nội (Clip: Nguyễn Việt Hùng)
Ngày 3-8, UBND phường Phúc Xá (quận Ba Đình, TP Hà Nội) đã ban hành quyết định về việc áp dụng các biện pháp phong tỏa đối với chợ Long Biên để thực hiện phòng, chống dịch Covid-19.
Chợ Long Biên là chợ đầu mối lớn nhất ở Hà Nội
Ban quản lý chợ Long Biên cho biết thời gian dừng hoạt động kinh doanh tại chợ Long Biên từ 12 giờ ngày 3-8 cho đến khi có thông báo mới của chính quyền.
Trước đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội công bố trường hợp nam bệnh nhân N.Q.T. (trú tại phường Phúc Xá, quận Ba Đình), là người làm trong khu vực kinh doanh hải sản tại chợ Long Biên. Ngày 28-7, bệnh nhân xuất hiện ho, sốt, đến ngày 2-8 được lấy mẫu sàng lọc và kết quả dương tính SARS-CoV-2.
Sau khi phát hiện ca bệnh, Ban Quản lý chợ Long Biên, UBND phường Phúc Xá và lực lượng chức năng quận Ba Đình thực hiện các biện pháp khử khuẩn; điều tra, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp liên quan, hướng dẫn người dân biện pháp cách ly y tế, khai báo y tế và theo dõi sức khỏe theo quy định.
Hiện lực lượng y tế đang tiếp tục xét nghiệm SARS-CoV-2 cho các tiểu thương kinh doanh tại chợ Long Biên.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây:
UBND tỉnh Bình Dương sáng nay (3/8) chính thức đưa vào sử dụng 2 bệnh viện dã chiến với 8.300 giường bệnh, sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 để chăm sóc, điều trị.
Theo đó, khu điều trị Bệnh nhân Covid-19 Thới Hòa (trực thuộc Bệnh viện dã chiến số 1 - Bình Dương), được đặt tại nhà xưởng của Công ty cổ phần phát triển công nghiệp BW (BWID) tại thị xã Bến Cát với quy mô 5.300 giường bệnh và các khu chức năng phụ trợ.
Trong số này, có 2.200 giường được gắn trợ thở oxy cố định bằng hệ thống oxy trung tâm.
Bên trong khu điều trị bệnh nhân Covid-19 Thới Hòa
Đây là kết quả sau hơn một tuần xây dựng, với sự phối hợp của ngành chức năng tỉnh Bình Dương và Tổng công ty Becamex IDC, Công ty BWID. Tổng kinh phí xây dựng khoảng 50 tỷ đồng; phần trang thiết bị y tế, phương tiện phòng hộ khoảng 77 tỷ đồng.
Xe cứu thương sẵn sàng chở bệnh nhân đến bệnh viện dã chiến để điều trị |
Khu Điều trị Bệnh nhân Covid-19 Thới Hòa khi đi vào hoạt động sẽ có nhiệm vụ điều trị bệnh nhân Covid-19 từ không triệu chứng, triệu chứng nhẹ (tầng 1) đến bệnh nhân nặng trung bình (tầng 2).
Bài viết trích dẫn từ nguồn:
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM, lượng bệnh nhân nặng, nguy kịch này nằm trong tổng số 33.474 F0 đang điều trị. Trong ngày 1/8, thành phố ghi nhận thêm 170 trường hợp tử vong.
TP HCM đang áp dụng mô hình điều trị tháp 5 tầng thay vì 3, 4 tầng như trước. Trong đó, tầng 4 gồm các bệnh viện điều trị người có bệnh lý đi kèm nặng cần can thiệp điều trị chuyên khoa. Tầng 5 là bệnh viện hồi sức Covid-19, chuyên tiếp nhận bệnh nhân nặng, nguy kịch.
Thành phố hiện có 3 đơn vị hồi sức lớn là Bệnh viện Hồi sức Covid-19, Chợ Rẫy và Bệnh Nhiệt đới. Bộ Y tế đang thiết lập nhiều trung tâm hồi sức bệnh nhân nguy kịch tại TP HCM, do các bệnh viện lớn tuyến trung ương như Bạch Mai, Việt Đức, Trung ương Huế phụ trách, với mục tiêu lớn nhất là giảm số tử vong ở người mắc Covid-19.
Bài viết được trích dẫn từ nguồn:
Áp dụng giấy đi đường mới, nhiều người Hà Nội phải quay đầu xe (Clip: Nguyễn Việt Hùng)
Sở Y tế Hà Nội cho biết từ 7 giờ đến 12 giờ 3-8, trên địa bàn TP ghi nhận 23 ca dương tính SARS-CoV-2 mới, trong đó có 15 ca tại cộng đồng và 8 ca ở trong khu cách ly. Đặc biệt, trong đó có cặp vợ chồng chưa rõ nguồn lây và 2 nhân viên siêu thị Vinmart.
Hà Nội liên tiếp phát hiện thêm nhiều ca dương tính SARS-CoV-2 mới - Ảnh: Ngô Nhung
Các ca nhiễm mới phân bố theo chùm ca bệnh: Ho, sốt thứ phát (15); sàng lọc ho sốt (3); liên quan Bệnh viện Phổi Hà Nội (3); TP HCM (1); Bùi Thị Xuân (1).
Chùm ho, sốt thứ phát có 15 ca, đáng chú ý có bệnh nhân N.T.M.H. (nữ, SN 2000), địa chỉ: đường 9, Lĩnh Nam, Hoàng Mai. Là nhân viên tại Vinmart Yên Sở (tầng 1 tòa nhà The Two Residence, Khu đô thị Gamuda, Trần Phú, Hoàng Mai) và là F1 của bệnh nhân Covid-19 số 157678.
Ngày 25-7 đứng bán hàng ở quầy thịt lợn cùng bệnh nhân Covid-19 số 157678 trong khoảng 30-45 phút, hiện tại bệnh nhân không có triệu chứng. Ngày 2-8 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả xét nghiệm ngày 3-8 khẳng định bệnh nhân dương tính SARS-CoV-2 (CDC Hà Nội).
Bệnh nhân C.M.H. (nữ, SN 1972), địa chỉ tại: Khuyến Lương, tổ 9, Trần Phú, Hoàng Mai. Bệnh nhân là F1 của bệnh nhân Covid-19 số 157676, làm việc cùng tại Vinmart-Times City trong khoảng từ 16 giờ đến 19 giờ ngày 30-7 tại quầy bán thịt.
Ngày 2-8 được chuyển cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm ngày 3-8 khẳng định bệnh nhân dương tính SARS-CoV-2 (CDC Hà Nội thực hiện).
Bài viết được trích dẫn từ nguồn:
Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp có thể gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ theo đường bưu điện tới 15 điểm giao dịch của Trung tâm DVVL Hà Nội.
Nguồn ảnh: Báo Dân Trí
Sáng nay 3-8, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM đã tổ chức họp báo thông tin về công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại TP.HCM.
Tại cuộc họp báo, Phó chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức cho biết tính đến tối 2-8, theo thống kê chưa đầy đủ, TP.HCM đã tiêm được 920.329 liều vắc xin phòng COVID-19. Như vậy TP đã cơ bản hoàn thành đợt tiêm thứ 5 với mục tiêu trên 900.000 liều trong vòng 10 ngày tiêm (tính từ ngày 22-7).
Từ hôm nay 3-8, TP.HCM bước vào đợt 6 tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người dân. Cũng theo ông Đức, trong đợt 5 có 1.039 người có phản ứng sau tiêm. Tuy nhiên hầu hết là triệu chứng nhẹ và được xử lý ổn định, không có trường hợp nào ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vắc xin Sinopharm đang trong quá trình được Bộ Y tế thẩm định nên không đưa vào tiêm trong đợt này. Nếu được thẩm định sẽ tiến hành tiêm chủng theo đúng quy trình như các vắc xin khác.
Nói cụ thể hơn về đợt 6 tiêm vắc xin, ông Dương Anh Đức cho biết đợt tiêm thứ 6 sẽ rất đặc biệt, dự kiến sẽ kéo dài đến hết tháng 8-2021 với sự hỗ trợ của Chính phủ.
Bấm link để đọc bài viết chi tiết tại đây:
Sáng 3-8, Sở Y tế TPHCM cho biết tính đến 8 giờ 30 ngày 3-8, TP đã tiêm được 920.329 người/930.000 theo kế hoạch của đợt 5. Riêng ngày 2-8 đã tiêm được 145.576 người.
Trong đợt tiêm thứ 5 (22-7 đến nay) có tổng số 1.039 người phản ứng sau khi tiêm 30 phút, song tất cả đều an toàn.
TP HCM đã tiêm 920.329 liều vắc xin theo kế hoạch đợt 5 (Ảnh: Người lao động)
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng bao phủ vắc-xin, TP HCM đề nghị Bộ Y tế xem xét phân bổ liên tục để đến cuối tháng 8 đạt khoảng 70% người dân trên 18 tuổi được tiêm vắc-xin.
Với kế hoạch tiêm chủng đợt 5 điều chỉnh, TP HCM sẽ linh hoạt bố trí điểm tiêm tại các khu phong tỏa.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết TP.HCM tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên tinh thần tự nguyện, những người đồng ý tiêm sẽ được tiêm. Vắc xin: Có thông tin đầy đủ, người dân sẽ ít hoang mang hơn
Trưởng Ban Tuyên giáo TP.HCM Phan Nguyễn Như Khuê (bìa trái) và Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức chủ trì buổi họp báo sáng 3-8 - Ảnh: THẢO LÊ
Sáng nay 3-8, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-10 TP.HCM đã tổ chức họp báo thông tin về công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Trao đổi tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức cho biết, hiện nay 1 triệu liều vắc xin Sinopharm mới về TP.HCM. Đây là lượng vắc xin được nhà tài trợ tặng cho TP.HCM.
Hiện theo quy định của Bộ Y tế, đơn vị nhập khẩu đã gửi các cơ quan chức năng thẩm định đúng quy trình lô vắc xin này. Sau đó, TP sẽ phân bổ tổ chức tiêm.
Ông Đức cho biết TP tổ chức tiêm vắc xin trên tinh thần tự nguyện, những người đồng ý tiêm sẽ được tiêm.
Theo ông Đức, những ngày qua ông nhận được tin nhắn hỏi về việc có bắt buộc người dân tiêm vắc xin. Tại cuộc họp, ông Đức khẳng định chủ trương lâu nay của cả nước là tiêm miễn phí và tự nguyện cho toàn dân.
Các loại vắc xin được tiêm phải đáp ứng hai yêu cầu là được WHO cấp phép sử dụng khẩn cấp và được Việt Nam cấp phép sử dụng.
Bài viết được trích dẫn từ nguồn:
Sau khi xuất hiện triệu chứng, nam công nhân Công ty Coca-Cola (Thường Tín, Hà Nội) đã đi khám tại Bệnh viện Thăng Long và có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Trao đổi với PV Dân trí sáng 3/8, ông Kiều Xuân Huy - Chủ tịch UBND huyện Thường Tín - xác nhận, địa phương vừa ghi nhận thêm trường hợp nghi mắc Covid-19. Đây là nam công nhân (ở xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì) làm việc tại Công ty Coca-Cola trên địa bàn huyện Thường Tín.
Trước đó, ngày 1/8, người này có triệu chứng ho sốt nên đi khám tại Bệnh viện Thăng Long và kết quả mẫu xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Tiếp nhận thông tin, UBND huyện đã yêu cầu và Công ty Coca-Cola chủ động dừng sản xuất để truy vết, điều tra dịch tễ.
Huyện đã phân loại, cách ly từng trường hợp. Bước đầu xác định có khoảng 30 người khác cùng công ty thuộc diện liên quan. Lực lượng chức năng đang tiếp tục phun khử khuẩn toàn bộ công ty, phối hợp với các cơ quan liên quan truy vết các trường hợp tiếp xúc với người này
Bài viết được dẫn nguồn từ:
Theo thông tin công bố của Sở Y tế Hà Nội, đến sáng 3/8, chùm ca bệnh liên quan Cty thực phẩm Thanh Nga đã có 40 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó có 30 nhân viên Cty và 10 trường hợp liên quan.
Bấm link đọc thông tin chi tiết các ca dương tính:
Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC) sáng 3/8 cho biết, 69 F1 của hệ thống Vinmart, Vinmart+ liên quan Công ty Thực phẩm Thanh Nga, đã âm tính với virus SARS-CoV-2. Hiện, còn khoảng 70 mẫu khác đang chờ kết quả.
Đến nay, Sở Y tế Hà Nội đã ghi nhận 40 ca dương tính liên quan Công ty Thực phẩm Thanh Nga (ngõ 651 Minh Khai, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng). Trong đó, 30 người là nhân viên, sinh viên thực phẩm, nhân viên giao hàng, làm việc tại công ty. 10 F1 khác đều trú tại phường Văn Chương, quận Đống Đa, cũng được xác định nhiễm Covid-19.
Tính đến 8h sáng nay, Hà Nội cập nhật 55 địa điểm liên quan nhân viên Công ty Thực phẩm Thanh Nga, tại ngõ 651 Minh Khai, phường Thanh Lương, Hà Nội. Trong số này, có 41 hệ thống siêu thị Vinmart, Vinmart+, 5 khách sạn, 1 bệnh viện và 8 hệ thống bán lẻ.
CDC Hà Nội đề nghị các quận, huyện tiếp tục rà soát các cửa hàng, siêu thị, người dân trên địa bàn liên quan đến Công ty Thực phẩm Thanh Nga từ ngày 15/7 đến 30/7 để lấy mẫu xét nghiệm.
Bấm link để đọc bài viết chi tiết tại đây:
Ngày 3/8, Sở Y tế Đồng Nai cho biết đã ghi nhận 431 ca dương tính vứi SARS-CoV-2 mới. Trong đó, TP Biên Hòa có 285 ca (ghi nhận ở Nhà dòng Đa Minh Phú Cường 52 ca, một dự án xây dựng ở xã Long Hưng 35 ca); Huyện Nhơn Trạch 51 ca; Huyện Vĩnh Cửu 36; Huyện Trảng Bom 34 ca.
Tổng số ca dương tính trong đợt dịch thứ tư tại Đồng Nai là 5.499 ca. Trong đó TP Biên Hòa nhiều nhất với 2.634 ca, huyện Nhơn Trạch 924 ca, huyện Vĩnh Cửu 830 ca, huyện Trảng Bom 314 ca. Trong ngày có 5 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Đồng Nai lên 29 ca.
Theo ngành y tế, đã có một số ổ dịch mới phát hiện trong các nhóm người có sinh hoạt tập trung như Nhà dòng, dự án xây dựng. Tại huyện Nhơn Trạch ca dương tính mới tăng chủ yếu tại các khu nhà trọ, liên quan đến công nhân ở các doanh nghiệp. Cơ quan chức năng tiếp tục ghi nhận các ổ dịch tại một số doanh nghiệp thực hiện 3 tại chỗ.
Bài viết dẫn nguồn từ:
UBND tỉnh Khánh Hòa ngày 2/8 đề nghị Bộ Y tế cho phép sử dụng thí điểm vaccine Covid-19 Nano Covax trên địa bàn tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Thiện, Chánh văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa, ngày 2/8 xác nhận thông tin trên với VnExpress. Ông cho biết tỉnh Khánh Hòa đã gửi Bộ Y tế đăng ký thử nghiệm vaccine Nano Covax, nhận phản hồi về việc hết hạn đăng ký và các hướng dẫn tiếp theo. Vì vậy, tỉnh gửi văn bản đề nghị được sử dụng thí điểm Nanocovax, nêu rõ mong muốn "góp phần đưa Nano Covax sớm đến tay người dân".
Hiện, Bộ Y tế chưa phản hồi về đề xuất này của Khánh Hòa.
Sáng 3/8, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính từ 18h ngày 2/8 đến 7h ngày 3/8, thành phố ghi nhận 29 ca dương tính SARS-CoV-2 mới trong đó, 8 ca tại cộng đồng và 21 ca ở khu cách ly.
Phân bố theo quận, huyện gồm: Hai Bà Trưng (6), Bắc Từ Liêm (5), Đống Đa(4), Cầu Giấy (3), Thanh Xuân (3), Hoài Đức (3), Ba Đình (1), Thạch Thất (1), Đông Anh (1), Quốc Oai (1), Thanh Trì (1).
Bấm link để đọc thông tin cụ thể 29 ca dương tính:
Sáng 3/8 Tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo bổ sung 186 ca tử vong (1696-1881) tại 10 tỉnh, thành phố như sau:
+ Tại thành phố Hồ Chí Minh: từ ngày 28/7-2/8: 165 ca
+ Tại Đồng Tháp từ ngày 28/7-2/8: 10 ca
+ Tại Bến Tre từ ngày 31/7-01/8: 02 ca
+ Tại Vĩnh Long từ ngày 31/7-01/8: 02 ca
+ Tại Cần Thơ từ ngày 01-02/8: 02 ca
+ Tại Hà Nội ngày 31/7: 01 ca
+ Tại Đà Nẵng ngày 01/8: 01 ca
+ Tại Ninh Thuận ngày 01/8: 01 ca
+ Tại Bình Thuận ngày 02/8: 01 ca
+ Khánh Hoà ngày 02/8: 01 ca
Tính từ 18h30 ngày 2/8 đến 6h ngày 3/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.578 ca nhiễm mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 3.563 ca ghi nhận trong nước.
Cụ thể, tại TP. Hồ Chí Minh (1.998 ca), Bình Dương (519 ca), Long An (246 ca), Tây Ninh (176 ca), Đồng Nai (147 ca), Vĩnh Long (72 ca), Bình Thuận (72 ca), Đà Nẵng (66 ca), Bến Tre (62 ca), Sóc Trăng (33 ca), Cần Thơ (31 ca), Đồng Tháp (31 ca), An Giang (26 ca), Phú Yên (20 ca), Bình Định (18 ca), Đắk Lắk (11 ca), Đắk Nông (8 ca ), Nghệ An (5 ca), Hà Tĩnh (4 ca), Kiên Giang (3 ca), Bạc Liêu (3 ca), Phú Thọ (3 ca), Sơn La (3 ca), Hải Dương (2 ca), Điện Biên (1 ca), Quảng Trị (1 ca), Thanh Hóa (1 ca), Hà Nội (1 ca) trong đó có 687 ca trong cộng đồng.
Ngày 2-8, ông Võ Văn Minh - chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương - đã ký văn bản hỏa tốc gửi Bộ Y tế về việc xin tham gia chương trình tiêm thí điểm vắc xin Nano Covax giai đoạn 3 (được triển khai từ giữa tháng 6-2021 và dự kiến kết thúc trong tháng 8-2021).
Đáng chú ý, số lượng vắc xin mà Bình Dương đăng ký thử nghiệm lên tới 200.000 người; chiếm khoảng 16% trong tổng số hơn 1,2 triệu người lao động tại các nhà máy, xí nghiệp trong toàn tỉnh.
Lý giải về việc này, UBND tỉnh Bình Dương cho biết việc đăng ký thử nghiệm vắc xin Nano Covax từ văn bản đề xuất của Liên đoàn Doanh nghiệp tỉnh, trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh COVID-19 đang tiếp tục phức tạp.
Ông Mai Hữu Tín - chủ tịch Liên đoàn Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương - cho biết đề xuất đăng ký thử nghiệm Nano Covax số lượng lớn dù vắc xin này chưa chính thức được cấp phép vì ông và các thành viên liên đoàn có niềm tin vào hiệu quả của vắc xin được sản xuất trong nước.
Vắc xin Nano Covax được một doanh nghiệp trong nước nghiên cứu, đang được thử nghiệm lâm sàng và đã được xác nhận hiệu quả bước đầu, chờ cấp phép chính thức của cơ quan y tế.
Liên đoàn Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương là tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp trong toàn tỉnh, gồm các doanh nghiệp lớn và đại diện của tất cả các hiệp hội doanh nghiệp ngành nghề trong địa bàn.
Các doanh nghiệp sẵn sàng bỏ chi phí để tiêm vắc xin trong nước cho người lao động của mình. Giải pháp vắc xin vẫn là giải pháp tốt nhất để phòng chống COVID-19, rẻ hơn nhiều so với chi phí xét nghiệm cũng như thiệt hại gây ra nếu người lao động bị nhiễm COVID-19
Bài viết được dẫn nguồn từ:
Chiều 2/8, tại cuộc họp giao ban trực tuyến giữa Sở Chỉ huy chống dịch Covid-19 thành phố với các quận, huyện, Chủ tịch Hà Nội phân tích những ca lây nhiễm gần đây xảy ra ở khu vực nguy cơ cao như bệnh viện, chợ đầu mối..., do đó phải nghiêm túc giãn cách xã hội mới "bóc tách" hết F0 trong cộng đồng.
Ông yêu cầu lãnh đạo các quận, huyện, thị xã xuống cơ sở, tới từng tổ dân phố, khu dân cư để triển khai chỉ thị về giãn cách với phương châm "liên tục kiểm soát, đánh giá khu vực nguy cơ cao, chú ý khu đông dân, ngõ hẹp, lực lượng làm dịch vụ, tham gia chuỗi cung ứng".
Trước việc xuất hiện một số ca bệnh ở chợ đầu mối, đơn vị cung cấp thực phẩm cho chuỗi siêu thị, Chủ tịch Hà Nội đặc biệt lưu ý việc điều chỉnh chuỗi cung ứng để đảm bảo mọi mặt đời sống nhân dân, an toàn phòng dịch. Sở Công Thương, các quận huyện có phương án đảm bảo nguồn cung hàng hóa, vận chuyển với từng địa bàn; đảm bảo an toàn cho hệ thống chợ, siêu thị.
Từ ngày 3/8, ba tổ công tác do các phó chủ tịch thành phố chịu trách nhiệm sẽ đi vào hoạt động. Đó là tổ điều phối xét nghiệm, tiêm chủng vaccine; tổ điều phối thu dung ca nhiễm và điều trị và tổ cách ly, hậu cần, mua sắm trang thiết bị.
Đơn vị, cơ quan nào vi phạm về giãn cách xã hội, kể cả của khối Trung ương đều phải xử lý nghiêm. Lãnh đạo thành phố sẽ chịu trách nhiệm
Bài viết được trích dẫn từ nguồn:
Bản tin dịch COVID-19 tối 2/8 của Bộ Y tế cho biết có 4.254 ca mắc COVID-19, nâng tổng số mắc trong ngày lên 7.455 ca. Trong ngày có 3.808 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
Trong ngày 02/8 ghi nhận 7.455 ca nhiễm mới, trong đó 10 ca nhập cảnh và 7.445 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (4264), Bình Dương (949), Long An (445), Đồng Nai (380), Khánh Hòa (286), Cần Thơ (221), Hà Nội (159), Bà Rịa - Vũng Tàu (132), Tiền Giang (79), Đồng Tháp (77), Đà Nẵng (76), Vĩnh Long (50), Bình Thuận (46)...
Ngày 2/8, Việt Nam tiếp nhận thêm 1.188.000 liều vắc-xin COVID-19 AstraZeneca từ Cơ chế COVAX, nâng tổng số vắc-xin COVID-19 hỗ trợ cho Việt Nam lên 8.681.300 liều.
Đến nay, trong số 8.681.300 liều vắc xin do Cơ chế COVAX hỗ trợ Việt Nam, có 5.000.100 liều vắc xin Moderna do Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ và 3.681.200 liều AstraZeneca. Cơ chế COVAX do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Liên minh Đổi mới Sáng tạo Sẵn sàng cho Dịch bệnh (CEPI) và Liên minh Vắc-xin và Gavi đồng khởi xướng, UNICEF là đối tác phân phối.
Tính đến ngày 1/8/2021, Việt Nam đã triển khai tiêm hơn 6,4 triệu liều vắc-xin COVID-19, trong đó có 659,064 người đã được tiêm liều thứ hai.
Nguồn vắc xin bổ sung sẽ giúp Bộ Y tế mở rộng độ bao phủ tiêm chủng và tiếp cận nhiều người hơn trong các nhóm đối tượng ưu tiên, từ đó góp phần giúp Việt Nam đạt được mục tiêu tiêm phòng cho hơn 70% dân số đến cuối quý I năm 2022.
Vắc xin COVID-19 AstraZeneca do AstraZeneca và Đại học Oxford phát triển. Lô hàng này được vận chuyển từ cơ sở sản xuất của Laboratorio Univesal Farma, Tây Ban Nha. Vắc-xin COVID-19 AstraZeneca đã được WHO cấp phép sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp và đã được tiến hành tiêm thành công tại Việt Nam kể từ tháng 3/2021.
Khi số lượng các ca nhiễm tăng cao, chúng ta cần đẩy nhanh tiến độ và tăng cường nỗ lực tiêm vắc xin cho nhân viên y tế, người già và những người có bệnh nền để bảo vệ họ khỏi bị bệnh nặng và tử vong