*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Tình hình thế giới ngày 20/11 có nhiều diễn biến đáng chú ý.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh. Ảnh: AP
Bộ trưởng Quốc phòng Anh tiết lộ Nga đang đặc biệt lưu ý đến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của nước này.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nói với đài Sky News rằng chiến đấu cơ của Nga đã theo dõi tàu HMS Queen Elizabeth, các máy bay chiến đấu tối mật và một đội tàu hỗ trợ của Anh sau khi nhóm tàu này trở về sau chuyến đi đầu tiên kéo dài 7 tháng đến khu vực Viễn Đông.
Vào ngày 17-11, nhóm tàu tác chiến này đã gặp 1 sự cố nghiêm trọng khi 1 trong 8 chiếc chiến đấu cơ F-35 rơi xuống biển Địa Trung Hải sau khi cất cánh. Đây là chiếc F-35 đầu tiên của Anh gặp nạn. Chiến đấu cơ này là loại đắt tiền nhất, tối mật và tiên tiến nhất trong kho vũ khí của Anh.
Phi công của chiếc máy bay đã được ghế phóng dù bắn ra khỏi buồng lái và được giải cứu. Tuy nhiên, chiếc F-35 được trang bị radar, cảm biến và các công nghệ bí mật khác vẫn đang ở dưới nước và chưa được tìm thấy.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Dân trí Từ chối tiêm vaccine khiến Gemma Roberts, một phụ nữ Anh, suýt mất mạng do mắc Covid-19 với biến chứng nghiêm trọng. Cô rất hối hận về việc đã không sớm tiêm chủng.
Gemma Robert từng từ chối tiêm chủng vaccine Covid-19 và cô cảm thấy hối tiếc về điều đó (Ảnh: Mirror).
Theo hãng tin Mirror, Gemma Robert, một phụ nữ 35 tuổi ở Warrington, Anh, phải nhập viện hồi tháng 8 năm nay do mắc Covid-19. Bệnh tình của cô trở nặng nhanh chóng, buộc cô phải dùng đến máy thở. Trong thời gian điều trị 2 tháng trong bệnh viện, các bác sĩ phải ra sức giành giật sự sống cho cô vì cô bị ngừng tim tới 8 lần.
Gemma chia sẻ: "Có lúc tôi đã nghĩ tôi không thể qua khỏi. Tôi chỉ ước gì đã tiêm vaccine Covid-19 trước đó. Tôi khuyên mọi người nên tiêm chủng".
Cô tỏ ra hối hận: "Tôi từng là một trong những người sợ tiêm vaccine vì nghĩ nó không an toàn. Tôi đã có cơ hội tiêm, nhưng lại từ chối. May sao, các bác sĩ đã cứu sống tôi, tôi sẽ lắng nghe lời khuyên của họ. Tôi cảm thấy rất tội lỗi vì đã để gia đình mình phải trải qua cảm giác lo lắng liệu tôi có tỉnh dậy nữa không".
Trên một đường phố ở thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn tờ Thời báo Hàn Quốc cho biết một công ty chuyên tổ chức tour du lịch tới Triều Tiên đã bắt đầu quảng bá giải chạy marathon Bình Nhưỡng năm 2022 và các sản phẩm du lịch liên quan trong bối cảnh Triều Tiên đang có động thái mở cửa biên giới với Trung Quốc.
Koryo Tours, công ty chuyên tổ chức tour du lịch tới Triều Tiên có trụ sở đặt tại Bắc Kinh (Trung Quốc), đã giới thiệu trên trang chủ của hãng về giải chạy marathon Bình Nhưỡng dự kiến tổ chức vào ngày 10/4/2022. Koryo Tours cho biết hãng là công ty du lịch chính thức tổ chức tour cho sự kiện trên. Giải có 4 cự ly gồm marathon, bán marathon, 10 km và 5 km được thiết kế chạy qua các tuyến đường trong thủ đô Bình Nhưỡng.
Koryo Tours sẽ cung cấp các sản phẩm du lịch đa dạng cho phép du khách khám phá các địa danh khác của Triều Tiên trước và sau giải chạy. Hãng giới thiệu 12 sản phẩm du lịch đi lại giữa Bình Nhưỡng và 4 thành phố của Trung Quốc gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Đan Đông và Thẩm Dương. Các địa điểm du lịch mà du khách có thể tham quan khi đến Triều Tiên được giới thiệu là thủ đô Bình Nhưỡng, thành phố Nampo, thành phố Pyongsong, Khu phi quân sự liên Triều (DMZ) ở miền Bắc.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Hôm 19/11, Điện Kremlin đã chỉ trích đề xuất của Quốc hội Mỹ về việc không công nhận nhiệm kỳ tổng thống của Vladimir Putin sau năm 2024.
Các nghị sĩ Steve Cohen và Joe Wilson hôm 18/11 đã đề xuất dự luật về việc không công nhận ông Putin là tổng thống Nga nếu ông vẫn nắm quyền sau nhiệm kỳ hiện tại. Trước đó, các sửa đổi hiến pháp được thông qua năm ngoái cho phép ông Putin nắm quyền cho đến năm 2036 bằng "tính lại từ đầu" số nhiệm kỳ của ông.
"Bất kỳ nỗ lực nào của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin để tiếp tục chức vụ sau khi kết thúc nhiệm kỳ hiện tại vào ngày 7/5/2024, sẽ không được Mỹ công nhận", nghị quyết nêu.
Người phát ngôn của ông Putin, Dmitry Peskov, đã cáo buộc đề xuất này là "can thiệp thô bạo" vào các vấn đề nội bộ của Nga.
"Chúng tôi coi đây là sự can thiệp vào công việc của chúng tôi và chúng tôi tin rằng chỉ người Nga mới có thể xác định ai và khi nào nên làm tổng thống Nga", Interfax dẫn lời ông Peskov nói.
"Mỗi khi chúng tôi nghĩ rằng không có gì lố bịch, hung hăng, không thân thiện và viển vông hơn nữa có thể đến từ phía bên kia đại dương, họ lại chứng minh rằng chúng tôi đã nhầm", ông Peskov nói thêm.
Tuyên bố được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden để ngỏ khả năng tẩy chay ngoại giao Thế vận hội Bắc Kinh 2022.
Phát ngôn viên Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cho rằng, động thái tẩy chay ngoại giao Olympic Bắc Kinh 2022 mà Mỹ đang cân nhắc là "tiêu cực".
Theo RT, giới chức Nga tỏ ra không đồng tình với bất cứ động thái tẩy chay nào nhằm vào Thế vận hội dự kiến diễn ra ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc vào tháng 2/2022 sau khi ông Biden tiết lộ đó là "điều chúng tôi đang cân nhắc" và tiến hành bàn thảo vấn đề ở cấp cao trong chính phủ Mỹ.
Phát biểu tại một buổi họp báo ở Moscow, ông Peskov nhấn mạnh: Nga không chấp nhận hành động này.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Một binh sĩ Ukraine canh gác ở biên giới. Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Denis Monastirsky cho rằng nước này cần chi hàng trăm triệu USD để tăng cường an ninh cho biên giới phía Đông bằng hàng rào cùng hệ thống báo động và giám sát 24 giờ.
Phát biểu trước Quốc hội hôm 19/11, Bộ trưởng Monastirsky yêu cầu chính phủ Ukraine phân bổ khoảng 640 triệu USD để tăng cường an ninh cho biên giới với Nga và Belarus , trải dài lần lượt 1.974km và 1.084km.
Theo ông Monastirsky, biên giới Ukraine không thể chỉ được bảo vệ bởi tường bê tông với tháp canh, mà cần một hệ thống thông minh gồm hàng rào/hàng rào kẽm gai, hệ thống báo động, thiết bị bay không người lái và thiết bị giám sát 24 giờ.
"Quốc hội cần sẵn sàng xem xét việc ban hành tình trạng khẩn cấp ở biên giới và các khu vực lân cận nếu cần thiết", ông Monastirsky nói, như Ba Lan và Litva đã làm để phản ứng với gia tăng người di cư bất hợp pháp. "Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, việc đó vẫn chưa cần thiết."
"Trong trường hợp những người vượt biên trở nên hung hăng, thì chúng tôi sẽ sử dụng những phương tiện và vũ khí cần thiết, bao gồm cả súng."
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ảnh minh họa: Getty
Trước việc NATO có kế hoạch di chuyển các đầu đạn hạt nhân Mỹ tới các nước Đông Âu, Moscow đã lên tiếng chỉ trích, cho rằng điều này có thể làm dấy lên nguy cơ xung đột giữa Nga và phương Tây.
Ngày 19/11, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã có bài phát biểu tại Hiệp hội Đại Tây Dương ở Đức, theo đó cho rằng việc di chuyển vũ khí nguyên tử trên khắp châu lục là điều cần thiết bởi mối đe dọa từ Moscow. Quan chức này cáo buộc: "Nga đã tiến hành các hành động hung hăng, can thiệp vào 'công việc' của các quốc gia khác". Tổng thư ký Jens Stoltenberg cũng nhận định, Moscow đã "đầu tư đáng kể vào khả năng quân sự, trong đó có các vũ khí hạt nhân tiên tiến mới".
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko bác bỏ những bình luận này, đồng thời đánh giá đây là mối đe dọa với các hiệp ước hòa bình hiện tại.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov. Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine cho biết ông đã yêu cầu Lầu Năm Góc hỗ trợ bảo vệ Ukraine khi nước này đối mặt với căng thẳng leo thang, giữa bối cảnh Nga tăng cường quân sự gần biên giới.
Phát biểu trước báo giới tại Đại sứ quán Ukraine ở Washington ngày 19/11, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov cho biết, Ukraine cần "bảo vệ vùng trời và vùng biển của chúng tôi".
"Để ngăn chặn các hành vi hung hăng của Nga, chúng tôi cần cho thấy cái giá (của xung đột) sẽ rất cao", Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine nhận định.
Bình luận của ông Oleksii Reznikov được đưa ra giữa bối cảnh các quan chức Mỹ cảnh báo Nga có thể tiến hành xâm chiếm Ukraine như những gì từng diễn ra với Bán đảo Crimea năm 2014.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tại Lầu Năm Góc ngày 16/11 với cam kết từ phía Mỹ rằng sẽ "không thay đổi sự ủng hộ với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine".
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Dự luật về việc không công nhận ông Putin là tổng thống Nga sau năm 2024 đã được trình lên quốc hội Mỹ.
Tờ DW mới đây đưa tin, một dự thảo nghị quyết đã được trình lên quốc hội Mỹ để "phản đối các sửa đổi hiến pháp có lợi hoặc kéo dài nhiệm kỳ của những người đương nhiệm".
Cụ thể, Đảng viên Đảng Dân chủ Steve Cohen và Đảng viên Đảng Cộng hòa Joe Wilson đã đệ trình lên Hạ viện Quốc hội Mỹ dự thảo nghị quyết về việc không công nhận ông Vladimir Putin là Tổng thống Nga sau năm 2024.
Các nghị sĩ nêu trên lí giải lý do tại sao "Mỹ nên phủ nhận mọi nỗ lực của Tổng thống Liên bang Nga, Vladimir Putin, trong việc tiếp tục giữ chức tổng thống sau ngày 7/5/2024".
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov mới tiết lộ, ông đã yêu cầu Bộ Quốc phòng Mỹ hỗ trợ bảo vệ Ukraine khi nước này phải đối mặt với tình trạng căng thẳng leo thang, giữa bối cảnh Nga tăng cường quân sự gần biên giới -VOV dẫn nguồn The Hill đưa tin.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov. Ảnh: Reuters
Phát biểu trước báo giới ngày 19/11, ông Reznikov tuyên bố: Ukraine cần "bảo vệ vùng trời và vùng biển của chúng tôi".
Bình luận được ông Oleksii Reznikov đưa ra giữa bối cảnh các quan chức Mỹ cảnh báo Nga có thể lặp lại những gì từng diễn ra với Bán đảo Crimea mặc dù phía Nga đã phủ nhận ý định tấn công Ukraine.
Trong một bài phát biểu mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo phương Tây không nên vượt qua "những lằn ranh đỏ" của Moscow.
Mới đây, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Anh Nick Carter chia sẻ với the Times Radio rằng nước Anh và các đồng minh có nguy cơ xảy ra xung đột quân sự với Moscow cao hơn so với thời Chiến tranh Lạnh, đồng thời cho biết thêm rằng "các cơ chế ngoại giao truyền thống" không còn tồn tại nữa.
Tướng Nick Carter - Tổng tham mưu trưởng Quân đội Anh. Nguồn: Reuters
Sự xuất hiện của một "thế giới đa cực" sau hệ thống lưỡng cực thời Chiến tranh Lạnh đã dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt hơn giữa các quốc gia, ông Carter nhận định.
"Chúng ta đang ở sống trong một thế giới cạnh tranh hơn nhiều so với thời điểm cách đây 10 hay 15 năm," Tướng Carter nói, đồng thời cho biết thêm rằng "bản chất cạnh tranh giữa các quốc gia và các cường quốc khiến tình trạng căng thẳng ngày càng gia tăng".
Vị tướng này còn cảnh báo các chính trị gia rằng "bản chất" hiếu chiến trong một số chính sách ngoại giao có thể dẫn đến tình huống "leo thang kéo theo các tính toán sai lầm". Ngoài ra, người đứng đầu quân đội Anh cũng cáo buộc Điện Kremlin sẵn sàng tìm mọi cách để làm suy yếu các quốc gia Tây Âu và Mỹ.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Có ít nhất 2 người bị thương sau khi cảnh sát thành phố Rotterdam, Hà Lan nổ súng cảnh báo trong một cuộc biểu tình phản đối các biện pháp chống dịch Covid-19, CNN dẫn thông cáo cảnh sát cho hay.
"Cuộc biểu tình trên phố Coolsingel đã biến thành bạo động. Nhiều nơi bị phóng hỏa, bắn pháo sáng và cảnh sát đã nổ một vài phát súng cảnh cáo", cảnh sát Rotterdam đăng trên Twitter.
"Chúng tôi đã bắn vài phát súng cảnh cáo và cũng có những phát súng được bắn trực tiếp bởi tình thế đe dọa tới tính mạng", phát ngôn viên cảnh sát Patricia Wessels nói với Reuters, "Chúng tôi biết rằng có ít nhất 2 người bị thương, có lẽ là kết quả của phát súng cảnh cáo nhưng chúng tôi cần điều tra thêm chính xác nguyên nhân".
Hàn Quốc ngày 19-11 cho biết nước này đã huy động chiến đấu cơ sau khi phát hiện các máy bay Nga và Trung Quốc đi vào vùng nhận dạng phòng không (KADIZ) của mình.
Reuters dẫn lời Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết 2 máy bay quân sự của Trung Quốc và 7 máy bay quân sự của Nga đã đi vào phía Đông Bắc KADIZ, bên trên đảo Dokdo, ngày 19-11 mà không thông báo trước.
Quân đội Hàn Quốc sau đó điều chiến đấu cơ và máy bay tiếp liệu để theo dõi tình hình, đề phòng xảy ra sự cố tiềm tàng. Theo JCS, các máy bay quân sự của Nga và Trung Quốc "không vi phạm không phận nước này", cuối cùng rời khỏi khu vực.
Bình luận về thông tin trên, Trung Quốc xác nhận các máy bay quân sự của họ đang thực hiện các bài diễn tập thường xuyên.
JCS cho biết thêm họ xem đây là "các bài tập quân sự của Trung Quốc và Nga nhưng cần phân tích bổ sung".
Máy bay quân sự Nga và Trung Quốc thường đi vào ADIZ của Hàn Quốc trong những năm gần đây. Không giống như không phận, ADIZ của một quốc gia là khu vực mà quốc gia đó có thể đơn phương yêu cầu máy bay nước ngoài thực hiện các bước để xác định danh tính. Không có luật pháp quốc tế nào quy định việc quản lý ADIZ.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Bác sĩ của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có những cập nhật đầu tiên về tình trạng sức khoẻ của ông sau ca khám sức khoẻ định kỳ tổng quát và chuyên sâu tại Trung tâm Y tế Walter Reed ngày 19/11.
Đây là lần đầu tiên ông Biden trải qua ca khám sức khoẻ như vậy kể từ khi ông nhậm chức với tư cách là vị tổng thống cao tuổi nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Ông Biden được cho là hay "hắng giọng" khi phát biểu. Ảnh: NYP
CNN cho biết, bác sĩ của Tổng thống, Tiến sĩ Kevin O'Connor đã viết trong một bản ghi nhớ khẳng định ông Biden "vẫn khoẻ mạnh để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và mọi trách nhiệm của mình mà không có bất kỳ sự miễn trừ hoặc điều chỉnh nào".
Bác sĩ cũng chỉ ra hai lĩnh vực "quan sát" mà ông lưu ý để xem xét chi tiết về sức khoẻ tổng thống, đó là: "tần suất ngày càng tăng và mức độ nghiêm trọng của việc nhà lãnh đạo 'hắng giọng' và ho trong khi nói chuyện" và "dáng đi bất thường của Tổng thống", điều mà bác sĩ O'Connor nói là "có thể nhận thấy là cứng hơn và ít linh hoạt hơn so với một năm trước."
Cả hai đều là những nhân tố đáng chú ý trong những lần xuất hiện trước công chúng của ông Biden kể từ khi nhậm chức.
Trong bản tóm tắt dài 6 trang chi tiết về sức khỏe của Biden, O'Connor cho biết kết qủa chụp X-quang cho thấy Biden bị viêm khớp cột sống và tổn thương hao mòn bình thường đối với một người ở độ tuổi của ông.
Bác sĩ cho biết tổn thương đó là trung bình đến nặng, nhưng cho biết nó không đủ nghiêm trọng để áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị cụ thể nào. Ông viết rằng điều này sẽ giúp giải thích về dáng người cứng nhắc và đi lại có phần vụng về của Tổng thống Biden trong thời gian gần đây.
Bác sĩ O'Connor viết: Một "cuộc kiểm tra về thần kinh cực kỳ chi tiết" đã tạo ra sự "yên tâm", và không cho thấy bằng chứng nào về đột quỵ, đa xơ cứng hay Parkinson.
Tổng thống Biden cũng mắc một chứng bệnh được gọi là thoát vị gián đoạn, khiến ông bị trào ngược - điều mà bác sĩ O'Connor cho biết có thể là nguyên nhân khiến ông hắng giọng thường xuyên hơn.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Phát biểu trong cuộc họp của Bộ Ngoại giao Nga, Tổng thống Vladimir Putin chỉ trích việc lực lượng an ninh Ba Lan sử dụng vòi rồng và lựu đạn hơi cay nhằm vào người di cư.
"Hãy nhìn cách mà lực lượng an ninh Ba Lan hành xử ở biên giới. Tất cả các bạn đều có thể thấy điều đó, thông qua mạng internet và truyền hình. Điều đầu tiên tôi nghĩ đến là những đứa trẻ tội nghiệp. Có rất nhiều trẻ em ở đó, nhưng họ lại dùng vòi rồng, ném lựu đạn hơi cay", ông Putin nói.
Phía Ba Lan phun vòi rồng về phía người tị nạn. Nguồn: Global News
Tổng thống Nga cũng cho biết phía Ba Lan đã sử dụng trực thăng tuần tra biên giới và hú còi báo động vào ban đêm.
"Tôi nhớ rất rõ hồi năm 2014, khi đó chính quyền Ba Lan cố gắng ngăn cản phía Ukraine sử dụng những phương tiện kiểu này. Họ cho rằng không thể đối xử như vậy với dân thường. Nhưng giờ thì họ đang làm gì?", ông Putin đặt câu hỏi.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Mỹ sát cánh với đồng minh trước sự leo thang đe dọa trực tiếp đến hòa bình và ổn định của khu vực, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết.
Washington đã cáo buộc Trung Quốc có hành động leo thang chống lại Philippines và cảnh báo sẽ bảo vệ Philippines nếu nước này bị tấn công.
"Mỹ sát cánh với đồng minh của chúng tôi, Philippines, trước sự leo thang đe dọa trực tiếp đến hòa bình và ổn định của khu vực", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết tại Abuja, nơi Ngoại trưởng Antony Blinken đang công du.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay, hành động này "làm leo thang căng thẳng khu vực, xâm phạm quyền tự do hàng hải ở Biển Đông được bảo đảm theo luật pháp quốc tế và phá hoại trật tự quốc tế dựa trên luật lệ" và cảnh báo, bất kỳ "cuộc tấn công vũ trang nào nhằm vào các tàu công vụ của Philippines" sẽ kích hoạt hiệp ước chung Mỹ - Philippines năm 1951, trong đó Washington có nghĩa vụ bảo vệ đồng minh của mình.
Vnexpress dẫn thông báo của Nhật báo Khoa học và Công nghệ Trung Quốc cho hay: Hiện nước này đang thử nghiệm phương pháp điều trị Covid-19 mới sử dụng kháng thể trung hòa DXP-604 và cho kết quả "đầy hứa hẹn".
Phương pháp này được thử nghiệm trên 14 bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Địa Đàn, Bắc Kinh và được thực hiện bằng tiêm truyền tĩnh mạch. Một số bệnh nhân đã xuất viện sau khi điều trị bằng phương pháp này.
Kết quả thử nghiệm cho thấy loại kháng thể này làm giảm đáng kể tải lượng virus ở bệnh nhân. Các triệu chứng như khó thở, mất khứu giác, vị giác cũng giảm.
Kháng thể trung hòa DXP-604 do giáo sư Tạ Hiểu Lượng, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Gene tại Đại học Bắc Kinh cùng nhóm nghiên cứu xác định.
Giáo sư Trung Quốc Tạ Hiểu Lượng. Ảnh: Weibo/Yaoduo
Trước đó, hồi đầu tháng 11, ông Tạ cho biết, nhóm nghiên cứu của ông đã phát hiện 1 loại kháng thể toàn diện, có thể đối phó với mọi biến thể Covid-19 hiện có trong các thử nghiệm tại phòng thí nghiệm.
Được biết, DXP-604 được phân lập từ huyết tương của hơn 60 bệnh nhân Covid-19 đã hồi phục.
Mới đây, ông Lothar Wieler, lãnh đạo Viện Robert Koch, cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh chính phủ Đức cho biết: Toàn bộ nước Đức đã trở thành "ổ dịch lớn" và cần "đạp phanh khẩn cấp", Vnexpress dẫn nguồn AP cho hay.
Bên trong khoa hồi sức cấp cứu ở một bệnh viện tại thành phố Munich. Ảnh: Reuters.
"Hiện nay toàn bộ nước Đức là một ổ dịch lớn. Đây là tình trạng khẩn cấp trên phạm vi toàn quốc. Chúng ta cần phải đạp phanh khẩn cấp", ông Wieler nhấn mạnh.
Theo ông Wieler, nhiều bệnh viện và khu hồi sức cấp cứu ở một số địa phương đang bị quá tải, không đảm bảo cho hoạt động của dịch vụ chăm sóc y tế thường xuyên.
Nhà lãnh đạo Viện Robert Koch kêu gọi chính phủ Đức lập tức áp dụng các biện pháp nhằm giải quyết tình trạng ca bệnh tăng cao. Đức đang ghi nhận tới 50.000 ca mỗi ngày trong 3 ngày liên tiếp.
Cảnh báo được ông Wieler đưa ra sau khi Thượng viện Đức thông qua những biện pháp nhằm kiểm soát đợt bùng phát dịch mới.